Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.39 KB, 127 trang )

1

ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I
TRƯƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TIÊU THỊ THANH BÌNH



KHẢO SÁT TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ
KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC (TRÊN CỨ LIỆU MỘT SỐ


TÁC PHẨM VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930-1945)



LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC




H Ni - 2013

2

ĐA
̣
I HO
̣
C QUÔ
́
C GIA HA
̀

̣
I

TRƯƠ
̀
NG ĐA
̣
I HO
̣
C KHOA HO
̣
C XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TIÊU THỊ THANH BÌNH



KHẢO SÁT TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ
KẾT HỌC, NGHĨA HỌC, DỤNG HỌC (TRÊN CỨ LIỆU MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930-1945)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201

LUÂ
̣
N VĂN THA
̣
C SI
̃
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp




Hà Ni - 2013

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Khi nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà
nghiên cứu đã xem xét trên rất nhiều các mặt, các khía cạnh khác nhau để
thấy được mối quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ với nhau, mối quan hệ
giữa tín hiệu với sự vật và mối quan hệ của tín hiệu với người dùng. Hay nói
cách khác, khi nghiên cứu ngôn ngữ, người ta thường nghiên cứu trên ba bình
diện kết học, nghĩa học, dụng học. "Ngữ dụng học được hiểu là dụng học vận
dụng vào ngôn ngữ học".
Trong ngữ pháp truyền thống, thuật ngữ “câu” được dùng để chỉ đơn vị
ngữ pháp lớn nhất là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp. Câu đơn được hiểu
là đơn vị được làm thành từ một mệnh đề, câu ghép thì được làm thành từ
hơn một mệnh đề. Và trong ngôn ngữ học, thuật ngữ “câu” vẫn được dùng
với cơ sở vẫn là mệnh đề.
Xưa nay, khi quan tâm tới cấu trúc câu và thành phần câu, các tác giả
đều có để ý đến cái thành tố cú pháp đứng đầu câu hay là đứng trước nòng
cốt câu. Tuy nhiên, xét cho kĩ không phải cứ đứng đầu câu thì mọi ngữ đoạn
đều giống nhau về “nghĩa” và “pháp”. Do những dụng ý khác nhau nên giả
thuyết về chúng cũng khác nhau. [Đinh Văn Đức – Lê Xuân Thọ, Tạp chí
ngôn ngữ học số 8/2005, tr. 13]
Câu bao gồm các rất nhiều thành phần và việc phân tách câu không

hẳn là đơn giản. Câu gồm nòng cốt câu và các thành phần phụ.Trạng ngữ
cũng là một thành phần phụ cần được bàn nhiều trong câu.

4

Thuật ngữ “trạng ngữ” rất quen thuộc trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng
Việt. Tuy nhiên, vạch rõ phạm vi của trạng ngữ cũng như nêu được những
tiêu chí hình thức thể hiện nó không phải là việc dễ làm. Trên thực tế, có rất
nhiều quan niệm khác nhau về trạng ngữ, vị trí của trạng ngữ trong câu và
các nghĩa biểu hiện của chúng.
Vấn đề của trạng ngữ được các tác giả Việt ngữ học nghiên cứu ở các
mặt sau:
- Vai trò của trạng ngữ đối với tổ chức cấu trúc của câu.
- Các phạm vi ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị.
- Ví trí của trạng ngữ trong mô hình tổ chức câu.
- Cấu tạo hình thức của trạng ngữ.
Các tác giả chỉ tạm thống nhất ý kiến với nhau ở mặt thứ 4, khi cho
rằng bất kì ngữ đoạn nào, có giới từ hay không có giới từ đi kèm đều có khả
năng đóng vai trò của trạng ngữ trong câu. [Nguyễn Văn Hiệp - Nguyễn
Minh Thuyết, 2004].
Về vai trò của trạng ngữ đối với tổ chức cấu trúc của câu, đa số các tác
giả đều cho rằng, trạng ngữ là một thành phần phụ của câu. [Hoàng Tuệ - Lê
Cận – Cù Đình Tú, 1962; Diệp Quang Ban, 1985, Nguyễn Kim Thản,
1964…].
Theo tác giả Cao Xuân Hạo, tổ chức cú pháp hình thức của tiếng Việt
chỉ có một mô hình duy nhất là Đề - Thuyết với các biến thể của nó. Đề lại
gồm hai loại là: chủ đề và khung đề. Theo đó, xét về hình thức, khung đề có
thể một chu ngữ hay giới ngữ, tức là một ngữ đoạn có một giới từ làm trung
tâm kèm theo một danh ngữ hay một động ngữ làm bổ ngữ cho nó, không
khác gì trạng ngữ.

Ví dụ:
- Mai tôi đi chơi
5

- Dạonàytrời tối
Tác giả Trần Ngọc Thêm lại quan niệm, trạng ngữ có vai trò làm nòng
cốt trong kiểu câu có nòng cốt tồn tại: TR =>Vt – B.
Các tác giả của Giáo trình về Việt ngữ chỉ xếp vào trạng ngữ những
ngữ đoạn biểu thị ý nghĩa thời gian, không gian và cách thức kiểu như:
Ví dụ:
Hiện giờ, chị em đang rất lo lắng.
Các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội Việt
Nam dùng tên gọi “thành phần tình huống” thay cho “trạng ngữ” và quan
niệm: “Thành phần tình huống có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn,
hay về phương tiện, mục đích, hay về cách thức, trạng thái, … nói chung là
nghĩa tình huống”. [Ngữ pháp tiếng Việt, 1983].
Tác giả Diệp Quang Ban lại dùng thuật ngữ “bổ ngữ của câu” thay cho
tên gọi trạng ngữ.
Từ những dẫn chứng trên, ta thấy bức tranh về trạng ngữ hết sức đa
dạng, thiếu nhất quán.Và vấn đề gây tranh cãi là nhận thức trạng ngữ dựa vào
tiêu chí nào và phân biệt chúng ra sao với các thành phần còn lại trong câu.
Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Khảo sát trạng ngữ trong tiếng
Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học (trên cứ liệu một số tác
phẩm văn học giai đoạn 1930 – 1945), để làm rõ các tiêu chí nhận thức
trạng ngữ và phân biệt trạng ngữ thế nào với các thành phần còn lại trong
câu. Đề tài dựa theo quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết,
khảo sát trạng ngữ trên các cứ liệu văn học đã chọn và phân loại chúng theo
tiêu chí hình thức và ngữ nghĩa.



2. Mục đích của luận văn
6

Khi bàn về vấn đề trạng ngữ, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy, có quá nhiều quan điểm, ý kiến về trạng ngữ, vai trò và
phạm vi của nó. Tuy nhiên, điều đó càng cho thấy sự thiếu nhất quán trong
việc đưa ra một cái nhìn chung nhất về khái niệm này.
Tuy có khá nhiều quan niệm khác nhau, song hầu hết các nhà nghiên
cứu mới chỉ tập trung vào việc phân loại trạng ngữ, vị trí của trạng ngữ mà
chưa đưa ra được tiêu chí hình thức nào cho việc nhận diện và phân biệt nó
với các thành phần còn lại của câu.
Vì thế, mục đích của luận văn là đi sâu phân tích và làm rõ những đặc
điểm hình thức để nhận diện và phân biệt trạng ngữ với các thành phần còn
lại trong câu với tư cách là thành phần phụ của câu thông qua việc khảo sát
các kiểu loại trạng ngữ trong tiếng Việt trên cứ liệu các tác phẩm văn học đã
lựa chọn của đề tài. Cũng từ những khảo sát đó để thấy được các kiểu loại
trạng ngữ đa dạng trong tiếng Việt và phân loại chúng một cách chính xác
triệt để.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là những câu có trạng ngữ. Tuy nhiên, về các
câu có trạng ngữ rất phong phú và đa dạng, được sử dụng hầu hết và chiếm
đại đa số trong các câu của văn bản, vì thế, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát,
nghiên cứu những trường hợp tiêu biểu, phổ biến, rõ nét nhất về các kiểu loại
trạng ngữ khác nhau.
Chúng tôi chủ trương nghiên cứu trạng ngữ trên một vài tác phẩm văn
học từ thời kỳ 1930-1945 của một số tác giả: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng
học.
7


Mục đích là tìm ra các kiểu loại trạng ngữ được sử dụng phổ biến nhất,
chiếm đa số trong các tác phẩm văn học này và từ đó thấy được những dụng
ý nghệ thuật từ các tác phẩm ấy, ứng dụng vào việc sử dụng trong ngôn ngữ
hàng ngày.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với mong muốn có được những kết quả khả quan nhất về trạng ngữ,
chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả: các tư liệu thu thập được từ
nhiều nguồn được thống kê đầy đủ trong phụ lục, bảng biểu và phân loại theo
tiêu chí đã chọn của luận văn.
Phương pháp phân tích dựa vào ngữ cảnh: tìm hiểu vị trí của các kiểu
câu trong ngữ cảnh khác nhau để thấy được sự xuất hiện đa dạng của chúng.
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa để thấy được những đặc trưng ngữ
nghĩa của trạng ngữ khi xuất hiện trong câu.
Trong toàn bộ hoạt động khảo sát nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thủ
pháp tư duy khoa học diễn dịch, kết hợp với quy nạp để có thể rút ra nhận
xét, kết luận trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát tư liệu mà chúng tôi có
được từ những tác phẩm văn học của các tác giả có uy tín kể trên.

5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung của luận văn gồm 4 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày những vấn đề có
liên quan để làm cơ sở cho các phân tích trong những chương tiếp theo.
Trong chương này, vấn đề quan trọng là định nghĩa trạng ngữ với tư cách là
thành phần phụ của câu.Bởi đây là khái niệm có quá nhiều quan điểm và cách
8


nhìn nhận khác nhau, cần làm rõ.Qua đó đưa ra các tiêu chí phân biệt trạng
ngữ với một số thành phần khác dễ nhầm lẫn trong câu.
Chƣơng 2: Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học.
Chương này nội dung chính là nghiên cứu cấu tạo của trạng ngữ và vị trí của
nó khi xuất hiện trong mô hình cấu trúc câu.
Chƣơng 3: Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ nghĩa học.
Nội dung của chương này là thu thập và tìm hiểu ý nghĩa của trạng ngữ và
phân loại chúng vào theo các tiêu chí về nghĩa học.
Chƣơng 4: Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ dụng học.
Chương này khảo sát trạng ngữ trên bình diện dụng học, tức là sự tác động
của trạng ngữ đối với việc bổ sung ý nghĩa cho câu trong giao tiếp, liên kết
văn bản và hiệu quả giao tiếp.

9

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Vấn đề trạng ngữ trong câu tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm chung
Thuật ngữ “trạng ngữ” dù quen thuộc nhưng cũng là khái niệm gây
nhiều tranh cãi, đặc biệt ở các tiêu chí hình thức nhận diện trạng ngữ, cũng
như việc phân biệt nó với các thành phần khác của câu.
Dù có quá nhiều công trình nghiên cứu về trạng ngữ, và cũng có không
ít các tiêu chí xác định trạng ngữ trong câu, tuy nhiên, vẫn có những trường
hợp không biết nên xếp vào kiểu loại nào là hợp lý, và điều đó lại dựa vào
những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu Việt ngữ.
Việc nhận diện trạng ngữ trong câu hẳn không phải là vấn đề đơn giản.
Vì thế, cần xem xét trạng ngữ trên những bình diện, khía cạnh khác nhau với

tư cách là một thành phần của câu.Chính sự khảo sát trạng ngữ trên 3 bình
diện: kết học, nghĩa học, dụng học là một cách để giúp chúng ta có thể có cái
nhìn xác thực hơn về vấn đề còn nan giải này.
Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu, biểu thị ý nghĩa tình huống:
thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, v.v. Trong câu
Ngày mai tôi đi, thì “ngày mai” là trạng ngữ. [Từ điển tiếng Việt, nxb Đà
Nẵng, 1313].
Trạng ngữ còn được gọi là thành phần tình huống.Dù tên gọi có khác
nhau và có cả những khác biệt nào đó trong quan niệm, nhưng thành phần
tình huống bao giờ cũng được quan tâm thích đáng trong các hệ thống phân
tích cú pháp.Đối với ngữ pháp truyền thống, thành phần tình huống tiêu biểu
nhất là trạng ngữ của câu. Đối với ngữ pháp Tesnière, các thành phần tình
10

huống là các chu tố. Đối với ngữ pháp vai và quy chiếu, thành phần tình
huống là các thành tố có tính ngoại vi có quan hệ với cả nòng cốt câu. Đối
với ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday, trong cấu trúc nghĩa biểu
hiện, các thành phần tình huống gọi chung là chu cảnh…
Về cương vị trong tổ chức cú pháp, các thành phần tình huống là thành
tố phụ, tuy nhiên trong giao tiếp hiện thực, chúng có thể mang gánh nặng
thông tin hay là tiêu điểm thông báo của câu. Các thành phần tình huống
thường biểu thị các thông tin về thời gian, địa điểm, cách thức, nguyên nhân,
mục đích v.v. của sự tình được nói đến trong câu. [Cú pháp tiếng Việt -
Nguyễn Văn Hiệp, 2009, 189].
Cũng theo Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn
“Thành phần câu tiếng Việt”, 2004, trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có
khả năng tham gia các cải biến vị trí: đứng trước, đứng sau nòng cốt hoặc
đứng chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về không
gian, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện… cho sự tình được biểu
đạt trong câu.


1.1.2. Những quan điểm khác biệt của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về
trạng ngữ
Trạng ngữ là một khái niệm phức tạp lại xuất hiện thường xuyên trong
câu, nên các nhà Việt ngữ học cũng rất chú trọng việc phân tích, nghiên cứu
các tiêu chí nhận diện.Và trong quá trình nghiên cứu, có rất nhiều quan điểm
và ý kiến khác nhau, chưa nhất quán.
Vấn đề của trạng ngữ được các tác giả Việt ngữ học nghiên cứu ở các
mặt sau:
- Vai trò của trạng ngữ đối với tổ chức cấu trúc của câu.
- Các phạm vi ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị.
11

- Ví trí của trạng ngữ trong mô hình tổ chức câu.
- Cấu tạo hình thức của trạng ngữ.
Các tác giả chỉ tạm thống nhất ý kiến với nhau ở mặt thứ 4, khi cho
rằng bất kì ngữ đoạn nào, có giới từ hay không có giới từ đi kèm đều có khả
năng đóng vai trò của trạng ngữ trong câu. [Nguyễn Văn Hiệp - Nguyễn
Minh Thuyết, 2004].
- Về vai trò của trạng ngữ đối với tổ chức cấu trúc của câu
Đa số các tác giả cho rằng, trạng ngữ có thể chiếm 3 vị trí khác nhau
trong mô hình cấu trúc câu: đứng đầu, đứng cuối hoặc đứng giữa câu.
Theo Hoàng Tuệ, trạng ngữ có thể đứng ở cả 3 vị trí nhưng cần phải
thống kê đầy đủ để xem vị trí nào chiếm ưu thế. Hoàng Trọng Phiến lại quan
niệm, trạng ngữ cũng có thể đứng ở cả 3 vị trí nhưng chiếm đa số vẫn là vị trí
đầu câu.[Hoàng Trọng Phiến 1980, 156].
Nhưng theo tác giả Nguyễn Kim Thản, hai vị trí thường thấy của trạng
ngữ là đầu và cuối câu. Tác giả cho rằng, vị trí ở giữa câu của trạng ngữ chỉ
thảng hoặc mới xuất hiện và đó là lối cấu tạo câu đã Âu hóa.[Nguyễn Kim
Thản 1981, 182].

Theo Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn “Thành
phần câu tiếng Việt”, 2004, trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có khả năng
tham gia các cải biến vị trí: đứng trước, đứng sau nòng cốt hoặc đứng chen
vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về không gian, thời
gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện… cho sự tình được biểu đạt trong
câu.
Xét ví dụ sau:
Ðã nhiều lần Từ muốn ẵm con đi. (Đời Thừa, Nam Cao,
maxreading.com)
12

Trạng ngữ “Ðã nhiều lần” này có thể đứng ở cả 3 vị trí: đầu câu, cuối
câu và xen vào nòng cốt câu. Ta có thể cải biến như sau:
 Từ đã nhiều lần muốn ẵm con đi.
 Từ muốn ẵm con đi đã nhiềulần.
Tương tự có thể xét ví dụ:
Đám cưới có đi qua đây hôm nọ. (Từ ngày mẹ chết, Nam Cao,
maxreading.com)
Trong ví dụ trên trạng ngữ “hôm nọ” đứng ở cuối câu nhưng hoàn toàn
có thể cải biến, để chúng lên đầu câu hoặc xen vào giữa nòng cốt câu.
Chẳng hạn:
 Hôm nọ, đám cưới có đi qua đây.
 Đám cưới hôm nọ có đi qua đây.
Từ ví dụ này ta có thể thấy rằng, trạng ngữ có thể đứng ở cả 3 vị trí và
trong trường hợp này, nếu xét về loại nghĩa biểu hiện hay nghĩa miêu tả,
nghĩa của câu không hề thay đổi. Tuy nhiên việc nhận diện trạng ngữ không
phải là vấn đề dễ và có một vài trường hợp rất khó để nhận ra, dễ nhầm lẫn
trạng ngữ với các thành phần khác của câu.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Khảo sát trạngngữ trong
tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học và dụng học(trên cứ liệu một số

tác phẩm văn học giai đoạn 1930 – 1945), để làm rõ các tiêu chí nhận biết
trạng ngữ và phân biệt trạng ngữ thế nào với các thành phần còn lại trong câu
trên cả tiêu chí hình thức và ý nghĩa.



13

1.2. Phân biệt trạng ngữ với một số thành tố khác dễ nhầm lẫn trong
câu
Lâu nay, việc nhận diện một số thành phần câu trong tiếng Việt, nhất là
thành phần trạng ngữ với người sử dụngcòn có nhiều vướng mắc. Không ít
trường hợp, người ta băn khoăn không biết xếp chúng vào thành phần gì.
Trạng ngữ hay vế của câu ghép tỉnh lược? Trạng ngữ hay vị ngữ phụ? Trạng
ngữ hay bổ ngữ, định ngữ? Trạng ngữ hay vị ngữ chỉ quan hệ? Trạng ngữ hay
quan hệ từ, hay các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản. Do đó, việc đưa ra
các tiêu chí phân biệt trạng ngữ với các thành phần đó trong câu là điều hết
sức cần thiết.

1.2.1. Phân biệt trạng ngữ với các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản,
thuộc cấu trúc bậc trên câu
Cũng có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân biệt trạng ngữ với
các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản, thuộc cấu trúc bậc trên câu.
Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi theo quan điểm của tác giả
Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn “Thành phần câu tiếng
Việt”, 2004. Và theo đó, có thể phân biệt các yếu tố này với trạng ngữ dựa
vào các tiêu chí sau:
- Khả năng cái biến vị trí
- Ý nghĩa biểu hiện
- Khả năng tham gia phân đoạn thực tại

Các yếu tố liên kết bậc trên câu cũng có thể có khả năng cái biến vị trí,
tuy nhiên chúng chỉ có thể đứng đầu hoặc đứng sau chủ ngữ, không thể đứng
sau nòng cốt như chủ ngữ được.[Nguyễn Văn Hiệp – Nguyễn Minh Thuyết,
2004, tr 348].
1.2.1.1. Về khả năng cải biến vị trí và ý nghĩa biểu hiện
14

- Về khả năng cải biến vị trí và ý nghĩa biểu hiện của trạng ngữ:
Như đã đề cập ở trên, trạng ngữ có khả năng đứng ở cả ba vị trí: đầu
câu, cuối câu và xen vào giữa nòng cốt câu. Cũng nhờ tiêu chí này mà người
ta có thể nhận diện được đâu là trạng ngữ, và phân biệt chúng với các thành
phần khác trong câu.
Xét các ví dụ:
Từ nãy,Phatrống ngực đập thình thình. (Bước đường cùng, NCH, 10)
Hồi bu mới chết, thằng Đật khóc suốt ngày. (Từ ngày mẹ chết, Nam
Cao, maxreading.com)
Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. (Từ ngày mẹ chết, Nam
Cao, maxreading.com)
Các trạng ngữ trong các ví dụ trên đều có khả năng cải biến vị trí, tức
là ngoài vị trí đầu câu, chúng có thể xuất hiện ở giữa câu hoặc xen vào nòng
cốt câu.
Chẳng hạn ta có thể cải biến vị trí của trạng ngữ trong ví dụ: Từ
nãy,Pha trống ngực đập thình thình. (Bước đường cùng, NCH, 10) như sau:
 Pha, từ nãy, trống ngực đập thình thình.
 Pha trống ngực đập thình thình từ nãy.
Tương tự với hai ví dụ còn lại cũng có thể cải biến vị trí của trạng ngữ
mà không hề thay đổi nội dung ý nghĩa của câu.
Hồi bu mới chết, thằng Đật khóc suốt ngày.
 Thằng Đật hồi bu mới chết khóc suốt ngày.
 Thằng Đật khóc suốt ngày hồi bu mới chết.

15

Hay: Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. (Từ ngày mẹ chết,
Nam Cao, maxreading.com)
 Ninh lại nhớ đến bu mỗi khi trời mưa rét.
 Ninh mỗi khi trời mưa rét lại nhớ đến bu.
Qua phân tích những ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy vị trí linh hoạt của
trạng ngữ trong câu cũng như khả năng cải biến của chúng mà không hề làm
thay đổi ý nghĩa, nội dung truyền đạt trong câu. Chúng bổ sung thông tin về
mặt thời gian cho toàn bộ câu, để người đọc hiểu được sự việc xảy ra khi nào
, trong khoảng thời gian nào, bao lâu.
- Về khả năng cải biến vị trí và ý nghĩa biểu hiện của các yếu tố liên
kết văn bản, thuộc cấu trúc bậc trên câu:
Xét ví dụ:
Thế là,Pha phải viết nhà, viết ruộng cho ông ấy. (Bước đường cùng,
NCH, 135)
Cho nên, vợ Pha có dám nói gì đâu. (Bước đường cùng, NCH, 156)
Thế mà nó lại lần sang nhà bác Vụ. (Từ ngày mẹ chết, Nam Cao,
maxreading.com)
Những từ “thế là”, “cho nên”, “thế mà” chính là các yếu tố liên kết văn
bản, thuộc cấu trúc bậc trên câu. Nhìn vào tiêu chí “khả năng cải biến vị trí”
ta thấy được rằng, các yếu tố này không thể đứng cuối câu mà chỉ có thể
đứng đầu câu hoặc xen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ.
Cải biến vị trí của yếu tố này trong ví dụ:Thế là,Pha phải viết nhà, viết
ruộng cho ông ấy. (Bước đường cùng, NCH, 135)
16

 Phathế là phải viết nhà, viết ruộng cho ông ấy.
 * Pha phải viết nhà, viết ruộng cho ông ấythế là.
Về ý nghĩa biểu hiện, “thế là” biểu hiện mối quan hệ nối tiếp về thời

gian, sự việc sau nối tiếp sự việc trước đó.Khôi phục câu này trong văn cảnh
để thấy rõ.
 Ông Nghị đến đòi lợ, Pha ra vái chào. Thế là,Pha phải viết nhà,
viết ruộng cho ông ấy.
Hay xét ví dụ tiếp theo: Cho nên, vợ Pha có dám nói gì đâu. (Bước
đường cùng, NCH, 156)
 Vợ Phacho nên có dám nói gì đâu.
 * Vợ Pha có dám nói gì đâu cho nên.
Về ý nghĩa biểu hiện, “cho nên” biểu hiện quan hệ nhân quả, câu sau là
kết quả của sự việc xảy ra trước đó.Vì có sự việc đó nên dẫn tới kết quả là
“vợ Pha có dám nói gì đâu”.
Tương tự ví dụ còn lại: Thế mà nó lại lần sang nhà bác Vụ. (Từ ngày
mẹ chết, Nam Cao, maxreading.com) cũng biểu hiện mối quan hệ ấy (quan
hệ tương phản).
 Nó thế mà lại lẩn sang nhà bác Vụ.
 * Nó lại lẩn sang nhà bác Vụ thế mà.
Ta có thể khôi phục văn cảnh của câu này như sau:
Nó thế màlại lẩn sang nhà bác Vụ.
17

 Lại còn cái ông Đật nữa, đã bảo ở nhà. Nó thế màlại lẩn sang nhà
bác Vụ.
Rõ ràng là các yếu tố liên kết văn bản thuộc cấu trúc bậc trên câu
không thể đảo vị trí xuống cuối câu được. Và so sánh với trạng ngữ ở phái
trên, chúng tôi nhận thấy, trạng ngữ có thể cải biến theo những vị trí linh
hoạt, ở đầu câu, cuối nòng cốt hoặc ở giữa chủ ngữ và vị ngữ. Còn các yếu tố
liên kết văn bản, thuộc cấu trúc bậc trên câu, không thể đứng sau nòng cốt
câu như trạng ngữ.
Về mặt ngữ nghĩa, như đã nói, trạng ngữ bổ sung cho câu những thông
tin về tình huống (thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức, mục đích,

phương tiện…), trong khi đó các yếu tố liên kết văn bản chỉ biểu thị mối
quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ lôgic – ngữ nghĩa) giữa câu chứa nó với các câu
khác trong văn bản, chẳng hạn, chúng biểu thị quan hệ về thời gian (rồi, và,
thế rồi…), quan hệ nhân quả (vậy, vậy thì, vậy nên…), quan hệ tương đồng
(hơn nữa, ngoài ra, vả lại…), quan hệ tương phản (nhưng, song, tuy nhiên, có
điều…) v.v. [Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt, 2009, tr. 211].
1.2.1.2. Khả năng phân đoạn thực tại
Vì những lý do ngữ nghĩa trên mà trạng ngữ có thể tham gia vào cấu
trúc phân đoạn thực tại, còn các yếu tố liên kết văn bản thuộc cấu trúc bậc
trên câu chỉ có thể có tác dụng đánh dấu câu có thông báo “gộp” hoặc đánh
dấu cho phần báo. [Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt 2009, tr. 211].
Ví dụ về trạng ngữ:
Bên trong, vợ anh nghiến răng, vừa thở hổn hển vừa kêu ngắc từng
tiếng. (Bước Đường Cùng, NCH, 10)
18

Trạng ngữ “bên trong” trong ví dụ trên tham gia vào cấu trúc phân
đoạn thực tại, đứng ở vị trí đầu câu và bổ sung thông tin về không gian, nơi
chốn cho toàn bộ câu trên.
Xét các ví dụ về yếu tố liên kết văn bản thuộc cấu trúc bậc trên câu:
Thành thửPha còn có hăm tám đồng. (Bước đường cùng, NCH, 154)
Trái lại, ông ta còn xử tàn nhẫn với chúng ta, chỉ rình dịp để cướp
ruộng của chúng ta. (Bước đường cùng, NCH, 275)
Những từ bôi đậm, in nghiêng trên là các yếu tố liên kết thuộc cấu trúc
bậc trên câu và có tác dụng liên kết câu sau với các câu trước đó của văn bản,
có tác dụng đánh dấu câu có thông báo “gộp”.
Ta có thể khôi phục văn cảnh của hai ví dụ này để thấy rõ được câu sau
có liên hệ với câu trước một cách rất rõ ràng.
Thành thửPha còn có hăm tám đồng. (Bước đường cùng, NCH, 154)
 Nợ ba mươi đồng, lý trưởng lấy hai đồng tiền áp triện, thành thử

Pha còn có hăm tám đồng.
Hoặc: Trái lại, ông ta còn xử tàn nhẫn với chúng ta, chỉ rình dịp để
cướp ruộng của chúng ta. (Bước đường cùng, NCH, 275)
 Vậy chính chúng ta là người có công nhất làm cho ông ấy giàu mà
ông ấy đền cho ta cái gì? Chẳng đền gì cả. Trái lại, ông ta còn xử
tàn nhẫn với chúng ta, chỉ rình dịp để cướp ruộng của chúng ta.
Dĩ nhiên, trong nhiều trường hợp, trạng ngữ cũng có thể đảm nhiệm
chức năng liên kết văn bản nhờ vào những đặc điểm nào đó trong nội dung
ngữ nghĩa mà chúng biểu thị. [Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt, 2009].
19

1.2.2. Phân biệt trạng ngữ với các thành tố chỉ phụ thuộc vào một từ
(thành tố của cấu trúc bậc dưới câu)
Cũng có nhiều ý kiến trái chiều về việc phân biệt trạng ngữ với các
thành tố phụ của các tổ động từ, tính từ làm vị ngữ trong câu (nhiều tác giả
gọi tên các thành tố này là trạng tố, bổ tố…). Tác giả Nguyễn Văn Hiệp gọi
thành tố của cấu trúc bậc dưới câu này là bổ tố, và cũng theotác giả, trong
cuốn “Cú pháp tiếng Việt”, 2009, tác giả cho rằng, cần đưa ra tiêu chí chính
xác để phân định rạch ròi các thành phần này và giúp nhận diện trạng ngữ
một cách dễ dàng. Tác giả dựa trên hai tiêu chí:
- Quan hệ phụ thuộc với nòng cốt câu
- Khả năng cải biến vị trí mà không làm thay đổi quan hệ giữa các thành
tố còn lại trong câu.
Xét ví dụ này để thấy được tiêu chí phân biệt trên:
Lan học ngoại ngữ để đi du học
Lan học ngoại ngữ không nghỉ
- Xét về quan hệ phụ thuộc với nòng cốt câu:
Ta có thể chen vàomột thành phần có quan hệ đẳng lập để so sánh, chẳng
hạn từ ví dụ trên: Lan học ngoại ngữ để đi du học, ta xen vào thành phần
đồng vị như sau:

(1): Lan học ngoại ngữ vì muốn nâng cao trình độ và để đi du học
(1‟): Lan học ngoại ngữ để đi du học và vì muốn nâng cao trình độ
(2): *Lan học ngoại ngữ vì muốn nâng cao trình độ và không nghỉ
(2‟): *Lan học ngoại ngữ không nghỉ và vì muốn nâng cao trình độ
Theo phân tích trên ta nhận thấy, trạng ngữ có quan hệ phụ thuộc vào
nòng cốt câu, nên khi xen vào thành phần đồng vị, ý nghĩa của câu không
thay đổi, chỉ là bổ sung thêm phần thông tin. Còn với các thành tố bậc dưới
20

câu, khi xen vào thành phần đồng vị, ý nghĩa thay đổi, thậm chí phần thêm
vào không liên quan về mặt lôgic.
- Xét về khả năng cải biến vị trí trong câu:
+ Đối với trạng ngữ:
Xét ví dụ:
Lan học ngoại ngữ để đi du học.
Ta có thể cải biến vị trí ở trạng ngữ “để đi du học” như sau:
 Lan, để đi du học, học ngoại ngữ
 Để đi du học, Lan học ngoại ngữ
Rõ ràng dù cải biến vị trí lên đầu và ở giữa nòng cốt câu, ý nghĩa của
câu vẫn không hề thay đổi.
+ Đối với các thành tố phụ thuộc cấu trúc bậc dưới câu của các từ tổ vị từ
làm vị ngữ:
Xét ví dụ:
Lan học ngoại ngữ không nghỉ
 * Không nghỉ, Lan học ngoại ngữ
 * Lan không nghỉ học ngoại ngữ
Ở ví dụ đầu tiên, khi chưa cải biến cụm “không nghỉ”, thì câu mang ý
nghĩa biểu hiện sự chăm chỉ cần cù, chịu khó học ngoại ngữ của chủ thể Lan.
Nhưng trong các ví dụ tiếp theo, khi cụm “không nghỉ” được cải biến lên vị
trí đầu và giữa, câu đã thay đổi hoàn toàn ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp. Và

cụm “không nghỉ” này cũng không còn mang nét nghĩa ban đầu nữa. Điều đó
cho thấy, trạng ngữ có khả năng cải biến vị trí trong câu, có thể xuất hiện ở cả
ba vị trí: đầu câu, cuối câu và giữa nòng cốt câu. Còn các thành tố phụ thuộc
cấu trúc bậc dưới câu của các từ tổ vị từ làm vị ngữ không có khả năng cải
biến này vì sẽ làm ý nghĩa của câu và tổ hợp từ, cụm từ thay đổi hoàn toàn.

21

1.2.3. Phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ
Vấn đề xác định chủ ngữ và trạng ngữ cũng gây tranh cãi trong các nhà
Việt ngữ học.Trước đây, một số nhà Hán ngữ học lấy vị trí đứng đầu câu làm
tiêu chí nhận diện chủ ngữ.Nhưng điều này hoàn toàn không xác thực khi áp
dụng vào tiếng Việt.Bởi trạng ngữ cũng thường xuyên xuất hiện ở đầu
câu.Và vì thế, việc phân biệt trạng ngữ và chủ ngữ còn nhiều ý kiến trái
chiều.
Với những tổ hợp từ đứng đầu câu, có khi về nội dung ý nghĩa lại
giống với trạng ngữ nhưng về hình thức lại không có giới từ đứng trước, khó
được coi là trạng ngữ.Cũng có trường hợp ngược lại, về hình thức có yếu tố
để đánh dấu trạng ngữ nhưng nội dung lại không thể hiện đó là trạng ngữ mà
lại xác định đó là chủ ngữ của câu.
Ví dụ kiểu câu: “Trên đồn im như tờ”. Về hình thức, nếu dựa theo tiêu
chí có giới từ và danh từ/cụm danh từ thì nhiều người sẽ cho đây là trạng
ngữ. Nhưng trên thực tế không phải vậy, vì có nhiều quan điểm cho ràng,
“trên đồn” chính là chủ ngữ.
Vì thế, theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt, 2009, có hai
kiểu câu cần giải quyết khi phân biệt trạng ngữ và chủ ngữ là kiểu câu: “Trên
đồn im như tờ”, “Các nhà đã đóng cửa”… và kiểu câu tồn tại: “Trên bàn có
hoa”…
1.2.3.1. Đối với kiểu câu: “Trên đồn im như tờ”, “Ở nhà vẫn tốt”…
- Về khả năng tỉnh lược:

+ Đối với chủ ngữ:
Có thể xác định các kiểu câu trên, phần“trên đồn” hay “ở nhà” chính là
chủ ngữ của câu.Bởi, không thể lược bỏ các thành phần này mà ý nghĩa của
câu vẫn nguyên vẹn.
Ví dụ:
22

Trên đồn im như tờ.
 * Im như tờ
Hay: Ở nhà vẫn tốt.
 * Vẫn tốt
 làm mất đi hoàn toàn ý nghĩa của câu.
Ta có thể đặt ra những câu hỏi cho phần bị tỉnh lược như: Ở đâu im
như tờ?/ Cái gì im như tờ? Hay:Cái gì vẫn tốt/ Ai vẫn tốt?
Rõ ràng là không thể trả lời cho các câu hỏi trên nếu phần đầu bị tỉnh
lược đi. Do đó, khi tỉnh lược thành phần đứng ở đầu câu “trên đồn” và “ở
nhà”, người nghe không hiểu câu mang ý nghĩa gì, ám chỉ điều gì hay muốn
đề cập tới vấn đề gì nếu như không đặt chúng trong một văn cảnh cụ thể.
Điều này chứng tỏ rằng, các phần bị tỉnh lược đi chính là chủ ngữ, đóng vai
trò chính trong nòng cốt câu và không thể bị tỉnh lược.
+ Đối với trạng ngữ:
Trạng ngữ hoàn toàn có khả năng tỉnh lược mà vẫn đảm bảo được tính
trọn vẹn về nội dung của câu.
Ví dụ:
Trên đồn, hoa ban nở trắng.
 Hoa ban nở trắng.
Hay:
Ở nhà, mọi người vẫn tốt.
 Mọi người vẫn tốt.
Các trạng ngữ “trên đồn”, “hoa ban” trong các câu trên có tác dụng bổ

sung thêm thông tin về không gian nơi chốn cho sự việc được nói đến. Nên
nếu tỉnh lược, người nghe vẫn hiểu dụng ý của người nói, đề cập tới vấn đề gì
và nôi dung của câu hoàn toàn không thay đổi.
- Về khả năng cải biến vị trí trong câu:
23

+ Đối với trạng ngữ:
Xét tiếp các ví dụ ở trên:
Trên đồn, hoa ban nở trắng.
 Hoa ban trên đồn nở trắng.
 Hoa ban nở trắng trên đồn
Về hình thức, chúng ta có thể thấy rõ ràng “trên đồn” bao gồm giới từ
“trên” và danh từ “đồn”. Ngoài ra, cụm từ này có thể cải biến vị trí một cách
linh hoạt trong câu, có thể đứng đầu, đứng cuối hoặc xen vào giữa nòng cốt
câu như đã phân tích.Ngoài các tiêu chí về hình thức như có các giới từ cộng
với danh từ/cụm danh từ tạo thành trạng ngữ, chúng còn có khả năng cải biến
vị trí trong câu và bổ sung thêm thông tin về không gian, nơi chốn cho sự tình
được diễn đạt trong câu.Vì vậy, đây chính là trạng ngữ của câu.

1.2.3.2. Đối với kiểu câu tồn tại
Đối với kiểu câu tồn tại, việc xác định cương vị của ngữ đoạn chỉ địa
điểm của câu là vấn đề gây tranh cãi.Theo nhiều nhà nghiên cứu, vị từ trong
khuôn hình câu tồn tại chỉ có thể là:
+ Các từ có ý nghĩa tồn tại: có, còn, hết, là…, các từ chỉ lượng như:
nhiều, ít, đông, đầy…
+ Các từ tượng hình hay tượng thanh có nghĩa tồn tại như: lấp lánh,
chồm hỗm, lù lù, rì rào…
+ Một số vị từ chỉ hành động vốn có tính chất ngoại động “thỏa mãn
được cái điều kiện sau đây:
(1) Những động từ này phải là những động từ chứa sẵn mối liên hệ với

tham biến không gian trong nội dung ý nghĩa của mình.
24

(2) Những động từ này phải là những động từ lưu kết quả, vì đó là cơ
sở cần thiết để tạo ra ý nghĩa về một trạng thái tĩnh tại”. [Diệp
Quang Ban, 1980, 163].
Ví dụ về các câu tồn tại:
Trong túi có tiền
Trên bàn có hoa
Ở túi áo có chiếc kẹp đắt tiền
Ý nghĩa chung của câu tồn tại là ở một không gian nào đó tồn tại (hoặc
không tồn tại) các đối tượng của một lớp nào đó. Theo khuôn hình của câu
tồn tại, có 3 thành phần cơ bản.
+ Một thành phần chỉ rõ khu vực của sự tồn tại (trong không gian, có thể mở
rộng ra trong thời gian nếu đối tượng là sự kiện).
+ Một thành phần chỉ cách thức tồn tại của sự vật (hay sự kiện).
+ Một thành phần chỉ rõ đối tượng tồn tại trong khu vực này
Thành phần chỉ rõ khu vực của sự tồn tại thường được xem là trạng
ngữ.[Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt,
2004, 358].
Tuy nhiên, một số tác giả lại nhấn mạnh rằng, đây là loại trạng ngữ có
tầm quan trọng đặc biệt. Diệp Quang Ban viết: “Từ trước đến nay, ít người đế
ý phân biệt yếu tố ngôn ngữ chỉ vị trí không gian của câu tồn tại với cái gọi là
trạng ngữ của câu. Về cả hai phương diện nội dung và hình thức, yếu tố chỉ vị
trí không gian trong câu tồn tại là bộ phận cấu thành hữu cơ của kiểu câu này.
Không có nó không thể tạo ra được cả ý nghĩa tồn tại lẫn khuôn hình đặc thù
có tính chất chuyên dùng cho kiểu câu tồn tại. Trong lúc đó, phần phụ trạng
ngữ không phải là một bộ phận thiết yếu đến như vậy: nói chung, câu vẫn có
thể đứng vững được khi không có nó.” [Diệp Quang Ban, 1980, tr.144]
25


Trần Ngọc Thêm thì lại cho rằng, trạng ngữ là “thành phần nòng cốt
riêng” trong kiểu câu có nòng cốt tồn tại (Tr – Vt – B) và thể hiện phần Đề.
[Trần Ngọc Thêm, 1985, tr.60].

Từ những quan điểm trên, ta thấy rằng, có khá nhiều quan điểm khác
nhau về vấn đề xác định tính cần thiết của thành tố chỉ vị trí trong câu được
gọi là “câu tồn tại” này hết sức phức tạp, cần có sự phân tích cụ thể với từng
trường hợp để nhận diện chúng là trạng ngữ hay chủ ngữ. Tùy vào từng
trường hợp mà thành phần này được xem là trạng ngữ hay là chủ ngữ của
câu.

1.2.4. Phân biệt trạng ngữ với một vế của câu có nòng cốt ghép
- Đối với một vế của câu có nòng cốt ghép
Cũng có một vài quan điểm khác nhau về vấn đề này. Trong phần này,
có thể phân tích ví dụ:
Đến trụ sở thì một cán bộ ra tiếp.
Tới cổng phủ, các quần áo ướt vừa khô. [Diệp Quang Ban, 1987].
Theo quan điểm của Diệp Quang Ban, đây chính là trạng ngữ, mà tác
giả gọi là bổ ngữ tình huống – sự kiện.
Nhưng theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp, Cú pháp tiếng Việt, 2009, đây
thực chất là một câu ghép có một vế bị tỉnh lược, không thể xem chúng là
trạng ngữ được bởi nguyên do:
- Không thể cải biến vị trí
- Biểu thị những hành động, trạng thái, đặc điểm… có chủ thể khác với
chủ thể của vế câu còn lại. Mà chủ thể bị tỉnh lược có thể khôi phục
dựa vào văn cảnh.

×