Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Khảo sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy tiếng Việt hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 118 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN BÍCH DIỆP






KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐOẠN THOẠI
TRONG MỘT SỐ SÁCH DẠY
TIẾNG VIỆT HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC












Hà Nội – 2011





1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 6
4. Ý nghĩa của luận văn 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Tư liệu nghiên cứu 7
7. Bố cục luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1: Khái quát cơ sở lý thuyết hội thoại 10
1.1. Hội thoại là gì? 10
1.2. Vận động hội thoại 11
1.3. Các yếu tố kèm lời và phi lời 13
1.4. Các quy tắc hội thoại 14
1.5. Thương lượng hội thoại 21

1.6. Cấu trúc hội thoại 24
1.7. Ngữ pháp hội thoại 30
1.8. Tính thống nhất của cuộc thoại 32
1.9. Tiểu kết 32
Chương 2: Khảo sát đặc điểm hội thoại trong một số sách dạy Tiếng Việt
cho người nước ngoài 34
2.1. Giới thiệu khái quát về nguồn tư liệu khảo sát 34
2.2. Nội dung khảo sát đặc điểm hội thoại trong một số sách DTVCNNN 36
2.3. Tiểu kết 66
Chương III: Thiết kế bài giảng hội thoại Tiếng Việt cho người nước ngoài
và đề xuất một số bài hội thoại luyện nói theo chủ đề ở TĐCS 69
2

3.1. Dẫn nhập 69
3.2. Thiết kế bài giảng hội thoại Tiếng Việt cho người nước ngoài69
3.3. Đề xuất một số hội thoại luyện nói cho học viên ở TĐCS 82
3.4. Tiểu kết 93
PHẦN KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 102



3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay, khi đất nước Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức, được
tham gia vào sân chơi lớn nhất thế giới WTO. Có thể nói vị thế của Việt Nam

đang ngày càng được củng cố, cải thiện và nâng cao trong con mắt của bạn bè và
đối tác của Việt Nam trên toàn thế giới. Một trong những yếu tố góp phần quan
trong trong việc duy trì và phát huy hiệu quả vị thế của một quốc gia đó chính là
ngôn ngữ của quốc gia đó. Tiếng Việt đã, đang và sẽ là công cụ hữu hiệu để việt
nam có thể giao lưu, tiếp cận và lĩnh hội văn minh văn hóa nhân loại cũng như là
cầu nối giúp bà con Việt kiều nói riêng cũng như bạn bè và đối tác quốc tế hiểu về
đất nước, con người và những tiềm năng của Việt Nam thật sự hiệu quả, thấu đáo
và sâu sắc. Bởi vậy, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện đang trên đà
phát triển khá mạnh mẽ.
Nếu như trước đây chỉ có một số cơ sở trực thuộc một số trường đại học
đảm nhận dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thì nay con số đó đã lớn mạnh hơn
rất nhiều. Khoa Việt Nam học không chỉ được thành lập ở một số trường đại học
công lập như: Đại học KHXH &NV- ĐHQGHN, Đại học Hà Nội, Đại học
Thương mại Hà Nội, Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội,
Đại học Thái Nguyên, Đại học Hải Phòng, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng,
Đại học Ngoại ngữ- Đại học Huế, Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM, Đại học
KHXH &NV- ĐHQG TPHCM, vv mà còn được mở cả ở một số trường dân
lập như Đại học dân lập Phương Đông, Đại học dân lập Thăng Long, Đại học dân
lập Đông Đô vv Ngoài các trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài do
các trường đại học quản lý còn có các trung tâm do cá nhân, tổ chức ngoài hệ
thống giáo dục mở ra và hoạt động theo nhu cầu của thị trường ở gần các khu đô
thị tập trung đông đảo số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại
Việt Nam như khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, khu vực quận Tây Hồ, khu đô
thị Mỹ Đình vv
Đã có ngày càng nhiều các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học về Tiếng Việt
và giảng dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài đã được tổ chức. Vấn đề Tiếng
Việt cho người nước ngoài cũng đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận một cách
nghiêm túc và đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong ngành
ngôn ngữ học.
4


Trong các nghiên cứu khoa học đặc biệt là các khóa luận, luận văn của các
sinh viên, học viên cao học, số đề tài viết về sách dạy Tiếng Việt cho người nước
ngoài cũng đang dần mở rộng địa hạt của mình. Ví dụ như: Đỗ Thị Thúy Hoàn tác
giả luận văn thạc sỹ ngôn ngữ về “Khảo sát hệ thống bài luyện và bài tập trong
một số sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1980 đến
nay” bảo vệ năm 2008; Đinh Thị Thùy Trang tác giả luận văn thạc sỹ ngôn ngữ
học về “Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài
”, bảo vệ năm 2009; Nguyễn Thị Lệ Hằng viết khóa luận tốt nghiệp ngành ngôn
ngữ học khóa 2005-2009 về “Bước đầu khảo sát việc cung cấp vốn từ trong một số
giáo trình dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài” bảo vệ năm 2009 Điều đó
chứng tỏ, việc dạy và học Tiếng Việt đang dần được quan tâm nhiều hơn không
chỉ đối với các giáo viên và học viên có nhu cầu mà cả những nhà nghiên cứu
ngôn ngữ, những người làm việc trong ngành cũng ít nhiều dành cho địa hạt này
một sự lưu tâm nhất định.
Trong quá trình học Tiếng Việt, một trong những nội dung được học viên
quan tâm, thực hành và sử dụng nhiều và hiệu quả nhất đó chính là các hội thoại
trong sách. Có thể thể nói mục đích cuối cùng và cơ bản nhất đối với hầu hết học
viên nước ngoài trong quá trình học ngoại ngữ đó là giao tiếp được bằng ngoại
ngữ đó với người bản địa.
Trong nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, việc nghiên cứu hội thoại đã được
lưu tâm xem xét ở một số bình diện, dù vậy việc khảo sát các đoạn hội thoại để
nắm bắt các đặc điểm cơ bản từ đó tiến tới chỗ giúp người sử dụng ngôn ngữ chủ
động trong việc hiểu hội thoại, sử dụng hội thoại một cách tự nhiên, xây dựng hội
thoại chuẩn mực vẫn chưa được chú ý nhiều. Luận văn của chúng tôi sẽ hướng
vào việc tìm hiểu, khảo sát các hội thoại trong các sách dạy Tiếng Việt cho người
nước ngoài. Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng đề xuất một số cách thiết kế bài giảng
về hội thoại Tiếng Việt, đồng thời tiến hành tìm hiểu và bước đầu xây dựng một số
bài hội thoại tự nhiên, đạt chuẩn. Chính bởi vậy, chúng tôi chọn nội dung “Khảo
sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy Tiếng Việt hiện nay” làm đối tượng

nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
5

Đối tượng mà luận văn của chúng tôi tập trung hướng vào là các đoạn hội
thoại được thể hiện trong các sách dạy Tiếng Việt cụ thể là các sách dạy Tiếng
Việt cho người nước ngoài mà trong luận văn về sau này chúng tôi sẽ dùng ký
hiệu viết tắt là sách DTVCNNN. Chúng tôi sẽ tập trung khảo sát các hội thoại tại
các sách DTVCNNN trong những năm gần đây. Sở dĩ chúng tôi làm rõ đối tượng
như vậy thay vì cách đặt vấn đề như tên của đề tài đã có là nhằm mục đích tự hạn
chế cho mình một phạm vi, đối tượng khảo sát hẹp hơn, cụ thể và phù hợp hơn với
công việc mà chúng tôi đang đảm nhiệm là dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài.
Với phạm vi đề tài cụ thể này, chúng tôi có thể đưa ra những số liệu và nhận định
sát thực tế hơn. Việc tìm hiểu đặc điểm đoạn thoại trong sách dạy Tiếng Việt rõ
ràng là có phần rộng và cũng chưa cụ thể. Khiếm khuyết này xuất phát từ chỗ
chúng tôi phải xây dựng đề cương trước khi bắt tay vào nghiên cứu số liệu thực tế.
Chúng tôi nói rõ điều này để thống nhất lại nội dung mà chúng tôi khảo cứu trong
luận văn sẽ thể hiện tính cụ thể và có phạm vi hẹp hơn so với nhan đề của luận
văn. Kính mong các thầy cô trong hội đồng đọc và đánh giá luận văn theo hướng
triển khai mới.
Cấu trúc của một giáo trình dạy Tiếng Việt dành cho người nước ngoài, về
cơ bản thường chia thành ba phần chính đó là: hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe),
chú giải ngữ pháp và phần luyện tập.
Luận văn tập trung nghiên cứu và khảo sát phần hội thoại trong sách dạy
Tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay. Cụ thể là luận văn sẽ khảo sát toàn bộ
nội dung các hội thoại có trong các cuốn sách dạy Tiếng Việt cho người nước
ngoài đã được lựa chọn để đưa ra những đặc điểm cơ bản nhất của các hội thoại đã
được nghiên cứu.
+ Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các hội thoại có trong sách đã được lựa chọn
dưới đây. Do điều kiện hạn chế nên luận văn chỉ tiến hành khảo sát tất cả các hội
thoại chính trong sách học. Còn một số hội thoại của phần bài tập và cả một số hội
thoại được trích từ đáp án bài nghe cũng như trong phần bài tập triển khai trong
sách học tạm thời chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu và hy vọng sẽ có cơ hội
nghiên cứu trong đề tài có phạm vi rộng hơn.
Bên cạnh đó trong quá trình khảo sát, luận văn cũng xem xét đến cả một số
hoạt động đi kèm với hội thoại như: bảng từ mới, tranh ảnh, một số dạng bài tập
triển khai cùng với hội thoại vv nhằm làm rõ hơn đặc điểm của hội thoại trong
sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài.
6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu
+ Vận dụng lý thuyết hội thoại nói chung và một số khái niệm cơ bản có
liên quan đến lý thuyết hội thoại vào việc xem xét, khảo sát và tìm hiểu một cách
khoa học về cấu trúc hội thoại trong sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài.
+ Cố gắng tìm ra được một số đặc điểm cơ bản nhất trong các hội thoại
trong sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài.
+ Thiết kế bài soạn giảng về dạy hội thoại Tiếng Việt cho người nước ngoài
và đề xuất được được một số bài hội thoại luyện nói cho học viên người nước
ngoài một cách hiệu quả.
- Để đạt được những mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện những
nhiệm vụ sau:
+ Tóm tắt những nét cơ bản nhất về lý thuyết hội thoại và một số khái niệm
có liên quan.
+ Khảo sát cụ thể toàn bộ hệ thống các hội thoại trong các sách dạy Tiếng
Việt cho người nước ngoài đã được lựa chọn.
+ Nhận diện một số đặc điểm hội thoại trong các sách đã được lựa chọn
nghiên cứu.

+ Xác định được các dạng hội thoại, nhận diện được các loại hình, kênh
giao tiếp và các yếu tố có liên quan và chi phối trong quá trình khảo sát hội thoại.
+ Tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát cụ thể các hội thoại đã được lựa chọn
để cuối cùng thiết kế được bài giảng hội thoại và đề xuất các bài hội thoại luyện
nói giai đoạn đầu học Tiếng Việt một cách hiệu quả.
4. Ý nghĩa của luận văn
Thực hiện tốt đề tài, luận văn sẽ góp phần nghiên cứu làm rõ đặc điểm của
hội thoại Tiếng Việt. Đồng thời, việc tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của các đoạn
hội thoại Tiếng Việt trong một số sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài sẽ
giúp các giáo viên dạy Tiếng Việt hiểu cặn kẽ và đầy đủ về các đoạn hội thoại
trong các sách dạy Tiếng Việt. Qua đó, có thể tiếp cận và đưa ra những hội thoại
Tiếng Việt dễ hiểu và cách thiết kế bài giảng một cách hiệu quả trong quá trình
giảng dạy Tiếng Việt.
7

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên
cứu ngôn ngữ như: Phương pháp miêu tả, phân tích, phương pháp so sánh đối
chiếu. Ngoài ra, để có thể thu thập số liệu phục vụ cho việc khảo sát, luận văn
cũng sử dụng các thủ pháp nghiên cứu cụ thể trong quá trình thực hiện như: các
thủ pháp phân loại và hệ thống hóa, thủ pháp phân tích, miêu tả, thủ pháp thống
kê, phân loại theo tiêu chí cụ thể vv nhằm đưa ra được những số liệu và những
dẫn chứng khoa học có tính xác thực cao nhất.
6. Tư liệu nghiên cứu
Dưới đây là những tư liệu mà luận văn tiến hành khảo sát, thống kê và miêu
tả trong luận văn từ 18 cuốn sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài được tạm
chia thành hai trình độ như sau:
Giáo trình Tiếng Việt cơ sở:
1. Phan Văn Giưỡng (2004), Tiếng Việt cho người nước ngoài, Tập 1, NXB
Trẻ, TP HCM

2. Phan Văn Giưỡng (2004), Tiếng Việt cho người nước ngoài, Tập 2, NXB
Trẻ, TPHCM
3. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004), Tiếng Việt dành cho người nước ngoài,
Tập 1, NXB GD, TPHCM
4. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004), Tiếng Việt dành cho người nước ngoài,
Tập 2, NXB GD, TPHCM
5. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004), Tiếng Việt dành cho người nước ngoài,
Tập 3, NXB GD, TPHCM
6. Nguyễn Việt Hương (1996), Thực hành Tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội
7. Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), Đào Văn Hùng, Nguyễn Văn Chính (2004),
Tiếng Việt cho người nước ngoài, Chương trình cơ sở, NXB ĐHQG, Hà Nội
8. Đoàn Thiện Thuật(chủ biên) (2004), Thực hành Tiếng Việt Trình độ A, Tập
1, NXB Thế giới, Hà Nội
9. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2004), Thực hành Tiếng Việt Trình độ A, Tập
2, NXB Thế giới, Hà Nội
Giáo trình Tiếng Việt nâng cao:
8

1. Mai Ngọc Chừ (2005), Học Tiếng Việt qua Tiếng Anh, NXB Thế giới, Hà
Nội
2. Trịnh Đức Hiển(chủ biên), (2004), Tiếng Việt cho người nước ngoài trình độ
nâng cao, ĐHQG, Hà Nội
3. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), (2004), Tiếng Việt dành cho người nước ngoài ,
Tập 4, NXB GD, TP HCM
4. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), (2004), Tiếng Việt dành cho người nước ngoài ,
Tập 5, NXB GD, TP HCM
5. Nguyễn Thiện Nam (1998), Tiếng Việt nâng cao, NXB GD, Hà Nội
6. Nguyễn Anh Quế (2000), Tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB VHTT Hà
Nội
7. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2004), Thực hành Tiếng Việt Trình độ B, NXB

Thế giới, Hà Nội
8. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên) (2001), Thực hành Tiếng Việt Trình độ C, NXB
Thế giới, Hà Nội
9. Viện ngôn ngữ học- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2004), Tiếng Việt nâng
cao dành cho người nước ngoài, NXB KHXH, Hà Nội
7. Bố cục luận văn
Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu trong luận văn, mục lục,
phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo theo quy định, bố cục
phần nội dung chính của luận văn được trình bày gồm ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát cơ sở lý thuyết hội thoại
Chương 1 giới thiệu các vấn đề lý luận liên quan đến lý thuyết hội thoại và
các yếu tố cấu thành hội thoại, tầm quan trọng của lý thuyết hội thoại trong nghiên
cứu và giảng dạy hội thoại Tiếng Việt. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến đặc điểm, cấu
trúc hội thoại.
Chương 2: Khảo sát đặc điểm hội thoại trong một số sách dạy Tiếng Việt cho
người nước ngoài
Ở chương này, chúng tôi tập trung khảo sát và nhận diện các đặc điểm của
hội thoại trong các sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay. Cụ thể là
18 đầu sách với 588 hội thoại. Qua đó chúng tôi có thể có những nhận định khách
quan logic và khoa học để đưa ra những đánh giá và nhận xét đúng đắn. Đồng
9

thời, trong chương 2, chúng tôi cũng tiến hành thống kê khảo sát các số liệu, bảng
biểu một cách chi tiết, cụ thể và đầy đủ để bảo tính chính xác và khách quan trong
quá trình đánh giá và nhận xét. Ngoài các đặc điểm cơ bản như: vai giao tiếp, đoạn
thoại, cặp thoại, hành vi ngôn ngữ, kết cục hội thoại , chúng tôi còn đưa ra số
liệu thống kê về các yếu tố khác đi kèm như: tranh ảnh, bảng từ, ngữ cảnh, câu
hỏi, bài tập kèm theo trong quá trình khảo sát.
Chương 3: Thiết kế bài giảng hội thoại Tiếng Việt cho người nước ngoài và
đề xuất một số bài hội thoại luyện nói theo chủ đề ở TĐCS

Đây là chương mà chúng tôi đã thiết kế, xây dựng có vận dụng việc nghiên
cứu và tìm hiểu hệ thống lý thuyết hội thoại ở chương 1 và lĩnh hội những kết quả
khảo nghiệm thực tế cụ thể qua phần khảo sát ở chương 2. Do vậy, chúng tôi mạnh
dạn đề xuất chương này với mong muốn làm thế nào để có thể dạy hội thoại Tiếng
Việt cho học viên người nước ngoài một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là mục đích
mà chúng tôi hướng tới khi chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm đoạn thoại trong
một số sách dạy Tiếng Việt hiện nay”.
10

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát cơ sở lý thuyết hội thoại
Bản chất của quá trình giao tiếp bao giờ cũng mang tính xã hội. Điều này
được thể hiện trước hết ở chỗ con người là một thực thể xã hội. Chỉ khi con người
giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ con người mới thực sự thoát khỏi cuộc sống
mang tính bản năng động vật để trở thành con người có ý thức, con người với bản
tính xã hội. Để quá trình giao tiếp đạt được kết quả mong đợi nhất đòi hỏi nội
dung hội thoại phải đảm bảo được tính nhất quán, khoa học cũng như đảm bảo
được tất cả các mục tiêu mà một quá trình giao tiếp hiệu quả hướng tới. Bởi vậy,
hội thoại không chỉ là sản phẩm của quá trình giao tiếp mà nó còn là cơ sở để hình
thành và phát triển quá trình giao tiếp.
Một số khái niệm cơ bản dưới đây sẽ phần nào cung cấp một số nội dung về
lý thuyết hội thoại để có thể tiếp cận một cách khoa học vấn đề đặt ra :
1.1. Hội thoại là gì?
Theo Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ
biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
”[2, tr. 201]
Còn theo Nguyễn Thiện Giáp: “Hội thoại là phương tiện phổ biến và cơ bản
nhất để dẫn dắt công việc của con người. Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản
của ngôn ngữ. Trong giao tiếp hội thoại luôn có sự hồi đáp giữa người nói và
người nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói

của từng người cũng tác động lẫn nhau ”[6, tr. 219]
Mặt khác, theo Nguyễn Đức Dân: “Các hành vi ngôn ngữ không đứng độc
lập, riêng lẻ. Chúng kế tiếp nhau thành chuỗi. Sự kết thúc của hành vi này là tiền
đề cho những hành vi tiếp theo, dù đó là lời của một người hay là lần lượt của hai
người. Chuỗi các hành vi đó tạo thành một hội thoại. ”[3, tr. 233]
Qua ba định nghĩa trên, có thể dễ dàng nhận thấy, “Hội thoại là hình thức
giao tiếp phố biến của ngôn ngữ. Hội thoại không phải là các hành vi ngôn ngữ
đứng độc lập mà chúng kế tiếp nhau thành chuỗi. Sự kết thúc của hành vi này là
tiền đề cho những hành vi tiếp theo.”
11

Tuy nhiên, không phải mọi cuộc hội thoại đều giống nhau. “Các cuộc hội
thoại có thể khác nhau ở một số đặc điểm như sau:
1. Chúng khác nhau về đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) ở
đó diễn ra cuộc hội thoại.
2. Sự khác biệt về số lượng người tham gia. “Số lượng nhân vật hội thoại
hay còn gọi là đối tác hội thoại hay đối tác - thay đổi từ hai đến một số lượng lớn.
Có những cuộc hội thoại tay đôi (song thoại), tay ba (tam thoại), tay tư hoặc nhiều
hơn nữa (đa thoại).
3. Các cuộc thoại còn khác nhau về cương vị và tư cách của những người
tham gia hội thoại. Cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại rất
khác nhau tùy theo các cuộc hội thoại, chẳng hạn như: tính chủ động hay thụ động
của đối tác, vị thế giao tiếp mạnh hay vị thế giao tiếp yếu
4. Sự khác nhau ở tính có đích hay không có đích. Những cuộc hội thoại
như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học có đích được xác định trước rõ
ràng. Những cuộc tán gẫu được xem là không có đích. Nói đến đích của hội thoại
cũng là nói đến đặc tính nội dung của cuộc hội thoại. Có những cuộc hội thoại
ngẫu hứng, tự do và những cuộc hội thoại được định trước về nội dung. Có những
cuộc hội thoại có nội dung nghiêm túc và có những cuộc hội thoại nói những
chuyện “tào lao”.

Và cuối cùng, là sự khác nhau về tính có hình thức hay không có hình thức.
Những cuộc thương nghị, hội thảo là những cuộc hội thảo mà hình thức tổ chức
khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ, còn những chuyện trò đời thường
không cần một hình thức tổ chức nào cả.”[2, tr. 203, 204]
1.2. Vận động hội thoại
Trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời, trao
đáp và tương tác.
1.2.1. Sự trao lời (allocution, allocution)
Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt
đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một
lượt lời. Chúng ta đã dùng kí hiệu SP chỉ người tham gia vào hội thoại. SP1 là vai
nói, SP2 là vai nghe. SP1, SP2 và SPn là các đối tượng hội thoại. Trao lời là vận
động mà SP1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía SP2
nhằm làm cho SP2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho SP2.
12

Trong lời trao, sự có mặt của SP1 là điều tất yếu. Sự có mặt đó thể hiện ở từ
xưng hô ngôi thứ nhất, ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, ở quan điểm của SP1 trong
nội dung của lượt lời trao.
Nói một cách tổng quát, ngay trước khi SP2 đáp lời, tức thực hiện sự trao
lời của mình, người nghe đã được đưa vào lượt lời, cùng tồn tại với ngôi thứ nhất “
tôi” trong lượt lời, thường xuyên kiểm tra và điều hành sự trao lời của SP1. Trong
hội thoại dù trong những cuộc đối thoại tùy ý, ngẫu hứng nhất, SP1 không hoàn
toàn tự do, muốn nói gì, nói theo cách nào thì nói. SP2 luôn luôn theo dõi anh ta
và SP2 sẽ có phản ứng nếu như lượt lời của SP1 có gì không phù hợp với SP2.
Chính vì vậy, phía mình, SP1 người trao lời phải lấn trước (anticipation,
anticipation) vào SP2 phải dự kiến trước, phải hình dung được SP2 về tâm lí, tình
cảm, sở thích, hiểu biết tình trạng công việc v.v trước khi nói. Không những thế,
SP1 còn phải dự đoán trước hiệu quả của lượt lời của mình, dự đoán cả cách đáp
lời của SP2 nữa. Hình ảnh tâm lí, vật lí, xã hội về SP2 càng đúng với SP2 bao

nhiêu thì khả năng thành công của sự trao lời và khả năng áp đặt điều SP1 muốn
nói trong hội thoại càng lớn bấy nhiêu.
1.2.2. Sự trao đáp (exchange, exchange)
Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi SP2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời
của SP1. Trong vận động trao đáp, cái lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp
nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm cùng với sự đổi thay liên tục vai nói, vai
nghe.
Cũng như sự trao lời, sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời
hoặc bằng lời, thường thì hai loại yếu tố này đồng hành với nhau.
Chúng ta đã biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ. Tất cả
các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể bằng các hành vi
ngôn ngữ tương thích với hành vi dẫn nhập lập thành cặp như hỏi/ trả lời, chào/
chào, cầu khiến/ nhận lời hoặc từ chối, cảm ơn/ đáp lời, xin lỗi/ đáp lời mà sau này
sẽ gọi là cặp kế cận.
1.2.3. Sự tương tác
Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua
lại với nhau biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc hội thoại, giữa các nhân vật có sự khác
biệt, đối lập, thậm chí trái ngược về các mặt (hiểu biết, tâm lí, tình cảm, ý muốn
v.v ). Không có sự khác biệt này thì giao tiếp thành thừa. Trong hội thoại và qua
13

hội thoại những khác biệt này giảm đi hoặc mở rộng ra, căng lên có khi thành
xung đột.
Hội thoại có thể ở hai cực: điều hòa, nhịp nhàng hoặc hỗn độn, vướng mắc
mà tiêu biểu là những cuộc cãi lộn. Ở những cuộc cãi lộn ngoài cử chỉ, điệu bộ và
ngữ điệu, sự trùng lời, dẫm đạp lên lượt lời của nhau, cướp lời của nhau là dấu
hiệu của cuộc chiến bằng lời này. Như vậy có nghĩa là trong các cuộc đối thoại
đều phải có sự hòa phối (synchronisation) các hoạt động của các đối tác về mọi
mặt, trước hết là hòa phối của lượt lời. Sự hòa phối nếu hoàn hảo thì cuộc hội
thoại sẽ diễn ra nghiêng về cực thứ nhất, nếu không tốt thì cuộc đối thoại nghiêng

về thế cực thứ hai.
Ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng cho
hội thoại, trong đó hai vận động đầu do từng đối tác thực hiện nhằm phối hợp với
nhau thành vận động thứ ba. Bằng vận động trao lời và trao đáp, các nhân vật hội
thoại sẽ hòa phối để thực hiện sự liên hòa phối. Đó là cốt lõi của vận động tương
tác.
1.3. Các yếu tố kèm lời và phi lời
Trong những cuộc đối thoại, ngoài việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ -
được hiểu theo nghĩa hẹp - bao gồm các đơn vị từ vựng và các đơn vị cú pháp,
chúng ta còn sử dụng những yếu tố kèm lời và những yếu tố phi lời.
Yếu tố kèm lời (paraverbal) là các yếu tố mặc dầu không có đoạn tính như
âm vị và âm tiết nhưng đi kèm với các yếu tố đoạn tính. Không một yếu tố đoạn
tính nào được phát âm ra mà không có yếu tố kèm lời đi theo. Những yếu tố kèm
lời gồm có: ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài và đỉnh giọng (pitch). Các yếu tố
này có vai trò biểu nghĩa, đặc biệt biểu nghĩa ngữ dụng của các yếu tố kèm lời là
hiển nhiên.
Yếu tố phi lời (non verbal) là những yếu tố không phải là những yếu tố kèm
lời được dùng trong đối thoại mặt đối mặt. Thuộc yếu tố phi lời là: cử chỉ, khoảng
không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định hướng cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt
(gesture, proxemics, body contact, posture and body orientation, facial expression,
gaze). Cũng được tính là tín hiệu phi lời những tín hiệu âm thanh như tiếng gõ,
tiếng kéo bàn, xô ghê, tiếng huýt sáo, tiếng còi v.v
Nói một cách tổng quát, chúng ta không thể loại bỏ các tín hiệu kèm lời và
phi lời khi giao tiếp bằng lời. Ngay cả khi chúng ta nói chuyện bằng điện thoại,
nghĩa là không đương diện với người đối thoại, không ít người vẫn “hoa chân múa
tay” với cái máy điện thoại kẹp ở cổ. Arbercrombie viết “chúng ta nói bằng các cơ
14

quan cấu âm nhưng chúng ta hội thoại với cả cơ thể chúng ta” Những sự kiện
kèm ngôn ngữ (paralinguistic) xuất hiện song song với ngôn ngữ nói, hòa lẫn vào

ngôn ngữ nói và cùng ngôn ngữ nói hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn
vẹn Do vậy, nghiên cứu về các hành vi kèm ngôn ngữ là một bộ phận của quá
trình nghiên cứu hội thoại.
1.4. Các quy tắc hội thoại
Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định. Nguyên lí chi phối các
quy tắc hội thoại là nguyên lí cộng tác bởi vì như đã nói hội thoại là một hoạt động
xã hội. Từ nguyên lí chung này mà các quy tắc hội thoại ràng buộc các đối tác hội
thoại trong một hệ thống những quyền lợi và trách nhiệm.
Thực ra, các quy tắc hội thoại không hoàn toàn xác định cũng không thật
chặt chẽ. C.K. Orecchioni cho rằng quy tắc hội thoại có những tính chất sau:
+ Trong hội thoại các quy tắc tổ chức điều hành tổ chức các đơn vị hội thoại. +
Quy tắc chuẩn tắc chi phối việc nói năng thế nào cho đạt được đích của mình.
+ Có những quy tắc hội thoại chung cùng cho mọi cuộc hội thoại nhưng cũng có
những quy tắc riêng cho mỗi loại hình, mỗi kiểu hội thoại.
+ Các quy tắc hội thoại gắn rất chặt với ngữ cảnh.
+ Các quy tắc hội thoại thể hiện rất khác nhau tuy theo từng xã hội và từng nền
văn hóa.
+ Nhìn chung, quy tắc hội thoại khá mềm dẻo, linh hoạt. (mềm dẻo, linh hoạt hơn
các quy tắc cú pháp)
+ Quy tắc hội thoại được thụ đắc một cách tuần tự từ thuở nhỏ nhưng không được
truyền thụ một cách hệ thống, cho nên phần lớn chúng được vận dụng một cách tự
phát.
Mặt khác, C.K. Orecchioni đã chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm:
Thứ nhất là các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời.
Thứ hai là những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại.
Thứ ba là những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.
Đỗ Hữu Châu cho rằng nên thêm một nhóm quy tắc nữa là nhóm quy tắc
điều hành nội dung của hội thoại.
15


Nghiên cứu hội thoại có nhiệm vụ tường minh hóa các loại quy tắc hội
thoại khác nhau đó, những quy tắc làm cơ sở, đứng đằng sau sự vận hành của hội
thoại.
1.4.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời gồm một hệ những điều khoản
mà Sacks và các đồng tác giả phát biểu như sau:
+ “Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên) trong một
cuộc hội thoại. Theo điều khoản này thì một cuộc hội thoại lí tưởng là cuộc hội
thoại có sự cân bằng về lượt lời.
Điều khoản cân bằng lượt lời này cũng có tác dụng về mặt nội dung: người
nào nói quá nhiều về mình trong cuộc hội thoại - dù nói theo kiểu tự khen hay kể
khổ - cũng đều đáng bị lên án.
+ Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói.
+ Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài, do đó cần có
những biện pháp để nhận biết khi nào thì một lượt lời chấm dứt.
+ Thứ tư, vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng
không bao giờ kéo dài.
+ Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác
kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.
+ Thứ sáu, trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không cố định,
trái lại luôn luôn thay đổi. Do đó một số phương tiện được dùng để chỉ định và
phân phối lượt lời là cần thiết.”[2, tr. 226- 227]
Đằng sau sự liên hòa phối là các quy tắc luân phiên lượt lời. Phải liên hòa
phối là để cho các quy tắc luân phiên lượt lời vận hành được tốt, mà các quy tắc
luân phiên lượt lời có vận hành tốt thì cuộc hội thoại mới có kết quả.
1.4.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại
Nội dung của một cuộc hội thoại được phân phối thành nội dung của các
lượt lời. Quy tắc luân phiên lượt lời có mục đích là phục vụ cho sự phát triển vấn
đề mà cuộc hội thoại chấp nhận làm nội dung. Bởi vậy, một cuộc hội thoại còn
cần đến những quy tắc điều hành nội dung của nó, đúng hơn là quy tắc điều hành

quan hệ giữa nội dung các lượt lời tạo nên cuộc hội thoại đó.
16

Các quy tắc điều hành nội dung của hội thoại theo đó là hai nguyên tắc
cộng tác hội thoại và nguyên tắc quan yếu.
1.4.2.1. Nguyên tắc cộng tác (cooperative principle)
Theo H.P. Grice, nguyên tắc cộng tác hội thoại có dạng tổng quát như sau:
Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được
hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương
hướng của một cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào.
Nguyên tắc này bao trùm bốn phạm trù mà Grice gọi là phạm trù lượng,
phạm trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức theo tinh thần các phạm trù
của nhà triết học Kant.
1. Phương châm về lượng
Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi (của
đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại). Đừng làm cho phần đóng góp
của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi.
2. Phương châm về chất
Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng.
Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ
Hãy quan yếu. (be relevant)
4. Phương châm cách thức
Tránh lối nói tối nghĩa.
Tránh lối nói mập mờ. (có thể hiểu nhiều nghĩa)
Hãy ngắn gọn. (tránh dài dòng)
Hãy nói có trật tự.
Có thể hiểu các phương châm đó một cách cụ thể như sau:
+ Phương châm về lượng: Nếu ai đó giúp tôi sửa xe, tôi mong đợi sự đóng
góp của người đó phù hợp không hơn không kém với điều tôi đang chờ đợi. Nếu

tôi cần bốn cái vít thì người đó đưa cho tôi không phải sáu, cũng không phải hai
cái vít.
+ Phương châm về chất: Tôi trông đợi một sự giúp đỡ thực sự chứ không
phải một sự giúp đỡ vớ vẩn. Nếu tôi cần đường để làm một chiếc bánh ga tô thì tôi
17

mong đợi người đó đưa cho tôi đường chứ không phải đưa cho tôi muối. Nếu tôi
cần một chiếc thìa thì tôi mong anh ta đưa tôi một chiếc thìa chứ không phải một
cái cặp chả.
+ Phương châm quan hệ: Tôi trông đợi sự giúp đỡ của người giúp tôi đúng
vào điều tôi đang cần ở thời điểm cụ thể của việc tôi đương làm. Nếu tôi đang
nhào bột làm bánh thì tôi không mong người giúp tôi đưa cho tôi cuốn sách hướng
dẫn làm bánh hoặc đưa tôi một cái dĩa để xiên thịt. (Mặc dầu cuốn sách làm bánh,
chiếc dĩa xiên thịt có thể cũng cần cho việc làm bánh nhưng không phải ở giai
đoạn nhào bột.)
1.4.2.2. Lý thuyết quan yếu
Quan yếu theo Grice là tính chất của phát ngôn xét trong quan hệ với các
phát ngôn khác, chủ yếu là với tiền ngôn trong ngôn cảnh với hướng và đích của
cuộc hội thoại. Không đối chiếu phát ngôn đang xem xét với tiền ngôn thì không
thể kết luận rằng nó có quan yếu hay không.
Khái niệm về hiệu lực đối với ngữ cảnh là cơ bản để xác định tính quan
yếu. Có thể nói, hiệu lực đối với ngữ cảnh là điều rất cần thiết của tính quan yếu
và trong những điều kiện giống nhau thì hiệu lực đối với ngữ cảnh càng cao thì
tính quan yếu của phát ngôn càng lớn. Một phát ngôn càng quan yếu với lượng tin
càng ít thì nó sẽ làm cho người nghe làm giàu thêm hoặc thay đổi càng nhiều hiểu
biết và quan niệm của anh ta.
“Theo C.K. Orecchioni, một phát ngôn có thể quan yếu về các phương diện
sau đây:
- Quan yếu về ngữ dụng: Một phát ngôn quan yếu về ngữ dụng khi nó có
những hệ quả đối với hành động, cách xử sự của những người tham gia hội thoại.

- Quan yếu về lập luận: Một phát ngôn quan yếu về lập luận khi nó có thể
làm cơ sở để người nghe rút ra được những suy ý làm thay đổi hiểu biết hay tín
điều của mình, hoặc để dẫn tới một lập luận nào đó cho dù phát ngôn có lượng tin
hay không.
- Quan yếu về hứng thú: Một phát ngôn được xem là quan yếu về hứng thú
khi những thông tin mà nó cung cấp có một hứng thú, gây ra được một sự quan
tâm nào đấy đối với người nghe. Có rất nhiều phát ngôn rất phong phú về lượng
tin nhưng không quan yếu chỉ vì nói không đúng lúc, đúng chỗ.
- Quan yếu về đề tài: Khi tham gia vào hội thoại, mọi người đều nhất trí với
nhau một chấp ước, đó là phát ngôn được nói ra trong cuộc hội thoại phải có quan
18

hệ với đề tài của cuộc hội thoại và qua quan hệ với đề tài mà có quan hệ với nhau.
Do chấp ước này mà chúng ta cố gắng tìm ra tính quan yếu với đề tài của những
phát ngôn có vẻ như không dính líu gì với câu chuyện đang nói.”[29, tr. 199]
Bởi vậy, làm cho phát ngôn đạt tính quan yếu tối ưu lại tùy thuộc vào hai
quy tắc, thứ nhất là quy tắc về quan hệ giữa tính quan yếu và lượng tin, thứ hai là
quy tắc về mối liên hệ giữa tính quan yếu và nỗ lực của người nghe để tìm ra dự
ước quan yếu. Theo quy tắc thứ nhất thì, một quy tắc chứa lượng tin càng thấp thì
càng quan yếu. Theo quy tắc thứ hai thì giữa nỗ lực tìm ra dự ước quan yếu và tính
quan yếu có tỷ lệ nghịch. Có nghĩa là quan yếu có thể có những mức độ khác
nhau. Theo Wilson và Sperber thì nỗ lực bỏ ra để tìm dự ước quan yếu càng lớn
thì tính quan yếu càng thấp.
Trên đây chỉ là sự trình bày đại lược những tư tưởng và khái niệm chính
của lý thuyết quan yếu. Với lý thuyết quan yếu, Wilson và Sperber chứng minh
rằng, tất cả phương châm hội thoại của Grice đều có thể quy về nguyên tắc quan
yếu. Như vậy, nguyên tắc quan yếu đóng vai trò là một siêu nguyên tắc đủ sức
giải thích không chỉ hoạt động giao tiếp mà còn là một siêu lý thuyết cho lý thuyết
tri nhận.
1.4.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân - phép lịch sự

1.4.3.1. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân
Quan hệ liên cá nhân giữa những người tham thoại cũng có tầm quan trọng
đặc biệt trong tương tác hội thoại. Đó là những nhân tố sẵn có trong cuộc tương
tác nhưng chúng nằm ngoài tương tác. Chúng liên quan tới quan hệ thân - sơ, quan
hệ vị thế xã hội, tuổi tác, quyền lực và được thể hiện khác nhau ở cộng đồng
người. Theo Nguyễn Đức Dân, quan hệ cá nhân được xem xét dưới các góc độ:
quan hệ ngang (quan hệ thân - sơ) và quan hệ dọc (quan hệ vị thế). Trong đó:
- Quan hệ ngang chỉ rõ mối quan hệ gần gũi, thân cận hay xa cách giữa
những người tham gia giao tiếp. Mối quan hệ này có thể thay đổi và điều chỉnh
trong quá trình hội thoại từ thân đến sơ hoặc ngược lại.
- Quan hệ dọc là quan hệ tôn ti trong xã hội tạo thành các vị thế trên dưới
trong giao tiếp. Quan hệ này được đánh dấu bằng yếu tố quyền lực. Quan hệ này
có tính chất tương đối và phụ thuộc vào những yếu tố khách quan như cương vị xã
hội, giới tính, tuổi tác
Có nhiều dấu hiệu thể hiện qua hệ vị thế như bằng lời, bằng cử chỉ hoặc
điệu bộ Hầu như mọi yếu tố trong hội thoại đều thể hiện quan hệ vị thế và điều
19

này được thể hiện khác nhau ở từng cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa. Do vậy, người
tham gia giao tiếp cần hiểu và nắm bắt được những quan niệm về vị thế giữa các
dân tộc, giữa các nền văn hóa để có những hành vi ứng xử đúng đắn.
1.4.3.2. Phép lịch sự
a. Định nghĩa lịch sự
- Theo Lakoff, lịch sự là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột diễn
ra trong diễn ngôn. Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc
tương tác được thuận lợi.
- Còn Brown và Levinson đưa ra định nghĩa về lịch sự dựa trên khái niệm
thể diện (face), đó là hình ảnh về ta - cộng đồng mà mỗi thành viên muốn mình có
được. Thể diện gồm thể diện âm tính và thể diện dương tính. Thể diện âm tính có
nghĩa là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được hành động tự do theo

như mình đã chọn lựa. Còn thể diện dương tính là cái được phản ánh trong ý muốn
của mình được ưa thích, tán thưởng, tôn trọng và đánh giá cao.
b. Các thuyết về lịch sự
Lakoff nêu lên ba loại quy tắc lịch sự. Đó là quy tắc không được áp đặt,
quy tắc dành cho người đối thoại sự lựa chọn và quy tắc khuyến khích tình cảm
bạn bè.
- Quy tắc không được áp đặt thích hợp với những ngữ cảnh trong đó, giữa
những người tham gia tương tác có những khác biệt được nhận biết về quyền lực
và cương vị như giữa sinh viên và chủ nhiệm khoa, giữa công nhân và ông giám
đốc nhà máy.
- Quy tắc dành cho người đối thoại sự lựa chọn thích hợp với những ngữ
cảnh, trong đó người tham gia có quyền lực và cương vị gần tương đương với
nhau nhưng không gần gũi về quan hệ xã hội. Ví dụ như giữa thương nhân và
khách hàng mới, giữa hai người không quen biết nhau trong phòng bệnh. Dành
cho sự lựa chọn có nghĩa là bày tỏ ý kiến sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của
mình có thể không được biết đến mà không bị bác bỏ hay từ chối.
- Quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè thích hợp với bạn bè gần gũi hoặc
thực sự thân mật với nhau. Nguyên tắc chi phối ở đây không phải là chỉ dừng ở
chỗ tỏ ra quan tâm thực sự lẫn nhau mà còn tỏ ra săn sóc nhau, tin cậy nhau bằng
cách “thổ lộ hết tâm can với nhau”.
20

Khác với quy tắc lịch sự của Lakoff, quy tắc lịch sự của Leech dựa trên hai
khái niệm tổn thất và lợi ích. Ông đưa ra sáu phương châm lịch sự lớn và một số
phương châm phụ khác. Các phương châm cụ thể đó là:
1. Phương châm khéo léo
a. Giảm thiểu tổn thất cho người. (other)
b. Tăng tối đa lợi ích cho người. (other)
2. Phương châm rộng rãi
a. Giảm thiểu lợi ích cho ta.

b. Tăng tối đa tổn thất cho ta.
3. Phương châm tán thưởng
a. Giảm thiểu sự chê bai đối với người.
b. Tăng tối đa khen ngợi người.
4. Phương châm khiêm tốn
a. Giảm thiểu khen ngợi ta.
b. Tăng tối đa sự chê bai ta.
5. Phương châm tán đồng
a. Giảm thiểu sự bất đồng giữa người và ta.
b. Tăng tối đa sự đồng ý giữa người và ta.
6. Phương châm thiện cảm
a. Giảm thiểu ác cảm giữa người và ta.
b. Tăng tối đa thiện cảm giữa người và ta.
Theo Leech, những phương châm trên có tính chuyên dụng đối với những
hành vi ở lời nhất định. Mức độ lịch sự của một hành vi ở lời theo ông phụ thuộc
vào ba nhân tố. Đó là: bản chất của hành vi, hình thức ngôn từ thể hiện hành vi và
mức độ quan hệ giữa người cầu khiến và người được cầu khiến.
c. Kết luận
Có thể nói, quy tắc lịch sự chi phối quan hệ giữa thể diện của người nói và
thể diện của người nghe trong hội thoại. Phép lịch sự có hiệu lực giải thích các
phát ngôn, các cách thức nói năng và giải thích cái mà ngữ dụng học thường đề
cập tới là hàm ngôn và hành vi gián tiếp.
21

Trong hội thoại, một mặt người nói phải tự làm nổi mình lên (thể diện
dương tính), mặt khác lại phải tôn trọng thể diện của bên đối tác. Trong hội thoại,
phải tôn trọng lãnh địa của người nhưng cũng phải làm sao cho lãnh địa của mình
không bị xúc phạm.
Lịch sự là hiện tượng có tính phổ quát đối với mọi xã hội trong mọi lĩnh
vực tương tác. Không lịch sự thì cuộc sống dường như không thể chịu đựng nổi.

Bởi lịch sự trước hết là vấn đề văn hóa nên nó mang tính đặc thù của mỗi nền văn
hóa. Vì thế xã hội nào cũng cần phải có lịch sự, nhưng cái gì là lịch sự, đến mức
độ nào là lịch sự và biểu hiện thế nào là lịch sự lại bị quy định bởi riêng từng nền
văn hóa.
1.5. Thương lượng hội thoại
Hội thoại là một vận động, từ khi các nhân vật hội thoại gặp nhau bắt đầu
cuộc tiếp xúc cho đến khi kết thúc, nội dung không phải được đặt ra từ đầu và giữ
nguyên vẹn không thay đổi. Phải trải qua một cuộc thương lượng, các đối tác mới
đạt được một sự thỏa thuận về nội dung và hình thức cho cuộc hội thoại. Nói tóm
lại, thương lượng không chỉ xảy ra lúc khởi đầu mà nó còn xuất hiện liên tục trong
diễn tiến của hội thoại.
1.5.1. Đối tượng thương lượng
Các đối tác có thể thương lượng về:
1.5.1.1. Hình thức của hội thoại
Các nhân vật phải thỏa thuận về ngôn ngữ được dùng. Ngay cả nói chuyện
với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, vẫn phải có sự thương lượng về phong cách, về giọng
điệu vv
1.5.1.2. Cấu trúc của hội thoại
Thương lượng về các đoạn mở đầu, kết thúc, về sự phân bố lượt lời. Tất
nhiên, trong hội thoại có thể xuất hiện những “va chạm” về lượt, về vị thế vv
Nhưng tất cả những va chạm này sẽ phải được giải quyết thông qua thương lượng.
1.5.1.3. Lí lịch và vị thế giao tiếp của các đối tác
Như đã đề cập ở trên, quan hệ liên cá nhân tác động mạnh đến hội thoại.
Đặc biệt là trong những cuộc hội thoại giữa những người gặp nhau lần đầu, họ
phải thương lượng để dò tìm lí lịch của nhau.
22

Ngoài ra, trong hội thoại còn có vị thế giao tiếp. Ai là người chủ động điều
khiển cuộc thoại, nêu vấn đề, ai là người bị chế ngự trong cuộc hội thoại, tất cả
những điều này đều qua thương lượng về vị thế giao tiếp mà xác lập và qua lực

lượng trong diễn tiến hội thoại mà biến đổi.
1.5.1.4. Các yếu tố ngôn ngữ
Các nhân vật hội thoại còn phải thương lượng về từ ngữ được dùng, thương
lượng về ý nghĩa của chúng, về câu cú. Không phải chỉ vì trình độ ngôn ngữ của
các đối tác không đồng đều mà ý nghĩa của từ ngữ, của câu cú trong giao tiếp cũng
thay đổi, trong chừng mực nhất định, chúng còn mang ý nghĩa do cuộc hội thoại
mang lại.
1.5.1.5. Nội dung hội thoại
Các nhân vật hội thoại phải thương lượng với nhau về các vấn đề được đưa
ra trò chuyện với nhau. Trong các cuộc hội thoại thường ngày, có thể A thích đề
tài này, B thích đề tài khác, C lại thích đề tài khác nữa Lúc đó, vận động thương
lượng đề tài sẽ được đặt ra. Ngay cả khi A muốn kết thúc nhưng B, C chưa muốn,
cũng phải qua thương lượng mới có thể quyết định được việc chấm dứt hội thoại.
Như vậy, biểu hiện đầu tiên của thương lượng về nội dung cuộc hội thoại là
thương lượng về đề tài. Cần có sự phân biệt về đề tài và chủ đề. Đề tài là mảng
hiện thực được lựa chọn để đề cập đến trong hội thoại. Chủ đề là chiều hướng phát
triển của đề tài đó. Chủ đề sẽ quyết định đích của hội thoại. Dẫn nhập đề tài và xác
lập chủ đề là bộ phận cần nghiên cứu trong hội thoại. Trong quá trình hội thoại
kéo dài, không phải cứ hết một đề tài diễn ngôn là cuộc hội thoại kết thúc. Trong
quá trình hội thoại có thể có sự thay đổi đề tài hay lảng tránh đề tài. Có khá nhiều
cuộc hội thoại trong đó, đề tài chính lúc ẩn, lúc hiện, lúc bị lãng quên, lúc được
phục hồi trở lại. Những biến hóa đó của đề tài diễn ngôn cũng phải qua thương
lượng mới có được.
Nói tóm lại, về mặt nội dung, trong một cuộc hội thoại, các đối tác vừa
trình bày tư tưởng, quan điểm của mình, vừa tiến hành thương lượng với đối tác để
mong có được sự nhất trí của đối phương.
1.5.2. Phương thức thương lượng
Việc thương lượng sẽ diễn ra tùy theo các yếu tố sau:
1.5.2.1. Thời gian thương lượng
23


Thương lượng có thể xuất hiện ở ngay đầu cuộc hội thoại sau một thời gian
dò dẫm mở thoại, dò dẫm để xác lập quan hệ hội thoại (xem đối tác có bắt lời
mình, có chịu hợp tác làm hội thoại với mình hay không) một cách trực tiếp hay
gián tiếp, đồng thời, vừa trò chuyện vừa thương lượng.
1.5.2.2. Thể thức thương lượng
Thương lượng có thể dùng các dấu hiệu ngôn ngữ, có thể dùng dấu hiệu
kèm lời hay phi lời. Đôi khi cuộc thương lượng phải cần đến một trọng tài, trọng
tài là một người thứ ba nào đó mà cũng có thể là một cuốn sách hay một quyển từ
điển vv
Trong các phương thức thương lượng thì phương thức thương lượng để dẫn
nhập đề tài diễn ngôn là đáng chú ý nhất.
Ở các cuộc hội thoại đời thường giữa bạn bè, thương lượng đề tài thường
diễn ra theo lối “tung quả bóng thăm dò” và theo lối thử và sai lầm. Người muốn
đưa đề tài tung ra một đề ở lời và chờ xem phản ứng của đối tác thế nào. Nếu đối
tác không hưởng ứng thì thôi, chuyển sang quả bóng thăm dò khác. Cũng có khi
hai, ba đối tác lần lượt ném ra đề ở lời của mình để cho những người tham gia hội
thoại quyết định đề tài nào sẽ là đề tài diễn ngôn. Các đối tác sẽ dùng các hành vi
ngôn ngữ khác nhau tung quả bóng đề tài để thăm dò. Hành vi hỏi là hành vi
thường được dùng nhất để đưa ra đề tài ở lời. Vì thế, việc nghiên cứu các hành vi
dẫn nhập đề tài diễn ngôn là một việc nghiên cứu hết sức thú vị.
1.5.2.3. Kết cục hội thoại
Các cuộc hội thoại có thể có các kết cục dưới đây:



Kết cục hội thoại














Thành công



Thất bại










Thỏa thuận
Tự nguyện liên kết

Mỗi người giữ vững
lập trường riêng

Liên kết miễn
cưỡng
Trong đó, “Thỏa thuận” là kết cục lý tưởng nhất trong đó hai phía tham gia
hội thoại tác động lẫn nhau và đạt được sự hài hòa. Đây là kiểu hội thoại mà lợi
ích của cả SP1 và SP2 đã đồng nhất từ đầu.
Còn “Liên kết tự nguyện” thì kém hơn, trong đó một phía phải chấp nhận
lập trường của phía bên kia nhưng là sự chấp nhận một cách hoàn toàn tự nguyện.
Hay nói cách khác, lợi ích của cả SP1 và SP2 dễ dàng tương hợp.
24

“Mỗi người giữ vững lập trường riêng” là loại hội thoại mà cả SP1 và SP2
đều “bướng bỉnh” không chịu nhượng bộ. Nói cách khác, chúng đều “cứng đầu
cứng cổ” với nhau. Mỗi bên đều tìm cách giữ lập trường riêng của mình và nhất
định không chịu tìm tiếng nói chung.
Cuối cùng, “Liên kết miễn cưỡng” là loại hội thoại mà cả hai đối tác sẽ
nhượng bộ nhau. Nhưng sự nhượng bộ giữa chúng là miễn cưỡng và sự thành
công của hội thoại chỉ là hình thức bên ngoài chứ lợi ích của hai bên không được
hài hòa một cách trọn vẹn như “Tự nguyện miễn cưỡng”.
1.6. Cấu trúc hội thoại
Có 3 trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Đó là:
+ Trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ ( conversation analysis)
+ Trường phái phân tích diễn ngôn ở Anh (discourse analysis)
+ Trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sỹ (Geneve) và Pháp
Do điều kiện hạn chế nên luận văn của chúng tôi xin chỉ trình bày một cách
tóm lược quan điểm về cấu trúc hội thoại của trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ
và trường phái phân tích diễn ngôn ở Anh. Luận văn sẽ tập trung nhiều hơn vào
quan điểm về cấu trúc hội thoại của trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ -
Pháp.
1.6.1. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ
Theo trường phái này, nghiên cứu đơn vị và cấu trúc các đơn vị hội thoại

gồm có bốn vấn đề là:
+ Đơn vị hội thoại (cụ thể là các lượt lời)
+ Cặp kế cận.
+ Cấu trúc được ưa thích.
+ Cặp chêm xen.
1.6.2. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn ở
Anh
Đây được xem là nền tảng của lý thuyết phân tích diễn ngôn. Theo quan điểm
của trường phái này, các cuộc hội thoại có cấu trúc năm bậc như sau:

×