Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở một số quốc gia Đông Nam Á Hải Đảo trường hợp Indonesia và Malaysia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 224 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

NGUYỄN THỊ VÂN

NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở MỘT SỐ
QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á HẢI ĐẢO: TRƯỜNG HỢP
INDONESIA VÀ MALAYSIA
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. Lê Quang Thiêm

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

1



Lý do chọn đề tài

1

2

Lịch sử vấn đề

1

3

Mục đích nghiên cứu

4

4

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

5

5

Phương pháp nghiên cứu

6

6


Đóng góp và cái mới của luận án

6

7

Bố cục của luận án

7

Chương 1

8

CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cơ sở lý luận về chính sách ngơn ngữ

8

1.1.1

Khái niệm chính sách ngơn ngữ

8

1.1.2

Bản chất và vai trị của chính sách ngơn ngữ


12

1.1.3

Mối quan hệ của chính sách ngơn ngữ với kế hoạch hố ngơn ngữ

13

1.1.4

Mối quan hệ của chính sách ngơn ngữ với lập pháp về ngôn ngữ

18

Cảnh huống ngôn ngữ của Indonesia và Malaysia

20

1.2.1

Khái niệm cảnh huống ngôn ngữ

20

1.2.2

Bức tranh tổng quát về cảnh huống ngôn ngữ ở các quốc gia Đông Nam Á
hải đảo

21


1.2.3

Cảnh huống ngôn ngữ của Indonesia

24

1.2.4

Cảnh huống ngôn ngữ của Malaysia

31

Tiểu kết

39

Chương 2

42

1.1

1.2

1.3

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƠN NGỮ QUỐC GIA CỦA INDONESIA
VÀ MALAYSIA
2.1


Ngôn ngữ quốc gia và sự lựa chọn của Indonesia và Malaysia

42


2.1.1

Khái niệm và tiêu chuẩn ngôn ngữ quốc gia

42

2.1.2

Sự lựa chọn tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia của Indonesia và Malaysia

45

Chính sách đối với ngơn ngữ quốc gia - tiếng Indonesia (Bahasa Indonesia)
của Indonesia

49

2.2.1

Tiếng Melayu thời kỳ trước khi Indonesia giành được độc lập năm 1945

49

2.2.2


Chính sách đối với ngôn ngữ quốc gia - tiếng Indonesia thời kỳ sau độc lập

53

2.2.3

Chính sách phổ biến và phát triển tiếng Indonesia trong lĩnh vực giáo dục

61

2.2.4

Chính sách đối với tiếng Indonesia trong lĩnh vực thông tin đại chúng và giao
tiếp xã hội

67

Chính sách đối với ngơn ngữ quốc gia - tiếng Malaysia (Bahasa Malaysia)
của Malaysia

70

2.3.1

Các bước ngoặt trong việc thực hiện chính sách ngơn ngữ

71

2.3.2


Vai trị của Viện Ngơn ngữ và Hội đồng Ngơn ngữ và Văn học

77

2.3.3

Chính sách truyền bá và phát triển ngôn ngữ quốc gia - tiếng Malaysia trong
lĩnh vực giáo dục

80

2.3.4

Vai trị của ngơn ngữ quốc gia - tiếng Malaysia trong lĩnh vực thông tin đại
chúng và giao tiếp xã hội

86

Việc chuẩn hoá và hiện đại hoá ngôn ngữ quốc gia ở Indonesia và
Malaysia

88

2.4.1

Xác định chuẩn mực ngữ âm

89


2.4.2

Chuẩn hố chính tả

90

2.4.3

Chuẩn hố thuật ngữ và các từ vay mượn nước ngồi

93

Sự phát triển ngơn ngữ quốc gia ở Indonesia và Malaysia – thực trạng và
những vấn đề đặt ra

95

2.5.1

Phạm vi mở rộng ngôn ngữ quốc gia tới các cộng đồng dân tộc ở Indonesia và
Malaysia

96

2.5.2

Việc giảng dạy tiếng Indonesia và tiếng Malaysia cho người nuớc ngoài: Cơ hội
và hy vọng

97


2.5.3

Thực trạng và những vấn đề đặt ra

99

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

Tiểu kết

102

Chương 3

104

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƠN NGỮ CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC


CỦA INDONESIA VÀ MALAYSIA
Tình hình ngơn ngữ của các cộng đồng dân tộc ở Indonesia và Malaysia


104

3.1.1

Tình hình ngơn ngữ của các cộng đồng dân tộc bản địa ở Indonesia

104

3.1.2

Tình hình ngơn ngữ của cộng đồng nhập cư và cộng đồng các dân tộc bản địa ít
người ở Malaysia

109

Chính sách đối với ngôn ngữ các dân tộc bản địa của Indonesia

113

3.2.1

Quy định của Hiến pháp và Luật Giáo dục

113

3.2.2

Chiến lược bảo tồn và phát triển ngơn ngữ - văn hố các dân tộc bản địa ở
Indonesia


115

Chính sách đối với ngơn ngữ cộng đồng nhập cư và cộng đồng các dân tộc
bản địa ít người của Malaysia

128

3.3.1

Quy định chung đối với ngôn ngữ của cộng đồng nhập cư và cộng đồng các
dân tộc bản địa ít người

128

3.3.2

Tiếng Hoa và tiếng Tamil trong chính sách giáo dục của Malaysia

129

3.3.3

Việc bảo tồn và phát triển một vài ngôn ngữ dân tộc bản địa của Malaysia

135

Tiểu kết

147


Chương 4

149

3.1

3.2

3.3

3.4

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TIẾNG ANH CỦA INDONESIA VÀ
MALAYSIA
Vị trí của tiếng Anh ở Indonesia và Malaysia

149

4.1.1

Vị trí của tiếng Anh ở Indonesia

149

4.1.2

Vị trí của tiếng Anh ở Malaysia

152


Chính sách đối với tiếng Anh của Indonesia

155

4.2.1

Chiến lược quốc gia về tăng cường khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là
tiếng Anh

155

4.2.2

Tiếng Anh trong hệ thống giáo dục của Indonesia

158

4.2.3

Những biện pháp nâng cao tính hiệu quả của việc học tiếng Anh

163

4.2.4

Những thành quả và hạn chế của tiếng Anh ở Indonesia

165


Chính sách đối với tiếng Anh của Malaysia

167

4.3.1

Các chính sách và biện pháp phát triển tiếng Anh qua các thời kỳ lịch sử

167

4.3.2

Những tác động của Chính sách Giáo dục Quốc gia đối với tiếng Anh và vai trò

175

4.1

4.2

4.3


của tiếng Anh trong bối cảnh hoạch định ngôn ngữ quốc gia
Sự phát triển của tiếng Anh ở Malaysia, thực trạng và những vấn đề đặt ra

183

4.4


Tồn cầu hố và ảnh hưởng của nó đối với ngơn ngữ dân tộc

187

4.5

Tiểu kết

189

KẾT LUẬN

191

NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

197

TÀI LIỆU THAM KHẢO

198

4.3.3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSNN


Chính sách ngơn ngữ

CSNNQG

Chính sách ngơn ngữ quốc gia

CSGDQG

Chính sách giáo dục quốc gia

NNQG

Ngơn ngữ quốc gia

KHHNN

Kế hoạch hố ngơn ngữ

ĐNA

Đơng Nam Á

POL

Pupils’ Own Languages - ngơn ngữ của chính học sinh

SIL

Viện Ngơn ngữ học Mùa hè



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mấy chục năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề xây dựng CSNN đã trở
thành vô cùng cấp bách, đặc biệt là ở những nước thế giới thứ ba, nơi mà khi giành được
độc lập phải lựa chọn một ngôn ngữ giao tiếp chung cho toàn xã hội. Vấn đề NNQG,
chuẩn hố ngơn ngữ văn học, vấn đề thuật ngữ, chính sách đối với ngơn ngữ các dân
tộc ít người, giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ thực dân và ngôn ngữ bản địa… là
những công việc thực tế cần phải giải quyết. Indonesia và Malaysia đều rơi vào trường
hợp trên.
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các Quốc gia ĐNA
(ASEAN) nhu cầu hiểu biết, hội nhập và hợp tác với các nước trong khu vực càng trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết. Cũng như Việt Nam, Indonesia và Malaysia đều là những
quốc gia đa dân tộc, đa văn hố, đa ngơn ngữ và đều chịu sự xâm lược của thực dân
phương Tây. Việc tìm hiểu CSNN của các nước này sẽ giúp chúng ta rút ra được những
kinh nghiệm quý báu trong việc thực thi CSNN ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ý thức dân tộc và là đặc
trưng dân tộc. Đồng thời ngôn ngữ vừa là phương tiện thống nhất đoàn kết dân tộc,
củng cố và phát triển xã hội tộc người, vừa là công cụ bảo tồn văn hoá dân tộc. Đối với
các quốc gia đa dân tộc, đa ngơn ngữ, đa văn hố, đa tơn giáo như Indonesia và
Malaysia vấn đề ngôn ngữ và dân tộc bao giờ cũng là vấn đề chính trị xã hội, văn hoá
phức tạp và hết sức nhạy cảm, nhất là ở những nước cịn có sự bất bình đẳng giữa các
dân tộc, các ngôn ngữ, các tôn giáo mà đằng sau nó là xung đột chính trị. Chính vì vậy,
việc xây dựng CSNN dân tộc là một trong những vấn đề hàng đầu trong sự phát triển đất
nước của các nước này.
Nhận thức được tầm quan trọng như vậy nên đã từ lâu CSNN đã được các học giả
phương Đông và phương Tây quan tâm xem xét. Tuy nhiên trong lịch sử nghiên cứu,
CSNN ở các nước Indonesia và Malaysia cũng chỉ được khảo sát và nghiên cứu riêng
biệt từng nước hoặc chỉ xem xét từng mặt của vấn đề chứ chưa đưa ra được một cái nhìn

tổng quan về CSNN trên tất cả các mặt.
1


Việc nghiên cứu ngôn ngữ và CSNN ở các nước này mới bắt đầu tại Việt
Nam được chưa lâu.
Đặt nền móng cho việc tìm hiểu về các nước trong khu vực, các học giả Việt Nam
đã cho ra đời rất nhiều các cơng trình nghiên cứu trên tất cả các mặt như lịch sử, văn
hoá, xã hội của các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Lào, Campuchia, Philipines,
Brunei Darussalam. “Tìm hiểu văn hố Indonesia” và “Liên bang Malaysia - Lịch sử,
văn hoá và những vấn đề hiện đại” là hai cuốn sách giúp người đọc có được cái nhìn
tổng quan chung về hai nước, trong đó có đề cập đến vấn đề ngôn ngữ.
Nghiên cứu về Ngôn ngữ học xã hội không thể không nhắc đến hai chuyên luận
“Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản” (NXB Khoa học Xã hội 1999) và “Kế
hoạch hoá ngôn ngữ - Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô”(NXB Khoa học Xã hội 2003) của
học giả Nguyễn Văn Khang. Trong hai tác phẩm này, tác giả đã bàn luận rất sâu sắc về
các vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội, đặc biệt là KHHNN và CSNN… cũng
như tình hình thực tế của việc thực hiện CSNN của các quốc gia trên thế giới. Đây là hai
công trình rất hữu ích cho những người quan tâm đến ngôn ngữ học xã hội.
Năm 1997, Viện Ngôn Ngữ học đã cho ra đời cuốn sách “Cảnh huống và Chính
sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc”. Đây là một tập hợp các bài viết, chủ yếu của
các nhà ngôn ngữ học Nga về các vấn đề liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ và CSNN
ở một số quốc gia đa dân tộc trên thế giới như cảnh huống ngôn ngữ, xung đột ngôn
ngữ, các đạo luật về ngôn ngữ, xây dựng luật ngôn ngữ, CSNN, KHHNN, sự đảm bảo
pháp luật đối với ngôn ngữ (ở Liên bang Nga, Thái Lan, Lào, Philipines, Canada, Trung
Quốc, các nước Châu Phi...).
Đến năm 1998, Viện Ngơn Ngữ học đã hồn thành chương trình cấp nhà nước:
“Chính sách của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong lĩnh vực ngơn
ngữ”, trong đó có một đề tài nhánh là “Một số vấn đề về chính sách ngơn ngữ ở các
quốc gia khu vực Đông Nam Á”. Đề tài nhánh này là các bài viết của các học giả nước

ngoài như Asmah Haji Omar, N.V. Solseva, N.V.Omeljanovich, T.V. Đôrôpêeva, M.A.
Makarenko... về CSNN ở Singapore, Malaysia, Philipines, Brunei...
Như vậy có thể thấy rằng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cho đến
tận gần đây việc nghiên cứu ngôn ngữ các nước Malaysia, Indonesia chưa được các học
giả Việt nam tìm hiểu một cách quy mơ và đầy đủ. Đã có một số nhà nghiên cứu quan
2


tâm đến ngôn ngữ bản địa như Phạm Đức Dương, Mai Ngọc Chừ, Đoàn Văn Phúc, Phú
Văn Hẳn, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Minh Hà... và thực sự cũng chưa có chun gia đi
thật sâu vào vấn đề này. Ngồi ra cịn có một số ấn phẩm đáng chú ý như:
Chính sách quốc gia về ngơn ngữ của Bianco J.L (1987), Australian Government
Publishing Service, Canberra.
Những vấn đề ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Viện
Ngôn Ngữ học, NXB KHXH, Hà Nội 1988.
Tư liệu nghiên cứu về CSNN ở Việt Nam khá phong phú, trong đó đề cập đến
nhiều vấn đề như việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (xây dựng chữ viết,
nâng cao chất lượng đào tạo, chỉ ra thực trạng giáo dục song ngữ...), giữ gìn, phổ biến và
phát triển tiếng Việt.
Bàn về vấn đề CSNN trong cuốn “Những cơ sở triết học trong ngôn ngữ học”
(Trúc Thanh dịch, NXB Giáo dục 1984) đã nêu lên đường lối triết học Marx Lenin tiêu
biểu trong công tác nghiên cứu ngôn ngữ học ở Liên Xô qua một số bài viết của các tác
giả và đánh giá có phê phán các khuynh hướng ngôn ngữ học Tây Âu và Mỹ từ lập
trường triết học Marx Lenin. Cuốn sách này cịn có một phần bàn về nguyên tắc Leninit
trong CSNN, trong đó V.I. Lenin nhấn mạnh rằng: Trong điều kiện một nhà nước gồm
nhiều dân tộc như Liên Xô, CSNN là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng
nhất của chính sách dân tộc. CSNN đã được dành một vị trí như vậy trong các trước tác
bất hủ của V.I. Lenin và trong các văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đảng Cộng sản
Liên Xơ.
Phần lớn những cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ và CSNN ở các nước ĐNA hải

đảo do các học giả các nước này thực hiện. Chúng ta không thể không nhắc đến nhà
ngôn ngữ học xã hội nổi tiếng của Malaysia, Asmah Haji Omar với các cơng trình đáng
chú ý nhất là:
Language and Society in Malaysia. Dewan Bahasa dan Pustaka Kementerian
Pelajaran Malaysia, Kuala Lumpur 1982
The Linguistic Scenery in Malaysia. Dewan Bahasa dan Pustaka Ministry of
Education, Kuala Lumpur 1992
Languge Planning of Unity and Efficient, Penerbit Universiti Mallaya, Kuala
Lumpur 1979.
3


English in Malaysia, University of Singapore, 7-9 September Nationnal 1982.
Tất cả các chuyên luận nghiên cứu của bà đều đề cập đến các vấn đề về ngôn ngữ
học xã hội ở Malaysia, đặc biệt là sự thực thi CSNN và mối quan hệ của tiếng Malaysia
với các ngôn ngữ cùng gốc với nó là tiếng Indonesia ở Indonesia, tiếng Melayu ở
Singapore và Brunei.
Nhưng đề cập cụ thể đến CSNN ở các nước ĐNA hải đảo không thể không nhắc
đến cuốn “Language Planning in Southest Asia” của Abdullah Hassan (Dewan Bahasa
dan Pustaka, Ministry of Education, Kuala Lumpur 1994). Tác giả cuốn sách đã đề cập
đến kế hoạch phát triển ngôn ngữ và CSNN của Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt
Nam, Lào. Trong đó chú trọng nhiều hơn cả đến việc thực thi chính sách giáo dục ngôn
ngữ ở Malaysia và các nước hải đảo. Ngồi ra cịn một số chun luận tiêu biểu như:
- Language Policy Planning and Practice, Oxford University Press, 2004
- Robertl. Cooper, Language Planning and Social Change, Cambridge University
Press 1999
- Varieties of English in Southeast Asia and Beyond, University of Malaya Press, 2006
Và một số các chuyên luận bằng tiếng Melayu như:
- Politik Bahasa (Chính sách ngơn ngữ), Pusat Bahasa, Departemen Pendidikan
Nasional, Jakarta 2000

- A. Chaedar Alwsilah, Politik Bahasa dan Pendidikan (Chính sách ngơn ngữ và
Giáo dục), Remaja Rosdakarya Bandung 1997
- James T. Collins Bahasa Melayu - Bahasa Dunia (Tiếng Melayu - Ngụn ngữ
Quốc tế), NXB: Jayasan Obor Indonesia, 2005)
Như vậy, có thể thấy rằng CSNN ở các nước ĐNA hải đảo đã được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập đến, tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu của các học giả ở trong và
ngoài nước chỉ khảo sát và nghiên cứu từng mặt của vấn đề và thường được khảo sát
CSNN riêng biệt của từng nước.
Luận án này của chúng tơi đưa ra cái nhìn tổng qt về CSNN của Indonesia và
Malaysia trên các mặt: Chính sách đối với NNQG, ngôn ngữ của cộng đồng các dân tộc
(bao gồm các dân tộc bản địa ở Indonesia; các dân tộc nhập cư và dân tộc bản địa ít
người ở Malaysia) và chính sách đối với tiếng Anh.
3. Mục đích nghiên cứu
4


Đưa ra được bức tranh toàn cảnh về cảnh huống ngơn ngữ của Indonesia và
Malaysia, trên cơ sở đó tìm hiểu chính sách của hai nhà nước này đối với NNQG, ngôn
ngữ của các cộng đồng nhập cư (Malaysia), ngôn ngữ của các dân tộc bản địa (Indonesia
và Malaysia) và tiếng Anh – ngơn ngữ quốc tế nhưng lại có một vị trí quan trọng (đặc
biệt ở Malaysia). Trên cơ sở phân tích và đánh giá để tìm ra đươc những mặt thành công
và hạn chế trong việc thi hành CSNN ở hai nước này và rút ra được những bài học kinh
nghiệm đối với việc thực thi CSNN ở Việt Nam.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
4.1.1. ĐNA hải đảo bao gồm Cộng hoà Indonesia, Liên bang Malaysia, Cộng hoà
Philipines, Cộng hoà Singapore, Cộng hồ Đơng Timor và Vương quốc Brunei
Darussalam. Tuy nhiên do phạm vi của đề tài, luận án chỉ tiến hành khảo sát và nghiên
cứu CSNN của Indonesia và Malaysia vì những lý do sau:
Thứ nhất, Indonesia và Malaysia là những quốc gia lớn trong khu vực ĐNA hải đảo

và đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ (nhưng hầu hết các ngôn ngữ bản địa đều
thuộc ngữ hệ Malayo – Polinesia) và về mặt lịch sử giữa hai nước có rất nhiều điểm chung.
Thứ hai, cả hai nước này đều thuộc “thế giới Melayu” (bao gồm Indonesia,
Malaysia, Brunei Darussalam và Singapore) và đều lựa chọn NNQG là tiếng Melayu, có
nền văn hố chung là văn hố Melayu và có nền văn học chung là văn học Melayu. Vì
vậy, sự lựa chọn NNQG đều có những ngun nhân chung và mỗi nước đều có những lý
do riêng khi lựa chọn tiếng Melayu làm NNQG. Khi triển khai luận án, chúng tơi sẽ tìm
ra được những điểm chung nhất trong việc thực thi, phát triển và phổ biến NNQG của
hai nước này: như việc chuẩn hố chính tả, thuật ngữ… cũng như những thực trạng còn
tồn đọng của NNQG và những vấn đề mà hai nước cần giải quyết.
Thứ ba, các nước ĐNA hải đảo (trừ Indonesia) đều lựa chọn một ngơn ngữ nước
ngồi, cụ thể là tiếng Anh bên cạnh ngôn ngữ bản địa là NNQG và là ngơn ngữ chính
thức. Tiếng Anh với vị trí cao nhất là một trong hai NNQG ở Philipines, là một trong
bốn ngơn ngữ chính thức ở Singapore và là ngơn ngữ giáo dục ở Malaysia và Brunei.
Chúng tôi đã lựa chọn Malaysia là đại diện cho những nước thuộc ĐNA hải đảo sử dụng
tiếng Anh là ngơn ngữ chính thức thứ hai (dùng trong giáo dục), Indonesia là quốc gia
5


đã lựa chọn mơ hình đơn ngữ (giống như Việt Nam) và tiếng Anh chỉ được coi là ngoại
ngữ quan trọng nhất.
4.1.2. Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi sử dụng một khái niệm chung là
ngôn ngữ các cộng đồng dân tộc khi nói về ngơn ngữ các dân tộc bản địa ở Indonesia
và Malaysia và ngôn ngữ các cộng đồng nhập cư (người Hoa và người Ấn Độ) ở
Malaysia. Khái niệm ngôn ngữ các cộng đồng dân tộc để phân biệt với khái niệm
NNQG - tiếng Indonesia (Bahasa Indonesia) và tiếng Malaysia (Bahasa Malaysia).
4.1.3. Phạm vi của luận án chủ yếu chỉ giới hạn nghiên cứu và khảo sát CSNN của
Indonesia và Malaysia từ sau khi các nước này giành được độc lập từ thực dân phương
Tây.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

CSNN của nhà nước Indonesia và Malaysia là đối tượng nghiên cứu của luận án.
Các văn bản luật pháp của hai nhà nước này là cơ sở đáng tin cậy để chúng tôi triển
khai nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp chính như sau:
- Điều tra, khảo sát tổng hợp tư liệu, tài liệu văn bản liên quan đến CSNN, đến hiện
trạng thực thi chính sách qua các thời kỳ
- Phân tích, miêu tả thực trạng từng nước
- So sánh, đối chiếu các mặt, các chính sách để thấy rõ cái chung, cái riêng, những
mặt phù hợp và hạn chế của CSNN hai quốc gia được nghiên cứu; liên hệ với Việt
Nam.
- Sử dụng các thủ pháp thống kê định lượng, những biểu bảng thống kê minh họa
làm rõ tình hình thực trạng chính sách thể hiện ở các mặt được nghiên cứu.
- Phương pháp tư duy khoa học diễn dịch, quy nạp cũng được vận dụng triệt để
trong luận án.
6. Đóng góp và cái mới của luận án
6.1. Về lý luận: Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về CSSN của các quốc gia
trong khu vực, cụ thể là hai quốc gia Indonesia và Malaysia một cách tổng quát và toàn
6


diện trên tất cả các mặt. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm sáng tỏ
thêm một số vấn đề về cơ sở lý luận củu CSNN và góp phần bổ sung thêm mảng nghiên
cứu vẫn còn thiếu hụt về CSNN của các quốc gia trong khu vực.
6.2. Về thực tiễn:
- Nghiên cứu CSNN của Indonesia và Malaysia sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ
hơn những thành công và hạn chế trong việc thực thi CNNN ở Việt Nam và qua đó
cũng rút ra được những kinh nghiệm bổ ích trong việc phổ biến và phát triển NNQG,
bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, xác định lại vị trí và vai trị của ngoại ngữ
(đặc biệt là tiếng Anh).

- Những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ phục vụ trực tiếp công tác đào tạo đại học,
sau đại học và nghiên cứu khu vực học mà trước hết là ĐNA học nói riêng và Đơng
Phương học nói chung.
- Việc tìm hiểu CSNN sẽ góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá và hợp tác giữa Việt
Nam với Indonesia và Malaysia
7. Bố cục của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận được chia làm 4 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận
Chương 2. Chính sách đối với ngôn ngữ quốc gia của Indonesia và Malaysia
Chương 3. Chính sách đối với ngơn ngữ các cộng đồng dân tộc của Indonesia và
Malaysia
Chương 4. Chính sách đối với tiếng Anh của Indonesia và Malaysia

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Cơ sở lý luận về chính sách ngơn ngữ
1.1.1. Khái niệm chính sách ngơn ngữ
Trong lịch sử lồi người, từ xa xưa ngơn ngữ được ý thức như một đặc trưng dân
tộc. Ngôn ngữ can dự tích cực vào mọi hoạt động của con người như kinh tế, văn hố,
chính trị, giáo dục và được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.
Ngôn ngữ phát triển theo những quy luật khách quan. Tuy nhiên, nhân tố chủ quan
của con người cũng góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển của ngôn ngữ. CSNN thể
hiện ý chí chủ quan của con người đối với sự phát triển ấy hay nói cách khác CSNN thể
hiện sự can thiệp của con người vào ngôn ngữ hoặc cảnh huống ngôn ngữ, “tác động
trước hết đến mặt chức năng ngơn ngữ và trong một chừng mực nào đó, tác động đến
mặt kết cấu của ngôn ngữ” [20, 13].

Như vậy, sự can thiệp của con người vào ngôn ngữ không phải là điều mới mẻ
nhưng CSNN là một khái niệm khá mới. Cho tới những năm 1970, khái niệm CSNN
(Language Policy) mới xuất hiện trong ba tác phẩm: “Ngôn ngữ học xã hội”
(Sociolinguistics) năm 1970 của J.A. Fisman (bằng tiếng Anh), “Cấu trúc Xã hội và
Chính sách ngơn ngữ” (Estructura Social y Political Linguista) của Rafael Ninyoles và
“Cấu trúc ngôn ngữ và Chính sách ngơn ngữ” (Sprach Theorie und Sprachien Politik)
năm 1981 của Helmut Gluck (bằng tiếng Đức và tiếng Pháp) [40, 3 - 4].
CSNN (Language Policy) là một bộ phận hay một nội dung trong hệ thống chính
sách chính tri - xã hội của một quốc gia, cụ thể hơn CSNN là một trong những bộ phận
cấu thành của chính sách dân tộc trong các quốc gia đa dân tộc. Chính sách dân tộc bao
gồm nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và bộ phận này có tác động tích cực
đến đời sống kinh tế, văn hố và chính trị của nhân dân. CSNN phải phản ánh được nội

8


dung của chính sách dân tộc, giải quyết được những vấn đề ngơn ngữ do nhà nước đặt ra
và góp phần thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác. Cũng như mọi
chính sách, CSNN bao gồm hai mặt:
“Mặt lý thuyết là những cơ chế của sự giao tiếp ngôn ngữ, về chức năng, bản chất
và quy luật phát triển của ngôn ngữ. Mặt hành động thực tiễn là những chủ trương của
nhà nước và đồng thời là những chương trình, kế hoạch thực hiện những chủ trương ấy
nhằm tác động vào sự phát triển của ngôn ngữ ” [42,62].
Vậy CSNN được hiểu như thế nào?
Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa chính sách là “sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực
tế mà đề ra” [59, 173]. Như vậy thuật ngữ CSNN là một trong những khái niệm của rất
nhiều các khái niệm chính sách mà chính phủ, nhà nước hay đảng phái… đề ra về vấn
đề ngôn ngữ, nhằm hướng sự hoạt động của ngôn ngữ vào những mục đích nhất định.
CSNN đã được dành một vị trí vô cùng quan trọng trong các trước tác bất hủ của

V.I. Lenin và trong các văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô.
CSNN là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng nhất của chính sách dân tộc,
đặc biệt đối với một nhà nước bao gồm nhiều dân tộc như Liên Xơ. Vì vậy, nhiệm vụ
của CSNN đã được nhiều nhà ngôn ngữ học Xơ Viết nhận rõ từ những năm 20-30, đó
là: “Hệ thống các biện pháp dùng để tác động điều chỉnh có ý thức đối với mặt chức
năng của ngơn ngữ, rồi thông qua mặt chức năng này mà tác động đến cấu trúc của ngôn
ngữ trong một chừng mực nhất định, là CSNN của một giai cấp xã hội nhất định, của
Đảng, của nhà nước” [38, 55].
CSNN về cơ bản là “chủ trương, chính sách được chính phủ thực hiện để định
hướng sự phát triển của ngôn ngữ” (Tollefson 1991)
Đối với Liên bang Xô Viết các khái niệm “CSNN”, “xây dựng ngơn ngữ” và
“văn hố ngơn ngữ” đều được nhiều các học giả quan tâm nhưng tựu chung lại đều
chung quan niệm đó là “khả năng tác động vào các q trình phát triển của ngơn
ngữ” (Isajev, 1979).
“CSNN là phạm trù khái niệm thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội, biểu thị hệ thống
những quan điểm, những chủ trương và biện pháp của một nhà nước hay của một tổ
9


chức chính trị - xã hội, nhằm tác động một cách có ý thức theo một định hướng nhất
định vào sự hành chức và phát triển của ngôn ngữ, phù hợp với cảnh huống ngơn ngữ và
bối cảnh chính trị - xã hội của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhằm
phục vụ cho lợi ích của đất nước, của các giai tầng xã hội mà nhà nước ấy, hay tổ chức
chính trị - xã hội ấy làm người đại diện” (Hồng Văn Hành 2002).
“Nói đến CSNN là nói đến sự can thiệp có ý thức, có tổ chức, có cơ sở khoa học
của xã hội vào sự hoạt động và phát triển của ngơn ngữ. Nói cách khác, CSNN là sự
lãnh đạo những yêu cầu ngôn ngữ học của xã hội dựa trên sự hiểu biết khoa học về
những quy luật của ngôn ngữ, đưa ngôn ngữ vào quỹ đạo phát triển chung của xã hội,
làm cho ngôn ngữ phục vụ ăn khớp với sự phát triển của xã hội” ( Nguyễn Hàm Dương,
1975).

“CSNN được hiểu là chủ trương chính trị của nhà nước, chính xác hơn là của giai
cấp thống trị nhà nước, một đảng phái hay một tổ chức xã hội và các biện pháp thực
hiện các chủ trương đó nhằm hướng sự hoạt động của ngơn ngữ và các hình thức tồn tại
của ngơn ngữ theo những mục đich nhất định. Tính quy định chính trị là cơ sở để phân
biệt và đánh giá tính chất tiến bộ và phản tiến bộ của CSNN trong các nước có chế độ
xã hội khác nhau. Nó cũng là chỗ dựa để phân biệt các khái niệm CSNN, xây dựng ngôn
ngữ vốn đang được dùng như là các khái niệm đồng nghĩa trong các khuynh hướng
ngôn ngữ học xã hội ngày nay” (Nguyễn Như Ý, 1985).
Các định nghĩa trên đã làm nảy sinh ra những cách luận giải không giống nhau về
bản chất của CSNN:
a. Một số tác giả coi CSNN là một bộ phận hữu cơ trong chính sách dân tộc của
một nhà nước, một giai cấp, một đảng phái và coi đó là bình diện ngơn ngữ trong chính
sách của nhà nước về vấn đề dân tộc. Có hai vấn đề cần được làm sáng tỏ:
- Phải chăng CSNN được quy định chỉ bởi chính sách dân tộc và nhằm giải quyết
những vấn đề thuộc phạm trù dân tộc?
- Nếu CSNN là một bộ phận hữu cơ của chính sách dân tộc thì có hay khơng có
CSNN trong các quốc gia đơn dân tộc?
Với tư cách là một trong những phương tiện thực hiện chủ trương chính trị của một
nhà nước, một đảng phái trong lĩnh vực ngôn ngữ và trong các lĩnh vực hoạt động khác,
10


CSNN có mặt trong tất cả các quốc gia. Tuy nhiên như đã nói ở trên, nội dung của
CSNN ở hai loại hình trên khơng như nhau.
Ở các quốc gia đơn dân tộc, nhiệm vụ trọng tâm của CSNN là phát triển và hoàn
thiện các chức năng xã hội và chuẩn hố NNQG (cũng đồng thời là ngơn ngữ dân tộc).
Cịn ở các quốc gia đa dân tộc, đa ngơn ngữ, nội dung, nhiệm vụ và tính chất của CSNN
phức tạp hơn rất nhiều. Việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ ở các quốc gia này gắn liền với
hàng loạt vấn đề ngồi ngơn ngữ học như chính trị, xã hội, tâm lý dân tộc, tơn giáo, tín
ngưỡng và trực tiếp nhất là vấn đề phát triển nền giáo dục dân tộc, bảo tồn và phát triển

văn hoá truyền thống dân tộc.
b. Có người xem xét CSNN khơng chỉ trong mối quan hệ với chính sách dân tộc
mà cịn trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác thuộc phạm vi hoạt động đối nội của
nhà nước. Quan niệm này phù hợp với thực tế hơn nhưng lại không đủ cơ sở để giải
thích nhiều q trình ngơn ngữ và văn hoá đã và đang diễn ra ở nhiều nước như q
trình tiêu diệt các ngơn ngữ bản địa, song song với nó là q trình đề cao địa vị của ngơn
ngữ thực dân, biến nó thành cơng cụ áp bức dân tộc, bành trướng văn hoá, cạnh tranh thị
trường... của chủ nghĩa Đế quốc Mỹ, chủ nghĩa thực dân mới và cũ trên lục địa châu Phi
và châu Mỹ La tinh.
Sức thuyết phục hạn chế của các luận giải trên là ở chỗ, các nhà nghiên cứu đã
không nắm lấy đặc trưng cơ bản nhất trong nội dung khái niệm chính sách, trong đó
khái niệm CSNN là tính quy định chính trị của nó. CSNN được hiểu là tồn bộ các biện
pháp ngôn ngữ cụ thể được thi hành và thực hiện các chủ trương lý thuyết về phương
pháp phát triển ngôn ngữ. Như vậy, cần phân biệt trong CSNN hai bình diện: Chủ
trương chính trị và các biện pháp để thực hiện chủ trương đó. Chủ trương chính trị làm
thành nội dung chính của CSNN và là yếu tố quy định CSNN.
Dù nhìn từ góc độ nào CSNN cũng được ý thức như một bộ phận hay một nội
dung trong hệ thống chính sách xã hội của một quốc gia. Theo chúng tôi, nếu hiểu một
cách tường tận hơn, CSNN chính là một hệ thống các biện pháp (có thể biểu hiện dưới
dạng các văn bản pháp luật, các đường lối chủ trương, các kế hoạch, quy chế...) nhằm
tác động vào các quá trình phát triển của cảnh huống ngôn ngữ, tạo phương hướng cho
ngôn ngữ phát triển phù hợp với các nhu cầu của xã hội. CSNN cũng chính là kế hoạch

11


phát triển ngơn ngữ có liên quan đến kế hoạch phát triển xã hội, tộc người; có liên quan
đến chính sách phát triển văn hoá, giáo dục của nhà nước. Kế hoạch phát triển ngôn ngữ
thường được thể hiện ra bằng một loạt biện pháp như: Quy định NNQG; xây dựng chữ
viết cho các dân tộc chưa có chữ viết; xác định ngôn ngữ chuẩn; giải quyết các mối quan

hệ giữa ngơn ngữ văn học và ngơn ngữ nói; giải quyết mối quan hệ của NNQG và ngơn
ngữ nước ngồi; xác định các chuẩn ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chính tả…
Việc xác định NNQG và CSNNQG trong mối quan hệ với ngôn ngữ các dân tộc
khác là không đơn giản. Không thể không thấy rằng trong một quốc gia đa dân tộc,
cương vị thấp kém hơn của các ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ mẹ đẻ luôn là vấn đề tế nhị,
rất dễ gây ra phản ứng chống đối NNQG, làm rạn nứt sự thống nhất về chính trị của
quốc gia. Việc thực hiện CSNN cũng tuỳ theo sự ứng xử của từng nhà nước. CSNN là
một hoạt động của con người nên bất cứ một tổ chức xã hội hay một Đảng phái cũng có
thể đưa ra một CSNN.
1.1.2. Bản chất và vai trị của chính sách ngơn ngữ
Xét về bản chất, CSNN thực chất là nhằm giải quyết ba vấn đề sau:
- Thứ nhất: Quan hệ giữa NNQG và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số.
- Thứ hai: Quan hệ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói.
- Thứ ba: Quan hệ giữa ngơn ngữ bản địa và ngơn ngữ nước ngồi.
CSNN có vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là
ở các quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc muốn phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thì vấn
đề đầu tiên cần lưu tâm là phát triển ngôn ngữ. Một CSNN phù hợp không chỉ đảm bảo
cho sự ổn định xã hội mà còn thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
Với tư cách là một phần của chính sách dân tộc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của một
chính sách chính trị cũng như đường lối phát triển của quốc gia, CSNN góp phần thực
hiện chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác. CSNN phải phản ánh được nội
dung của chính sách dân tộc, giải quyết được những vấn đề ngôn ngữ do nhà nước đặt ra
và góp phần thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác. Bất kỳ nhà nước
nào muốn duy trì và bảo tồn nền văn hố dân tộc thì cũng đồng thời phải duy trì chính
sách ngơn ngữ dân tộc. Đối với các quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa tôn giáo, đa văn

12


hoá việc xây dựng CSNN - dân tộc là một trong những vấn đề hàng đầu trong sự phát

triển.
Hiện nay trên thế giới, vấn đề dân tộc và tôn giáo đã và đang là vấn đề nóng bỏng
có tính tồn cầu. Trên thế giới đã có nhiều bài học liên quan đến sự xung đột về dân tộc,
về tôn giáo và ngôn ngữ mà chúng ta từng biết. Ngôn ngữ trên mọi phương diện có vai
trị rất quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia, thậm chí đơi khi ngôn ngữ là
nhân tố quyết định và đảm bảo sự ổn định và tiến bộ của một quốc gia bằng cách giữ
vai trò tác nhân giao tiếp thống nhất dân tộc, pháp luật, quản lý nhà nước, chính trị…
Ngơn ngữ là phương tiện đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước nên đất nước có được ổn
định và phát triển hay khơng phụ thuộc vào chính sách của nhà nuớc. Trước đây, vấn đề
ngôn ngữ thường gắn với phẩm giá của quốc gia và dân tộc và là công cụ để cố kết xã
hội thuộc quốc gia đó. Nhưng tình hình thế giới thay đổi đã đặt ngơn ngữ ở vị trí cao
hơn và qnan trọng hơn trong một quốc gia. Cơng cuộc cơng nghiệp hố đất nước đã
nâng cao vai trị của ngơn ngữ như là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế và nâng cao
thanh thế của quốc gia trên trường quốc tế. Chính vì vậy quốc gia nào cũng phải xây
dựng cho mình một chính sách thích hợp trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Hiện nay bên cạnh thuật ngữ CSNN (Language Policy) người ta cịn nói nhiều đến
các khái niệm KHHNN (Language Planning), Lập pháp về ngôn ngữ (Language
Legislation) và hai khái niệm này có quan hệ khăng khít với CSNN hay nói một cách
chính xác hơn là một phần khơng thể tách rời của CSNN.
1.1.3. Mối quan hệ của chính sách ngơn ngữ với kế hoach hố ngơn ngữ
1.1.3.1. Khái niệm kế hoạch hố ngơn ngữ (Language Planning)
Thuật ngữ Kế hoạch hố ngơn ngữ (cịn được gọi là quy hoạch ngơn ngữ hay
hoạch định ngôn ngữ: Language Planning) xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ 20
dưới ngòi bút của E. Haughen, cùng thời với sự xuất hiện của thuật ngữ “Ngôn ngữ học
xã hội” (Sociolinguistics). Thời điểm được coi là có sự phân đơi giữa nghiên cứu cấu
trúc và nghiên cứu hậu cấu trúc (chú ý tới tính xã hội của ngôn ngữ), cho nên KHHNN
là một phần quan trọng của ngôn ngữ học xã hội. Đặc biệt tác động đến lý luận KHHNN
không thể không nhắc đến Trường phái ngôn ngữ học Praha (được thành lập vào những
năm 30 của thế kỷ 20) với những đóng góp quan trọng của trường phái này cho lý luận
13



KHHNN.
Từ điển tiếng Việt (1992) đã định nghĩa:
(1) Chính sách: “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định,
dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [59, 173].
(2) Kế hoạch: “Toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống những cơng việc
làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu cách thức, thời gian tiến hành” [59,
484].
(3) Kế hoạch hoá: “Làm cho phát triển một cách có kế hoạch (thường trên quy mơ
lớn)” [59, 484].
Như vậy, kế hoạch là một bộ phận của chính sách và điều đó cũng có nghĩa rằng
CSNN và KHHNN có một mối quan hệ vơ cũng chặt chẽ. KHHNN chính là sự tác
động của con người vào ngôn ngữ nhưng khơng phải là tuỳ tiện mà có tổ chức và nhà
nước thường là cơ quan cao nhất đề ra các kế hoạch về ngôn ngữ.
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, các quốc gia trên thế giới mới giành được độc
lập gặp rất nhiều khó khăn trong q trình phát triển, trong đó có vấn đề ngơn ngữ…
Hầu hết các quốc gia này đều rất đa dạng về ngôn ngữ, vì vậy các vấn đề về ngơn ngữ
bản địa và ngoại ngữ trong các chính sách cộng đồng là mối quan tâm lớn nhất của các
nhà ngôn ngữ học xã hội. Do hậu quả của chính sách áp bức dân tộc của chế độ thực dân
cũ nên một số nước hiện nay đang dùng ngôn ngữ thực dân làm ngơn ngữ chính thức
sau khi đất nước giành được độc lập, cịn ngơn ngữ bản địa chỉ dùng trong sinh hoạt
hàng ngày. Do đó mà có vấn đề ngơn ngữ cần đặt ra là: phải giải quyết mâu thuẫn giữa
ngôn ngữ của thực dân và ngôn ngữ các dân tộc bản địa, phục hồi lại ngôn ngữ dân tộc ở
vị trí xứng đáng của nó.
Tuy nhiên KHHNN ln gắn liền với hoàn cảnh xã hội ở từng quốc gia cụ thể.
Vì vậy, ở các quốc gia khác nhau và ở các thời kỳ lịch sử khác nhau trong một quốc
gia thì sẽ có chương trình KHHNN khác nhau. Cơng việc KHHNN luôn được coi là
một bộ phận của công cuộc xây dựng đất nước: tăng cường ý thức dân tộc, củng cố
thống nhất đất nước. KHHNN có một vai trị vơ cùng to lớn đối với việc ổn định về

chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của một quốc gia: “Các nước trên thế giới
khơng có lúc nào là khơng kế hoạch hố kinh tế. KHHNN cũng như vậy” (B. Jernudd
&D. Gupta) [28, 12-13]
14


1.1.3.2. Một số định nghĩa về kế hoạch hố ngơn ngữ
Từ trước đến nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về KHHNN. Có thể dẫn ra đây
12 quan niệm của các tác giả về KHHNN như sau: [106, 29- 35]
1. “KHHNN bao gồm các cơng trình có tính quy chuẩn về ngôn ngữ hàn lâm và
ngôn ngữ đời thường cùng tất cả những dạng thức của ngơn ngữ nói chung và những đề
xuất đổi mới hay chuẩn hố ngơn ngữ” ( Haughen 1969).
2. “KHHNN xuất hiện khi người ta cố tìm cách áp dụng những kiến thức tổng hợp
về ngơn ngữ nhằm thay đổi các thói quen sử dụng ngơn ngữ trong một nhóm người”
(Thorburn 1971).
3. “KHHNN là việc xem xét tỉ mỉ các thay đổi trong hệ thống các quy tắc ngôn
ngữ hoặc trong việc sử dụng ngôn ngữ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Như
vậy, KHHNN chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ và các biện pháp
được cụ thể hố bằng việc xây dựng các kế hoạch nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả nhất”
(Rubin và Jemudd 1971).
4. “ KHHNN không phải là sự chọn lọc và lý tưởng hố ngơn ngữ mà là những
biện pháp quản lý hành chính và chính trị nhằm giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ trong
xã hội” (Jernudd và Das Gupta 1971).
5. “ KHHNN là việc tổ hợp các phương pháp nhằm lựa chọn, hệ thống hố, trong
một vài trường hợp cịn tạo thêm ra các quy tắc chính tả, ngữ pháp, từ vựng hay ngữ
pháp mới của một ngôn ngữ và triển khai, phổ biến chúng” (Gorman 1973).
6. “KHHNN đề cập tới một hệ thống những hoạt động tổ chức và phát triển ngơn
ngữ trong cộng đồng theo một lịch trình thời gian đã được định sẵn” (Das Gupta 1973).
7. “Thuật ngữ KHHNN đề cập tới những hoạt động có tính tổ chức nhằm tìm ra
các giải pháp cho những vấn đề ngôn ngữ thông thường ở cấp độ quốc gia” (Fishman

1974)
8. “KHHNN là sự hoạt động điều chỉnh và cải thiện các ngơn ngữ sẵn có hoặc tạo
ra những ngơn ngữ mới (Tauli 1974).
9. “KHHNN là những cố gắng giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ (thường trong
phạm vi quốc gia), chú trọng vào các quy tắc trong ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn
ngữ” (Karam 1974).
10. “KHHNN là thẩm quyền của chính phủ nhằm phát triển và chuyển đổi các
15


chức năng của một ngôn ngữ trong xã hội để giải quyết các vấn đề về truyền thông”
(Weinstein 1980).
11. “KHHNN là việc quan tâm một cách có hệ thống, có tổ chức và mang tính xã
hội tới các vấn đề ngôn ngữ” (phát biểu của Neustupny 1983).
12. “KHHNN bao hàm những quyết định có quan hệ tới việc dạy và sử dụng ngôn
ngữ, cùng với những quy tắc do những người có thẩm quyền quy định để hướng dẫn
mọi người thực hiện” (theo Markee 1986)
Qua những định nghĩa trên chúng ta có thể thấy, một số định nghĩa chỉ giới hạn
KHHNN là các hoạt động do chính phủ các cơ quan có thẩm quyền hay các bộ phận
chức năng quản lý (định nghĩa 3,4,10,12). Những định nghĩa như vậy sẽ hạn chế vai trị
của quy hoạch ngơn ngữ nảy sinh tự phát ở cấp độ cơ sở, chúng cũng sẽ loại bỏ những
nỗ lực KHHNN của các cá nhân. Bởi vậy dường như là hơi hạn chế khi chỉ tính đến
cơng việc của bộ ngành có trách nhiệm khi đề cập đến KHHNN.
Trong số 12 định nghĩa này cho thấy những mối liên hệ với “những thay đổi trong
ngôn ngữ nói” (định nghĩa 3), “những thay đổi trong các chức năng của một ngôn
ngữ”(định nghĩa 10), “cách sử dụng ngôn ngữ” (định nghĩa 12) và “tổ chức của những
ngôn ngữ trong một cộng đồng” (định nghĩa 6). Định nghĩa của Tauli lại đề cập tới
“những ngôn ngữ chung của các vùng, quốc gia và quốc tế” và những định nghĩa khác
thì đề cập tới “cộng đồng” (6), “xã hội” (4, 10,11) và “quốc gia” (7,9). Bởi vậy, khơng
có định nghĩa nào đề cập tới mục đích của việc quy hoạch ngôn ngữ (ngoại trừ định

nghĩa của Thorburn) là chỉ ra hay có nói tới việc KHHNN thường được tiến hành cho
một số đơng. Định nghĩa (12) có nói tới giảng dạy ngôn ngữ là một mục tiêu của việc
KHHNN. Đối với Plator, KHHNN với trách nhiệm là giảng dạy ngôn ngữ bao gồm
khơng chỉ là những quyết định mang tính quốc gia mà còn là những quyết định thấp hơn
mang tính phụ trợ để hồn chỉnh những quyết định ở cấp cao hơn. Như Markee (1986)
nhận xét: “một quyết định của người giáo viên về việc loại sách giáo khoa nào được
dùng cũng tương đương với quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục quyết định rằng
tiếng Anh sẽ được dạy khoảng x giờ trong một tuần ở tất cả các trường trung học cơ
sở”. Neustupnyb coi KHHNN là một dạng đặc biệt mà ông gọi là điều chỉnh ngôn ngữ
(language correction) và “giải pháp ngơn ngữ” (language treatment). Ơng định nghĩa
KHHNN là một biện pháp giải quyết các vấn đề ngơn ngữ mang tính hệ thống dựa trên
16


cơ sở lý thuyết và sự hợp lý có tính hệ thống. Và cũng theo ông giải pháp ngôn ngữ là
tất cả các biện pháp thường dùng để giải quyết vấn đề ngôn ngữ và là một tập hợp
những điều chỉnh trong ngôn ngữ .
Như vậy, KHHHH hướng đến không chỉ phạm vi quốc gia mà còn hướng tới
những phạm vi nhỏ hơn như các dân tộc, các tôn giáo. Hoạt động của hoạch định ngơn
ngữ có thể áp dụng từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp (và cấp cao nhất là cấp độ
thuộc chính phủ). Sẽ là sai sót khi chỉ định nghĩa KHHNN riêng rẽ trong phạm vi các
hoạt động xã hôi cực nhỏ.
Sau khi phân tích những mặt được và hạn chế của các định nghĩa trên, chúng tôi
cho rằng, KHHNN đề cập tới những quy định về cấu trúc, chức năng… trong hệ thống
các quy tắc ngôn ngữ nhằm tác động tới sự hoạt động của ngôn ngữ đối với các cộng
đồng trong xã hội.
Vậy thì KHHNN chú trọng vào gì? Theo Kross (1969) KHHNN chú trọng vào hai
thành phần rõ rệt, đó là thể hoạch định và cấp độ hoạch định [106, 37- 40]:
Thể hoạch định đề cập tới những biện pháp như xây dựng các thuật ngữ mới, đổi
mới việc phát âm hay áp dụng các chữ cái mới… Tóm lại là việc tạo ra các quy tắc mới,

thay đổi các dạng thức cũ. Mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động của ngơn ngữ, sửa đổi
và tiêu chuẩn hố ngơn ngữ đều được nhắc đến trong định nghĩa của Haughen (1). Sự
lựa chọn và hệ thống hố đã được trình bày trong định nghĩa của Gorman (5).
Cấp độ hoạch định: Kross nhìn nhận mục tiêu của cấp độ hoạch định đặt trong mối
quan hệ về tầm quan trọng hay vị trí của một ngơn ngữ này với ngơn ngữ khác được
chính phủ một nước ý thức được. Tuy nhiên, thuật ngữ này từ khi mở rộng thường dùng
để chỉ quá trình phân chia ngôn ngữ hay những chức năng mới được đưa thêm vào các
loại ngơn ngữ đó, chẳng hạn chức năng về phương tiện truyền thông đại chúng, ngôn
ngữ hành chính, phương tiện truyền đạt thơng tin. Gorman (1973:73) định nghĩa mở
rộng ngôn ngữ như là “các quyết định mang tính chun mơn nhằm duy trì, mở rộng
hay thay đổi phạm vi sử dụng (phạm vi chức năng) của một ngôn ngữ trong một dạng
thức đặc biệt”. Bởi vậy sự thăng tiến của tiếng Hebrew trở thành một thứ ngôn ngữ được
dùng trong nhà trường tại Palestin và quyết định sử dụng nhiều loại ngôn ngữ như một
phương tiện truyền đạt văn chuơng cổ trong phong trào văn học quần chúng ở Etiopia có
thể coi là những ví dụ của phân định ngơn ngữ và rất nhiều trong số đó có thể coi là ví
17


dụ cho cấp độ hoạch định
Như Fishman đã chỉ ra (1983), sự tách biệt giữa thể hoạch định và cấp độ hoạch
định rõ ràng trong lý thuyết hơn là trong thực tế. Sự thăng tiến của tiếng Hebrew tại
Palestine, phong trào văn học đại chúng của Ethiopia và sự thành lập Academie
Francaise đã minh chứng cho tính độc lập giữa thể hoạch định và cấp độ hoạch định.
Như vậy “KHHNN (cịn được gọi là Quy hoạch ngơn ngữ: Language Planning) có
thể được hiểu là các cơng việc quản lý ngơn ngữ. Hay nói một cách cụ thể, đây là phản
ứng điều tiết có chủ động, có tổ chức, có kế hoạch đối với hoạt động của ngôn ngữ, bao
gồm ba nội dung lớn là kế hoạch hố địa vị ngơn ngữ, kế hoạch hố bản thể ngơn ngữ và
kế hoạch hố uy tín ngơn ngữ với hàng loạt các vấn đề như lựa chọn ngơn ngữ, chuẩn
hố ngơn ngữ, sự phân bố chức năng giữa các ngôn ngữ, phát triển ngơn ngữ, hiện đại
hố ngơn ngữ, cải cách, chế tác chữ viết… Mục đích cuối cùng của cơng việc này là giải

quyết sự lưu thông về giao lưu tin tức trong quan hệ giao tiếp giữa con người với con
người…” [28, 7]. Đối với các quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ khi làm KHHNN
không được áp đặt, cứng nhắc, vội vàng, đối xử thiên lệch.
KHHNN bao gồm ba nội dung lớn, đó là [28, 242 - 244]:
- Kế hoạch hố địa vị ngơn ngữ (hay cịn gọi là Kế hoạch hố vị thế ngơn ngữ:
Status Planning) là làm thay đổi chức năng xã hội của một ngôn ngữ hay của một
phương ngữ. Đối với các quốc gia đa dân tộc và có q nhiều ngơn ngữ cùng tồn tại thì
vấn đề kế hoạch hố địa vị ngơn ngữ có một vị trí vơ cùng to lớn, bởi vì nó liên quan
đến việc lựa chọn ngơn ngữ nào có chức năng cao nhất trong xã hội. Vì vậy, kế hoạch
hố địa vị ngơn ngữ nhằm giải quyết mối quan hệ về địa vị ngôn ngữ trong phạm vi một
quốc gia, một khu vực như lựa chọn NNQG, ngôn ngữ chính thức, ngơn ngữ hành
chính, ngơn ngữ giáo dục… Đây là lĩnh vực thuộc phạm vi quan tâm của nhà nước dưới
các hình thức chính phủ trực tiếp chỉ đạo hoặc giao cho tổ chức chính quyền.
- Kế hoạch hố bản thể ngơn ngữ (hay cịn gọi là Kế hoạch hố khối liệu ngơn
ngữ: Corpus Planning) nhằm chuẩn hố và phát triển bản thân ngôn ngữ như xác định
ngôn ngữ chuẩn, chuẩn hố về mặt chính tả, ngữ âm, từ vựng, chuẩn hoá các thuật ngữ
khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các thuật ngữ vay mượn hoặc tạo ra các từ mới hoặc bổ
sung từ cho những hình thức ngơn ngữ hiện có. Tuy nhiên, kế hoạch hố bản thể ngôn
ngữ ở mỗi nước là khác nhau. Đối với những ngơn ngữ đã có truyền thống, đã ở mức
18


tương đối phát triển thì nhiệm vụ kế hoạch hố bản thể ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào
hai mặt: chuẩn hố và giữ gìn sự trong sáng của ngơn ngữ. Cịn đối với những ngơn ngữ
chưa có truyền thống chữ viết, chưa phát triển thì phải tập trung chủ yếu vào cấu trúc
bản thể ngơn ngữ. Vì vậy, một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch hoá bản thể
ngơn ngữ là biến ngơn ngữ khơng có truyền thống chữ viết thành ngơn ngữ có truyền
thống chữ viết.
- Kế hoạch hố uy tín ngơn ngữ (Prestige Planning): Trong q trình thực hiện
KHHNN nếu thiếu kế hoạch hố uy tín ngơn ngữ thì sự cố gắng của kế hoạch hố địa vị

ngơn ngữ và kế hoạch hố bản thể ngơn ngữ có thể sẽ khơng thành cơng. Giữa ba nội
dung này có mối quan hệ mật thiết, khơng thể tách rời.
Một điều cần phải nhấn mạnh là muốn thực hiện được KHHNN thì phải có người
khởi phát, có nghĩa là phải có một cơ quan nhà nước uỷ quyền chuyên trách, hoặc tổ
chức kinh tế, tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng đến việc thực thi.
1.1.4. Mối quan hệ của chính sách ngơn ngữ với lập pháp về ngơn ngữ
Vấn đề xung đột ngôn ngữ đã tồn tại từ lâu trong lịch sử, đặc biệt trong thời đại
ngày nay. Đối với các quốc gia đa dân tộc, đặc biệt là những nước nghèo, chậm phát
triển luôn tiềm ẩn những nguy cơ của sự mất ổn định, thường dẫn tới những xung đột
sắc tộc mà nguyên nhân bắt nguồn từ những mối bất hồ về ngơn ngữ, về tơn giáo, về
lãnh thổ… Vì vậy quốc gia nào cũng vậy, đặc biệt là đối với các quốc gia tồn tại nhiều
ngôn ngữ trên lãnh thổ đã phải đưa ra các đạo luật về ngôn ngữ.
Theo từ điển tiếng Việt 1992, “lập pháp” là việc “định ra pháp luật” [59, 551]. Vì
vây thuật ngữ “lập pháp về ngôn ngữ” (Language Legislation) được hiểu là sự định ra
pháp luật về ngôn ngữ.
“Mục tiêu cơ bản của lập pháp ngôn ngữ là thông qua pháp luật để xác định địa vị
của một ngôn ngữ nào đó và quy định phạm vi sử dụng của chúng” [28,188]. Bên cạnh
đó, quy định quyền lợi và nghĩa vụ ngơn ngữ, ưu tiên và hiện thực hố một số ngôn ngữ
đã được xác định thông qua pháp luật. Chẳng hạn như, Cộng hoà Indonesia và Liên
bang Malaysia đã thông qua Hiến pháp để tuyên bố tiếng Melayu là NNQG của
Indonesia và Malaysia. Điều này đồng nghĩa với việc người dân hai nước này có nghĩa
vụ phải học tập và sử dụng tiếng Melayu trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Luật pháp về ngôn ngữ thường tập trung vào các lĩnh vực như [28, 188]:
19


×