Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục lỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 118 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







LƯU DINH





Những điều cần chú ý khi sinh viên Việt
Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc
phục lỗi




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC










HÀ NỘI, 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài ………………………………………… 1
2. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………… 2
3. Nhiệm vụ của luận văn…………………………………………… 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………… 3
5. Cấu trúc của luận văn……………………………………………… 3
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN……… 4
1.1. Đối chiếu ngữ âm tiếng Hán và tiếng Việt………………….… 5
1.1.1. Đối chiếu đặc điểm của âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt……… 6
1.1.1.1. Đối chiếu đặc điểm của âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt… … 6
1.1.1.2. Một vài nhận xét về âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt…… … 8
1.1.2. Đối chiếu phụ âm tiếng Hán và tiếng Việt………….………… 9
1.1.2.1. Phụ âm trong tiếng Hán…………………………………… …10
1.1.2.2. Phụ âm trong tiếng Việt…………………………………… 15
1.1.2.3. Một vài nhận xét về phụ âm tiếng Hán và tiếng Việt…… … 17
1.1.3. Đối chiếu vần trong tiếng Hán và tiếng Việt……………… … 19
1.1.3.1. Vần trong tiếng Hán……………….………………………… 19
1.1.3.2. Vần trong tiếng Việt………………………….……………… 25
1.1.3.3. Một vài nhận xét về nguyên âm tiếng Hán và tiếng Việt…… 27
1.1.4. Đối chiếu thanh điệu tiếng Hán và tiếng Việt ……………… ….28
1.1.4.1. Thanh điệu tiếng Hán………………………………………… 29
1.1.4.2. Thanh điệu tiếng Việt……………………………………….….35
1.1.4.3. Một vài nhận xét về thanh điệu tiếng Hán và tiếng Việt……….37

1.1.5. Nhận xét chung về đối chiếu ngữ âm tiếng Hán và tiếng việt… 39
1.2. Cách hiểu về lỗi và lỗi ngữ âm khi học tiếng Hán…………… 40
1.2.1. Lỗi và lỗi ngữ âm……………………………………………… 40
1.2.2. Lỗi ngữ âm khi học tiếng Hán………………………… …… 41
Tiểu kết…………………………………………………………………42
CHƢƠNG 2: LỖI NGỮ ÂM TIẾNG HÁN CỦA SINH VIÊN VIỆT
NAM Ở NHỮNG ĐẠI HỌC TỈNH VÂN NAM…………………… 44
2.1. Xây dựng các dạng trắc nghiệm để khảo sát lỗi……………… 44
2.1.1. Dạng trắc nghiệm trích dẫn điển hình……………………….… 45
2.1.2. Vấn đề chọn đối tượng khảo sát lỗi phát âm …………… … 51
2.1.3. Các bước tiến hành thu thập tài liệu……… …………….…… 54
2.2. Miêu tả các dạng lỗi ngữ âm của người học Việt Nam…………55
2.2.1. Tiêu chí phân loại các dạng lỗi………………………………… 55
2.2.2. Mô tả các dạng lỗi phát âm ngữ âm tiếng Hán………………… 55
2.2.2.1. Dạng lỗi phát âm phụ âm đầu tiếng Hán……………………….55
2.2.2.2. Dạng lỗi phát âm nguyên âm………………………………… 58
2.2.2.3. Dạng lỗi phát âm thanh điệu trong các từ đơn………………….62
2.2.2.4. Dạng lỗi phát âm biến đổi thanh điệu………………………… 64
Tiểu kết……………………………………………………………… 68
CHƢƠNG 3:
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH KHẮC
PHỤC………………………………………………………… ………72
3.1. Những nguyên nhân gây lỗi…………………………………… 72
3.1.1. Nguyên nhân khách quan……………………………………… 72
3.1.1.1. Tiếng Hán với tƣ cách là việc dạy - học ngôn ngữ thứ hai….….72
3.1.1.2. Sự tiếp xúc ngôn ngữ………………………………………… 75
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan………………………………………… 80
3.1.2.1. Lỗi do tâm lý của ngƣời học……………………………………80
3.1.2.2. Lỗi do không nhớ đƣợc quy tắc ―biến đổi thanh điệu‖của tiếng
Hán…………………………………………………………………… 81

3.1.2.2.3. Lỗi do ý thức về việc rèn luyện phát âm…………………… 82
3.2. Các biện pháp khắc phục các lỗi phát âm tiếng Hán……… …83
3.2.1. Truyền đạt kiến thức ngữ âm…… …………………….……… 84
3.2.2. Ý thức của người học đối với lỗi………………………….…… 85
3.2.3. Giải pháp đề nghị đối với việc khắc phục lỗi ngữ âm……….… 86
3.2.3.1. Phần phụ âm đầu… ………………………………………… 89
3.2.3.2. Phần vần… ………………………………………………… 94
3.2.3.3. Hệ thống thanh điệu………………………………………… 99
Tiểu kết……………………………………………………………… 107
KẾT LUẬN………………………………………………………… 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 114
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam và Trung Hoa từ lâu vốn có quan hệ truyền thống là láng
giềng hữu nghị, là bạn và là đối tác quan trọng của nhau. Ngày nay Trung
Quốc đã trở thành một quốc gia lớn mạnh và có vị thế cùng sức ảnh
hƣởng ngày càng to lớn trên trƣờng quốc tế. Chính vì thế mà những năm
trở lại đây ở Việt Nam ngày càng có nhiều ngƣời học tiếng Hán và đã
xuất hiện trào lƣu học tiếng Hán ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của quan hệ Việt Trung, quan hệ về kinh tế
chính trị giữa hai nƣớc không ngừng tiến triển. Hai bên đều cần đến một
số lƣợng lớn nhân tài tinh thông cả hai ngôn ngữ Việt Trung. Trung Quốc
hiện có hàng chục trƣờng đại học có khoa tiếng Việt chuyên ngành, hàng
năm có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt. Việt
Nam hiện có không ít số sinh viên đang học tiếng Hán. Hàng năm có
hàng nghìn sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc để học tiếng Hán và con
số này liên tục tăng dần theo mỗi năm.
" Cơn sốt tiếng Hán " đã thúc đẩy sự nghiệp giảng dạy tiếng Hán đối
ngoại phát triển, theo đó làm thế nào để nâng cao trình độ giảng dạy Hán
ngữ đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu. Ngữ âm là mắt xích đầu

tiên trong quá trình học ngôn ngữ, đồng thời cũng là cơ sở của việc học
tập ngôn ngữ. Do vậy mà việc học ngữ âm là vô cùng quan trọng. Nó ảnh
hƣởng đến toàn bộ quá trình học ngôn ngữ, thậm chí quyết định sự thành
bại của ngƣời học. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài ―Những điều đáng
chú ý khi sinh viên Việt Nam học ngữ âm tiếng Hán và cách khắc phục
lỗi‖ nhằm góp phần cho cơ sở đào tạo tiếng Hán cho sinh viên nƣớc
ngoài.
2. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn này sẽ góp phần cung cấp những phân tích ngữ âm học cho
giáo viên dạy tiếng Hán cho ngƣời Việt Nam và cho ngƣời Việt Nam học
tiếng Hán. Nó giúp cho giáo viên và sinh viên hiểu biết rõ ngữ âm tiếng
Hán và khắc phục những lỗi ngữ âm khi học tiếng Hán, qua đó nâng cao
trình độ giảng dạy tiếng Hán cho ngƣời Việt. Ngoài ra, luận văn này cũng
có thể cho những ngƣời có hứng thú về tìm hiểu tiếng Hán - một ngôn
ngữ lâu đời - dùng làm tài liệu tham khảo.
3. Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu những nghiên cứu cơ bản đã có liên quan đến ngữ âm tiếng
Hán và tiếng Việt.
- Nhận diện đặc điểm hay sự khác biệt của ngữ âm tiếng Hán và ngữ
âm tiếng Việt theo cách nhận thức của mình.
- Quá đó nhận diện những lỗi ngữ âm của sinh viên Việt Nam với trình
độ tiếng Hán khác nhau khi học tiếng Hán ở một địa bản cụ thể là tỉnh
Vân Nam.
- Sau đó đề xuất cách khắc phục những lỗi ấy khi dạy tiếng Hán.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng thao tác nghiên cứu đối chiếu tiếng Hán và tiếng
Việt. Thông qua việc miêu tả lần lƣợt đặc điểm ngữ âm của hai ngôn ngữ,
tìm ra sự khác biệt và tƣơng đồng giữa chúng. Nhƣng nghiên cứu này đặt
trọng tâm là giải quyết vấn đề xuất phát từ tình hình thực tế. Cho nên,

chúng tôi chủ yếu dùng thao tác thực nghiệm bằng cách tiến hành những
bài trắc nghiệm cụ thể và khoa học đối với tình hình thực tế học tiếng
Hán của sinh viên Việt Nam (ở những Đại học của tỉnh Vân Nam). Luận
văn cũng sẽ điều tra xác suất và căn cứ vào các số liệu thu đƣợc trên địa
bản để tiến hành tổng hợp và phân tích tìm ra những lỗi phát âm dễ mắc
phải của sinh viên Việt Nam trong quá trình học tiếng Hán.
Trên cơ sở kiến thức cơ bản của ngữ âm học, cộng với kinh nghiệm
giảng dạy, chúng tôi sẽ đề xuất những cách có hiệu quả tích cực để sửa
chữa những lỗi về ngữ âm của sinh viên Việt Nam.
5. Cấu trúc của luận văn.
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, sẽ bao gồm
ba chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài luận văn
Trong chƣơng này luận văn sẽ trình bày một số nội dung lý thuyết
liên quan đến luận văn. Cụ thể:
- Trình bày các đặc điểm của ngữ âm tiếng Hán và ngữ âm tiếng Việt.
Từ đó tiến hành đối chiếu để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa
chúng. Đồng thời phân tích nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau
đó theo cách nhìn của mình.
- Tìm hiểu về quan niệm lỗi ngữ âm và lỗi ngữ âm khi học tiếng Hán.
Chương 2: Lỗi ngữ âm tiếng Hán của sinh viên Việt Nam học ở một
số Đại học của tỉnh Vân Nam
- Tình hình mắc lỗi ngữ âm tiếng Hán
của sinh viên Việt Nam ở những Đại học của tỉnh Vân Nam.
- Kết quả và số liệu điều tra.
Chương 3: Phân tích nguyên nhân gây lỗi và đề xuất cách khắc phục
Chƣơng này phân tích những lỗi ngữ âm của sinh viên Việt Nam và
đề xuất phƣơng pháp luyện tập nằm mục đích khắc phục lỗi ngữ âm có
hiệu quả. Từ đó, ứng dụng vào việc soạn phần ngữ âm trong sách ―Hán
Ngữ Hiện Đại‖ dành cho sinh viên Việt Nam.



















Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1. Đối chiếu ngữ âm tiếng Hán và tiếng Việt
Việc nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ trong ngôn ngữ học có lịch sử
rất lâu dài. Trƣớc đây, nghiên cứu đối chiếu thƣờng gắn liền với nghiên
cứu loại hình nhằm phục vụ cho việc phân loại loại hình. Hiện nay,
nghiên cứu đối chiếu ở Trung Quốc, Việt Nam cũng nhƣ những nƣớc
khác, góp phần rất nhiều vào việc dạy tiếng, học tiếng và dịch.
Quan hệ qua lại giữa hai nƣớc Trung Việt đã có từ lâu. Do quan hệ
đó, văn hoá hai nƣớc cũng ảnh hƣởng lẫn nhau. Tiếng Hán đƣợc tiếng
Việt vay mƣợn từ thế kỷ thứ V. Sau khi từ Hán Việt du nhập vào hệ thống
từ vựng tiếng Việt, một bộ phận tiếng Việt chịu ảnh hƣởng của các quy

luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Hán. Trải qua các triều đại
tiếp theo cho đến ngày nay, do quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp một cách
lâu dài với tiếng Hán nên tiếng Việt đã tiếp nhận có hệ thống một khối
lƣợng to lớn các từ ngữ của tiếng Hán thuộc đủ mọi lĩnh vực hoạt động.
Nhƣ vậy, cho đến bây giờ, trong vốn từ vựng của tiếng Việt ƣớc chừng có
tới 75% là từ gốc Hán (ví dụ: đầu, thân, thể, thủ, bệnh, buồng, mùi, mùa,
gan, gần, vốn, ván, v.v…). Trên thực tế, ngữ âm tiếng Hán cũng có ảnh
hƣởng to lớn đối với ngữ âm tiếng Việt. Chính vì vậy, ngữ âm tiếng Việt
và tiếng Hán có nhiều điểm giống nhau và cũng có điểm khác nhau.
Chính vì thế, việc nhận diện đặc điểm ngữ âm của hai ngôn ngữ không
phải là một chuyện dễ. Sau đây là cách nhận diện của chúng tôi.
1.1.1. Đối chiếu đặc điểm của âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt
Âm tiết là những khúc đoạn nhỏ nhất có thể nghe đƣợc trong chuỗi
lời nói. Mỗi âm tiết đƣợc phát âm nghe thành một tiếng. Phát ngôn có bao
nhiêu tiếng là có bấy nhiêu âm tiết. Về phƣơng diện phát âm, âm tiết có
tính chất toàn vẹn, không thể phân cắt đƣợc là vì nó đƣợc phát âm bằng
một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm. Mỗi lần phát âm một âm
tiết, cơ thịt của bộ máy phát âm căng lên rồi chùng xuống. Có bao nhiêu
lần căng - chùng nhƣ vậy là có bấy nhiêu âm tiết. Phát âm bao giờ cũng
bao gồm một chuỗi những đợt căng – chùng nhƣ thế. Mỗi âm tiết khi phát
âm đều phải trải qua ba giai đoạn: - Tăng cƣờng độ căng của cơ thịt
- Giữ đỉnh điểm độ căng
- Giảm dần độ căng.
Cấu tạo, chức năng và vai trò của âm tiết trong ngôn ngữ có liên quan
đến loại hình ngôn ngữ. Tiếng Việt và tiếng Hán là những ngôn ngữ cùng
một loại hình, đều là ngôn ngũ đơn lập không biến đổi hình thái. Cho
nên xác định số lƣợng và ranh giới âm tiết trong một phát ngôn là việc
không khó. Chính vì vậy, đặc điểm âm tiết của hai ngôn ngữ này hầu hết
là giống nhau, nhƣng về chi tiết vẫn có một số điểm khác nhau.
Âm tiết của tiếng Hán và tiếngViệt đều có cấu trúc hai bậc: bậc thứ

nhất bao gồm những thành tố trực tiếp của nó đƣợc phân định bằng
những ranh giới có ý nghĩa hình thái học, bậc thứ hai bao gồm những
thành tố của phần vần, chỉ có chức năng khu biệt thuần tuý. Nhìn một
cách tổng quát, âm tiết có cấu trúc nhƣ sau:
Âm tiết

I… Thanh điệu Âm đầu Phần vần

II… Âm đệm Âm chính Âm cuối
Theo sơ đồ trên, âm tiết của hai ngôn ngữ có dạng đầy đủ nhất đều
phải có năm thành phần. Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ có
thanh điệu. Thanh điệu không phải là đơn vị đoạn tính, nhƣng có chức
năng khu biệt ý nghĩa của từ. Tiếng Việt có 6 thanh, còn tiếng Hán chỉ có
4 thanh. Ngoài 4 thanh điệu ra, ở tiếng Hán trong tình hình cụ thể, một số
âm tiết có hiện tƣợng biến đổi về thanh điệu.
Âm đầu trong tiếng Việt bao giờ cũng do các phụ âm đảm nhiệm.
Các âm tiết nhƣ ―ăn‖ ―uống‖ có âm đầu là phụ âm tắc thanh hầu. Ngoài
các phụ âm ra, âm đầu trong tiếng Hán còn có thể do bán nguyên âm hoặc
bán phụ âm y và w đảm nhiệm, ví dụ trong các âm tiết ―wǎn‖ ―yī‖. Điều
này là điểm khác nhau quan trọng trong âm đầu giữa âm tiết tiếng Hán và
tiếng Việt.
Âm đệm của tiếng Hán nhiều hơn và phức tạp hơn tiếng Việt. Âm
đệm của tiếng Việt do bán nguyên âm /u/ đảm nhiệm, chẳng hạn trong
―toán‖ ―quả‖, hoặc do một âm vị /zêrô/ đảm nhiệm, ví dụ: ―đi‖ , ―danh‖.
Ở trƣờng hợp thứ hai, ngƣời ta cũng nói là các âm tiết không có âm đệm.
Âm đệm của tiếng Hán do các bán nguyên âm /i/, /u/ và /ü/ đảm nhiệm,
chẳng hạn: ―qián‖, ―duān‖ và ―juàn‖(ü đứng sau j, q và x phải ghi bằng
con chữ u), hoặc cũng có thể do âm vị /zêrô/ đảm nhiệm.
Âm chính của tiếng Hán và tiếng Việt giống nhau, đều do các âm vị
nguyên âm đảm nhiệm.

Âm cuối của tiếng Việt do phụ âm và bán nguyên âm đảm nhận. Hai
hệ thống phụ âm đầu và cuối trong tiếng Việt làm thành hai đối hệ khác
nhau, có vị trí, chức năng khác nhau trong cấu trúc âm tiết. Âm cuối của
tiếng Hán chỉ do hai phụ âm vang mũi (-n, -ng) đảm nhận. Chính vì vậy,
số lƣợng âm cuối và tính quan trọng trong âm tiết của hai ngôn ngữ khác
nhau. Chúng tôi tiếp theo nêu rõ điều này trong phần sau.
1.1.1.2. Một vài nhận xét về âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt
- Cấu trúc âm tiết tiếng Hán và tiếng Việt giống nhau. Hai ngôn ngữ
đều là ngôn ngữ có thanh điệu và âm tiết tính. Đây là điểm giống nhau.
- Mỗi âm tiết tiếng Việt đƣợc viết thành một khối. Chữ viết và âm
tiết của tiếng Hán có quan hệ tƣơng ứng với nhau. Một chữ viết thƣờng
có một âm tiết tƣơng ứng, nhƣng vẫn có một số ngoại lệ. Nói cách khác,
trong tiếng Hán, một âm tiết có thể tƣơng ứng với nhiều chữ viết. Chính
vì vậy, tiếng Hán có 21 phụ âm, 39 vần nguyên âm. Dựa vào những quy
tắc kết hợp nhất định, có 395 âm vận. Những âm vận này kết hợp với 4
thanh điệu sẽ có 1200 âm tiết. Tất cả 1200 âm tiết này tƣơng ứng với
khoảng 45.000 chữ viết khác nhau. Còn tiếng Việt có 22 phụ âm đầu và
159 vần. Kết hợp với sáu thanh điệu sẽ có 16882 âm tiết. Nhƣng chỉ có
36% là những âm tiết thực sự đƣợc sử dụng. Âm tiết thực dụng hàng
ngày của tiếng Việt gồm 6149 đơn vị. Quan niệm này là quan niệm của
ông Hoàng Bá Vinh và ông Liêu Tự Đông, nhà ngôn ngữ học Trung
Quốc.
Tóm lại, âm tiết của tiếng Việt phức tạp hơn nhiều hơn so với tiếng
Hán. Dù số lƣợng của âm tiết của tiếng Hán ít hơn nhiều so với tiếng Việt,
nhƣng chữ viết để ghi các âm tiết là một khó khăn lớn đối với sinh viên
Việt Nam.
1.1.2. Đối chiếu phụ âm tiếng Hán và tiếng Việt
Phụ âm là những âm đƣợc phát ra bị một cản trở nào đó. Về phƣơng
thức cấu âm, theo cách bị cản trở, ngƣời ta phân biệt phụ âm tắc với phụ
âm xát, phụ âm vô thanh với phụ âm hữu thanh, phụ âm bật hơi và phụ

âm không bật hơi v.v.
Đặc trƣng của loại hình phụ âm tắc là một tiếng nổ, phát sinh do
luồng không khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở
ấy để thoát ra. Trái lại, đặc trƣng của loại hình phụ âm xát là một tiếng cọ
xát, phát sinh do luồng không khí đi ra bị cản trở không hoàn toàn (chỉ bị
khó khăn) phải lách qua một khe hở nhỏ và trong khi thoát ra nhƣ vậy cọ
xát vào thành của bộ máy phát âm.
Đặc điểm chính của phụ âm là có tiếng động. Khi phát âm, ngoài
những vị trí cấu âm có hoạt động ra, một số phụ âm dây thanh cũng hoạt
động đồng thời cung cấp thêm tiếng thanh. Căn cứ vào tiếng thanh, ngƣời
ta cũng có thể phân biệt phụ âm vô thanh và hữu thanh.
Khi phát âm, luồng không khí đi ra khá mạnh, ngƣời ta gọi những âm
này là âm bật hơi. Trái lại, khi phát âm, luồng không khí đi ra tƣơng đối
yếu, ngƣời ta gọi là âm không bật hơi.
Về mặt cấu âm phụ âm cũng phải chú ý đến các bộ phận cơ quan
phát âm tham gia cấu âm, tức là bộ máy cấu âm. Ví dụ: hai môi, môi răng,
ngạc lợi, ngạc, đầu lƣỡi, mặt lƣỡi, gốc lƣỡi, họng…
Về mặt chức năng của phụ âm, nó không chỉ có thể đảm nhận âm đầu
của âm tiết, mà còn có thể đảm nhận âm cuối của âm tiết.
1.1.2.1. Phụ âm trong tiếng Hán
Phụ âm tiếng Hán bao gồm 22 phụ âm, trong đó có 21 phụ âm là âm
đầu và 2 phụ âm đảm nhận vị trí âm cuối. Phụ âm /n/ n vừa có thể làm
phụ âm đầu, vừa có thể làm phụ âm cuối.
Danh sách phụ âm đầu trong tiếng Hán:
Tiếng Hán có 21 phụ âm đầu, có 21 kiểu chữ viết latin khác nhau.
Dƣới đây là bảng danh sách phụ âm đầu của tiếng Hán:





×