Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Chức năng dụng học của câu hỏi không chính danh trong tiếng Ý (có liên hệ với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 112 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN



TRẦN THỊ KHÁNH VÂN




CHỨC NĂNG DỤNG HỌC CỦA CÂU HỎI
KHÔNG CHÍNH DANH TRONG TIẾNG Ý







LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC











Hà Nội, 2013

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


TRẦN THỊ KHÁNH VÂN



CHỨC NĂNG DỤNG HỌC CỦA CÂU HỎI
KHÔNG CHÍNH DANH TRONG TIẾNG Ý




Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đƣờng Công Minh







Hà Nội, 2013

3


LỜI CẢM ƠN




















 , 












,  . 























:
C 
    
PGS.TS.           
   

 

 





Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Học viên
Trần Thị Khánh Vân




4






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Học viên



Trần Thị Khánh Vân
5

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
0.1. Lý do chọn đề tài. 7
0.2. Lịch sử vấn đề. 7
0.3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 10
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 11
0.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu. 11
0.6. Đóng góp của luận văn. 13
0.7. Bố cục của luận văn 13
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 15
1.1.Một vài nhận thức về lý thuyết hành động ngôn từ 15
1.1.1. Hành động ngôn từ 15
1.1.2. Hành động tại lời trực tiếp - gián tiếp 16
1.2. Tổng quan về câu hỏi và câu hỏi KCD 18

1.2.1. Câu hỏi và hành động hỏi 18
1.2.2. Câu hỏi chính danh và câu hỏi không chính danh 20
1.2.3. Câu hỏi KCD trong hệ thống phân loại câu hỏi 21
1.2.4. Một số thông tin ngữ dụng trong việc nghiên cứu câu hỏi KCD 32
………………………… …………………………………………………… 39
Chương 2: CHỨC NĂNG DỤNG HỌC CỦA CÂU HỎI KHÔNG CHÍNH DANH
TRONG TIẾNG Ý 41
2.1. Câu hỏi yêu cầu hành động 41
2.1.1. Nhận diện câu hỏi yêu cầu hành động 41
2.1.1.1 Đặc trưng tình thái 41
2.1.1.1 Đặc trưng ngữ cảnh 43
2.1.2. Chức năng ngữ dụng cơ bản của câu hỏi yêu cầu hành động 45
2.1.2.1. Ra lệnh ……………………………………………………………………… 46
2.1.2.2. Đề nghị ………………………………………………………………….… ….47
2.1.2.3. Mời mọc, rủ rê, gợi ý …………………………………………… ………….49
2.1.2.4. Xin phép ……………………………………………………………… ……….51
6

2.2. Câu hỏi tu từ 53
2.2.1. Nhận diện câu hỏi tu từ 53
2.2.1.1 Đặc trưng tình thái 53
2.2.1.2 Đặc trưng ngữ cảnh 55
2.2.2. Chức năng dụng học cơ bản của câu hỏi tu từ 57
2.2.2.1. Bác bỏ …………………………………………………… ………………… 57
2.2.2.2. Quở trách ………………………………………………… ………………… 58
2.2.2.3. Khuyên nhủ ……………………………………………… ………………… 60
2.2.2.4. Từ chối, chấp thuận …………………………….……… ………………… 61
2.3. Câu hỏi điều tiết 63
2.3.1. Nhận diện câu hỏi điều tiết 63
2.3.1.1 Đặc trưng tình thái 65

2.3.1.2 Đặc trưng ngữ cảnh 67
2.3.2. Chức năng dụng học cơ bản của câu hỏi điều tiết 68
2.3.2.1. Câu hỏi điều tiết sử dụng trong phần mở thoại …………………………68
2.3.2.2. Câu hỏi điều tiết sử dụng trong phần thân thoại ……….………………70
2.3.2.3. Câu hỏi điều tiết sử dụng trong phần kết thoại …………………………72
…………………………………………… ………………………………… 74
Chương 3: MỘT VÀI LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY VÀ DỊCH
CÂU HỎI KHÔNG CHÍNH DANH TIẾNG Ý 78
3.1. Nhận xét về sự tương đồng và khác biệt 78
3.2. Ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Ý cho người Việt Nam và trong lĩnh
vực dịch thuật 86
3.2.1. Một vài đề xuất về hướng tiếp cận trong việc giảng dạy nhóm câu hỏi
không chính danh tiếng Ý cho học viên người Việt 86
3.2.2. Những lưu ý khi chuyển dịch câu hỏi KCD từ tiếng Ý sang tiếng Việt. 93
………………….………………………………………………………… …… ….101
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KCD: Không chính danh
HĐNT: Hành động ngôn từ
TĐNN: Tương đương ngữ nghĩa
TĐND: Tương đương ngữ dụng
SP: Mệnh đề
S: Chủ ngữ
V: Động từ
N: Danh từ


KÝ HIỆU TRONG BẢNG MIÊU TẢ NGỮ ĐIỆU





Mức điệu cao
Mức điệu trung
Mức điệu thấp
Cao độ
Cường độ
8

DANH MỤC BẢNG BIỂU
34
 34

danh70

81
91


9

PHẦN MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài.
Trong hoạt động giao tiếp, hành động hỏi giữ một vị trí rất quan trọng bởi nó
có khả năng thực hiện đa dạng các mục đích giao tiếp khác nhau của diễn ngôn. Tuy
nhiên để hiểu một phát ngôn hỏi, chúng ta không thể chỉ dựa vào bề mặt câu chữ

mà phải gắn phát ngôn hỏi đó với yếu tố ngữ cảnh, một trong những nhân tố quan
trọng phản ánh giá trị ngữ dụng.
Đế tìm hiểu sâu hơn về dạng thức và ‎ý nghĩa của câu hỏi trong tiếng Ý nhằm
phục vụ giảng dạy, đồng thời mong muốn góp phần hoàn thiện bức tranh nghiên
cứu câu hỏi dưới lăng kính ngữ dụng học, chúng tôi đã chọn câu hỏi không chính
danh (KCD) làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình. Đặc biệt, tiếng Ý là
một ngôn ngữ còn khá mới mẻ ở Việt Nam, việc chọn ngôn ngữ này làm cứ liệu
nghiên cứu, chúng tôi thiết nghĩ sẽ ít nhiều đóng góp cho địa hạt nghiên cứu ngôn
ngữ học thêm phong phú và đa dạng hơn. Đó chính là lý do vì sao chúng tôi chọn đề
tài: “Chức năng dụng học của câu hỏi không chính danh trong tiếng Ý (có liên
hệ với tiếng Việt)”. Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu này có thể có những đóng
góp nhất định vào hoạt động nghiên cứu câu hỏi và hành vi hỏi trong tiếng Ý nói
riêng và ở một chừng mực nào đó, trong việc nghiên cứu các cặp hành vi giao tiếp –
công cụ ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng lời nói chung.

0.2. Lịch sử vấn đề.
Xét từ góc độ lịch sử, những nghiên cứu về Hành động ngôn từ (HĐNT)
khởi đầu từ những nghiên cứu triết học của ngôn ngữ. Những triết gia nổi tiếng như
Austin (1962); Searle (1969, 1975, 1979); v.v. đã đưa ra những nhìn nhận cơ bản về
vấn đề này khi nghiên cứu ngôn ngữ trong mối tương tác giữa ký hiệu ngôn ngữ và
hành vi giao tiếp.
Kế thừa tư tưởng trên, rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã và đang tiếp
bước bằng những công trình ứng dụng lý thuyết HĐNT trong việc nghiên cứu một
10

hành vi ngôn ngữ cụ thể. Xét về hành động hỏi, đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này trong các ngôn ngữ châu Âu, đặc biệt với tiếng Pháp (Gosse.
Pinchon & Wagner, Riegel, Dubois, Lagane v.v…).
Ở Ý, có thể xem Elisabetta Fava là một trong những người đầu tiên quan tâm
tới việc nghiên cứu câu hỏi đặt trong hoạt động hành chức, trong mối tương tác giữa

ký hiệu ngôn ngữ và hành vi giao tiếp. Cuốn Atti di domanda e strutture
grammaticali in italiano(1984) – Hành động hỏi và cấu trúc ngữ pháp trong tiếng
Ý, là một tài liệu có giá trị với những khái lược ban đầu và cơ sở nhất về hành động
hỏi. Sau đó đến năm 1995, với sự ra đời của chuyên khảo Il tipo interrogativo – Câu
nghi vấn, bà đã không chỉ giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về câu hỏi tiếng Ý
theo cách phân loại:  
-canoniche) mà bà còn phân tích, đối chiếu một cách
khái quát nhất về hình thức thể hiện (hình thái – cú pháp) cũng như chức năng sử
dụng của các dạng câu hỏi này. Mặc dù trong bảng phân loại của Fava không đề cập
đến nhóm câu hỏi yêu cầu hành động (câu hỏi cầu khiến) – một tiểu loại câu hỏi
nằm trong nhóm câu hỏi không truyền thống, nhưng rõ ràng, cuốn sách của bà thực
sự là một công trình lớn, có đóng góp không nhỏ trong việc khai mở một hướng
nghiên cứu mới về hành động hỏi, tạo nền móng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Sau đó, năm 2006, Giuseppe Patota đã cho ra đời cuốn Grammatica di riferimento
 (Ngữ pháp tiếng Ý đương đại). Khác với các cuốn văn
phạm truyền thống được trình bày theo trường phái Cấu trúc luận, thì trong cuốn
sách của mình, Patota đã không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các mẫu câu hỏi và
các quan hệ hình thức giữa chúng mà ông còn phân loại câu hỏi theo mục đích giao
tiếp. Patota cũng chia câu hỏi thành hai loại chính : i thc (Domande reali) 
i gi (Domande fittizie). Trong cách phân loại của mình, đặc biệt đối với
nhóm câu hỏi giả, các tiểu loại được phân chia với mục đích giao tiếp rõ ràng hơn,
có cái nhìn tổng thể và biện chứng hơn nhưng tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc xác
định đối tượng, nêu những nhận xét khái quát về hình thức và nội dung của chúng
11

chứ chưa thực sự đi sâu tìm hiểu cơ chế, điều kiện hình thành cũng như những đặc
trưng ngữ nghĩa – ngữ dụng cơ bản của chúng.
Ở Việt Nam, lý luận về câu hỏi cũng được các nhà ngữ pháp và ngôn ngữ
Việt Nam xem xét, miêu tả và lý giải từ nhiều góc độ khác nhau. Ngoài quan điểm
ngữ pháp truyền thống phải kể đến quan điểm chức năng của Cao Xuân Hạo. Ông

cho rằng các câu hỏi của tiếng Việt cũng như của rất nhiều thứ tiếng khác, 




ng 
 [17, tr.115]. Ông chia câu hỏi thành hai mảng lớn: Câu hỏi chính danh
– Câu hỏi có giá trị ngôn trung khác. Với quan điểm này, tác giả đã cho chúng ta cái
nhìn hệ thống về câu hỏi tiếng Việt để từ đó làm cơ sở cho những nghiên cứu
chuyên sâu hơn.
Ngoài ra, cũng phải kể tới một số luận án và luận văn thạc sĩ chuyên ngành
ngôn ngữ học cũng như ngữ văn học. Đây là những công trình khoa học bước đầu
thử vận dụng lý thuyết về HĐNT để khảo sát các hành vi ngôn ngữ cụ thể trong lời
nói. Những công trình này không nặng về lý thuyết mà cung cấp cho chúng ta hệ
thống tư liệu rất phong phú. Trong số các công trình nghiên cứu đó phải kể đến luận
án tiến sĩ ngữ văn của Nguyễn Việt Tiến ở Đại học Quốc gia Hà Nội về 
 (trên cứ liệu tiếng Pháp, có so sánh với tiếng
Việt) (2002). Đây là một nghiên cứu tổng quan về giá trị dụng học của câu hỏi trong
tiếng Pháp thông qua các hoạt động hành chức cụ thể trong mối quan hệ tương tác
giữa cấu trúc ngôn ngữ và hành vi giao tiếp. Ngoài những đóng góp về mặt lý luận
về tính lưỡng diện của câu hỏi cũng như của hành vi hỏi, luận án còn có những
đóng góp đáng kể về mặt thực tiễn với ba lĩnh vực ứng dụng: giảng dạy, dịch thuật
và một số lĩnh vực khác trong đó câu hỏi là công cụ chủ yếu và đóng vai trò quyết
định. Hay luận văn thạc sĩ 
12

 của Lê Thu Lan (2012). Thông qua việc tìm
hiểu lí thuyết hội thoại và cặp thoại hỏi đáp trong các giáo trình tiếng Việt cho
người nước ngoài từ cơ sở đến nâng cao, mục đích chính của luận văn là khảo sát và
phân loại các cặp thoại hỏi đáp (chính danh và không chính danh) trong các giáo

trình tiếng việt cho người nước ngoài để tìm ra những đặc điểm cơ bản. Từ đó xây
dựng một hệ thống các loại câu hỏi cũng như câu đáp phù hợp với trình độ của
người học và thiết kế các bài học cũng như các giáo trình.
Nghiên cứu câu hỏi trên bình diện ngữ dụng vẫn là một hướng tiếp cận mới
không chỉ đối với ngành ngôn ngữ Ý mà cả đối với Việt ngữ học, đặc biệt, nhóm
câu hỏi KCD thực sự là một mảnh đất màu mỡ cần được tiếp tục khai phá.

0.3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Với mục đích là tìm hiểu đặc điểm ngữ dụng của câu hỏi KCD tiếng Ý, luận
văn sẽ giới thiệu các dạng câu hỏi KCD tiếng Ý, nhằm xây dựng một cách nhìn đầy
đủ hơn về câu hỏi KCD nói chung và tiếng Ý nói riêng trong hoạt động giao tiếp.
Đồng thời việc liên hệ giữa câu hỏi KCD trong tiếng Ý và tiếng Việt, vốn là hai thứ
tiếng thuộc loại hình ngôn ngữ khác nhau cũng như có truyền thống văn hóa khác
nhau, sẽ cung cấp thêm ngữ liệu, góp phần xác định những nét tương đồng và khác
biệt giữa hai ngôn ngữ này trong giao tiếp và ứng dụng trong dịch thuật và giảng
dạy tiếng Ý cho người Việt.
Để thực hiện các mục đích trên, luận văn tự đặt những nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
1) Tìm hiểu những dạng thức biểu đạt của câu hỏi KCD trong tiếng Ý
2) Phân loại câu hỏi KCD tiếng Ý dựa vào giá trị dụng học.
3) Xác định những nét tương đồng và khác biệt giữa các câu hỏi KCD trong
tiếng Ý và tiếng Việt.
4) Tìm hiểu những vấn đề cần lưu ý trong lĩnh vực dịch thuật và trong quá
trình giảng dạy câu hỏi KCD tiếng Ý cho học viên người Việt thông qua việc khảo
13

sát một số giáo trình đang được giảng dạy tại Việt Nam và các bản dịch do sinh viên
thực hiện.

0.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

Trong tài liệu nghiên cứu hiện nay, thuật ngữ Câu hỏi KCD (Domande
fittizie) có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo đó, câu hỏi KCD theo
cách hiểu thứ nhất, là  
 
[31, tr.100] Còn câu hỏi KCD theo cách thứ hai, cũng chính là đối tượng mà chúng
tôi quan tâm – là những câu mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Có hình thức nghi vấn.
- Là câu hỏi không dùng để hỏi mà nhằm thực hiện những hành động
ngôn ngữ gián tiếp khác như: cầu khiến, khẳng định, phủ định, cảm thán, điều tiết
cuộc thoại…
- Ngoài ra, câu hỏi này còn có thêm một sắc thái ngầm ẩn là muốn tìm
kiếm thêm thông tin hoặc xác định lại một sự thật mà người nói chưa rõ ở người
nghe.
Tuy nhiên, ngay cả đối với nhóm câu hỏi mà chúng tôi xác định là đối tượng
nghiên cứu này cũng được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: câu hỏi không
đích thực, câu hỏi giả, câu hỏi không truyền thống v.v… Dù với cách gọi nào,
chúng tôi tạm thời chỉ lưu ý rằng, đó là những câu hỏi có giá trị cầu khiến, đề nghị,
câu hỏi tu từ, câu hỏi điều tiết. Trong thực tế giao tiếp, phạm vi hoạt động của nhóm
câu hỏi này có thể rộng hơn rất nhiều nhưng trong khuôn khổ luận văn này, chúng
tôi chỉ tập trung nghiên cứu những giá trị dụng học quan yếu nhất, những chức năng
giao tiếp mà chúng tôi cho là cơ bản nhất của câu hỏi KCD trong tiếng Ý như đã kể
trên.


14

0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu.
0.5.1. Phương pháp nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này, ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học chung
như phương pháp diễn dịch và quy nạp, luận văn sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:
- Phương pháp mô tả: phương pháp này giúp xác định tập hợp các đặc trưng
khu biệt của câu hỏi không chính danh và trên cơ sở đó phân chia câu hỏi KCD
thành từng nhóm, từng tiểu loại. Đồng thời bằng thủ pháp phân tích, chúng tôi tiến
hành phân tích các câu hỏi KCD nhằm làm rõ lực ngôn trung của chúng. Để lí giải
được đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhóm câu hỏi này, thủ pháp luôn bám vào
các yếu tố ngữ cảnh, văn cảnh như ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh văn hóa, mục
đích giao tiếp…
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: do dung lượng của luận văn và khả năng
của chúng tôi chưa cho phép, trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi không
tiến hành so sánh đối chiếu một cách hệ thống các câu hỏi KCD trong tiếng Ý và
tiếng Việt mà chỉ đưa ra một số nhận xét về sự tương đồng và khác biệt trong cách
sử dụng câu hỏi KCD của hai dân tộc, góp phần làm rõ thêm các đặc trưng của
nhóm câu hỏi này trong tiếng Ý và là tiền đề cho một công trình so sánh đối chiếu
một cách hệ thống và toàn diện hơn liên quan đến đề tài.

0.5.2. Nguồn ngữ liệu.
Theo chúng tôi, để có những nhận xét, đánh giá xác đáng về những đặc trưng
ngôn ngữ và văn hóa của câu hỏi KCD trong tiếng Ý, cần thiết phải khai thác nguồn
tư liệu có độ tin cậy cao, đó là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ của các thế hệ nhà
văn có uy tín như: Io non ho paura (Tôi không sợ hãi) của Nicolò Ammaniti,
Oceano mare (Đại dương biển) của Alessandro Baricco, La Solitudine dei numeri
primi (Nỗi cô đơn của các số nguyên tố) của Paolo Giordano v.v.
Ngoài ra trong luận văn của chúng tôi còn có phần liên hệ với tiếng Việt, vì
vậy các ví dụ cũng được rút ra từ các tác phẩm văn học của Việt Nam như: 
15

của Nguyễn Ái Quốc,  của Ma Văn Kháng,  của Vũ
Trọng Phụng v.v.
Và một số đoạn hội thoại mà chúng tôi ghi chép lại từ những tình huống giao

tiếp thực trong đời sống.

0.6. Đóng góp của luận văn.
- Về lí thuyết
Thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần làm rõ thêm một số vấn
đề về lí thuyết HĐNT, câu hỏi và cách phân loại câu hỏi theo quan điểm truyền
thống và quan điểm ngữ dụng để có thể ứng dụng chúng vào việc xác định nội dung
bản chất của câu hỏi và lí giải thoả đáng về chức năng dụng học của câu hỏi KCD
trong tiếng Ý.
- Về thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy tiếng Ý cho người Việt Nam, chúng tôi nhận thấy
việc tiếp cận, nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Ý hầu như chỉ dừng lại ở việc mô tả
câu hỏi như một cấu trúc ngôn ngữ, đặc biệt đối với câu hỏi KCD cũng đã bước đầu
được tiếp cận trong các hoạt động hành chức cụ thể của nó nhưng vẫn ở dạng thức
sơ lược và thiếu tính hệ thống. Vì vậy nhìn nhận tổng quan về các chức năng dụng
học của câu hỏi KCD sẽ là cơ sở để nghiên cứu và ứng dụng không chỉ vào việc
giảng dạy tiếng Ý cho học viên mà còn ứng dụng trong lĩnh vực dịch thuật và là tài
liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành ngôn ngữ và văn hóa Ý.

0.7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành ba chương như
sau:
Chương 1 đề cập đến cơ sở lý luận về HĐNT, về câu hỏi và hành động hỏi,
về cách phân loại câu hỏi chính danh và câu hỏi KCD trong tiếng Ý và cuối cùng là
một số vấn đề ngữ dụng liên quan đến việc nghiên cứu câu hỏi KCD.
16

Trong Chương 2, chúng tôi sẽ giới thiệu những chức năng dụng học cơ bản
của câu hỏi KCD trong tiếng Ý.
Chương 3 được coi là phần ứng dụng nghiên cứu trong giảng dạy tiếng Ý

cho học viên người Việt và trong lĩnh vực dịch thuật với một số kiến giải và nhận
xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng câu hỏi KCD của người Ý
và người Việt.
17

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Một vài nhận thức về lý thuyết hành động ngôn từ
1.1.1. Hành động ngôn từ
Hành động ngôn từ là lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa ký hiệu ngôn
ngữ và việc dùng chúng vào mục đích giao tiếp. John L. Austin, nhà triết học người
Anh, là người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết này với công trình nổi tiếng
“How to do thing with words” (Hành động như thế nào bằng lời nói) (1962). Ông đã
đề cập đến vấn đề lý thuyết hành động ngôn từ như sau: Một hành động ngôn từ
được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người
nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C.
Austin đưa ra ba loại hành động ngôn từ là: Hành động tạo lời (atto
locutivo), hành động tại lời (atto illocutivo) và hành động mượn lời (atto
perlocutivo).
 là những hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như
ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu … để tạo ra một phát ngôn về hình thức
và nội dung.
    là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói
năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây
ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ trong giao
tiếp, chúng ta hỏi, trả lời, đề nghị, xin lỗi, khuyên nhủ… khi thực hiện những hành
động này ta đã thực hiện một hành động tại lời.
 là hành động “mượn” phương tiện ngôn ngữ để gây ra
một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người
nói. Ví dụ, khi giáo viên nói với học sinh: “Nào các em, chúng ta bắt đầu bài học

nhé?” thì giá trị tự tại của hành động hỏi qua nội dung mệnh đề “bắt đầu bài học” sẽ
dẫn tới những hiệu quả như học sinh ngừng các công việc riêng để tập chung chú ý
vào bài giảng. Về phía người nghe có thể ban đầu không nhận ra ngay một hành
18

động mượn lời mặc dù hiểu rõ hành động tại lời. Một hành động tại lời có thể có
những hành động mượn lời khác nhau.
Như vậy, khi thực hiện một phát ngôn, người nói thực hiện ba loại hành
động này, tuy nhiên hành động tại lời được các nhà ngữ dụng học quan tâm nhất,
đồng thời đây là loại hành động tạo nên sắc thái giao tiếp vô cùng phong phú. Để đi
sâu hơn về vấn đề này, trong phần tiếp theo chúng tôi xin được đề cập đến sự khác
biệt giữa hành động tại lời  và hành động tại lời 

1.1.2. Hành động tại lời trực tiếp - gián tiếp
Hành động tại lời trực tiếp được hiểu là người giao tiếp nói thẳng, nói công
khai điều cần nói, là những hành động được sử dụng đúng với đích
ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng. Nói cách khác, trong cuốn Dụng học
(Diệp Quang Ban dịch) Yule cho rằng khi nào có một quan hệ trực tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Nguyễn
Thị Lương cho rằng 

 [20].
Hành động tại lời gián tiếp là người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành động
ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành động ở lời khác. Theo Nguyễn
Đức Dân, “m
 Nói gián tiếp trong
ứng xử ngôn ngữ thực ra là một điều rất phổ biến. Trong mọi hoàn cảnh, người ta
đều có thể sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp một cách tự nhiên. Bởi thực tế cho
thấy, với hành vi ngôn ngữ gián tiếp, “
 


”.
19

Muốn nhận biết được hiệu lực ở lời gián tiếp, người nghe phải nhận
biết được hiệu lực ở lời của HĐNT trực tiếp và có thể căn cứ vào ngữ cảnh để hiểu
phát ngôn.
Ví dụ:
- A: Không biết trời đã tạnh mưa chưa nhỉ?
- B: Vẫn còn sớm mà!
A: Hành động ở lời trực tiếp là hỏi nhưng gián tiếp thể hiện thái độ sốt ruột
muốn đi.
B: Lời đáp trực tiếp là đánh giá nhưng gián tiếp là hành động trì hoãn lại mong
muốn của người đối thoại.
Hành động tại lời gián tiếp là một trong những phương thức tạo ra tính mơ
hồ về nghĩa trong lời nói. Đây là một vấn đề rất phức tạp, chính vì lẽ đó mà
Armengaud, trong cuốn La pragmatique, collection Que sais-je ? 
(1985), đã có một nhận xét rất hình tượng khi nói về hành động tại lời gián tiếp
rằng: “



Một số nhà ngôn ngữ học như Searle (1975) lấy   
(Conventionality) trong ngôn ngữ để giải thích cho một vài kiểu loại gián tiếp. Theo
cách lý giải này, một số hình thức gián tiếp được quy ước dành riêng cho các
HĐNT cụ thể nào đó. Các nhà nghiên cứu khác như Sperber và Wilson (1986) lại
tập trung vào vai trò của các nguyên lý dụng học phổ quát mà nổi bật nhất là
nguyên lý  (Relevance) để giải thích cho các quá trình gián tiếp được lập
mã và giải mã trong bối cảnh cụ thể nào đó. Nhưng hình thức gián tiếp trong một
ngôn ngữ cụ thể được sử dụng cho một HĐNT cụ thể nào đó lại hoàn toàn là vấn đề

có tính kinh nghiệm thực tiễn. Nghiên cứu của chúng tôi một mặt dựa vào lý thuyết
HĐNT nói chung và Hành động tại lời gián tiếp nói riêng để tìm hiểu giá trị ngôn
20

trung gián tiếp của nhóm câu hỏi không chính danh, mặt khác, với kết quả thu được,
sẽ giúp soi sáng về mặt lý thuyết cho vấn đề đã được trình bày.

1.2. Tổng quan về câu hỏi và câu hỏi KCD
1.2.1. Câu hỏi và hành động hỏi
Với nhận thức rằng ngôn ngữ không chỉ có hình thức, các nhà ngôn ngữ học
hiểu rằng với các câu nói, nghĩa của câu không chỉ đơn thuần là nghĩa của các từ
cộng lại mà nghĩa còn xuất hiện trong hành động nói năng và trong những ngữ cảnh
giả thiết mà ngôn ngữ nào cũng có. Triết học Ngữ nghĩa của J. L. Austin và Searle,
với lí thuyết  đã từ triết học đi vào ngôn ngữ học
và gợi mở một hướng nghiên cứu mới về ngôn ngữ, đó là đi sâu vào nghiên cứu
phương diện giao tiếp, đặt chúng trong hoạt động hành chức cụ thể, trong mối
tương tác giữa ký hiệu ngôn ngữ và hành vi giao tiếp. Một hành vi ngôn ngữ có thể
có nhiều phương tiện biểu đạt và ngược lại, một cách thức biểu đạt trong ngôn ngữ
có thể thực hiện nhiều hành vi khác nhau. Và hành động hỏi cũng không nằm ngoài
quy luật đó.
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
câu hỏi và hành động hỏi, chúng tôi nhận thấy có hai quan niệm về hành động hỏi
như sau: Thứ nhất hành động hỏi được xem là HĐNT sử dụng câu hỏi để thực hiện
các mục đích giao tiếp khác nhau. Ví dụ như, người nói dùng hành động hỏi (tức
phát ngôn hỏi) để yêu cầu cung cấp thông tin, yêu cầu người nghe đáp ứng điều
mình mong muốn hay thực hiện hành động hỏi để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm
xúc v.v Thứ hai, hành động hỏi được coi như là đích giao tiếp mà người nói
hướng tới, đó là yêu cầu cung cấp thông tin chưa biết. Người nói có thể sử dụng
phát ngôn hỏi hay một hình thức phát ngôn khác như: câu trần thuật, câu cảm thán
v.v… để thực hiện hành động hỏi này.

Như vậy, với quan niệm thứ nhất, hành động hỏi được gắn chặt với hình thức
cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu hỏi. Trong khi, theo quan niệm thứ hai,
hành động hỏi được tách rời khỏi sự chi phối của phương tiện biểu đạt – hình thức
21

câu hỏi, đặt tâm điểm vào đích ngôn trung và mở rộng phạm vi hành chức vượt ra
khỏi phạm vi câu hỏi. Ví dụ để biết ai đó đang sống ở đâu, ngoài câu hỏi trực tiếp “
Dove abiti?” (Bạn sống ở đâu?), chúng ta có thể sử dụng một số các cấu trúc sau:
- Potresti dirmi dove abiti?/ Mi sai dire dove abiti? Bạn có thể cho tôi biết bạn
sống ở đâu được không?
- Dimmi dove abiti! Hãy nói cho tôi biết bạn sống ở đâu!
- Non so dove abiti. Tôi không biết bạn sống ở đâu.
- Ti chiedo dove abiti. Tôi hỏi bạn bạn sống ở đâu.
Trong khi đó, câu hỏi chính là một trong những phương tiện chính yếu để
thực hiện hành động hỏi. Ngoài mục đích hướng tới yêu cầu thông báo, cung cấp
thông tin, câu hỏi còn chuyển tải những giá trị ngôn trung gián tiếp khác như: cầu
khiến, khẳng định, phủ định….Vì lẽ đó mà Borillo đã từng nói: 

 

 [35, tr.69]. Như
vậy 

 [30, tr.49]. Ví dụ:
- Come ti chiami? Bạn tên là gì?
- Mi puoi dare un passagio? Cậu có thể cho mình đi nhờ được không?
- Mangi o no? Mày có ăn hay không?
-  Xin lỗi, anh không thấy rằng
ở đây cấm hút thuốc hay sao?
Quan sát các ví dụ trên, chúng ta thấy câu hỏi thứ nhất là câu hỏi thực hiện

hành động hỏi - yêu cầu thông tin chưa biết, cần biết. Câu hỏi thứ hai và câu hỏi thứ
ba có giá trị cầu khiến. Câu hỏi cuối cùng có giá trị khẳng định, ngầm ẩn lời trách
cứ hoặc nhắc nhở.
22

Như vậy có thể khẳng định, hành động hỏi có thể được thực hiện thông qua
nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên câu hỏi là hình thức phổ biến và đặc trưng
nhất. Và câu hỏi ngoài chức năng là công cụ để thực hiện hành động hỏi (giá trị tại
ngôn trực tiếp), còn có thể thực hiện một số hành động khác thông qua các giá trị tại
ngôn gián tiếp khác nhau. Đây cũng chính là phần trọng tâm của luận văn của chúng
tôi. Chúng tôi xin được trình bày rõ hơn trong Chương 2.

1.2.2. Câu hỏi chính danh và câu hỏi KCD
Xét từ chức năng, ý nghĩa và mục đích giao tiếp, người ta phân chia câu hỏi
ra thành hai loại lớn:  và . Theo Cao Xuân Hạo,
câu hỏi chính danh là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự
tình hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực. Câu
hỏi chính danh có thể được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau tùy theo các yếu
tố nghi vấn nhằm vào đâu. Còn câu hỏi KCD thì ông coi đó là những nhóm câu hỏi
mang giá trị ngôn trung khác. Lê Quang Thiêm, trong cuốn 
 (2004), thì cho rằng: câu hỏi chính danh là câu hỏi dùng đúng nghĩa,
đúng mục đích câu hỏi là để tìm kiếm thông tin và cần trả lời thông tin đó. Câu hỏi
chính danh là câu hỏi cần có câu trả lời, còn câu hỏi KCD là câu hỏi dùng với các
mục đích khác có trong giao tiếp và tư duy hết sức đa dạng. Cũng cùng quan điểm
này, Nguyễn Đăng Sửu, trong chuyên khảo  
 quan niệm:  

 và 

              

[31, dẫn theo HTY].
Có thể thấy rằng, câu hỏi KCD, đối tượng mà chúng tôi quan tâm trong luận
văn này, không phải là bộ phận chính, bộ phận cốt lõi của các loại câu hỏi trong mọi
ngôn ngữ, nhưng trong một xã hội ngày càng văn minh thì giao tiếp ngôn ngữ của
23

con người trở nên vô cùng đa dạng và tinh tế. Vấn đề thể diện, vấn đề lịch sự, và cả
vấn đề hiệu quả trong giao tiếp sẽ là bài toán mà việc tìm ra các hành vi ngôn ngữ
phù hợp làm đáp án không hề đơn giản. Việc nghiên cứu chức năng dụng học của
câu hỏi KCD sẽ có những gợi mở nhất định trong hành trình tìm kiếm đáp án cho
bài toán khó này.

1.2.3. Câu hỏi KCD trong hệ thống phân loại câu hỏi
Trong phần này chúng tôi tiến hành phân loại một cách sơ bộ về câu hỏi
trong tiếng Ý để có cái nhìn tổng quát về câu hỏi nói chung và câu hỏi KCD nói
riêng, về vị trí của nhóm những câu hỏi KCD này trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Ý;
từ đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu cũng như xác định rõ hơn
mục tiêu và ý nghĩa của luận văn.
Trước hết, có thể thấy các câu nghi vấn được các nhà ngôn ngữ học Ý nhìn
nhận theo hai hướng. Một là miêu tả, phân loại câu hỏi dựa trên tiêu chí hình thái -
cú pháp như Maurizio Dardano e Pietro Trifone ( 1999: 232 - 233), R. Armani, G.
Domestico và M. Peviani (2006: 167 và 182). Hai là miêu tả và phân loại câu hỏi
theo quan điểm ngữ dụng, dưới ánh sáng của lý thuyết hành động ngôn từ và lý
thuyết hội thoại như Fava ( 2001: 72 – 74), Serianni (1988: cap. XIII), Salvi &
Vanelli (2004: 209 – 211)….

1.2.3.1.m truyn thng
Theo cách phân loại truyền thống – dựa vào tiêu chí hình thái – cú pháp, các
nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau đối với câu nghi vấn. Ở
đây, chúng tôi chỉ xin đề cập đến ba loại phổ biến nhất như sau:

- Câu nghi vấn toàn bộ (Interrogative totali)
- Câu nghi vấn bộ phận (Interrogative parziali)
- Câu nghi vấn lựa chọn (Interrogative alternative o disgiuntive)

a.  (Câu hỏi có/không – Domanda sì/no)
24

Là dạng câu hỏi có thông tin cần hỏi liên quan đến giá trị thật của toàn bộ nội
dung mệnh đề chứ không phải cho một thành tố cụ thể nào đó của câu.
(1) Cậu đi với mình nhé?
(2) Đây là vợ cậu à?
Để trả lời cho dạng câu hỏi này, người ta sử dụng câu trả lời  (sì); 
(no), ngoài ra,  (forse); t (non lo so);  (grazie) v.v… mặc
dù không phải là câu trả lời đặc trưng cho dạng câu hỏi này nhưng trong những
trường hợp cụ thể, người ta vẫn có thể sử dụng chúng.
(3)  Bị mất điện à? - Ừ.
(4)      Cậu có muốn ăn gì không? –
Không.
(5)  Luca đã đến chưa? – Tôi không biết
(6)   Giờ này chắc cậu ấy đã ở
trên tàu rồi? – Có thể.
(7)  Cậu có muốn đi nhờ không? Cám ơn.
Câu nghi vấn toàn bộ tiếng Ý không có bất cứ dấu hiệu nào đặc biệt ngoại
trừ đặc trưng lên giọng cuối câu khi nói và có dấu chấm hỏi (?) ở cuối câu khi viết.
(8) 





















Đặc biệt, trong thổ ngữ vùng Lazio và Toscana (Telmon 1993: 121), người ta
thường thêm tác tử (operatore) che hay o trước câu hỏi toàn bộ, thậm chí trong một
số trường hợp, sau o người ta còn thêm tác tử phủ định un hoặc tác tử che
(Garzonio 2004: 223)
(9) a.  Có Laura ở đây không?
b. 
25

(10) a.  Các cậu đã học bài chưa?
b. 
(11)  Không phải cậu đã đi rồi sao?
Ngoài ra, câu hỏi bộ phận, nếu đi kèm với mệnh đề dẫn mà động từ là
“saper” hoặc cụm động từ “saper dire”, thì sẽ được coi là câu hỏi tổng quát.
Làm ơn hãy nói
cho tôi biết Quảng trường Tây Ban Nha ở đâu?


b. 
Là câu hỏi được đặt ra cho một thành tố của câu bằng một từ để hỏi là một
đại từ, tính từ và trạng từ. Câu trả lời khi đó sẽ là một danh ngữ, một giới ngữ hoặc
một tính ngữ. Từ để hỏi thường đứng ở đầu câu hoặc đứng sau giới từ nếu từ để hỏi
nằm trong cụm giới từ. Trong câu hỏi bộ phận, ngữ điệu lên giọng ở từ để hỏi và
động từ, phần còn lại trong câu được thể hiện bằng ngữ điệu đứt đoạn (intonazione
spezzata)
trạng từ tính từ đại từ
“ come stai?” “ quale dolce preferisci?” “ chi te lo ha detto?”
tính từ đại từ
Di quali dolci  i de

(13) Chi ti ha accompagnato alla stazione?



























Trong trường hợp muốn nhấn mạnh vào từ để hỏi, người ta có thể chuyển vị
trí của nó xuống cuối câu, và nhấn trọng âm vào từ để hỏi đó.

×