Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter - factive) trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN




BÙI THỊ XUÂN HƯƠNG


Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực
hữu (counter- factive) trong tiếng Việt



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 60 22 01


Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN HIỆP.














Hà Nội, 2008


1
MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của luận văn
Luận văn này dành cho việc khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản
thực hữu(counter- factive) trong tiếng Việt. Có nhiều lí do đã dẫn chúng tôi đến
việc lựa chọn vấn đề này:
Như mọi người đều biết, các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu là
nội dung quan trọng của bất kì một ngôn ngữ nào. Bởi vì nó biểu thị cách nhìn,
quan điểm, và cách sử dụng của người bản ngữ đối với các nội dung được diễn đạt
trong ngôn ngữ. Đặc biệt, với tiếng Việt vấn đề nghiên cứu các phương tiện biểu thị
tình thái những năm gần đây đang được sự chú ý đặc biệt của giới chuyên môn.
Các phương tiện biểu thị tình thái là phạm trù quan trọng đã được nhiều nhà
ngôn ngữ học quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu đã bàn đến các phương tiện
biểu thị tình thái thực hữu (factive), tình thái không thực hữu (non- factive). Riêng
đối với các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter- factive) thì chưa
có một công trình nào đề cập một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu để lấp
chỗ trống này là một việc làm cần thiết.
Về mặt lí luận, với việc khảo sát một cách chuyên sâu, tỉ mỉ các phương tiện
biểu thị tình thái phản thực, đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm những cơ sở lí luận
quan trọng cho lí luận về tình thái trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói
riêng.
Xét về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa rất lớn với

việc dịch thuật và giảng dạy ngoại ngữ (đặc biệt là vấn đề dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài). Luận văn sẽ là những cứ liệu đáng tin cậy phục vụ cho công việc dạy
tiếng, giúp cho người học nhận thức được các phương tiện biểu thị tình thái phản
thực hữu trong tiếng Việt, giúp cho việc phát triển các kĩ năng sử dụng và nhận
thức các phương tiện phản thực hữu trong quá trình học tiếng. Do đó, kết quả khảo
sát của luận văn chắc chắn là tài liệu tham khảo thiết thực phục vụ cho việc xây

2
dựng các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, ở các hình thức khác
nhau.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào việc nghiên cứu các
phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái phản thực hữu
trong tiếng Việt từ nguồn tư liệu chọn lọc ở một số tác phẩm văn học, báo chí,
kịch
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Xác lập khung lí thuyết có hiệu lực để nghiên cứu tình tháI nói chung và tình
thái phản thực hữu nói riêng trong tiếng Việt.
Khảo sát các phương tiện từ vựng dùng để biểu thị tình thái phản thực hữu
trong tiếng Việt.
Khảo sát các phưưong tiện ngữ pháp dùng để biểu thị tình thái phản thực hữu
trong tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được định hướng theo các phương pháp nghiên cứu chung và các
thủ pháp ngôn ngữ học cụ thể.
Phương pháp diễn dịch: Xuất phát từ lí luận tình thái nói chung để soi sáng
một vấn đề lí luận tình thái cụ thể là vấn đề các phương tiện biểu thị tình thái phản
thực hữu trong tiếng Việt
Phương pháp quy nạp: Nhận xét các hiện tượng từ nguồn tư liệu chọn lọc ở

một số tác phẩm văn học, báo chí, kịch.
Chúng tôi cũng áp dụng một số thủ pháp ngôn ngữ học đặc trưng để tiếp cận
và mô tả hiện tượng một các chính xác, tỉ mỉ: thủ pháp cải biến, thủ pháp so sánh,
thủ pháp phân tích ngữ cảnh.
5. Bố cục của luận văn

3
Dựa trên những nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày, ngoài phần mở đầu và kết
luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Các phương tiện từ vựng biểu thị tình thái phản thực hữu.
Chương 3: Các phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái phản thực hữu
CHƢƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm tình thái
Tình thái là một phạm trù rất cơ bản trong ngôn ngữ học. Các nhà nghiên
cứu đã dùng thuật ngữ này để nói đến những hiện tượng ngữ nghĩa chức năng rộng
lớn, đa dạng có nhiệm vụ phản ánh sự liên hệ của nội dung thông tin được nói đến
với thực tế, cũng như sự đánh giá, thái độ của người nói đối với nội dung thông tin
miêu tả trong câu, với người nghe và với hoàn cảnh giao tiếp. Như thế, các nội
dung quan trọng nhất của khái niệm tình thái đều tập trung ở mối quan hệ của
người nói với nội dung miêu tả và thực tế giao tiếp.
Tuy vậy, do tính tình thái được biểu hiện ở mọi cấp độ ngôn ngữ và có mặt
trong tất cả các ngôn ngữ nên khái niệm này đã được hiểu và lí giải theo nhiều
trường phái và khuynh hướng rất khác nhau. Sự khác biệt không chỉ giữa các nhà
ngôn ngữ học mà rộng hơn là sự khác biệt trong quan niệm tình thái của lô gich
học truyền thống và trong ngôn ngữ học.
Các cố gắng của chúng tôi trên bình diện lí thuyết sẽ miêu tả tỉ mỉ hơn các
vấn đề này nhằm đưa ra một cách nhìn tương đối bao quát, làm cơ sở để miêu tả

vấn đề cốt yếu nhất liên quan đến đối tượng khảo sát.
1.1.1 Tình thái xét về mặt lô gich học truyền thống
Các nhà lô gich học là những nhà nghiên cứu đầu tiên quan tâm đến vấn đề
tình thái.Trong số đó, Aristole được coi là người đầu tiên đặt nền móng cho việc
xây dựng ngành khoa học này vì ông đã xác lập các khái niệm tất yếu, khả năng, và

4
phi khả năng cùng mối quan hệ giữa chúng trong các phán đoán. Kế thừa quan
điểm của ông, các nhà lô gich học truyền thống dựa trên những đặc trưng cơ bản
của mối liên hệ giữa hai thành phần chủ từ và vị từ, xét ở khía cạnh mức độ phù
hợp giữa các phán đoán và thực tế đã phân loại các phán đoán, các mệnh đề lô gich
thành 3 nhóm lớn: khả năng, tất yếu, hiện thực. Phán đoán khả năng phản ánh xác
xuất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng nào đó ở đối tượng của phán đoán tức
đối tượng có thể mang đặc trưng đó ít nhất trong một thế giới khả hữu nào đó; phán
đoán tất yếu phản ánh đặc trưng được gắn cho đối tượng, tức đối tượng mang đặc
trưng đó trong mọi thế giới khả hữu; phán đoán hiện thực đơn thuần xác nhận sự có
mặt hay vắng mặt của đặc trưng được gán cho đối tượng.
Khái niệm tình thái hay modus như trên của lô gich học truyền thống chỉ
xoay quanh một số kiểu quan hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện thực vốn
mang tính khách quan, bản thể và được xem như một đặc trưng nội tại của cấu trúc
chủ từ- vị từ lô gich. Quan niệm về tình thái như vậy hoàn toàn gạt bỏ mọi nhân tố
chủ quan như thái độ, tình cảm, ý chí, sự đánh giá, mức độ cam kết hay mục đích
của người nói. Vì vậy tình thái trong lô gich học được gọi là tình thái khách quan
nhằm đối lập và phân biệt với tình thái trong ngôn ngữ học là tình thái chủ quan. Sự
phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan cũng là sự phân biệt các loại
nghĩa tình thái ở cấp độ bao quát nhất được nhiều tác giả hiện nay chấp nhận.
Tình thái trong lô gich là kiểu tình thái khách quan phản ánh cái nhìn lô gich
học về nội dung của câu. Có thể thấy bản chất khách quan của tình thái trong lô
gich học trong phát biểu của Kiefer (1994) đã được nhiều nhà ngôn ngữ học viện
dẫn: “Bản chất của “tình thái” là sự tương đối hoá giá trị thực cách của nội dung

câu nói đối với một tập hợp thế giới khả hữu”. [Dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp, 2006,
tr 1].
Rõ ràng, tình thái khách quan của lô gich học là cơ sở quan trọng nhất để
phân biệt với tình thái trong ngôn ngữ học- tình thái chủ quan.
1.1.2 Tình thái trong ngôn ngữ học

5
Trong ngôn ngữ học, sự khác biệt đồng thời cũng là sự phong phú, vượt trội
hơn hẳn về nội hàm của khái niệm tình thái so với tình thái trong lô gich học chính
là sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học đến bình diện dụng học khi nhấn mạnh
đến vai trò của người nói đối với điều được nói ra trong câu để xác lập tình thái chủ
quan.
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa một số định nghĩa nhắm nhấn mạnh tính chủ
quan hay vai trò của người nói: “Tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể
hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh
giá chủ quan khác nhau đối với điều được thông báo”[ Liapol(1990), dẫn theo Lê
Đông và Nguyễn Văn Hiệp, 2003, tr 18]; “Tình thái là thái độ của người nói đối với
nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả” [Lyons
(1977), dẫn theo Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp, 2003, tr 18]; “Tình thái là thông
tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói với điều được nói
đến trong câu” [ Palmer(1986), dẫn theo Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp, 2003, tr
18].
Nhưng cũng chính vì đặc biệt quan tâm sâu sắc đến nhân tố con người trong
ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ mà khái niệm tình thái của ngôn ngữ tự nhiên là
một vấn đề rất phức tạp, phức tạp đến mức: “cho đến nay rất khó có thể tìm thấy
hai tác giả có quan niệm hoàn toàn thống nhất với nhau về tình thái của ngôn ngữ”
hoặc “không có phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và thành phần các ý nghĩa
bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt và đối lập nhau như phạm trù tình thái”
[V.Z Panfilov, dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp, 1998, tr 215]. Sở dĩ như vậy là do rất
nhiều nhân tố: những sự khác biệt về tình thái có ý nghĩa đối với ngôn ngữ học vốn

hết sức đa dạng, không chỉ bó hẹp trong một số đối lập khái quát, phổ quát và tách
khỏi biện chủ quan như lô gich học; mặt khác các ý nghĩa tình thái của ngôn ngữ
làm thành một bảng màu cực kì đa sắc, đan xen, giao hoà vào nhau, chồng chéo lên
nhau và liên quan đến những những bình diện rất khác nhau của tổ chức phát ngôn,

6
tới đồng nghĩa, đa nghĩa, tới việc xác định các cấp độ và phạm trù khác của ngôn
ngữ [Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp, 2003].
Do vậy, việc xác lập một định nghĩa về khái niệm tình thái có tính bao quát
chung của các học giả là một vấn đề không dễ dàng. Tuy nhiên, qua các định nghĩa
đã nêu có thể thấy các nhà nghiên cứu ở những mức độ và cách thức khác nhau đã
chỉ ra những đặc trưng chung nhất của tình thái: mối quan hệ giữa người nói với
nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn với thực tế, trong đó đặc biệt quan tâm
đến vai trò người nói. Cơ sở để có được sự thống nhất này là do các nhà nghiên cứu
đều xuất phát từ một đối lập cơ bản nhất để xây dựng khái niệm tình thái: Đối lập
giữa tình thái và nội dung mệnh đề.
Cặp thuật ngữ tình thái / nội dung mệnh đề là thuật ngữ được dùng phổ biến
nhất hiện nay để chỉ sự đối lập giữa hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nghĩa của
phát ngôn là nội dung sự tình được nêu ra (nội dung mệnh đề) và thái độ, đánh giá,
hoặc cam kết của người nói đối với nội dung miêu tả (tình thái). Sự đối lập giữa
hai thành phần cơ bản như vậy có thể truy nguyên nguồn gốc từ cách gọi của
Ch.Bally, học giả đầu tiên đề cập vấn đề tình thái một cách hệ thống. Ch.Bally đã
phân biệt trong cấu trúc nghĩa của phát ngôn hai thành phần cơ bản là modus và
dictum. Trong đó, dictum là bộ phận biểu hiện một nội dung sự tình ở dạng tiềm
năng nào đó, gắn với chức năng thông tin miêu tả của ngôn ngữ. Modus (tức bộ
phận tình thái) gắn với bình diện tâm lí thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm
xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói với điều được nói ra, xét trong quan
hệ với thực tế, với người đối thoại và với hoàn cảnh giao tiếp. Modus tham gia vào
quá trình cho biết, chẳng hạn sự tình nêu trong phát ngôn là khả năng hay hiện
thực, khẳng định hay phủ định, mức độ cam kết của người nói đối với độ tin cậy

của thông tin đến đâu, đánh giá, tình cảm, ý chí, mong muốn, ý đồ của người nói
khi phát ngôn là như thế nào.v.v Ví dụ như cùng một nội dung nói về sự tình “Cô
ấy đã lấy chồng”, người ta có thể thể hiện những nội dung tình thái rất khác nhau:
1) Cô ấy đã lấy chồng.

7
2) Cô ấy chưa lấy chồng.
3) Hình như cô ấy đã lấy chồng.
4) Cô ấy đã lấy chồng rồi ư ?
5) Lẽ ra cô ấy đã lấy chồng rồi !
6) Đến lúc cô ấy phải lấy chồng !
7) Nếu cô ấy lấy chồng thì tôi đã biết.
Với phát ngôn (1), người nói thể hiện xác nhận, khẳng định với mức độ cam
kết rất cao của anh ta rằng sự tình được nói đến là hiện thực, là chắc chắn có đã xảy
ra. Nhưng với phát ngôn (2) người nói lại phủ định thông tin “cô ấy đã lấy chồng”
với tác tử phủ định “chưa”, phát ngôn này xác định hiện thực trái ngược với điều
thông báo trước đó hay nội dung sự tình là không có trong thực tế. Với phát ngôn
(3), người nói thể hiện thông báo như một sự đoán định, nội dung sự tình là một
khả năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra, đó là một kiến giải chủ quan mà người
nói không cam kết về tính chân thực của nó. Ở phát ngôn (4), người nói vừa cung
cấp thông tin miêu tả vừa thể hiện thái độ ngạc nhiên, có thể kèm theo sự tiếc nuối
trước việc cô ấy lấy chồng. Đến phát ngôn (5), người nói lại thông báo rằng sự tình
được nói đến là phi hiện thực, không có trong thực tế nhưng kèm theo một dụng ý
nào đó (Ví dụ như Lẽ ra cô ấy đã lấy chồng nhưng cô ấy đã quyết tâm đợi anh nên
đã không lấy chồng). Với phát ngôn (6), người nói lại nhìn nhận sự việc được nói
đến theo những quy ước xã hội về đạo đức, luân lí với sắc thái bắt buộc cần tuân
theo với từ “phải”, người nói cho rằng cô ấy đã đến tuổi phải lấy chồng hoặc cô ấy
lấy chồng vì phải phù hợp một số điều kiện về gia đình, xã hội, đạo đức Với phát
ngôn (7) người nói nghi ngờ về tính xác thực của việc cô ấy lấy chồng.
Sự đối lập giữa hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nghĩa của phát ngôn

giữa nội dung sự tình và nghĩa tình thái là một trong những đối lập cơ bản làm cơ
sở xác lập lí thuyết tình thái. Sau Ch.Bally, nhiều nhà ngôn ngữ học tuỳ theo sự
nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác đã sử dụng những cách gọi, những
thuật ngữ khác nhau để chỉ đối lập này như: modus/ dictum, tình thái/ ngôn liệu,

8
tình thái/ mệnh đề, tình thái/ cơ sở mệnh đề, tình thái/ proto. Hiện nay, trong một
phạm vi nhất định, cách dùng cặp thuật ngữ tình thái/ nội dung mệnh đề là cách gọi
hợp lí hơn cả và được thừa nhận rộng rãi nhất.
Từ cơ sở chung như trên, nhiều học giả đã định nghĩa nội dung tình thái theo
những mức độ rộng hẹp khác nhau. Ở cấp độ hẹp các nhà nghiên cứu thừa nhận
xem xét tình thái trong ngôn ngữ là kiểu tình thái chủ quan nhằm đối lập tình thái
khách quan của lô gich học. Tình thái chủ quan được phân chia thành hai loại : tình
thái nhận thức gồm ba tiểu loại là thực hữu, không thực hữu, phi thực hữu; tình thái
đạo nghĩa gồm bốn nhóm là bắt buộc, cấm đoán, được phép, miễn trừ. Ở cấp độ
rộng, nhiều tác giả như Vinogradov [1977]; Benveniste [1966]; Portie[1992]; Đỗ
Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Cao Xuân Hạo đi theo một hướng mở rộng khái niệm tình
thái theo hướng bao quát tất cả các hiện tượng ứng với cách hiểu tình thái theo
nghĩa rộng, được Bybee diễn đạt là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng
với nội dung mệnh đề” [dẫn theo Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp,2003, tr 23]. Ở
Việt Nam, gần đây nhất, quan niệm của tác giả Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp được
nhắc đến nhiều hơn cả. Hai tác giả này đã phân loại khái niệm tình thái trong ngôn
ngữ thành 5 nhóm ý nghĩa khác nhau:
(1) Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nói theo lí
thuyết hành vi ngôn ngữ là kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi, ra
lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên mời ), gắn trực tiếp với tương tác của giao tiếp, với
kiểu tác động của người nói đến người đối thoại.
(2) Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay cảm
xúc của người nói với nội dung thông báo: người nói đánh giá nội dung thông báo
về mức độ quan trọng, độ tin cậy, xem đó là điều tích cực mong muốn hay tiêu cực,

bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, về tính khả năng, tính hiện thực.v.v
(3) Những ý nghĩa thuộc đối lập giữa khẳng định hay phủ định sự tồn tại của
sự tình.

9
(4) Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan đến
khung vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ (thời thể
hay các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái ).
(5) Các ý nghĩa tình thái phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành
động phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói. Ví dụ, đặc
tính siêu ngôn ngữ, hỏi lại, tự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết của
người nghe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe, sự đánh giá của
người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác.v.v
Trong phạm vi đề tài, nhằm xác lập một cách hiểu tình thái tiện dụng nhất
cho đề tài, một mặt chúng tôi chấp nhận cách quan niệm rộng về tình thái như trên
mặt khác chúng tôi cũng khẳng định sự phân biệt tình thái khách quan và tình thái
chủ quan là cơ sở để chúng tôi tiến tới một sự phân loại thống nhất để làm việc.
Trong phạm vi tình thái chủ quan, hay tình thái trong ngôn ngữ, chúng tôi tập trung
vào một sự phân biệt hết sức cơ bản, đó là sự phân biệt giữa tình thái đạo nghĩa và
tình thái nhận thức. Sở dĩ như vậy vì đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi
là một kiểu ý nghĩa tình thái thuộc tình thái nhận thức.
1.2 Phân biệt tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa
Các nhà nghiên cứu đã đưa những cách phân loại khác nhau nhằm sắp xếp
các kiểu tính tình thái vào một số phạm trù. Tuỳ thuộc vào những góc độ tiếp cận
mà bức tranh các mảng màu về ý nghĩa tình thái có những sự phân loại đa dạng
khác nhau. Tuy vậy, cho dù bức tranh phân loại có như thế nào đi nữa, tình thái
nhận thức và tình thái đạo nghĩa vẫn là hai phạm trù trung tâm của tình thái, như
Ngũ Thiện Hùng [2003, tr12] đã nhận xét “tình thái đạo nghĩa và tình thái nhận
thức- hai kiểu tình thái nguyên thuỷ nhất- được quan tâm và có vị trí quan trọng
nhất trong tất cả các công trình nghiên cứu”. Nhiều tác giả khác như Nguyễn Văn

Hiệp [2006], Đoàn Thu Hà [2000], Nguyễn Thị Phương Trà [2005] trong các công
trình gần đây nhất cũng đã đồng ý với nhận định này. Theo quan sát của chúng tôi,
sự thừa nhận hai kiểu tình thái nhận thức cơ bản và tình thái đạo nghĩa (hai phạm

10
trù cơ bản của tình thái chủ quan) là kiểu phân loại được phần lớn các nhà ngữ học
nước ngoài như Von Wright, Rescher, Lyons, và các nhà nghiên cứu Việt Nam
chấp nhận rộng rãi nhất.
Chẳng hạn, Jerpersen [1924] cho rằng phạm trù tình thái với tư cách là phạm
trù ngữ nghĩa chức năng có thể được chia thành hai tiểu phạm trù, dựa trên tiêu chí
có hay không có thành tố sự mong muốn (will) của người nói. Hai tiểu loại này ứng
với sự phân biệt cơ bản giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Ủng hộ
quan điểm này, Von Wright [1951] phân biệt bốn thái (Modes/ Modalities) gồm hai
kiểu nhận thức và đạo nghĩa:
- Thái khách quan lô gic (alethic modes), hay thái chân thực.
- Thái nhận thức (epitemic modes) hay thái của sự hiểu biết.
- Thái đạo nghĩa (deontic modes), hay thái của sự bắt buộc.
- Thái tồn tại (existential modes), hay thái của sự hiện hữu.
Những năm gần đây, cách phân chia các phạm trù tình thái thành ba phạm
trù: tình thái khách quan lô gich, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa vẫn là cách
phân loại khá phổ biến. J.Lyons [1977] đã nêu ra ba ý nghĩa tình thái:
- Tình thái tất yếu và khả năng (bắt nguồn từ sự phân chia của các nhà lô
gic).
- Tình thái nhận thức, liên quan đến tính thực tế, tính hiện thực
- Tình thái đạo nghĩa gắn với một lĩnh vực của lô gich tình thái, đó là lô gich
về nghĩa vụ và cho phép.
Palmer [1986] lại tách biệt rõ ràng hai loại tình thái này với việc xác định rõ
ràng các tiểu loại của nó:
- Tình thái nhận thức gồm tình thái thực hữu, phi thực hữu và tình thái phản
thực hữu;

- Tình thái đạo nghĩa: thể hiện sự áp đặt của người nói về trách nhiệm về mặt
đạo lí của người thực hiện hành động nhưn bắt buộc, cấm đoán, được phép, không
cho phép.

11
Tựu trung lại, về mặt khái niệm, có thể xem lối nhìn nhận về tình thái nhận
thức và tình thái đạo nghĩa có những mức độ tổng hợp và bao quát nhất là các định
nghĩa:
- Tình thái nhận thức: Chỉ ra vị thế (status) hiểu biết của người nói, bao gồm
cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói với điều anh ta nói
ra [Palmer (1986), dẫn theo Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp, 2003, tr 56]
- Tình thái đạo nghĩa: Liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn
mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực
hiện. [J.Lyons (1977), dẫn theo Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp, 2003, tr 57]
Cần phải nói thêm là, tình thái đạo nghĩa (deontics) nguyên từ tiếng Hy Lạp
có nghĩa là “bổn phận, trách nhiệm” liên quan đến tính tất yếu hay khả năng của
các hành động thực hiện với nghĩa vụ và sự cho phép. Nghĩa là không như tình thái
nhận thức, tình thái đạo nghĩa chỉ các hành động chứ không phải các nội dung
mệnh đề. Cách hiểu này cũng được nhiều học giả tán đồng.
Như vậy, cũng phức tạp như khái niệm tình thái, sự phân chia các kiểu tình
thái nói chung và sự phân loại hai kiểu tình thái cơ bản nói trên là không dễ dàng
và chỉ mang tính tương đối mà thôi. Tùy theo mục đích nghiên cứu, mỗi nhà nghiên
cứu có thể xác nhận tính hợp lí của từng hệ thống theo những mức độ khác nhau.
Để xác lập một khung lí thuyết có hiệu lực để giải quyết vấn đề, trên cơ sở tổng
hợp các nghiên cứu đi trước, chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét như sau:
- Dưới góc độ đối lập với tình thái khách quan, tình thái nhận thức và tình
thái đạo nghĩa là hai phạm trù cơ bản của tình thái chủ quan. Tình thái nhận thức là
kiểu tình thái trong đó người nói đưa ra những bằng chứng, những suy luận có tính
cá nhân, làm cơ sở cho một cam kết nào đó đối với tính chân thực với điều được
nói ra trong câu. Tình thái đạo nghĩa là kiểu tình thái trong đó người nói thể hiện

thái độ của mình được nói ra trong câu, gồm bốn nhóm tình thái là bắt buộc, cấm
đoán, được phép, được miễn trừ.
Ví dụ:

12
1) Nó đang học bài  Tình thái nhận thức: người nói đưa ra xác nhận đúng
với hiện thực mà người nói khẳng định với mức độ cam kết cao với những bằng
chứng (Tôi biết thế vì tôi nhìn thấy nó đọc sách, làm bài)
2) Lúc này nó phải học bài chứ ! Tình thái đạo nghĩa: người nói thể hiện
thái độ “bắt buộc” đối với hành động đang học bài theo mong muốn của người nói
(Giờ này nó phải học bài chứ không phải làm việc khác).
3) Nó có thể làm việc vào ngày nghỉ (Ví dụ của Nguyễn Văn Hiệp) Vị từ
tình thái “có thể” đem đến 2 cách hiểu. Theo tình thái đạo nghĩa, câu này được hiểu
là: Tôi cho rằng nó được phép làm việc cả vào ngày nghỉ vì một số mục đích như
tăng thu thập chẳng hạn. Theo tình thái nhận thức, câu này được khúc giải là: với
những bằng chứng hoặc suy luận cá nhân của tôi (như: nó từ chối đi chơi vào
những ngày nghỉ, thường đến xí nghiệp vào ngày nghỉ), tôi ngờ rằng có thể nó làm
việc vào ngày nghỉ.
- Trong phạm vi tình thái chủ quan, chúng tôi đồng ý với sự phân biệt của tác
giả Nguyễn Văn Hiệp về tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa theo ba tham số
tính tất yếu, tính khả năng, và tính hiện thực. Sơ đồ sau của tác giả tỏ rõ những ưu
điểm nhất định vì đã cố gắng khái quát được các bình diện của hiện tượng phức tạp
này:
Tình thái
Tất yếu Khả năng
Đạo nghĩa Nhận thức Đạo nghĩa Nhận thức


Phi ht Hiện thực Phi ht Hiện thực Phi ht Hiện thực Phi ht Hiện thực
(Phi ht: Phi hiện thực)

- Xét theo góc độ lí thuyết hành vi ngôn ngữ và hành động ngôn từ: Tình thái
nhận thức liên quan đến các tuyên bố về kiến thức, về sự hiểu biết của người nói và
phân biệt với tình thái đạo nghĩa vốn liên quan đến các hành động của người nghe.

13
Vì vậy tình thái nhận thức xuất hiện trong các hành động trình bày, xác nhận (nhóm
Assertives, theo thuật ngữ của Searle), có hướng ghép lời là lời khớp với thế giới
trong khi tình thái đạo nghĩa xuất hiện trong nhóm với hành động khuyến lệnh
(Directives, theo thuật ngữ của Searle) có hướng ghép lời theo kiểu lời khớp với
hiện thực. Xét các ví dụ sau:
1) Lan sẽ đến gặp tôi vào thứ hai.
2) Lan cần đến gặp tôi vào thứ hai !
Phát ngôn (1) thuộc vào tình thái nhận thức nhằm xác nhận về một sự tình
được coi sẽ là hiện thực. Với phát ngôn (2), người nói thể hiện một yêu cầu về
phương diện đạo đức, người nói là người yêu cầu cho thực hiện hành động: tôi yêu
cầu Lan đến gặp tôi vào thứ hai, đó là một dạng khác của hành động khuyến lệnh
(được hiểu như “Hãy đến gặp tôi vào thứ hai !”).
1.3 Các kiểu loại tình thái nhận thức
Xét theo khía cạnh nhận thức, như trên đã đề cập, Palmer là học giả đề cập
một cách có hệ thống việc phân chia tình thái nhận thức thành 3 tiểu loại mà sau
này được chấp nhận rộng rãi:
- Tình thái thực hữu (factual).
- Tình thái phi thực hữu (non- factual).
- Tình thái phản thực hữu (counter- factual).
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đi theo hướng chấp nhận cách phân
loại trên về những nội dung cơ bản. Gần đây, tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã làm rõ
hơn về tên gọi và nội dung các tiểu loại tình thái nhận thức theo 3 nhóm trên như
sau:
- Tình thái thực hữu (factive): Người nói xác nhận, đưa ra những cam kết về
tính chân thực của nội dung mệnh đề dựa trên những bằng chứng nói cách khác sự

tình được nói ở đây là hiện thực dựa trên những suy luận có tính cá nhân.
Ví dụ:
1) Nào ngờ hắn về thật.

14
2) Ấy thế mà thị cũng cười.
3) Người ta tuôn đến xem.
4) Rồi nó cũng lấy chồng.
5) Chắc chắn cái áo này rất đắt tiền.
6) Thể nào chúng ta cũng gặp phiền phức to.
- Tình thái không thực hữu (non- factive): Người nói thể hiện nội dung sự
tình như là một sự đoán định, nội dung sự tình là một kiến giải chủ quan mà người
nói không đảm bảo, không cam kết về tính chân thực.
Ví dụ:
1) Nghe đâu Hùng đã có gia đình.
2) Có thể nó không còn nhớ tên tôi nữa.
3) Hình như nó đã nghe người ta bàn tán.
4) Có lẽ cô ấy đã rời đây rồi.
5) Dường như anh không đủ sức chịu đựng nữa.
6) Nếu anh sợ nó thì anh ở nhà.
- Tình thái phản thực hữu (counter- factive): Người nói nhận định rằng sự
tình được nói đến ở nội dung mệnh đề là không có thực hay tất yếu phi hiện thực.
Ví dụ:
1) Tôi toan mở ra xem nhưng Toàn ngăn lại.
2) Giá tôi biết trước thì đâu đến nỗi.
3) Tôi có biết gì đâu.
4) Hắn đứng lên làm sao được.
5) Thế mà tôi tưởng cô ấy nói đùa.
6) Người ấy không yêu dì.
Sự điều chỉnh như trên của Nguyễn Văn Hiệp đã được giới nghiên cứu chấp

nhận và thể hiện trong nhiều công trình của Đoàn Thu Hà, Nguyễn Thị Phương
Trà, Nguyễn Cẩm Thanh, Bùi Trọng Ngoãn Nhằm xác lập một quan niệm về nội
dung chính sẽ trình bày, chúng tôi cũng kế thừa và đi theo hướng phân loại này

15
nhưng tập trung vào phạm trù tình thái phản thực hữu gắn với việc xác lập các
phương tiện biểu thị tình thái nói chung và tình thái phản thực hữu nói riêng.
1.4 Các phƣơng tiện biểu thị tình thái nhận thức nói chung
Những nội dung tình thái khi tham gia vào cấu trúc nghĩa của phát ngôn
thường được mã hoá bằng những hình thức ngôn ngữ nhất định. Các đơn vị biểu thị
tình thái khác nhau không chỉ chia sẻ những thuộc tính ngữ nghĩa chung mà còn có
sự khu biệt của những sắc thái mà đơn vị này biểu hiện. Hình thức ngôn ngữ biểu
hiện những ý nghĩa tình thái như vậy được gọi là các hình thức biểu hiện tình thái
hay các phương tiện biểu thị tình thái.
Do sự đa dạng của ngôn ngữ tự nhiên và sự hành chức của ngôn ngữ, các chỉ
tố đánh dấu tình thái của các ngôn ngữ cụ thể là rất đa dạng, phong phú, nói như
Bybee và Fleischman “Tình thái là lĩnh vực ngữ nghĩa gắn với nhiều yếu tố ngữ
nghĩa mà ngôn ngữ diễn đạt. Nó bao gồm một diện rộng các sắc độ ngữ
nghĩa Tình thái được biểu hiện bởi nhiều cách khác nhau, hình thái, từ vựng, cú
pháp hay ngữ điệu”[Dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp, 2006, tr 26]. Nguyễn Văn Hiệp
cũng có nhận xét tương tự: “Nếu chúng ta hiểu tình thái theo một nghĩa rộng, xem
như là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh
đề” thì trong thực tế, các nội dung tình thái được biểu thị xuyên thấm qua nhiều cấp
độ ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu, trật tự từ, các thành tố cấu trúc thuộc bậc câu,
bậc trên câu và bậc dưới câu” [2006, tr 25].
Tuy vậy, ở mức độ bao quát nhất, thông thường các phương tiện biểu thì tình
thái chuyên dụng nhất được xếp vào 3 nhóm lớn:
- Phƣơng tiện ngữ pháp: Thời hoặc các hình thái khác của động từ như
(thời, thể) và phương thức trật tự từ, các kiểu câu chỉ tình thái trong tiếng Anh,
Pháp, Đức, Nga Trong tiếng Việt các chỉ tố ngữ pháp đánh dấu tình thái tập trung

ở các kiểu cấu trúc câu như giá thì, nếu thì. Ví dụ: Nếu mai trời đẹp chúng ta sẽ
đi cắm trại. Với phát ngôn này người nói không chắc chắn về sự tình được nói đến

16
trong câu, đó chỉ là một sự đoán định, cấu trúc “nếu thì” trong trường hợp này
biểu thị tình thái không thực hữu (non-factive).
- Phƣơng tiện từ vựng: Các tính từ tình thái nhận thức, động từ tình thái
nhận thức, trạng từ tình thái nhận thức, danh từ tình thái nhận thức trong tiếng Anh
hoặc các quán ngữ tình thái, tiểu từ tình thái, phó từ tình thái, động từ tình
thái trong tiếng Việt. Chẳng hạn, xét ví dụ: They
|
ll probably come soon (Tiếng
Anh) tương đương với Có lẽ là họ sẽ đến sớm (tiếng Việt). Trong câu tiếng Anh ,
probably là phó từ biểu thị tình thái nhận thức không thực hữu- thể hiện một sự
đoán định sẽ xảy ra ở một thế giới khả năng nào đó. Ở Tiếng Việt, “có lẽ là” cũng
biểu thị tình thái không thực hữu thể hiện dự đoán của người nói (người nói không
cam kết về tính chân thực của sự tình), tiếng Việt gọi đây là một loại quán ngữ.
- Phƣơng tiện ngữ âm: Dùng ngữ điệu bằng cách lên giọng hoặc xuống
giọng ở những ngữ đoạn nhất định để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc nhấn mạnh
vào điểm mà người nói cho là cần chú ý là loại phương tiện ngôn điệu phổ biến ở
tiếng Pháp, Anh Tiếng Việt có rất ít công trình nghiên cứu ngữ điệu tiếng Việt,
thay vào đó người Việt thường nhấn giọng hay dài giọng ở các trợ từ nhấn mạnh
cuối câu hoặc các thành phần khác của câu, hay kết hợp ngữ điệu với trọng âm để
gắn ngữ điệu với cách nhấn âm tiết. Xét ví dụ:
1) Sao anh ta giỏi thế nhỉ ? >– ngạc nhiên, có dụng ý không tin tưởng
2) Hùng đi
(1)
xem phim với tôi đi
(2)
! > khi nhấn mạnh và kéo dài giọng vào

từ đi
(2)
thì “tôi” thể hiện nội dung sự tình như là một lời mời khẩn thiết hay một sự
rủ rê, đó là điều mà người nói mong muốn người nghe thực hiện và kêu gọi thực
hiện. Nếu chỉ nhấn mạnh vào từ đi
(1)
thì sắc thái mong muốn và kêu gọi thực hiện
sẽ giảm hiệu lực rất nhiều.
Từ sự phân loại trên có thể thấy sự tương đồng hay khác biệt của nhân tố loại
hình học đã tác động khá lớn đến việc hiện thực hoá các chỉ tố tình thái. Ở các ngôn
ngữ có biến đổi hình thái, các phương tiện ngữ pháp như thức hoặc các hình thái

17
khác của động từ (như thời, thể) đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu thị
tình thái, kế đến là các phương tiện từ vựng và ngữ điệu (phương tiện ngữ âm).
Còn trong tiếng Việt, do tính chất là ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính nên thức
xa lạ với tiếng Việt, thay vào đó, bên cạnh ngữ điệu, các phương tiện từ vựng từ lâu
đã đóng một vai trò quan trọng thể hiện tính tình thái của tiếng Việt. Gần đây một
nhà nghiên cứu đã chú trọng hơn đến giá trị của các phương tiện ngữ pháp, chẳng
hạn đã chú ý đến kiểu câu điều kiện với tư cách là một phương tiện thể hiện tình
thái. Tuy nhiên, các phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái trong tiếng Việt là lĩnh
vực chưa được nghiên cứu nhiều.
Một sự phân biệt về hai loại phương tiện này ở tiếng Việt sẽ là cơ sở lí luận
đặc biệt quan trọng giúp chúng tôi xác lập các phương tiện từ vựng và ngữ pháp để
miêu tả tình thái phản thực hữu trong tiếng Việt.
1.5 Phân biệt phƣơng tiện từ vựng và phƣơng tiện ngữ pháp ở tiếng Việt
Trong các ngôn ngữ biến tố như tiếng Pháp, Anh, Nga các nhà nghiên cứu
thường dễ dàng phân biệt rõ ràng các phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ pháp
do đặc biểm từ ở các ngôn ngữ này biến đổi hình thái để thể hiện các ý nghĩa ngữ
pháp. Tình hình khác hẳn với các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, ở đó

các dấu hiệu từ vựng được sử dụng hết sức linh hoạt và với tần số cao và sự phân
biệt các phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ pháp không được đặt ra nghiêm
ngặt.
Các nhà nghiên cứu khi xem xét các phương tiện biểu thị tình thái đã có
những quan điểm khác nhau nhằm xếp chúng vào lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn
Phạm Hùng Việt, Nguyễn Văn Hiệp, Đoàn Thị Thu Hà, Bùi Trọng Ngoãn, Nguyễn
Phương Trà xem các động từ tình thái như muốn, cần, toan, định (nhóm 1) và các
phó từ như đã, sẽ, đang, từng, vừa mới( nhóm 2), các tiểu từ tình thái à, ư, nhỉ, nhé,
đi (nhóm 3) là phương tiện từ vựng. Nhưng Ngũ Thiện Hùng [2003, tr 33] lại xếp
nhóm (1) và (2) là phương tiện ngữ pháp. Ngô Thị Minh [2001, tr 33] lại đưa nhóm

18
(1) vào các phương tiện từ vựng- ngữ pháp. Đinh Văn Đức [1986] gọi chung các
đơn vị như vậy là các phương tiện nửa từ vựng.
Sự chồng chéo lẫn nhau của các cách phân loại như trên là một thực tế tồn tại
hiển nhiên trong tiếng Việt. Mỗi nhà nghiên cứu tuỳ theo mục đích của mình mà có
thể xếp các phạm trù biểu thị tình thái vào những hệ thống riêng. Do vậy, luận văn
không có tham vọng xác định tính hợp lí hay không của vấn đề và bao quát các
cách phân loại mà chỉ xác lập các phương tiện từ vựng và ngữ pháp biểu thị tình
thái nói chung, với tính chất là một sự xác lập để làm việc, từ đó tiến tới xác định
hình thức biểu hiện tình thái phản thực hữu cụ thể.
Theo Nguyễn Văn Hiệp [2006, tr 10] có thể kể đến các nhóm phương tiện
thể hiện tình thái như sau:
- Phương tiện từ vựng:
(1) Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng, vừa,
mới.
(2) Các vị từ tình thái làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan, định, cố,
muốn, đành, được, bị, bỏ
(3) Các động từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về
ngôi, thời): ra lệnh, van xin, đề nghị, yêu cầu

(4) Các thán từ: ôi, eo ơi, chao ôi, ồ
(5) Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp tương đương: à, ư, nhỉ, nhé,, thôi,
chứ, đi, mất, thật, lại còn, thì chết
(6) Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái (là),
đáng buồn (là), đáng mừng (là), đáng tiếc (là)
(7) Các động từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi e
rằng, tôi sợ rằng, tôi nghĩ rằng
(8) Các quán ngữ tình thái: nói gì thì nói, tội gì, kể ra, làm như thể
(9) Các trợ từ: đến, những, mỗi, nào, ngày, cả, chính, đích thị, mới, chỉ

19
(10) Đại từ nghi vấn dùng trong những câu phủ định, bác bỏ: P làm gì, P thế
nào được.
- Phương tiện ngữ pháp: Kiểu câu điều kiện, giả định: Nếu thì, giá thì,
cứ thì
Nhìn một cách tổng thể, cách phân loại như trên về các phương tiện biểu thị
tình thái nhận thức nói chung đã được trình bày khá bao quát và đầy đủ.
Mặc dù vậy, đi sâu vào chi tiết, dựa trên kiểu ý nghĩa tình thái phản thực hữu
là loại tình thái trong đó người nói cho rằng sự tình được nói đến là không chân
thực, hay phi hiện thực, hoàn toàn giả dối, chúng tôi phân chia các phương tiện
biểu hiện theo những tiêu chí tiện dụng nhất để mô tả như sau:
- Phương tiện từ vựng: Những từ và tổ hợp từ chuyên dụng có chức năng của
những tác tử
1
tình thái biểu thị ý nghĩa nội dung sự tình là phi hiện thực, gồm 3
nhóm: các quán ngữ tình thái đầu câu: có mà P (mệnh đề), làm như thể P (Làm như
thể anh ta mới học hết cấp 2 ấy- Thực tế anh ta đã học một cấp học cao hơn); các vị
từ tình thái hàm hư: toan, suýt, định (Tôi toan đi thì anh ấy đến); Các tiểu từ tình
thái cuối câu: đâu, nào (Tôi có biết gì đâu- Tôi không biết việc đó)
- Phương tiện ngữ pháp: Các kiểu câu có nội dung biểu thị sự tình phi hiện

thực. Điều này có nghĩa là: các từ phủ định như không, chẳng hay động từ chỉ thái
độ mệnh đề như tưởng, ngỡ không còn là phương tiện từ vựng thông thường mà trở
thành phương tiện ngữ pháp vì chúng nằm trong những kết cấu câu biểu thị sự tình
phi hiện thực (câu phủ định, câu chứa động từ chỉ thái độ mệnh đề). Câu điều kiện
cũng được xếp vào nhóm này khi chúng chỉ tình thái phản thực. Vì vậy nhóm này
gồm 3 loại: các phó từ phủ định không, chẳng, chưa, nào (Tối qua nó không học
bài); các kiểu câu biểu thị tình thái phản thực hữu (Nếu thì đã Nếu biết cậu ở nhà
thì tôi đã gõ cửa rồi); Một số loại câu chỉ thái độ mệnh đề:( Tôi tưởng (P) Cô ấy
tưởng anh đã rõ rồi nên không nói gì). Việc xếp nghĩa phủ định vào tình thái phản

1
Chúng tôi hiểu tác tử (operator) tình thái như là bất kì loại phương tiện nào (từ, ngữ, thậm chí kết cấu C-V) tác
động vào câu, mang đến cho câu một nội dung tình thái nào đó.

20
thực hữu nảy sinh một số vấn đề cần được làm rõ hơn, trong đó nổi bật nhất là việc
xác định quan hệ giữa câu phủ định và tình thái phản thực hữu. Phần tiếp theo
chúng tôi sẽ dành trình bày về mối quan hệ này.
1.6 Quan hệ giữa câu phủ định và tình thái phản thực hữu trong tiếng
Việt
Tình thái phản thực hữu biểu thị sự tình không xảy ra trong hiện thực hay
trong một thế giới khả hữu nào đó. Câu phủ định cũng dùng để xác nhận sự không
có thật của hành động, đặc trưng, phẩm chất được nói đến. Mối quan hệ giữa câu
phủ định và tình thái phản thực hữu là có thực nên đã được nhiều nhà ngôn ngữ học
đề cập.
Tuy nhiên, vấn đề này có hai điểm cần xem xét lại: thứ nhất, có nên xem câu
phủ định là câu mang tình thái phản thực hữu hay không; thứ hai: giữa câu phủ
định và tình thái phản thực hữu cái nào bao hàm cái nào, cái nào có ngoại diên rộng
hơn (và ngược lại).
Nhiều nhà nghiên cứu đã có những điểm khác nhau về vấn đề này. Chẳng

hạn, Vinogradov không xem hiện tượng phủ định là một kiểu tình thái. Trong khi
đó Frawley thì cho rằng: “Phủ định có liên hệ với tính thực hữu thông qua các khái
niệm về sự sai lầm và bác bỏ, và như vậy, phải nằm trong khuôn khổ tính tình
thái”[Frawley, 1992, tr384].
Theo chúng tôi, sở dĩ có sự khác biệt về việc xem xét quan hệ giữa câu phủ
định và tình thái phản thực hữu là do việc xem xét câu phủ định ở lĩnh vực ngữ
pháp truyền thống và ở bình diện nghiên cứu câu phủ định theo bình diện dụng học.
Tất nhiên loại câu phủ định được nói ở đây và cũng là loại câu mà luận văn đề cập
là câu phủ định đích thực- câu phủ định chứa phương tiện phủ định và mang nội
dung phủ định.
Nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp truyền thống hoặc dựa vào vị trí của từ phủ
định để phân biệt hai loại câu phủ định toàn bộ (phụ từ chỉ ý phủ định đứng trước
vị ngữ và nòng cốt câu và phủ định bộ phận (một bộ phận nào đó trong câu mang

21
phụ từ phủ định, không phải là vị ngữ); hoặc dựa số lượng phần tử tham gia vào
phán đoán để phân chia câu phủ định thành hai loại là câu phủ định chung và câu
phủ định riêng. Trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban và Hoàng Trọng Phiến đã phân
loại các hiện tượng phủ định theo 6 kiểu:
(1) Yếu tố phủ định là thành câu đặc biệt (Không!- câu đặc biệt);
(2) Câu có vị ngữ phủ định (Ví dụ: Anh không tin, em chả dám).
(3) Câu có chủ ngữ bị phủ định (Ví dụ: Chẳng phải người đó tìm bác mà là
người khác kia.
(4) Câu có thành phần phụ phủ định nòng cốt câu (Ví dụ: Không phải mẹ bảo
con đến đây)
(5) Câu có thành phần phụ của từ và thành phần phụ của câu bị phủ định (Ví
dụ: Anh đọc không rõ)
(6) Phủ định đặc biệt ở câu đặc biệt.(Ví dụ: Trong nhà chẳng có người nào
đâu).
Như vậy, kiểu câu phủ định về mặt ngữ pháp thiên về việc xem xét các yếu

tố bị phủ định, đó là các dấu hiệu ngôn ngữ bên trong câu chứ không dựa trên việc
xem xét các sắc thái của ý nghĩa phủ định và ngữ cảnh sử dụng nên câu phủ định
chỉ thuần tuý được xem xét ở bình diện kết học thuộc, khác hẳn với câu phủ định ở
bình diện dụng học.
Xét theo bình diện dụng học, câu phủ định được xem xét theo những tiêu chí
hoàn toàn khác với việc dựa trên lí thuyết hành vi ngôn ngữ. Theo đó, câu phủ định
được chia thành: câu phủ định miêu tả (câu phủ định dùng trong hành vi ngôn ngữ
miêu tả sự vật, hiện tượng, sự kiện, ví dụ: Trên trời không một vì sao) và câu phủ
định bác bỏ (câu phủ định dùng trong đối đáp để cải chính, bác bỏ ý kiến, nhận
định của người khác hoặc dùng trong quá trình suy nghĩ để tự bác bỏ ý kiến, cảm
nghĩ của chính mình- ví dụ: Không phải anh này)
Rõ ràng, cách xem xét câu theo dụng học đã xuất phát từ các kiểu ý nghĩa
phủ định (miêu tả hay bác bỏ của người nói) và chú trọng đến ngữ cảnh, tình huống

22
phát ngôn để phân chia câu phủ định. Vì vậy, hai loại câu phủ định miêu tả và đặc
biệt là phủ định bác bỏ phải được đưa vào phạm vi tình thái. Như thế, mối liên hệ
giữa tình thái phản thực hữu và câu phủ định miêu tả và bác bỏ là rất tất . Theo đó,
ta thấy cả tình thái phản thực hữu lẫn câu phủ định miêu tả và bác bỏ đều sử dụng
những phương tiện chuyên dụng để tạo ý phủ định như không, chẳng, chưa, nào,
không hề, chẳng hề, chưa hề; để tạo ý phủ định bác bỏ: không phải, chưa phải,
chẳng phải ; hoặc dùng các khuôn không trực tiếp chứa từ mang ý phủ định như
đâu, có sao đâu, làm gì có, có phải đâu , đâu (có) phải) nhằm thể hiện rằng
điều người nói đề cập là không chân thực hay tất yếu phi hiện thực. Nói cách khác,
một số phương tiện chuyên dụng biểu thị ý phủ định cũng là những phương tiện từ
vựng hoặc phuơng tiện ngữ pháp biểu đạt tình thái phản thực hữu mà chúng tôi đã
đề cập ở cách phân chia phương tiện từ vựng và ngữ pháp ở mục trước. Xét các ví
dụ:
1) Hôm qua trời không mưa.
2) Tôi chẳng nhận ra cô ấy.

3) Nó chưa đưa cho tôi bức thư.
4) Tôi nào có biết.
5) Lan không phải là cô giáo.
6) Làm gì có chuyện Huệ biết chuyện này mà giấu tôi.
7) Đâu phải anh ta lừa dối cô.
Ba phát ngôn trên là câu phủ định miêu tả đồng thời cũng là câu biểu thị tình
thái phản thực hữu: Người nói cho rằng sự tình được miêu tả là không chân thực,
không có khả năng xảy ra với các phó từ phủ định: không, chưa, chẳng Vắng mặt
các từ phủ định này thì câu trở thành câu khẳng định mang tình thái thực hữu (Hôm
qua trời mưa). Phát ngôn (4), (5) và (6) đều là câu phủ định bác bỏ nhưng đồng thời
cũng là các câu biểu thị tình thái phản thực hữu với các phương tiện như Làm gì có
(quán ngữ tình thái); tổ hợp từ (đâu phải, không phải)- người nói sử dụng các phát

23
ngôn này nhằm bác bỏ tính chân thực của điều được nói ra, cho biết điều mình nói
ra là sai.
Tóm lại, bản chất của tình thái phản thực hữu là bác bỏ tính chân thực của
điều được nói ra mà “hành vi bác bỏ, dù chỉ kể sự bác bỏ bằng phủ định, trên thực
tế rộng lớn hơn hiện tượng câu phủ định rất nhiều”[ Diệp Quang Ban, 1989, tr 271]
nên, suy cho cùng, các câu phủ định có các phương tiện chuyên dụng biểu thị ý phủ
định là một trường hợp của các câu mang tình thái phản thực hữu.




















CHƢƠNG 2
CÁC PHƢƠNG TIỆN TỪ VỰNG BIỂU THỊ TÌNH THÁI PHẢN

24
THỰC HỮU TRONG TIẾNG VIỆT
2.1 Các quán ngữ tình thái: có mà (P), làm nhƣ thể (P)
2.1.1 Khái niệm quán ngữ tình thái
Khái niệm quán ngữ tình thái là một khái niệm được mở rộng từ cách hiểu về
quán ngữ nói chung trong từ vựng học. Nếu như trong từ vựng học trước đây, quán
ngữ được xem là những từ ngữ có tác dụng đưa đẩy trong lời nói thì hiện nay quán
ngữ thường được dùng để chỉ những ngữ cố định có khả năng biểu thị ý nghĩa tình
thái.
Trong phạm vi từ vựng, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức
Nghiệu [2002, tr161] cho rằng: quán ngữ “là những cụm từ cố định được dùng lặp
đi lặp lại trong các diễn từ thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng
là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết trong diễn từ. Ví dụ: của
đáng tội, nói bỏ ngoài tai, nói tóm lại, kết cục là, nói cách khác…”. Nguyễn Thiện
Giáp [1985, tr101] cũng có những quan niệm tương tự: “quán ngữ là những kết hợp
cố định được dùng lặp đi lặp lại trong những phong cách chức năng nhất định.
Quán ngữ chưa tạo thành một thông báo, vai trò chủ yếu của nó là để đưa đẩy, rào

đón hoặc nhấn mạnh”. Đỗ Hữu Châu còn chỉ ra một nét chi tiết hơn về chức năng
của quán ngữ : “quán ngữ được đùng để đưa đẩy, để chuyển ý hay dẫn nhập ý, để
dẫn nhập đề chứ không có tác dụng nêu ra một sắc thái của những cái đó tên hoặc
nêu bật ra các sự vật, hiện tượng, tính chất chưa có tên gọi” [dẫn theo Đoàn Thị
Thu Hà, 2002, tr24].
Các định nghĩa trên đã chỉ ra những nét tiêu biểu về đặc trưng hình thức và ý
nghĩa- chức năng của quán ngữ: đó hoặc là những đơn vị đứng ở vị trí trung gian
của cụm từ cố định và cụm từ tự do, thậm chí mang đậm dáng vẻ của cụm từ tự do
nhưng do nội dung biểu thị của chúng được người ta thường xuyên nhắc đến cho
nên hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định dần lại đến mức người
ta quen dùng như một ngữ, một đơn vị có sẵn. Đồng thời, cũng dựa vào các định
nghĩa trên, các nhà từ vựng đã phân loại quán ngữ dựa vào phạm vi và tính chất của

×