-1-
Lời mở đầu
Trong những năm qua, khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện chuyển nền
kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mỗi doanh
nghiệp thực sự trở thành chủ thể kinh tế của quá trình tái sản xuất xã hội. Các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như được tiếp thêm sức mạnh mới, không ngừng
phát triển và nâng cao chất lượng, số lượng cũng như quy mơ hoạt động. Trải qua những
hồn cảnh hết sức khó khăn và thử thách các doanh nghiệp từng bước khẳng định vị thế
của mình trên thương trường, đóng góp một phần to lớn vào sự nghiệp phát triển chung
của nền kinh tế nước nhà.
Thị trường luôn ln biến động, ln có sự đào thải theo quy luật vốn có của nó.
Và một điều cốt lõi, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trên thị trường bắt buộc
phải có: vốn, lao động và trình độ quản lý, đó là điều kiện hết sức cơ bản nhưng không
phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng áp dụng và tận dụng nó một cách triệt để vào cơng
việc kinh doanh của đơn vị mình. Vấn đề đặt ra là doang nghiệp sẽ đứng vững và phát
triển trên thị trường, các hoạt động kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả tốt hay giậm chân
tại chỡ, hay thậm chí làm ăn thua lỗ và đi đến phá sản? Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc
vào nhận thức năng lực và khả năng nắm bắt thị trường của các nhà quản lý.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp vừa là người sản xuất, đồng
thời vừa là người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra, doanh nghiệp phải đảm
bảo mục tiêu cuối cùng của mình là lợi nhuận. Thị trường luôn thay đổi và nhu cầu ngày
càng cao. Thị trường đã trở thành một vấn đề quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tung
ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng với khẩu hiệu “hãy sản xuất ra cái mà
khách hàng thích, bán và sản xuất cái mà khách hàng cần”, thêm vào đó chất lượng sản
phẩm là yếu tố quan trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến nó
đồng thời cố gắng giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm để phù hợp với thu nhập của
-2người tiêu dùng. Từ những cơ sở đó xây dựng chiến lược lâu dài nhằm thoả mãn nhu cầu
của khách hàng. Điều đó tạo được chữ tín với khách hàng, mà chữ tín trong kinh doanh
là tài sản vơ hình lớn nhất của doanh nghiệp, nhờ tài sản này mà doanh nghiệp sẽ phát
huy được thế mạnh riêng, phát triển liên tục và bền vững để vươn lên chiếm lĩnh thị
trường.
Qua lý luận và thực tiễn, chúng ta thấy con người là yếu tố quan trọng, tất yếu cần
phải có trong mỗi doanh nghiệp, yếu tố con người quyết định sự thành cơng của doanh
nghiệp. Vì vậy việc thu hút lao động, bố trí lao động mới, sắp xếp lại lao động, giải
quyết các quan hệ lao động là những yếu tố quan trọng của chức năng quản trị. Bất kỳ
một doanh nghiệp nào đều muốn chiến thắng trong cạnh tranh, có uy tín chỗ đứng trên
thị trường. Muốn vậy khơng có cách nào khác là phải duy trì và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp có vị thế ổn định, đảm bảo cho việc tiêu thụ sản
phẩm đạt hiệu quả tốt nhất. Điều đó phụ thuộc vào trình độ chiếm được thị phần lớn trên
thị trường vai trò của các nhà quản lý, mặt khác giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng
đến mức cao nhất các ưu thế về nguồn lực, hạn chết được nhiều rủi ro nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao trong kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào cơ bản tạo nên hệ thống kinh tế quốc dân của mỗi
nước. Doanh nghiệp có phát triển kinh doanh tốt mới giúp cho đất nước phồn vinh và
phát triển. Vì vậy các chủ doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh để làm giàu cho bản
thân, cho doanh nghiệp và cho đất nước. Muốn có được kết quả như vậy các doanh
nghiệp phải tìm cho mình một thị trường tiêu thụ sản phẩm thích hợp. Chính vì vậy, các
doanh nghiệp phải tìm mọi cách để duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường
mới.
Trong nền kinh tế thị trường việc các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự
cạnh tranh gay gắt là điều tất yếu. Để tồn tại và phát triển, tất cả mọi doanh nghiệp đều
vừa phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh, vừa phải tìm mọi cách thuyết phục và lơi
kéo khách hàng. Trước thực tế đó cùng với những kiến thức tích luỹ trong q trình hoc
tập tại Cơng Ty Cổ Phần Ngơi Sao Tương Lai (FUTURE STAR CORP), tôi đã nghiên
-3cứu tìm hiểu, phân tích và đi sâu đánh giá khả năng cạnh tranh của cơng ty. Và đó là lý
do thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài:
Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
thị trường dịch vụ taxi của Công ty Cổ Phần Ngôi Sao Tương Lai
(Taxi Future).
-4-
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.1 Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu.
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, dịch vụ Taxi đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội. Hoạt động dịch vụ Taxi ngày càng phát triển
với tốc độ chóng mặt và trở thành một ngành kinh tế rất quan trọng ở nhiều nước trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong những năm gần đây, dịch vụ Taxi nói riêng và Việt Nam nói chung đang
trong tình trạng cạnh tranh rất gay gắt. Chỉ riêng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã
có khoảng trên 30 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Taxi, tổ chức hoạt động, có
kinh nghiệm trong việc tổ chức, thu hút vốn đầu tư, thu hút nguồn khách. Dưới những áp
lực và cạnh tranh đó, để có vị thế lớn mạnh trên thị trường các công ty kinh doanh lĩnh
vực dịch vụ Taxi đã không ngừng đổi mới, phát triển công ty nâng cao chất lượng hoạt
động kinh doanh.
Công ty Cổ phần Ngôi Sao Tương Lai được thành lập từ năm 2007, trải qua ba
năm hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh, còn nhiều
vấn đề vướng mắc cần được giải quyết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cơng ty.
Sau khi nghiên cứu tình hình cạnh tranh của Công ty Cổ phần Ngôi Sao Tương Lai, tôi
quyết định chọn đề tài: " Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị
trường dịch vụ taxi của Công ty Cổ Phần Ngôi Sao Tương Lai ( Taxi Future)".
1.2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu.
Trong năm 2008 và 2009 vừa qua mặc dù nền kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng
nhưng các đơn vị kinh doanh taxi vẫn phát triển tốt bằng chứng là các hãng taxi vẫn tăng
đầu xe và nâng cao chất lượng dòng xe của mình nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng taxi
ngày càng cao tại TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương và Đồng Nai.
Vào năm 2010 khi nền kinh tế ổn định hơn các dự án đầu tư của nước ngoài đang
tăng mạnh đặc biệt các dự án về bất động sản ( tồ nhà văn phịng, căn hộ cao cấp, các
khu du lịch nghĩ dưỡng,…) đang được đầu tư mạnh sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng taxi ngày
càng cao.
-5Bên cạnh đó do chủ trương siết chặt quản lý đối với xe taxi dù, đây cũng là cơ hội
để taxi chính hãng phát triển. Do đó việc cạnh tranh để giành thị trường, thu hút khách
hàng của các hãng taxi sẽ ngày càng lớn. Nếu như không hiểu rõ đổi thủ thì khả năng
giành thị trường là rất khó khăn.
1.3 Quan điểm chọn đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường việc các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự
cạnh tranh gay gắt là điều tất yếu. Hiện nay, ngành cơng nghiệp khơng khói đem lại
nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước, giải quyết được công ăn việc làm cho người
lao động, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thức được điều này, dich vụ Taxi phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vu taxi ra đời hàng loạt. Sự phát triển về quy mô cũng
như số lượng các doanh nghiệp taxi một mặt đã tạo ra bước ngoặt trưởng thành của
ngành dịch vụ Taxi, mặt khác tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các công ty trong
cùng lĩnh vực. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển được các công ty kinh doanh
dịch vụ ln ln phải tìm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với
các đối thủ cạnh tranh khác.
Nhận thức được vấn đề này, sau khi thực tập tại Công ty Cổ phần Ngôi Sao
Tương Lai, thấy được áp lực cạnh tranh của các công ty kinh doanh dịch vụ Taxi trên địa
bàn TP.HCM là rất lớn. Đồng thời thấy được những lợi thế, điểm mạnh của Công ty Cổ
phần Ngôi Sao Tương Lai. Tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Những giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường dịch vụ taxi của Công ty Cổ
Phần Ngôi Sao Tương Lai ( Taxi Future)” để góp phần giảm bớt áp lực cạnh tranh của
công ty so với các công ty khác trên địa bàn TP.HCM.
1.4 Những tư liệu được sử dụng (liệt kê).
Sử dụng các tư liệu, thông tin trên internet.
Các tư liệu do công ty cung cấp và tư liệu thu thập trong quá trình thực tập.
1.5 Phương pháp nghiên cứu.
Thiết lập đề cương chi tiết cho đề tài nghiên cứu khoa học.
-6Phương pháp phân tích, thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan. Phân tích cơ
sở lý luận đề ra giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, đánh giá thực trạng khả
năng cạnh tranh của công ty.
Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá khả năng cạnh tranh so với các công ty
khác.
Sử dụng phương pháp khảo sát phỏng vấn khách hàng.
-7-
CHƯƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỨC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY.
2.1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá
hoạt động theo cơ chế thị trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo, hướng
suy nghĩ và hành động của con người. Hoạt động sản xuất kinh doanh là một mảng quan
trọng trong đời sống xã hội, trong đó ý thức vươn lên không đơn thuần là trở thành người
đứng đầu mà có thể là sự thành cơng trong một lĩnh vực nào đó hay là đạt được một mục
tiêu cụ thể nào đó. Suy nghĩ và hành động trong sản xuất kinh doanh ln bị chi phối bởi
tính kinh tế khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Cạnh tranh luôn gắn liền với thị trường vì
cạnh tranh được hình thành và phát triển trong lịng thị trường. Vậy cạnh tranh là gì?
2.1.1. Quan niệm về cạnh tranh. [ 7 ]
Khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác
nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội. Vấn đề cạnh tranh
kinh tế, về mặt lý luận, từ lâu đã được các nhà kinh tế học trước C.Mác và chính các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã đề cập đến.
Khi đi nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư
bản chủ nghĩa, C.Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là : Quy luật điều chỉnh
tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị
trường. Quy luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá cả và chi phí sản xuất và khả năng
có thể bán hàng hố dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực trong nền kinh tế thị trường. Trong
Văn kiện Đại hội VIII của Đảng cũng đã ghi rõ: “Cơ chế thị trường địi hỏi phải hình
thành một mơi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích
phát triển đất nước, chứ khơng phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thơn
-8tính lẫn nhau”. Trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001-2005 Đảng ta khẳng
định cần phải: “Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được dùng ở đây là cách gọi tắt của cụm từ cạnh tranh
kinh tế – một dạng cụ thể của cạnh tranh.
Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hố. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác động của các quy luật thị
trường, như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu…
Do cách tiếp cận khác nhau, bởi mục đích nghiên cứu khác nhau, nên trong thực
tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Kế thừa các quan điểm của các nhà
nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng: cạnh tranh là quan hệ nhằm phản ánh mối quan hệ
giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa. Đó
là sự ganh đua giữa các chủ thể nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất để thu
được lợi nhuận siêu ngạch về phía mình. Cạnh tranh cịn là phương thức giải quyết mâu
thuẫn lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không quyết
định bản chất kinh tế - xã hội của các chế độ xã hội. Tính chất cạnh tranh bị chi phối bởi
bản chất kinh tế - xã hội của những chế độ xã hội đó.
Tính cạnh tranh đơn thuần là khả năng sinh lợi trong kinh doanh. Một gánh bún
riêu vỉa hè làm ăn có lãi là có tính cạnh tranh cao hơn một nhà hàng 5 sao nhưng làm ăn
thua lỗ. Cái gì quyết định tính cạnh tranh của doanh nghiệp? Là khả năng cung cấp được
cái gì thị trường đang cần, với một giá hợp lý với cái chất lượng của sản phẩm được
cung cấp và làm ăn có lãi. Ai là người xác định tính cạnh tranh của doanh nghiệp? Là
doanh nhân, từ sự đam mê, khả năng và những cơ hội kinh doanh đặc thù của họ. Vì mỗi
người có một đam mê (làm giàu và làm cái gì mình thích thú), khả năng và cơ hội khác
nhau, cho nên bản chất của mỗi doanh nhân và hoàn cảnh đặc thù của họ cho họ một lợi
thế cạnh tranh đặc biệt, hoàn toàn khơng giống với ai. Vì vậy, chỉ có doanh nhân mới
chính là người khẳng định được lợi thế của riêng mình và biết lợi dụng thời thế để tạo
anh hùng. Nếu họ làm ăn có lãi, doanh nghiệp họ có tính cạnh tranh. Nếu họ khơng
thành cơng thì chính họ hoặc người khác sẽ lấy bài học thất bại đó để làm tốt hơn. Nếu
-9cơ hội kinh doanh có thực và khả thi, thì chắc chắn người sau sẽ làm hay hơn người
trước, cầu sẽ có cung.
Luật cạnh tranh là một bộ luật được ban hành nhằm qui định các hành vi cạnh
tranh và các hành vi khác liên quan. Tại nước Việt Nam, luật cạnh tranh được quốc hội
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 03 tháng 12 năm
2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2005. Luật gồm 6 Chương, 123
Điều, áp dụng với mọi tổ chức cá nhân doanh nghiệp, mọi hiệp hội, ngành nghề hoạt
động ở Việt Nam và quy định các hành vi của các cơ quan tổ chức, cơ quan quản lý Nhà
nước liên quan. Điều 1 chương 1 của luật chỉ rõ phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định
về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, trình tự, thủ tục giải
quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Sứ mệnh cơ
bản của luật cạnh tranh là:
• Khẳng định và bảo hộ quyền tự do kinh doanh của doanh nhân.
• Duy trì và ổn định trật tự cạnh tranh
• Góp phần hình thành ý thức cạnh tranh lành mạnh
• Góp phần khơi thơng dịng chảy và điều tiết cạnh tranh
Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm,
các lồi vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự
kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho
nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể
thao. Cạnh tranh có thể là giữa hai hay nhiều lực lượng, hệ thống, cá nhân, nhóm, lồi,
tùy theo nội dung mà thuật ngữ này được sử dụng. Cạnh tranh có thể dẫn đến các kết quả
khác nhau. Một vài kết quả, ví dụ như trong cạnh tranh về tài nguyên, nguồn sống hay
lãnh thổ, có thể thúc đẩy sự phát triển về mặt sinh học, tiến hố, vì chúng có cơ hội,
được cung cấp lợi thế cho sự sống sót, tồn tại.
Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận trong mọi
hoạt động kinh tế đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh khơng những là mơi trường,
động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng
năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng
- 10 làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Một trong những khó khăn là khơng có một sự
đồng nhất trong quan niệm về cạnh tranh. Lý do là thuật ngữ này được sử dụng để đánh
giá cho tất cả các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia và cả khu vực liên quốc gia.
Khi xác định tính cạnh tranh của một doanh nghiệp hay của một ngành công nghiệp chỉ
cần xét đến tiềm năng sản xuất một hàng hoá hay dịch vụ ở một mức giá ngang bằng hay
thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải có trợ cấp.
Với các quan niệm về cạnh tranh như trên, có thể rút ra khái niệm về cạnh tranh
của doanh nghiệp như sau: “ Cạnh tranh của doanh nghiệp là một q trình trong đó các
doanh nghiệp ln phải ganh đua với nhau, tìm mọi biện pháp – cả nghệ thuật lẫn thủ
đoạn – để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, thơng thường chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích
cuối cùng của các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh là tối đa hố lợi ích”.
Cạnh tranh là cuộc chạy đua kinh tế liên tục khơng hề có đích đến. Đó chính là
q trình mà các chủ thể ln ln phải vươn lên, mọi sự cải tiến ở một bên đều là đối
trọng cho bên thứ hai (đối thủ cạnh tranh). Cạnh tranh luôn đi đôi với mạo hiểm, nhưng
không mạo hiểm, không cạnh tranh là mạo hiểm với chính bản thân mình. Sự đứng yên
hay thụt lùi là tự sát, là phá sản đối với doanh nghiệp. Vậy sự cạnh tranh là một trong
những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Khơng có
cạnh tranh thì khơng có kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường, khả năng (năng lực)
cạnh tranh cao là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay.
2.1.2. Phân loại cạnh tranh. [ 5 – trang 3 ]
Phân loại cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu về cạnh tranh.
Phân loại cạnh tranh nhằm nhận thức rõ về từng loại hình cạnh tranh để từ đó có những
phản ứng thích hợp trong từng hồn cảnh cụ thể.
2.1.2.1.Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường.
Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy
luật mua rẻ bán đắt. Những người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất,
ngược lại người mua có tham vọng mua được hàng hố với giá rẻ nhất. Giá cuối cùng là
- 11 sự cân bằng và thống nhất giữa người mua và người bán sau một quá trình thương lượng
và tạo nên giá cả thị trường.
Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Chỉ xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu. Tức khi
lượng hàng hoá dịch vụ cung ứng trên thị trường khiến cho hàng hoá trên thị trường trở
nên khan hiếm và người mua sẽ chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá mà họ cần,
điều này khiến cho giá cả hàng hố leo thang khơng ngừng. Kết quả cuối cùng là người
bán thu lợi nhuận tối đa còn người mua thì chịu thiệt hại.
Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh chính trên thị
trường, mang tính chất gay go và quyết liệt nhất quyết định tính chất sống cịn của doanh
nghiệp. Cuộc cạnh tranh này thường trong trường hợp cung lớn hơn cầu và khi đó người
bán sẽ cạnh tranh với nhau làm tăng thêm lượng hàng hố tiêu thụ cho cơng ty mình;
tăng tỷ lệ thị phần cung (tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất). Quy
luật cạnh tranh khắc nghiệt sẽ lần lượt đào thải ra khỏi thị trường những doanh nghiệp
nào khơng có chiến lược kinh doanh thích hợp và giữ lại các doanh nghiệp nào khơng có
chiến lược kinh doanh thích hợp và giữ lại các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hơn
hẳn các đối thủ trên thị trường.
2.1.2.2. Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay thuần t: Là tình trạng cạnh tranh trong đó
giá cả của một loại hàng hoa là không thay đổi trong tồn bộ địa danh của thị trường, bởi
vì người mua, người bán đều biết tường tận về các điều kiện của thị trường.Trong điều
kiện đó khơng có cơng ty (nhà kinh doanh) nào có đủ sức mạnh có thể ảnh hưởng đến
giá cả sản phẩm của mình trên thị trường. Do đó, cả hai bên mua bán đều phải chấp nhận
giá cả đang phổ biến trên thị trường thông qua quan hệ cung cầu.
Cạnh tranh khơng hồn hảo: Là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các
ngành sản xuất mà ở đó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất có đủ sức mạnh và
thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình trên thị trường. Cạnh tranh khơng
hồn hảo có hai loại: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền.
• Độc quyền nhóm: Tồn tại trong các ngành sản xuất mà ở đó chỉ có it người sản
xuất, mỗi người đều nhận thức được giá cả của các sản phẩm của mình khơng phụ
- 12 thuộc vào sản lượng của mình mà cịn phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ
cạnh tranh quan trọng trong ngành.
• Cạnh tranh mang tính độc quyền: Là một hình thức cạnh tranh mà ở đó người bán
có thể ảnh hưởng đến người mua bằng sự khác nhau trong các sản phẩm của mình
về hình dáng, kích thước, chất lượng, nhãn mác. Trong rất nhiều trường hợp
người bán có thể buộc người mua chấp nhận giá. Trong hình thức cạnh tranh này
có nhiều người bán về cơ bản là giống nhau, có thể thay thế cho nhau ở mức độ
cao nhưng khơng phải là thay thế hồn hảo, hay nói cách khác độ co giãn của cầu
theo giá là cao nhưng không phải vô cùng. Trong ngành cạnh tranh kiểu này, quy
mô cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể lớn, vừa hoặc nhỏ nên các doanh
nghiệp mới gia nhập ngành tương đối dễ và các doanh nghiệp trong ngành rời bỏ
cũng dễ dàng nếu việc kinh doanh của họ trở nên khơng có lãi.
2.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản
xuất ra một loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ, cùng phục vụ một tập khách hàng trọng
điểm, kết quả là hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
kinh tế khác nhau nhằm giành giật lợi nhuận cao nhất. Trong q trình cạnh tranh, các
doanh nghiệp ln bị hấp dẫn bởi các ngành có lợi nhuận cao nên có sự dịch chuyển vốn
từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận hơn. Sự chuyển dịch này sau một thời
gian vơ hình chung đã hình thành nên sự phân phối hợp lý giữa các ngành sản xuất để rồi
kết quả cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau cùng một số
vốn chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận chung cho
tất cả các ngành.
2.1.2.4. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ.
Hay còn gọi là cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Cạnh tranh quốc tế
có thể diễn ra ở ngay thị trường nội địa, đó là cạnh tranh giữa hàng hố trong nước sản
xuất với hàng ngoại nhập (nhất là hàng nhập lậu).
- 13 -
2.1.3. Những tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh.
Cạnh tranh có vai trị quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong
lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự
phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người
sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí
sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, cơng nghệ trong đó cao hơn...để đáp ứng với
thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh, làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy
bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật,
áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn
thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Ngồi mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về
mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa
mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng
các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế
bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời
cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi
người và cho cộng đồng, xã hội.
2.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.2.1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. [7]
Khả năng cạnh tranh, sức cạnh tranh, hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
đã được nói tới nhiều khi chúng ta bàn luận về sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện tồn cầu hố như hiện
nay. Vậy chúng ta phải hiểu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào?
Quan điểm tân cổ điển (dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống): Khả năng
cạnh tranh của một sản phẩm thể hiện qua lợi thế so sánh vầ chi phí sản xuất và năng
suất. Theo đó khả năng cạnh tranh của một ngành, công ty được đánh giá cao hay thấp
- 14 tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất có giảm bớt hay khơng vì ci phí sản xuất vẫn được coi là
điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh.
Quan điểm tổng hợp của Vardwer, E.Martin và R.Westgren: Khả năng cạnh tranh
của một ngành, công ty là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị
trường trong và ngoài nước. Như vậy, lợi nhuận và thị phần là hai chỉ tiêu đánh giá khả
năng cạnh tranh của cơng ty. Chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, lợi nhuận và
thị phần càng lớn thể hiện khả năng cạnh tranh của công ty càng cao. Ngược lại, lợi
nhuận và thị phần càng giảm hoặc nhỏ phản ánh khả năng cạnh tranh của công ty hạn
chế hoặc chưa cao.
Từ các quan điểm trên có thể rút ra kết luận: “Khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp chính là khả năng tạo ra, duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận thông qua việc
giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và tạo sự khác biệt cho
sản phẩm làm ra”.
2.2.2. Phân biệt khái niệm lợi thế cạnh tranh và vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. [8]
2.2.2.1. Lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để
“nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến
lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ.
Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm cho doanh nghiệp, có tính vi mơ chứ khơng phải có
tính vĩ mơ ở cấp quốc gia. Như vậy khơng có cái gọi là “lợi thế Việt Nam” mà chỉ có lợi
thế của doanh nghiệp A hoặc doanh nghiệp B.
Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu
tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó khơng đảm bảo sự thành công lâu
dài cho doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây
dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững. Theo Michael Porter lợi thế cạnh tranh
bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc
biệt mà khơng có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.
2.2.2.2. Vị thế cạnh tranh.
- 15 Vị thế cạnh tranh là việc xác định cách thức cơng ty làm khác biệt hố cái mà
cơng ty cung cấp và giá trị công ty đem đến thị trường. Điều này sẽ đánh dấu vị trí của
cơng ty trong cuộc cạnh tranh và thúc đẩy công ty đưa ra chiến lược cạnh trạnh phù hợp.
“Ưu thế cạnh tranh lâu dài duy nhất của doanh nghiệp chính là có được năng lực học tập
nhanh hơn đối thủ cạnh tranh”. Những doanh nghiệp thành công nhất của thế kỷ 21 sẽ là
những cơng ty xây dựng nền móng trên tổ chức mơ hình học tập. Trong nền kinh tế lấy
tri thức làm chủ đạo, trong các doanh nghiệp hiện đại theo mơ hình tập trung tri thức, thì
năng lực học tập trở thành năng lực cơ bản của doanh nghiệp, là nguồn gốc để doanh
nghiệp dành ưu thế cạnh tranh.
Vị thế cạnh tranh được Michael E.Porter định nghĩa là làm theo một cách khác để
đạt đến một mục tiêu khác.
2.3. Các tiêu chí và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.
2.3.1. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Những giá trị nào quyết định lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp? Đó là sự
thôi thúc, đam mê, khả năng và bản chất đặc thù của người doanh nhân cộng với điều
kiện hoàn cảnh cá nhân, tài nguyên sẵn có, nhu cầu của thị trường mà họ tiếp cận được,
tạo ra những cơ hội kinh doanh đặc thù để doanh nhân có thể nắm bắt. Như vậy mỗi
doanh nhân có mỗi lợi thế khác nhau.
2.3.2. Một số tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.[ 5 – trang
20]
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm
cả chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Một số chỉ tiêu định tính thường được sử
dung là : chỉ số về chất lượng, sự khác biệt của sản phẩm, mức độ cải tiến sản phẩm,
phát triển và cung ứng sản phẩm mới, sự linh hoạt về giá, mức độ mềm dẻo trong quyết
định điều chỉnh giá, mức độ hoàn thiện, liên kết trong hệ thống phân phối, sự phù hợp,
đa dạng của các biện pháp xúc tiến thương mại, mức độ tin tưởng của khách hàng, người
cung ứng, kỹ năng của nhân viên…Các chỉ tiêu định lượng bao gồm thị phần, lợi nhuận
và tỷ suất lợi nhuận, năng suất lao động,…
Chúng ta chỉ đi xem xét một vài chỉ tiêu sau:
- 16 2.3.2.1. Thị phần.
Thị phần hay tỷ lệ thêm nhập thị trường được hiểu là phần chiếm lĩnh thị trường
của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Thực chất nó là phần thị
trường mà doanh nghiệp có được trong một thời kỳ nhất định. Có thể chia thị phần làm
hai: Phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối và phần chiếm lĩnh thị trường tương đối
• Phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối: Là phần trăm kết quả tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp so với kết quả tiêu thụ sản phẩm cùng loại của tất cả các doanh
nghiệp bán trên cùng một thị trường.
Thị phần của
doanh nghiệp
=
QDN
Q
x100(%)
Trong đó:
- QDN là khối lượng hàng hố (hiện vật) doanh nghiệp tiêu thụ được trên thị
trường.
- Q là tổng khối lượng hàng hoá cùng loại tiêu thụ được trên thị trường tương ứng.
Hoặc:
Thị phần của
doanh nghiệp
=
MDN
M
x100(%)
Trong đó:
- MDN là doanh thu doanh nghiệp thực hiện được trên thị trường.
- M doanh thu của tồn ngành hiện có trên một thị trường.
• Phần chiếm lĩnh thị trường tương đối: Là tỷ lệ giữa phần chiếm lĩnh thị trường
một cách tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần chiếm lĩnh thị trường một cách
tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành.
Thị phần tương đối
=
MDN
MĐT
x100(%)
- 17 Trong đó:
- MDN doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường.
- MĐT doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành trên cùng một thị
trường.
Vậy, thị phần tuyệt đối là chỉ tiêu có thể dùng so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh
cới nhau và với doanh nghiệp nhưng thị phần tương đối chỉ có thể được dùng so sánh
giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành. Đây là chỉ tiêu cơ bản
nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thị phần được coi là một công cụ để đo lường vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng cao đồng nghĩa với
khả năng cạnh tranh cao của doanh nghiệp. Bởi thực chất khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thị phần. Nếu daonh nghiệp có phạm vi thị
trường nhỏ hẹp, điều đó có nghĩa doanh nghiệp đang bị chèn ép, thị phần bị thu hẹp bởi
các đối thủ cạnh tranh.
2.3.2.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu cua doanh nghiệp và tổng chi
phí trong một thời kì nhất định.
Lợi nhuận =
Tổng doanh
thu
-
Tổng chi
phí
-
Các khoản
phải nộp
Lợi nhuận khơng chỉ là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư mà còn là phần
thưởng cho những ai dám chấp nhận rủi ro và mạo hiểm. Do đó, lợi nhuận phản ánh khả
năng sử dụng các công cụ cạnh tranh cũng như khả năng cạnh tranh hiện tại của doanh
nghiệp càng lớn.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là tỷ lệ so sánh giữa lợi nhuận và doanh thu
thuần thu được trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ
nhất định, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu
thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao, khả năng
cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp càng lớn.
- 18 Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu
=
LN
M
x100(%)
Trong đó:
- LN: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ (lợi nhuận trước thuế).
- M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí, chỉ tiêu này phản anh mức lợi nhuận trên một
đồng chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này càng lớn, khả năng cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp
càng lớn. Tuy nhiên, với mức lợi nhuận cao, chi phí thấp sẽ lơi kéo các doanh nghiệp
khác thâm nhập thị trường dễ dàng. Do đó, doanh nghiệp phải chia sẻ thị phần với đối
thủ mới. Thậm chí doanh nghiệp có nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường nếu không biết tận
dụng lợi thế đi trước của mình. Vì vậy, với mức chi phí cao, lợi nhuận hợp lý sẽ giúp cho
doanh nghiệp có được lợi nhuận ổn định hơn trong tương lai.
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng chi phí
=
LN
GV + F
x100(%)
Trong đó:
- GV: Trị giá vốn của hàng hố bán ra.
- F: Chi phí bỏ ra để đạt doanh thu.
2.3.2.3. Năng suất lao động.
Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Năng suất lao động là giá trị sản lượng được sản xuất ra bởi một đơn
vị lao động hay vốn. Năng suất lao động càng cao, khả năng tạo ra lượng giá trị trên một
đơn vị thời gian của một đơn vị lao động hay vốn càng lớn. Đây là điều kiện hạ thấp giá
thành sản phẩm, hạ giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương
trường. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì năng suất lao
động được hiểu là mức tiêu thụ hàng hố bình qn của một nhân viên bán hàng trong
một đơn vị thời gian.
- 19 Năng suất lao động của một
nhân viên bán hàng
hoặc
Mức tiêu thụ hàng hoá
=
Số nhân viên bán hàng
=
Số nhân viên bán hàng
Mức tiêu thụ hàng hoá
Tăng năng suất lao động ln gắn liền với giảm hao phí lao động, giảm giá thành sản
xuất kinh doanh. Tăng năng suất lao động chính là một yếu tố làm tăng khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện:
• Tăng năng suất lao động là một yếu tố để không ngừng mở rộng tiêu
thụ hàng hoá của doanh nghiệp, tạo điều kiện để phục vụ tốt khách
hàng.
• Tăng năng suất lao động là điều kiện để các doanh nghiệp tiết kiệm hao
phí lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và cho
xã hội, cải thiện đời sống của người lao động trong doanh nghiệp.
Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao doanh nghiệp càng có nhiều điều
kiện tiết kiệm chi phí, mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, từ
đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.3.2.4. Tỷ suất chi phí và chi phí Marketing.
Tỷ suất chi phí là tỷ lệ giữa tổng chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được từ chi phí
đó. Tỷ suất chi phí phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí trong kinh doanh của doanh
nghiệp.
Tỷ suất chi phí
=
Tổng chi phí
Tổng doanh thu
x100(%)
Chi phí Marketing nằm trong chi phí chung, là nguồn vốn doanh nghiệp bỏ ra để
thực hiện các chiến dịch Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- 20 -
2.3.3. Phương pháp và công cụ đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.[5 – trang 10]
2.3.3.1. Cạnh tranh giá cả.
Trước hai loại hàng hố có cùng cơng dụng, chức năng như nhau, người tiêu dùng
sẽ lựa chọn hàng hố nào có giá cả thấp hơn. Giá cả hàng hố là thuộc tính căn bản của
một sản phẩm, thực tế nó là một phần của sản phẩm. Trong kinh doanh, giá cả là một
yếu tố nhạy cảm, một tề bào thần kinh của thị trường. Người ta có thể thay đổi giá nhanh
hơn bất cứ yếu tố nào khác của Marketing –mix và đặc tính này góp phần quan trọng cho
việc tăng hay giảm giá chiến thuật của nó.
Giá cả của hàng hố được quyết định bởi giá trị hàng hoá, mặt khác phụ thuộc
vào khả năng thanh tốn (mức sống) của người tiêu dùng thơng qua quan hệ cung – cầu
trên thị trường. Với mức sống còn thấp, người tiêu dùng thơng thường tìm mua hàng hố
có giá rẻ, phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Vì vậy người sản xuất khơn ngoan
trong trường hợp này sẽ làm hàng hố với chất lượng bình thường nhưng giá cả thấp để
thu hút khách hàng có khả năng thanh tốn thấp về mình. Ngược lại khi mức sống cao,
người tiêu dùng sẽ quan tâm đến hàng hoá có chất lượng tốt, chấp nhận giá cao.
Với một doanh nghiệp sử dụng chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về giá nhằm phân
phối đại trà sản phẩm ra thị trường, để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh
khi vẫn muốn duy trì một mức lợi nhuận mong muốn, địi hỏi doanh nghiệp phải có thiết
bị sản xuất hiệu quả, tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mơ và đường kinh nghiệm, giảm
thiểu chi phí nghiên cứu phát triển, dịch vụ khách hàng và quảng cáo – nhằm hạ thấp giá
thành sản phẩm. Nhờ việc duy trì được giá thành thấp nên doanh nghiệp có thể han chế
được sự thâm nhập thị trường của các thành viên mới, duy trì lợi nhuận trong giai đoạn
cạnh tranh gay gắt; đồng thời, với thị phần cao, doanh nghiệp có vị thế thương lượng cao
với nhà phân phối. Từ đó doanh nghiệp có thể duy trì mức lợi nhuận trên trung bình. Tuy
nhiên, khơng phải lúc nào giảm giá cũng có thể bán được hàng vì trên thực tế giảm giá
có thể dẫn tới các hành động trả đũa của đồi thủ, có thể dẫn tới giảm giá lâu dài của tất
cả mọi người bán, mặt khác còn gây nghi ngờ cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.