Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Khảo sát ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, những giá trị biểu trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.66 KB, 112 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ NGUYỆT MINH


KHẢO SÁT NGỮ NGHĨA THÀNH NGỮ, QUÁN NGỮ THỜI HIỆN
ĐẠI, NHỮNG GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC


Hà Nội - 2012





2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ NGUYỆT MINH



KHẢO SÁT NGỮ NGHĨA THÀNH NGỮ, QUÁN NGỮ THỜI HIỆN
ĐẠI, NHỮNG
GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG

Chuyên ngành:Ngôn ngữ học
Mã số: 602201

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Quang Thiêm

Hà Nội - 2012





3



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………….Error! Bookmark not defined.
1.Lý do chọn đề tài Error! Bookmark not defined.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
3. Mục đích nghiên cứu và nội dung nghiên cứu . Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
3.2. Nội dung nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

5.Nguồn ngữ liệu khảo sát Error! Bookmark not defined.
6. Bố cục luận văn Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ, CƠ SỞ LÝ LUẬNError! Bookmark not defined.
1.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ, quán ngữ Error! Bookmark not defined.
1.2.Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt về thành ngữ, quán ngữError! Bookmark not defined.
1.2.1. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt về thành ngữError! Bookmark not defined.
1.2.2. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt về quán ngữError! Bookmark not defined.
Tiểu kết Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: TOÀN CẢNH THÀNH NGỮ, QUÁN NGỮ THỜI HIỆN
ĐẠI Error! Bookmark not defined.
2.1. Một số khuynh hướng phân loại và tiêu chí phân loại của luận vănError! Bookmark not defined.
2.2. Cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đạiError! Bookmark not defined.
4
2.2.1. Thành ngữ, quán ngữ có cấu trúc đối xứngError! Bookmark not defined.
2.2.1.1. Vế của thành ngữ có cấu tạo theo cấu trúc: Cụm danh từError! Bookmark not defined.
2.2.1.2.Vế của thành ngữ có cấu tạo theo cấu trúc: Cụm động từError! Bookmark not defined.
2.2.1.3.Vế của thành ngữ có cấu tạo theo kiểu: Cụm số từError! Bookmark not defined.
2.2.1.4.Vế của thành ngữ có cấu trúc theo kiểu: Cụm tính từError! Bookmark not defined.
2.2.1.5.Thành ngữ được cấu tạo theo cấu trúc: Chủ ngữ + Vị ngữError! Bookmark not defined.
2.2.2. Thành ngữ có cấu trúc so sánh Error! Bookmark not defined.
2.2.2.1.Thành ngữ so sánh theo quan hệ ngang bằngError! Bookmark not defined.
2.2.2.2.Thành ngữ so sánh theo quan hệ hơn kémError! Bookmark not defined.
2.2.3.Thành ngữ có kết cấu cụm từ Error! Bookmark not defined.
2.2.3.1. Thành ngữ có có kết cấu cụm danh từError! Bookmark not defined.
2.2.3.2.Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2.Thành ngữ có kết cấu cụm động từ Error! Bookmark not defined.
2.2.4.Thành ngữ có kết cấu câu Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: PHẠM VI NGỮ NGHĨA THỰC TẠI CỦA THÀNH
NGỮ, QUÁN NGỮ THỜI HIỆN ĐẠI VÀ GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG

CỦA CHÚNG Error! Bookmark not defined.
3.1.Quan niệm về nghĩa của từ, nghĩa của thành ngữ, quán ngữError! Bookmark not defined.
3.1.1.Quan niệm về nghĩa của từ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Quan niệm về nghĩa của thành ngữ, quán ngữError! Bookmark not defined.
3.2.Quan niệm về nghĩa biểu trưng, nghĩa biểu tượng và giá trị biểu trưng,
biểu tượng của thành ngữ, quán ngữ. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Quan niệm về nghĩa biểu trưng, nghĩa biểu tượngError! Bookmark not defined.
5
3.2.1.1. Một số quan niệm về biểu trưng, biểu tượngError! Bookmark not defined.
3.2.1.2. Tính biểu trưng của thành ngữ, quán ngữError! Bookmark not defined.
3.3. Ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu trưng của
chúng Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Thành ngữ, quán ngữ phản ánh cuộc sống vất vả của người dân
Việt Nam Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Thành ngữ, quán ngữ thể hiện công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốcError! Bookmark not defined.
3.3.4. Thành ngữ, quán ngữ thể hiện những tiêu cực của xã hộiError! Bookmark not defined.
3.3.5. Những hình ảnh biểu trưng của thành ngữ, quán ngữError! Bookmark not defined.
Tiểu kết Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 102

6










MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, bên cạnh các từ còn có các đơn vị
tương đương với từ. Đó là các cụm từ cố định. Cụm từ cố định là một trong
hai đơn vị cơ bản của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Chính vì vậy, cụm từ cố
định đã nhận được sự quan tâm tìm hiểu nhiệt tình của các nhà ngôn ngữ học
Việt Nam.
Thành ngữ, quán ngữ là những ngữ cố định và chúng là một loại đơn vị
mà trong ngôn ngữ học thừa nhận là tương đương với từ trong chức năng biểu
đạt và hoạt động ngôn từ. Đây là tổ hợp từ được cố định hóa trong lời ăn tiếng
nói của quần chúng nhân dân. Do đó, nội dung ngữ nghĩa của nó thường bao
hàm nghĩa cố định, được đúc kết sâu sắc từ kinh nghiệm bao đời nay của cha
ông ta như: Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng; Cả vú lấp miệng em; Ăn cháo
đái bát; Lẩn như chạch…
Có thể nói thành ngữ, quán ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống từ vựng tiếng Việt. Ngôn ngữ càng phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự
xuất hiện của các quán ngữ và đặc biệt là các thành ngữ mới, chúng xuất hiện
7
cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội và phản ánh chân thực nhất những
nét mới, sự thay đổi trong đời sống xã hội của người Việt.
Vì vậy, có thể thấy trong thời hiện đại, từ nhu cầu của cuộc sống, trong
lời ăn tiếng nói của nhân dân có những đơn vị được cố định hóa như: Thủ kho
to hơn thủ trưởng; Trả góp bóp cổ dân nghèo; Văn hay chữ tốt không bằng
thằng dốt lắm tiền; Ăn như tu, ở như tù; Làm thì láo, báo cáo thì giỏi; Ba con
năm vừa nằm vừa ký; Samit nói ít hiểu nhiều…. Những đơn vị này xuất hiện
từ thế kỷ 20 và chúng được gọi là thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại.
Trong nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa nói chung, thành ngữ quán ngữ
nói riêng đã được giới ngữ học Việt Nam chú ý nhiều. Tuy nhiên, các nhà

Việt ngữ học thường chú ý tổng thể cấu tạo ngữ nghĩa của chúng. Riêng đối
với thành ngữ, quán ngữ thời kỳ mới chưa được chú ý đào sâu tìm hiểu nhất
là bình diện nghĩa. Do đó, có thể thấy đây là vấn đề còn khá mới và chứa
đựng nhiều lý thú nếu tiếp tục đào sâu nghiên cứu. Chính vì vậy, thiết nghĩ
việc chọn những thành ngữ, quán ngữ này và khai thác ý nghĩa, giá trị biểu
trưng của nó là một việc làm hữu ích, góp phần mở ra một hướng nghiên cứu
mới về thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại.
Vì những lý lẽ trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài luận văn: Khảo sát
ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, những giá trị biểu trƣng.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, thành ngữ, quán ngữ là những bộ
phận chiếm số lượng lớn, rất đa dạng và phong phú về mặt nội dung. Nghiên
cứu nội dung nghĩa thành ngữ, quán ngữ nói chung là đề tài lớn quá sâu rộng.
Trong khảo sát bước đầu chúng tôi tạm chọn giới hạn là thời hiện đại.
Vậy nhìn tổng thể theo tìm hiểu của chúng tôi là thời kỳ khoảng hơn
một thế kỷ trở lại đây. Trong lịch sử khái niệm hiện đại có thể hiểu là từ khi
thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta với chính sách khai thác thuộc địa
8
lần thứ nhất cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đó là thời kỳ chế độ thực dân
nửa phong kiến. Năm 1930 Đảng ta ra đời và tháng 8 năm 1945 cách mạng
thành công mở ra thời đại mới, thành ngữ, quán ngữ cũng đổi mới theo.
Những thành ngữ, quán ngữ xuất hiện trong thế kỷ 20 đặc biệt từ năm 1945 –
mốc thời gian lịch sử đánh dấu những thay đổi quan trọng của xã hội Việt
Nam so với những giai đoạn trước đây - mang nhiều đặc điểm khác biệt so
với những đơn vị thành ngữ, quán ngữ truyền thống về bình diện nội dung
nghĩa bởi thời cuộc, xã hội đưa lại. Do vậy, khi khảo sát những đơn vị thành
ngữ, quán ngữ mới này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về mặt nội dung ý
nghĩa cũng như giá trị biểu trưng của chúng.
Trên thực tế, số lượng thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại là rất phong
phú. Song do những đơn vị này chưa được tập hợp trong các văn bản chính

thức và thời gian nghiên cứu của chúng tôi không cho phép nên việc thu thập
thành ngữ, quán ngữ của chúng tôi còn rất hạn chế. Luận văn của chúng tôi
không có tham vọng khảo sát hết tất cả những đơn vị thành ngữ, quán ngữ
mới mà chỉ mong muốn phần nào giúp những người quan tâm có cái nhìn ban
đầu về thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và các giá trị biểu trưng của nó ở
bước đầu nhận diện, miêu tả.
3. Mục đích nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn ngữ liệu mà chúng tôi điều tra khảo sát, mục đích
chính của luận văn này là cung cấp cho người đọc một vốn ngữ liệu liên quan
đến thành ngữ, quán ngữ mới. Vốn ngữ liệu này có thể không nhiều song
phần nào giúp người đọc hiểu được những biến chuyển trong đời sống văn
hóa, xã hội của nhân dân trong thời kỳ mới. Từ đó, người đọc có thể tăng
cường năng lực sử dụng thành ngữ, quán ngữ để đạt được hiệu quả giao tiếp
tốt nhất.
9
Luận văn cũng tiến hành sưu tầm, nhận diện, phân loại thành ngữ, quán
ngữ về mặt cấu tạo cũng như giá trị biểu trưng của chúng. Những khảo sát,
nghiên cứu cũng chỉ có ý nghĩa thăm dò. Bởi vì nói về ngữ nghĩa đơn vị ngôn
ngữ như thành ngữ, quán ngữ là rất khó. Trên cơ sở hiểu biết hạn hẹp chúng
tôi không có tham vọng giải quyết mà chỉ nêu vấn đề, một số giải thích có
tính gợi mở mà thôi. Mong muốn chân thành của chúng tôi là nhận được
nhiều góp ý để có dịp tiếp tục đào sâu nghiên cứu hơn nữa.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để có thể đạt được một kết quả khả quan cho đề tài, việc đầu tiên của
chúng tôi trong khóa luận này là tiến hành sưu tầm, điều tra và khảo sát các
thành ngữ, quán ngữ mới trong sách báo cũng như trong lời ăn tiếng nói hàng
ngày của nhân dân.
Từ đó dựa trên những đơn vị, thành ngữ quán ngữ mới đã được thu
thập, chúng tôi tiếp tục đào sâu nghiên cứu, khảo sát bình diện nội dung ngữ

nghĩa của những đơn vị này. Đặc biệt là giá trị biểu trưng của nó bởi vì ngữ
nghĩa và giá trị nội dung sẽ cho ta thấy thực tại được phản ánh, hơi thở của
thời đại mới. Đó là thời đại đấu tranh giành độc lập, trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong thời kỳ đổi mới và phát triển
hội nhập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với mong muốn có được một bộ phận thành ngữ, quán ngữ thời hiện
đại cũng như những nhìn nhận ban đầu về chúng, chúng tôi vận dụng các
phương pháp nghiên cứu sau.
Trước hết là phương pháp điều tra, khảo sát ngữ liệu và tư liệu: Điều
tra thu thập các đơn vị thành ngữ, quán ngữ mới cũng như các tư liệu liên
quan đến thành ngữ, quán ngữ mới làm cơ sở ban đầu cho việc khảo sát.
10
Tiếp theo là nghiên cứu, tìm hiểu những tài liệu lý luận và những tài
liệu đã có liên quan đến thành ngữ, quán ngữ nhằm xây dựng những tri thức
về thành ngữ, quán ngữ làm cơ sở lý luận cho việc khảo sát thành ngữ, quán
ngữ mới.
Sau đó chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa để phân
tích những đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ, quán ngữ và để tìm ra những
giá trị biểu trưng của của chúng.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng sử dụng phương pháp miêu tả để miêu tả
cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ.
Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thống kê để thống kê
thành ngữ, quán ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu.
Trong toàn bộ hoạt động khảo sát nghiên cứu thì thủ pháp tư duy khoa
học diễn dịch, quy nạp để có thể rút ra nhận xét, kết luận trên cơ sở lý luận,
thực tiễn khảo sát đã được chúng tôi triệt để tuân thủ vận dụng.
5.Nguồn ngữ liệu khảo sát
Thành ngữ, quán ngữ tiếng Việt ra đời từ đầu thế kỷ 20 và đặc biệt từ
năm 1945 đến nay được coi là một bộ phận thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại.

Theo chúng tôi bộ phận này chưa được mấy ai tập hợp hoặc mới chỉ tập hợp
được một phần. Bởi vậy chúng tôi tiến hành khảo sát thu thập ngữ liệu và
phân tích những đặc điểm về hình thức, nội dung của bộ phận thành ngữ,
quán ngữ này.
Do đặc điểm bộ phận thành ngữ, quán ngữ này chưa được tập hợp nhiều
nên ngữ liệu mà chúng tôi thu thập được chủ yếu bằng phương pháp điều tra,
khảo sát trong sách báo cũng như trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, do
hạn chế về thời gian cũng như khó khăn trong việc thu thập ngữ liệu mà luận văn
này không có tham vọng để khảo sát hết những đơn vị thành ngữ, quán ngữ mới.
Số lượng các thành ngữ, quán ngữ mà chúng tôi thu thập được còn rất khiêm tốn
11
so với số lượng thực tế của bộ phận này. Chúng tôi hy vọng có thể góp phần nhỏ
nào đó trong việc nghiên cứu thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và mong muốn
có điều kiện tiếp tục khảo sát sau luận văn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Lịch sử vấn đề, cơ sở lý luận
1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ, quán ngữ
2. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ
Chƣơng 2: Toàn cảnh thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại
1. Một số khuynh hướng phân loại và tiêu chí phân loại của luận văn
2. Cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại
Chƣơng 3: Ngữ nghĩa thực tại của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và
giá trị biểu trƣng của chúng
1. Quan niệm về nghĩa của từ, nghĩa của thành ngữ, quán ngữ
2. Quan niệm về nghĩa biểu trưng, nghĩa biểu tượng và giá trị biểu trưng, biểu
tượng của thành ngữ, quán ngữ
3. Ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu trưng của
chúng









12







CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ, CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ, quán ngữ
Đối với tiếng Việt, đã từ lâu người ta nhận thấy có những đơn vị có giá
trị hình ảnh, tu từ, thường đặc trưng bởi những kiểu cấu trúc đặc biệt, có tiết
tấu, vần điệu rõ ràng hoặc có cả lối lặp âm hài hòa. Những đơn vị như thế
thường được dùng với những mục đích tu từ, những phương tiện biểu cảm.
Chúng xuất hiện và phát triển cùng với ngôn ngữ, gốc rễ của chúng thường ăn
sâu vào quá khứ hằng bao thế kỷ. Đó chính là những thành ngữ. Ví dụ: Của
ăn của để; Già néo đứt dây; Rút dây động rừng; Mèo mả gà đồng, Cạn tàu ráo
máng, Ăn cháo đá bát…. Cũng như tất cả những đơn vị ngôn ngữ khác, chúng
tồn tại một cách khách quan trong ngôn ngữ, độc lập đối với những quan niệm
chủ quan của các nhà nghiên cứu về chúng và có giá trị tự nhiên về mặt nhân
sinh, diễn đạt.

Do đó, từ lâu thành ngữ đã là vấn đề dành được sự quan tâm đặc biệt
của các nhà ngôn ngữ học. Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên
cứu về thành ngữ ở tất cả các phương diện hình thái cấu trúc, ngữ nghĩa và
văn hóa song công trình nghiên cứu thành ngữ đầu tiên trong tiếng Việt là
“Về tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh được công bố vào năm 1921.
13
Nhưng chỉ từ những năm 60 của thế kỷ 20 dưới ảnh hưởng trực tiếp của
các nhà ngôn ngữ học Nga, việc nghiên cứu thành ngữ học tiếng Việt mới có
được cơ sở khoa học nghiêm túc. Vào năm 1976 tác giả Hồ Lê khi đi vào
nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Việt đã nêu ra một vài đặc điểm khái quát về cấu
tạo của thành ngữ. Ông cho rằng “thành ngữ là một tổ hợp từ cố định về cấu
trúc, có nghĩa bóng, được sử dụng để miêu tả những hình ảnh, những hiện
tượng, tính cách hoặc quan hệ”. Năm 1978, Đái Xuân Ninh đã đề cập tới sự
phân biệt giữa hai đơn vị là thành ngữ và tục ngữ. Sau đó tác giả đã phân loại
thành ngữ dựa trên những đặc điểm ngữ pháp của nó và miêu tả một vài đặc
điểm về nội dung cũng như hình thức của thành ngữ. Cuối cùng tác giả đã nêu
một số nét khái quát về thành ngữ 4 âm tiết như một đặc trưng nổi bật của
thành ngữ tiếng Việt. Cũng trong năm đó Nguyễn Văn Tu đã mô tả một vài
đặc điểm của thành ngữ khi nghiên cứu từ và vốn từ hiện đại.
Trong giáo trình của mình, Đỗ Hữu Châu đã nghiên cứu về ngữ cố
định, bắt đầu bằng việc tìm ra giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định. Và phân loại
ngữ cố định dựa trên sự tương ứng hay không tương ứng với từ sẵn có. Đỗ
Hữu Châu cũng phân loại thành ngữ tiếng Việt thành thành ngữ có kết cấu
câu và thành ngữ có kết cấu cụm từ. Năm 1985, Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa
ra quan điểm của mình về thành ngữ và phân loại thành thành ngữ hợp kết và
thành ngữ hòa kết dựa trên cơ chế cấu tạo của nó rồi đưa ra một số đặc điểm
về cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ thông qua việc phân biệt nó với các
thành phần khác.
Những năm gần đây các công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt
xuất hiện ngày càng nhiều như: Thành ngữ học tiếng Việt [13], Thành ngữ

bốn yếu tố trong tiếng Việt [14]… và các cuốn từ điển như: Từ điển thành
ngữ, tục ngữ Việt Nam [5], Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam [21], Từ
điển giải thích thành ngữ tiếng Việt [40], Tân từ điển thành ngữ Việt Nam
14
[37] Ngoài ra còn có các công trình thạc sĩ, tiến sĩ khác như: Bình diện cấu
trúc hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt [9], Đặc điểm cấu trúc và
ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh (trong quan hệ với văn hóa địa
phương) [29], Khảo sát thành ngữ trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập [20],
Khảo sát các thành ngữ và tục ngữ xuất hiện trên báo phụ nữ Việt Nam thời
kỳ đổi mới (1985 – 2005) [4]…
Có thể nói nhìn một cách tổng thể, các tác giả đã có rất nhiều đóng góp
quý báu, họ đã có công lớn trong việc khai phá những vấn đề có liên quan đến
thành ngữ và có nhiều phát hiện bất ngờ thú vị. Song có thể thấy khi xã hội
ngày càng đổi mới, sự xuất hiện của các cụm từ cố định mới sẽ ngày một
nhiều hơn. Những cụm từ cố định mới này trải qua một thời gian dài sử dụng,
nó dần dần hội tụ các tiêu chí để được coi là thành ngữ. Trong bối cảnh đó,
việc nghiên cứu những thành ngữ thời hiện đại này càng phải được quan tâm
hơn. Đặc biệt là bình diện nội dung nghĩa của chúng.
Về phía quán ngữ, có thể thấy trong hàng chục đầu sách nghiên cứu về
từ vựng hiện đại chỉ có độ vài ba tác phẩm viết vài dòng về quán ngữ mà thôi.
Nổi bật có các tác giả như Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu
Châu, đặc biệt là Hoàng Trọng Phiến bởi ông là người đã đề cập trực tiếp và
định nghĩa quán ngữ trong công trình của mình như là những gợi mở cho các
hướng nghiên cứu sâu hơn và quy mô hơn. Đặc biệt Hoàng Trọng Phiến đã
liệt kê được gần 500 quán ngữ trong công trình từ điển giải thích hư từ tiếng
Việt của tác giả cũng như Đỗ Thanh và các đồng sự đã bổ sung hàng trăm đơn
vị nữa trong tác phẩm từ điển nói về công cụ tiếng Việt của họ.
Có thể tìm thấy các nghiên cứu về quán ngữ trong Từ vựng học tiếng
Việt hiện đại [32],Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [3], Từ vựng ngữ nghĩa
tiếng Việt [2]… Ngoài ra, còn có các khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến

sĩ khác cũng đề cập về vấn đề này như: Những quán ngữ có sắc thái tiêu cực
15
trong tiếng Việt [1], Bước đầu khảo sát các quán ngữ trong văn bản khoa học
giai đoạn 1950 – 2000[15], Vai trò của quán ngữ trong việc kiến tạo phát
ngôn (Trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt) [16]…. Đối với hầu hết các tác
giả quán ngữ là ngữ cố định là một kiểu loại của thành ngữ nên họ thường xét
chung với thành ngữ.
Có thể nói từ trước tới nay, các công trình nghiên cứu về thành ngữ,
quán ngữ tương đối nhiều song chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề
thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại cũng như những giá trị biểu trưng của nó.
Chính vì vậy thiết nghĩ việc khảo sát thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá
trị biểu trưng của nó là việc hết sức cần thiết. Trước hết ở đây chúng tôi sẽ đi
xem xét quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán
ngữ trước khi đưa ra quan niệm của mình. Dựa vào đó, chúng tôi đi vào phân
tích đặc điểm cấu tạo cùng nội dung ý nghĩa và giá trị biểu trưng của các
thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại này.
1.2.Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán
ngữ
1.2.1. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ
Thành ngữ là một trong những kho tàng có giá trị về ngôn ngữ - văn
hóa của mỗi dân tộc. Hầu hết các đơn vị thành ngữ đều do nhân dân sáng tác,
được truyền từ đời này sang đời khác nên mang đậm tính chất dân gian và
tính bình dị đời thường. Thành ngữ chứa đựng đầy đủ những đặc tính sáng tạo
của lối nói dân gian. Đó là lối ví von so sánh, mang tính hình tượng, cụ thể,
gợi cảm, lối khoa trương, trào lộng, dí dỏm và tế nhị, lối nói linh hoạt và giàu
nhạc điệu, đồng thời cũng rất giàu hình ảnh, sinh động, cô đọng, hàm súc theo
lối cấu trúc đơn giản nên rất dễ nhớ, dễ thuộc. Do đó thành ngữ được vận
dụng rất nhiều trong cuộc sống một cách nhuần nhuyễn và tự nhiên.
16
Trong tiếng Việt thành ngữ có một khối lượng lớn, rất đa dạng và

phong phú. Cùng phát triển với tiếng nói dân tộc, thành ngữ dần dần được
hình thành, được nhân dân sử dụng như một công cụ giao tế chung. Phát triển
thành ngữ là một trong những cách tốt để bổ sung cho vốn từ của một ngôn
ngữ. Xét về mặt tu từ, thành ngữ đã góp phần làm giàu, làm đẹp cho tiếng
Việt về nhiều phương diện.
Mặt khác do hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc,
thành ngữ là những cụm từ cố định hay ngữ cố định, có nội dung ngữ nghĩa
sâu rộng nên nó cũng giữ được nhiều khái niệm thuộc về truyền thống. Những
khái niệm này đã phản ánh nhiều mặt tri thức về giới tự nhiên và đời sống xã
hội của các thời đại đã sản sinh ra nó trên đất nước Việt Nam. Chính vì vậy,
việc sưu tập và nghiên cứu thành ngữ lâu nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ
học quan tâm tới. Điều đó cũng thể hiện ở sự đa dạng trong quan niệm về
thành ngữ.
Chẳng hạn theo tác giả Nguyễn Văn Tu: “Thành ngữ là những cụm từ
cố định mà các từ trong đó đã mất đi tính độc lập đến một trình cao, kết hợp
làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải do
nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành ngữ này cũng có tính hình
tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những
từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học”. [33,147]
Chẳng hạn, tác giả giải thích thành ngữ mẹ tròn con vuông rất hoàn chỉnh
về mặt kết cấu, trật tự của các từ không sáo trộn được, các từ phải gắn bó với
nhau, nghĩa rất hoàn chỉnh và khác nghĩa của từng từ. Thành ngữ này có nghĩa
người đàn bà mới đẻ không có việc gì xảy ra cả. Việc sinh nở tốt và không gặp
trở ngại gì, mẹ con đều khỏe mạnh. Hơn thế nữa ta cũng không thể bỏ một từ
nào đi được mà cũng không thể thay đổi trật tự của những từ trong đó.
17
Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Tu cũng cho rằng: “Một số thành ngữ trong
tiếng Việt có tính chất kiểu điển tích, điển cố nhưng nghĩa điển tích, điển cố
ấy không còn được nhớ lại nữa, thậm chí là những người dùng hiện nay
không cần biết lai lịch của những thành ngữ ấy”. [33,148]

Ví dụ thành ngữ gương vỡ lại lành bắt nguồn từ câu chuyện về Từ Đức
Ngôn trong Bản sự thi: Thời Trần, Từ Đức Ngôn và vợ là công chúa Nhạc
Xương, gặp buổi nhà Trần suy loạn, sợ sau này tình duyên khó vẹn, bèn đập
gương làm hai mảnh, mỗi người giữ một nửa làm tin, hẹn rằm tháng giêng
năm sau đem bán ở chợ. Quả nhiên nhà Trần bị diệt, công chúa Nhạc Xương
rơi vào nhà Dương Tố. Y hẹn, năm sau Từ Đức Ngôn lên kinh thành, thấy
người hầu gái bán nửa mảnh gương, chàng lấy ghép với nửa của mình thấy
vừa khớp, bèn để lên đó câu thơ “Kính dữ nhân câu khứ, kinh quy nhân bất
quy; vô phục Hằng Nga ảnh, không lưu minh nguyệt huy” (gương và người
cùng đi; nay gương về mà người chưa về; chẳng thể tái hiện bóng Hằng Nga;
chỉ còn có ánh trăng xuông mà thôi). Công chúa nhận được gương, khóc lóc
thảm thiết, cơm chẳng muốn ăn. Dương Tố biết chuyện, mời Từ Đức Ngôn
tới và trả công chúa lại cho hai người đoàn tụ.
Từ câu chuyện tình duyên ấy, ở Trung Quốc có câu thành ngữ phá kính
trùng viên dịch là gương vỡ lại lành được dùng để chỉ sự hàn gắn, chắp nối lại
mối tình cũ như Nguyễn Du đã viết:
Bây giờ gương vỡ lại lành
Khôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Ngày nay, ý nghĩa của câu thành ngữ này có thể hiểu rộng hơn. Nó
không chỉ bó hẹp ở sự hàn gắn sứt mẻ trong tình yêu mà còn được mở rộng để
chỉ sự hồi sinh cũng như sự đổi thay của vận mệnh con người, của dân tộc.
Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa
(Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Có đôi khi một thành ngữ lại được tạo lập từ hai tích truyện trong ngữ
liệu tiếng Hán. Ví dụ:
18
- Thành ngữ hồng diệp xích thằng trong câu:
Nàng rằng: “Hồng diệp xích thằng”

Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Và thành ngữ lá thắm chỉ hồng trong:
Cũng là lá thắm chỉ hồng,
Trăm năm phận gái chữ tòng là đây
(Kim thạch kỳ duyên)
Là những thành ngữ có nguồn gốc từ hai tích truyện đời Đường: “Hồng
diệp đề thi” và “Xích thằng hệ túc”.
Tích truyện thứ nhất, theo Thái bình quảng ký, Vu Hựu tình cờ nhặt
được chiếc lá đỏ (hồng điệp) trôi trên ngòi nước chảy từ cung vua ra, trên có
thơ đề: “Lưu thủy hà thái cấp, thâm cung tận nhật nhàn. Ân cần tạ hồng diệp,
hảo khứ đáo nhân gian” (Nước làm sao mà chảy xiết vậy, trong thâm cung
suốt ngày nhàn. Ân cần tạ lá đỏ, hãy mau trôi tới nhân gian), Vu Hựu lấy
chiếc lá đỏ khác, đề thơ trả lời rồi đem thả nơi đầu ngòi nước cho trôi vào
cung. Hàn Thị, người thả lá ban đầu lại nhặt được lá. Sau được thải khỏi cung
nàng tình cờ kết duyên cùng Vu Hựu. Nội dung chỉ chuyện tình duyên đôi lứa
không hẹn mà nên.
Tích truyện thứ hai, theo Tục U quái lục, Vi Cố đời Đường nhân dịp đi
chơi đã gặp ông lão ngồi dưới ánh trăng kiểm sách, lưng tựa vào một túi vải
đựng đầy tơ đỏ (xích thằng). Vi Cố hỏi, ông lão bảo đây là văn thư kết hôn
của thiên hạ, còn những sợi đỏ thì dùng để buộc chân (hệ túc) nam nữ. Có dây
đỏ buộc chân, tất sẽ thành vợ chồng. Sau dùng xích thằng hệ túc để chỉ việc
kết duyên vợ chồng.
Như vậy có thể thấy hiện tại khi dùng thành ngữ lá thắm chỉ hồng hay
gương vỡ lại lành, ít người có thể nhớ được điển tích, điển cố của nó.
19
Theo Đái Xuân Ninh “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố
tạo thành đã mất đi tính độc lập ở mức nào đó và kết hợp lại thành một khối
tương đối vững chắc và hoàn chỉnh”. [24,212]
Nguyễn Thiện Giáp thì cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định

vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”.[11,77]
Ví dụ:
Lanh chanh như hành không muối; Chó ngáp phải ruồi; Nói thánh nói
tướng; Lừ đừ như ông từ vào đền; Hồn xiêu phách lạc; Giật gấu vá vai; Nhạt
phấn phai hương….
“Khi giáp chiến thì tả xung hữu đột, xông xáo như mãnh hổ về rừng,
đánh mạnh trúng mạnh như sấm như sét, khiến địch hồn xiêu phách lạc,
không thể nào chống đỡ nổi” (Đỗ Tuấn, Kể chuyện tác phong chiến đấu).
“Thiếu gì thì thiếu, mình cũng phải giật gấu vá vai mua cho được con
trâu chớ! Làm ruộng mà không có trâu thì còn ra cái thá gì!” (Nguyễn Lai,
Con trâu lạ)
Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng đi kèm các sắc
thái bình giá, cảm xúc nhất định hoặc là kính trọng tán thành, hoặc là chê bai,
khinh rẻ hoặc là ái ngại, xót thương…Chẳng hạn như thành ngữ nói thánh nói
tướng vừa chê bai sự “ba hoa, khoác lác” vừa kèm thái độ chê bai không tán
thành như trong: “Cái ông Sỹ nhà các cậu nom xa thì có vẻ hùng hùng hổ hổ,
nói thánh nói tướng, hóa ra dát bỏ xừ” (Báo Văn nghệ, số 6 -11) ; thành ngữ
thắt lưng buộc bụng vừa biểu đạt khái niệm “tiết kiệm, dè sẻn”, vừa thể hiện
cả thái độ tán thành trong “Sau Cách mạng thành công, nhân dân Liên Xô đã
phải thắt lưng buộc bụng, phấn đấu xây dựng ngót mười tám năm mới được
sung sướng như ngày nay” (Hồ Chí Minh, “Tuyển tập”) ; thành ngữ chó cắn
áo rách vừa biểu thị sự không may, vừa bày tỏ thái độ cảm thông ở ví dụ:
“…Cố không gọi quân yểm trợ nhé. Mẹ kiếp, chó cắn áo rách…” (Phan Tứ,
Gia đình má Bảy)
20
Nguyễn Lực và Lương Văn Đang đã nêu lên ba đặc tính của thành ngữ
tiếng Việt đó là kết cấu hình thái, đặc điểm ngữ nghĩa và quá trình vận động
sử dụng thành ngữ.
Theo hai tác giả, về mặt kết cấu hình thái, thành ngữ tiếng Việt phổ
biến thuộc loại cụm từ cố định, cũng có thể có thành ngữ tính cố định cao, kết

cấu vững chắc, đạt mức độ một ngữ cố định như: Bắt trạch đằng đuôi; Mèo
mù vớ cá rán; Cõng rắn cắn gà nhà; Hùm tinh đỏ mỏ… Nếu đem thay đổi trật
tự, vị trí từ, thay từ đồng nghĩa hoặc một từ loại tương đương, thì lập tức kết
cấu bị phá vỡ, ý nghĩa bị xuyên tạc và không còn giá trị của một thành ngữ
nữa. Do vậy không phải bất cứ cụm từ cố định hay một ngữ cố định nào cũng
có thể trở thành thành ngữ như: Gia đình văn hóa; Gia đình vẻ vang….
Thêm vào đó, Nguyễn Lực và Lương Văn Đang cũng chỉ ra rằng bên
cạnh kết cấu hình thái còn cần phải xem về mặt biểu hiện nghĩa của thành
ngữ. Hai tác giả nhấn mạnh đến phần quan trọng của nghĩa bóng. “Nghĩa này
có tính khái quát tượng trưng cho toàn bộ tổ hợp, tuy thế, nó không phải là
tổng số nghĩa của các thành tố cộng lại. Có người xem nghĩa của thành ngữ có
tính chất biểu trưng. Khi nói nghĩa bóng là nói chung nhiều phương thức biểu
hiện nghĩa của thành ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, khoa trương, so sánh, hình
tượng….” [23]. Song dù nhận định rằng nghĩa bóng là đặc tính bản chất của
thành ngữ, nó góp phần xem xét một cụm từ cố định có trở thành thành ngữ
hay không nhưng Nguyễn Lực và Lương Văn Đang cũng lưu ý rằng các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ không nên tuyệt đối hóa vấn đề này bởi trong tiếng Việt
có rất nhiều các thành ngữ như: Nát như tương; Nát như cám; Nhà ngói cây
mít; Nhà tranh vách đất; Tay chai vai mòn… Những thành ngữ này vẫn còn
sử dụng nghĩa thưc, nghĩa đen bên cạnh việc sử dụng nghĩa bóng hoặc nghĩa
bóng của thành ngữ chưa khác nghĩa gần bao nhiêu.
21
Ngoài ra, hai tác giả còn cho rằng việc xem xét quá trình vận động và
sử dụng thành ngữ tiếng Việt là một vấn đề phức tạp. Chính mặt này đã tạo ra
những quan hệ ngữ pháp của thành ngữ.
Ví dụ:
Hạ cánh an toàn; Nhất xanh cỏ, nhì đỏ ngực; Cầm đèn chạy trước ô tô;
Hy sinh đời bố củng cố đời con; Nghiêng đồng đổ nước ra sông; Vắt đất ra
nước, thay trời làm mưa…
Hoàng Văn Hành thì cho rằng: “Theo cách hiểu thông thường nhất thì

thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn
chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày,
đặc biệt trong khẩu ngữ”. [13,27]
Ví dụ: Lẩn như chạch ; Nằm gai nếm mật; Tham vàng bỏ ngãi; Đầu cua
tai nheo….
“Chín năm nằm gai nếm mật đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ,
lừng lẫy toàn cầu” (Nguyễn Khải, Hòa Vang).
“Từ đó những kẻ ăn ở hai lòng, tham vàng bỏ ngãi, bán dân hại nước
đều biến thành kiếp vượn khóc bơ vơ” (Lê Khâm, Trước giờ nổ súng).
“Nó nói đủ chuyện đầu cua tai nheo, mình ngồi uống nước mãi đã chua
cả bụng, mà vẫn không thấy nó đả động gì đến tiền nong cả” (Nguyễn Đình
Thi, Vỡ bờ)
Theo đó, tính cố định về hình thái, cấu trúc của thành ngữ được thể
hiện ở hai đặc điểm chính. Một là thành phần từ vựng của thành ngữ nói
chung là ổn định. Điều đó có nghĩa là các yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như
được giữ nguyên trong sử dụng mà trong nhiều trường hợp không thể thay thế
bằng các yếu tố khác. Hai là thể hiện ở sự cố định về trật tự các thành tố tạo
nên thành ngữ.
22
Ngoài ra, đặc trưng nổi bật thứ hai của thành ngữ là tính hoàn chỉnh và
bóng bẩy về nghĩa. Nó biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về
các thuộc tính, quá trình hay sự vật. Nói một cách khác thành ngữ là những
đơn vị định danh hình ảnh của ngôn ngữ.
Chẳng hạn: Ăn cây táo rào cây xoan (dâu) có nghĩa là hưởng lợi lộc ở
nơi này, người này nhưng lại đi làm, vun vén cho người khác, nơi khác; Lấy
thúng úp voi là thành ngữ dùng để chỉ việc dùng biện pháp nhỏ để giải quyết
công việc lớn, việc làm không thích hợp, không thể có kết quả; Hạ cánh an
toàn nhằm chỉ người cán bộ nhân viên Nhà nước khi nghỉ hưu được vui vẻ,
trọn vẹn không để lại tai tiếng gì. Chẳng hạn như: “Sao em yếu tim thế? Ông
cũng nghỉ rồi như chị em chúng mình. Cũng hạ cánh an toàn rồi, công tích

của ổng ai dám phủ nhận” (Báo Văn Nghệ, 1/4/200).
Nguyễn Như Ý cho rằng thành ngữ là “cụm từ hay ngữ cố định có tính
nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa
chung, khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có
nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu” [40, 271].
Tác giả Kiều Văn định nghĩa: “Thành ngữ là những tổ hợp từ ngữ cố
định có cấu trúc từ hoặc câu nhưng hoàn toàn thuộc phạm trù cấp từ, được mã
hóa, hầu hết đều có tính chất cách điệu nghệ thuật và chỉ làm một thành phần
trong câu nói”. [37,695]
Tác giả đưa ra bốn tiêu chí để xác định thành ngữ.
Tiêu chí thứ nhất là thành ngữ là những tổ hợp từ ngữ cố định: Thành
ngữ có thể có cấu trúc từ hay ngữ như chạy làng, chạy bán xới hoặc cũng có
thể có cấu trúc câu như chuột chạy cùng sào, chó chui gầm chạn…Nhưng
hoàn toàn thuộc phạm trù cấp từ. Ví dụ thành ngữ đầu tắt mặt tối chỉ tương
đương với một tính từ vất vả. Dù có mang cấu trúc câu thì giá trị nội dung
logic tổng quát của thành ngữ vẫn chỉ ngang bằng giá trị của một từ, một ngữ
23
mà thôi, nghĩa là hình thức câu nhưng mang nội dung bản chất từ. Ví dụ thành
ngữ chó chui gầm chạn (một câu) nhưng giá trị nội dung chỉ bằng một tính từ
hèn hạ mà thôi. Nói cách khác chó chui gầm chạn là câu nói bóng gió ám chỉ
tính chất hèn hạ. Câu “Nó là đồ chó chui gầm chạn” tương đương với câu “Nó
là đồ hèn hạ”.
Tiêu chí thứ hai đó là thành ngữ được mã hóa: Cộng đồng người Việt
đã quy ước cho mỗi hình thức cấu trúc từ ngữ cố định (của một thành ngữ) chỉ
được mang một ý nghĩa logic nhất định (một khái niệm chuẩn xác). Vì chỉ là
quy ước cho nên ý nghĩa tổng quát của cấu trúc đó không nhất thiết phải căn
cứ, câu nệ vào ý nghĩa gốc của từng từ ngữ thành phần tạo nên cấu trúc ấy.
Ví dụ thành ngữ mắt lòi được quy ước mang ý nghĩa là mắt quá kém chứ
không được câu nệ hiểu là mắt bị lòi ra ngoài hố mắt.
Tiêu chí thứ ba là thành ngữ phải có tính chất cách điệu nghệ thuật:

Tuyệt đại đa số các thành ngữ đều được cách điệu và mỹ hóa bằng các thủ
pháp như cường điệu (ngoa ngữ), dùng những từ ngữ và những bậc thanh rất
đắt, rất gợi cảm, dùng hình thức ví von, so sánh hoặc điệp âm, láy âm…
Ví dụ: To đùng bát vại; Vai sắt chân đồng; Nói một tấc đến một giời
(cường điệu); Lá ngọc cành vàng; Con nhà nòi (dùng từ đắt); Say bét nhè;
Thất điên bát đảo (dùng các bậc thanh rất gợi cảm); Nặng như cối đá lỗi (ví
von so sánh một cách ngoa ngoắt); Thơ thơ thẩn thẩn; Lanh tanh bành (dùng
điệp âm, láy âm)
Tiêu chí cuối cùng là thành ngữ chỉ là một thành phần trong câu: Vì nó
mang bản chất của từ biểu đạt một khái niệm nên nó không thể làm thành một
câu mà chỉ có thể đóng vai trò một thành phần câu mà thôi.
Từ bốn tiêu chí trên, tác giả đã liệt kê ba dạng thành ngữ lớn là: Thành
ngữ là một tổ hợp cố định không đối xứng các từ ngữ cơ bản; Thành ngữ dạng
cấu trúc đối xứng; Thành ngữ dạng đảo trật tự bình thường của từ ngữ.
24
Mai Thị Kiều Phượng cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định
có kết cấu chặt chẽ, bền vững, có ý nghĩa ổn định, có giá trị gợi tả, có tính
biểu trưng cao” (không phải bằng tổng số nghĩa của từng thành tố cấu thành
và kết hợp nên như quán ngữ). [27,364]
Ví dụ:
Một nắng hai sương; Tam khoanh tứ đốm; Già néo đứt dây; Giật gấu vá
vai; Lên voi xuống chó; Chuột sa chĩnh gạo….
Mai Thị Kiều Phượng cho rằng thành ngữ có đặc điểm:
Về mặt kết cấu, thành ngữ có kết cấu rất ổn định, rất bền vững, khó
thay đổi, khó xen vào. Về mặt ý nghĩa, thành ngữ vừa mang tính hoàn chỉnh,
tính mới hoặc tính thành ngữ, tính biểu trưng, vừa có giá trị gợi tả.
Vì vậy, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ
thường biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng
cụ thể. Tính hình tượng của thành ngữ thường được xây dựng trên cơ sở của
hiện tượng ẩn dụ và so sánh như: Nuôi ong tay áo; Chó ngáp phải ruồi; Vắt

cổ chày ra nước; Hàng thịt nguýt hàng cá…
Tính biểu trưng của thành ngữ biểu hiện ở nghĩa của cả tổ hợp thành
ngữ không hoàn toàn dựa vào tổng số nghĩa của từng thành tố cấu thành và
kết hợp nên mà bắt buộc nghĩa của nó mang tính mới so với nghĩa của từng
thành tố trong tổ hợp tùy thuộc vào những mức độ từ thấp đến cao khác nhau.
Ví dụ: Mẹ góa con côi; Ăn trên ngồi trốc; Nhà tranh vách đất; Mèo mả gà
đồng; Mẹ con vò nhện; Già trái non hột; Miệng hùm gan sứa; Đầu bạc răng
long…
Tác giả Mai Thị Kiều Phượng cũng cho rằng có thể phân loại thành
ngữ theo lĩnh vực và phạm vi sử dụng như: thành ngữ dùng trong khẩu ngữ
sinh hoạt hàng ngày và thành ngữ dùng trong các loại văn bản nghệ thuật.
25
Ngoài ra cũng có chia thành ngữ theo đề tài hoặc chủ đề của sự vật, hiện
tượng… trong thực tế khách quan.
Như vậy có thể thấy quan niệm của các tác giả tuy còn nhiều điểm khác
nhau nhưng tựu chung lại có thể thấy thành ngữ có các đặc điểm sau:
Thành ngữ là đơn vị có sẵn mang tính định danh dùng để gọi tên sự vật
hoặc để chỉ tính chất, hành động, trạng thái, tính cách của con người, xã hội
và tự nhiên. Về mặt hình thức, thành ngữ là những cụm từ cố định, có kết cấu
bền vững và tương đối chặt chẽ đã lập thành sẵn trong kho ngôn ngữ và được
xã hội quen dùng tương đương với một từ.
Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ là những đơn vị có tính hình tượng cao,
tính hình tượng đó thể hiện một cách phong phú và đa dạng với nhiều biện
pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ…
Thành ngữ là đơn vị vận dụng đa đạng các phương thức cấu tạo như
ngữ âm, sự cân đối, đối xứng, các cách điệu nghệ thuật… nhằm đạt được
những hiệu quả tối ưu trong các việc gợi hình, gợi cảm, gây tác động mạnh
cho người đọc, người nghe.
Theo quan điểm của chúng tôi, thành ngữ thời hiện đại là tổ hợp từ
trước hết phải mang những đặc trưng cơ bản của thành ngữ, tức là tính ổn

định về thành phần từ vựng và cấu trúc, tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về
nghĩa. Thành ngữ thời hiện đại là những tổ hợp từ cố định được dùng đi dùng
lại nhiều lần do thói quen của người sử dụng, chúng là đơn vị xuất hiện từ đầu
thế kỷ hai mươi trở lại đây, phản ánh phẩm chất đạo đức, tư duy lối sống và
cách nhìn của nhân dân trong thời cuộc mới.
Ví dụ:
Học tài thi lý lịch; Yêu con như xăng quý con như máu; Nhất muối tiêu
nhì Việt Kiều; Muỗi đốt inox; Má văn công mông bộ đội; Một trăm lời nói
không bằng làn khói a còng; Ba con năm vừa nằm vừa ký; Giàu thủ kho, no

×