Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Khảo sát các tầng nghĩa chức năng từ vựng tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt (trên tư liệu lớp từ cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 105 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ PHƯƠNG ĐÔNG


KHẢO SÁT CÁC TẦNG NGHĨA CHỨC NĂNG TỪ VỰNG
TIẾNG ANH CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT.
(TRÊN TƯ LIỆU LỚP TỪ CƠ BẢN)


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


HÀ NỘI – 2013
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ PHƯƠNG ĐÔNG

KHẢO SÁT CÁC TẦNG NGHĨA CHỨC NĂNG TỪ VỰNG
TIẾNG ANH CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT.
(TRÊN TƯ LIỆU LỚP TỪ CƠ BẢN)


LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÔN NGỮ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ
Mã số: 60 22 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Quang Thiêm
HÀ NỘI – 2013
5

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Bố cục của luận văn 5
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái quát về bản chất nghĩa từ vựng. 6
1.2. Các tầng nghĩa, kiểu nghĩa và nghĩa từ vựng 7
 7
 12
 16
 16
 17
1.2.3.3.  17
1.3. Nội dung nghĩa từ vựng trong mối liên hệ với Văn hóa
và Đặc trƣng Văn hóa Dân tộc. 21

 21
1.3.2. LLand, Mountain, Water, River

   30
1.4. Tiểu kết 33
CHƢƠNG 2: TẦNG NGHĨA THỰC TIỄN
2.1. Khái quát về tầng nghĩa thực tiễn 35
u th (denotational meaning) 35
6

u ch (designated meaning) 36
 lp t n trong ting Anh 36
2.1.3.1. T t 36
2.1.3.2. T  38
2.1.3.3. T c 39
 41
2.2. So sánh đối chiếu tầng nghĩa thực tiễn của lớp từ cơ bản
trong tiếng Anh và tiếng Việt. 43
 43
2.2.2. V mt s  44
2.2.3. V mt ng dng (tn xut s dng) 49
2.3. Tiểu kết 50
CHƢƠNG 3
TẦNG NGHĨA TRÍ TUỆ VÀ TẦNG NGHĨA BIỂU TRƢNG
3.1. Tầng nghĩa trí tuệ 51
u nim  m khoa hc 51
u hin 52
3.2. Tầng nghĩa biểu trƣng 54
 54
ng 55
3.3. Một số nghĩa cơ bản thuộc tầng nghĩa trí tuệ và tầng nghĩa biểu trƣng 58
3.3.1. T land 58
3.3.2. T mountain 66

3.3.3. T water 68
3.3.4. T river 83
3.4. Tiểu kết 92
PHẦN KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ có liên hệ rất mật thiết với văn hóa, ngôn ngữ là một bộ phận của
văn hóa. Ngữ nghĩa từ vựng hay chính là một phần bên trong của từ vựng thường
biểu đạt phản ánh hiện tượng trải qua quá trình tồn tại trong hiện thực thông qua nhận
thức của chủ thể ngôn ngữ. Sự phản ánh và cảm nhận đó mang tính chất vừa là ngôn
ngữ tư duy đồng thời vừa là cảm nhận văn hóa của chủ thể ngôn ngữ đó.
Thường thì nghĩa từ vựng của những từ thuộc lớp từ vựng cơ bản không
những phản ánh và thể hiện về mặt ngôn ngữ mà còn cả về mặt văn hóa. Cấu tạo
nghĩa từ vựng của những từ cơ bản ấy không phải là cấu tạo đơn giản mà là được cấu
tạo thành từng lớp, từng tầng. Vì lí do đó mà chúng tôi tiến hành “khảo sát tầng nghĩa
chức năng từ vựng tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt trên tư liệu lớp từ cơ bản.”

Ở đề tài này chúng tôi dựa trên cơ sở ngôn ngữ Anh với những từ thường dùng
mà bản thân chúng không chỉ gắn bó thân thiện với môi trường thiên nhiên, môi
trường sống mà còn có cả quá trình lịch sử văn hoá dân tộc của các ngôn ngữ. Đây
chính là hướng đi tìm và đào sâu khai thác sự giống và khác biệt của ngôn ngữ Anh
liên hệ với ngôn ngữ Việt. Vì vậy nên tôi chọn đề tài là: “Khảo sát các tầng nghĩa
chức năng từ vựng tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt (trên tƣ liệu từ cơ bản)”.
Lí do tôi chọn các từ như land, mountain, water, river, và các danh từ tiếng Việt
tương ứng như c,  là vì theo hiện tượng tự nhiên thì ở đất nước nào
cũng có những sự vật, hiện tượng đó nhưng ở mỗi ngôn ngữ lại có cách gọi tên hoặc
biểu trưng cho các sự vật hiện tượng ấy bằng những từ ngữ khác nhau để diễn tả về

sự hiện hữu mang tính tự nhiên của chúng. Chúng là những từ cơ bản đã tồn tại lâu
đời trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ở những từ này, ngoài việc định danh gọi tên sự
vật ấy, do việc sử dụng rộng rãi và và do tư duy tri nhận của người sử dụng ngôn ngữ
khác nhau nên nó bao hàm nội hàm văn hoá dân tộc cũng khác nhau. Việc khảo sát
8

không chỉ dừng lại ở việc khảo sát sâu ở nghĩa đơn thuần của nó trong tiếng Anh và
tiếng Việt mà còn khảo sát sự khác nhau đối với nội hàm văn hoá giữa hai ngôn ngữ
nữa.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích việc khảo sát của chúng tôi là dựa trên các kết quả nghiên cứu của
những người đi trước cùng với việc phân tích ngữ liệu mà chúng tôi thu thập được để
chỉ rõ các tầng nghĩa và kiểu nghĩa có trong lớp từ vựng này.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ nghĩa từ vựng được hiểu theo quan
quan niệm dưới góc độ và ánh sáng của ngôn ngữ học gắn liền với chức năng hoạt
động của những từ ngữ. Nghĩa của từ thực tế được thể hiện trong các loại hình phong
cách chức năng khác nhau như phong cách đời sống hàng ngày, phong cách văn hoá
nghệ thuật, phong cách khoa học hay phong cách ngôn ngữ khoa học kĩ thuật Gắn
với các yếu tố ngữ nghĩa ấy, hàm lượng nội dung bao gồm trong đó là từ nhận thức lí
tính đến tư duy hình tượng được thể hiện như thế nào và đằng sau những cái đó thể
hiện được phần nào đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ đó. Trọng tâm nghiên
cứu của luận văn là nghĩa các từ dẫn trên trong mối liên hệ với các từ tương ứng của
tiếng Việt.
Nhiệm vụ nghiên cứu cũng dựa vào sự phân tích, miêu tả. Chúng tôi cố gắng
kết hợp những biểu hiện về mặt ngôn ngữ mà có liên hệ với những giá trị văn hóa
(những cảm nhận hoặc những đặc trưng riêng liên quan đến cộng đồng người khác
nhau cụ thể là người Anh và người Việt).
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ trên, chúng tôi lần lượt phân tích các
nghĩa của từng từ một và rồi sau đó tổng thể cả nhóm bốn từ trên để nhìn nhận một

cách khái quát theo yêu cầu và nhiệm vụ đề ra ở trên.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
9

Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên thì theo quy trình làm
việc, chúng tôi tham khảo những tài liệu về mặt lí luận cụ thể là những tri thức về
nghĩa từ vựng cũng như những hiểu biết về văn hóa và đặc biệt ở đây là văn hóa tinh
thần – một loại hình văn hóa phi hữu hình (intangible). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng
tìm các nguồn ngữ liệu liên quan đến ngôn ngữ cụ thể được thể hiện trong tiếng Anh
và trong tiếng Việt về nghĩa của từ chúng tôi đang nghiên cứu sau:
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Land
t
Water
c
Mountain

River


Nguồn ngữ liệu ấy trước hết được thể hiện trong các cuốn từ điển sau:
Từ điển đối dịch Anh – Việt.
Từ điển giải thích Anh – Anh.
Từ điển giải thích tiếng Việt.
Từ điển Bách Khoa Toàn Thư.
Từ Điển Oxford Learner’s Advanced
Từ điển Lạc Việt.


Một bộ phận ngữ liệu khác của một số tác giả đã chứng minh như: “Khi tôi ra
đời thì c đã có rồi”. Thể hiện tính tự nhiên vốn có của lớp từ vựng này.

Từ liên quan đến văn hóa: Tham khảo các bài viết về văn hóa, những đặc
trưng trong văn hóa có sử dụng các từ này, cụ thể trong thơ ca, ca dao, câu ví mà
thường thấy trong các phép ẩn dụ để làm rõ mục đích nêu trên.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
10

Để có được những kết quả khách quan và chính xác thì trong khi thực hiện
luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

 nht: Phương pháp nhn di nghĩa của những
đơn vị từ vựng trên trong hai ngôn ngữ theo lí luận tầng nghĩa, kiểu nghĩa chức năng,
ví dụ như với từ Water / Nước hay Mountain / Núi, non trong câu “Nước Non nặng
một lời thề, Nước đi đi mãi không về cùng Non”. Vậy trong tiếng Anh liệu có những
câu tương tự như vậy không thì còn tùy thuộc vào từng nền văn hóa, từng tư duy tri
nhận của mỗi ngôn ngữ thế nào để có thể thể hiện được chúng trong ngôn ngữ. Đây
cũng chính là cách áp dụng phương pháp thống kê, khảo sát các ngữ liệu được thể
hiện trong tiếng Anh.

 hai: Phương pháp so  liên hệ tập trung trong tiếng Anh với
tiếng Việt (đây là một bước thấp của phương pháp so sánh nghiên cứu đối chiếu vì ở
đây chỉ là phương pháp liên hệ). Đây cũng chính là cách phân tích đối chiếu liên ngữ
giao văn hoá để xác định cái giống và khác nhau của ngữ nghĩa liên quan và trong
điều kiện có thể dùng các thủ pháp thống kê tần số liệu sử dụng của chúng.

   ba: Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi cũng sử dụng các
phương pháp khoa học trong ngôn ngữ đó là phương pháp phân tích nh ng và

. Cũng có thể áp dụng cách phân tích ngữ nghĩa từ vựng để xác định các
tầng nghĩa kiểu nghĩa về mặt đồng đại cũng như lịch sử phát triển của nó.

  Phương pháp tư duy khoa học chung đó là phương pháp din
dch và qui np, bằng biểu hiện này hay biểu hiện khác, cách này hay cách khác để
có thể chấp nhận được. Chúng ta sử dụng tư duy khoa học, diễn dịch và qui nạp để đi
đến kết luận và khái niệm có giá trị biểu tượng, biểu trưng và phản ánh chính xác
mang tính khoa học.
11


5. Bố cục của luận văn
Kết quả của luận văn được chúng tôi trình bày theo từng phần. Phần 1 là phần
mở đầu, phần 2 là phần nội dung và phần 3 là phần kết luận.
Phần nội dung được trình bày ở ba chương sau:
Chƣơng 1.
 n ca vic kh t vng.
(Ở chương này chúng tôi trình bày cơ sở lí luận về khái niệm về bản chất n từ
vựng và cách phân biệt các tầng nghĩa, kiểu nghĩa và chiều kích nghĩa của từ vựng).

Chƣơng 2.
Tc tin.
(Ở chương này chúng tôi trình bày chi tiết khái niệm về tc tin và các
ứng dụng của lớp từ cơ bản trong tầng nghĩa này.)

Chƣơng 3.
Tng n .
(Ở chương này chúng tôi trình bày khái niệm về t u
tr với các ứng dụng của lớp từ cơ bản trong các tầng nghĩa này.)





12

Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Khái quát về bản chất nghĩa từ vựng.
Như mục 3 của phần mở đầu về u của chúng
tôi là dựa vào một số tài liệu đã nghiên cứu trước về lĩnh vực này thì nhận thấy phạm
vi nghiên cứu nghĩa nói chung là rất đa dạng, phức tạp vì trong cuộc sống hàng ngày
chúng ta thường được nghe hoặc gặp các tình huống đặt ra là: “Từ này có nghĩa gì?
Hiện tượng đó là thế nào?” hay rộng hơn nghĩa từ vựng chúng ta còn thấy “Câu
chuyện đó ngụ ý là gì?”… Tất cả mọi sự vật hiện tượng kể cả tự nhiên hay xã hội
cũng đều mang ý nghĩa nhất định. Sau khi chúng ta nhận được câu trả lời, hoặc lời
giải thích thích đáng, điều đó sẽ làm sáng tỏ nghĩa của nó. Tóm lại chúng ta có thể
hiểu là chúng ta cần lời giải thích hay giải đáp một vấn đề nào đó một cách rõ ràng
nhất chính là đi tìm nghĩa của sự vật hiện tượng ấy. Thực tế ba câu hỏi đặt ra ở trên
cần câu trả lời thuộc ba phạm vi tri thức khác nhau. Trả lời cho câu thứ nhất thuộc
phạm vi nghĩa từ vựng. Câu thứ hai thuộc phạm vi tri thức triết học. Còn câu thứ ba
lại thuộc phạm vi nghĩa ngữ pháp. Chỉ có câu 1 và câu 3 là đối tượng nghiên cứu của
ngữ nghĩa học. Trong luận văn này chúng ta chỉ nghiên cứu hiện tượng liên quan đến
câu hỏi 1 là nghĩa từ vựng của từ. Tuy nhiên, thông thường thì chúng ta chỉ có thể
hiểu một cách nôm na, hoặc nghĩa thực tiễn, hoặc nghĩa cơ bản thôi, còn dưới góc độ
văn hóa thì nghĩa từ vựng của từ cần được đào sâu nghiên cứu và so sánh đối chiếu
theo từng tầng nghĩa, kiểu nghĩa cũng như theo từng nền văn hóa của các ngôn ngữ
khác nhau. Muốn hiểu rõ hình thức tư duy và tri nhận khác nhau như thế nào thì
chúng ta phải đi vào cụ thể từng ngôn ngữ. Đây là một đề tài rất khó để có thể nêu
bật nên như trong ngôn ngữ thi ca, hội họa hoặc khoa học, mà chỉ có thể dựa trên tư

liệu đã có để nghiên cứu. Khi chúng ta sinh ra, các sự vật hiện tượng như “đất, nước,
sông, núi” đã có rồi, vấn đề là chúng ta không đi tìm hiểu ai đã đặt tên cho các sự vật
hiện tượng đó, hay tìm hiểu nó có nghĩa là gì mà nghiễm nhiên chúng ta chấp nhận
13

các nghĩa đó đã có sẵn trong mỗi ngôn ngữ nhưng có sự khác biệt trong việc tri nhận
ở mỗi ngôn ngữ khác nhau mà thôi.
Vì vậy khái niệm về nghĩa và ngữ nghĩa có thể hiểu là đi tìm và làm sáng tỏ
nghĩa của từ gọi tên sự vật hiện tượng ấy chứ không phải đi tìm hiện tượng, sự việc
ấy. Xin trích dẫn ví dụ xác thực nhất trong cuốn giáo trình “Ng của tác
giả Lê Quang Thiêm trong việc phân biệt nghĩa của từ với sự vật như sau: “Chẳng
hạn như xưa nay hành tinh ngoài trái đất chỉ có một Venus (Kim Tinh) duy nhất (chỉ
một cái được quy chiếu) nhưng có hai tên gọi khác nhau là và Sao Mai.
Chúng có nghĩa biểu hiện khác nhau. Nghiên cứu của ngôn ngữ phải làm sáng
tỏ những vấn đề đa dạng, phức tạp đại loại như thế. Và chung nhất suy cho cùng, có
thể nói rằng nhờ hiểu của ngôn ngữ mà hiểu được mọi điều, diễn giải, biểu
hiện được mọi điều trên thế gian này. [51, 6].
Cụ thể đi vào nghiên cứu nghĩa từ vựng của các từ ngữ thể hiện sự vật hiện tượng tự
nhiên mà ở bất kì quốc gia nào cũng có như land, mountain, water, river. Tương ứng
trong tiếng Việt là t, nnc, s.

1.2. Các tầng nghĩa, kiểu nghĩa và nghĩa từ vựng
1.2.1. Phân biệt tầng nghĩa, kiểu nghĩa và chiều kích nghĩa của từ vựng.
Trước hết để nói về của từ vựng, chúng tôi đã đọc và tham khảo qua các
công trình nghiên cứu của các học giả thuộc lĩnh vực ngôn ngữ thì thấy một số quan
điểm về nghĩa như sau:
Nguyn Thi quan niệm rằng nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp,
nên qui chúng theo một khái niệm thành tố đơn giản hơn như:
-  ch: tức là chỉ ra mối quan hệ của T với s vt, hi
mà T biểu thị.

-  biu: Là quan hệ của T với tức là nêu bật được khái niệm hoặc
biểu tượng mà T đó được biểu thị.
14

Riêng khái niệm này của Nguyn Thiđược ứng dụng trong việc hình
thành khái niệm về nghĩa của Từ rất có hiệu quả cho người sử dụng ngôn ngữ.
-  dng: Là quan hệ của t và người sử dụng t đó. Qua đó người sử
dụng có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình.
- t cu: Là quan hệ của t với những từ khác trong hệ thống.
Theo quan niệm trên chúng ta thấy rõ ràng để phân biệt được nghĩa của t thì
ns biu là có khả năng chỉ ra nghĩa của từ là rõ nhất. Còn như  dng
thì chỉ ra mối liên hệ giữa người sử dụng và từ thì không nằm trong phạm vi nghiên
cứu của ng c. Nó thuộc phạm vi của ng dng hc. Cũng với cách quan
niệm như vậy thì t cu không chỉ nghiên cứu mối quan hệ trong bản thân t
mà còn có thể xem xét nó với các từ khác trong cùng hệ thống. t cu phải
cùng thuộc phạm vi nghiên cứu của nghĩa từ vựng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy Nguyn Thi phân biệt rõ ràng các yếu tố
nằm trong bản thân nghĩa của t với các yếu tố có quan hệ với nghĩa của từ. Chính
điều này đã thể hiện rõ việc phân chia các thành tố nghĩa của tác giả.
Còn  H quan niệm về nghĩa từ vựng gồm ba thành phần tương ứng
với ba chức năng mà bản thân từ đó đảm nhiệm:
- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.
- Ý nghĩa biểu niệm tương ứng với chức năng biểu niệm.
- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.
Các ý nghĩa này mang tính chất tương đối cố định, bền vững và là sự kiện thuộc cấu
trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Đi sâu vào từng loại ý nghĩa, tác giả quan niệm:
- Ý nghĩa biểu vật tạo nên khi từ biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm, ngoài
ngôn ngữ.
- Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nghĩa chung và riêng, khái
quát và cụ thể theo một số lớp sự vật, hoạt động nhất định.

- Ý nghĩa biểu thái của từ là những nhân tố đánh giá, nhân tố cảm xúc, nhân tố
thái độ, mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
15

Khách quan nhận định thì các khái niệm mà  H đưa ra có vẻ hợp lí
hơn, bao quát hơn và đương nhiên có hàm ý rộng hơn. Tuy nhiên cũng còn có một
vấn đề chưa được thể hiện rõ như quan niệm nghĩa biểu thái chính là quan niệm về
nghĩa biểu niệm đối với tính từ. Hay nói cách khác, nghĩa biểu niệm của tính từ được
được tác giả tách riêng thành một kiểu.
Nhìn chung, có nhiều nhà ngôn ngữ cũng thể hiện sự tổng hợp về nghĩa, cuối
cùng các tác giả đều có tâm niệm là làm thế nào để phân biệt được nghĩa của từ một
cách đơn giản như phân biệt được nghĩa cơ bản – nghĩa không cơ bản; nghĩa đen -
nghĩa bóng; nghĩa độc lập – nghĩa phụ thuộc văn cảnh; Cách phân chia này căn cứ
vào các đặc điểm sự tổ hợp các nghĩa.
Tác giả Lê Quang Thiêm lại có cách nhìn nhận về nghĩa khác hơn so với các
tác giả khác. Theo ông, các khái niệm trên cần phải được xác định và làm rõ một
cách cụ thể bằng các thành tố nội dung và cách thức tổ chức các thành tố đó. Tác giả
chỉ ra rằng nghĩa cơ bản là nghĩa chịu sự chi phối của các quan hệ hệ hình nhiều nhất;
ngoài ra còn chịu sự chi phối của các quan hệ cú đoạn. Còn nghĩa không cơ bản thì
ngược lại. Trong mỗi nghĩa cơ bản thường có chứa một hoặc vài nghĩa khái quát
phạm trù nằm trong nghĩa cơ bản và kèm theo một vài nghĩa loại đặc biệt do các kết
hợp cú đoạn tạo ra.
Sự phân biệt nghĩa đen – nghĩa bóng cũng được giải quyết trên cơ sở phân biệt
các nghĩa được xác định theo quan hệ hệ hình và quan hệ cú đoạn. Như vậy, việc xác
định các loại nghĩa và các nghĩa dựa trên hai quan hệ này là khoa học, bởi nó cho
phép xác định một cách khách quan nội dung của các loại nghĩa và chỉ rõ con đường
hình thành của chúng.
Mối quan hệ nghĩa, xét về mặt đồng đại, rất đa dạng và phức tạp. Thực tế,
trong các từ điển giải nghĩa, chỉ các nghĩa của từ đa nghĩa có quan hệ đơn tuyến mới
được phản ánh. Đối với các nghĩa được tổ chức theo quan hệ đa tuyến, từ điển giải

nghĩa không thể chỉ ra một cách cụ thể rằng nghĩa phái sinh này được xuất hiện dựa
trên nghĩa cơ bản hay nghĩa không cơ bản liền trước nó. Chính điều này tạo ra ấn
16

tượng sai lạc, làm cho người đọc hiểu sai các mối quan hệ, liên hệ ngữ nghĩa vốn có
trong các từ đa nghĩa. Chúng tôi xét khía cạnh của từ đa nghĩa vì trong tiếng Anh và
cả trong tiếng Việt luôn luôn có các hiện tượng này.
Để chứng minh cho phần lí luận trên của tác giả chúng tôi dẫn một ví dụ về từ
trong đề tài này đó là:
Từ Mountain: - () ni, đống to
VD: Everest mountain: Thể hiện nghĩa cơ bản là một ngọn núi và ngọn núi
này có tên gọi là Everest. Từ đó chúng ta có thể có nghĩa tương tự với tất cả các ngọn
núi khác với nghĩa cơ bản là núi và nghĩa khu biệt là chỉ chính xác ngọn núi nào như
Fuji mountain, núi Thái Sơn,
Ngoài ra, do có quan hệ hệ hình trong từ núi thể hiện ở nghĩa bóng là một
đống to, vì vậy theo quan hệ cú đoạn người ta có thể nói: mountains of gold: 


. Tương đồng trong tiếng Việt của từ ncó thể nghĩa khác là 
u ch cnh nrng).
Bằng cách chứng minh cơ sở lí luận một cách có khoa học như vậy, trong thực
tế sử dụng ngôn ngữ, các loại nghĩa và mối quan hệ giữa các nghĩa đều có mối liên hệ
nhất định với quan hệ liên tưởng. Do liên tưởng có đặc điểm là phản ánh sự vật hiện
tượng qua mối quan hệ tương đồng và biểu tượng hóa nên các nghĩa cũng được hình
thành qua các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp. Hệ quả của đặc điểm này là sự phân
chia nghĩa đen và nghĩa bóng. Theo đó, nghĩa đen phản ánh trực tiếp, nghĩa bóng
phản ánh gián tiếp. Nghĩa đen gắn liền với các dấu hiệu của hiện thực, nghĩa bóng
gắn liền với hình tượng biểu trưng hóa, tương ứng với sự sử dụng trong từng văn
cảnh.
Đối với trường hợp là các từ đa nghĩa thì cũng có cơ cấu nghĩa riêng. Trên

bình diện này, nội dung nghĩa của từ đa nghĩa gắn liền với quá trình chuyển nghĩa và
sự vật hiện tượng của nghĩa bóng. Sự chuyển nghĩa này là hệ quả của việc mở rộng
nội dung lượng nghĩa của cùng một từ nhằm thể hiện những nội dung nhất định có
mối liên hệ nào đó với nội dung ban đầu. (cụ thể: là nghĩa ban đầu, thể hiện
17

của “là cái gì đó to lớn, đồ sộ, khi nhìn xa có thể như một khối khổng lồ người
ta liên tưởng đến “. Đây chính là hệ quả của từ trong việc mở rộng nghĩa).
Nghĩa mới được hình thành trên cơ sở sự chuyển nghĩa này được gọi là nghĩa bóng
hay nghĩa phái sinh. Để phân biệt với nghĩa phái sinh được tạo ra sau quá trình
chuyển nghĩa, nghĩa ban đầu được gọi là nghĩa từ nguyên. Bằng tư duy hình tượng,
sự chuyển nghĩa được thực hiện qua quá trình chuyển tên gọi của đối tượng này sang
tên gọi của đối tượng khác. Sự chuyển nghĩa tạo nên cách dùng từ có hình thức mới
mẻ hơn, thể hiện được tính hình tượng cao hơn, tránh hiện tượng lặp lại từ một cách
nhàm chán. Nghĩa phái sinh có thể được sử dụng một cách linh hoạt dựa trên khả
năng sáng tạo ngôn ngữ của cộng đồng tùy vào hoàn cảnh cụ thể.
Qua đó, chúng ta thấy rõ cả trên bình diện đồng đại và lịch đại, một từ dù có
nhiều nghĩa đến đâu trước đây cũng chỉ được phân chia theo hướng lưỡng phân mà
thôi. Sự phân biệt như vậy không thể chỉ rõ, không thể gọi tên một cách chính xác vị
thế, vai trò của nó trong các bộ phận nghĩa còn lại của từ bởi lẽ chúng ta không thể
đưa ra một sự định loại đích đáng cho từng bộ phận nghĩa của từ. Theo đó sẽ dẫn đến
các mặt hạn chế đòi hỏi những người tiệm cận nhìn nhận và đưa ra các hướng khắc
phục sao cho nó sát với bản thân nghĩa vốn có của nó.
Để giảm thiểu những hạn chế trên khi xác định các kiểu / loại nghĩa của từ, tác
giả  đưa ra mô hình phân chia các kiểu/loại nghĩa của từ đa nghĩa
thành ba tầng nghĩa với sáu kiểu nghĩa. Theo quan điểm của ông, trong rất nhiều các
nhân tố tác động và qui định nghĩa từ vựng, nhân tố cần được ưu tiên là vai trò của
chủ thể ngôn ngữ và sự tri nhận nghĩa. Sở dĩ có sự phân chia các tầng nghĩa/ kiểu
nghĩa như vậy là vì ở các phong cách chức năng nhất định. Tác giả cũng cho rằng,
nội dung phổ nghĩa của từ không phải chỉ là một sự hình dung tiên nghiệm chủ quan.

Đó thực chất là sự phản ánh được thể hiện qua văn cảnh nội dung các từ ngữ thuộc
các loại hình phong cách chức năng khác nhau. Các yếu tố thuộc tính của nội dung
đó trải dài trong phổ nghĩa từ vựng và được thể hiện tách bạch trong tầng nghĩa/ kiểu
nghĩa của từ. [51. 123].
18


Với lập luận chặt chẽ như vậy, tác giả Lê Quang Thiêm đưa ra sơ đồ các tầng
nghĩa và kiểu nghĩa tự vựng như sau:

- Tầng nghĩa trí tuệ
(intellectual stratum)
Nghĩa biểu niệm - Khái niệm khoa học
(scientific concept)
Phổ nghĩa từ vựng
(lexical meaningful spectrum)


Nghĩa biểu hiện
(sense-relation)
Ý niệm quy ước
Giá trị hệ thống
- Tầng nghĩa thực tiễn
(practical stratum)
Nghĩa biểu thị (denotational meaning)
Nghĩa biểu chỉ (desinated meaning)
- Tầng nghĩa biểu trưng
(symbolized stratum)
Nghĩa biểu trưng (symbolized meaning)
Nghĩa biểu tượng (imaginative meaning)


Dựa vào sơ đồ phân chia tầng nghĩa, kiểu nghĩa của tác giả thì thấy tác giả thể
hiện rõ sự phân loại về mặt thuật ngữ giữa loại nghĩa và kiểu nghĩa. Loi nghĩa có
tính phân loại và bao quát hơn, còn kiu nghĩa có tính năng động và mềm dẻo hơn, nó
hoạt động theo đường hướng chức năng luận. Về cấu tạo, các thuật ngữ được đưa ra
có cấu tạo gồm hai yếu tố với yếu tố chung là biu như F.de Saussure đã dùng: 
biu t và c bit. Và các thành tố khu biệt nim, hin, th, ch
ng giúp chúng ta dễ hình dung đặc điểm chung của các kiểu nghĩa và làm rõ nội
dung đặc trưng của từng kiểu nghĩa này.

1.2.2. Khái quát các tầng nghĩa, kiểu nghĩa.
Trước khi đi vào khái quát các tầng nghĩa, kiểu nghĩa chức năng từ vựng
chúng ta cần dựa trên cơ sở hoạt động chức năng của ngữ nghĩa theo các tầng chức
năng cụ thể. Về mặt triết học, nói đến chức năng tức là nói đến “sự thể hiện ra bên
ngoài của một khách thể nào đó trong hệ thống các quan hệ nhất định.”. Trong trường
hợp chúng ta bàn về chức năng của ngôn ngữ, trước hết cũng có thể suy ra là xem xét
19

sự thể hiện ra bên ngoài của ngôn ngữ trong hệ thống các quan hệ ngôn ngữ với xã
hội, bởi lẽ ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc thù. Quan niệm cho rằng ngôn ngữ có
bản chất xã hội dường như là quen thuộc nhưng ta còn hiểu một cách sơ lược, thiên
về việc xác định thuộc tính bản chất (phân biệt không phải là hiện tượng tự nhiên hay
hiện tượng sinh học ) mà ít đào sâu vào mặt tác động xã hội, chức năng xã hội
tương tác trong ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn hóa của ngôn ngữ mà một số
đại diện nhà ngôn ngữ học chức năng chú ý đến. Khi nói đến chức năng ngôn ngữ với
một cách hiểu đầy đủ bao gồm:
- Vai trò của ngôn ngữ đối với xã hội như chức năng làm công cụ giao
tiếp và công cụ biểu hiện tư duy của con người.
- Nhiệm vụ, vai trò của các đơn vị ngôn ngữ hoặc các yếu tố ngôn ngữ
trong hệ thống – cấu trúc ngôn ngữ.

- Sự cụ thể hóa vai trò của các đơn vị yếu tố ngôn ngữ trong lời nói cụ
thể.
- Tác dụng của các ngôn từ cụ thể trong giao tiếp.
Trong thành tựu của ngôn ngữ học cấu trúc, trường phái ngôn ngữ học cấu trúc-chức
năng Praha đã từng nhấn mạnh chức năng giao tiếp của ngôn ngữ và chức năng khu
biệt như chức năng khu biệt nghĩa của âm vị cũng như của thành phần ngôn ngữ
khác. Trường phái này, nhờ chú ý chức năng mà đã đóng góp cho kho tàng tri thức
ngôn ngữ học nhiều khám phá giá trị trong âm vị học, trong lí thuyết phân đoạn thực
tại.
Sự thực là trong giao tiếp, ngôn ngữ được dùng để thực thi một số nhiệm vụ,
hoàn thành những chức năng xác định. Trong một chiết đoạn lời nói, mỗi thành phần
đều đảm nhiệm chức năng của mình. Vì vậy việc phân tích ngôn ngữ cần thiết xác
định mối quan hệ giữa các thành phần. Trong trường hợp như vậy, nếu không tính
đến chức năng giao tiếp thì sẽ không thể lí giải hay đánh giá đúng vị trí, vai trò, đặc
điểm của các thành phần đó trong biểu đạt ý nghĩa. Mỗi ngôn ngữ đều có hệ thống
biểu đạt tương ứng với hệ thống nghĩa của nó. Quy cách nói năng cũng chỉ rõ: Trước
20

tiên người nói suy nghĩ xem cần nói gì rồi sau đó tìm cách lựa chọn hình thức biểu
đạt. Điều này hoàn toàn phù hợp với thứ tự mà người nói (người viết) tuân thủ, tức
cũng phù hợp với chủ thể ngôn ngữ trong nói năng, sáng tạo ngôn ngữ. Ngay
trong chiều sâu tư duy phản ánh cũng xảy ra quá trình: Người nói cảm nhận, đánh giá
sự vật khách quan rồi mới quyết định việc sử dụng ngôn ngữ thích hợp, phong cách
chức năng tương thích. Cụ thể là người nói quan sát, nhận xét hiện thực hay dự định
thay đổi hiện thực thì nảy sinh truyền tạo cho hình thức ngôn ngữ thích hợp để
hoàn thành chức năng đó. Vậy là ý người nói, nghĩa đơn vị ngôn ngữ và chức năng
của nó có quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Chức năng tín hiệu ngôn ngữ là hiện
thực của chính tín hiệu đó và tín hiệu là hiện thực của nghĩa. Lâu nay chúng ta cũng
thường nhấn mạnh đến chức năng giao tiếp, chức năng chỗ dựa của tư duy khi dẫn
câu nói của các nhà ngôn ngữ rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng

nhất của con người”, và “ngôn ngữ là ý thức thực tại thực tiễn và, cũng như ý thức,
ngôn ngữ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác” nhưng lại
chưa đi sâu phân tích mặt hoạt động biểu hiện chức năng này trong lời nói, trong
hành chức. Hơn nữa như trên đã nói, khi nghiên cứu, đặc biệt là khuynh hướng hình
thức, khuynh hướng cấu trúc luận chỉ chú ý mặt phương tiện, mặt biểu hiện hình thức
mà bỏ quên hoặc xem nhẹ mặt nghĩa, mặt nội dung. Hiểu cho đúng chức năng công
cụ giao tiếp tưởng không chỉ là bản thân cấu tạo công cụ mà còn là công cụ hoạt
động cụ thể, thực tiễn như thế nào, nhằm mục đích tác động gì cho người nghe, cho
mọi hoạt động sáng tạo, tiến bộ của xã hội. Hơn nữa, muốn hiểu sự thể hiện trong cấu
tạo, cơ chế cấu tạo và hoạt động phức tạp của ngôn ngữ thì theo phân biệt của F. de
Saussure thì ông cho rằng cần phải phân biệt rõ các tương ứng với
lớp hạng cấu tạo của ngôn ngữ, còn theo N. Chomsky thì quan niệm sự tương đồng
với  trong   và cả trong  ,   và  . Nhưng theo
M.A.K Halliday và S.M.Dik lại xét trong  của ngôn ngữ.
Bởi vậy, chúng ta có thể tổng hợp thành các chức năng tương ứng sau
đây:
21

- Tầng chức năng-ngữ nghĩa . Đây là tầng chức năng – ngữ nghĩa tổng
hợp trừu tượng sâu nhất trong hoạt động tư duy sáng tạo của chủ thể ngôn ngữ, tầng
tri thức tương ứng với loại tầng chức năng – ngữ nghĩa này là nghĩa của các đơn vị,
biểu thức thức ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học kĩ thuật, trong tư duy
khoa học.
- Tầng chức năng-ngữ nghĩa Đây là tầng chức năng – ngữ
nghĩa mà chủ thể ngôn ngữ tư duy giao tiếp trong bối cảnh, tình huống rộng rãi, phổ
biến. Tầng chức năng-ngữ nghĩa này tương ứng với phong cách ngôn ngữ trung hòa,
phong cách khẩu ngữ kết hợp với sách vở như trong phong cách quan niệm. Ở một
mức độ nào đó, loại chức năng này cũng có thể liên hệ với loại “siêu chức năng tư
tưởng, biểu ý” hay còn gọi là “siêu chức năng phản ánh” mà M.A.K. Halliday quan
niệm.

- Tầng chức năng-ngữ nghĩa Đây là tầng chức năng – ngữ nghĩa mà
chủ thể phát ngôn thể hiện sự tác động, điều chỉnh, liên nhân trong giao tiếp đối
thoại, nghi vấn, mệnh lệnh. Phong cách chức năng ngôn ngữ tương ứng là hội thoại,
khẩu ngữ. Loại chức năng nghĩa này có thể liên hệ với nội dung “siêu chức năng liên
nhân” hay “siêu chức năng hoạt động” của M.A.K. Halliday.
- Tầng chức năng-ngữ nghĩa Đây là tầng chức năng – ngữ
nghĩa mà ngôn ngữ được biểu hiện, bộc lộ trong ngữ cảnh văn hóa, có đặc trưng nghệ
thuật. Tương ứng với tầng chức năng – ngữ nghĩa này là loại phong cách chức năng
thi pháp – nghệ thuật. Loại chức năng - ngữ nghĩa này theo nghĩa rộng có thể liên hệ
với “siêu chức năng ngôn bản” của M.A.K. Halliday và theo nghĩa hẹp là chức năng
thi pháp của R. Jacobson hoặc ngôn cảnh văn hóa của Malinowski.
Có thể nói rằng chính sự hoạt động trong các    trên của
ngôn từ làm bộc lộ nghĩa của ngôn ngữ. Nghĩa chính là mục đích, cứu cánh của chức
hoạt động chức năng. Nghĩa của các đơn vị, biểu thức ngôn ngữ chính là sự hoàn
thành chức năng của đơn vị, biểu thức trong hoạt động hành chức của chúng. Song ở
đây cũng chú ý một điều rằng . Chức năng là cơ sở, là
22

biểu hiện của nghĩa. Nghĩa là cái được tổng hợp từ một chuỗi một loại lớp chức năng.
Nghĩa cũng không phải là cách dùng mà là sự tổng hợp từ cách dùng. Nghĩa gắn với
hoạt động chức năng, nghĩa có mối liên hệ bản chất với giao tiếp, tư duy, hoạt động
có ý thức của con người. Nghĩa có mối liên hệ bản chất với giao tiếp tư duy và chức
năng của các loại đơn vị, yếu tố biểu thức của ngôn ngữ trong cấu tạo cũng như sự
hoạt động của chúng thể hiện ở các loại hình phong cách chức năng đa dạng khác
nhau mà trước đây giới tu từ học và nay là ngữ dụng học chú ý khám phá.

1.2.3. Tầng nghĩa và kiểu nghĩa chức năng từ vựng
Như ở phần trên chúng tôi đã trình bày quan điểm của Lê Quang Thiêm về sơ
đồ tầng nghĩa và kiểu nghĩa của từ vựng, là cơ sở cho phần giải thích các tầng nghĩa,
kiểu nghĩa một cách khái quát như sau:

1.2.3.1.T: gm 2 ki
u nim: Là nội dung mà tư duy con người nhận thức và phản ánh
được bản chất thuộc tính, quá trình và hiện tượng. Đó là nghĩa trừu tượng, khái quát,
khoa học và được thể hiện bằng những khái niệm ở một giai đoạn phát triển nhất định
của khoa học.
u hin: Là nội dung khái quát, hàm chứa 2 nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, nội dung khái quát thuộc tính dấu hiệu có tính chủ quan, không
hoàn toàn thể hiện bản chất; được gọi là ý niệm qui ước.
Thứ hai, nội dung nghĩa hệ thống là một yếu tố khái quát, trừu tượng, được
xác lập trong quan hệ với từ khác cùng nhóm hoặc trong trường từ vựng.
Cả hai nội dung này đều được xác lập qua nhận thức trừu tượng của chủ thể tư
duy. Như vậy, tầng nghĩa trí tuệ được xác lập, tồn tại và biến đổi thông qua nhận thức
trí tuệ của người nghiên cứu và chủ thể nhận thức.
Ngoài ra, tầng nghĩa trí tuệ được coi là yếu tố quan trọng nhất thể hiện đặc
điểm của thuật ngữ khoa học.
1.2.3.2. Tng nc tin: gm 2 ki
23

u th: Thể hiện tính cụ thể của lời nói. Trong thực tiễn sử dụng ngôn
ngữ, một khía cạnh, một nội dung cụ thể nào đó xuất hiện. Nghĩa biểu thị xuất hiện
trong văn cảnh cụ thể đó và chỉ ra một nghĩa nhất định hay một đặc trưng cơ bản.
Chính nhờ yếu tố này giúp cho người đưa ra thông báo trao đổi một cách trực tiếp và
tự nhiên.
u ch: Thực chất là nghĩa của những từ chỉ định như: y,
 Nghĩa biểu chỉ của từ có thể được thay bằng một biểu thức qui chiếu.
1.2.3.3. T
Là tầng nghĩa thể hiện mức độ của sự hình dung, tưởng tượng của con người
khi liên hệ nghĩa với hình thức biểu hiện của phạm vi tồn tại khác trong cuộc sống.
Tầng nghĩa này bao gồm 2 kiểu nghĩa sau:
 Thể hiện nội dung nghĩa của những từ có hình thức ngữ âm

hoặc hình thức cấu âm liên hệ chặt chẽ với nội dung được biểu hiện. Đây là nghĩa của
những từ mà ta vẫn quen gọi là từ tượng thanh, tượng hình. Quá trình biểu tượng hóa
của tín hiệu vốn có nguồn gốc tâm lí trong đời sống xã hội và được ghi lại một cách
độc đáo trong ngôn ngữ. (Ví dụ khi chúng ta nghe nói “khiến chúng ta liên
tưởng đến tiếng chim hót thì ở đây tờ này có nghĩa tượng thanh).
ng: Là nội dung có được do sự hình dung, tưởng tượng. Nội
dung tín hiệu được gán với những sự vật, hoạt động, thuộc tính của thế giới viễn
tưởng. Biểu tượng luôn mang tính văn hóa, nghệ thuật, là giá trị nhân văn mà toàn
thể cộng đồng mã hóa bằng ngôn ngữ.
Tầng nghĩa này, mà đặc biệt là kiểu nghĩa biểu tượng gắn bó chặt chẽ với chức
năng thẩm mĩ của từ ngữ.
Do chịu ảnh hưởng của lí thuyết logic điển mẫu, Lê Quang Thiêm muốn
chúng ta nhận ra rằng ranh giới giữa nghĩa đời thường, nghĩa mang tính khoa học và
nghĩa được sử dụng trong sáng tạo hình tượng chỉ là một ranh giới mờ, khác nhau về
độ đậm nhạt. Chúng được phân bố đều đặn trên một phổ nghĩa từ vựng. Các nghĩa
này không thể bị phân cách một cách rạch ròi, cứng nhắc. Chính vì không nhận thức
24

được điều này nên ngôn ngữ học truyền thống đã cố gắng phân địnhmột cách rạch
ròi, chính xác ranh giới của từng loại nghĩa.

Một số hạn chế cần khắc phục
Trong tính đa dạng về nghĩa của từ, lịch sử ngữ nghĩa học đã có những kiến
giải như thế nào? Ta tạm chấp nhận một sự phân biệt, đó là phân biệt nghĩa
và nghĩa. Bản chất nghĩa là thực tế nội dung, thuộc về tính bên trong của nghĩa.
Loại nghĩa là các dạng tồn tại của cùng một thuộc tính bản chất của nghĩa.
Dựa vào sự phân biệt vừa nêu trên, trong ngôn ngữ học một thời đã phân ra
nhiều  nghĩa. Ở đây chúng ta dùng thuật ngữ  theo lối phân loại luận, và
dường như đã quen thuộc, như là tri thức luận khi phân loại nghĩa thành 
và . Trong lịch sử ngữ nghĩa học, nghĩa từ vựng đã trở thành đối

tượng ngữ nghĩa học truyền thống trong một quan niệm khiếm khuyết, hạn hẹp về
 đã biết. trong ngữ pháp ít được nghiên cứu riêng như một đối
tượng độc lập. Có chăng sự chú ý của nghĩa trong ngữ pháp là để cắt nghĩa, luận giải
các hình thức, phân biệt hình thái, phân biệt phạm trù cấu tạo và chức năng ngữ pháp
mà thôi. Còn trong ngữ dụng, người ta luôn nhắc đến nghĩa, dựa vào nghĩa nhưng
không xử lí nó như đối tượng nghiên cứu độc lập. Như vậy là về bản chất nghĩa, loại
nghĩa xét chủ yếu chỉ mới làm một sự phân biệt với 
. Và việc đi sâu phân tích như đối tượng ngữ nghĩa học, tức xác định 
 (như phân biệt đã chấp nhận) chỉ chủ yếu là đối với nghĩa từ vựng mà cũng
chưa thật thỏa đáng.
Để phân biệt các   nghĩa về mặt  , người ta chia ra  
và . Nghĩa từ nguyên là nghĩa khởi thủy, nghĩa đầu tiên, nghĩa
gốc của từ. Nghĩa phái sinh là nghĩa mới, phát sinh về sau do có quá trình sử dụng,
sáng tạo của người dùng. Ví dụ trong tiếng Việt, từ  có nghĩa gốc, nghĩa từ
nguyên “bên phải, bên trái”, nghĩa phái sinh là “có vẻ đang bận lòng suy nghĩ, băn
khoăn nhiều bề”. Hoặc từ  – 1. “Công trình xây dựng trên nền cao, dùng vào
25

những mục đích nhất định” - 2. “Vị trí thường đặt ở trên cao hoặc cơ sở có trang bị
khí cụ chuyên môn thường đặt ở trên cao để làm những nhiệm vụ quan sát, nghiên
cứu nhất định”. – 3. Đài phát thanh (nói tắt). – 4 (Kng) Máy thu thanh ” . Như
vậy, ngoài nghĩa gốc, nghĩa từ nguyên, từ có thêm 3 nghĩa khác mới xuất hiện về
sau. Cơ sở xác định, xử lí phân biệt 3 nghĩa này thế nào, nhất là sự định  riêng
cho chúng, là vấn đề chưa được giải quyết.
Về mặt  cũng có nhiều cách khác nhau. Nói đến nhận diện đồng đại
tức là không tính đến nguồn gốc hay thời gian xuất hiện (đầu tiên-về sau) mà chỉ chú
ý đặc điểm nội dung với các “tỉ trọng” của nghĩa. Phân loại theo nguyên tắc này,
người ta phân biệt  - -
-ngRõ ràng về mặt hình thức phân loại ở đây, diện
đồng đại, cũng như ở trên, diện lịch đại, dù từ có hơn hai nghĩa mà nhiều hơn cũng

chỉ mà thôi. Vậy là trong trường hợp nhiều , nhiều 
nhiều  thì sự phân biệt 
cho nó một  tương ứng, không có sự định loại cho bộ phận
nhiều nghĩa còn lại của từ. Đây là hạn chế nữa cần khắc phục.
Trong ngữ nghĩa học hiện đại, đặc biệt là    , việc sử
dụng phép phân tích thành tố nghĩa đã thừa nhận “nghĩa từ là một hệ thống” hai bậc.
Bậc 1 là của từ đa nghĩa và bậc 2 là  của 
 trong từ đa nghĩa. Như các nhà ngôn ngữ học đã thể nghiêm, khi giả định toàn
bộ nội dung nghĩa của một từ đa nghĩa đều được phân tích ra thành tố cạn kiệt, chúng
ta có thể xác định được đặc điểm nghĩa quan yếu và không quan yếu và ta có toàn bộ
cấu trúc ngữ nghĩa của từ đa nghĩa đó với nội dung nghĩa xác định. Tôn ti thứ bậc,
loại nghĩa do tỉ trọng nghĩa qui định. Rõ ràng cách xác định theo lối định lượng kết
hợp định tính này giúp  (chứ không lưỡng phân) nghĩa của từ đa nghĩa nhưng
cũng không chỉ ra được bản chất nghĩa kết hợp với  và đặc biệt là cách xác
lập từ văn liệu lời nói, văn cảnh, ngữ cảnh, ngôn cảnh, Vậy là theo cả cấu
trúc luận lẫn theo ngôn ngữ học truyền thống đều hạn chế trong việc giải quyết tính
26

này của nội dung nghĩa từ đa nghĩa, nghĩa phức hợp của 
, loại tín hiệu có đặc trưng  đã nói ở trên.
Trong lịch sử ngữ nghĩa học, giải quyết vấn đề trên theo 
(tạm gọi là chức năng cổ điển) cũng đã được đề xuất. Chẳng hạn theo E. R.
Kurilovich và R. Jacovson – đại diện của trường cấu trúc – chức năng Praha, người
đã đề xuất, đào sâu nhiều khía cạnh chức năng ngôn ngữ như chức năng đưa đẩy,
chức năng thi pháp, đã phân biệt các loại nghĩa khác nhau. Đó là 
và  Chức năng ngữ nghĩa ban đầu trùng
hợp với  và chức năng ngữ nghĩa có sau đồng nghĩa với 
. Như vậy, cả ở đây nữa với quan niệm của Jacovson về loại nghĩa và ông như
muốn tìm một mối liên hệ giữa kiểu loại nghĩa ở bình diện kết hợp với 
 thì cũng vẫn chỉ là một sự mà thôi.

Hạn chế của  nghĩa từ vựng đã có còn thể hiện các nhà khảo sát
không bao quát hết sự đa dạng của vốn từ và 
Trong phân tích nghĩa, trong giải nghĩa, các nhà từ điển học thường dẫn các văn cảnh
trích dẫn. Song văn cảnh của họ chỉ phản ánh một phần phong cách chức năng và
thường là dựa vào một số văn bản, tác phẩm của một số tác giả có uy tín. Hạn chế là
một mặt sự sinh động ngôn ngữ đời thường bị tước bỏ; mặt khác, văn bản khoa học,
kĩ thuật rất phong phú không được tính đến. Tỉ lệ thuật ngữ khoa học trong 
, do khuôn khổ của loại từ điển này, không được đưa vào nhiều. Vì vậy, có
một nghịch lí là số lượng thuật ngữ và nội dung của nó như nằm ngoài sự quan tâm
của nhà ngữ nghĩa học mà số lượng cũng như chất lượng ( nội dung nghĩa) của chúng
ngày càng phong phú theo đà phát triển của tri thức và sự tri giác của con người. Nói
đến tri thức, kho tàng tri thức nhân loại thì rất chú trọng. Dĩ nhiên
đó là đặc điểm loại từ điển này nhưng do không chú ý của thuật ngữ khoa học
đã càng đào sâu hố ngăn cách giữa tri thức bách khoa và tri thức về  của đơn vị
từ ngữ, mà đáng ra nghĩa thuật ngữ cần phải được chú ý trước tiên. Chính vì những
hạn chế trên mà đòi hỏi chúng ta cần có giải pháp, cách kiến giải mới.
27


1.3. Nội dung nghĩa từ vựng trong mối liên hệ với văn hóa và đặc trƣng văn hóa
dân tộc.
1.3.1. Khái quát nghĩa từ vựng trong mối liên hệ với văn hóa và đặc trưng văn hóa
dân tộc.
Để làm rõ vấn đề này chúng tôi có tham khảo bài viết của 
bàn về vấn đề đặc trưng mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng người
sử dụng ngôn ngữ đó. Qua đó thấy được những vấn đề nổi cộm nhất trong cách dùng
nghĩa của từ một cách chính xác và có hiệu quả cao hơn so với việc không ứng dụng
ngôn ngữ hay đặt ngôn ngữ đó vào bối cảnh văn hóa cụ thể.
Sách chuyên khảo của tác giả  trình bày, lý giải đặc trưng văn
hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy khi tiếp cận ngôn ngữ từ góc nhìn của các nền

văn hóa khác nhau. Đây là bản chất của vấn đề xảy ra khi những người bản ngữ khác
nhau giao tiếp, dù muốn hay không, đều phải có được một  giữa
người phát và người nhận. Có thể hiểu kênh hiểu biết chung này chính là 
của văn hóa nguồn và văn hóa tiếng mẹ đẻ. Đề cập đến vấn đề có tính bao quát và
phức tạp như vậy, song tác giả cuốn sách chỉ giới hạn nghiên cứu đối chiếu đặc trưng
văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy chủ yếu ở người Việt và người Nga, qua đó
liên hệ đối chiếu ngôn ngữ và tư duy trong chừng mực nhất định ở một vài dân tộc
khác.
Liên quan đến vấn đề   và    , Ferdinand de
Saussure đã đưa ra quan điểm mà theo chúng tôi là rất cơ bản. Đó là “Ngôn ngữ – và
đây là điều nhận định quan trọng hơn cả – bao giờ cũng là chuyện chung của mọi
người; được phổ biến trong một khối quần chúng và được khối quần chúng đó vận
dụng, nó là một vật mà tất cả các cá nhân đều dùng suốt ngày” và “phải có một 
thì mới có ngôn ngữ được”– F. de S. nhấn mạnh. Rõ ràng, 
, hay nói khác đi, mỗi cộng đồng người bản ngữ khi giao tiếp đều có một kênh
hiểu biết chung có tính truyền thống được hình thành từ xa xưa trong lịch sử của

×