Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Những điều cần chú ý sau khi niềng răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.61 KB, 2 trang )

Những điều cần chú ý sau khi niềng răng
Sau khi niềng răng, răng và lợi của bạn có thể bị kích thích, hơi đau hoặc sưng tấy. Nếu
không thể chịu được đau nhức, hoặc đau nhức kéo dài mà không thuyên giảm bạn có thể
đề nghị bác sĩ kê cho toa thuốc giảm đau. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý những điều sau để
không làm ảnh hưởng đến răng. Hãy tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây khi bạn niềng
răng.

1.Nhai nhẹ nhàng
Trong các mẹo nhỏ nên áp dụng khi niềng răng thì điều trước tiên bạn nên thay đổi cách
ăn. Bạn có thể muốn ăn uống tự nhiên như trước, đặc biệt, sau những ngày đầu tiên
gắn niềng răng.
Bạn nên nhai những thức ăn mềm hơn trước, và ăn từng miếng nhỏ, tránh ăn đồ ăn quá
cứng. Trong những ngày đầu tiên, bạn nên ăn súp, nước canh, và sữa chua. Ngoài ra, bạn
nên tránh thức ăn dính để không làm ảnh hưởng đến dụng cụ niềng răng.
2.Chải răng thường xuyên
Hãy chải răng thường xuyên để loại bỏ hết vi khuẩn bám ở răng, đặc biệt là khung niềng
răng. Trong miệng của bạn có rất nhiều khe hở để thức ăn có thể tràn vào, nhất là khi niềng
răng thì các kẽ hở càng nhiều hơn.
Hãy tưởng tưởng thêm lượng thức ăn sẽ mắc vào chiếc niềng răng của bạn thì khả năng
phát sinh vi khuẩn càng tăng. Vì vậy, bạn nên đánh răng 2-3 lần/ngày để loại bỏ thức ăn và
làm sạch nướu răng, kẽ răng.
Sử dụng chỉ nha khoa được coi là tốt nhất khi bạn niềng răng vì chỉ nha khoa sẽ giúp làm
sạch kẽ răng thường xuyên.
3.Cẩn thận với dây mắc của niềng răng
Đôi khi, việc không để ý đến những dây mắc đó sẽ gây rắc rối cho bạn. Ví dụ, dây mắc ở
vị trí cuối của khung niềng răng có thể chọc vào má bạn. Trừ khi bạn là một nha sỹ hoặc
trợ lý bác sỹ, bạn hãy chỉnh sửa hoặc cắt cái dây đó một cách cẩn thận, còn không thì đừng
cố gắng điều chỉnh sai vị trí mà niềng răngđang áp và răng của bạn. Bạn nên đến nha sĩ và
khám cẩn thận để được chỉnh lại.
4.Chú ý khi đưa đẩy lưỡi
Bạn đã nghe đến đá lưỡi chưa? Đá lưỡi là một cách di chuyển lưỡi khi nuốt. Nó xuất hiện


ở trẻ sơ sinh và biến mất khi bạn trưởng thành. Tuy nhiên, khi niềng răng được gỡ bỏ, thì
cách nhai cũng như vị trí đặt lưỡi, đá lưỡi cũng thay đổi. Trong khi vẫn còn niềng răng,
bạn có thể tham khảo và tập luyện cho chiếc lưỡi để tránh làm ảnh hưởng đến khẩu hình và
răng của mình sau khi tháo bỏ niềng răng.
5.Tránh thức ăn có đường và nhiều tinh bột
Các loại thức ăn có đường và giàu tinh bột sẽ sản sinh ra axit và mảng bám trên răng, do đó
có thể gây sâu răng và làm phát triển các bệnh về lợi. Vì vậy, bạn nên tránh uống trà, nước
ép trái cây và những đồ uống tối quá ngọt. Bình thường, thực phẩm nhiều axit đã ảnh
hưởng đến răng, nếu niềng răng, răng bạn đang yếu thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng mạnh
hơn.
6. Lưu ý khi tập thể thao
Khi đã niềng răng, bạn càng cần chú ý hơn khi chơi thể thao để bảo vệ răng của mình. Nếu
chẳng may gặp tai nạn liên quan đến mặt, bạn cần kiểm tra lại niềng răng ngay. Nếu có
phần nào bị nới lỏng hoặc hư hỏng, các bạn hãy đến gặp bác sĩ để điều chỉnh lại.

×