Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỒNG THỊ HẰNG








ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ
BIỆT NGỮ THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY







LUẬN VĂN THẠC SĨ










Hà Nội, 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐỒNG THỊ HẰNG






ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ
BIỆT NGỮ THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01




Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS Nguyễn Đức Tồn






Hà Nội, 2013
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 4
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………… 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ BIỆT NGỮ 5
1.2. KHÁI NIỆM BIỆT NGỮ 6
1.2.1. Nguồn gốc của thuật ngữ "biệt ngữ" 6
1.2.2. Định nghĩa biệt ngữ 7

1.2.2.1. Định nghĩa trong từ điển 7
1.2.2.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu về biệt ngữ 10
1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BIỆT NGỮ 13
1.3.1. Biệt ngữ là phƣơng ngữ xã hội 13
1.3.2. Biệt ngữ là biến thể đặc thù của ngôn ngữ học xã hội 14
1.4. NGUỒN GỐC VÀ CHỨC NĂNG CỦA BIỆT NGỮ 15
1.5. PHÂN BIỆT BIỆT NGỮ VỚI MỘT SỐ BIẾN THỂ NGÔN NGỮ KHÁC
17
1.5.1. Phân biệt "biệt ngữ" và "tiếng lóng" 17
1.5.2. Phân biệt "biệt ngữ" và "từ nghề nghiệp" 19
1.5.3. Phân biệt "biệt ngữ" và "thuật ngữ" 21
1.5 TIỂU KẾT 24
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ BIỆT NGỮ CỦA THANH THIẾU
NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 25
2.1. NHỮNG CON ĐƢỜNG TẠO LẬP RA TỪ NGỮ BIỆT NGỮ 25
2.1.1. Dùng các yếu tố ngoại lai 25
2.1.1.1. Vay mượn từ ngữ nước ngoài nguyên dạng 26
2.1.1.2. Vay mượn từ ngữ nước ngoài dưới hình thức phiên âm 31
2.1.1.3. Vay mượn từ ngữ nước ngoài dưới hình thức viết tắt 33
2.1.1.4. Vay mượn từ ngữ nước ngoài bằng cách làm biến đổi dạng thức từ 37
2.1.1.5. Tạo từ ngữ mới dựa trên ghép yếu tố tiếng Việt với yếu tố ngoại lai . 39
2.1.1.6. Ghép các từ vay mượn với nhau theo lối nói của người Việt và mang
nghĩa tiếng Việt 41
2.1.2. Biến đổi chệch âm so với ngữ âm thông thƣờng 44
2.1.2.1. Biến đổi phần vần 44
2.1.2.2. Biến đổi phụ âm đầu 48
2.1.2.3. Biến đổi thanh điệu 50
2.1.2.4. Biến đổi phụ âm cuối 50
2.1.2.5. Thay đổi hình thức chữ viết của các từ ngữ 51
2.1.3. Rút gọn từ ngữ và sử dụng các yếu tố cổ không còn đƣợc dùng nữa 52

2.1.4. Hiện tƣợng liên tƣởng đồng âm 54
2.1.5. Hiệp vần để tạo kết hợp lạ 55
2.1.6. Sử dụng các yếu tố tình thái 56
2.1.7. Sử dụng các yếu tố Hán Việt thay cho từ thuần Việt thông dụng 57
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VỀ MẶT NGỮ PHÁP 58
2.2.1. Đặc điểm về mặt từ loại 59
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo về mặt kết hợp các thành tố (đơn, ghép, láy) 60
2.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỪ NGỮ THUỘC BIỆT NGỮ CỦA
THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY SO VỚI CÁC DẠNG BIỆT
NGỮ KHÁC XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO 62
2.4. TIỂU KẾT 63
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CÁC TỪ NGỮ BIỆT NGỮ CỦA THANH
THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 65
3.1. CÁC PHẠM VI NGỮ NGHĨA ĐƢỢC BIỂU THỊ CỦA TỪ NGỮ BIỆT
NGỮ THANH THIẾU NIÊN 65
3.1.1. Biệt ngữ trong hoạt động học tập của thanh thiếu niên 65
3.1.2. Biệt ngữ trong phạm vi giao tiếp nói về tình bạn, tình yêu học trò 67
3.1.3. Biệt ngữ trong hoạt động giao tiếp vui chơi giải trí, thời trang… của thanh
thiếu niên 68
3.2. ĐẶC ĐIỂM LIÊN TƢỞNG PHỔ BIẾN CỦA GIỚI TRẺ ĐỂ TẠO BIỆT
NGỮ 69
3.2.1. Biện pháp mở rộng - thu hẹp nghĩa 69
3.2.2. Biện pháp chuyển nghĩa 70
3.2.3. Sử dụng từ đồng nghĩa 72
3.3 TIỂU KẾT 73
Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGÔN NGỮ HỌC CỦA HÀNH VI SỬ DỤNG CÁC
TỪ NGỮ BIỆT NGỮ CỦA THANH THIẾU NIÊN HIỆN NAY 74
4.1. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 74
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 74
4.3. THẢO LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ 76

4.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ NGÔN NGỮ HỌC CỦA HÀNH VI SỬ
DỤNG BIỆT NGỮ CỦA THANH THIẾU NIÊN 79
4.5. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CẦN THIẾT TRONG VIỆC GIÁO DỤC VĂN
HÓA GIAO TIẾP CHO THANH THIẾU NIÊN HIỆN NAY 80
4.6. TIỂU KẾT 82
PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Biệt ngữ là một hiện tƣợng ngôn ngữ đặc biệt, là đối tƣợng nghiên cứu của
ngôn ngữ học xã hội, tuy nhiên việc nghiên cứu biệt ngữ hiện nay vẫn còn nhiều
hạn chế. Trong một số chuyên luận về từ vựng học, biệt ngữ mới chỉ đƣợc bàn đến
một cách hạn hẹp. Hiện nay việc nghiên cứu ngôn ngữ theo bình diện dụng học
đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu, vì thế biệt ngữ đã và đang trở thành
đối tƣợng cần phải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu.
Biệt ngữ là ngôn ngữ của một nhóm xã hội, là biến thể đặc thù của ngôn ngữ
học xã hội. Trong những năm gần đây, xu hƣớng dùng các từ ngữ biệt ngữ của
thanh thiếu niên ngày càng trở nên thịnh hành. Việc nghiên cứu biệt ngữ của
nhóm tuổi thanh thiếu niên sẽ giúp chúng ta hiểu đặc điểm tâm lí ngôn ngữ học
của lứa tuổi này hơn, từ đó giúp cho các bậc cha mẹ có định hƣớng giáo dục con
cái trong văn hóa giao tiếp.
Dựa trên các tài liệu thu thập, nghiên cứu đƣợc và qua các khảo sát về việc sử
dụng các từ ngữ của các thành phần, các nhóm xã hội, chúng tôi thấy rằng nhu
cầu, sự sáng tạo trong việc dùng từ của lứa tuổi thanh thiếu niên là rất lớn. Đây là
nhóm ngƣời có khả năng tiếp thu, nhận thức, nắm bắt và sáng tạo cái mới rất
nhanh. Họ là những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Vì vậy, nếu không có những
định hƣớng đúng đắn, những biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,
giúp cho thanh thiếu niên có khả năng sử dụng đúng và tốt tiếng Việt thì rất có thể

đất nƣớc ta sẽ có một thế hệ những con ngƣời mới trong quá trình giao tiếp lạm
dụng từ ngữ nƣớc ngoài, sử dụng những yếu tố ngôn ngữ không lành mạnh, tối
nghĩa để diễn đạt tƣ tƣởng của mình trong giao tiếp.
Mặt khác, trên thực tế, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện
chuyên sâu về những từ ngữ biệt ngữ ở tuổi thanh thiếu niên về đặc điểm cấu tạo
và ngữ nghĩa.
Từ những lý do trên, việc tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa từ ngữ biệt
ngữ của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay sẽ có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là chỉ ra đặc điểm khu biệt giữa biệt ngữ
của thanh thiếu niên với các dạng biệt ngữ khác nhƣ: tiếng lóng, thuật ngữ, từ
nghề nghiệp…, đặc điểm tâm lý ngôn ngữ của hành vi sử dụng từ ngữ biệt ngữ
của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay, nhằm định hƣớng dƣ luận xã hội đúng
đắn đối với hiện tƣợng ngôn ngữ đang đƣợc giới trẻ rất ƣa dụng này, đồng thời
định hƣớng việc sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực, góp phần vào việc quy
hoạch, hoạch định chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam và trong việc giáo dục văn
hóa giao tiếp cho thanh thiếu niên hiện nay.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Nhận diện các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay, chỉ ra
những đặc điểm khu biệt của nó so với các dạng biệt ngữ khác nhƣ: tiếng lóng,
thuật ngữ, từ nghề nghiệp, v.v…
- Tìm hiểu từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay về đặc điểm
cấu tạo và ngữ nghĩa, qua đó chỉ ra những đặc điểm về tâm lí ngôn ngữ học của
nhóm xã hội sử dụng là thanh thiếu niên.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu nêu định hƣớng tác động theo hƣớng tích cực,
góp phần giáo dục văn hóa giao tiếp cho thanh thiếu niên hiện nay.



4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những từ ngữ biệt ngữ của lứa tuổi
thanh thiếu niên.
Phạm vi nghiên cứu: những phƣơng cách tạo lập, đặc điểm cấu tạo và ngữ
nghĩa, đặc điểm tâm lí ngôn ngữ học của hoạt động sử dụng các từ ngữ biệt ngữ
của thanh thiếu niên.
Phạm vi tƣ liệu đƣợc khảo sát là các tờ báo dành cho đối tƣợng thanh thiếu
niên, gồm: báo Hoa học trò, Mực tím và báo Thanh niên.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng thêm tƣ liệu điều tra điền dã qua ghi chép các
cuộc thoại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của sinh viên.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết những nhiệm vụ đã đƣợc đề ra, luận văn sẽ sử dụng tổng thể các
phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội. Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp
điều tra bằng anket, phỏng vấn và nhập thân giao tiếp để hiểu rõ thái độ, tâm lý và
thói quen sử dụng ngôn ngữ của đối tƣợng thanh thiếu niên.
Phƣơng pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội cũng đƣợc dùng để thu thập thông
tin, ý kiến, quan điểm của nghiệm viên về việc sử dụng biệt ngữ trong sinh hoạt,
học tập, tình yêu của thanh thiếu niên.
Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học: Luận văn thống kê đƣợc 2515 từ ngữ biệt
ngữ của thanh thiếu niên trên báo Hoa học trò, Mực tím, Thanh niên,… trong đó,
số lƣợng các từ ngữ vay mƣợn tiếng nƣớc ngoài là 1000 từ, còn các từ ngữ biệt
ngữ tiếng Việt là 1515 từ.
- Phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp. Đây là thủ pháp đƣợc sử dụng có
hiệu quả nhất trong việc xây dựng cơ sở mới cho việc phân tích từ vựng - ngữ
nghĩa ở diện tƣơng phản. Thủ pháp này nghiên cứu mặt nội dung các đơn vị có ý
nghĩa đƣợc khởi thảo ra trong phạm vi ngữ nghĩa học cấu trúc và có mục đích là
phân tích ý nghĩa ra thành các thành phần ngữ nghĩa tối thiểu (hay còn gọi là các
nghĩa vị, các ý sơ đẳng, các nhân tử ngữ nghĩa, các đặc trƣng ngữ nghĩa, các thành
tố). Đối tƣợng phân tích bằng thủ pháp này là một tổng thể các từ liên quan với

nhau về ngữ nghĩa. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để phân tích, chỉ ra các nét khu
biệt ngữ nghĩa của các từ biệt ngữ đƣợc nghiên cứu.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo gồm
có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết chung về biệt ngữ
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên Việt
Nam hiện nay
Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ
Chƣơng 4: Đặc điểm tâm lí ngôn ngữ học của hành vi sử dụng các từ ngữ biệt
ngữ của thanh thiếu niên hiện nay
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO











PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BIỆT NGỮ
1.1. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ BIỆT NGỮ
Biệt ngữ là một đề tài đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà

ngôn ngữ học Việt Nam và nƣớc ngoài. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về biệt
ngữ trong tiếng Anh: nhƣ cuốn Indefense of jargon (Những tiện ích của biệt ngữ)
của tác giả Peter Ives ấn hành năm 1999. Hay cuốn Forbidden words taboo and
the censoring of language (Từ cấm kỵ) của tác giả Keith Allan và Kate Burridge,
do nhà xuất bản Cambridge University Press ấn hành năm 2006. Trong cuốn The
Jargon file (Biệt ngữ tin) do tác giả Raphael Finked viết năm 1975, cuốn sách là
một bộ sƣu tập các từ ngữ biệt ngữ của ngành công nghệ thông tin từ khi công
nghệ thông tin còn ở thời kỳ sơ khai. Cuốn The Jargon of Authenticity (Tính xác
thực của biệt ngữ) của tác giả Theodor W.Adorno (1973) nhà xuất bản
Northewestern University Press ấn hành, cuốn sách là một phê bình triết học của
Heidegger và tƣ tƣởng Đức, giá trị trọng tâm của nó là về biệt ngữ hiện sinh, mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và chân lý.
Ngoài ra còn có nhiều cuốn từ điển biệt ngữ tiếng Anh đƣợc ấn hành, nhƣ cuốn
A dictionary of slang and jargon (Từ điển tiếng lóng và biệt ngữ) của Barrere,
M.V, do nhà xuất bản Ballantyne Press ấn hành năm 1889; Hay các cuốn từ điển
nhƣ: Petit Larousse illustre' do nhà xuất bản Larousse ấn hành năm (1973), từ điển
Advanced learner's English dictionary (London, xuất bản năm 1993), ở hai cuốn
từ điển này đều không phân biệt tiếng lóng, biệt ngữ và từ nghề nghiệp.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về biệt ngữ trong tiếng
Việt của các nhà ngôn ngữ học nhƣ: Hoàng Thị Châu, Đỗ Hữu Châu (1981), Đái
Xuân Ninh - Nguyễn Đức Dân - Nguyễn Quang - Vƣơng Toàn, Nguyễn Văn Tu…
Tuy nhiên chƣa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu về biệt ngữ trong tiếng
Việt. Hầu nhƣ các tác giả mới chỉ đƣa ra các khái niệm về biệt ngữ.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học về biệt ngữ vẫn còn có nhiều
điểm không thống nhất, bởi vì họ đứng trên nhiều quan điểm và ở các thời điểm
khác nhau để nhìn nhận hiện tƣợng này. Các nhà nghiên cứu vẫn nhìn nhận vấn đề
biệt ngữ một cách dè dặt. Trong các giáo trình về từ vựng học, biệt ngữ mới chỉ
đƣợc đề cập đến nhƣ một hiện tƣợng đặc thù, hạn hẹp thuộc phạm vi phƣơng ngữ
xã hội.
Các nghiên cứu trên nhìn chung vẫn còn để ngỏ những vấn đề sau:

- Chƣa đi sâu vào khảo sát các đặc tính cũng nhƣ bản chất ngôn ngữ học của
biệt ngữ.
- Các công trình thực sự đi sâu chuyên nghiên cứu về biệt ngữ chƣa nhiều.
- Chƣa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các
từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay.
1.2. KHÁI NIỆM BIỆT NGỮ
1.2.1. Nguồn gốc của thuật ngữ "biệt ngữ"
Biệt ngữ, tiếng Anh là jargon là những thuật ngữ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực
riêng biệt đòi hỏi có vốn từ vựng chuyên ngành. Khái niệm biệt ngữ (jargon) xuất
hiện vào cuối thế kỷ 14 vốn có nghĩa là “twittering of birds” (tiếng hót líu lo của
loài chim). Dần dần từ biệt ngữ đƣợc dùng để chỉ những thuật ngữ kỹ thuật của
những ngành nghề cụ thể, là cách nói và viết khó hiểu. Những nhà ngôn ngữ học
nghiên cứu về biệt ngữ đều thống nhất rằng biệt ngữ chủ yếu nói về các tiện ích
chứ không bao gồm những từ ngữ chủ tính quỷ quyệt, gian xảo, thủ đoạn nhƣ
tiếng lóng.
Trong tiếng Việt, chƣa có ai đặt ra câu hỏi đƣa ra câu trả lời cho nó: biệt ngữ
xuất hiện từ bao giờ?
Theo cuốn "Chinock - Jargon" của tác giả Edward H. Thomos xuất bản năm
1935 thì Jargon (biệt ngữ) đƣợc sinh ra trong thời kỳ trƣớc khi tiếp xúc với châu
Âu và đã đƣợc những ngƣời sống ở phía Bắc của đảo Vancouver và ở phía Nam
bờ biển California sử dụng. Jargon đƣợc sử dụng nhƣ một ngôn ngữ thƣơng mại
không chỉ giữa các dân tộc bản địa của các bộ lạc khác nhau mà còn là thứ "tiếng
pha trộn ở miền Cận Đông" giữa các nhóm cũng không thuộc địa phƣơng đó. Hầu
nhƣ tất cả những ngƣời định cƣ ở vùng lãnh thổ Oregon đã học đƣợc một số từ
ngữ jargon (biệt ngữ) để giao tiếp với các nƣớc láng giềng của họ. Ngôn ngữ đƣợc
sử dụng từ những năm 1920 và cho đến nay vẫn dùng thông qua vùng Tây Bắc.
Nhƣ vậy:
- Khái niệm biệt ngữ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 14 vốn có nghĩa là "tiếng hót
líu lo của các loài chim". Dần dần biệt ngữ đƣợc dùng để chỉ các thuật ngữ kỹ
thuật ngành nghề cụ thể, là cách nói và viết khó hiểu.

- Khái niệm biệt ngữ chủ yếu là nói về các tiện ích, dí dỏm,…
1.2.2. Định nghĩa biệt ngữ
Cho đến nay đã có không ít định nghĩa về biệt ngữ. Sau đây, chúng tôi xin dẫn
ra một số định nghĩa biệt ngữ trong từ điển và quan niệm về biệt ngữ của các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ ở trong và ngoài nƣớc.
1.2.2.1. Định nghĩa trong từ điển
Trong các từ điển ngữ văn, biệt ngữ thƣờng đƣợc đƣa ra nhƣ một mục từ kèm
theo lời giải thích.
Biệt ngữ: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam [61, 285] "Là tập hợp những yếu
tố ngôn ngữ riêng, mang tính đặc thù của một nhóm ngƣời trong cộng đồng ngôn
ngữ. Nhờ biệt ngữ, nhóm ngƣời này có thể phân biệt đƣợc với các nhóm ngƣời
khác trong cùng cộng đồng ngôn ngữ đó. Về cấu trúc, biệt ngữ là một thứ ngôn
ngữ phát sinh từ ngôn ngữ tự nhiên, không hoàn chỉnh và không có tính hệ thống
cao. Thông thƣờng, biệt ngữ không khác ngôn ngữ tự nhiên về ngữ âm và ngữ
pháp, chỉ khác chủ yếu về một số đơn vị từ vựng".
Biệt ngữ: Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt: "Là ngôn ngữ của một nhóm ngƣời
trong xã hội sử dụng (thƣờng trong khẩu ngữ) nhằm cách biệt ngôn ngữ với những
ngƣời khác ngoài nhóm ấy của một cộng đồng ngôn ngữ". [59,120]
Biệt ngữ: Theo cuốn Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học sơ thảo: "Biệt ngữ (cũng
dịch là tiếng lóng) jargon: (1) Thứ ngôn ngữ thuộc nghề nghiệp hoặc thuộc công
nghệ, nhất là trong những cách dùng không trong sáng, đƣợc dùng trong những
lĩnh vực khác nhau. (2) Trong tâm lý học, lâm sàng, kiểu nói năng thiếu chất văn
minh, làm méo mó sự trong sáng của ngôn ngữ nhằm che đậy những ý xấu không
cho ngƣời ngoài cuộc hiểu, thƣờng đƣợc dùng trong những trƣờng hợp rất riêng
với ý định không lành mạnh (trong tiếng Việt thƣờng gọi là tiếng lóng)". [2, 62-
63]
Biệt ngữ: Theo tƣ liệu Ngữ văn lớp 8 [50, 51], (Còn gọi là các phƣơng ngữ xã
hội) bao gồm các đơn vị từ vựng (từ, ngữ cố định, các quán ngữ) đƣợc sử dụng
trong phạm vi một tập thể xã hội nhất định. Tập thể xã hội đó có thể là những giai
cấp thống trị trong xã hội cũ, những giới xã hội nhƣ công chức, học sinh, những

ngƣời buôn bán, những ngƣời lái xe, quân đội… Cũng có những biệt ngữ của
những ngƣời thƣờng xuyên tham dự một trò giải trí, một môn thể dục thể thao nào
đấy… Ví dụ:
- Biệt ngữ của những ngƣời theo đạo Thiên Chúa: nữ tu, thầy già, lỡi, ơn ích, kẻ
lành, ông quản,…
- Biệt ngữ của triều đình phong kiến: Trẫm, Khanh, long thể, long nhan, ngự
giá, hoàng đế, vương mẫu, nương nương, ái phi, long bào,…
Trong biệt ngữ, nên phân biệt làm hai loại: những biệt ngữ là tên gọi chính thức
của các sự vật, hiện tƣợng,… thực có trong một tập thể xã hội đó, nhƣ những biệt
ngữ: ngai vàng, tàn, lọng, cung,… và các tên gọi quan tƣớc, phẩm trật của triều
đình phong kiến. Những biệt ngữ này có tính toàn dân cao hơn, dễ dàng đƣợc toàn
thể xã hội sử dụng khi cần thiết. Thứ hai, là những biệt ngữ nhƣ là những tên gọi
thêm, chồng lên tên gọi chính thức, các tập thể xã hội sản sinh ra chúng với mục
đích phân biệt mình với những tập thể xã hội khác, nhƣ các biệt ngữ: trẫm (tức là
"tôi", "ta"), ngự thiện (tức là "ăn, nói về vua")…
Jargon (biệt ngữ): Theo cuốn từ điển A dictionary of slang, jargon and cant
embracing English, American, and Anglo-indian slang, pidgin English, tinker's
jargon, and otherirregular phraseclogi (Từ điển tiếng lóng, biệt ngữ gồm Anh, Mỹ
và tiếng lóng Anh - Ấn Độ, tiếng Anh bồi biệt ngữ chọc ngoáy và từ ngữ không
thƣờng xuyên khác): "có nghĩa là (1) vô nghĩa, không mạch lạc hoặc nói chuyện
vô nghĩa; (2) một loại ngôn ngữ lai hoặc phƣơng ngữ bồi; (3) là ngôn ngữ chuyên
ngành hoặc kỹ thuật thƣơng mại, nghề nghiệp hoặc nhóm phƣơng ngữ; (4) lời
phát biểu bằng văn bản có vốn từ vựng bất thƣờng hay khoe khoang, phân nhịp
phức tạp và ý nghĩa mơ hồ. Từ điển còn chú thích: Biệt ngữ là một ngôn ngữ đặc
trƣng của một nhóm cụ thể (nhƣ giữa các kẻ trộm)".
Jargon: Theo từ điển Oxford Dictionaries: "Đƣợc dịch là thuật ngữ hay biệt
ngữ: là những từ ngữ đặc biệt hoặc biểu thức đƣợc một nghề nghiệp hoặc nhóm sử
dụng mà rất khó cho những ngƣời khác để hiểu". (oxforddictionaries.com)
Jargon: Theo từ điển Oxford English - Vietnamese: "Biệt ngữ, tiếng của một
giới, một ngành chuyên môn; tiếng lóng, tiếng man rợ." [68, 466]

Trong tiếng Nga, Жapгон (biệt ngữ) là phƣơng ngữ xã hội. Khác với khẩu ngữ
chung bởi từ vựng đặc thù và tính biểu cảm của các đoản ngữ, nhƣng biệt ngữ
không có hệ thống ngữ pháp và ngữ âm riêng của mình. Biệt ngữ phát triển trong
môi trƣờng của các tập thể kép kín. Không nên nhầm lẫn các biệt ngữ này với các
ngôn ngữ nghề nghiệp đƣợc đặc trƣng bằng hệ thống thuật ngữ phát triển mạnh và
khá chính xác của một nghề, một lĩnh vực kỹ thuật nào đó. Biệt ngữ rất đa dạng về
mặt từ vựng và phong cách, đặc điểm nổi bật của biệt ngữ là tính không cố định
và tính dễ biến đổi nhanh chóng của từ.
1.2.2.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu về biệt ngữ
Bên cạnh các định nghĩa trong từ điển thì còn có các quan niệm khoa học của
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học:
Trƣớc hết, tác giả Hoàng Thị Châu cho rằng bên cạnh các phƣơng ngữ còn có
những biệt ngữ (jargon) và tiếng lóng (argot). Biệt ngữ là lối nói đặc biệt của một
số tầng lớp trong xã hội. Trong thời kỳ phong kiến, giai cấp quý tộc do cố ý nói
cho cầu kì đài các, để tự phân biệt với ngƣời dân thƣờng và tạo ra biệt ngữ. Trƣớc
Cách mạng tháng Tám ở Huế có ngôn ngữ cung đình là thứ biệt ngữ dùng nhiều
từ Hán Việt trong sinh hoạt hàng ngày và nói theo giọng Nam bộ… Học sinh và
quân nhân, do môi trƣờng sinh hoạt tập thể cũng hay có cách nói năng riêng biệt
của mình [8, 59]. Tiếng lóng là loại ngôn ngữ chỉ cốt nói cho một nhóm ngƣời biết
mà thôi, những ngƣời khác không thể biết đƣợc. Vì mục đích của cả biệt ngữ và
tiếng lóng là che đậy những việc làm không cho ngƣời ngoài nhóm biết, cho nên
tất cả những từ gì có thể khiến ngƣời ta phỏng đoán đƣợc nội dung của công việc
đều bị thay thế, nhất là trong nhóm ngƣời làm những nghề bất lƣơng, bị xã hội
ngăn cấm nhƣ bọn cờ bạc, ăn cắp, buôn lậu…
Tác giả Nguyễn Văn Tu cho rằng: "… biệt ngữ chỉ là một nhánh của ngôn ngữ
dân tộc. Nó không có hệ thống ngữ pháp và hệ thống ngữ âm riêng. Nó theo hệ
thống ngữ pháp và ngữ âm của ngôn ngữ dân tộc. Nó không thể là cơ sở cho sự
hình thành của ngôn ngữ dân tộc. Nó gồm có một số từ riêng biệt mà nghĩa do
nhóm ngƣời dùng nó quy ƣớc với nhau. Có khi họ dùng những từ trong ngôn ngữ
dân tộc mà xuyên tạc nghĩa của chúng". [55, 216]

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (1981): Biệt ngữ có thể có cách gọi khác là tiếng xã
hội và tiếng xã hội này đƣợc sử dụng trong một tập thể xã hội nhất định;
Biệt ngữ có thể phân chia làm hai loại, bao gồm: (1) biệt ngữ là những tên gọi
chính thức của các sự vật, hiện tƣợng… thực có trong tập thể xã hội và (2) biệt
ngữ là những tên gọi thêm, chồng lên tên gọi chính thức; sự xuất hiện của những
tên gọi thêm này giúp cho việc phân biệt tập thể xã hội này với xã hội khác. [3,
236 -237]
Cũng theo Đỗ Hữu Châu: Biệt ngữ (còn gọi là các tiếng xã hội) bao gồm các
đơn vị từ vựng đƣợc dùng trong một tập thể xã hội. Có biệt ngữ của giai cấp thống
trị trong xã hội cũ, các giới xã hội nhƣ công chức, học sinh, những ngƣời buôn
bán, ngƣời lái xe, quân đội,… Cũng có những ngôn ngữ của những ngƣời thƣờng
xuyên tham dự một trò chơi, một môn thể thao nào đó. Giữa biệt ngữ và từ nghề
nghiệp có sự nhập nhằng. Chúng tạm thời đƣợc quy định nhƣ sau: Biệt ngữ là
những đơn vị từ vựng không thuộc về các sự vật, hành động, đặc biệt vốn là
những bộ phận hợp thành của một nghề nghiệp, một môn thể dục thể thao nhất
định. Những từ biểu thị các sự vật, hoạt động này là các từ nghề nghiệp hay thuật
ngữ. Biệt ngữ chỉ là những đơn vị từ vựng "chồng" lên những đơn vị từ vựng mà
ngôn ngữ toàn dân đã có, góp phần tạo nên cái vẻ riêng của những ngƣời tham gia
ngành nghề hay trò chơi đó… Hay nói rõ hơn là đối với những ngƣời không thuộc
tập thể xã hội đó thì ngƣời ta dùng từ toàn dân để biểu thị, còn đối với những
những trong cùng một tập thể xã hội thì dùng một từ biệt ngữ riêng. Cho nên, biệt
ngữ thƣờng có vẻ "lạ tai" đối với ngƣời ngoài. [4,134-135]
Theo Nguyễn Thiện Giáp (2010), biệt ngữ là những từ ngữ đƣợc sử dụng hạn
chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải toàn dân dùng mà chỉ một tầng
lớp xã hội nào đó dùng mà thôi. Nói chung, mỗi tầng lớp xã hội có chung một
hoàn cảnh, một cách sống, có thể tạo ra một số từ ngữ riêng chỉ dùng trong nội bộ
tầng lớp mình. Những từ ngữ nhƣ vậy đều có thể gọi là biệt ngữ. Biệt ngữ lệ thuộc
vào từng giai cấp, từng tầng lớp xã hội nhất định nhƣng nếu căn cứ vào đó mà cho
rằng ngôn ngữ có tính giai cấp là hoàn toàn sai lầm. Mọi tầng lớp, mọi giai cấp
đều có chung một hệ thống ngữ âm, một hệ thống ngữ pháp nhƣ ngôn ngữ toàn

dân. Hoàn toàn không có hệ thống ngữ âm, hệ thống ngữ pháp riêng cho từng giai
cấp, từng tầng lớp. Biệt ngữ của mỗi tầng lớp chỉ hạn chế ở một số từ ngữ riêng
biệt mà thôi. So với toàn bộ hệ thống từ vựng của ngôn ngữ, biệt ngữ chỉ chiếm
một bộ phận rất nhỏ, hơn nữa, biệt ngữ đƣợc cấu tạo trên cơ sở của ngôn ngữ toàn
dân. [15, 410]
Còn theo các tác giả Đái Xuân Ninh - Nguyễn Đức Dân - Nguyễn Quang -
Vƣơng Toàn thì cho rằng, khác với phƣơng ngữ lãnh thổ, phƣơng ngữ xã hội là
một hệ thống ký hiệu và quy tắc cú pháp đƣợc sử dụng trong phạm vi một tập thể
xã hội nhất định. Ngƣời ta còn gọi chúng là biệt ngữ hoặc ngôn ngữ quy ƣớc. Tập
thể sử dụng nó có thể là một giai cấp (nhƣ triều đình phong kiến,…) hoặc một giới
xã hội (nhƣ học sinh, sinh viên, thƣơng nhân,…). Ngƣời ta phân biệt hai lại biệt
ngữ:
(a) Biệt ngữ là tên gọi chính thức của sự vật, hiện tƣợng có thực trong tập thể xã
hội. Loại này có tính toàn dân khá cao và khi cần đƣợc toàn xã hội sử dụng.
(b) Biệt ngữ là tên gọi thêm, chồng lên tên gọi chính thức, ngƣời ta tạo ra chúng
để phân biệt tập thể xã hội mình với những tập thể khác. Khi hệ thống phƣơng
ngữ này là một tập hợp ký hiệu huyền bí với những tập thể khác thì đó là tiếng
lóng, một hiện tƣợng phổ biến cho mọi tập thể xã hội có cái chung về sinh sống và
hoạt động. [40, 275]
Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu đã thống nhất ở một số điểm sau trong quan niệm
về biệt ngữ:
- Biệt ngữ là ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội.
- Biệt ngữ đƣợc sử dụng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ, có số lƣợng hạn
chế.
- Biệt ngữ tồn tại mang tính lâm thời, xuất hiện và mất đi nhanh chóng, có tính
thời sự.
- Biệt ngữ có tính chất tạo không khí tƣơi vui, dí dỏm, lối nói đài các, không
mang nghĩa xấu nhƣ tiếng lóng, và đƣợc dùng chủ yếu trong khẩu ngữ.
Theo ý kiến của chúng tôi, biệt ngữ là biến thể xã hội của ngôn ngữ, là tên gọi
chính thức của các sự vật, hiện tượng thực có trong xã hội. Và biệt ngữ còn là tên

gọi chồng lên tên gọi chính thức của các sự vật, hiện tượng. Những từ ngữ biệt
ngữ mang tính hài hước, dí dỏm.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BIỆT NGỮ
1.3.1. Biệt ngữ là phƣơng ngữ xã hội
Ngôn ngữ với tƣ cách là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời, nó
phản ánh mặt xã hội, phản ánh sự phân chia xã hội thành tầng lớp, nghề nghiệp,
môi trƣờng sinh hoạt… Khi sử dụng để giao tiếp, ngôn ngữ đƣợc thể hiện bằng
phƣơng ngữ. Vì thế ngƣời ta thƣờng nói, “Chị này nói tiếng Huế”, “Anh kia nói
tiếng Nghệ Tĩnh”, v,v… “tiếng” ở đây là chỉ phƣơng ngữ địa lý. Phƣơng ngữ địa
lý hay còn gọi là phƣơng ngôn, tiếng địa phƣơng là hình thức ngôn ngữ tồn tại ở
một vùng miền nào đó. Hay nói cách khác, phƣơng ngữ địa lý chỉ những từ ngữ
đƣợc sử dụng phổ biến ở một vài địa phƣơng, là bộ phận của ngôn ngữ nói hàng
ngày của mỗi vùng địa phƣơng. Phƣơng ngữ địa lý cũng rất dễ trở thành một “dấu
hiệu” xã hội. Ví dụ, ở một số thành phố lớn của nƣớc Mỹ có rất nhiều ngƣời da
đen từ miền Nam đến nhập cƣ. Họ thƣờng dùng trợ động từ phủ định ain’t thay
cho tất cả các ngôi có các động từ “am not”, “isn’t”, “don’t”, “doesn’t”, “have
not”, “has not”. Ví dụ: “he ain’t got it” = “he hasn’t got it”. Những ngƣời nói kiểu
phủ định nhƣ thế này vô hình trung bị coi là ngƣời thiếu đƣợc giáo dục văn hóa. Ở
đây, theo Nguyễn Văn Khang, “phƣơng ngữ địa lý" đã “nhuốm màu xã hội” và trở
thành phƣơng ngữ xã hội. [22,115]
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp của con ngƣời, nó phản ánh mặt xã hội của
ngƣời giao tiếp. Mỗi một thành viên trong xã hội sẽ đƣợc xếp vào các giai tầng xã
hội khác nhau trên cơ sở hàng loạt các tiêu chí nhƣ giới tính, nghề nghiệp, trình độ
văn hóa, tuổi tác… Các đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo
nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng. Những ngƣời làm các nghề khác
nhau có sự khác nhau trong cách nói, nhƣ công nhân, nông dân, học sinh sinh
viên, ngƣời buôn bán, các nhà khoa học… Những sự khác nhau này nhiều khi là
rất lớn đến nỗi ngƣời làm nghề này không hiểu “ngôn ngữ” của ngƣời làm nghề
khác. Nhƣng những sự khác nhau ấy chỉ thu hẹp ở mặt từ ngữ, thuật ngữ chuyên
môn, chứ không động chạm đến cấu trúc của ngôn ngữ và mã ngôn ngữ. Biệt ngữ

đƣợc coi là phƣơng ngữ xã hội bởi biệt ngữ đƣợc sử dụng trong một phạm vi hẹp
ở một nhóm hay một tập đoàn ngƣời nhất định.
Với tƣ cách là phƣơng ngữ xã hội, biệt ngữ không có hệ thống ngữ âm và hệ
thống ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu ở từ ngữ. Biệt ngữ là biến thể của
ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ. Biệt ngữ do các tầng lớp trong
xã hội tạo ra và chỉ có các thành viên trong tầng lớp xã hội đó hiểu đƣợc nhau.
Ngoài chức năng giao tiếp, biệt ngữ còn có các chức năng:
- Một là, vừa để tạo không khí vui tƣơi, dí dỏm vừa để đảm bảo tính bí mật;
- Hai là, nhờ biệt ngữ các tầng lớp xã hội tìm đƣợc “sự đồng nhất xã hội” trong
mỗi tầng lớp.
1.3.2. Biệt ngữ là biến thể đặc thù của ngôn ngữ học xã hội
Biến thể ngôn ngữ là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ đƣợc sử dụng phổ biến
trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với những đặc trƣng xã hội giống nhau. “Hình
thức biểu hiện của ngôn ngữ” ở đây có thể là ngôn ngữ, ví dụ nhƣ vai trò của tiếng
Việt quốc gia trong đời sống xã hội Việt Nam; có thể nhỏ hơn ngôn ngữ nhƣ các
phƣơng ngữ: tiếng Hà Nội, tiếng Nam Định, tiếng Nghệ An,… hoặc là những đơn
vị nhỏ hơn nhƣ thành phần ngữ pháp, thậm chí là một từ hay một âm vị hay các
biến thể của âm vị. Nhƣ vậy, có thể hiểu biến thể gồm nhiều ngôn ngữ, hoặc bằng
ngôn ngữ hoặc có khi nhỏ hơn ngôn ngữ. Sở dĩ nhƣ vậy là vì biến thể ngôn ngữ
căn cứ vào sự phân bố xã hội chung để vạch ranh giới, đây chính là vế thứ hai của
nó “đƣợc sử dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với những đặc
trƣng xã hội giống nhau”. Biệt ngữ là biến thể đặc thù của ngôn ngữ học xã hội
bởi vì nó đƣợc các nhóm xã hội tạo ra, sử dụng chúng trong giao tiếp và chỉ có
những ngƣời trong nhóm xã hội đó mới hiểu đƣợc chúng. Có bao nhiêu nhóm xã
hội thì có bấy nhiêu kiểu biệt ngữ mang đặc thù của nhóm xã hội đó.
Tóm lại, ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Biệt ngữ còn là hiện tƣợng
xã hội đặc thù hơn của ngôn ngữ. Biệt ngữ vừa mang tính ổn định vừa mang tính
không ổn định và nó phụ thuộc vào bối cảnh của xã hội. Biệt ngữ mang tính ổn
định khi nó là những tên gọi chính thức của các sự vật, hiện tƣợng thực có trong
xã hội nhƣ: từ nghề nghiệp, thuật ngữ…, vừa mang tính không ổn định khi nó là

tên gọi thêm, chồng lên tên gọi chính thức nhƣ: uyển ngữ, tiếng lóng…
1.4. NGUỒN GỐC VÀ CHỨC NĂNG CỦA BIỆT NGỮ
Biệt ngữ nói chung, biệt ngữ của lứa tuổi thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
nói riêng, đƣợc tạo để thực hiện những chức năng khác nhau:
Với tƣ cách là phƣơng ngữ xã hội, biệt ngữ chỉ đƣợc dùng giới hạn trong các
nhóm xã hội khác nhau. Biệt ngữ có phạm vi sử dụng hẹp, là những từ ngữ không
phải đƣợc toàn dân dùng mà chỉ có những ngƣời trong cùng một tập thể xã hội
dùng. Và chỉ có những ngƣời trong tập thể xã hội đó mới hiểu đƣợc những từ ngữ
đó. Ví dụ: chỉ có những ngƣời làm về công nghệ thông tin mới biết các thuật ngữ
nhƣ: CPU, Ram, chip,… Hay những từ ngữ mà giới học sinh sinh viên hay dùng
nhƣ: cúp tiết, trứng ngỗng, gậy, đỉnh,… Những mục đích khác nhau khi tạo ra biệt
ngữ có thể là để gọi chính xác tên của các sự vật, hiện tƣợng thực có trong xã hội;
hoặc nhằm đùa vui, tạo phong cách riêng, dễ nhớ, để hợp mốt; hoặc có thể là để
giữ bí mật thông tin.
Biệt ngữ là công cụ, là phƣơng tiện tồn tại và phát triển của các nhóm xã hội,
đặc biệt là trong giới thanh thiếu niên. Họ tạo ra những từ ngữ này để các thành
viên trong nhóm sử dụng vừa với tƣ cách là ám hiệu để nhận ra nhau, hiểu nhau;
vừa để tạo ra một không khí vui vẻ, dí dỏm và sinh động. Sự sinh tồn của những
từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên gắn liền với sự tồn tại của nhóm thanh thiếu
niên đã tạo ra chúng.
Biệt ngữ đƣợc thanh thiếu niên tạo ra còn nhằm mục đích giảm bớt đƣợc những
khó khăn khi phải nói về những vấn đề tế nhị trong cuộc sống. Có những vấn đề
mà không thể thảo luận bằng ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ chuẩn mực. Nói cách
khác, các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay chủ yếu là những từ ngữ
dùng để tránh đi những sắc thái đau buồn, thô thiển hoặc khiếm nhã nếu phải dùng
những từ ngữ toàn dân chính thức. Chẳng hạn, học sinh sinh viên thích hỏi thăm
nhau bằng câu “Ăn trứng ngỗng hả?” hơn là câu hỏi “Bị điểm 0 hả?”. Bởi theo
cách nói thứ nhất thì một hình ảnh ngộ nghĩnh đƣợc hiện ra, ngƣời hỏi có thể tƣơi
cƣời, ngƣời đƣợc hỏi cũng có thể mỉm cƣời mà bớt đi những nỗi buồn trong lòng.
Hay khi hỏi các vấn đề tế nhị có liên quan đến bộ phận sinh dục thì thanh thiếu

niên dùng những từ nhƣ: nguyệt san, tam giác giới tính, đèn pin… hay hơn và đỡ
ngại hơn là khi dùng những từ chính thức chỉ các bộ phận đó.
Thanh thiếu niên tạo ra những từ ngữ biệt ngữ không phải để đề cao mục đích
tạo bí mật mà đề cao một mục đích khác - đó là “làm mới” ngôn ngữ. Thực tế cho
thấy nhiều khi không cần giữ bí mật hoặc nói giảm, nói tránh nhƣng thanh thiếu
niên vẫn thích dùng những từ ngữ biệt ngữ. Đó là những từ ngữ mang tính hài
hƣớc, dí dỏm, khỏe khoắn, sinh động và giàu hình ảnh hơn là tên gọi chính thức
của các sự vật hiện tƣợng nhƣ: tanh (thay cho “giỏi”), xí (thay cho “xấu”), nghía
(thay cho “ngắm”), vù, bùng, phắn, chim cút (thay cho “đi”), Suzuki, kẹo kéo, Lý
Thường Kiệt (thay cho “ki bo”, “keo kiệt”),…
1.5. PHÂN BIỆT BIỆT NGỮ VỚI MỘT SỐ BIẾN THỂ NGÔN NGỮ KHÁC
1.5.1. Phân biệt "biệt ngữ" và "tiếng lóng"
Tiếng lóng là công cụ giao tiếp của một nhóm xã hội, là cách nói những từ ngữ
riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm ngƣời nào đó, nhằm chỉ để cho trong nội
bộ hiểu đƣợc với nhau mà thôi.
Thuật ngữ tiếng lóng (slang) đƣợc coi là một thứ công cụ và là ngôn ngữ của
những tên trộm cắp và kẻ lang thang lêu lổng. Nó bắt nguồn từ tiếng Nauy, từ
sling "ngôn ngữ lăng mạ, lừa gạt" đƣợc dùng để miêu tả ngôn ngữ của các nhóm
xã hội "đen", các băng đảng, tội phạm. Khái niệm tiếng lóng xuất hiện vào khoảng
thế kỉ 18 (Dẫn theo [37, 7]).
Theo cuốn Advanced learner's English dictionary (Từ điển tiếng Anh hiện đại):
"slang" là "những từ, cụm từ rất thân mật, không nghi thức, thƣờng dùng trong lời
nói nhất là giữa những ngƣời cùng một nhóm xã hội, làm việc cùng với nhau và
không đƣợc coi là thích hợp cho những bối cảnh nghi thức và không đƣợc sử dụng
lâu dài" [63, 1678].
Nguyễn Thiện Giáp [16, 261] quan niệm: Tiếng lóng là những từ ngữ đƣợc
dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà
chỉ một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà thôi.
Ngày nay trong nhiều giáo trình ngôn ngữ học đại cƣơng, tiếng lóng là nội
dung chẳng thể thiếu ở phần từ vựng học. Cho đến nay tồn tại nhiều cách cắt

nghĩa, phân loại và đánh giá khác nhau về tiếng lóng, đặc biệt là trong việc phân
biệt biệt ngữ với tiếng lóng và từ nghề nghiệp.
Theo Đỗ Hữu Châu [7, 164] khẳng định: "Tiếng lóng bao gồm một số từ bí
hiểm để che giấu tƣ tƣởng của ngƣời nói, không cho nhiều ngƣời ngoài tập đoàn
xã hội của mình biết". Cũng theo Đỗ Hữu Châu, trong giáo trình Từ vựng - ngữ
nghĩa tiếng Việt: tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong
biệt ngữ, tức là những tên gọi "chồng lên" trên những tên gọi chính thức. Hiện
tƣợng tiếng lóng là phổ biến đối với mọi ngôn ngữ. [3, 237]
Sách Ngôn ngữ học: Khuynh hướng - lĩnh vực - khái niệm của nhiều tác giả thì
cho rằng: "Khác biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu" [40, 277]. Thực tế ở một số
trƣờng hợp khó phân biệt rạch ròi ranh giới giữa biệt ngữ và tiếng lóng với từ
nghề nghiệp. Mặt khác, tiếng lóng chƣa hẳn "chỉ thuộc bọn ngƣời xấu", lại càng
không phải là ngôn ngữ dƣới đáy xã hội. Chẳng hạn, Đỗ Hữu Châu từng nêu ví
dụ về tiếng lóng của sinh viên một thời: gậy - điểm 1, trứng - điểm 0, ngỗng -
điểm 2, nhuận sắc - đẹp một cách tƣơi mát,…
Vậy biệt ngữ và tiếng lóng giống nhau ở những điểm sau:
- Đƣợc dùng trong một nhóm ngƣời riêng biệt
- Khó hiểu đối với những ngƣời ngoài nhóm.
Tuy nhiên gần đây các nhà nghiên cứu đều cho rằng tiếng lóng là thuộc loại thứ
hai (chỉ là một tiểu loại của biệt ngữ). Bởi vì biệt ngữ có thể phân chia làm hai loại
bao gồm:
1. Những biệt ngữ là tên gọi chính thức của các sự vật, hiện tƣợng… thực có
trong tập thể xã hội đó, chẳng hạn nhƣ những từ biệt ngữ: ngai vàng, tàn, lọng,
cung… và những từ biệt ngữ này có tính toàn dân cao hơn, dễ dàng đƣợc toàn thể
xã hội sử dụng khi cần thiết, loại này bao gồm (thuật ngữ, từ nghề nghiệp,…);
2. Biệt ngữ là những tên gọi thêm, chồng lên tên gọi chính thức, các tập thể sản
sinh ra chúng với mục đích phân biệt mình với những tập thể xã hội khác nhƣ:
trẫm (tôi, ta), ngự thiện (ăn, nói về vua)…
So sánh biệt ngữ với tiếng lóng, chúng tôi nhận thấy:
- Tiếng lóng có nghĩa xấu. Nó chủ yếu đƣợc các nhóm xã hội "đen" tạo ra nhằm

mục đích để che giấu mục đích giao tiếp, đồng thời là phƣơng tiện để tách biệt
một nhóm ngƣời ra khỏi phần còn lại của xã hội. Tiếng lóng là những mật mã bí
mật, bí hiểm, là nối nói kín của một nhóm xã hội chuyên làm ăn phi pháp nhằm
che giấu những việc làm xấu, những việc làm vi phạm pháp luật, những quyền lợi
bất chính.
- Còn biệt ngữ chủ yếu đƣợc dùng bằng tên gọi chồng thêm này nhằm để đùa
vui, tạo phong cách riêng, dí dỏm, dễ nhớ và để hợp mốt. Biệt ngữ mang sắc thái
nghĩa trung tính và để phân biệt nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác.
1.5.2. Phân biệt "biệt ngữ" và "từ nghề nghiệp"
Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) [14, 117], thì từ nghề nghiệp là những từ
ngữ biểu thị các công cụ, sản phẩm và quá trình sản xuất của một nghề nào đó
trong xã hội. Những từ này thƣờng đƣợc những ngƣời cùng ngành nghề đó biết và
sử dụng chứ không phải là từ toàn dân. Nhƣ vậy, từ nghề nghiệp cũng là một lớp
từ ngữ đƣợc dùng hạn chế về mặt xã hội. Ví dụ, những từ ngữ thuộc nghề làm nón:
lá, móc, vanh, guột, riệp, nức khuôn, là lá, bắt vanh, nức nón, chằng nón,…
Trong định nghĩa về từ Jargon (biệt ngữ) cũng có ghi "là từ kỹ thuật hay chuyên
môn do một nhóm ngƣời riêng biệt dùng và khó hiểu đối với ngƣời khác" (Dẫn
theo [23, 21]).
Trƣớc hết từ nghề nghiệp thuộc về phƣơng ngữ xã hội. Con ngƣời cần phải tìm
nghề, chọn nghề để mƣu sinh, học nghề, làm nghề để lập nghiệp… chính vì thế
mà đã tạo nên sự phân hóa nhất định giữa những ngƣời hoặc nhóm ngƣời làm
nghề khác nhau, trong đó giao tiếp ngôn ngữ cũng là một đặc trƣng và là dấu hiệu
để phân biệt. Nghề nghiệp là cơ sở để tạo ra những hệ thống từ nghề nghiệp riêng
và theo đó là hình thành một phong cách ngôn ngữ có dấu ấn nghề nghiệp. Ví dụ,
bên cạnh những từ mang tính xã hội cao nhƣ: điện, cầu chì, công tắc, tiếp thị,
quảng cáo… thì còn có những từ mà chỉ những ngƣời làm nghề đó mới hiểu đƣợc.
Ví dụ: những từ thuộc về nghề làm trống: nạo da, văng da, néo, sảm, chạy mực,
tang trống, đai trống… là những từ mang tính chuyên môn cao.
Nhƣ vậy biệt ngữ và từ nghề nghiệp giống nhau ở những điểm sau:
- Đều là phƣơng ngữ xã hội;

- Đều đƣợc dùng trong một nhóm ngƣời riêng biệt;
- Đƣợc dùng hạn chế về mặt xã hội. Khó hiểu đối với những ngƣời không cùng
nhóm xã hội đó;
- Là tên gọi chính thức của các sự vật, hiện tƣợng trong xã hội.
Điểm khác nhau giữa từ nghề nghiệp và biệt ngữ:
Từ nghề nghiệp là tên gọi duy nhất của sự vật, hiện tƣợng, không có từ đồng
nghĩa trong từ vựng toàn dân. Nhƣ vậy, từ nghề nghiệp có ý nghĩa biểu vật trùng
với phạm vi sự vật, hiện tƣợng có trong thực tế ngành nghề. Ví dụ nghề dệt chiếu
có: đay, cói, go, văng,…
Từ nghề nghiệp là một tiểu loại thuộc loại thứ nhất của biệt ngữ. Biệt ngữ mang
sắc thái dí dỏm, hài hƣớc, giúp những ngƣời sử dụng có cảm giác họ thuộc một
nhóm ngƣời riêng. Nhiều ngƣời sử dụng biệt ngữ nhằm giữ bí hiểm và để thu hút
sự chú ý của ngƣời khác. Đây là đặc điểm mà từ nghề nghiệp không có.
Đặc điểm của biệt ngữ là mang tính lâm thời, xuất hiện và mất đi nhanh. Còn
từ nghề nghiệp là một bộ phận trong vốn từ dân tộc, nhƣng vì từ nghề nghiệp có
tính chuyên môn cao nên rất khó hiểu đối với ngƣời ngoài nghề.
Từ nghề nghiệp có quan hệ gần gũi với đời sống nhân dân, do đó nó dễ dàng trở
thành từ toàn dân khi những khái niệm riêng ấy trở nên phổ biến trong xã hội. Còn
những từ ngữ biệt ngữ ít gần gũi với đời sống nhân dân nên từ ngữ biệt ngữ rất
khó có thể trở nên phổ biến trong xã hội.
Từ nghề nghiệp là những từ ngữ đƣợc sử dụng trong phạm vi những ngƣời có
cùng ngành nghề để gọi tên công cụ, sản phẩm, thao tác của quá trình lao động.
Còn biệt ngữ là công cụ giao tiếp của các nhóm xã hội.
Nhƣ vậy, từ nghề nghiệp cũng là một tiểu loại thuộc loại thứ nhất của biệt ngữ.
1.5.3. Phân biệt "biệt ngữ" và "thuật ngữ"
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, thuật ngữ là một bộ phận những từ ngữ đặc
biệt của ngôn ngữ, bao gồm các những từ và cụm từ cố định mà tên gọi chính xác
của các khái niệm và các đối tƣợng thuộc các lĩnh vực khoa học / chuyên môn của

×