Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Cảnh vật trong Người xa lạ (L''ETRANGER) của Albert Camus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.63 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nguyên Thị Sóng Hương
CẢNH VẬT
TRONG "NGƯỜI XA LẠ" ("L'ETRANGER")
CỦA ALBERT CAMUS
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 5 04 01
Luận văn thạc sĩ Khoa học Ngũ' văn
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Đặnơ Anh Đào
Hà Nội, tháng 11 - 2000
MỤC LỤC
Phần mở đầ u 5
Chương 1: Cảnh vật với tổ chức truyện 18
1.1. Bối cảnh 18
1.2. Bố cục
.
25
1.3. Điểm d ừn g 29
Chương 2: Cảnh vật với miêu tả
40
2.1. Cấu trúc miêu tả
42
2.2. Lời người kể chuyện 52
2.3. Ý tưởng hội h oạ 59
Chương 3: Cảnh vật với nhân vật 66
3.1. Mersault: cái nhìn giao tiếp
66
3.2. Các nhân vật khác: thế giới biểu tượng 76
Phần kết luận 86


Thư m uc 90
4
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Albert Camus không chỉ là nhà văn của thế hệ độc giá trước và sau thế
chiến thứ II. Tác phẩm của ông vẫn có sức hấp dẫn lớn đối vói người đọc
hôm nay và là đối tượng luôn luôn mới mẻ đối với giới nghiên cứu, phê bình.
So với nhiều nhà văn phương Tây thế kỉ XX khác, Albert Camus đã được giới
thiệu lộng rãi ờ nước ta, đặc biệt đó là một hiện tượng văn học nổi bật ở miền
Nam Việt Nam trước năm 1975. Tuy nhiên, những giá trị đích thực về
phương diện nghệ thuật trong tác phẩm của Camus còn chưa được để cập một
cách đầy đủ, xứng đáng. Tác phẩm của Camus thực hiện những cuộc đối
thoại với chúng ta qua chủ đề về phi lí, về nổi loạn, về tâm trạng chán nản, bi
quan sâu sắc của thế hệ thanh niên một thời Nhưng bên cạnh đó, Camus
còn là nhà văn trong khi nối tiếp truyền thống đã có nhiều sáng tạo trong lối
viết. Tiểu thuyết Ngưòi xa lạ của ông có thể coi là đã bắt đầu thể nghiệm cho
sự đổi mới, cách tân nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay đã đưa Camus trỏ' nên rất nổi tiếng này, là đối
tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà phê bình. Vấn đề chúng tôi quan tâm ở
đây, đó là cảnh vật, thuộc về phương diện miêu tả, một phương diện khác của
tiểu thuyết, bên cạnh kể chuyện, còn ít được chú ý khai thác không chỉ đối với
tác phẩm này mà nói chung là đối vói văn học phương Tây ở Việt Nam hiện
nay.
Mặt khác, vấn đề không gian đã được ít nhiều bàn đến trong khi gắn vói
vấn đề thời gian qua các sách lý luận ỏ' nước ta. Qua nghiên cứu cánh vậi
trong Ngưòỉ xa lạ của Camus, chúng tỏi hy vọng có thể mở rộng đến không
gian của tiếu thuyết.
5
II. Lịch sử vấn đề
Cảnh vật là vấn đề liên quan đến XLI hướng nghiên cứu chuyên biệt về

phong cánh trong văn học. Vì vậy, khi thực hiện luận văn này, chúng tôi
không thể không đề cập đến những nghiên cứu lí luận về phong cánh qua một
số lư liệu chúng tôi đã có. Những tư liệu này dù không đáy đủ nhung cũng có
thế cho chúng la một cách nhìn nhận bao qu;íl và có hệ Ihông về lịch sứ phonji
cánh.
Alain Roger trong Viết vé (lu hành (Iỉarrarưs IIic Ego - Essai sur le
dó pay se me nt in Gyorgy Tverdota, Écrire le voyage, Presses de la Sorbonne
Nouvelle, 1994), đề cập đến nguồn gốc ngôn ngữ và ý nghĩa ban đấu của từ
/)lioni> cành. Từ này xuất hiện vào cuối thế kỷ XV, đáu tiên là laiul(h(/Ị> trong
liếng Hà Lan, để chỉ bức tranh, sau đó được ghi lại (rong ngôn ngữ phương
Bắc là landchaft, laiìscưpe, và trong ngôn ngữ phương Nam là passage,
paesugsịio Nó hiện hữu trong nghệ thuật với ý nghĩa đặc thù là thòn qué.
một miền thanh bình, trổng trọt, chăn nuôi, mộl vùng "ngoan" (pays sage),
một phong cánh.
Trong Encyclopaedia universalis (P.U.F, Paris 1992), Philippe Levean
dán lại định nghĩa trong từ điển ngôn ngữ học của Paul Robert: phong cánh là
"một phán xứ sỏ' mà thiên nhiên hiện lên qua con mắt ngắm nhìn" (83, 661).
dồng thời cắt nghĩa bán thân từ pìioiiv cánìi trong quan hệ của ba yếu tố họp
thành: xứ só\ thiên nhiên và cái ììlìì/1 ctìa con iiiỊiròi. Khi tồn tại trong tụ
nhiên, nó liên quan đến kháo cổ học, địa hình học, địa lý. sinh thái học. khoa
học môi trường Khi đi vào nghệ thuật, nó gắn với Iluiút xén cây canh, thuậl
vẽ sơ đổ, bán đổ "Chúng ta có thể coi đó như một "thế loại", có nshĩa là mội
hình thức nghệ thuật gắn vói chuyên mồn hóa kỹ llniâi và tranh ánh" (83.
654). Tro
11
ì; hội hoạ đã xuất hiện trường ph;íi imhệ thuật phonu canh.
6
Tác giả cuốn Quyến rũ của phong cảnh (Charmes de paysage, Christian
Dirot 1994), Dennise Brahimi, có nhiều khám phá mới mẻ và nhìn nhận sâu
sắc về "phong cảnh viết". Bà cho rằng phong cảnh là sáng tạo lớn của các nhà

hoạ sĩ trong nội dung tranh vẽ của họ từ nhiều thế kỉ nhưng các nhà văn cũng
cung cấp cho chúng ta những hình ảnh về phong cảnh trong các trang miêu tả.
Brahimi ghi nhận là có sự hiện hữu hay vắng mặt của phong cảnh viết, lịch sử
của nó trùng với lịch sử của tiểu thuyết và "không có tiểu thuyết không có
phong cảnh" (46, 218). Phong cảnh gắn bó với những buồn vui đau khổ và cá
với số mệnh của con người. Brahimi so sánh điểm khác nhau giữa phong cánh
(rong văn học thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Ớ Ihế kỷ trước, phong cảnh mang ý
nghĩa tích cực đối với con người, "nó là một di sản, là cái còn lại khi con
người cùng những niềm say mê và tinh thần của họ đã thay đổi hoặc đã chết
đi" (46, 220), nó thế chỗ cho tình yêu và cả Thượng đế khi xoá đi linh cảm
trống rỗng của con người phải sống trong một thế giới thiếu vắng Thượng đế.
Sang thế kỷ XX, phong cánh phản chiếu tình trạng bấp bênh, ám ảnh, lo sợ
của con người. Nó vừa che giấu, vừa phô bày, có lúc lại biến mất và thể hiện
tính vô nhân đạo Như vậy, với Brahimi, phong cánh đã có vị trí xứng đáng
trong văn học cả về chức năng lẫn nội dung.
Tác giả cuốn sách Dẫn luận nghiên cứu vãn học (G.N. Poxpelop chủ
biên, Ngưòi dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Nxb. Giáo dục
H.1998) coi miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong văn học là một phương diện
của taọ hình khách thể. Tác giả chú ý nhiều hơn tới chức năng, vai trò của
thiên nhiên trong văn học. Trong sử thi cổ đại, tiểu thuyết Hy lạp thời kỳ đầu
và truyện sự tích các thánh thời Tiling đại, thiên nhiên được coi như một sinh
thể sống và được nhân cách hoá. Trong văn học cổ đại, nó được miêu tả như
cái nền của hành động. Trong văn học thế kỷ XVIII-XX, phong cánh thiên
nhiên tham gia vào cuộc sống của con người với ý nghĩa tâm lý, do đó nó là
"phương tiện nghệ thuật để nắm bắt cuộc sống bên trong của con ngưò'i"(19,
7
282). Về điểm này, Brahimi trên đây đã phân tích rõ hơn, nhất là điếm khác
biệt của miêu tả thiên nhiên so với những thế kỷ trước. Dấn luận nghiên cícu
văn học nêu một điểm rất đáng chú ý: phong cảnh không chỉ là "sự tái hiện
cánh sắc thiên nhiên một cách nghệ thuật"(l9, 283) mà còn bao hàm ý nghĩa

là phong cảnh công nghiệp và thành phố, nhất là trong văn học trăm năm trỏ'
lại đây.
Michael Issacharoff trong Không gian và truyện ngắn (ư espace et la
nouvelle, Librairie Jose Corti, Paris 1975) đã đề cập đến vấn đề nhận thức
không gian trong truyện, cụ thể hơn là nhận thức phong cánh. Điểm khác nhau
giữa phong cảnh nhìn bằng mắt và phong cánh được miêu tá là ở chỗ phong
cảnh miêu tả không phải được nhận thức trực tiếp, mà nó còn phụ thuộc vào
tưởng tượng cá nhân của người đọc. Có khoáng cách giữa phong cánh thực tế,
phong cảnh được miêu tả và phong cánh được người đọc nhận thức. 0 đây
Michael Issacharoff gợi ra vấn đề tiếp nhận phong cánh bên cạnh vấn đé sáng
tạo phong cảnh. Theo chúng tôi điều này khống chi áp dụng l iêng cho truyện
ngắn và cả với tiểu thuyết.
Một số nghiên cứu lí luận về phong cánh và phong cánh văn học trên
đây sẽ là định hướng cho chúng tôi không chỉ với việc nghiên cứu đề tài mà
còn là đối vó'i việc khảo sát lịch sử nghiên cứu cảnh vật trong Ngiròi xa lạ của
Camus.
Ngưòỉ xa lạ - cuốn tiểu thuyết chưa đáy hai trăm trang nhưng số trang
viết về nó là con số hàng nghìn. 0 Pháp có rất nhiều chuyên luận về tác phẩm
này. Điều đáng tiếc là chúng tôi chỉ có trong tay cuốn Người xa lạ của Albert
Camus, một văn bản, các dóc giả của nó và các cách dọc của ho (Brian T
Fitch, Ư Etranger d'Albert c.amus, un tcxte, scs IccteurSy leur lectures.
Librairie Larousses 1971) Albert Camus, Ngưài xa lạ (Bagot - Albert Cam us,
L'Etranger, P.U.F 1993), Người xa lạ - Albert Camus (Pienc-Louis Rey.
8
L'Etranger-Albert Camus, Hatier, Paris 1991) cùng một sô nghiên cứu rai lác
qua một số sách báo khác. Tuy nhiên chúng tôi cố gắng xem xét vấn để trên
cơ sở những gợi ý từ những tư liệu đã có.
I
Ngưòi xa lạ của Albert Cam us, mỏi văn ban, các (lộc giấ của nó và
các cách dọc của họ của Fitch tập trung khá toàn diện về mặt tiếp nhận và

phê bình tác phẩm. Ông chỉ ra nhiều cách đọc: tự truyện, xã hội học, siêu hình
học, hiện sinh, bản thể học, phân lích tâm lý và vãn bán học. 0 đáy,luận văn
chỉ nêu những ý kiến giói thiệu vấn đề thế giới lự nhiên qua một vài cách đọc.
Theo cách đọc hiện sinh, cảnh vậl và khí hậu có ý nghĩa biểu đạt tình trạng
tinh thần của nhân vật, đó là "phong cánh linh thrill". Mặt (ròi nói liêng và ánh
sáng nói chung biểu tượng cho "bạo lực", đến vào giữa cơn lốc tinh thẩn thức
tinh ý thức về sự phi lý ỏ' nhân vật. Theo cách đọc bán thể học, Meursault
không cắt dứt liên hệ thế giới tự nhiên xung quanh nhưng anh ta chi tiếp xúc
với thế giới đó bằng giác quan mà không phái bằng nhận thức. Theo cách đọc
phân tích tâm lý, mặt trời là hiện lhân của người Cha, biến là biêu hiện của
người Mẹ. Meursault tìm kiếm mối liên hộ đã mất vói mẹ của mình qua giao
tiếp vói một phong cánh mà anh la lý tirónu hoá.
Trong Albert Camus, Ngiiòi xa lạ, Bagot đã có nhũng nghiên cứu sân
sắc về tác phẩm này của Camus, trong đó tác giá đã dành mười trang viết về
một vấn đề rộng hơn, đó là không gian, hay nói đứim hơn là một vấn đề có
liên quan tói cánh vật, đó là "nơi chốn". 0 đáy Bagot không hoàn toàn đồng V
với quan niệm truyền thống là NíỊìíừi xa lạ được tố chức theo đôi lập không
íiian bên ngoài và không gian bên trong: phẩn I Meiirsnult tự do. phán II bị
cám tù. Ba^ot lát có lý khi cho rằng dối lập đó chí là tưong đối và ónc quan
lAm nhiều hơn đến đên tố chức không gian tướng tượnu với hình anh những
nơi chốn ám ánh. Trong đó, căn phòng cua Meursault là một thế giới riêng,
không thuộc về thê
2
,iới bên ns;oài, nó là vươns quốc của cái xa lạ trong vương
quốc của cái xa lạ khác là Alcer; hành lunu là noi cặp uỡ. quấy rây, nguy
9
\
\
hiểm; cửa sổ bị xâm nhập, cửa vào luôn là dấu hiệu của bất hạnh; bãi tắm và
nắng là cái bẫy giết người; còn biển là nơi hưởng thụ và quên lãng, nơi có thế

trút bỏ mọi thứ, kể cả sức nặng cùa xã hội gò bó Bagot gọi đó là "những nơi
chốn của cái xa lạ" (45, 60).
Hình ảnh mặt trời, nắng thu hút quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu. Goldenstein, trong Đẻ (lọc tiên tỉìuyêt (Pour lire le rom an, De Boeck-
Duculot 1989), chứng minh mặt. trời là yếu tố không gian đã vượt qua chức
năng truyền thống là thúc dẩy tình tiết phát triển, đế trở thành yếu tố cấu thành
cơ bản của tiểu thuyết: "Không phai ngẫu nhiên mà Ngitòi xa lạ diễn ra ỏ
Algérie mà không phải là Amsterdam "trong thành phô kênh đào và ánh sáng
lạnh" như trong Sa đoạ. Meursnull, kẻ giêì người [ ] là nạn nhân của tấn kịch
mặt trời và của nhiều dấu hiệu tập trung trong tiểu thuyết (ánh điện ioé lên
trong nhà xác, nắng trên bãi biển, ánh phan chiếu của con dao ) (53, 98-99).
Rey, trong Ngưdỉ xa lạ, Albeit Camus, kháng định mặt trời là "kẻ thù của
Meursault", "mặt trời trực tiếp phái chịu trách nhiệm vé cái chết của tên Ả
Rập", và mặt trời là "kẻ mang đến bi kịch và chết chóc" (63, 57-58). ỏ đây.
mặt trời là một chủ đề của truyện, bên cạnh chủ đề người mẹ-nỗi đau và biên-
mùa hè. Robbe-Grillet kết luận trong Vỉ một tiểu tliuyết mói (Nxb. Hội nhà
văn 1997): "Không phải phóng đại khi cho lãng chính các sự vật, rất đúng,
cuối cùng đã dẫn con người này lói tội ác: mặt tròi. biến, bãi cát chói chang,
con dao sáng lấp lánh, khẩu súng lục " (20, 95). Theo ông, đấy là minh
chứng cho cái phi lí của "chủ n£,hĩn nhân văn mang lính bi kịch". Theo như
đánh giá của các tác giá này, có (hể thấy cánh vật trong Người xa lạ của
Albert Camus là một trong những điển hình cho tính chất của cánh vật, phong
cánh trong văn học thế kỷ XX mà Brnhimi đã nêu ỏ' trên.
Một khía cạnh cần đưọc XCIII xét, có phái là không thế thiết láp
2
iTra con
người và cánh vật một mối quan hệ nào khác ncoài cái xa la không? Robbe-
Grillet đã phân tích đế cho thây đù Camus dã có gắnu trung hoa nhưng cũng
10
không thể xoá đi dấu vết của con người trên sự vật: "đây không phải là bằng

chứng của sự tách biệt giữa con người và các đồ vật" mà đây là "một cuộc cãi
vã yêu đương dẫn tới một tội ác đam mê" (20, 96). Chúng tôi đồng ý với ý
kiến của R. Champingy theo trích dẫn của Rey: "Sự hoà hợp của anh ta với
thiên nhiên khá mật thiết để không bao giò' phái đặt ra vấn đề. Anh ta nói vể
biển, cát và nắng như là chúng la nói về không khí để thở; phái đến lúc xã hội
tước mất của anh ta điều đó (hì anh ta mới tưởng tượng thiết lập ra một quan
hệ, kể từ bây giờ là quan hệ váng mặt, quan hệ chia cắt với những gì trước ctíìy
thuộc về thiên nhiên"(63, 35). Theo nhu' Rey thì Meursault xa lạ với con
người nhưng lại đoàn kết với thế giói (Iheo nghĩa là tập hợp các yếu tô tự
nhiên).
Nhiều nhà nghiên cứu khai thác khía cạnh quê hương trong tâm hổn
một người Pháp gốc Algérie như Camus qua những bức tranh về vùng ánh
sáng Alger, về phong cánh vùng Địa Trung Hái rực rõ', nhiều màu sắc: "Xung
quanh Alger, niềm thích thú của đôi mắt pha trộn vói niềm thích thú của các
giác quan khác, nhất là do nhận thức về màu sắc" (Bagot) (45, 94). Rey, trong
cuốn Albert Camus, Ngưồỉ xa lạ và trong bà/ Noi chồn của Camus (Lieux (le
Camus, Europe, Otobre 1999), kháo sát và đề cập nhiều đến bối cảnh của
Người xa lạ và khung cảnh thực tế của nó: "Hoạt động xảy ra ở Alger trong
khu ngoại ô của thành phố. [ ] "Ngoại ô" chi Belcourt, khu phố bình dân nằm
ở phía đông thành phố. Camus đã sống cùng mẹ ở đó, từ năm 1914, ờ số 93
phố Lyon (nay là phố Belouizdad) [ ] Tat cá những chi tiết khác liên quan
đên Alger, lặp lại thực tê mộl cách chính xác: nhà tù ớ nơi cao của thành phố,
người ta thấy có một sân ga ở gần Cung Tư pháp ” (63, 22).
Trên đây là những kháo sát của chúng tôi về vấn để cánh vật trong
Người xa lạ của Camus qua máng tư liệu liêng Pháp. Ngoài ra, với những lí do
chọn đề tài như đã nêu, chúng tôi thây cán thiết phái diêm lướt tình hình
nghiên cứu về Camus cũng nhu' tác phám cua ổng ỏ' Việl Nam.
So với những nhà văn phương Tây thế kỷ XX khác, Camus được biết
đến ở nước ta khá sớm. Từ năm 1963, tên tuổi và tác phẩm của Camus đã thu
hút sự chú ý của độc giả và giới nghiên cứu ở miền Nam. TcỊp chí Văn của Sài

gòn có những số đặc biệt về Camns: số 2 (15 tháng 1 1 năm 1964), số 25 (I
tháng 1 năm 1965) với bài viết của các lác giá Vũ Đình Lưu, Nguyễn Văn
Trung, Hoàng Văn Đức (xin xem cụ the hơn ở phần thư mục). Háu hết tác
phẩm của Camus đã được dịch ra tiếng Việl và đu'
9
'c phố biến rộng rãi: Giao
cãm (Noces) - Trần Thiện Đạo dịch; Lưu dày và quê nhà (Ư E xil et le
Royaume) - Vũ Đình Lưu, Nguyễn Minh Hoàng, Trần Phong Giao dịch, Ké
xa lạ (.Ư Etranger) - Dương Kiều và Bùi Ngọc Dung dịch; Những ngỉíồi
trung thực (Les Justes) - Trần Phong Giao dịch; Sa dọa {La Chute) - Trần
Thiện Đạo dịch; Huyên thoại Xi dip pho’ (Le mythe Sysiphe) - Bùi Giáng
dịch Tác phẩm của Camus không chi là đối tượng của phê bình mà còn ảnh
hưởng lớn tới giới sáng tác. Một thế hệ nhà văn, nhà thơ bắt chước sáng tác
theo các nhà văn hiện sinh, nhất là sáng lác theo kiểu Camus trong Ngưồi xa
ỉạ\ Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Thị Hoàng, Vũ Khắc Khoan, Ngô Thê Vinh
Hiếm có nhà văn phương Tây nào dược đón chào nồng nhiệt nhu' Cnmus. Ảnh
hưởng của Camus có thể so sánh với ảnh hưởng của Baudelaire trong thơ Việt
Nam giai đoạn 1930 - 1945. Tuy nhiên, liếp nhận ở đây chủ yếu là phương
diện tư tưởng. Qua Camus và tác phẩm cua ông, có thể là độc giả miền Nam
đã đồng điệu, gặp gõ' với tâm trạng buồn bã, chán nán, thất vọng, bi quan sâu
sác của con người phương Tây sau Ihế chiến thứ II.
Trong khi Camus và tác phẩm của ôn” trỏ' thành hiện tượng văn học nôi
bật ỏ' miền Nam thì ở miền Bác, ánh hưởnsỊ đó lại là đối tượng của phê phán.
Nhà nghiên cứu Hoàng Trinh Irons; bài Albert Camus và thuyết "pin lý”
trong ván học (Tạp chí văn học số 1 năm 1968) và cá trong cuốn Pììưoìig Táy
văn hoc con nqưỏi (Nxb. KHXH H.I969J đã cho rằn£
2
, tác phám cua Cam
11
.s

làm tê liệt ý chí con người bằm; nhữim hình anh đen tối nhất của sư thất vọng
12
và tinh thần trốn tránh. Đến sau 1975 Camus vẫn tiếp tục bị lên án, điển hình
là cuốn Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa (Nxb.Văn học 1978) của nhà
nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu. Những ý kiến đánh giá trên có thể hiểu trong không
khí tư tưởng lúc bấy giờ.
Như vậy trong những thập kỷ 60, 70 đã có nhiều ý kiến khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau về Camus. Nhìn chung những cách nhìn nhận đó đôi
khi còn thiên lệch. Người ta chỉ xem ông như một nhà văn của chủ nghĩa hiện
sinh mà quên rằng ông là nhà văn với nhiều tác phẩm văn học có giá trị lớn về
nội dung cũng như nghệ thuật. Ngay cả giáo trình Văn học Phương Tây dùng
cho các trường Sư phạm viết năm 1992 hầu như cũng khai thác khía cạnh nội
dung trong các tác phẩm của Camus. Tuy nhiên, trong những năm 90, các nhà
nghiên cứu nói đến Camus với những nhìn nhận thoả đáng hơn. Nhà nghiên
cứu Phùng Văn Tửu trong Tiểu thuyết Pháp hiện đại, nhữrig tìm tòi đổi mói
(Nxb. KHXH. H.1990) và nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào trong chuyên luận
Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyếtphưong Tây hiện đại (Nxb. Giáo dục H. 1995)
đã ghi nhận những đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết của Camus, đặc biệt là
Ngưồỉ xa lạ.
Tuy nhiên trong những tài liệu kể trên, chưa có một nghiên cứu nào
khai thác vấn đề cảnh vật trong Ngưòỉ xa lạ. Tác giả Vũ Đình Lưu trong bài
Nén tảng đạn đức luận của Sartre và Camus (Tạp chí Văn, Sài Gòn sô 25-
1965) có nhác đến mặt trời bên bò' Địa Trung Hái, tình yêu của Camus với
cánh vật, biển cả, đất lành, nhưng không xem xét nó trong phạm vi nghệ thuật
miêu tả mà chỉ hướng về những biểu tượng tượng tnrng cho triết lý của
Camus, mang tính nội dung.
Mỗi văn bản có nhiều độc giả và mỗi độc giả có cách đọc của mình.
Luận văn thể hiện cách đọc riêng của chúng tôi về Ngưòỉ xa lạ, trong đó cảnh
vật là một mặt cắt của tác phẩm. Chúng tôi thực hiện đề tài vói hy vọng góp
13

một phần nhỏ đưa Camus vào vị trí xứng đáng hơn trong nghiên cứu Văn học
Phương Tây ở Việt Nam.
III. Đóng góp mới của luận văn
1. Luận văn khai thác những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật trong
tác phẩm Người xa lạ của Albert Camus theo một hướng hoàn toàn mới:
nghiên cứu vấn đề cảnh vật.
2. Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và
tương đối bao quát về cảnh vật, gắn với những vấn đề lý luận của tiểu thuyết:
tổ chức truyện, miêu tả và nhân vật, trong Ngưòỉ xa lạ của Albert Camus. Đãc
biệt, chúng tôi đề cập đến những vấn đề cơ bản của phương diện miêu tả như
cấu trúc, ngôn ngữ miêu tả, biểu hiện hội hoạ, hay tìm hiểu khái niệm "điếm
dừng" của tiểu thuyết qua các đoạn tả eảnh , những vấn đề còn chưa được
CỊiian tâm đầy đủ trong lý luận phê bình văn học ở Việt Nam.
3. Luận văn góp phần mở ra hướng nghiên cứu chuyên biệt về phong
cánh (cảnh vật) trong tiểu thuyết.
IV. Xác định và giới hạn đề tài
Củnìi vật, hoặc phong cả/ìỉì (paysage) là khái niệm có liên quan đến
khâtiíỉ ìịìc/ìi {espace) và nơi chốn (lieu). Đây là những thuật ngữ quen thuộc
trong nghiên cứu văn học phương Tây. Không gian là môi trường vật chất cùa
thê giới. Nó có thể xem như bầu không quyến bao trùm mọi vật xung quanh
con người. Nơi chốn là một phần không gian được định vị, có thể chỉ định, có
thể nêu tên, có thể cá biệt hoá. Không gian có trước, dường như nó ở sẩn đó
và tiếp nhận nơi chốn. Nơi chốn xác định vị trí của mình trong không gian và
đến lượt nó, trờ thành môi trường hoạt động của nhân vật và môi trường diễn
tiến của sự kiện. Trong tác phẩm, nơi chôn, cĩinc như không gian, mang dậm
14
tính chất địa lý-văn học. Tuy nhiên, đó không chi là khung cánh, bối cánh, mà
còn là yếu tố cấu thành cơ bản, một tác nhân thực sự tham gia vào chính hành
động của tiểu thuyết.
Phong cảnh cũng là nơi chốn nhưng là một nơi chôn có tính thám mỹ

cao, thường là vẻ đẹp thiên nhiên. Nơi chốn nhiều lúc chỉ là một cái tên.
nhưng phong cảnh thì thường phô bày và được mỏ lá. Nêu không gian có thê
coi như một bầu trời đêm, nơi chốn là các ngôi sao thì phong cánh là những
ngôi sao sáng nhất. Phong cảnh thu hút mạnh mẽ con mắt ngắm nhìn. Nó thê
hiện "gu" thẩm mỹ của nhà tiếu thuyết. 0 đây, chúng tôi muốn nói thêm về
cách dịch từ paysaẹe. Từ điển của Lê Khá Kê và nhiều từ điển khác dịch là
phony ( dull. Nhưng cũng có tác giả dịch là rảnh vật (ví dụ T ừdiển Pháp Việt
cúa Nguyễn Văn Dương, Nxb. Thanh Hoá 1997). Từ điển Tiếng Việt (Hoàng
Phê chủ biên, Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đà Nang) coi cánh vật và
phong cánh cùng một nội dung vì cùng định nghĩa đổ là "cánh thiên nhiên bày
ra trước mắt". Dịch già Trần Thiện Đạo trong các phán của Giao cảm {Noces),
Nxb. Ngày nay, Sài Gòn 1965 đều dịch ỊHiỵsaạc là cảnh vật. Đây cũng là
cách dịch của luận vãn. Khi nghiên cứu tác phẩm Người xa lạ của Camus.
chúng tôi muốn nhấn mạnh tính chất tác động của con người vào tự nhiên.
Cánh vật bao gồm cá cánh sắc thiên nhiên và phong cành thành phố như
Poxpelop đã nêu. Trong luận văn, chúng tôi không khai thác hết toàn canh hức
tranh mà chỉ lựa chọn một số cánh vật tiêu biếu cho từng vấn đề và cố gắng
xem xét chủ yếu trên CO' sở nghệ thuật miêu tá. Trong khuôn khổ của luận vãn
cao học, chúng tôi không thể tiến hành so sánh vấn đề miêu tá cánh vật ciìa
tác phẩm này với miêu tá cảnh vật trong lịch sử của tiếu thuyết theo một hệ
thòng tổng hợp mà chủ yếu kết họp nghiên cứu với mộ! s6 tác phẩm khác cua
•Set áọA
Camus như Dịch hạch {La Pestc), Gian cám (Nnces). Sup đi) (La Chute).
N‘Toài ra chúng tòi cũim đối chiêu vân đề cũn luận ván với vấn đê liên Cịtian
tioncr tác phẩm của một vài tác giá khác, chủ yêu là thê kV XX: Buôn nón (ỈM
15
Nausée) của Jean Paul Sartre, Ghen {La Jalousie) của Alain-Robbe Grillet.
Đi tìm thòi gian đã mất (À Recherche le temp perdu) của Marcel Proust
Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cả/ih vật với tổ chức truyện

Chương 2: Cả/ih vật với mix'll tả
Chương 3: Cảnh vật với nhân vật
ớ các chương sẽ có những vấn đề lặp lại, nhưng được lý giái theo từng
góc độ khai thác - chúng tôi coi đó như là những diện cắt khác nhau để có thể
có cái nhìn toàn diện hơn đối với Cánh vật Íro/ÌÍỊ Ngicời xa lạ c ủa Albei t
Ccnmts.
IV. ỈVIục tiêu
Khi giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu Cánh vật from* Ngưòi xa lạ ( lia
Albert Camus, luận văn hướng tới các kết luận:
1. Khẳng định giá trị nghệ thuật của ranh vật. Nó không chí là nền,
phông của tiểu thuyết mà còn là một nhân tô tham gia vào tổ chức của truyện.
2. Xem xét vị trí của miêu tả, so vói kể chuyện, trong tiểu thuyết này.
3. Tim hiểu mỹ học về cảnh vật của Camus.
V. Phương pháp nghiên cứu
"V* Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thòng kê, lổng họp
-ộ- Phương pháp kháo sát văn bản
•ộ- Phương pháp đôi chiếu, so sánh
^ Phương pháp phân tích, C|iiy nạp
16
Ghi chú: Những đoạn trích dẫn tác phẩm được lấy từ các tài liệu dịch
bàng tiếng Việt. Những đoạn trích dẫn phê bình nghiên cứu chủ yếu do người
viết dịch (phần do người khác dịch được chú thích theo tác phẩm trích dẫn).
Chú thích các đoạn trích được ký hiệu bằng hai con số: số thứ nhất là số thứ tự
tác phẩm ở phần thư mục, số thứ hai là số của trang có đoạn trích. Những chữ
in nghiêng trong các trích dẫn tác phẩm là do người viết nhấn mạnh.
17
Chương 1:
CẢNH VẬT VỚI T ổ CHÚC TRUYỆN
Kết cấụ tiểu thuyết, cũng như loại hình tự sự, là sự tổ chức ó' bình diện
trần thuật, trong đó trật, tự liên kết thành phán và chi tiết của "tạo hình khách

thế" (Poxpelop) là một phần hết sức quan trọng, thiếu nó tác phẩm chỉ còn là
những biểu hiện hết sức khái quát về cốt truyện và đơn thuần là chỉ ra hành vi,
hoạt, động của nhân vật. Các yếu lố của tạo hình khách thể bao gồm giới thiệu
lai lịch, miêu tả chân dung nhân vật, giới thiệu hoàn cánh, môi trường, tá
cánh, tả đổ vật, tái hiện tâm trạng, độc thoại, đối thoại, lời bình của tác
giá vv Trong Người xa lạ, cánh vật là yếu tố nổi trội. 0 chương này, chúng
lôi tập trung vào các vấn đề: bối ('(inh, hô cue và điểm clừniỊ.
1.1. Hối canh
Mỗi nhà văn có một hứng thú riêng về một vùng, miền địa lý. Chính
niềm say mê sẽ trở thành sở trường của họ và mang lại nét đặc thù trong tác
pham. Faulkner quan tâm đến một vùng tướng tượng là Yoknapatawpha gân
với thiên nhiên, huyền thoại, lịch sử và văn hoá miền Nam nước Mỹ. Bối cánh
Tấn trò dồi của Balzac là Palis và thành phố tỉnh lé với các cảnh đòi tư của
"dân Paris ở tỉnh lẻ" và "dân tỉnh lẻ ỏ' Paris". N. Mozet Ill'Ll ý rằng nét ý nghĩa
trong trung tâm chú ý của Balzac là tất ca các thành phô đều thuộc vé miền
Bắc nước Pháp, trong số mươi mười lăm thành phố không có thành phố nào
nằm ở phía nam của tuyến Angolême - Besan^on (48, 38).
Camus gắn bó sâu sắc vói Bắc Phi và Địa Trung Hái. Hầu hết tác phẩm
của ông đều được xây dựng trên nền cánh của Algérie. Các lóp phông cùa
Dịch hạch biến đổi theo vòng quay quá đất, dịch chuyển theo bốn mùa và đặc
biệt chịu ảnh hưởng theo sự tồn vong của bệnh dịch hạch. Tất cà những biến
đổi, dịch chuyển, ánh hưởng dó xáy ra ỏ' Oran. trén bò' biển Algérie, một thành
18
phố "bình thường", "xấu xí", "thiếu cảnh đẹp, thiếu cỏ cầy và không hồn".
"Nhưng phải cồng bằng mà nói thêm rằng nó được "ghép" vào một cành quan
vô song, giữa một cao nguyên trơ trụi, bốn phía là những ngọn đồi lấp lánh
ánh nắng, trước một vũng đường nét tuyệt vời"(3, 14).
Bốn bài tiểu luận của tập Giao cảm như bôìi bức tranh về những thắng
cánh của Algérie: phế tích La mã cổ ở Tipassa, sát bò' Địa Trung Hải dưới
chân dãy Chénoua, cao nguyên thành Djemila lộng gió, biển mùa hè đầy nắns

ở Alger Camus đưa các nhân vật của tập truyện ngắn
Nni litu đày và vương
(ịunc đi xa hơn về phía nam Algérie, qua cao nguyên đá và sa mạc cát, khám
phá ra "nơi trời đất hoà lẫn với nhau thành một đường dài tinh khiết"( Ngưồỉ
(làn bà ngoại tình, 4, 34), tìm đến thị trấn Taghasa "bằng muối, dưới cái lòng
cháo lớn chứa đầy hơi nóng trắng bạch" (Ke phản bội hay một linh hồn bôi
rối, 4, 53).
Bối cánh của Ngưòỉ xa lạ cũng là một xứ sứ mà Camus khấc hoa vói
địa lý, địa hình, khí hậu, tập quán thói quen, trang phục của con người ứ đổ:
thành phô Alger, thủ phủ của Algérie, bên bò' Địa Trung Hái. Dẻ nhận thấy là
bối cánh các tiểu thuyết của Cam
11
s thường là các thành phố lớn. Không nói
tới Oran, thành phố của Dịch hạch vì nó mang tính biểu tượng nhiều hơn là
thực tế, Alger của Ngưòi xa lạ và Amsterdam của Sa do ạ là hai thành phô hết
sức nổi bật do nhiều nét đối lập nhau. Nếu Amsterdam là "một khoáng khôn"
gian nhỏ nhắn chi chít nhà cửa và sóng nước, vây bọc bởi sa mù, đất báng lạnh
uiá và biển cá đấm đìa hơi sương như một thùng giặt sôi bỏng"(6, 20) thì
Alger là một "vùng ánh sáng" nóng và khô, trong tất cá các ngày được nói tới
không có lấy một ngày mưa. Đặc ân mà tạo hoá ban cho đất này là năng -
"nắng tràn trề", "ứa tràn", nắng đuổi theo con người mọi lúc mọi nơi. Sáim r;i
khi mỏ' cửa phòng, nấng đã "vá" vào mặt "như một cái tát"(5, 61 ). Đường pho
H£ỊỘp tràn nắnsĩ. Trong phòng xử án, "mặc dấu có mành che, nắng ván lọt vào
t ừn chỗ và khônq khí đã ngột nsạt"(5, 100). Niíay ca tron SI xà lim thirong là
19
nơi khuất tối, người bị giam vẫn có thế "vươn mặt vé phía ánh sáns"(5. 88).
Nung nóng là đặc trưng của xứ này nên không có gì là lạ khi nó tham gia vào
cuộc sống hàng ngày và đời sống tinh thẩn của con người ỏ' đáv. Thêm nữ;i.
"cái mà Alger và Algérie mang lại cho Camus, đó là ánh sáng, được chiêm
ngưỡng không trừ một giác quan nào. Thành phố ngự trên ngọn núi nho cua

Kasbah, mở ra hình bán nguyệt quanh vịnh như một nhà hát cố đại. [ ]. Nó
đón nhộn hoàn toàn mặt trời thức dậy, ban tặng những cánh tượng mà Camus
không ngừng nói về ánh sáng rực rỡ của nó" (45, 23). vé diêm này, bối cánh
của Nguôi xa lạ gần như đối lập hẳn vói bối cánh của Buồn nón (J-P. Sartre i:
Ihành phố Bouville trong ánh mặl trời cũng chỉ có thứ ánh sáng màu xám. còn
(V phố Tournebride: "ánh sáng thì dĩ nhiên là có, nó tuón trào liên cửa kính các
cứa hiệu. Nhưng không phái là thứ ánh sáng vui, nó trắng xoá vì sương mil và
dội lên vai anh như dội nước tắm" (8, 144). Thành phố ánh sáníỉ là hình ánh
một "vương quốc" trong sáng tác của Camus.
Đất nước, quê hương, thành phố của Camus chính là mùa hè, nói nhu' c;i
sĩ của vùng Quebec, GillesVinault: "Đất nước lôi, đó không phai là một dát
nước, dó là mùa đông" (75, 40). Câu chuyện cùa NiỊuòi xa lạ diễn m tionu
khoảng thòi gian của một năm, nhưng chí ghi lại dấu ấn cua mùa hè. Mùa hc
năm trước, người mẹ đột ngột mất ỏ' trại dưỡnơ lão, Meursanlt trớ vé làn,ụ
Magenro trực linh cữu, đưa tang mẹ rồi trỏ' lại Alger, gặp Marie, két ban với
Raymond, đi tám biển và gây ra vụ giết người. Nhữim sư kiện này gói gọn
trong khoáng mười tám ngày nắng nóng klúmc khiếp. Sail đó. Meursault hi
giam trong tù, chịu đựng các cuộc hỏi cunu, cuộc viêng thám ciìa Irạim SU'
cĩíim như người thăm tù. Ngày (háng trôi đi và: "cho đến một hôm. [ ] người
uác báo là tôi đã ỏ' đây năm tháng" (5, 97). Bao nhiêu thời ciun tiếp theo nữa.
đất trời chu chuyến thế nào, nhân vật không biêt mà lác ỉiia cũnc khôim nói.
Dii'0'ng như tác ÌZiá đê khoáns; thòi gian đó im lãng, bát đóim nam trên khoang
trắníí ỉíiữa ch ươn
2
; 2 và chương 3 của phán II. Câu mo' đáu cua chi [■()'! ì LI 3 1.1
20
một phép tỉnh lược tuyệt đối: "Tôi có thế nói, kì thực, mùa hè đã rất mau
chóng thay thế mùa hè" (5, 99). Mùa hè năm sau bắt đầu bằng các cuộc tranh
cãi ở toà đại hình định ngày xử án, trong "nắng tưng bừng" (5, 99) của tháng
sáu. Phiên toà xét xử diễn ra khoảng hai ngày. Án tử hình đã định, Meursault

bình thản đón nhận cái chết. Cuốn sách của Camus khép lại trong "sự bình
yên tuyệt diệu của mùa hè" (5, 147) mà nhân vật cám nhạn được. Câu chuyện
của Vụ án (F. Kafka) cũng diễn ra trong thời gian một năm, nhưng trong một
năm đó có chỉ thấy lõ một ngày nắng, hai ngày mưa, bốn lần có trăng, còn lại
là một màu xám xịt,
11
ám, vô sắc thái, phi mùa. Có thể nói mùa hè là bối cảnh
đặc biệt của Ngưòỉ xa lạ.
Alger, thành phố mùa hè, thành phố mặt trời luôn chan hoà ánh nắng
cũng là thành phố biển. Đó là nơi gặp gỡ của khí trời và khí biển. Camus từng
so sánh Alger với các thành phố lớn trên thế giới: "Các đô thị như Paris, Praha
và cả Firenze nữa, kín đáo vô cùng và vì vậy giói hạn thế giới riêng biệt cua
mình. Còn Alger, và một số miền đất đặc thù như các thành phố ó' ven biển,
thì há hốc đón rước trời mây hệt như miệng người hay một vết thương. Những
cảnh ta có thể yêu chuộng được ỏ' Alger chính là cánh ta chung đụng hằng
ngày: biển cả ở bất cứ góc đường nào, mặt trời gay gắt đến bực bội " (2, 34).
Ngay khi ỏ' tù, Meursault cũng nhìn thấy biển từ cửa sổ nhỏ. Còn bãi tắm ứ
khu ngoài thành Alger, "không xa trạm đỗ xe buýt"(5, 62). Hơcạt động yêu
(hích của các nhân vật trong Người xa lạ là bơi và tắm nắng: "Tôi vẫn kìm nén
nỗi thèm nước của mình, song cuối cùne tôi cũng báo Masson: "Ta xuống
chứ?" Tôi nhào. [ ] Nước lạnh và tôi hài lòng được bơi. Ngoài khơi, chúng tôi
nằm thẳns; làm ván và trên mặt tôi hướng lên báu trời, ánh nắng gạt đi những
mạn? nước cuối cùng chảy vào miệng. Chúng tôi thấy Masson đã vào bò' đê
phoi nắng" (5, 64). Đó không chỉ là niềm vui sông mà còn là chiêm nghiệm
hirửng thụ cuộc sống của con người Alger.
21
Thành phố này không phải được nhìn nhận tổng quan hoặc phân chia
theo các phố như Những khu phó' đẹp (Les Beaux quartiers) của L. Aragon,
cũng không bị thu nhỏ chỉ còn căn hộ như Qua Milan (Passage de M ilan) của
M. Butor mà được mở lộng về phía ngoại ô và vùng phụ cận. Cảnh mở đầu

tiểu thuyết là trại dưỡng lão ở Marengo cách Alger tám mươi cây số. Vụ giết
người, một trong những sự kiện chính của tiểu thuyết, xáy ra trên bãi tắm ớ
ngoài thành Alger. Nhân vật sống ỏ'vùng ngoại ô, phố Belcourt, trong một khu
chung cư. Hoạt động của nhân vật chính ở phần I, trừ chương 1 và chương 6.
đều diễn ra ở đây.
Thành phố của Meursault chính là nỗi buồn chán và sự bất trắc. Hình
ánh một buổi chiều tối chủ nhật ở khu phố Belcourt chứa đựng chân dung con
người và cuộc sống Alger, thể hiện rõ nhất là tầng lớp trưởng giả. Bé trai "mặc
áo lính thuỷ, quần ngắn dưới đầu gối", bé gái "thắt chiếc nơ to tướng, chân đi
dày đen bóng lộn". Bà mẹ "vận chiếc áo dài màu hạt dẻ", ông bố "đội chiếc
mũ "canôchê" thắt một chiếc nơ to bướm, tay cám can". Còn thanh niên "tóc
bóng nhãy, cà vạt đỏ, áo vét tông bó eo với khăn tay thêu cắm túi ngực, giày
mũi bằng" (5, 29). Họ dạo chơi, đến rạp chiêu bóng hay đến sân vận động,
thản nhiên như mọi ngày chủ nhạt trong cuộc sống ngày thường. Thành phô
đó còn là khu chung cư tối tăm, là văn phòng tẻ ngắt ở sở, là khu cáng nằm
phơi ra trong nắng thiêu, là con đường đầy ổ gà và bụi bặm Trong con măt
Meursault, đó là một nhịp sống hết sức đơn điệu và tẻ nhạt. Còn các cir dân
của khu chung cư hầu như không thể có một cuộc sống bình lặng. Họ luôn
phải đối diện với những điều bất trắc, nếu không phải là nỗi mất mát, cồ độc
của lão già Salamano (và cả Meursault) thì cũng là sự va chạm, quấy rối, thù
địch của Raymond. Từ cuộc gặp gỡ với những con người này. cuộc sống cùa
Meursault chì thấy toàn những điều tai hại và nguy hiếm: chứng kiến nỗi buôn
đau vì bị mất con chó ỏ' Salamano, chứng kiến vụ ấu đa của Raymond với co
bồ của hắn, bị toán A Rập theo dõi, tham gia vào cuộc va chạm giữa nhỏm
22
bạn của Raymond với toán Ả Rập, vụ giết người trên bãi biển, bị bắt vào tù và
bị kết án tử hình.
Cái tên Alger xuất hiện trong tác phẩm, theo cách gọi của Meursault, là
để chỉ trung tâm thành phố. Các nơi chốn của nội thành Alger chỉ được biết
đến qua hình ảnh sở cẩm, toà án, xà lim và không có gì khác ngoài những gì

tồn tại bên trong bốn bức tường và bầu trời được nhìn qua khung cửa sổ. Tuy
nhiên, cũng có lúc nhân vật cảm thấy gắn bó thiết tha với thành phố này, nhất
là khi đến gần cái chết. Phố phường của nó được nhận biết không phải bằng
mắt mà bằng tai, tức là hiện hữu qua âm thanh: "Trong bóng tối của cái nhà tù
trên bánh xe của tôi, tôi thấy lại từng tiếng một, như dâng lên từ đáy nỗi mệt
mỏi của tôi, tất cả âm thanh của một thành phố tôi yêu, vào một giờ nào đó
mà tôi chợt cảm thấy hài lòng. Tiếng rao bán báo trong không khí đã thư giãn,
những con chim cuối cùng ở những khúc quành cao của thành phố và tiếng lao
xao của báu trời trước khi đêm ập xuống cảng "(5, 1 16). Đó như chính Am
thanh đổng vọng từ đáy lòng nhân vật và chính tác giá.
Chỉ dẫn địa lý trong Người xa lạ rất ít và Camus cũng tả không nhiều.
Tuy nhiên, từ một vài chuyển dịch của nhân vật cũng có thể đưa lại bán phác
tháo không chi tiết nhưng rõ nét: thành phố Alger, khu ngoại ô Belcourt, bãi
tắm biển ỏ' ngoài thành Alger, "không xa trạm đỗ xe buýt", nhưng "phải đi qua
một bình nguyên nhỏ trấn phía biển"(5, 62), "trại giam ỏ' chỗ cao nhất trong
thành phỏ"(5, 88), trại dưõìig lão ở Marengo, "cách Alger tám mươi cây số"
(5, 7) Người đọc có thể gặp ở đây nhiều chi tiết trung thành với thực tế:
Bclcourt là khu phố bình dân nằm ỏ' phía đông thành phố; ông lão Salamano
thường dẫn con chó dạo chơi ỏ' phố Lyon, sân vận động nằm ỏ' cuối phố này,
trong khu phố Ruissau nên rất bình thường là tàu điện thường chỏ' cầu thú và
khán giá đi qua dưới cửa sổ nhà Meursaul; Marengo cách không xa Tipassa,
được đặt tên là Hadjont từ thời kỳ độc lập (theo Rev, 63, 22).
Thực tế Camus không có ý định tái kiến tạo thành phố trên trang sách,
cũng không nhằm tô điểm những vẻ đẹp như tranh nhưng nhà văn vẫn tạo
được sức sống tiềm tàng trong chiều sâu im lặng của bối cảnh.
Alger luôn là thành phố hiện thực, khác với thành phố trongVụ án (F.
Kafka), Bouville của Buồn nôn (J-P. Sartre) và cá Oran của Dịch hạch. là
những thành phố trừu tượng. Thành phố của Kafka không gợi liên tưởng về
một thành phố nguyên mẫu nào vì chính nó cũng vắng mật, chính nó cũng
đánh mất tâm hồn mình, cũng nằm ngoài số phận, như K: luôn là bất thường.

Bouville dù được gợi cảm hứng thực tế từ La Havre vẫn chỉ tồn tại như một
cơn "buồn nôn": Roquentin và Bouville hoà lẫn với nhau trong cùng sự suy
sụp. Nó gần như không có điểm tựa nào về mặt không gian mà chỉ neo vào
trục thời gian. Vì là thành phố biểu tượng nên thành phố của Kafka, Bouville
của Sartre và Oran, một thành phố khác của Camus là hình ảnh của bất kỳ một
(liành phố nào. Còn Alger, thành phố mặt tròi và thành phố biển không lẫn vào
đâu được, đó là nơi Camus và Meursaul đã từng sống và gắn bó. Mật khác, nỏ
là bối cánh của Ngưòỉ xa lạ, nhưng luôn nhìn nhận theo hai mặt: thành phố
thực tế và thành phố tiểu thuyết - thế giới đu'
9
'c miêu tá bằng lời, không gian
đu'
9
'c sáng tạo ra nhờ ngôn ngữ.
24
1.2. Bô cục
Tiểu thuyết thế kỷ XX thực sự là những công trình kiến trúc nghệ thuật.
Điều đáng chú ý là tiểu thuyết gia xây dựng tác phẩm của họ không theo một
khuôn mẫu nào. Vấn đề không phải là họ đặt chồng các viên gạch một cách
ngẫu nhiên hay sắp xếp các tấm bê tông một cách lơ đãng. Có tác phẩm tổ
chức rời rạc, đứt nối, có tác phẩm rối như mê cung. Đôi lúc không phải tác giả
là người đạt ra vấn đề "kiến thiết" mà chức năng này được chuyển cho độc giá,
bởi vì tác giả không thể đọc mà không tổ chức nó, không nhận ra hằng lượng
của nó; nói về một văn bản cũng có nghĩa là chỉ ra cấu trúc của văn bản đó.
Lối kết cấu số học, lắp ghép, mẩu đoạn, cắt dán có thể gợi ra ý tưởng về sự đổ
vỡ nằm ngay ở hình thức bề ngoài của tác phẩm, tuy nhiên cũng không thế
không nói lằng chính bản thân đổ vỡ đó cũng là một hình thức, một bố cục
mang tính tư duy và rất sống động. Độc giả thích khám phá tìm tòi lối đi hơn
là bước ngay vào một cánh cửa mở chờ đợi sẩn. Bên cạnh đó độc giả cũng
cảm thấy vừa mắt, hài lòng với những tác phẩm có bố cục "đẹp". Ngưòi xa lạ

của Camus là một ví dụ điển hình về tính cân đối, hài hoà. Cuốn tiểu thuyết
được chia làm hai phẩn với số trang tương ứng nhau: phán I gổm sáu chương
dài tám tư trang, phần II gồm năm chương trải ra tám tám chương (theo
ƯEtranger, Folio, 1946). Việc phân chia chính xác này không gợi cho chúng
ta ý nghĩ rằng Ngưòi xa lạ được cấu trúc theo kiểu số học như tác phẩm của
R. Queneau hay theo hình thức âm nhạc như riêu thuyết của M. Kundera, mà
đó chỉ vì Camus quan tâm tói việc tổ chức tác phẩm một cách chặt chẽ, ổn
định. Theo chúng tôi, kết cấu của Ngưòi xa lạ gán vói kiến hình học đối xứng
hơn.
Cuốn tiểu thuyết hai phần tương ứng thu hút nhiều hướng chú ý khác
nhau. Các nhà nghiên cứu đã gợi mở, phân tích theo nhiều góc độ. vé thòi
gian trần thuật, hai phần của tiểu thuyết khác biệt nhau cán bàn: phần I đưoc
25
kể một cách đều đặn, tuần tự, chính xác, lối kể niên lịch, trong khi ở phần II
thời gian không rõ ràng, nghiêng về tính thường trực hay tuần hoàn, về không
gian có sự đối lập bên ngoài, bên trong do thay đổi môi trường của nhân vật:
phần I Meursault tự do, phần II bị cầm tù. vể nội dung xã hội, tiểu thuyết tạo
ra phân biệt: nửa đầu miêu tả cuộc sống của một viên chức bình thường, nửa
sau tập trung, vào xã hội quan chức, luật pháp, tôn giáo về mặt sự kiện, ba
cái chết
ở đầu, giữa và cuối truyện nối kết, liên hoàn với nhau có ý nghĩa về
mặt nội dung cũng như tổ chức tác phẩm. Luận văn quan tâm đến một góc độ
khác: xem xét vị trí của các đoạn tả cảnh và mối liên quan giữa chúng với bố
cục chung của tác phẩm.
Trong Người xa lạ, Camus kết hợp tả cảnh, tả chân dung và tả đổ vật,
nhưng chú trọng tả cảnh nhiều hơn. Các đoạn miêu tả tập trung chủ yếu ỏ'
phẩn I, nhất là các chương 1,2,6, đoạn tả cảnh đáng chú ý của phần II nằm ở
chương 5. Chúng tôi chú ỷ tới ba đoạn - là những đoạn thể hiện cảm hứng trữ
tình đặc sắc nhất trong toàn bộ tác phẩm:
Đoạn 1: Trong đám tang bà mẹ, chưong 1 của phán I

Đoạn 2: Trong vụ giết người trên bãi biển, chương 6 của phần I
Đoạn 3: Trong khi nhân vật Meursault chờ đợi ngày thi hành án của
mình, chương 5 của phần II
(Khái niệm đoạn chúng tôi đưa ra ỏ' đây chỉ có tính tương đối, nói đúng
ra đó phải là các nhóm đoạn. )
Trước hết, vị trí các đoạn này trả lời cho những đòi hỏi về mặt hình
thức, cho yêu cầu đối xứng mà Camus đã nêu trong s ổ tay (Carnets): "Đó là
một cuốn sách được sắp xếp và phong cách là cố ý. Sự thực là nó đã được
tạo dựng nên bốn hay năm lần, nhưng là để tránh đơn điệu và để có một bô
cục. [ ]. Ý nghĩa của cuốn sách đúng là nằm ỏ' sự tương ứng của hai phẩn"
(Dẫn theo Fitch, 50, 124). Vị trí các đoạn tả cành cũng không nằm ngoài ý
26
nghĩa này. Tuy nhiên, vói yêu cầu đối xứng, có phải là Camus quá chăm chút
đến hình thức tác phẩm không? Vậy có gì khác nhau giữa việc trang trí cho
hình ảnh nhân vật trong các trường ca cổ đại với việc trang trí cho tác phẩm ỏ
đây? Ý nghĩa của các đoạn tả cảnh vượt xa hơn thế rất nhiều.
Ba đoạn tả cảnh như ba điểm mốc định ranh giới chung, đánh dấu điểm
khởi đầu, điểm nối hai phần, điểm kết mỗi phần và điểm kết tác phẩm. VỊ trí
sắp xếp các đoạn đầu giữa và cuối như vậy gợi cho chúng tôi hình dung rằng
nếu Ngưòi xa lạ là một ngôi nhà hai gian thì các đoạn tả cảnh chính là những
cánh cửa đóng mở ngôi nhà đó.
Truyện mở đầu bằng mấy câu thông báo ngắn gọn về cái chết của bà
mẹ, sau đó kể về chuyến đi của người con trai đến trại dưỡng lão và đêm tiỊíc
linh cữu. Thoạt đầu, lời tả đan xen và chỉ hiện hữu bằng những câu ngắn. Từ
trang 17 đến trang 24 (kết thúc chương I), trong khoảng thời gian của ngày
đưa tang, các đoạn tả chiếm ưu thế rõ rệt hơn.
Đoạn dài nhất và là đoạn cơ bản nhất, chiếm gần hết chương 6 của
phần I, từ trang 61 đến trang 73. Đây là đoạn tả cảnh gây chú ý nhiều nhất.
Nằm ở trung tâm của truyện, ỏ' chương kết phần I, gắn với sự kiện về vụ giếl
người trên bãi biển, đoạn tả cảnh này góp phần đưa lại kiến trúc đặc biệt của

cuốn sách: năm chương - chương bản lề - năm chương.
Tác phẩm kết thúc khi nhân vật đã lãnh án tử hình và đang chờ đợi ngày
thi hành án. Đoạn tiĩr tình dài một trang, khép lại cuốn sách.
Fitch cho rằng đoạn trữ tình ở cuối tác phẩm là sự "hồi cố" một cách
hình ảnh về vụ giết người trên bãi biển, đồng thời đáp ứng yêu cáu đối xứng
vói đoạn trữ tình ở chương 6 phần I. Quả thực không phải ngẫu nhiên hai đoạn
trữ tình này lại nằm ở vị trí điểm kết thúc mỗi chương. Chúng gợi liên tưởng
về những đầm nước mát đột nhiên xuất hiện trên sa mạc cạn, ỏ' cuối mỗi chặng
đường, thoá mãn con khát cho những người tham gia hành trình. Tuy nhiên.
27

×