Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

hơ trên báo Nhân dân và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.66 KB, 102 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ THU PHƯƠNG




THƠ TRÊN BÁO NHÂN VĂN VÀ TẬP SAN GIAI PHẨM
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƯ DUY NGHỆ THUẬT



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21





Hà Nội -2012



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LÊ THU PHƯƠNG




THƠ TRÊN BÁO NHÂN VĂN VÀ TẬP SAN GIAI PHẨM
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƯ DUY NGHỆ THUẬT


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành




Hà Nội -2012



3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Công trình khoa học này là của riêng tôi. Kết quả
luận văn của tôi là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các thông tin sử dụng và trích dẫn trong luận văn đều chính
xác và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012.
Lê Thu Phương



















4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ
tận tình của gia đình và bạn bè tôi. Tôi xin ghi nhớ và gửi lời cảm ơn tới tất
cả mọi người.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới PGS.TS
Nguyễn Bá Thành. Người thầy đã hết lòng tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tổ Văn học Hiện
đại Việt Nam, các thầy cô giáo Khoa Văn học, phòng tư liệu Khoa Văn học,
thư viện Quốc gia Hà Nội, Đại tá Thái Kế Toại, nhà văn Trần Hoàng Bách
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và học tập.
Xin cảm ơn tất cả mọi người đã dành cho tôi sự ưu ái, sự quan tâm
giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2012
Lê Thu Phương










5
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Từ trước tới nay các nhà thơ, giới nghiên cứu văn học và ngay cả những người

dân thường khi nhắc tới Nhân văn - Giai phẩm đều rất e dè. Bởi vì, khi nhắc tới cụm
từ Nhân văn - Giai phẩm người ta đều nghĩ tới một vụ án văn chương mang tính chất
chính trị. Nhiều nhà thơ có tên trên mặt báo Nhân văn và tập san Giai phẩm đã đi con
đường sáng tạo thăng trầm. “Những đứa con tinh thần” của họ “chào đời” chẳng mấy
khi được bình yên kể từ sau khi báo Nhân văn và tập san Giai phẩm bị đóng cửa.
Không những thế có nhà thơ phải đi tù vì những sáng tạo của mình. Báo Nhân văn và
tập san Giai phẩm bị cấm lưu hành ngay sau vụ Nhân văn - Giai phẩm. Nhưng trong
các diễn đàn văn học chính thống và phi chính thống, trong nước và ngoài nước độc
giả vẫn chưa thôi hi vọng tìm hiểu thơ, giải mã thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai
phẩm.
Giá trị sáng tạo của các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm đã từng bước được ghi
nhận. Những bài thơ của họ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm đã được in lại
trong từng tập thơ của mỗi tác giả. Tuy nhiên, các ấn phẩm Nhân văn, Giai phẩm thì
còn lại rất ít và chưa được khôi phục. Việc đánh giá, nhìn nhận lại giá trị của thơ trên
báo Nhân văn và tập san Giai phẩm là việc cần thiết. Giải quyết được vấn đề này
chúng ta sẽ hiểu hơn về thơ văn một giai đoạn, một hiện tượng văn chương và dòng
chảy của Văn học Việt Nam hiện đại.
Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm giữ một vị trí quan trọng, đặc
biệt là ở các tập san Giai phẩm, số lượng thơ lớn hơn văn xuôi. Vì vậy, chúng tôi chọn
tất cả các bài thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm làm đối tượng cho đề tài
nghiên cứu của mình.
Sáng tác thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm là một đối tượng mới
mẻ, phức tạp. Tìm hiểu thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm để tránh những


6
kết luận chủ quan và phiến diện, người nghiên cứu phải tự trang bị cho mình kiến
thức mới khi mà bảng giá trị thẩm mỹ cũ không đủ để đánh giá thơ ca của họ. Thách
thức đó lại mở ra cho người viết cơ hội thẩm thấu những giá trị hiện đại của thơ ca từ
những năm năm mươi của thế kỷ XX.

Tất cả khó khăn và sự hấp dẫn của đối tượng thôi thúc người viết lựa chọn đề
tài luận văn: “Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy
nghệ thuật”.

2 Lịch sử vấn đề
Trong suốt một thời gian dài từ năm 1955 cho tới nay, tư liệu báo Nhân văn và
tập san Giai phẩm bị rơi rụng gần hết bởi bị tịch thu hoặc phải đem giao nộp cho nhà
nước. Thư viện Quốc gia có bảo tồn tư liệu thì cũng không phục vụ bạn đọc. Ấn phẩm
Nhân văn và tập san Giai phẩm còn lại rải rác trong một số cá nhân, người chơi sách,
người bán sách cũ từ thời kỳ Nhân văn - Giai phẩm. Khi nghiên cứu đề tài “Thơ trên
báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật” chúng tôi phải
tìm đến người bán sách cũ từ thời kỳ Nhân văn - Giai phẩm.
Tại miền Bắc, cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận là tài liệu
duy nhất tập hợp các bài viết phê phán chính thống về Nhân văn - Giai phẩm. Người
đọc muốn tìm hiểu về Nhân văn - Giai phẩm thì chỉ có thể thông qua cuốn sách này
hoặc đọc các giáo trình của Đại học Tổng hợp Hà Nội hoặc Đại học Sư phạm những
năm 1960. Ngoài những ý kiến phê bình tổng thể đó, thơ Nhân văn – Giai phẩm chưa
được hiểu một cách toàn diện và hệ thống. Vì vậy, việc hiểu đúng hiện tượng Nhân
văn - Giai phẩm đã khó thì đánh giá đúng đắn toàn diện về giá trị nghệ thuật trong thơ
văn của họ còn khó hơn trăm vạn lần.
Tại miền Nam, công trình sớm nhất về Nhân văn - Giai phẩm là cuốn Trăm
hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí, một người cháu rể của Phan Khôi.


7
Cuốn sách này lưu hành ở miền Nam trước năm 1975. Chúng tôi có tham khảo cuốn
sách này từ trang Web talawas thì thấy tác giả của cuốn sách cũng nhìn nhận một
chiều khi phê bình báo Nhân văn và tập san Giai phẩm.
Như vậy, trong nước chưa có một cơ quan nghiên cứu, một nhóm nghiên cứu,
một nhà nghiên cứu nào bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm một

cách toàn diện và hệ thống. Dù hiện tượng này kéo dài chỉ trong 3 năm từ 1955 đến
1958 nhưng nó có ảnh hưởng tới văn học nghệ thuật khá lâu sau đó.
Năm 1992, tại Paris, Nhà xuất bản Quê mẹ của Võ Văn Ái in cuốn hồi kí bằng
tiếng Pháp của luật sư Nguyễn Mạnh Tường Un Excommunie (Kẻ bị khai trừ) với tiểu
tựa Hanoi 1954 – 1991: Proces d

un intellectual (Hà Nội 1954 – 1991: Kết án một
nhà trí thức.
Năm 2001, Nhà xuất bản Văn nghệ California Hoa Kỳ xuất bản cuốn Nhật kí
Trần Dần ghi. Cuốn sách là những ghi chép của Trần Dần về thời kỳ cải cách ruộng
đất và về hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm.
Ở Paris vào cuối năm 2004, nhà nghiên cứu Thụy Khuê viết bài Phong trào
Nhân Văn Giai Phẩm và công bố hàng loạt bài phỏng vấn Nguyễn Hữu Đang, Lê
Đạt, Hoàng Cầm, Trần Duy. Từ giữa năm 2009, bà công bố từng phần trên website
đài RFI như một công trình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh với tựa đề Tìm hiểu
phong trào Nhân văn - Giai phẩm.
Công trình mới nhất xuất bản năm 2009 tại Berlin, Funfzig Jahre Danach:
Hundert Blumen in Vietnam 1954 – 1960 (Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở
Việt Nam 1954 – 1960) của nhà nghiên cứu Heinz Schutte giảng dạy tại khoa Đông
Nam Á, Đại học Hamburger.
Ngoài ra có một số bài viết khác đề cập tới hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm
như: Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên (do Nhà xuất bản Văn nghệ ở Hoa Kỳ),
Website của Trần Hữu Dũng, bài Vụ Nhân Văn Giai Phẩm một trào lưu dân chủ một


8
cuộc cách mạng tân văn không thành của Lê Hoài Nguyên, các bài trên Talawas, một
số bài viết của nhân vật chủ chốt trong Nhân văn - Giai phẩm về chính họ.
Còn có thể nhắc đến Nhật kí của Nguyễn Huy Tưởng, Nhà xuất bản Thanh
Niên, năm 2006; hai cuốn hồi kí của Tô Hoài là Cát bụi chân ai và Chiều chiều của

Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ba cuốn sách này có nhắc tới không khí cuộc sống văn
nghệ sĩ giai đoạn 1955 – 1960.
Gần đây, các nhà sách phối hợp với Nhà xuất bản trong nước đã in các tác
phẩm của Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm như cuốn: Phùng Quán ba phút sự
thật của Nhà xuất bản Văn Nghệ xuất bản năm 2010, Trần Dần Những ngã tư và
những cột đèn của Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2011, Thơ Hoàng Cầm
của Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2011, Hoàng Cầm một hồn thơ độc đáo
của Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản năm 2011.
Nói tóm lại, cho đến nay, người ta còn quá e dè khi nói tới Nhân văn - Giai
phẩm. Trong các cuốn sách từ điển văn học, thuật ngữ từ điển văn học người viết
cũng không thấy xuất hiện cụm từ “Nhân văn Giai phẩm”, ngay cả việc tìm đọc báo
Nhân văn và tập san Giai phẩm còn hết sức khó khăn.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn này có tên là Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm
nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật. Bởi vậy, chúng tôi sẽ khảo sát bộ phận thơ trên báo
Nhân văn và tập san Giai phẩm. Chúng tôi chọn tất cả các bài thơ đó làm đối tượng
nghiên cứu chính cho đề tài của mình. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tham khảo thơ trên báo
Văn năm 1957, năm 1958, các tập thơ như: Bài thơ trên ghế đá của Lê Đạt, Cửa biển
của Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm, Cổng
Tỉnh, Đi đây Việt Bắc của Trần Dần, Ô mai, Bến lạ của Đặng Đình Hưng.


9
Trước hết, người viết tiến hành tập hợp và khảo sát toàn bộ thơ trên báo Nhân
văn và tập san Giai phẩm nhằm giúp người đọc có được thông tin chính xác nhất về
văn bản thơ. Từ đó có thể cùng người viết giải mã thơ với tinh thần khách quan, khoa
học và tránh cái nhìn một chiều.
Thứ hai, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình
trong thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Từ đó có thể nhận thấy những nét

gần gũi và khác biệt với cảm hứng và cái tôi trữ tình của văn học cách mạng chính
thống.
Cuối cùng, chúng tôi đi sâu tìm hiểu các biểu tượng và ngôn ngữ thơ trong
những thử nghiệm mới của các nhà thơ có tên trên báo Nhân văn và tập san Giai
phẩm. Hiểu đúng và đánh giá được những sáng tạo nghệ thuật mà các bậc tiền bối đã
để lại.

4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Chúng tôi khảo sát và đánh giá các
vấn đề về thơ Nhân văn – Giai phẩm trong sự soi chiếu với hoàn cảnh lịch sử Việt
Nam những năm 1954 – 1960, đặt thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm trong
dòng chảy văn học dân tộc Việt Nam, trong tình hình kinh tế xã hội đất nước và thế
giới lúc bấy giờ. Từ đó, chúng ta sẽ thấy được tác động của lịch sử lên thơ không chỉ
một đời thơ mà cả một hiện tượng thơ và cách thức mà các nhà thơ phản ứng.
Phương pháp thống kê: Khi khảo sát thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai
phẩm, chúng tôi sẽ phải dùng phương pháp thống kê để bạn đọc tiện theo dõi và dùng
nó làm tư liệu cho những công trình nghiên cứu tiếp theo.


10
Phương pháp hệ thống, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để
thiết lập các hệ thống luận điểm. Từ việc giải mã thơ dựa trên văn bản thơ, người viết
có sự khái quát để có những kết luận, những nhìn nhận thấu đáo, toàn diện tránh
những áp đặt chủ quan.
Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi so sánh thơ của
các tác giả trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm để tìm ra những điểm chung và
những nét khác biệt của họ đối với thơ được gọi là chính thống. Phương pháp này
giúp chúng tôi nhận thấy những thử nghiệm mới trong thơ của các nhà thơ Nhân văn -

Giai phẩm, ảnh hưởng của những thử nghiệm ấy đến các tác phẩm sau này của họ.
Phương pháp nghiên cứu loại hình: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng những đặc trưng về thể loại để nghiên cứu những đặc điểm về ngôn ngữ, về biểu
tượng trong thơ Nhân văn – Giai phẩm.

5 Đóng góp của luận văn
Luận văn này là công trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học dựa
vào văn bản thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm theo tinh thần đổi mới. Luận
văn sẽ giúp bạn đọc có được tư liệu chính xác về thơ trên báo Nhân văn và tập san
Giai phẩm, hi vọng kết quả sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi về những nhà thơ Nhân
văn - Giai phẩm đồng thời xác định chân giá trị sáng tạo và những đóng góp cũng như
những hạn chế của họ trong dòng chảy của Văn học Việt Nam hiện đại.

6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục tham khảo, nội dung của luận văn
được triển khai theo 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm.


11
Chương 2: Cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ trên báo Nhân văn
và tập san Giai phẩm.
Chương 3: Biểu tượng và ngôn ngữ trong thơ trên báo Nhân văn và tập san
Giai phẩm.





















12
PHẦN NỘI DUNG
Chương1: Khái quát về thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm
1.1 Bối cảnh ra đời của tác phẩm thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm
Trong những năm 1950, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi,
một số văn nghệ sĩ trí thức miền Bắc đã có những ngộ nhận về tự do dân chủ tuyệt
đối. Trên thế giới, đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô đặt vấn đề về việc
chống sùng bái cá nhân, chống bệnh hình thức, bệnh chủ quan giáo điều; ngày 26 – 5
– 1956, Mao Trạch Đông phát động phong trào Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng.
Sau khi cuộc cải cách ruộng đất ở nước ta kết thúc thì tháng 9 Hội nghị lần thứ 10 của
Ban Chấp Hành Trung ương có những đánh giá, nhìn nhận về sai lầm trong cải cách
ruộng đất. Đời sống xã hội đã có những thay đổi, tự do báo chí và ngôn luận cởi mở
hơn, công tư hợp doanh trong xuất bản đã được chấp nhận.
Đầu năm 1955, trong quân đội Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Hoàng Cầm đã lên
tiếng đòi tự do ngôn luận, tự do sáng tác. Họ yêu cầu tự do dân chủ từ địa hạt thi ca.
Một mặt, họ lên tiếng phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu; mặt khác, họ đòi quyền

lãnh đạo văn nghệ về tay nghệ sĩ, đòi thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn
công quân đội, đòi thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội,
đòi thành lập trong quân đội một chi hội Văn nghệ trực thuộc Hội Văn nghệ, không
qua Cục tuyên huấn và Tổng cục Chính trị.
Việc phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu diễn ra theo hai khuynh hướng trái
ngược nhau: một phía chê và một phía khen hết lời. Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Lê Đạt,
Trần Dần là những người chê tập thơ Việt Bắc. Hoàng Yến viết: “Ta thấy thơ Tố Hữu
ngày nay còn bé hơn thơ Tố Hữu trước kia. Bé vì Tố Hữu chưa thổi được vào thơ
ngọn lửa hừng hực chiến đấu của thời đại để đốt cháy lòng người đọc. Bé vì chất sống
chưa thật sâu sắc nên ý thơ nhiều đoạn còn giả tạo công thức [53]. Hoàng Cầm chê
tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu thiếu chất sống thực tế, nhạt nhẽo, hời hợt. “Đa số bài


13
thơ trong tập Việt Bắc thường là đi từ từ, nhẹ nhàng vào lòng người đọc, rồi đi vòng
quanh, lởn vởn bên ngoài chứ không đột phá vào một khía cạnh nào của tâm hồn cho
thật sắc bén…” [53]. Theo Hoàng Cầm thì tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu chỉ phản ánh
một chiều. “Hình ảnh bộ đội trong tập thơ Việt Bắc là hình ảnh đẹp một cách mỏng
manh, mờ nhạt như là dáng dấp một người lẫn trong sương, trong một bức tranh chấm
phá. Con người bằng xương, bằng thịt có bao nhiêu tình cảm, lúc bồng bột, lúc vui
buồn, hờn giận, lúc vào bộ đội, lúc nhớ quê hương ruộng đồng, cha mẹ vợ con, khi tác
chiến anh dũng, khi nhịn đói hành quân, lúc chia sẻ ngọt bùi cay đắng với cán bộ, với
đồng đội tôi chưa tìm thấy trong tập thơ Việt Bắc. Chỉ thấy những hình ảnh chung
chung gặp bất cứ chỗ nào, thoáng qua và mờ dần vì không nhìn rõ nét, không “thực”
đến độ in sâu vào lòng người” [53]. Lê Đạt cho rằng “Tố Hữu cố gắng đi tới công
nông nhưng vì sự thâm nhập thực tế của tác giả còn thiếu sót nên trong thơ của Tố
Hữu còn rơi rớt nhiều tính chất tiểu tư sản biểu hiện ở tính chất ngậm ngùi, buồn
buồn, ít hành động, nó là cơ sở của điệu tâm hồn Tố Hữu… Thơ Tố Hữu thuộc đấy,
dễ hiểu thật đấy nhưng vẫn xa quần chúng, vì quần chúng tính của một tác phẩm căn
bản là có nói lên được đúng những băn khoăn mơ ước hàng ngày của quần chúng hay

không. Thơ Tố Hữu mới phần nào quần chúng ở hình thức. Nội dung của thơ Tố Hữu
chưa theo sát được cuộc đời… Tính chất tiểu tư sản và xa thực tế là hai khuyết điểm
căn bản nó cản trở khả năng hiện thực của Tố Hữu. Nó là nguyên nhân của cái buồn,
cái công thức, cái hời hợt rải rác trong tập thơ” [53]. Trong Trần Dần ghi, tác giả viết:
“Tố Hữu nhìn sự vật nó chính trị quá, công thức quá, lười tìm tòi quá. Chỗ nào hay thì
lặp lại Nguyễn Du, Tản Đà, ca dao. Tố Hữu chưa đem tới một cách nhìn mới mẻ gì.
Nói chung, thơ Tố Hữu rất nhiều cái lười biếng. Ý, lời tầm thường. Tầm thường chứ
không phải giản dị, phong phú. Cá tính thơ Tố Hữu còn mờ. Sự thiếu sót thực tế làm
cho Tố Hữu chưa thoát khỏi cái nhìn tầm thường và ảnh hưởng thơ xưa” [3].


14
Đến tháng 6 năm 1956, một số văn nghệ sĩ trí thức ở miền Bắc mới thực sự
lên tiếng công khai phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng mà họ cho là chưa đúng
đắn, là sai lầm. Giai phẩm mùa xuân ra đời do Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt, Trần
Dần, Sỹ Ngọc, Tử Phác, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Tô Vũ Lập chủ biên. Ngoài
những bài phê phán lãnh đạo văn nghệ của Đảng còn có bài thơ Nhất định thắng của
Trần Dần. Giai phẩm mùa xuân bị tịch thu ngay lập tức. Trong tập tài liệu của Nhà
xuất bản Sự thật Bọn Nhân văn Giai phẩm trước tòa án dư luận, Hồng Cương viết:
“Nhân cơ hội đó, tất cả các lực lượng đối lập với chủ nghĩa xã hội đều ngóc đầu dậy
chống lại sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Bọn phản động trong Công giáo hành
động phá rối trật tự ở Nghệ An, Nam Định. Bọn phản động trong các dân tộc thiểu số
“xưng vua” ở một vài miền dẻo cao…” [83, 17].
Ba tháng sau khi Đảng phát động chính sách sửa sai sau cuộc cải cách ruộng
đất, Giai phẩm mùa thu tập 1 ra đời vào ngày 29 – 8 - 1956. Ngoài hai bài văn xuôi
Phê bình lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi, Tiếng sáo tiền kiếp của Trần Duy còn lại
là thơ.
Tiếp đó ngày 15 – 9 – 1956, báo nguyệt san Nhân văn số 1 ra đời và cuối
tháng 10 năm 1956, tờ báo Đất mới của sinh viên ra được một số thì bị đình bản. Cuối
tháng 11 – 1956, Đảng hạ lệnh đóng cửa tờ Nhân văn và Nhân văn số 6 bị tịch thu. Số

phận của tập san Giai phẩm, báo Nhân văn, Đất mới, Trăm hoa đã kết thúc nhưng khi
báo Văn ra đời các cây bút trên trang báo Nhân văn - Giai phẩm lại thấy xuất hiện với
những bài phê phán các hiện tượng tiêu cực, đồi trụy trong xã hội đương đại. Báo Văn
số 36 ra ngày 10 – 1 – 1958 đăng bài Ông năm chuột của Phan Khôi thì ngay sau đó
bị đình bản hẳn.
Tại Hà Nội, ngày 5 – 6 – 1958 hơn 800 văn nghệ sĩ họp hội nghị và ra nghị
quyết theo tinh thần phê phán Nhân văn – Giai phẩm của Hội Liên hiệp Văn học
Nghệ thuật Việt Nam. Từ 21 – 6 cho đến 3 – 7 – 1958 lần lượt các ban chấp hành hội


15
Nhạc sĩ, hội Nhà văn, hội Mỹ thuật tiến hành kỷ luật đối với các thành viên của hội có
tên trên báo Nhân văn - Giai phẩm. Hội Nhà văn khai trừ Hoàng Cầm, Hoàng Tích
Linh khỏi ban chấp hành; hội Mỹ thuật cảnh cáo Sỹ Ngọc, chấp nhận Nguyễn Sáng,
Sỹ Ngọc rút khỏi ban chấp hành; hội Nhạc sĩ chấp nhận Văn Cao, Nguyễn Văn Tý rút
khỏi ban chấp hành và cả ba hội nghị quyết định khai trừ Phan Khôi, Trương Tửu,
Thụy An ra khỏi hội Nhà văn, Trần Duy ra khỏi hội Mỹ thuật, khai trừ trong thời hạn
ba năm, Trần Dần, Lê Đạt khỏi hội Nhà văn, Tử Phác, Đặng Đình Hưng ra khỏi hội
Nhạc sĩ và cảnh cáo một số hội viên khác.
Trong tập tài liệu “Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước tòa án dư luận”, Nguyễn
Đình Thi đề cập chủ yếu đến sáu vấn đề về báo Nhân văn và tập san Giai phẩm, “Báo
Nhân văn và các tập Giai phẩm rõ ràng là đối địch với chế độ, với chủ nghĩa xã hội”.
Nguyễn Đình Thi cho rằng luận điệu phản động của các tác giả Nhân văn - Giai phẩm
được biểu hiện ở sáu điểm sau:
Thứ nhất, họ bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản, cho rằng chủ nghĩa cộng sản là
không nhân văn, là chà đạp con người, bôi nhọ những đảng viên cộng sản là không
tim, không phải cộng sản chân chính. Họ phê phán văn học xã hội chủ nghĩa là công
thức, là giả tạo, đã đẻ ra những thi sĩ máy. Họ dùng chiêu bài “đề cao con người,
chống công thức” để đề cao chủ nghĩa cá nhân tư sản, tự do cá nhân, đòi tự do cho lối
sống và tình cảm ích kỷ trụy lạc.

Thứ hai, trong lúc bọn tư sản đang âm mưu phá hoại và tấn công ta thì các tác
giả Nhân văn - Giai phẩm lại đòi tự do dân chủ tuyệt đối về mọi mặt: chính trị, kinh
tế, văn hóa, đả kích vào bộ máy nhà nước, đòi tự do đối lập với chính phủ.
Thứ ba, các tác giả Nhân văn - Giai phẩm dùng chiêu bài “chống sùng bái cá
nhân” để xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng, cho sự lãnh đạo của Đảng là Đảng trị, là
độc đoán, là chuyên quyền, đem đối lập quần chúng với lãnh đạo.


16
Thứ tư là họ đề cao chủ nghĩa tư sản, đả kích Liên Xô, cho rằng sự giáo dục
con người ở Liên Xô là rập khuôn, là máy móc. Dựa vào khẩu hiệu “trăm hoa đua nở”
để xuyên tạc đường lối văn học của Trung Quốc.
Thứ năm, các tác giả Nhân văn - Giai phẩm đã phủ nhận thành tích to lớn mà
nhân dân và Đảng ta đã làm được trong công cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh
thống nhất nước nhà, phủ nhận những kết quả của cuộc cải cách ruộng đất, những
thành tích trong khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa, phủ nhận những thành tích mà
văn nghệ đã đạt được từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thổi phồng những
khuyết điểm về mọi mặt của ta, gieo rắc hoài nghi, hoang mang và bôi đen chế độ.
Điểm thứ sau, Nguyễn Đình Thi cho rằng văn nghệ Nhân văn - Giai phẩm chủ
trương cho phát triển “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” theo lối tự do vô chính
phủ, chối bỏ sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao khẩu hiệu “trả văn nghệ về cho văn
nghệ”, “văn nghệ và chính trị vỗ vai nhau cùng đi”.
Từ đó, Nguyễn Đình Thi đi đến kết luận “Báo Nhân văn và các tập sách Giai
phẩm là rêu rao lừa bịp “phấn đấu cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin chân chính, tự nguyện
đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng trên thực tế thì xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê
Nin, đả kích sự lãnh đạo của Đảng, bới móc, xỏ xiên, bóp méo sự thật để bôi đen đời
sống chế độ ta. Trong Nhân văn - Giai phẩm có những hơi hướng, nhắc ta nhớ lại
những thứ luận điệu “muốn cộng sản chân chính thì phải chống lại Đảng cộng sản của
bọn Tơ-rốt-kít ngày trước. [83,113 - 114]
Trong Báo cáo Tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn -

Giai phẩm, Tố Hữu đã đưa ra những kết luận sau: “Bọn cầm đầu nhóm phá hoại
Nhân văn - Giai phẩm, những kẻ từ lâu đã nuôi sẵn trong lòng sự hằn thù đối với chế
độ ta và những người cộng sản, tất nhiên cũng hoạt động theo hướng đó. Học kinh
nghiệm của bọn phản động quốc tế, bọn phá hoại ở nước ta cũng áp dụng cái thuật
đánh từ mặt trận văn nghệ là một miếng đất còn sơ hở của cách mạng, và phối hợp


17
“nội công” với “ngoại kích”… Cuộc phê bình tập thơ Việt Bắc là do cái bè phái ấy
sắp đặt, để đánh vào sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng, đường lối phục vụ
cách mạng, phục vụ công nông binh, và đề xướng “điệu hồn” ruỗng nát của chủ nghĩa
cá nhân tư sản, mở cửa cho lối tự do sa đọa” [83, 22-23].
Tố Hữu gọi Trần Dần, Tử Phác là những đứa con hư hỏng của Hà Nội cũ, nay
lại trở về với những “cảnh cũ người xưa” bỗng cảm thấy đời sống quân đội “nghẹt
thở” chỉ vì thiếu cái tự do nay trở lại đời sống trụy lạc cũ.
Tình hình xã hội nước ta lúc đó đang gặp muôn vàn khó khăn, Đảng ta phát
hiện những sai lầm trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, đời sống nhân dân cơ
cực, đói kém. Trình độ nhận thức của nhân dân ta có hạn, sự hiểu biết về thế giới bên
ngoài vẫn còn mơ hồ. Trong khi đó, trên thế giới còn nhiều sóng gió và biến động: từ
những vụ lộn xộn ở Ba Lan đến cuộc biến động phản cách mạng ở Hung-ga-ri, chiến
tranh Anh – Pháp xâm lược Ai - Cập. Bọn phản động trong và ngoài nước tìm mọi
cách phá hoại cách mạng.
Trong hoàn cảnh đó, Giai phẩm mùa xuân ra đời, rồi tái bản và liên tiếp xuất
bản các tập Giai phẩm mùa thu, Giai phẩm mùa đông, Đất mới với các báo Nhân văn.
Tiếng thơ của các tác giả Nhân văn - Giai phẩm nói riêng và tiếng nói của một vài
nghệ sĩ khác là đòi tự do dân chủ tuyệt đối đã không được chấp nhận.
Bộ phận thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm cũng ra đời trong hoàn
cảnh đó, manh nha từ các tập: Cửa biển của Văn Cao, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần,
tập thơ Bài thơ trên ghế đá của Lê Đạt, tập thơ Đi! Đây Việt Bắc của Trần Dần, phê
bình tập Việt Bắc của Tố Hữu.






18
1.2 Vị trí, vai trò của bộ phận thơ trên báo Nhân văn - Giai phẩm trong
hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm
Hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm khởi nguồn từ địa hạt thi ca từ năm 1955.
Thơ là tiếng nói cá nhân, là tiếng tâm tình của con người. Thông qua thơ, các tác giả
Nhân văn - Giai phẩm muốn bộc lộ khát vọng được làm nghệ thuật chân chính, được
làm nghệ thuật một cách tự do. Có lẽ thơ là nơi bắt đầu và cũng là nơi còn ghi lại yêu
cầu tự do dân chủ tuyệt đối của một số nghệ sĩ Nhân văn – Giai phẩm.
Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần bị coi là bài thơ bôi đen chế độ đăng
trong tập san Giai phẩm mùa xuân. Tác giả của bài thơ không hề biết Nhất định thắng
có tên trên tập sách này. Tố Hữu thì cho bài thơ ấy mang những tiếng chửi tục tằn,
chửi bóng gió cán bộ. Tuy rằng, sau này Trần Dần đã thú nhận “Nhất định thắng làm
với dụng ý xuyên tạc sự thật, bôi đen chế độ miền Bắc… nêu cảnh thất nghiệp, hàng
ế, đi Nam, hai năm không thống nhất… luôn luôn lặp lại cái điệp khúc “mưa sa trên
mầu cờ đỏ” để nhấn mạnh Đảng là nguyên nhân của cái xã hội thê thảm này…” [83,
25], nhưng những câu thơ ấy của Trần Dần lại nhanh chóng nhập vào trí nhớ nhiều
người.
“…Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ…”
Những câu thơ chân thật về những khó khăn mà cách mạng cần phải vượt qua,
những câu thơ gan ruột về “Những ngày ấy bao nhiêu thương xót” lại là minh chứng
sống động nhất cho thế hệ trẻ hôm nay biết về đất nước ta ngày ấy sống trong thương

đau như thế nào. Thơ chính là địa hạt đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng thể hiện tinh


19
thần yêu nước, yêu người, thể hiện mọi niềm đau của các tác giả Nhân văn - Giai
phẩm. Thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với các tác giả Nhân văn - Giai phẩm.
Bộ phận thơ chiếm vị trí rất quan trọng trên báo Nhân văn và tập san Giai
phẩm về cả số lượng và chất lượng. Thơ là máu thịt, là linh hồn, là tiếng nói yêu cầu
tự do dân chủ tuyệt đối của một số nghệ sĩ Nhân văn – Giai phẩm.
Hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm mở đầu bằng việc phê bình tập thơ Việt Bắc
của Tố Hữu. Việc phê bình tập thơ Việt Bắc manh nha cho yêu cầu đòi tự do dân chủ
tuyệt đối trong sáng tạo nghệ thuật của các văn nghệ sĩ trí thức miền Bắc. Bộ phận thơ
trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm chính là tiếng nói tự do, dân chủ tuyệt đối
trong sáng tạo nghệ thuật về cả nội dung và hình thức văn chương. Về hình thức, thơ
của các tác giả Nhân văn - Giai phẩm chủ yếu là thể thơ tự do. Đây là hình thức
không phổ biến trong thơ ca đương đại. Bởi vì theo quan niệm truyền thống thì lối thơ
không vần khiến quần chúng khó đọc, khó nhớ, khó hiểu. Nhưng hình thức thơ tự do
lại nói lên được nhiều cung bậc, nhiều sắc thái trong tình cảm con người. Với hình
thức thơ tự do, các nhà thơ có thể thoải mái bộc lộ những xúc cảm của mình.
Về nội dung, thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm thể hiện rõ tinh thần
Nhân văn - Giai phẩm. Trước hết, đó là những vần thơ bộc lộ mọi cảm xúc, cung bậc
tình cảm cá nhân. Tiếng nói cá nhân đòi tự do dân chủ trong sáng tạo nghệ thuật là
tiếng nói tâm tình chủ đạo của thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm. Ý thức
đổi mới thơ có ở tất cả các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm. Lê Đạt nhận thức được
rằng thơ của mình bị cuộc đời lãng quên vì nó toàn tô hồng. Thơ không phải là tiếng
nói xót xa, đau đớn trong tâm hồn con người nên nó không có tác dụng thanh lọc tâm
hồn.
“Vì tôi đã ngủ quên trong chế độ.
Vẽ phấn, bôi son tô toàn mầu đỏ.
La liệt đầy đường hoa nở



20
chim kêu.
Tốt tốt!
Và và!
Tốt tốt!
Qua thơ tôi
cuộc đời như hết chuyện…”.
(Nhân câu chuyện mấy người tự tử, Lê Đạt)
Trong bài thơ Cửa biển, Văn Cao đánh giá cao vai trò của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là
sáng tạo. Và nhiệm vụ của nhân dân là ươm những mầm non ấy và tiêu triệt những
con sâu hại Đảng, hại dân.
Chủ nghĩa nhân văn được thể hiện rất sâu sắc trong các bài thơ trên báo Nhân
văn và tập san Giai phẩm. Các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm cho rằng, mạng người
không phải là cỏ rác. Mất một con người như mất một phần xương thịt của chính
mình. Vì vậy, nhà thơ Lê Đạt phải gào thật to cho đến khi lạc giọng
“Không gì đau thương
bằng
mất một con người”
(Nhân câu chuyện mấy người tự tử, Lê Đạt)
Tinh thần này trái ngược với luật 10/59 của bọn Ngô Đình Diệm khi chúng lê
máy chém đi khắp miền Nam với tuyên bố “giết nhầm còn hơn bỏ sót”.
Hiện thực đời sống được phản ánh trong thơ Nhân văn – Giai phẩm từ góc
nhìn cá nhân, từ góc nhìn trần trụi. Dĩ nhiên đó là hiện thực được phản ánh dưới một
hình thức nghệ thuật có cách tân. Điều này cũng được thể hiện trong các sáng tác văn
xuôi trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm.


21

Vai trò của thơ được thể hiện rõ hơn khi hầu hết các bài viết trên báo chí
đương đại chú ý tới các sáng tác thơ của Nhân văn – Giai phẩm nhiều hơn là các thể
loại khác.
Số lượng nhà thơ và tác phẩm thơ có trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm
nhiều hơn so với các thể loại khác. Trong năm số tập san Giai phẩm (Giai phẩm mùa
xuân, Giai phẩm mùa thu tập 1, 2, 3 và Giai phẩm mùa đông) có tới 28 bài thơ trên 26
bài văn xuôi, 4 bài nhạc, 1 bài kịch thơ. Các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm có ý thức
cao về vai trò, trách nhiệm của người làm thơ. Họ không chỉ sống cho riêng mình mà
sống vì nghệ thuật, vì cái đẹp, vì con người. Khi đất nước gặp thương đau thì trách
nhiệm của nhà thơ càng lớn. “Đất nước hôm nay trĩu đầu ngòi bút. Hàng vạn vần thơ
mang nặng tình người” (Làm thơ, Lê Đạt). Các nhà thơ xưa đã dạy: mỗi dòng thơ
phải được viết bằng máu. Nếu thiếu đi chất men cảm xúc chân thành thì thơ dễ dàng
rơi vào sáo rỗng, hời hợt, lặp đi lặp lại những danh từ đã có sẵn, một số tình cảm đã có
rồi. Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm chưa thực sự cách tân nhưng việc
đòi hỏi đổi mới trong thơ của các tác giả Nhân văn - Giai phẩm lại rất mạnh mẽ.

1.3 Diện mạo chung về thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm
Về tác giả
Hầu hết các nhà thơ có tên trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm đều là
những nhà thơ xuất hiện trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hoàng Cầm, Trần
Dần, Lê Đạt, Văn Cao, Quang Dũng, Hữu Loan… đều là những thi sĩ mới nổi trong
và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hầu hết các tác giả Nhân văn – Giai phẩm
đều là những người gắn bó với cuộc Cách mạng tháng Tám và đóng góp sức mình
cho kháng chiến, riêng Phan Khôi và Nguyễn Bính đã nổi tiếng từ thời kỳ Thơ Mới
và đã sáng tác được nhiều bài thơ để đời. Trong nhiều nhà thơ Nhân văn – Giai phẩm,
chúng tôi chỉ đi sâu vào các tác giả chính sau đây:


22
Tháng 9 năm 1945, Hoàng Cầm và Hoàng Tích Chù thành lập ban kịch

phương Đông đi trình diễn khắp các vùng Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. Ngày mùa
Đông 26 – 11 – 1946, vở kịch thơ Kiều Loan được trình diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội
lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, bởi ngay sau đó tháng 12 – 1946 cuộc kháng
chiến toàn quốc bùng nổ, đoàn kịch phải rời Hà Nội đến các vùng lân cận. Từ năm
1948 đến năm 1952, Hoàng Cầm phụ trách đội văn nghệ tuyên truyền giải phóng
quân đầu tiên trong quân đội. Ông chỉ đạo và phát triển văn nghệ liên khu Việt Bắc.
Tháng 7 năm 1953, ông được giao làm trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị.
Năm 1946, Hoàng Cầm viết vở kịch Người điên. Năm 1948, ông viết bài thơ Bên kia
sông Đuống. Năm 1951, ông viết kịch Ông cụ điên. Năm 1952, ông viết kịch Lên
đường và Cô gái nước Tần đăng trên báo Tân Dân. Năm 1955, ông chuyển sang Nhà
xuất bản Văn nghệ và làm việc ở đó. Cũng trong năm ấy, Hoàng Cầm xuất bản hai tập
sách: Quê hương (thơ, Nxb Văn nghệ) và Mẹ tôi kể lại (truyện thơ, Nxb Văn nghệ).
Với kháng chiến, Hoàng Cầm là một trong những người đã đóng góp nhiều công sức:
chín năm sáng tác, trình diễn và máu xương gia đình: một vợ, một con và một em trai
chết trong kháng chiến. Những bài thơ của Hoàng Cầm lúc đó có khả năng diệt giặc
hơn cả những võ khí tối tân như SKZ (súng không giật). Trong thời kỳ Nhân văn –
Giai phẩm, Hoàng Cầm đã viết Tiếng hát quan họ, Mùa xuân đến rồi đây, Thơ qua
đài phát thanh, Em bé lên sáu tuổi và kịch thơ Tiếng hát Trương Chi.
Trần Dần cùng với Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng
Chương thành lập nhóm thơ tượng trưng Dạ Đài với tuyên ngôn 16 – 11 – 1946
“Chúng tôi, một đoàn vong gia thất thổ, đã đầu thai nhằm lúc sao mờ…”. Đến ngày
19 – 12 – 1946, ông cùng nhóm Dạ Đài cho ra báo Dạ Đài 2 khi cuộc kháng chiến
chống Pháp vừa bùng nổ. Ông về Nam Định tham gia công tác thông tin tuyên truyền
Cách mạng ở Huyện Vụ Bản. Năm 1948, ông ở Ban Chính trị Trung đoàn 148 Sơn
La (nay thuộc Sư đoàn 316), làm công tác tuyên truyền cùng Vũ Khiêu, Vũ Hoàng


23
Địch, sau đó làm báo ở mặt trận Tây Bắc và phụ trách văn công Trung đoàn 148 Sơn
La. Trần Dần cùng Trần Thư, Hoài Niệm tham gia sáng lập nhóm văn nghệ quân đội

đầu tiên - Nhóm Sông Đà. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ bậc thang và vẽ tranh
lập thể, bị cho là khó hiểu. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc ấy có tên
là Đảng Cộng sản Đông Dương) từ năm 1949. Năm 1954, cùng với Đỗ Nhuận, Tô
Ngọc Vân, Trần Dần tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và viết truyện dài Người
người lớp lớp. Chiến dịch kết thúc, ông được cử sang Trung Quốc viết thuyết minh
phim Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tuy nhiên do bất đồng với người cán bộ chính trị
đi cùng nên ông "nhường" cho người này viết thuyết minh. Năm 1955, ông tham gia
phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và là cây bút trụ cột trong các tập san Giai
phẩm và báo Văn với bài thơ Nhất định thắng và truyện ngắn Lão Rồng.
Nhà thơ Hữu Loan tham gia Việt Minh từ năm 1936. Năm 1943, ông về gây
dựng phong trào Việt Minh ở quê khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra. Trước năm
1945, ông từng làm cộng tác viên của các tập san văn học tại Hà Nội. Sau Cách mạng
tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh
Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính.
Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ
trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại báo Văn nghệ một thời gian. Từ
năm 1956-1957, ông tham gia viết cho báo Nhân văn - Giai phẩm. Ông sáng tác
những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ
cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v như tác phẩm Cũng những thằng nịnh
hót, Đêm và truyện ngắn Lộn sòng.
Như các nhà thơ Nhân văn - Giai phẩm khác Lê Đạt cũng tham gia cách mạng
ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Gần như trong suốt quá trình
hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung ương,
trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. Vì vậy, ông có dịp tiếp


24
xúc với gần như tất cả giới văn nghệ Cách mạng Việt Nam. Hòa bình lập lại năm
1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, rồi được học
lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh, trước khi Nhân văn - Giai

phẩm bùng nổ. Bài thơ Mới đăng trên tập san Giai phẩm mùa xuân có những câu như
“Có những người sống lâu trăm tuổi/ Y như chiếc bình vôi/ Càng sống càng tồi/ Càng
sống càng bé lại” mà nhiều người cho là ám chỉ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng,
Lê Đạt bị lên án là phản động.
Phùng Quán tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát trong trung đoàn 101,
sau đó ông tham gia thiếu sinh quân Liên khu IV thuộc Đoàn văn công Liên khu IV.
Đầu năm 1954, ông làm việc tại cơ quan sinh hoạt văn nghệ thuộc Tổng cục Chính trị
Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tác phẩm đầu tay “Vượt Côn Đảo” của ông được tặng
giải thưởng Hội Nhà văn năm 1955. Sau đó, ông tham gia viết cho báo Nhân văn, tập
san Giai phẩm và báo Văn với các bài thơ Chống tham ô lãng phí, Thi sĩ và công
nhân, Lời mẹ dặn và tác phẩm văn xuôi Con ngựa già của chúa Trịnh.
Phan Khôi là cháu ngoại của Hoàng Diệu, vị Tổng đốc đã tuẫn tiết khi thành
Hà Nội rơi vào tay Pháp năm 1882. Ông giỏi cả chữ Pháp và chữ Nho. Năm 1906,
ông đỗ tú tài và ra Hà Nội tiếp tục nền tân học. Tháng 3 năm 1908 vì tham gia bạo
động xin giảm sưu thuế cho dân Phan Khôi bị giặc Pháp bắt giam. Năm 1917, ông
cùng Phạm Quỳnh lập tạp chí Nam Phong. Sau đó, ông vào Sài Gòn viết cho tờ Lục
tỉnh tân văn. Năm 1920, ông lại ra Hà Nội viết cho tờ Thực nghiệp dân báo và Hữu
thanh. Ông tiếp tục tham gia học Pháp văn và cộng tác viết bài cho nhiều tờ báo khác
nhau tại Hà Nội và Sài Gòn. Năm 1929, Phan Khôi trở thành chủ bút sáng lập tờ Phụ
nữ tân văn. Năm 1934, ông vào Huế làm chủ bút tờ tạp chí Tràng An, dạy học cho
trường tư thục Hồ Đắc Hàm và tiếp tục viết bài cho báo Phụ nữ tân văn. Năm 1936,
Phan Khôi làm chủ bút sáng lập tờ Sông Hương. Tháng 3 năm 1946, tại Hội An, Phan
Khôi được bầu làm Chủ nhiệm tượng trưng Đảng bộ Việt Nam Quốc dân đảng. Năm


25
1946, Việt Minh tấn công các cơ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Phan Thao (con
của Phan Khôi) và Phan Bôi (em của Phan Khôi) đưa Phan Khôi lên vùng chiến khu
Việt Bắc của Cộng sản sống biệt lập, không có gia đình và người thân. Phan Khôi
được giao việc dịch chữ Nho và dạy chữ Pháp. Đời sống thiếu thốn, đói khổ, bị gò bó

nên Phan Khôi tâm sự
“… Tuổi già thêm bệnh hoạn
Kháng chiến thấy thừa ta,
Mối sầu như tóc bạc,
Cứ cắt lại dài ra…”
Ngày 20 tháng 9 năm 1956, báo Nhân văn số 1 ra đời do Phan Khôi làm chủ
nhiệm kiêm chủ bút. Sau khi báo Nhân văn – Giai phẩm bị đình bản, một số văn nghệ
sĩ bị bắt giam, bị kỷ luật nhưng Phan Khôi không bị bắt mà bị giam lỏng. Năm 1957,
1958, ông tiếp tục viết bài cho báo Văn. Số phận của báo Văn cũng chấm dứt khi đăng
bài Ông Năm Chuột của Phan Khôi.
Số đông các nhà thơ có tên trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm đều
tham gia Cách mạng và giữ chức vụ chủ chốt trong các đoàn văn công, văn nghệ
của Đảng. Họ là những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp lại được học tập và tiếp thu văn hóa phương Tây. Vì vậy, ý thức về tự do cá
nhân, tự do sáng tạo và đấu tranh cách mạng đã hình thành trong con người của
họ từ rất sớm. Khi lầm tưởng có được sự tự do tuyệt đối, các nhà thơ Nhân văn -
Giai phẩm đã bộc lộ hết mọi cung bậc của tình cảm cá nhân và nhìn nhận xã hội
ở mặt đen tối.

Quan niệm về thơ và thực tiễn sáng tác
Các thi sĩ Nhân văn – Giai phẩm là những người sớm có nhiều băn khoăn
trong việc đổi mới thơ. Nếu như nhà thơ Tố Hữu cho rằng thơ không vần của Nguyễn

×