1
Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Hà Hội Tiên
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN
VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH CHÚNG SANG TIẾNG VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học
Hà Nội - 2009
2
Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Hà Hội Tiên
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN
VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH CHÚNG SANG TIẾNG VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. Nguyễn Văn Khang
Hà Nội - 2009
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………
1
0.1.
Lí do lựa chọn đề tài
1
0.2.
Mục đích của luận văn
2
0.3.
Nhiệm vụ của luạn văn
2
0.4.
Phương pháp nghiên cứu
2
0.5.
Cấu trúc của luận văn
2
Chƣơng 1. Cơ sở lí thuyết của luận văn……………………
4
1.1.
Tình hình nghiên cứu uyển ngữ tiếng Hán……………………
4
1.2.
Khái niệm uyển ngữ
6
1.2.1.
Các định nghĩa về uyển ngữ………………………………… .
6
1.2.2.
Khái quát về uyển ngữ…………………………………
11
1.3.
Phân loại uyển ngữ………………………………………….
12
1.3.1.
Phân loại uyển ngữ từ góc độ đơn vị ngôn ngữ………………
12
1.3.2.
Phân loại uyển ngữ từ góc độ ngữ nghĩa……………………
13
1.3.3.
Phân loại uyển ngữ từ góc độ đánh dấu về thành tố cấu tạo…
14
1.3.4
Phân loại uyển ngữ từ góc độ ý nghĩa sắc thái………………
15
1.4.
Chức năng của uyển ngữ……………………………………
16
1.4.1.
Chức năng kiêng kị ………………………………………….
17
1.4.2.
Chức năng lịch sự …………………………………………
17
1.4.3.
Chức năng xóa bỏ sự thô tục ………………………………
18
4
1.4.4.
Chức năng che giấu …………………………………………
18
1.4.5
Chức năng hài hước ………………………………………
19
1.5.
Mối quan hệ giữa uyển ngữ với các cách dùng khác có liên quan……………………………
20
1.5.1.
Uyển ngữ với kiêng kị ……………………………………
20
1.5.2.
Uyển ngữ và taboo……………………………………………
24
1.5.3.
Uyển ngữ với lời nói khiêm tốn ………………………………
25
1.5.4.
Uyển ngữ và ngôn từ cát tường……………………………….
26
1.6.
Tiểu kết………………………………………………………
28
Chƣơng 2. Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán
30
2.1.
Nguyên tắc cấu tạo uyển ngữ
30
2.1.1.
Nguyên tắc khoảng cách……………………………………
30
2.1.2.
Nguyên tắc liên quan
31
2.1.3.
Nguyên tắc mơ hồ
31
2.1.4.
Nguyên tắc hài lòng
33
2.2.
Đặc điểm của uyển ngữ
35
2.2.1.
Tính có thể chấp nhận……………………………………….
35
2.2.2.
Tính gián tiếp……………………………………………….
36
2.2.3.
Tính dân tộc…………………………………………………
37
2.2.4.
Tính thời đại………………………………………………….
37
2.3
Đặc điểm cấu tạo của uyển ngữ…………………………….
38
5
2.3.1.
Đặc điểm về thành tố cấu tạo ……………………………….
38
2.3.2.
Đặc điểm cấu tạo từ của uyển ngữ…………………………
38
2.3.2.1
Từ đơn âm tiết
41
2.3.2.2
Từ ghép
41
2.4.
Các thủ pháp cấu tạo uyển ngữ………………………………
43
2.4.1.
Sử dụng thủ pháp ngữ âm cấu tạo uyển ngữ………………….
43
2.4.1.1
Tỉnh lược âm cấu tạo uyển ngữ
43
2.4.1.2
Sử dụng hình thức tránh âm. biến âm.
43
2.4.2.
Sử dụng thủ pháp từ vựng cấu tạo uyển ngữ………………….
44
2.4.2.1
Thay thế bằng từ trái nghĩa………………………………….
44
2.4.2.2
Thay thế bằng từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa…………………
44
2.4.2.3
Dùng từ mang nghĩa xấu để khen ngợi……………………….
44
2.4.2.4
Lợi dụng nghĩa bóng của từ đa nghĩa……………………….
45
2.4.2.5
Mượn từ ngoại lai……………………………………………
46
2.4.3.
Sử dụng thủ pháp ngữ pháp cấu tạo uyển ngữ……………
46
2.4.3.1
Sử dụng trợ từ…………………………………………………
46
2.4.3.2
Sử dụng phó từ và ngữ khí từ………………………………….
46
2.4.3.3
Sử dụng đại từ…………………………………………………
47
2.4.3.4
Sử dụng phương thức phủ định……………………………….
47
2.4.3.5
Tỉnh lược………………………………………………………
48
2.4.3.6
Sử dụng câu phức giả thiết…………………………………….
49
6
2.4.3.7
Sử dụng câu phản vấn…………………………………………
49
2.4.4.
Sử dụng thủ pháp tu từ cấu tạo uyển ngữ…………………….
49
2.4.4.1.
Vay mượn…………………………………………………….
49
2.4.4.2.
ẩn dụ…………………………………………………………
50
2.4.4.3
Nhân cách hóa……………………………………………….
50
2.4.4.4
Ngạn ngữ, yết hậu ngữ……………………………………….
51
2.5.
Phân loại uyển ngữ tiếng Hán về mặt ngữ nghĩa…………….
51
2.5.1
Uyển ngữ biểu thị đời sống riêng tư………………………….
52
2.5.2
Uyển ngữ biểu thị đời sống sinh hoạt trong xã hội ………….
52
2.5.3
Uyển ngữ về mặt ngoại giao chính trị………………………
55
2.5.4
Uyển ngữ trong lĩnh vực hoạt động kinh tế…………………
56
2.6.
Tiểu kết………………………………………………………
56
Chƣơng 3 Một vài ứng dụng cụ thể của uyển ngữ tiếng Hán …………………………………………………
58
3.1.
Việc sử dụng uyển ngữ trong tiếng Hán ……………………
58
3.1.1
Uyển ngữ sử dụng trong kinh tế xã hội………………………
58
3.1.2
Uyển ngữ sử dụng trong lĩnh vực chiến tranh và quan hệ quốc tế………………………………………………………
59
3.1.3
Uyển ngữ sử dụng trong sinh hoạt xã hội…………………….
60
3.2.
Cách chuyển dịch uyển ngữ tiếng hán sang tiếng Việt………
62
3.2.1
Nhận xét chung…………………………………………….
62
3.2.2
Một vài nguyên tắc chuyển dịch uyển ngữ…………………
65
3.3.
Dạy học uyển ngữ tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam……….
68
7
3.3.1
Điều tra về tình hình học sinh Việt Nam học tập uyển ngữ tiếng Hán…………………………………………………
68
3.3.2
Đề xuất cách dạy học uyển ngữ tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam……………………………………………………
73
3.3
Tiểu kết……………………………………………………….
76
Kết luận………………………………………………………
78
Tài liệu tham khảo…………………………………………
80
8
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô, các giáo sƣ của trƣờng Đại học khoa
học Xã hội và Nhân Văn, và của rất nhiều bạn bè, tôi xin gửi lời cảm ơn
đối với tất cả các thầy cô, các bạn đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối tới GS.TS. Nguyễn
Văn Khang, ngƣời thầy, đã tận tụy hƣớng dẫn chỉ bảo tôi, t«i xin c¶m
ơn TS Nguyễn Thị Tân, đồng thời xin cảm ơn GS.TS. Trần Trí Dõi đã
tạo điều kiền thuận lợi cho tôi học tập tại khoa Ngôn ngữ học. Một lần
nữa tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới tất cả , các thầy giáo, giáo sƣ tiến sĩ,
các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành
chƣơng trình học và bản luận văn này.
9
Mở Đầu
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ bắt nguồn từ lối nói kiêng kị của con
người trong đời sống xã hội. Lúc đầu là kiêng kị (khi nói tránh sử dụng những
từ ngữ động chạm đến thần linh, mê tín) sau đó chuyển thành uyển ngữ để dùng
trong lối nói kiêng tránh trong đó có cả yếu tố tinh thần, có cả yếu tố kiêng kị và
có cả yếu tố tế nhị trong đời sống của con người như chết chóc, tình dục, Vì
thế, trong ngôn ngữ nào cũng có uyển ngữ và trong tiếng Hán và tiếng Việt
cũng vậy.
Uyển ngữ được sử dụng trong mọi lĩnh vực giao tiếp, trong đời sống hàng
ngày, đặc biệt trong văn hoc, trong giao tiếp chính trị, ngoại giao quốc tế và
ngay trong khoa học cũng cần đến uyển ngữ.
Trong giao tiếp ở một số trường hợp nếu biểu đạt trực tiếp có thể để lại ấn
tượng thô tục, cứng nhắc, nghịch tai, vô lễ. Nếu biểu đạt theo cách gián tiếp
thì hàm súc, nghe thuận tai, lễ độ. Cách biểu đạt thứ hai được coi là sử dụng lời
lẽ khéo léo. Do lời lẽ khéo léo có sẵn tính thuyết phục, hàm chứa hiệu quả tu từ
rất cao, nên luôn được mọi người yêu thích ở mọi góc độ, ở mọi tầng lớp trong
đời sống giao tiếp ngôn ngữ.
Việc nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán và chuyển dịch
chúng sang tiếng việt sẽ giúp người Trung Quốc học tập, sử dụng tiếng Việt và
giúp người Việt học tập, sử dụng tiếng Hán. Thông qua đó, có thể tìm hiểu
những nét văn hoá, dân tộc ẩn chứa trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Trong thực tế giảng dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc và giảng dạy
tiếng Hán cho người Việt Nam chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu
đối chiếu về phép lịch sự trong giao tiếp giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong đó
có việc sử dụng uyển ngữ. Là giảng viên tiếng Việt, chúng tôi mong muốn đóng
góp những ý kiến mang tính chất giáo học pháp vào việc nâng cao chất lượng
dạy và học ngôn ngữ tiếng Hán và trên cơ sở phân tích, đối chiếu các hiện tượng
có liên quan.
10
2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN
Thông qua nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán, luận văn
góp phần vào nghiên cứu lí luận về uyển ngữ; nghiên cứu những đặc trưng ngôn
ngữ văn hoá của mỗi dân tộc (Trung Quốc và Việt Nam) nói chung, đặc điểm
cấu tạo uyển ngữ, cách nói kiêng tránh của mỗi dân tộc nói riêng; cũng góp
phần vào chuyển dịch uyển ngữ sang tiếng Việt
3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
- Giới thiệu những lý thuyết cơ bản liên quan đến uyển ngữ.
- Hệ thống hoá những nội dung cơ bản của uyển ngữ trong tiếng Hán.
- Nghiêu cứu đặc điểm cách sử dụng uyển ngữ trong tiếng Hán và việc
chuyển dịch chúng sang tiếng Việt.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp của ngôn ngữ
học đối chiếu; phương pháp phân tích ngữ nghĩa; đặc biệt dùng phương pháp
trắc nghiệp, cùng các phương pháp khác như thống kê, phân loại.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, gồm ba chương
như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết của luận văn
Trong chương này luận văn trình bày một số nội dung lí thuyết liên quan
đến luận văn như nguồn gốc của uyển ngữ (như kiêng kị), quan hệ giữa uyển
ngữ và kiêng kị, quan hệ giữa uyển ngữ với lời nói khiêm tốn, việc phân loại
uyển ngữ hiện nay.
Chƣơng 2: Đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán.
Trong chương này, trình bày các đặc điểm về mặt cấu tạo và và đặc điểm về
ngữ nghĩa của các uyển ngữ trong tiếng Hán.
Về đặc điểm cấu tạo, luận văn miêu tả và khái quát thành các mô hình cấu
tạo nên uyển ngữ tiếng Hán. Phân loại uyển ngữ tiếng Hán về mặt cấu trúc.
11
Về đặc điểm ngữ nghĩa, luận văn miêu tả đặc điểm hình thành nghĩa của các
uyển ngữ. Phân loại uyển ngữ tiếng Hán về mặt ngữ nghĩa.
Chƣơng 3.Một vài ứng dụng cụ thể của uyển ngữ tiếng Hán.
Chương này khảo sát cách sử dụng các uyển ngữ trong tiếng Hán (sử dụng
trong trường hợp nào và sử dụng như thế nào,…). Từ đó, khảo sát cách chuyển
dịch chúng sang tiếng Việt.
12
CHƢƠNG I
CƠ Sở Lí THUYếT CủA LUậN VĂN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN
Uyển ngữ là biến thể của ngôn ngữ. Đặc điểm quan trọng nhất của nó chính
là sự vận dụng thủ pháp trừu tượng, so sánh hoặc những khái niệm nước đôi,
khiến cho hai bên người nói và người nghe có thể sử dụng một phương thức
gián tiếp để nói những điều khó nói trực tiếp, hơn nữa lại không cảm thấy ngại
khi phải nói đến những điều này. Uyển ngữ được sản sinh từ những điều cấm kị
trong sử dụng ngôn ngữ nên nó là đặc trưng phổ biến của ngôn ngữ mỗi dân tộc.
Uyển ngữ trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ mỗi dân tộc đều tồn tại cách biểu
đạt ở các mức độ khác nhau. Vì thế, việc nghiên cứu uyển ngữ trên thế giới có
cả một bề dày. Trong luận văn này chỉ nói về uyển ngữ trong tiếng Hán, vì vậy
chúng tôi tập trung giới thiệu tình hình nghiên cứu uyển ngữ của giới ngôn ngữ
học Trung Quốc.
Những năm 60 của thế kỉ 20, lí luận ngôn ngữ xã hội học bắt đầu đươc giới
thiệu ở Trung Quốc .Theo đó, chức năng xã hội đặc biệt của uyển ngữ đã thu
hút được sự chú ý rộng rãi của nhiều học giả và các chuyên gia ngôn ngữ Trung
Quốc. Giới ngoại ngữ học Trung Quốc đã bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt
trong việc nghiên cứu uyển ngữ tiếng Anh, chủ yếu là chuyển biến từ việc
nghiên cứu ngữ dụng học đến nghiên cứu tri nhận. Nghiên cứu ngữ dụng học
ban đầu mới chủ yếu là đi từ nguyên tắc cộng tác, nguyên tắc lịch sự, lí thuyết
mơ hồ .v.v. của các góc độ ngữ dụng để phân tích cơ chế hình thành uyển ngữ.
Các bài viết thường chú trọng tìm hiểu quan hệ giữa uyển ngữ tiếng Anh với
nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự, đặc điểm ngữ dụng trong hoạt động
giao tiếp, cơ chế mơ hồ tồn tại trong uyển ngữ tiếng Anh v.v. Các bài viết này đã
tiến hành chỉnh lí và quy nạp một cách có hệ thống đối với phương thức cấu
thành và đặc điểm sử dụng của uyển ngữ tiếng Anh, tạo nên những ảnh hưởng
nhất định trong nghiên cứu uyển ngữ tiếng Hán. Sau này, cùng với sự phát triển
13
của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận, uyển ngữ tiếng Anh trong giới ngoại ngữ
học đã được nghiên cứu theo hướng này. Những năm gần đây, một vài chuyên
gia, học giả vận dụng lý thuyết không gian hợp thành, lý thuyết phạm trù để giải
thích cơ chế suy lý và cấu thành ý nghĩa của uyển ngữ tiếng Anh. Theo hướng
tri nhận, các nghiên cứu chú trọng tới cơ chế ẩn dụ trong uyển ngữ tiếng Anh,
cơ chế tâm lý trong uyển ngữ tiếng Anh v,v. Trong quá trình nghiên cứu uyển
ngữ tiếng Anh, sự so sánh với uyển ngữ tiếng Hán chiếm một phần đáng kể:
Tiến hành so sánh văn hóa uyển ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Hán; tiến hành
nghiên cứu những điểm giống nhau của uyển ngữ Anh - Hán cùng với những
trở ngại xuất hiện trong quá trình giao tiếp trao đổi văn hóa và những phương
thức hóa giải những trở ngại đó; tìm ra sự khác biệt giữa văn hóa Đông Tây.
Trong quá trình nghiên cứu ứng dụng của uyển ngữ, hầu hết các nghiên cứu đều
tập trung làm thế nào để ngăn ngừa xuất hiện những ứng dụng uyển ngữ sai lầm
trong hoạt động giao tiếp, làm sao để sử dụng uyển ngữ phù hợp trong các ngữ
cảnh khác nhau. Ngay cả những ứng dụng trong nghiên cứu so sánh uyển ngữ
Hán - Anh cũng tập trung vào nghiên cứu ở những người mà tiếng mẹ đẻ là
tiếng Hán và làm thế nào sử dụng đúng uyển ngữ tiếng Anh trong hoàn cảnh
Anh ngữ, nhưng lại có rất ít người quan tâm đến ứng dụng của uyển ngữ tiếng
Hán như là việc dạy một ngoại ngữ.
Đáng kể nhất về nghiên cứu uyển ngữ là công trình “Từ điển uyển ngữ tiếng
Hán” do tác giả Trương Củng Quý chủ biên đã miêu tả một cách có hệ thống về
uyển ngữ tiếng Hán. Từ điển này đã thu thập được hơn 3000 uyển ngữ tiếng
Hán, dựa theo những điểm khác nhau về nội dung của uyển ngữ để tiến hành
phân loại một cách khoa học. Trong cuốn từ điển này, uyển ngữ được phân
thành 13 loại và tiến hành giải thích chi tiết cho từng uyển ngữ trong mỗi loại,
có kèm thêm ví dụ. Có thể nói, cuốn từ điển có giá trị học thuật cao như thế này,
không chỉ giúp cho chúng ta hiểu thêm về vấn đề định giới phạm vi uyển ngữ
tiếng Hán mà còn cung cấp cho chúng ta nhiều nguồn ngữ nghĩa của uyển ngữ
14
tiếng Hán. Vì thế, cuốn từ điển này là nguồn tư liệu khảo sát của luận văn này.
Cho đến nay, theo thống kê của chúng tôi, có khoảng 697 bài nghiên cứu về
uyển ngữ ở Trung Quốc. Trong đó, những bài viết về uyển ngữ từ góc độ ngoại
ngữ (bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật,v.v) có khoảng 464 bài, chiếm 64%
tổng số bài viết; những bài viết đối chiểu uyển ngữ tiếng nước goài với tiếng
Hán khoảng 162 bài, chiếm 23% tổng số bài viết;những bài viết nghiên cứu
uyển ngữ tiếng Hán chỉ có 72 bài, chiếm 10% toàn bộ các bài viết. Điều này cho
thấy, nghiên cứu về uyển ngữ tiếng Hán vẫn chưa tương xứng với địa vị quan
trọng của uyển ngữ trong giao tiếp ngôn ngữ, cũng không tương xứng với
những thành tựu to lớn trong nghiên cứu tiếng Hán ở các lĩnh vực khác.
1.2. KHÁI NIỆM UYỂN NGỮ
1.2.1. Các định nghĩa về uyển ngữ
Có rất nhiều quan điểm về uyển ngữ. Dưới đây là một số định nghĩa về uyển
ngữ:
Trong cuốn “Cổ đại Hán ngữ” do Vương Lực chủ biên có viết: Trong xã hội
phong kiến, khi nói năng phải kiêng dè hay sợ đắc tội với giai cấp thống trị đến
nỗi rước họa vào thân, vì vậy, khi nói chuyện, người nói luôn luôn phải diễn đạt
một cách uyển chuyển, vòng vo.
Lý Thiệu Đức trong cuốn “Cổ Hán ngữ tu từ” đã chỉ ra: ở những ngữ cảnh
ngôn ngữ nhất định, khi phải nói thẳng tình cảm hoặc dự định nào đó sẽ tác
động mạnh mẽ tới người nghe và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả ngôn ngữ cần
biểu đạt, do đó không nên nói thẳng chủ ý mà cần sử dụng cách nói uyển
chuyển để diễn đạt. Phương thức tu từ đó là uyển ngữ.
Trong cuốn “Cổ đại Hán ngữ” Quách Tích Lương đã định nghĩa: uyển ngữ
là tránh nói thẳng mà cố tình dùng lời nói hàm xúc, uyển chuyển hơn để biểu
đạt ý.
Theo Châu Tổ Nghiêm, người xưa khi nói, người nói có lúc không thẳng
thắn nói ra ý muốn nói mà thường dùng cách biểu hiện vòng vo, tức là qua con