Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Dạy học đoạn trích hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ của vũ trọng phụng, ngữ văn 11) dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.34 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TÔ THỊ THỦY

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “HẠNH PHÚC CỦA
MỘT TANG GIA” (TRÍCH “SỐ ĐỎ” CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG, NGỮ VĂN 11) DƢỚI GÓC
NHÌN CỦA LÝ THUYẾT VĂN TRÀO PHÚNG
Chuyên ngành
Mã số

: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học
bộ môn Văn - Tiếng Việt
: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HUY QUÁT

Thái Nguyên, Năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố ở bất kì công trình nào khác.


Tác giả
Tô Thị Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Huy Quát. Người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH các trường THPT Nam
Tiền Hải, THPT Tây Tiền Hải của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; những
người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian qua.
Thái nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2015
Tác giả
Tô Thị Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan ......................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
NỘI DUNG .......................................................................................................... 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 8
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài .................................................................................. 8
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết văn trào phúng ...................................... 8
1.1.2. Sơ lược về phương pháp dạy học tích cực ............................................... 15
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................ 16
1.2.1. Khảo sát các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo .................... 17
1.2.2. Khảo sát giáo án của giáo viên về dạy học đoạn trích "Hạnh phúc
của một tang gia" ................................................................................................ 18
1.2.3. Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát giáo án và giờ dạy của giáo viên .... 31
1.2.4. Thực trạng dạy và học đoạn trích ở THPT qua việc phỏng vấn, điều
tra trực tiếp giáo viên và học sinh....................................................................... 33
Chƣơng 2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐOẠN
TRÍCH “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” DƢỚI GÓC NHÌN
CỦA LÝ THUYẾT VĂN TRÀO PHÚNG ..................................................... 38
2.1.Những nội dung cơ bản khi dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một
tang gia ............................................................................................................... 38
2.1.1. Về tác phẩm Số đỏ .................................................................................... 38
2.1.2. Về tác giả Vũ Trọng Phụng ...................................................................... 39
2.1.3. Xác định nội dung dạy học đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia"
dưới góc nhìn của lí thuyết văn trào phúng ........................................................ 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>


2.2. Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích
"Hạnh phúc của một tang gia" dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng...... 46
2.2.1. Hướng dẫn học sinh tự học, tự bổ sung tri thức, phát hiện những
sáng tạo nghệ thuật của tác giả ........................................................................... 46
2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thủ pháp trào phúng đặc sắc được
sử dụng trong tác phẩm....................................................................................... 51
2.2.3. Hướng dẫn học sinh phân tích hệ thống nhân vật trào phúng trong
tác phẩm thông qua các thủ pháp nghệ thuật trào phúng ................................... 54
2.2.4. Hướng dẫn học sinh luyện tập sau giờ học............................................... 58
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 62
3.1. Thiết kế bài học thực nghiệm ...................................................................... 62
3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm ............................................................................ 74
3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm ..................................... 74
3.2.2. Tổ chức dạy thực nghiệm và dạy học đối chứng...................................... 74
3.2.3. Kết quả thực nghiệm................................................................................. 74
KẾT LUẬN........................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 80
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

THPT

: Trung học phổ thông


PPDH

: Phương pháp dạy học

PGS

: Phó Giáo sư

GS

: Giáo sư

TS

: Tiến sĩ

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

SGK

: Sách giáo khoa

SGV


: Sách giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Hạnh phúc của một tang gia” là văn bản được trích từ chương XV
tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Đoạn trích này đã được đưa vào
giảng dạy trong chương trình ngữ văn 11 nhiều năm qua và đã nhận được sự
quan tâm của giáo viên trung học phổ thông (THPT) cùng các nhà lý luận
dạy học. Đã có những công trình nghiên cứu về tác phẩm “Số dỏ” và
phương pháp dạy học (PPDH) đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu việc dạy học đoạn trích
này dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng một cách toàn diện và triệt
để thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nào được công bố.
Chúng tôi chọn đề tài này với những lý do sau:
1.1. Hiện nay việc dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ở
trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, như: thời lượng lên lớp chưa tương xứng với dung lượng đoạn trích; học
sinh chuẩn bị bài sơ sài, phần lớn các em chưa đọc cả tác phẩm, thiếu hứng thú
học văn…nên việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu vẫn chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát. Giáo viên mới giúp các em nắm được những nét cơ bản về nội dung
và nghệ thuật mà chưa thực sự dẫn dắt các em đi sâu tìm hiểu những giá trị
nghệ thuật độc đáo của đoạn trích, nói riêng, tác phẩm “Số đỏ”, nói chung, nhất
là nghệ thuật trào phúng, với các thủ pháp đa dạng, phong phú trong tiếng cười
của Vũ Trọng Phụng.

1.2. Trào phúng là thể loại văn học dùng những lời lẽ khôi hài, mỉa mai,
châm biếm, đả kích… để “tấn công” đối tượng bị phê phán. Biểu hiện rõ nhất
của trào phúng là tiếng cười. Tiếng cười trong văn trào phúng được thể hiện
dưới nhiều cấp độ khác nhau, như: tiếng cười khôi hài, tiếng cười mỉa mai,
tiếng cười châm biếm, tiếng cười chế giễu, tiếng cười nhạo báng, tiếng cười đả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

kích…Văn học viết Việt Nam có rất nhiều cây bút tài ba về văn thơ trào phúng,
và cùng với thành tựu trào phúng của văn học dân gian, họ đã góp phần tạo nên
truyền thống nghệ thuật trào phúng Việt Nam: đa dạng, phong phú và độc đáo.
Vũ Trọng Phụng đã thừa hưởng, phát huy truyền thống đó trong các sáng tác
của mình, đặc biệt là ở “Số đỏ”. GS.Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Trong cái
dòng văn học cười đó, Vũ Trọng Phụng nổi lên như một cây cười độc đáo nhất,
cường tráng và sắc nhọn nhất. Ông đã sáng tạo nên kiệt tác “Số đỏ”, một
chuỗi cười không tiền khoáng hậu mà âm hưởng giòn giã sẽ còn vang dội mãi
trong lịch sử” [25]. Tiếng cười trào phúng trong “Số đỏ” được tác giả thể hiện
một cách sinh động, sâu sắc qua nghệ thuật trào phúng độc đáo. Tuy nhiên, khi
dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, giáo viên vẫn chưa khai
thác được hết cái hay của tiếng cười Vũ Trọng Phụng và học sinh chưa thật
hiểu rõ ý nghĩa tiếng cười của nhà văn trong tác phẩm.
1.3. Dạy học đoạn trích “Hạnh phúc cuả một tang gia” dưới góc nhìn của
lý thuyết văn trào phúng, chúng tôi mong muốn góp phần bồi dưỡng cho học
sinh những năng lực cần thiết về đọc hiểu văn trào phúng, về cảm thụ thẩm mỹ,
về kỹ năng, năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm văn chương, nói chung,
tác phẩm văn trào phúng, nói riêng. Đồng thời bồi dưỡng cho các em năng lực
tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy…để từ đó có thể vận dụng những

tri thức ấy vào việc phân tích những tác phẩm cùng loại.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học đoạn trích
Hạnh phúc cuả một tang gia ( trích Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng, Ngữ văn 11) dưới
góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng”, mong muốn đóng góp một tiếng nói
nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.

Về thành tựu nghiên cứu “Số đỏ” cuả Vũ Trọng Phụng
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Vũ Trọng

Phụng và tiểu thuyết “Số dỏ”:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

- Trong bài viết “Mâu thuẫn cơ bản trong thế giới quan và trong sáng tác
của Vũ Trọng Phụng” GS.Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: Số đỏ “đã phát huy
đến cao độ tài năng trào phúng sắc sảo của ông. Cũng vẫn là khối căm hờn
ngày trước nhưng giờ đây ông không chịu để nguôi đi bằng những lời chửi rủa
tuyệt vọng nữa, mà cho nổ ra thành một trận cười sảng khoái tung vào giữa
những nhố nhăng, lố bịch của xã hội đương thời. Đọc Số đỏ, người ta như
được lôi cuốn vào một cuộc tả xung hữu đột của Vũ Trọng Phụng đánh vào đủ
loại quái thai của xã hội thực dân tư sản” [23]. Trong bài viết này, tác giả đã lí
giải một cách sâu sắc và thỏa đáng về ngòi bút Vũ Trọng Phụng, nhìn nhận đó
là ngòi bút đầy tài hoa nhưng phức tạp về tư tưởng. Nguyên nhân của hiện
tượng trên là do xã hội đương thời đang tồn tại những vấn đề chính trị - xã hội,

tác động đến tư tưởng của nhà văn.
- Với bài “Đánh giá lại Số đỏ”, tác giả Phan Cự Đệ cho rằng: “Vũ Trọng
Phụng đã thành công rất xuất sắc trong tiểu thuyết hoạt kê Số Đỏ hơn cả
Giông tố, Vỡ đê (…). Với “Số đỏ”, Vũ Trọng Phụng đã cắm một cái mốc quan
trọng trong nghệ thuật điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa, trong nghệ thuật
trào phúng cuả văn xuôi Việt Nam” [6]. Ở đây, tiếng cười của Vũ Trọng Phụng
là công cụ đả kích phong trào “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung” do nhóm Ngày nay
khởi xướng. Phan Cự Đệ viết: “Trong cuốn tiểu thuyết hoạt kê này, tiếng cười
ào ạt trùm lấp, phủ lên mọi trò cải lương bịp bợm, mọi kiểu cách “văn minh”,
“Âu hóa”, có lúc phủ lên mọi nhân vật chóp bu của chính quyền đương thời,
khiến cho cái xã hội thực dân phong kiến hóa ra “ối a, ba phèng, hóa ra lỗ
mãng, kệch cỡm” [6].
- Tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong bài“ Trào phúng của Vũ Trọng Phụng
trong Số đỏ” lại cho rằng: “Số đỏ” không thuộc loại trào phúng “đả kích” mà
thực ra đây chỉ là “một tác phẩm trào phúng hài hước”, ông nhận định: “Lớn
hơn sự phê phán một giai cấp, tiếng cười của tác giả phủ định cả một xã hội
ngớ ngẩn, nhí nhố, lố bịch, nhố nhăng. Nội dung tư tưởng của Số đỏ đạt tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

trình độ phổ quát, tác giả phê phán một loạt thói rởm tật xấu có thể trở thành
phổ biến ở mọi chế độ xã hội: cấp tiến rởm, bình dân rởm, trí thức rởm, nghệ
thuật, khoa học rởm, hàm tước rởm, bằng sắc rởm” [11]. Tiếp nối mạch lý luận
mang tính khái quát này, trong bài viết “Dị ứng với cái rởm – một phương diện
của trào phúng Vũ Trọng Phụng”, tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã bổ sung thêm
hàng loạt “cái rởm” trong “Số đỏ”, đồng thời là những cái rởm trong xã hội

mà tác phẩm này miêu tả.
- Luận văn Thạc sĩ của Bùi Minh Ngọc với đề tài: “Đặc trưng cái hài trong
“Số đỏ” (so sánh với cái hài trong “Đường công danh của Nikodem Dyzma” của
T.Đ. Môxtôvich)” đã chỉ ra những đặc điểm của nghệ thuật trào phúng trong 2 tác
phẩm. Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng có nhiều nét tương đồng với tiểu thuyết Đường
công danh của Nikôđem Đyzma, 1923 (của nhà văn Ba Lan T.Đ.Môxtôvích). Nghệ
thuật trào phúng sắc sảo, đạt tới trình độ bậc thầy của hai nhà văn thuộc hai châu lục
khác nhau đã không hẹn mà tình cờ gặp trong việc phanh phui, vạch trần bản chất
giả dối, nhố nhăng, hết sức thối nát, bất nhân bất nghĩa của xã hội trưởng giả thành
thị và xã hội tư sản ở Việt Nam và Ba Lan đương thời. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại
có những sắc thái riêng, thể hiện rất rõ cá tính sáng tạo của mỗi tác giả và nét độc
đáo về văn hóa của từng dân tộc.
2.2. Về dạy học đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Chúng tôi xin điểm qua các công trình sau đây:
- Sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 11, tập I (bộ chuẩn) do GS. Phan Trọng
Luận chủ biên có bài gợi ý việc dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia”, đồng thời hướng dẫn giáo viên (GV) cách thức tổ chức học sinh (HS)
chiếm lĩnh văn bản tác phẩm.
- SGV Ngữ văn 11, tập I (bộ nâng cao) do GS. Trần Đình Sử tổng chủ
biên cũng có phần hướng dẫn GV tổ chức HS chiếm lĩnh văn bản “Hạnh phúc
cuả một tang gia”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

- Cuốn Kĩ năng đọc – hiểu văn bản ngữ văn 11 do TS. Nguyễn Kim
Phong chủ biên cũng có phần viết khá chi tiết về dạy học đoạn trích này.

- Luận văn Thạc sĩ của Đặng Thị Thu Hương với đề tài: “Đọc – hiểu
và cách hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong
chương trình trung học phổ thông” đã đưa ra một số cách thức hướng dẫn
học sinh đọc hiểu đoạn trích, giúp học sinh chiếm lĩnh chiều sâu nội dung tư
tưởng của tác phẩm.
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp đáng kể về mặt lý
thuyết và cách thức tiến hành dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia” ở SGK ngữ văn 11. Đó cũng là những căn cứ khoa học để chúng tôi tham
khảo khi tiến hành luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một

tang gia”, chúng tôi đề xuất một số phương pháp, biện pháp dạy học đoạn
trích này dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng, nhằm đạt hiệu quả mong
muốn, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở THPT hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực tế việc dạy và học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia” ở một số trường THPT.
- Đề xuất những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một
tang gia” dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng.
- Tiến hành thể nghiệm sư phạm (dạy thể nghiệm ở một số lớp để rút ra
những kết luận cần thiết về hiệu quả của những biện pháp do tác giả luận văn
đề xuất)
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn hướng tới các đối tượng nghiên cứu sau đây:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

- Hoạt động dạy của giáo viên đối với đoạn trích (Qua khảo sát, đánh giá
một số giáo án và giờ lên lớp của giáo viên về đoạn trích, rút ra những ưu điểm,
hạn chế về phương pháp, biện pháp… đã được sử dụng, trên cơ sở đó đề xuất
những biện pháp, phương pháp có hiệu quả hơn).
- Hoạt động học của học sinh đối với đoạn trích (Khảo sát việc chuẩn bị bài
trước khi lên lớp của học sinh, những biện pháp giáo viên hướng dẫn học sinh tự
học và tình hình (thực trạng) học đoạn trích, đọc Số đỏ…của các em)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Lý thuyết văn trào phúng và phương pháp dạy
học tích cực
- Nghiên cứu thực tế: Khảo sát tình hình dạy - học ở một só trương
THPT và tổ chức dạy thể nghiệm ở 2 trường THPT thuộc địa bàn huyện Tiền
Hải – tỉnh Thái Bình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng hợp những vấn đề lý luận có liên quan để làm cơ sở lý thuyết cho
đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phương pháp thống kê để tập hợp các số liệu nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý thông tin thu thập
được, qua các bảng, biểu so sánh, thể hiện tính khoa học của đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát
Khảo sát thực trạng dạy học bằng phiếu điều tra thăm dò ý kiến, phỏng
vấn giáo viên và học sinh, nghiên cứu giáo án của một số giáo viên để có căn

cứ thực tế cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thiết kế giáo án và tiến hành dạy thể nghiệm sư phạm để đánh giá kết
quả của những phương pháp, biện pháp dạy học do tác giả luận văn đề xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

6. Đóng góp của luận văn
Nếu một số phương pháp, biện pháp tổ chức dạy học “Hạnh phúc của
một tang gia” (trích “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng) do tác giả luận văn đề xuất,
được thể nghiệm và có tính khả thi, thì hy vọng mở ra một cách tiếp cận mới,
giúp giáo viên và học sinh đi sâu tìm hiểu nét nghệ thuật chủ đạo của đoạn
trích – nghệ thuật trào phúng, góp phần nâng cao chất lượng bài học và luận
văn này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên THPT.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích “Hạnh
phúc của một tang gia” dưới góc nhìn của lý thuyết văn trào phúng
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

/>


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.

Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết văn trào phúng
Hiện nay các sách chuyên khảo về lý luận văn trào phúng ở Việt Nam vẫn
còn hiếm. Những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của nước ngoài cũng
chưa được dịch và xuất bản nhiều ở nước ta. Chúng ta vẫn còn thiếu một hệ
thống lý thuyết về thơ văn trào phúng nói chung, thơ văn trào phúng Việt Nam
nói riêng.
Để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu bài “Hạnh phúc của một tang gia” (trích
Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), thiết nghĩ cần nắm vững những nội dung cơ bản về
lý thuyết văn trào phúng.
1.1.1.1. Khái niệm về văn trào phúng
Trong cuốn Nguyên lý lý luận văn học, Timôphiep cho rằng: “Châm
biếm đề cập đến những cái xấu xa, những cái không thể chấp nhận được trong
cuộc sống. Đó là nội dung cơ bản trong hình tượng châm biếm” [10]. Theo
ông, tiếng cười trong văn châm biếm tiến triển từ thấp đến cao: đầu tiên là hài
hước (tức là tiếng cười đùa cho vui vẻ); cao hơn là mỉa mai (tức là tiếng cười
biểu lộ ít nhiều thái độ phê phán); trên mức mỉa mai là phỉ báng, và mức cao
nhất của tiếng cười là tiếng cười châm biếm (tức phủ nhận những cái xấu xa,
những cái không thể chấp nhận trong cuộc sống).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trào phúng là “một loại đặc biệt của
sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật
trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa

trương, hài hước…được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

kháng…những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Trào phúng
theo nghĩa nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy,kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ
khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học cái
hài với các cung bậc hài hước u mua, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm
một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những truyện
cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết (như Số Đỏ), từ những vở hài kịch cho đến
những bài thơ trào phúng, châm biếm (như của Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến, Tú Xương…). Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của
tiếng cười” [7, tr 246]. Cũng trong cuốn sách này, ở mục thơ trào phúng, các
tác giả đã chia thơ trào phúng ra làm hai: Thơ châm biếm và thơ đả kích. “Thơ
châm biếm nhằm mục đích giáo dục xã hội, giáo dục con người bằng nụ cười
nhẹ nhàng mà kín đáo, dí dỏm mà sâu sắc. Nụ cười đó bao hàm cả việc phê
phán lẫn tinh thần xây dựng. Thơ đả kích nhằm lột mặt lạ kẻ thù bằng nụ cười
có sức công phá mãnh liệt” [7, tr 216]. Cách phân biệt này về căn bản không
khác với cách phân loại cung bậc tiếng cười trong Nguyên lí lí luận văn học của
Timôphiep đã dẫn ở trên.
Trong cuốn Thơ văn trào phúng Việt Nam, tác giả Vũ Ngọc Khánh tán
thành quan niệm mới về thơ văn trào phúng: Hễ nói đến thơ văn trào phúng là
bao giờ cũng có yếu tố hài, tức là tiếng cười. Ông phát biểu: “Chúng tôi hiểu
hai chữ trào phúng ở đây theo một nghĩa tương đối rộng rãi. Người ta thường
nghĩ rằng trào phúng nhất thiết phải có tiếng cười. Một nhà thơ trong nghề
chia trào phúng ra làm 3 loại: “loại khôi hài, loại châm biếm, loại đả kích” và

khẳng định: “Ba loại đều có tiếng cười là tính chất phổ biến chung”. Các nhà
nghiên cứu lí luận văn học cũng thường đòi hỏi văn trào phúng phải biết phóng
đại rất nhiều, phá vỡ các tỉ lệ hiện thực trong đời sống để làm nên hình tượng
hài hước hay châm biếm. Hình như người ta đã thống nhất với nhau là văn trào
phúng phải có những yếu tố ước lệ gắn liền với kết cấu hình tượng châm biếm
mang tính hoạt kê. Cho nên không phải bất kỳ yếu tố phê phán, tố cáo nào cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>

có thể coi là trào phúng, không phải bất kỳ nhân vật tiêu cực nào cũng có thể
coi là nhân vật trào phúng. Nói cách khác, không thể đồng nhất hóa trào
phúng, hài hước với thái độ phê phán đối với thực tế. Bản thân trào phúng,
chứa đựng yếu tố hài” [18, tr 11].
Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Cười cũng có năm bảy thứ cười. Xã hội ta
ngày xưa, các nhà văn khi tố cáo hiện thực không thể gắn một yếu tố ước lệ vào
cách phản ánh của mình, chưa chắc đã hoàn toàn thiếu ý vị đả kích và châm
biếm. Không một lời châm biếm mà chỗ nào cũng là châm biếm” [18, tr 12].
“Do đó mà bên cạnh những tiếng cười rộ, cười ầm, cười ồ, cười khanh khách,
cười sằng sặc.v.v… lại có cả cái cười thầm, cười ruồi, cười nghệ, cười nửa
miệng, cười tươi như mếu…” [18, tr 15].
Trào phúng thường gắn liền với khái niệm “cái hài”. Cái hài là một hiện
tượng thẩm mĩ khách quan, nó là một phạm trù nghiên cứu của mĩ học. Cái hài
được xem như là một phương tiện biểu hiện tình cảm thẩm mĩ trong sự đối
xứng có tính chất tương đối với cái bi. Trong mỹ học, phạm trù cái hài được
nghiên cứu ở cáp độ khái quát, cấp độ ý nghĩa chung. Trong đời sống xã hội,
cái hài được biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Nó vừa là phương thức của cái

khôi hài vừa được bắt nguồn từ chính cơ sở khách quan là cái khôi hài. Cái hài
lại một lần nữa được chuyển tải đến đời sống bằng công cụ sắc bén là tiếng
cười. Có cái cười, tiếng cười âu yếm nhẹ nhàng và cũng có tiếng cười, cái cười
mà thực chất không phải là “cười”. Nó là lưỡi dao ngọt ngào thể hiện sự đả
kích, trào phúng.
Theo chúng tôi, nói đến văn trào phúng là nói đến một loại hình văn học
đặc biệt, phản ánh hiện thực qua tiếng cười mỉa mai, châm biếm. Tiếng cười
thường được tạo ra khi người ta phát hiện ra mâu thuẫn được ẩn chứa trong
chính đối tượng bị châm biếm. Sự mâu thuẫn hay là sự không tương xứng giữa
hình thức và nội dung, mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện, hành
động và tình huống… đều có thể tạo nên tiếng cười. Muốn tiếng cười xuất hiện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10

/>

thông thường cần ba yếu tố: một là, bản chất mang tính hài của đối tượng; hai
là, sự cường điệu những đường nét, kích thước và những liên hệ giữa đường
nét, kích thước với việc miêu tả đối tượng; ba là, sự sắc bén, ý nhị, hóm hỉnh
của người thể hiện để tăng hiệu quả cho tiếng cười.
1.1.1.2. Vài nét đặc trưng của văn trào phúng
Đặc trưng cơ bản của thơ văn trào phúng là yếu tố gây cười, yếu tố hài
hước. Nếu không có hai yếu tố này thì không thể gọi là thơ văn trào phúng. Tuy
nhiên, cười cũng có nhiều kiểu, nhiều cách. Có khi cười thành tiếng, có khi
cười thầm không thành tiếng, có khi cười mỉm, có khi chỉ gật đầu. Mặt khác,
cũng là cười nhưng mỗi tác giả có một phong cách gây cười riêng. Các tác giả
thường sử dụng nhiều thủ pháp trào phúng khác nhau để làm bật lên tiếng cười
trào phúng. Tựu chung lại, có thể kể đến một số thủ pháp gây cười như sau:
Đầu tiên là thủ pháp đối lập. Các tác giả thường sử dụng phép đối lập
hình ảnh, tạo sự ngược đời, sự mâu thuẫn để tiếng cười bật ra. Bởi nguồn gốc

của tiếng cười là ở sự đối lập giữa nội dung và hình thức, là ở sự lố bịch, sự
mất hài hòa, phản thẩm mỹ. Nhà thơ Tú Xương đã rất xuất sắc trong việc tạo
nên những hình ảnh đối lập chứa đầy mâu thuẫn để gây cười:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.
(Giễu ngƣời thi đỗ)
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
(Lễ xƣớng danh khoa Đinh Dậu)
Với tài nghệ bậc thầy về sử dụng phép đối, Tú Xương đã cố ý đem đít vịt bà
đầm mà đối với đầu rồng ông cử, lọng cắm rợp trời đối với váy lê quét đất…Thực
không còn gì lố bịch và nực cười hơn nữa. Tú Xương đã nhạo báng, chế giễu, đả
kích một cách cay độc những cái nhố nhăng đang diễn ra trước mắt ông. Phép đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11

/>

lập hình ảnh ở đây đã giúp ích cho việc thể hiện nội dung đả kích đó, khiến người
đọc thấy rõ hơn một phần hiện thực của xã hội nước ta thời bấy giờ. Tiếng cười
trong thơ Tú Xương là tiếng cười sâu sắc, chua cay.
Nguyễn Khuyến cũng đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật đối
lập tương phản, góp thêm một tiếng cười độc đáo cho thơ văn trào phúng Việt
Nam. Ở một số bài thơ Nôm, Nguyễn Khuyến thường xây dựng những hình
ảnh đối lập nhằm vạch trần bản chất của đối tượng châm biếm:
Ba vuông phấp phới cờ bay dọc
Một bước tung hoành váy xắn ngang
(Lấy Tây)
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo

(Hội Tây)
Nguyễn Khuyến đả kích, châm biếm sâu sắc lũ bán nước và cướp nước đang
hoành hành trên đất nước Việt Nam; qua đó thể hiện niềm thương xót đồng bào và
nỗi buồn trước thời cuộc của một đại trí thức “ưu thời mẫn thế”.
Còn tiếng cười trong thơ của Hồ Xuân Hương lại mang vẻ tinh nghịch,
táo tợn:
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo
Thuyền Từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo
(Sƣ hổ mang)
“Sư” là những người tu hành theo đạo Phật, còn “hổ mang” là tên gọi
của một loài rắn độc. Hai đối tượng hoàn toàn đối lập, vậy mà lại được Hồ
Xuân Hương ghép thành một hình tượng: “sư hổ mang”. Bà Chúa thơ Nôm đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12

/>

thật tài tình khi sử dụng lối chơi chữ độc đáo để làm bật lên bản chất bên trong
của đối tượng, tạo hiệu ứng gây cười.
Sự đối lập còn thể hiện khá rõ nét qua hệ thống nhân vật trào phúng. Các
tác giả đã dựng lên một hệ thống nhân vật trào phúng mang trong nó sự đối lập
giữa vẻ bề ngoài và bản chất bên trong, từ đó làm bật lên tiếng cười trào phúng.
Chẳng hạn, nhân vật người con trong truyện ngắn Báo hiếu trả nghĩa cha
(Nguyễn Công Hoan), bề ngoài hắn giống như một quý ông mến khách, tốt
bụng, lịch thiệp và hiếu thảo. Nhưng thực chất lại không như vậy, hắn chính là
một kẻ “đại bất hiếu”, hắn không nhận mẹ mình vì sự nhà quê và đói rách của
bà, hắn để mặc bà trong đêm lạnh trong khi ở nhà trên, hắn đang tổ chức tiệc
tùng, làm giỗ cha để tỏ ra là một người con hiếu thảo. Lòng hiếu thảo của hắn

chỉ là một màn kịch để phô diễn cho thiên hạ thấy, còn bản chất trong con
người hắn thì hoàn toàn ngược lại. Cho nên khi bà cụ qua đời, hắn lại tiếp tục
vở kịch “báo hiếu” đầy hài hước của mình (Báo hiếu trả nghĩa mẹ)… Những
nhân vật trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng cũng chứa đựng đầy mâu
thuẫn: Sự dâm đãng của bà Phó Đoan được che đậy sau vẻ “đoan trang” và
danh hiệu “Tiết hạnh khả phong”; Văn Minh với vẻ ngoài lịch thiệp của một trí
thức Tây học nhưng thực chất lại là một kẻ hám danh lợi, dốt nát.
Cùng với thủ pháp đối lập thì ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng
góp phần tạo nên tiếng cười cho các tác phẩm trào phúng. Ngôn từ có thể quyết
định hiệu quả của mỗi tác phẩm, cũng có thể quyết định giá trị của một khía
cạnh trào phúng. Tài năng của tác giả phần lớn cũng do nghệ thuật sử dụng
ngôn từ quyết định. Mỗi tác giả đều có một số cách sử dụng ngôn ngữ riêng.
Chẳng hạn, nhà thơ Tú Xương thường hay vận dụng một số thủ pháp nghệ
thuật như: nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xưng; dùng từ tượng hình, tượng
thanh; dùng lối nói dân gian; nghệ thuật sử dụng cách đối và chơi chữ; nghệ
thuật dùng đảo ngữ; nghệ thuật sử dụng từ ngoại lai. Các hình thức nghệ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13

/>

này được kết hợp với lối lập ý và cách kết cấu đa dạng, linh hoạt ở các thể loại
khác nhau đã tạo nên nét riêng biệt trong lối châm biếm của Tú Xương.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến thường sử dụng những từ ngữ tự nhiên, xác thực,
gợi tả. Ở một số bài thơ tự trào, qua những câu thơ rất đỗi tự nhiên với hình ảnh
chân thực, từ ngữ gợi tả, chân dung nhà thơ hiện lên rõ nét và hài hước:
Năm nảo năm nào hãy còn ngây
Sầm sập già đâu đã đến ngay
Mái tóc phần sâu phần lốm đốm
Hai răng chiếc rụng chiếc lung lay

Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ
Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say.
Còn một nỗ này thêm chán ngắt,
Đi đâu dở những cối cùng chày.
(Than già)
Đối tượng trào phúng ở đây chính là nhà thơ khi về già. Hàng loạt các từ
láy, lặp mang sức gợi tả gây nên tiếng cười nhẹ nhàng.
Tiếng cười trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến còn được thể hiện ở những
ngôn từ nanh nọc, sắc sảo. Đặc biệt, nhà thơ còn có biệt tài sử dụng hư từ như
thực từ mang giá trị trào phúng. Đồng thời việc vận dụng các từ láy, lặp đúng
nơi, đúng chỗ, hợp lý đã tạo nên tiếng cười rất Nguyễn Khuyến.
Do tính chất chung của văn chương trào phúng là hài hước, gây cười, nên
trong các tác phẩm trào phúng thường có những yếu tố ngoa ngôn phóng đại,
các biện pháp ngụ ngôn, ẩn dụ. Các tác phẩm văn xuôi trào phúng thường xây
dựng được hệ thống nhân vật trào phúng, tình huống trào phúng, giọng điệu và
cách sử dụng ngôn ngữ trào phúng độc đáo, riêng biệt.
Vũ Trọng Phụng là một cây bút trào phúng tiêu biểu. Các tác phẩm của
ông không phê phán xã hội thối nát lúc bấy giờ một cách trực tiếp, mãnh liệt
như những tác phẩm của các tác giả khác, nhưng khi đọc những tác phẩm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14

/>

Vũ Trọng Phụng độc giả được thưởng thức liên tiếp những tình huống gây
cười, mà thông qua những chuỗi cười, tác giả lên án gay gắt cái xã hội đồi bại,
thối nát đương thời. Tiếng cười ấy đồng thời cũng là tiếng chửi thẳng vào bọn
người học đòi làm quý tộc nhưng ngu độn, dốt nát, chỉ biết sống vì đồng tiền
mà quên đi nhân phẩm. Có thể nói, Vũ Trọng Phụng đã tiếp thu được những
tinh hoa của văn trào phúng Việt Nam để sáng tác nên “Số đỏ” - một tiểu

thuyết trào phúng được đánh giá là không tiền khoáng hậu.
1.1.2. Sơ lược về phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo
viên và học sinh trong những điều kiện dạy học nhất định, nhằm đạt mục đích dạy
học và phát triển các năng lực cần thiết của từng cá nhân học sinh.
Phương pháp dạy học tích cực đề cao nguyên tắc “phát huy tính tích cực, tự
lực và sáng tạo của học sinh”. Theo PGS, TS. Phạm Viết Vượng: “phương pháp
giáo dục tích cực là nguyên tắc tổ chức quá trình dạy học dựa trên sức lực và trí
tuệ của học sinh, để mỗi học sinh tự nghiên cứu, thực hành, tự tìm ra kiến thức và
hình thành kĩ năng nhận thức và kĩ năng hành động. Nguyên tắc này được thông
qua một loạt các phương pháp cụ thể tùy thuộc vào môn học, vào nội dung từng
bài và các phương tiện đang có” [41, tr 5].
Phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng chủ yếu sau:
- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm:
Phương pháp này xem học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá
trình giáo dục. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát
triển nhân cách của mình.
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh:
Theo phương pháp tích cực, dạy học không chỉ đơn giản là cung cấp tri
thức mà còn phải hướng dẫn hành động. Chương trình giảng dạy phải giúp cho
từng cá nhân người học biết hành động và tích cực tham gia các chương trình
hành động của cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15

/>

- Dạy học chú trọng việc rèn luyện phương pháp tự học:
Cốt lõi của phương pháp học tập là phương pháp tự học. Cần phải rèn
cho người học có được kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng

những điều đã học vào những tình huống mới, biết phát hiện và tự lực giải
quyết những vấn đề đặt ra.
- Dạy học cá thể và dạy học hợp tác:
Phương pháp tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi
học sinh. Tuy nhiên, trong học tập cần phải có sự hợp tác của các cá nhân. Phương
pháp hợp tác làm cho học sinh quen dần với đời sống xã hội, trong đó mỗi người
sống và làm việc trong sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.
- Đánh giá và tự đánh giá:
Giáo viên phải hướng dẫn học sinh kĩ năng tự đánh giá để tự điều
chỉnh cách học. Việc kiểm tra đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện
các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích óc sáng tạo,
phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước những
vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, rèn luyện khả năng phát hiện và
giải quyết các vấn đề trong những tình huống thực tế.
Trong những năm gần đây, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực được đặt ra như một yêu cầu cấp bách. Người giáo viên phải áp
dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh có thể tự học một
cách chủ động, tự giác, khuyến khích học sinh có thể độc lập sáng tạo trong
việc chiếm lĩnh tri thức. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là làm
lại tất cả mà cần có sự kế thừa, kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại và
phương pháp cổ truyền để mang lại hiệu quả dạy học tốt nhất.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chúng tôi tiến hành khảo sát sách giáo khoa (SGK), sách hướng dẫn dạy
học – sách giáo viên (SGV), giáo án của giáo viên để biết rõ yêu cầu của người
soạn sách và tình hình thực hiện những yêu cầu đó của người trực tiếp đứng lớp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 16

/>


đối với đoạn trích; đồng thời chúng tôi cũng khảo sát tình hình học đoạn trích
này của học sinh ra sao; tất cả những việc vừa nêu là nhằm thu thập tư liệu, góp
phần làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
1.2.1. Khảo sát các tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo
1.2.1.1. Khảo sát SGK
Yêu cầu của SGK đối với dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một
tang gia”:
a. Về kiến thức, cho học sinh thấy được bản chất lố lăng đồi bại của xã
hội thượng lưu thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và
nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng.
b. Về kĩ năng, rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản tự sự cho học sinh.
c. Về thái độ, giáo dục học sinh yêu mến và trân trọng tài năng, thành
tựu văn học của Vũ Trọng Phụng.
1.2.1.2. Khảo sát các SGV
* SGV Ngữ văn 11, bộ cơ bản gợi ý giáo viên dạy học bài “Hạnh phúc
của một tang gia” với những nội dung sau đây:
a. Nhan đề đoạn trích
b. Những chân dung biếm họa: cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô
Tuyết, cậu tú Tân, ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ, cảnh sát Min Đơ và
Min Toa…
c. Một đám ma gương mẫu: đông vui, nhộn nhịp; theo cả lối Ta, Tây, Tàu.
d. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng: tình huống trào phúng,
những chi tiết đối lập, thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa.
* SGV Ngữ văn 11 bộ nâng cao, gợi ý về nội dung bài dạy như sau:
a. Mâu thuẫn trào phúng: thể hiện ngay trong tên đoạn trích “Hạnh
phúc của một tang gia”; mâu thuẫn bao trùm giữa thật và giả.
b. Hạnh phúc của tang gia: niềm hạnh phúc riêng của mỗi người trong
niềm hạnh phúc chung của tang gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 17


/>

c. Đám ma gương mẫu: kết hợp miêu tả toàn cảnh và cận cảnh đám tang,
giúp người đọc thấy rõ cái giả tạo, lối đạo đức giả, thói hám lợi, chuộng hư
danh của những con người trong đám tang ấy.
d. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng: mâu thuẫn trào phúng,
lời văn đậm chất trào phúng (cách so sánh, ví von hài hước, cách dùng từ, cách
đặt câu, dựng đoạn, cách tạo giọng văn…)
Như vậy, định hướng dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia” trong SGV Ngữ văn 11 (bộ cơ bản và nâng cao) đã đảm bảo đầy đủ những
mục tiêu cần đạt về nội dung và nghệ thuật cần thiết.
1.2.2. Khảo sát giáo án của giáo viên về dạy học đoạn trích Hạnh phúc của
một tang gia
Với mục đích nắm bắt được thực trạng giáo viên với việc dạy học đoạn
trích, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số giáo án và dự giờ của một số giáo
viên hai trường THPT Nam Tiền Hải và THPT Tây Tiền Hải, huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình. Chúng tôi xin trình bày nội dung hai giáo án về bài “Hạnh
phúc của một tang gia” của các giáo viên sau đây:
1.2.2.1. Giáo án của giáo viên Nguyễn Thị Hằng, Trường THPT Nam Tiền Hải
Tiết 45:
Hạnh phúc của một tang gia
(Trích “Số đỏ”- Vũ Trọng Phụng)
A. Mục tiêu bài hoc
Giúp học sinh:
- Qua đoạn trích, thấy được bản chất lố lăng đồi bại của xã hội “thượng
lưu” thành thị những năm trước Cách mạng.
- Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng.
Hoạt động của thầy và trò


Nội dung cần đạt
I. Tiểu dẫn:

? Nêu nét chính về tác giả?

1. Tác giả:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 18

/>

-> xã hội, nửa ta nửa Tây.

- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), sinh
trong 1 gia đình nghèo, quê Hưng Yên

- Sống ở Hàng Bạc Hà Nội (tụ điểm ăn nhưng sinh ra và lớn lên và mất ở Hà
chơi đồi bại nhất Hà Nội lúc bấy giờ)

Nội.

-> Phóng sự…

- Học hết tiểu học, sống chật vật bằng

- Gia đình: “nghèo gia truyền” (Ngô nhiều nghề.
Tất Tố). Cha mất lúc ông 7 tháng tuổi; - Mất vì bệnh lao khi mới 27 tuổi.
mẹ (24tuổi) sống chật vật bằng mọi - Là tài năng phát triển sớm, cây bút
nghề nuôi con ăn học. Hết tiểu học ông sáng tạo dồi dào, có đóng góp đáng kể
làm nhiều nghề (thư ký, đánh máy chữ, vào sự phát triển của phong cách nghệ

bán hàng) và đều bị sa thải. Cuối cùng thuật độc đáo văn học Việt Nam hiện
gắn bó với nghề làm báo, viết văn.

đại.

- Ông chết (27tuổi) trong nghèo đói, - Sáng tác: xem trong SGK
bệnh tật, để lại 1 mẹ già và 1 con gái.

- Nội dung: Phê phán xã hội thối nát

- 18 tuổi bắt đầu có bài đăng báo.

đương thời
2. Tác phẩm: “Số đỏ”
- Đăng trên Hà Nội báo (từ số 40 – ngày

“Đọc tác phẩm Vũ Trọng Phụng ta thấy 7/10/1936)
lúc nhúc một nhân loại đen tối; ngu - Thành sách lần đầu (1936)
xuẩn, ích kỷ tàn nhẫn và đầy bệnh tật…. - Nội dung (SGK): Tái hiện bức tranh
(Lan Khai)

thành thị đang đua đòi lối sống văn
minh rởm, lố lăng đồi bại.
Trong đó con người của thế giới thượng
lưu bề ngoài oai vệ song bên trong là 1
lũ bịp khiến Xuân tóc đỏ, 1 kẻ “ma cà

GV: tóm tắt tác phẩm.

bông”, từng bước chen chân được vào

xã hội thượng lưu ấy.
3. Đoạn trích:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 19

/>

×