Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 222 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRƯƠNG VIÊN




NGHIÊN CỨU UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ
VIỆC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

Mã số: 5 04 08

Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Quang Thiêm




HÀ NỘI - 2003

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ UYỂN NGỮ 8
1. 1. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ UYỂN NGỮ 8
1. 2. XÁC LẬP ĐỊNH NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM " UYỂN NGỮ" 11
1. 3. UYỂN NGỮ SỬ DỤNG QUA CÁC THỜI KỲ 15
1. 4. CÁC BÌNH DIỆN NGHIÊN CỨU UYỂN NGỮ 22
1. 4. 1. UYỂN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG HỌC 23
1. 4. 2. UYỂN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN PHONG CÁCH HỌC 31
1. 4. 3. UYỂN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC 40
1. 4. 4. TIỂU KẾT 57
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO VÀ NGHĨA 60
CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG ANH 60
2. 1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HÌNH THÁI CẤU TẠO VÀ NGHĨA
60
2. 1. 1. SỐ LƯỢNG THÀNH TỐ CẤU TẠO 60
2. 1. 2. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ LOẠI (PART OF SPEECH) 61
2. 1. 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC CÚ PHÁP (SYNTACTIC
STRUCTURE) 62
2. 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO VÀ NGHĨA 70
2. 2. 1. PHƯƠNG TIỆN TỪ -NGỮ ÂM (PHONETIC - LEXICAL FORM
MEANS) 70
2. 2. 2. PHƯƠNG TIỆN HÌNH THÁI TỪ (LEXICAL FORM MEANS) 76
2. 2. 3. PHƯƠNG TIỆN PHONG CÁCH (STYLISTIC MEANS) 82
2. 2. 4. PHƯƠNG TIỆN CÚ PHÁP (SYNTACTIC MEANS) 100
2. 3. TIỂU KẾT 104
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ VIỆC SỬ DỤNG 107
UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG ANH 107
3. 1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG ANH TRÊN BÌNH DIỆN
PHONG CÁCH 107
3. 1. 1. UYỂN NGỮ SỬ DỤNG TRONG PHONG CÁCH HÀNH CHÍNH
107

3.1.2. UYỂN NGỮ SỬ DỤNG TRONG PHONG CÁCH SINH HOẠT
HÀNG NGÀY 115
(69) - He's behaving really strangely; he should be in an institution. [69,
219] 121
3.1.3. UYỂN NGỮ SỬ DỤNG TRONG PHONG CÁCH BÁO CHÍ 127
3.1. 4. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA UYỂN NGỮ 129
3. 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG ANH TRÊN BÌNH DIỆN
NGỮ DỤNG 133

2

3. 2. 1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG ANH THỂ HIỆN QUA
TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY 133
3. 3. TIỂU KẾT 164
CHƯƠNG 4: VIỆC CHUYỂN DỊCH UYỂN NGỮ TIẾNG ANH 168
SANG TIẾNG VIỆT VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG KHÁC 168
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG MẸ ĐẺ TRONG VIỆC THỤ ĐẮC NGÔN
NGỮ HAI VÀ CHUYỂN DỊCH 168
4. 2. PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG VIỆT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHUYỂN DỊCH UYỂN NGỮ
171
4. 2. 1. KHÁC BIỆT VỀ LOẠI HÌNH VÀ CẤU TRÚC NGÔN NGỮ 171
4. 2. 2. KHÁC BIỆT VỀ ĐẶC TRƯNG NỘI DUNG CỦA NGÔN NGỮ
DÂN TỘC VÀ HOÀN CẢNH KINH TẾ XÃ HỘI 173
4. 3. VIỆC CHUYỂN DỊCH UYỂN NGỮ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
176
4. 3. 1. MÔ HÌNH CHUYỂN DỊCH KHÁI QUÁT 176
4. 3. 2. CHUYỂN DỊCH Ở CẤP ĐỘ NGỮ NGHĨA 179
4. 3. 3. CHUYỂN DỊCH Ở CẤP ĐỘ PHONG CÁCH VÀ NGỮ DỤNG 188
4. 4. UYỂN NGỮ TIẾNG ANH VÀ CÁC ỨNG DỤNG KHÁC 194

4. 4. 1. GIẢNG DẠY UYỂN NGỮ TIẾNG ANH 194
4. 4. 2. XÂY DỰNG TỪ ĐIỂN UYỂN NGỮ ANH-VIỆT (DESIGNING AN
ENGLISH-VIETNAMESE DICTIONARY) 199
4. 5. TIỂU KẾT 200
KẾT LUẬN 203
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ XUẤT XỨ CÁC VÍ DỤ 210


1


MỞ ĐẦU

1. TÊN LUẬN ÁN:

NGHIÊN CỨU UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG ANH
VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT

2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Những mục đích của luận án là:
 Tìm hiểu sự biểu hiện của uyển ngữ tiếng Anh về mặt nguồn gốc, cấu tạo
và ngữ nghĩa, phong cách và ngữ dụng, chủ yếu tìm ra những đặc trưng
ngôn ngữ của nó;
 Giải thích uyển ngữ khác với các đơn vị khác như thế nào;
 Tìm ra các đặc trưng về mặt văn hoá xã hội trong việc sử dụng tiếng Anh
và tiếng Việt có liên quan đến việc chuyển dịch;
 Trình bày những vấn đề liên quan đến việc chuyển dịch uyển ngữ từ
tiếng Anh sang tiếng Việt, tìm những cách chuyển dịch đúng đắn và
thích hợp;
 Vận dụng thiết thực vào hoạt động dạy học tiếng Anh như một ngoại

ngữ.

Luận án được thực hiện vì những lý do sau đây:
2. 1. Uyển ngữ (euphemism) là một hiện tượng đã được nói đến từ lâu trong
khoa học nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng trong ngôn ngữ học hiện đại, việc nghiên
cứu uyển ngữ còn hạn chế. Hiện nay, xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ ở bình diện
lời nói và bình diện ngữ dụng học được nhiều người quan tâm, vì thế mà uyển ngữ
trở thành đối tượng quan trọng cần được đi sâu tìm hiểu.

2

2. 2. Uyển ngữ là một loại biểu hiện ngôn ngữ đặc biệt, được sử dụng khác
nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Sự khác nhau bao gồm mặt cấu trúc ngôn ngữ,
cơ cấu tạo nghĩa, cũng như những đặc thù về văn hóa xã hội. Việc nghiên cứu
uyển ngữ tiếng Anh sẽ giúp người Việt sử dụng tiếng Anh:
 Hiểu được ngôn ngữ của uyển ngữ trong tiếng Anh;
 Hiểu được văn hóa, đất nước, con người Anh, cùng những đặc trưng tâm
lý xã hội của họ;
 Chuyển dịch ra tiếng Việt một cách đúng đắn và thích hợp.

2. 3. Trong thực tế giảng dạy tiếng Anh cho người Việt Nam, chưa có một
công trình nào tập trung nghiên cứu đối chiếu về phép lịch sự trong giao tiếp giữa
tiếng Anh và tiếng Việt, việc sử dụng các uyển ngữ trong các tình huống giao tiếp,
ngăn ngừa hoặc phát hiện lỗi, phân tích các nguyên nhân mắc lỗi trong việc sử
dụng uyển ngữ tiếng Anh và chuyển dịch, từ đó đề ra những giải pháp giúp người
học khắc phục và luyện tập. Là giảng viên tiếng Anh, chúng tôi mong muốn đóng
góp những ý kiến mang tính chất giáo học pháp vào việc nâng cao chất lượng dạy
và học ngôn ngữ Anh và Việt trên cơ sở phân tích và đối chiếu các hiện tượng có
liên quan.


3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Luận án tập trung vào việc miêu tả và tìm ra những đặc thù về mặt ngôn ngữ
của uyển ngữ tiếng Anh. Ngoài ra, luận án còn tìm hiểu những đặc trưng về mặt
văn hoá xã hội trong việc sử dụng uyển ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có liên quan
đến việc chuyển dịch.
Đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu là tiếng Anh (British English). Biến
thể tiếng Anh nói tại Mỹ (American English), và tiếng Anh nói tại Úc (Australian
English) được xem xét trong các trường hợp cần thiết. Tiếng Việt được sử dụng ở
những phần liên quan đến vấn đề chuyển dịch.
Uyển ngữ được xem xét ở ba cấp độ : từ, ngữ và câu, chủ yếu là cấp độ từ và ngữ.

3

Ba bình diện được đặt trọng tâm nghiên cứu, đó là Từ vựng học, Phong cách
học, và Ngữ dụng học.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
4.1. Xác lập khái niệm uyển ngữ, phân biệt uyển ngữ với các đơn vị khác,
xem nó như là chỗ dựa cơ bản của việc nghiên cứu uyển ngữ trong các
phần tiếp theo.
4.2. Xác lập phạm vi và các bình diện nghiên cứu uyển ngữ tiếng Anh là cơ sở
của việc nghiên cứu của luận án.
4.3. Phân tích, miêu tả, phân loại các mô hình biến thể cấu trúc ngữ nghĩa của
uyển ngữ trong tiếng Anh.
4.4. Tìm ra những đặc điểm ngôn ngữ của uyển ngữ tiếng Anh thông qua phân
tích cách sử dụng chúng ở ba bình diện từ vựng, phong cách và ngữ dụng.
4.5. Phân tích đối chiếu tìm ra sự tương đồng và dị biệt về mặt từ vựng, phong
cách, và ngữ dụng của uyển ngữ tiếng Anh có liên quan đến việc chuyển
dịch. Từ đó rút ra một số đặc trưng về mặt văn hoá giữa hai ngôn ngữ.
4.6. Rút ra những nhận xét tổng quát về lý luận và thực tiễn qua việc nghiên

cứu uyển ngữ tiếng Anh và nêu những ứng dụng có tính giáo học pháp
trong việc dạy và học tiếng Anh như là một ngoại ngữ.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mục đích tìm hiểu chi tiết uyển ngữ tiếng Anh, chỉ ra những đặc trưng
ngôn ngữ của nó đồng thời nắm được các tương đồng và dị biệt giữa văn hoá Anh
và Việt khi chuyển dịch uyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, luận án sẽ được
nghiên cứu theo ba phương pháp sau:
5.1. Phương pháp diễn dịch: tiếp cận các lý thuyết, các quan điểm có sẵn làm nền
tảng lập luận cơ sở để quy xét bản chất của uyển ngữ (định tính);
5.2. Phương pháp quy nạp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này như một bổ trợ
tích cực cho phương pháp diễn dịch, nói cách khác là để chứng minh cấp độ đúng

4

đắn của các luận điểm, các lý thuyết từ sự diễn dịch, đồng thời bổ sung cái mới
bằng những kết quả thực tiễn được điều tra và phân tích. Chúng tôi điều tra, khảo
sát 7331 mục từ của uyển ngữ tiếng Anh dựa vào hai cuốn từ điển: 1/ Oxford
Dictionary of Euphemisms (Từ điển Oxford về Uyển ngữ) của R. W. Holder, xuất
bản năm 1996; và 2/ Bloombury Dictionary of Euphemisms (Từ điển Bloombury
về uyển ngữ), của John Ayto, xuất bản năm 2000. Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi
(questionaire), đặc biệt sử dụng dịch vụ thư tín điện tử (email) trên địa chỉ
ELTECS cũng như tiến hành các cuộc phỏng vấn có chuẩn bị sẵn câu hỏi
(structured interview) để lấy thông tin và ý kiến người Anh, Mỹ, Úc, về việc sử
dụng uyển ngữ tiếng Anh. Với các dữ liệu thu được chúng tôi phân tích thống kê
và tổng hợp, để tìm ra kết quả.
5.3. Phương pháp miêu tả: Chúng tôi miêu tả cấu tạo cũng như việc sử dụng các
uyển ngữ tiếng Anh thông qua việc lập các mô hình, các biến thể, và các biểu
bảng.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chú ý đến việc:

 Kết hợp quan điểm đồng đại và lịch đại
 Phân tích các văn bản dịch Anh-Việt (không sử dụng văn bản dịch ngược)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 4 chương và các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục.
Chương 1: Những cơ sở lý luận chung về uyển ngữ
Chương 2: Cấu tạo và nghĩa của uyển ngữ tiếng Anh
Chương 3: Cách dùng uyển ngữ trong tiếng Anh
Chương 4: Những vấn đề liên quan đến việc chuyển dịch uyển ngữ tiếng Anh
sang tiếng Việt, cùng các ứng dụng giáo học pháp quan trọng khác.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ UYỂN NGỮ

1. 1. TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ UYỂN NGỮ
Uyển ngữ tiếng Anh đã và đang được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Đã có
những tác phẩm chuyên bàn về uyển ngữ tiếng Anh, đó là cuốn Kind Words-A
Thesaurus of Euphemisms (Các từ tử tế- một từ điển chuyên mục về uyển ngữ)
của hai tác giả Judith S. Neaman và Carole G. Silver, (1990), cuốn Fair of
Speech-the Uses of Euphemisms (Sự hoa mỹ của lời nói- các cách sử dụng của
uyển ngữ) của D. J. Enright của Oxford University Press (1986), và cuốn Speak
Softly - Euphemisms and Such (Hãy nói nhẹ nhàng- các uyển ngữ và những cái
như thế) của Vernon Noble, của The University of Sheffield (1982), là các cuốn
sách chuyên luận về uyển ngữ tiếng Anh, một phần của các cuốn chuyên luận này
được dành để bàn về các khía cạnh của uyển ngữ như lịch sử lý do sử dụng uyển
ngữ tiếng Anh, cấu tạo của uyển ngữ, cách sử dụng ở các lĩnh vực xã hội như

uyển ngữ và giới tính và hoạt động giới tính, uyển ngữ và ngôn ngữ của chính
quyền, uyển ngữ với chiến tranh, uyển ngữ trong Y khoa, v. v Phần còn lại là
liệt kê và giải thích cách sử dụng các uyển ngữ theo các lĩnh vực cuộc sống như
đã nêu. Song, cuốn sách đề cập đến uyển ngữ tiếng Anh một cách chi tiết và đầy
đủ nhất đó là cuốn Euphemism and Dysphemism- Language Used as Shield and
Weapon (Uyển ngữ và thô ngữ- ngôn ngữ được sử dụng như lá chắn và vũ khí),
của hai tác giả Keith Allan và Kate Burridge, của Oxford University Press (1991),
là cuốn sách đề cập một cách đầy đủ nhất sự phát triển của uyển ngữ tiếng Anh,
một số cách cấu tạo và các loại Uyển ngữ tiếng Anh, những khác biệt giữa uyển
ngữ với thô ngữ (dysphemism), ngữ vực (register, jargon), phong cách và những
miêu tả của việc sử dụng uyển ngữ trong các lĩnh vực cuộc sống với các minh họa
thuộc về ngôn ngữ học và ngữ dụng học.

6

Ngoài ra đã có nhiều từ điển Uyển ngữ tiếng Anh được xuất bản, đó là các
cuốn: Oxford Dictionary of Euphemisms của tác giả R. W Holder, do Oxford
University Press xuất bản năm 1995, cuốn Bloombury Dictionary of Euphemisms,
của tác giả John Ayto, do Bloombury Publishing Plc (Edinburgh UK) xuất bản
năm 2000. Hai cuốn từ điển này đã miêu tả khá kỹ lưỡng nguồn gốc của uyển ngữ
và các cách sử dụng chúng, kèm theo những ví dụ minh hoạ cụ thể giúp người đọc
hiểu đầy đủ ý nghĩa của từng uyển ngữ tiếng Anh. Riêng cuốn từ điển của
Bloombury có phần giới thiệu miêu tả các lý do sử dụng uyển ngữ tiếng Anh cũng
như các khuynh hướng sử dụng uyển ngữ tiếng Anh trên thế giới hiện nay, và ở
mỗi chương nói về từng lĩnh vực cuộc sống, cuốn từ điển này đều dành nhiều
trang giới thiệu, miêu tả các tình hình sử dụng uyển ngữ tiếng Anh có minh họa
các ví dụ trong lĩnh vực được đề cập. Ngoài ra có nhiều từ điển có bàn đến uyển
ngữ tiếng Anh và tiếng Mỹ như The Longman Register of New Words (Từ điển
ngữ vực về các từ mới của nhà xuất bản Longman) của John Ayto (1990); cuốn
Slang and Euphemism Dictionary (Từ điển tiếng lóng và uyển ngữ) của Richard

A. Spears, do The American Library Inc. , xuất bản năm 1981; cuốn American
Slang của Robert L. Chapman, do Perennial Library xuất bản năm 1994.
Uyển ngữ tiếng Anh đã được ít nhiều nói đến ở nhiều tác phẩm ngôn ngữ học
khác. Các sách ngôn ngữ học đã có bàn đến uyển ngữ tiếng Anh, chủ yếu là cách
dùng, như cuốn Stylistics của GW Turner (1973), của Nxb Penguin Books Ltd;
cuốn Stylistics của I. R. Galperin, do Moscow Vyssaja Skola xuất bản(1981);
cuốn Essays on English Stylistics của V. A. Malzev, do Minsk " Vysheishaya
Shkola" (1984); cuốn Aspects of Language của D. Bolinger, của Nxb Harcourt
Brace Janovich, Inc. (1975); cuốn Investigating English Style của David Crystal
và Derek Davy của Nxb Longman Group limited (1986); cuốn Contemporary
Linguistics: An Introduction (phần Language in Social Contexts) do nhóm các tác
giả đứng đầu là William O'grady biên soạn, của Nxb Addison Weiley Longman
Limited (1996).

7

Ngoài ra, có một số tài liệu nói về uyển ngữ và uyển ngữ tiếng Anh được truy
cập từ mạng Internet, như bài Introducing Euphemisms to Language Learners,
của Scott Alkire (The Internet TESL Journal, Vol. VIII, No. 5, 2002, http://itselj.
org. /); bài The Pitfalls of Political Correctness: Euphemisms Excoriated, của K.
Jernigan (1997) (http://www. blind. net/bpg00005. html); bài Manly Euphemisms
for Self-Gratification, của R. Manly (1997) (http://www. mrmanly.
com/episodes/gratify. html); bài Dynamic Ostentatious Phraseological
Euphemisms, của L. W. Napper (1997) (http. //pissedon. com/dope. shum), v. v
Nhìn chung, các tác phẩm nêu trên có những đặc điểm sau:
 Đã đề cập đến uyển ngữ nói chung và uyển ngữ tiếng Anh chi tiết trên
nhiều lĩnh vực cuộc sống; đã nêu ra nhiều lý do sử dụng của uyển ngữ trong
ngôn ngữ học hiện đại.
 Cách cấu tạo uyển ngữ tiếng Anh và ngữ nghĩa của chúng đã được nghiên
cứu với nhiều ví dụ minh hoạ chủ yếu ở cấp độ từ vựng.

 Ngữ nghĩa của uyển ngữ tiếng Anh đã được khảo sát ở cấp độ từ vựng học,
phong cách học và ngữ dụng học.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên:
 Chưa đi sâu khảo sát các đặc tính cũng như bản chất ngôn ngữ học của
uyển ngữ tiếng Anh thể hiện qua cấu trúc của chúng, qua các quan hệ ngữ
nghĩa giữa các thành tố cấu tạo uyển ngữ trên các bình diện từ vựng học,
phong cách học và ngữ dụng học;
 Chưa có một công trình nào nghiên cứu việc chuyển dịch uyển ngữ tiếng
Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại.
 Những nhận xét về các đặc thù văn hoá-xã hội trong việc sử dụng uyển ngữ
tiếng Anh ở các lĩnh vực cuộc sống chưa đầy đủ và chi tiết.
Ở trong nước, Uyển ngữ đã được quan tâm nghiên cứu, tuy số lượng các bài
nghiên cứu chưa nhiều và chưa được khảo sát một cách chi tiết. Bài "Uyển ngữ
xét từ góc độ lịch sử và cấu tạo" của Nguyễn Chiến nói đến cấu tạo của uyển ngữ

8

tiếng Anh và tiếng Việt tuy chưa chi tiết và sâu sắc; uyển ngữ cũng được nhắc đến
ở bình diện từ vựng học hoặc phong cách học trong các tác phẩm:
 Từ vựng học tiếng Việt, của Nguyễn Thiện Giáp (Nxb Giáo dục, 1998);
 Phong cách học tiếng Việt, của Đinh Trọng Lạc (Nxb Giáo dục,1999);
 Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, của Cù Đình Tú (Nxb Giáo
dục, tái bản năm 2001);
 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, của Đinh Trọng Lạc (Nxb
Giáo Dục,1998).
Ngoài ra uyển ngữ cũng được nói đến trong cuốn Tiếng Việt phong phú của
Bằng Giang (Nxb Văn hoá,1997). Trong tác phẩm này tác giả đã đưa ra trên 1000
biến thể của từ chết có minh họa. Các bài viết có liên quan đến uyển ngữ tiếng
Việt còn có:
 Phương pháp giải thích và tìm sự khu biệt ngữ nghĩa các từ đồng nghĩa,

của Nguyễn Đức Tồn, trong tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 1997;
 Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa, của
Nguyễn Đức Tồn, trong tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1993;
 Đặc điểm danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ " Sự kết thúc cuộc đời
của con người" của Nguyễn Đức Tồn và Huỳnh Thanh Trà, trong tạp chí
Ngôn ngữ số 3 năm 1994.
Chưa có một công trình đối chiếu uyển ngữ tiếng Anh và tiếng Việt mang tính
hệ thống và sâu sắc; từ đó việc chuyển nghĩa uyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng
Việt với các vấn đề liên quan đến các cơ chế đối chiếu giao văn hoá (cross-
cultural) cũng chưa được quan tâm nghiên cứu tại Việt nam.

1. 2. XÁC LẬP ĐỊNH NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM " UYỂN NGỮ"
Nguồn gốc của thuật ngữ uyển ngữ (euphemism) nói lên mục tiêu của từ ngữ
này, đó là nói năng tốt đẹp (speaking well). Nó bắt nguồn từ tiếng Hy lạp eu
(well; tốt đẹp) và -pheme (speaking: nói năng).

9

Trong tiếng Anh, từ euphemism (chúng tôi dịch là uyển ngữ) xuất hiện từ khi
ngôn ngữ toà án của giai cấp quý tộc xuất hiện, loại ngôn ngữ toà án này được
John Lyly gọi là euphuism trong tác phẩm mang tên Euphues; và cho đến thập
niên 1580 mới được George Blount chính thức gọi là euphemism với ý nghĩa là "
một cách diễn dịch tốt hay thuận lợi đối với một từ (có nghĩa) xấu".
Ngày nay, từ ngữ euphemism được định nghĩa một cách tinh tế hơn và mang
nhiều sắc thái xã hội hơn. Trong các từ điển hiện đại, uyển ngữ được định nghĩa
như là:
Sự thay thế của một từ hay ngữ uyển nhã, mơ hồ, hay không trực tiếp đối
với một từ ngữ khó nghe, thẳng thừng hoặc trực tiếp 81,410
hoặc như là:
Một từ hay ngữ lịch sự người ta sử dụng khi họ nói về một điều mà họ

hay những người khác cảm thấy không dễ chịu hay bối rối, như cái chết
hay vấn đề giới tính. 83,324
Kate Allan và Kate Burridge [66, 11] định nghĩa uyển ngữ như là
Sự thay thế một từ ngữ không được ưa thích (a dispreferred expression)
nhằm giữ được thể diện, tránh sự mất thể diện (loss of face) của người nói
hoặc người nghe thông qua việc làm chạm tự ái họ, hoặc giữ thể diện cho
một người hay phe thứ ba nào đó.
Ronald Wardhaugh 163 nhấn mạnh hai khía cạnh khác của uyển ngữ, đó là:
1) nói về những vấn đề gây khó chịu và làm trung hoà (neutralize) sự khó chịu đó
bằng việc gọi sang một tên khác những sự việc tạo ra sự bực bội khó chịu cốt để
cho chúng dễ chịu và thậm chí gợi được sự chú ý. Chẳng hạn khi nói đến các vấn
đề chết chóc, hấp hối, nạn thất nghiệp, hay các vấn đề tội phạm; và 2) đề cao,
thăng hoa các vấn đề bình thường. Chẳng hạn gabbage-men - những nhân viên vệ
sinh được người Anh và người Mỹ gọi là sanitary-engineers- những kỹ sư vệ sinh;
các ông chủ nói với công nhân của mình we'll have to let you go-chúng tôi buộc
phải để các ông nghỉ thôi thay vì nói you're fired- các ông bị sa thải.

10

Đinh Trọng Lạc phân biệt uyển ngữ và nhã ngữ. Theo tác giả, uyển ngữ là
hình ảnh tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng (hoặc một hiện tượng)
bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng việc nêu lên những nét
đặc biệt của nó, tạo hình cho lời nói vì nó không chỉ gợi tên đối tượng mà còn
miêu tả đối tượng 32, 254-255 . Ví dụ ta gọi phụ nữ là phái yếu, phái đẹp, nam
giới là giới mày râu, phái khoẻ. Nhã ngữ, theo tác giả, là một biến thể của uyển
ngữ, trong đó những từ ngữ nhã nhặn, lịch sự được dùng để thay thế những từ
ngữ thô lỗ, khó nghe, không đúng mực ibid, 255 . Ví dụ khi nói về cái chết, để
giảm bớt nỗi đau buồn người ta nói cụ tôi đi năm ngoái, chị ấy không qua khỏi,
hoặc khi muốn che giấu, làm mờ đi các mặt không tốt của con người hay của thực
trạng xã hội, để sự diễn đạt được tế nhị, không xúc phạm đến ai, người ta nói:

dưới mức no đủ thay vì dùng từ đói, thiếu ăn; tình trạng chưa có công ăn việc làm
thay vì nói thất nghiệp; sản phẩm loại hai, thứ phẩm thay vì sản phẩm xấu, sản
phẩm kém chất lượng, v. v. .
Nguyễn Chiến 119, 170 sử dụng thuật ngữ uyển ngữ để nói về những từ hoặc
ngữ được sử dụng thay thế những từ, những ngữ được coi là chưa nhã, quá trực
tiếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay thô lậu trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Tác giả cho rằng uyển ngữ gắn bó chặt chẽ với tâm lý, tình cảm của con người. Ở
đây, tâm lý không muốn xúc phạm, không muốn hạ nhục ai chính là lý do căn bản
tạo ra uyển ngữ, từ đó theo sự phát triển của nền văn minh, thế giới hiện đại tạo
lập nhiều uyển ngữ để tạo ra tục kiêng huý, và sau đó theo sự phát triển của nền
văn minh, thế giới hiện đại tạo lập nhiều uyển ngữ để tạo ra sự nhã nhặn êm ái,
lịch sự để giảm đi những hiệu ứng thô tục, khó chịu do nhiều từ ngữ gây ra.
Theo Phan Ngọc dẫn theo 161, 412 thì uyển ngữ được định nghĩa là phép
chuyển nghĩa được thể hiện bằng việc biểu thị một sự vật hoặc hiện tượng nào đó
qua cách thể hiện kín đáo, gián tiếp, lịch sự, mềm mỏng. Ví dụ; không đẹp thay
cho xấu, ông ấy không còn trẻ nữa thay cho ông ấy già rồi. Tác giả còn nhận xét

11

rằng uyển ngữ là một biện pháp tu từ rất thích hợp đối với các từ Hán-Việt. Thật
vậy, khi muốn giảm bớt ấn tượng về một cái gì đau xót hay không sang trọng,
người ta dùng từ Hán Việt thay cho từ thuần Việt. Chính vì vậy, người ta nói xác
chết của kẻ thù nhưng lại dùng thi hài của của người chiến sĩ.
Quan điểm sau đây là nền tảng nghiên cứu của luận án này:
Uyển ngữ là một từ hay một ngữ cố định được cấu tạo lại, diễn đạt lại từ
một nội dung đã có để thể hiện một cách thích hợp, tế nhị và thẩm mỹ;
là lời nói được sử dụng trong những tình huống hay văn bản giao tiếp
lịch sự, sang trọng, đầy tri thức văn hoá, liên quan đến cái đẹp trong
việc dùng từ ngữ.
Một số điểm cần làm sáng tỏ trong định nghĩa này.

Thứ nhất, uyển ngữ là những hình thái ngôn ngữ được cấu tạo lại, là từ hay
ngữ định danh bậc hai, tức là những từ ngữ gọi tên lại, định danh lại một từ hay
một ngữ đã có sẵn từ trước. Uyển ngữ cũng được xem như là một từ đồng nghĩa
(synonym) hay một biến thể (variant) được dùng để thay thế một từ nào đó trong
một ngữ cảnh nhất định. Uyển ngữ sẽ được nghiên cứu như những đơn vị từ vựng
ở dạng tĩnh (static) nằm trong hệ thống ngôn ngữ cũng như ở dạng động
(dynamic) thuộc về lời nói thông qua giao tiếp hàng ngày.
Thứ hai, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu những uyển ngữ đã được định hình,
đã được sử dụng nhiều lần và đã trở nên cố định, hình thành sẵn (prefabricated) ở
trong trí nhớ con người, trong từ điển và sách vở. Tuy nhiên, thông qua khảo sát
tần số sử dụng (frequency of usage) của các uyển ngữ trong các tình huống giao
tiếp, luận án muốn xác định các uyển ngữ được sử dụng một cách phổ biến so với
các uyển ngữ khác, đồng thời cố gắng phát hiện một số uyển ngữ mới xuất hiện
nhưng được sử dụng ở tần số cao mà các từ điển hoặc sách vở còn ít hoặc chưa
lưu ý đến. Ngữ cố định trong luận án này còn bao gồm các hình thái hay cấu trúc
cú pháp được sử dụng phổ biến trong các hành động lời nói ở những tình huống
giao tiếp thông qua các biện pháp tu từ (xem Phần 2 của Chương 2).

12

Thứ ba, cần làm sáng tỏ khái niệm ngữ trong thuật ngữ uyển ngữ khi tính đến
số lượng thành tố cấu tạo uyển ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt. Thật vậy, khi thống
kê trong số 243 uyển ngữ tiếng Anh nói về lĩnh vực đĩ điếm (prostitution) ở hai
cuốn từ điển uyển ngữ của J. Ayto 69 và R.W. Holder 114, uyển ngữ được cấu
tạo bằng một thành tố được ghi nhận là 103, trong khi đó uyển ngữ được cấu tạo
từ hai đến sáu thành tố có số lượng là 140. Có khi, có những uyển ngữ có độ dài
đến một mệnh đề, tương đương với một phát ngôn hay một hành động lời nói,
được "làm sẵn" (prefabricated), như It seems to me that what you are saying does
not altogether accord with the truth - Theo tôi thì hình như những gì anh đang nói
không đi đôi với sự thật (thay vì nói: you're lying- anh nói láo), hay my friend 's

visiting - mình tới tháng. Trong tiếng Việt, số lượng thành tố trong mỗi uyển ngữ
có khác so với tỉ lệ số lượng thành tố cấu tạo uyển ngữ trong tiếng Anh. Ví dụ khi
thống kê 1006 uyển ngữ nói về sự chết của Bằng Giang 16, số lượng uyển ngữ
có một thành tố (một từ) chỉ chiếm 57 (ví dụ; ngủ, nghẻo, ngỏm, thác, tịch, đi,
xong, qua, ); trong khi đó uyển ngữ bao gồm hai thành tố trở lên lên đến 949 (ví
dụ: an nghỉ, băng hà, từ trần, bay về trời, khuất nẻo xa, theo ông bà, cỡi hạc về
trời, giã từ cuộc thế, lên cõi Niết bàn, sang bên kia thế giới, trút hơi thở cuối
cùng, về an nghỉ trong nước Chúa ). Do đó, khái niệm ngữ trong thuật ngữ
uyển ngữ cần được hiểu là yếu tố ngôn ngữ nói chung chứ không phải ngữ là một
cụm từ.

1. 3. UYỂN NGỮ SỬ DỤNG QUA CÁC THỜI KỲ
Uyển ngữ đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong cuộc sống văn hoá của các cộng
đồng. Hiện nay, khi bộ môn ngôn ngữ học đã trở thành một khoa học, một ngành
nghiên cứu ngôn ngữ vững mạnh, thì việc nhìn lại vai trò của uyển ngữ, nhìn nhận
vị trí của uyển ngữ trong quá trình phát triển của nó, nhất là các thời kỳ cận và
đương đại, xác định mối tương quan của uyển ngữ đối với các lĩnh vực ngôn ngữ
học trở thành một việc làm cần thiết giúp chúng ta có một hướng nhìn hệ thống
hơn, khoa học hơn về hiện tượng ngôn ngữ đặc sắc này.

13

Trước khi Ngôn ngữ học cấu trúc ra đời, uyển ngữ đã đi vào đời sống hàng
ngày của nhiều cộng đồng ngôn ngữ trên thế giới. Xuất phát từ nhu cầu của từng
xã hội, chẳng hạn như những mê tín trong cuộc sống, nhiều cộng đồng có khuynh
hướng sử dụng các nhóm từ giảm nhẹ (palliative phrases) khi nói đến các sự vật
chung quanh. Các nữ thần hung dữ ở Hy lạp được gọi là the Solemn Ones (những
vị thần trang nghiêm), hay the Kindly Ones (những vị thần tử tế); người Bồ Đào
Nha thích gọi Cape of Storms - Mũi Bão tố thành Cape of Hope- Mũi Hảo vọng.
Thời kỳ Anglo-Saxon ở Anh quốc là thời kỳ mà "lời nói của của các tiền nhân dù

được rào đón bởi những luật lệ và tập tục, vẫn tỏ ra không gọn gàng, không lôgic,
có tính ước lệ, và nếu cần thì mang uyển tính" 78, 20. Đó là thời kỳ mà việc tự
do sử dụng ngôn ngữ nhất là ngôn ngữ nói tục (four-letter words) là phổ biến,
nhưng vẫn có một số lĩnh vực như lĩnh vực tránh xúc phạm các vị lãnh tụ tôn giáo
hay các vị thần linh. Nhiều từ ngữ cấm kị thời Anglo Saxon còn được sử dụng cho
đến thế kỷ thứ 14. Một điều đáng chú ý là ở thời kỳ này uyển ngữ đã được sử
dụng nhiều trong các tác phẩm thi ca. Tác phẩm the Canterbury Tales của
Chaucer đã chống lại những ai nói những lời không tốt về thân thể của Chúa Jesus
Christ 134, 3. Uyển ngữ đã được dùng như những biện pháp ẩn dụ (metaphor)
hay nói vòng (circumlocution) qua những dòng thơ nói về các vấn đề giới tính và
sinh hoạt giới tính, các bộ phận của thân thể:
(1) Oh, that his left hand was under my head
and that his right hand embraced me!
(Ôi bàn tay trái của chàng đặt dưới đầu tôi
và bàn tay phải kia vuốt ve người tôi. )
139, 6
Embrace -vuốt ve - được xem là uyển ngữ, thay thế từ sexual caress -mơn trớn
gợi tình. Thời kỳ Shakespeare là thời kỳ mà tầng lớp quý tộc (aristocracy) muốn
vượt ra khỏi giới hạn luật lệ và quy thức nghiêm ngặt của tầng lớp xã hội của
mình để bắt chước những phong cách của tầng lớp hạ lưu (the lower class); vì các

14

tác phẩm thi ca của Shakespeare phản ánh xu hướng này, ngôn ngữ ở nhiều tác
phẩm đầy ắp những lời chửi bới, hoặc ngôn ngữ của giai tầng hạ lưu. Trong tác
phẩm King Lear, có những cuộc thi chửi bới và người nào chửi hay nhất sẽ nhận
được vòng nguyệt quế. Sau này, vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, Dr
Thomas Bowdler đã điều chỉnh lại một số từ ngữ trong các tác phẩm của
Shakespeare, những từ ngữ không thể đọc lớn lên trong gia đình 78, 14. Chẳng
hạn, từ ngữ a gipsy's lust (dục vọng của kẻ du cư) trở thành a gypsy's will (ước

muốn của kẻ du cư) trong tác phẩm Antony and Cleopatra; câu 'he that hath kill'd
my king and whor'd my mother'(người đã giết phụ vương của ta và biến mẹ ta
thành con đĩ) trở thành ''he that hath kill'd my king and seduc'd my mother (người
đã giết phụ vương của ta và cám dỗ mẹ ta) trong tác phẩm Hamlet.
Thời kỳ của Nữ hoàng Victoria và giai cấp trung lưu Anh quốc là thời kỳ tiêu
biểu chống lại việc sử dụng ngôn ngữ đối với những vấn đề được xem là thuộc về
cá nhân, như nói về cơ thể, nói về giới tính. Đây là thời kỳ mà những bộ phận sinh
dục của con người phải được gọi là lower regions (những vùng bên dưới), legs
(chân, cẳng) gọi là limbs (chi), áo quần nói chung (garments) được gọi là flannels
hay linen, các loại quần (trousers) được gọi là unmentionables (thứ không thể
nhắc đến), unutterables (thứ không thể nói ra được). Nhưng cũng trong thời kỳ
này, các khuynh hướng chủ trương tự do hơn, cởi mở hơn về các vấn đề giới tính
như vấn đề đồng tính luyến ái, vấn đề giới tính mở (open sexuality) được hình thành
và được phản ánh trong các tác phẩm của Oscar Wilde, D. H. Lawrence, v. v 134,
6.
Uyển ngữ ở những thời kỳ này tuy đã xuất hiện trong các cộng đồng nhưng nó
chỉ phổ biến ở một vài lĩnh vực và được phản ánh vào lĩnh vực thi ca, văn học và
được xem như là những yếu tố tu từ góp phần tạo nên hình ảnh của xã hội hay
tầng lớp xã hội đương thời cũng như cho thấy được phong cách của các tác giả.
Đến thời kỳ của Ngôn ngữ học cấu trúc (Structural Linguistics), uyển ngữ bắt
đầu được nhắc đến trong ngôn ngữ học dù chưa được cụ thể và đầy đủ. B. F.

15

Skinner, nhà Tâm lý học hành vi nổi tiếng, ngành tâm lý học làm nền móng cho
Ngôn ngữ học cấu trúc, cùng các đồng nghiệp sau này, cho rằng các từ có được
các thành tố nghĩa biểu thái (emotive components of meaning) thông qua quá
trình điều kiện hoá. Từ chủ yếu được xem như là những kích thích trung tính -
neutral stimuli (tức kích thích có điều kiện- conditioned stimuli), và nó trở thành
từ có tính cảm thái khi chúng được liên tưởng với các sự kiện mang tính tích cực

(positively) hay không tích cực (negatively) trong môi trường (tức kích thích
không điều kiện- unconditioned stimuli). Thông qua việc trình bày và sử dụng, từ
đó được lập đi lập lại nhiều lần với một dạng kích thích có tính cảm thái, nghĩa là
tính cảm thái của từ được hình thành từ đây. Một đứa bé học từ tên trộm- thief
(kích thích có điều kiện) bằng cách được nghe kể về những chuyện xấu mà các
tên trộm hay làm và nhìn thấy các tên trộm này trên phim ảnh (kích thích không
có điều kiện). Cứ như thế, từ tên trộm với nghĩa cảm thái xấu, thông qua những
ngữ cảnh tương tự cứ xảy ra trong đầu đứa bé.
Uyển ngữ được xem như kích thích có điều kiện như từ tên trộm (thief) ở
trên và thông qua các biến cố (events) mang tính cực (positively) hay tiêu cực
(negatively) mà các uyển ngữ hình thành được nghĩa cố định trong mỗi người sử
dụng, đúng như cách xác định nghĩa của Bloomfield, nhà Ngôn ngữ học cấu trúc
Mỹ, người chịu ảnh hưởng sâu sắc Tâm lý học hành vi: Chúng ta đã xác định
nghĩa một hình thái ngôn ngữ (a linguistic form) như là tình huống mà người nói
phát ra hình thái đó và phản ứng (response) mà hình thái đó nhận được từ người
nghe 135, 139.
Điều đáng nói ở đây là các biến cố (events) hay tình huống mà khuôn mẫu
kích thích-phản ứng về nghĩa (stimulus-response model of meaning) của
Bloomfield, nói như B. Abbott 64, 2 là phi thực tế (impractical), chúng chỉ có
thể thích ứng với một số tình huống giao tiếp giản đơn chứ không thể đáp ứng đầy
đủ các ứng xử muôn màu muôn vẻ trong mỗi tình huống giao tiếp. Do đó, dù lý
thuyết Ngôn ngữ học cấu trúc có sự quan tâm đến nét biểu thái của từ ngữ mà
uyển ngữ là một phương tiện chuyên chở các nét nghĩa biểu thái đó, lý thuyết ấy

16

vẫn không thể thoả mãn được việc sử dụng các từ ngữ biểu thái đối với hiện thực
giao tiếp phức tạp và tinh tế của cuộc sống.
Noam Chomsky đã phê phán lý thuyết hành vi của Skinner và Ngôn ngữ
học cấu trúc của Bloomfield, cho rằng Skinner và Bloomfield chỉ chủ trọng các

hình thái ngôn ngữ quan sát được (observable) mà không lưu ý đến cơ chế bên
trong bộ óc, không chú trọng đến sự sáng tạo (creativeness) của tư duy con người.
D. T. Ray cho rằng Chomsky quan tâm nhiều đến cú pháp (syntax) và rất ít chú ý
đến ngữ nghĩa học 89, 46. Tâm lý học nhận thức hay tri nhận (cognitive
psychology) mà Chomsky đưa ra cho rằng ngôn ngữ, như là một phần của quá
trình được vi tính hoá (computerised process), là một hệ thống có thể cất giữ
trong trí nhớ một bộ máy (machine memory), và máy móc thì không có cảm thái
(emotions); do đó cảm thái không cần phải được thể hiện trong các khuôn mẫu
(models) của các tiến trình lời nói (speech processes) 152, 47. Như vậy quan
điểm vi tính hoá quá trình ngôn ngữ loại trừ ngữ cảnh ra khỏi tiến trình ngôn ngữ,
trong khi đó Skinner vẫn chấp nhận ngữ cảnh dù đó là ngữ cảnh hạn chế trong các
hộp thí nghiệm. Và như vậy, sự chuyển dịch từ chủ nghĩa hành vi sang lý thuyết
cải biến sản sinh được thực hiện mà không có sự tham gia của cảm thái.
Như chúng ta đã biết, ngữ cảnh là một yếu tố giao tiếp quan trọng tạo nghĩa
cho một uyển ngữ. Ngữ pháp tạo sinh không chú trọng đến ngữ cảnh, chỉ lấy câu
làm cơ sở cho các quá trình cải biến chuyển đổi. Chính vì thế mà, như D.T Ray
ibid nhận xét, ngôn ngữ học muốn đổi hướng từ Ngữ pháp tạo sinh chuyển sang
nghiên cứu các quá trình diễn ngôn (discourse processes) chính là cố gắng tìm lại
vị trí cho ngữ cảnh, đặt nó vào quá trình ngôn ngữ, vì nghĩa chính xác của một từ
hay của một uyển ngữ thường được bộc lộ qua ngữ cảnh sử dụng.
Ngữ pháp tạo sinh có liên quan mật thiết đến quan điểm của Chomsky về tri
năng (competence) và hành năng (performance). Theo Chomsky, hành năng của
một người thường bị ảnh hưởng bởi những hạn chế trong giao tiếp gọi là những
biến trạng hành ngôn (performance variables), như những hạn chế về trí nhớ

17

(memory limitations), sự không tập trung (distractions), thay đổi sự quan tâm và
và hứng thú (shifts of attention and interest), sự mắc lỗi (errors), và các hiện
tượng ngập ngừng khi giao tiếp như lặp đi lặp lại(repeats), cách mở đầu không

phù hợp (false starts), dừng nghỉ (pauses), thêm bớt (additions and ommissions),
cho nên hành năng thực sự (actual performance) không thể phản ánh được ngữ
pháp chứa đựng trong tri năng của người sử dụng. Vì thế mà cần tập trung nghiên
cứu và mô tả ngôn ngữ thông qua tri năng đã được trừu tượng hoá hơn là thông
qua các dữ liệu ngôn ngữ trong lời nói tự nhiên (hành năng) thường hay bị đi
chệch đối với các quy luật ngữ pháp. Như vậy, khi phân biệt ra hai phạm vi tri
năng và hành năng Chomsky xem tri năng như là cơ cấu vững chắc và trọng yếu,
tập trung vào tri năng chính là tập trung vào những gì chính yếu và quan trọng
nhất, còn hành năng chẳng qua là những hiện tượng thứ yếu, phụ gia, và không quan
trọng 165, 24.
Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ tinh tế và phức tạp. Chúng có thể là các
khuôn mẫu (models), những hình thái ngôn ngữ chuẩn mực được bao gồm trong
hành năng chịu các cơ chế về sản sinh chuyển đổi để tạo nghĩa. Nhưng rõ ràng
uyển ngữ không chỉ gò bó lệ thuộc vào tri năng. R. Campbell và R. Wales 79
cho rằng sự phân biệt tri năng-hành năng không bao gồm sự thích hợp
(appropriateness) của một phát ngôn trong một ngữ cảnh sử dụng nào đó hay ý
nghĩa văn hoá xã hội của phát ngôn ấy. Chính sự thích hợp và yếu tố văn hoá xã
hội là hai điểm tựa cơ bản về ngữ nghĩa của một uyển ngữ, đó chính là môi
trường ngữ nghĩa của uyển ngữ.
Vào những năm 1960, một số nhà ngôn ngữ học bắt đầu lưu ý đến các hiện
thực phức tạp của việc sử dụng ngôn ngữ trong xã hội. Các bài nghiên cứu ngôn
ngữ mang sắc thái xã hội được thực hiện, như các bài nghiên cứu của Dell Hymes
năm 1964, của Bright năm 1966, của Fisherman năm 1968 và 1971.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong xã hội, theo W. Labov 121, 60, không gò bó
trong phạm vi hình thái trừu tượng hay thuần tuý của nó, như Saussure và

18

Chomsky đã làm đối với ngôn ngữ (langue) hay tri năng (competence), mà ngược
lại, giờ đây lời nói (parole) theo quan điểm của Saussure, và hành năng

(performance) trở thành chất liệu của ngôn ngữ học (substance of linguistics), vì
Labov 121, 153 cho rằng điều hiển nhiên là dữ liệu cơ bản cho bất kỳ loại
hình ngôn ngữ học đại cương nào sẽ là ngôn ngữ khi nó được sử dụng bởi người
bản xứ để giao tiếp với nhau trong đời sống hàng ngày. Theo D.H. Hymes 117,
có những quy luật sử dụng ngôn ngữ (rules of language use) có mối quan hệ thân
thiết với các quy luật tương tác xã hội và hành vi xã hội thích hợp mà lý thuyết
của Chomsky đã bỏ qua. Từ đó R. Campbell và R. Wales 79 và D.H. Hymes
117 mở rộng lý thuyết tri năng của Chomsky, cho rằng tri năng hay năng lực
ngữ pháp chỉ là một thành phần của toàn bộ năng lực mà một người bản xứ cần
thụ đắc. Họ gọi năng lực này là năng lực giao tiếp (communicative competence),
bao gồm kiến thức về các quy luật ngôn ngữ được sử dụng trong các tình huống
và ngữ cảnh văn hoá xã hội cụ thể, bên cạnh năng lực ngữ pháp (linguistic
competence), hay tri năng của Chomsky, và phân biệt với hành năng chỉ sự thể
hiện cụ thể tri năng với tất cả các lỗi về sự thể hiện (performance errors), hay biến
trạng hành ngôn như đã nói ở trên. Sau này, vào năm 1980, M. Canale và M.
Swain 80 mở rộng phạm vi của năng lực giao tiếp bằng cách cụ thể hoá các
thành tố ý nghĩa tạo nên năng lực này, bao gồm: năng lực ngữ pháp (linguistic
competence); năng lực xã hội ngôn ngữ học (sociolinguistic competence); năng
lực diễn ngôn (discourse competence); và năng lực chiến lược (strategic
competence).
Nắm được một uyển ngữ có nghĩa là sử dụng và hiểu được uyển ngữ ấy trong
các tình huống giao tiếp. Nắm được một biện pháp cú pháp mang uyển tính cũng
có nghĩa là nói và hiểu được nó trong thực tế giao tiếp. Vì thế mà năng lực giao
tiếp đã đáp ứng mọi yêu cầu cần có được của kiến thức và khả năng sử dụng uyển
ngữ hay các biện pháp cú pháp mang uyển tính. Không có kiến thức về văn hoá xã
hội của các uyển ngữ, không thông qua tương tác theo từng ngữ cảnh cụ thể đối

19

với ngôn ngữ đang sử dụng, nắm được các quan hệ đối với các yếu tố giao tiếp thì

người sử dụng làm sao có được một năng lực sử dụng các uyển ngữ ấy một cách
thích hợp và hiệu quả. Không nghi ngờ gì nữa, uyển ngữ và khả năng sử dụng
uyển ngữ được bao hàm trong năng lực giao tiếp.

Nhìn chung, cùng với sự phát triển về kinh tế văn hoá xã hội của các cộng
đồng, uyển ngữ cũng có những phát triển và thay đổi nhất định. Các lĩnh vực hành
chức của uyển ngữ đã trở nên nhiều hơn so với trước đây. Tuy nhiên, mãi cho đến
thời kỳ của Ngôn ngữ xã hội học, của ngữ dụng học, uyển ngữ mới có cơ hội thể
hiện đầy đủ ý nghĩa của mình, mới chuyên chở hết các nét nghĩa văn hoá xã hội
thích hợp, mới thể hiện các yếu tố thẩm mỹ, trong giao tiếp bằng lời hay qua các
văn bản viết. Và cũng cho đến thời kỳ này, khuôn mặt ngôn ngữ học của uyển ngữ
như một biến thể ngôn ngữ (linguistic variation), một hành động lời nói (a speech
act), hoặc bao trùm hơn, một biện pháp tu từ (stylistic device) sử dụng một cách
thích hợp và thẩm mỹ trong các tình huống giao tiếp với các đặc trưng về ngữ âm,
từ vựng và cú pháp, mới trở nên rõ nét trong ngôn ngữ học hiện đại.

1. 4. CÁC BÌNH DIỆN NGHIÊN CỨU UYỂN NGỮ
Ba bình diện có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động và ngữ nghĩa của uyển ngữ
đó là từ vựng học, phong cách học, và ngữ dụng học. Luận án cho rằng ba bình
diện từ vựng học, phong cách học và ngữ dụng học của một uyển ngữ có liên
quan mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau trong việc xác định ngữ nghĩa của
uyển ngữ đó. Từ vựng học, với các nguyên tắc nghĩa học sẽ làm cơ sở giới thiệu
các nét nghĩa khác nhau của uyển ngữ. Phong cách học và ngữ dụng học sẽ giúp
hiện thực hoá (realisation) các nét nghĩa ngữ nghĩa học của uyển ngữ: phong cách
học đưa ra những nguyên tắc giúp chúng ta lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ, trong
đó có uyển ngữ cho phù hợp một phong cách chức năng nào đó; ngữ dụng học,
với những nguyên tắc và cơ chế nghiên cứu ngữ nghĩa của nó sẽ giúp việc hiện

20


thực hoá các nét nghĩa của uyển ngữ một cách thích hợp và đạt hiệu quả trong
giao tiếp.



1. 4. 1. UYỂN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG HỌC
Việc nghiên cứu nghĩa được tạo lập thế nào trong một ngôn ngữ chính là công
việc của ngữ nghĩa học (Semantics), và chính vì thế mà ngôn ngữ học quan tâm
chủ yếu đến các ý nghĩa của các từ. Phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học không
chỉ dừng lại ở cấp độ từ vựng mà còn hướng đến những cấp độ thấp hơn như hình
vị và cao hơn như từ ngữ (phrases) hay câu (sentences). Tuy nhiên phạm vi
nghiên cứu ấy của ngữ nghĩa học, như G. Yule 168, 4 đã xác định, chỉ nghiên
cứu những mối quan hệ giữa các hình thái ngôn ngữ và các thực thể (entities) của
thế giới khách quan, có nghĩa là, các từ được gắn liền một cách chính xác với các
sự vật như thế nào và sự phân tích ngôn ngữ học cố gắng hình thành các mối
quan hệ giữa các miêu tả bằng lời với tình trạng sự vật ở thế giới khách quan một
cách chính xác, bất kể người nói đó là ai.
Nhiều uyển ngữ có nghĩa độc lập với cách dùng, tuy nhiên muốn nắm được
chính xác, đầy đủ cái nghĩa độc lập với ngữ cảnh của uyển ngữ thì không thể
không phân tích cách dùng của nó. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu nghĩa
của ngữ nghĩa học sẽ giúp chúng ta nắm được các nét nghĩa này của uyển ngữ,
làm cơ sở ngữ nghĩa giúp ta tiến sâu vào nghiên cứu uyển ngữ ở bình diện phong
cách và ngữ dụng.

1. 4. 1. 1. CÁC NÉT NGHĨA CỦA UYỂN NGỮ
Một uyển ngữ đang được sử dụng muốn được đưa vào hệ thống ngôn ngữ ít
nhất nó cần phải có một nét nghĩa để có thể khu biệt với các uyển ngữ hay đơn vị
khác trong hệ thống. Đỗ Hữu Châu [4, 184] cho rằng khi miêu tả ý nghĩa biểu
niệm của các từ theo cấu trúc nét nghĩa, chúng ta phân biệt hai nét nghĩa: nét
nghĩa mô tả (descriptive) và nét nghĩa có tính chất dụng học (pragmatic). Tác giả


21

nhấn mạnh rằng nếu nội dung một ngôn bản có hai thành phần: nội dung miêu tả
và nội dung liên nhân, thì trong cấu trúc ý nghĩa của từ cũng có sự phân biệt các
nét nghĩa miêu tả và các nét nghĩa liên cá nhân, tức các nét nghĩa dụng học [4,
184]. Cấu trúc biểu niệm của từ xanh, đó là thuộc tính vật lý, có cảm giác, về
thị giác: màu sắc. Đây là những nét nghĩa miêu tả, phản ánh thuộc tính bản thể
của màu xanh. Nhưng xanh khác với xanh xao với nét nghĩa của màu da con
người. Nét nghĩa này cũng là nét nghĩa miêu tả. Nhưng ngoài nét nghĩa đó ra thì
xanh xao còn có nét nghĩa yếu ớt, bệnh hoạn. Nét nghĩa này chính là nét nghĩa
do con người cảm nhận mà có. Đó là nét nghĩa dụng học. Từ mát mẻ trong hai
phát ngôn sau đây rõ ràng khác nhau nhưng lại có quan hệ ý nghĩa với nhau: nét
nghĩa của từ mát mẻ ở phát ngôn (3) rõ ràng dựa vào nét nghĩa miêu tả của từ này
ở phát ngôn (2):
(2) Hôm nay trời thật mát mẻ.
(3) Hôm nay trông cô ta thật mát mẻ.
Một số từ hay ngữ bình thường có thể trở thành uyển ngữ nhờ vào nét nghĩa
dụng học mới được gắn vào cho chúng thông qua sử dụng. Chẳng hạn, chúng ta
có thể nói về thời tiết khác thường bằng cả hai từ abnormal và exceptional nếu khi
đang giữa mùa nắng nóng trời đột ngột chuyển mưa lạnh. Nhưng nếu ta dùng an
exceptional child (một đứa trẻ xuất chúng) thì rõ ràng đó không đồng nghĩa với an
abnormal child (một đứa trẻ bất thường); ở đây từ exceptional được dùng với nét
nghĩa tích cực, chỉ khả năng vượt trội đối với khả năng bình thường, và abnormal
nói đến một khuyết tật nào đó. Tuy nhiên, ngày nay, người ta cũng sử dụng từ
exceptional như là một uyển ngữ để chỉ một khuyết tật nào đó của con người, thay
vì phải dùng từ đích xác, đó là từ abnormal. Như vậy, nắm được các nét nghĩa
miêu tả và dụng học của từ sẽ giúp chúng ta tạo ra hay hiểu được có được nét
nghĩa của uyển ngữ, từ đó có thể sử dụng và hiểu được uyển ngữ một cách dễ
dàng hơn trong giao tiếp.


22

Nhiều uyển ngữ có nét nghĩa biểu thái (affective) mang nhiều yếu tố đánh giá,
cảm xúc, hay bày tỏ thái độ. Các nét nghĩa biểu thái của uyển ngữ thường gắn liền
với nhóm xã hội (social groups), nhóm tuổi (age groups), hay mang màu sắc của
giới ( gender), và chúng thường biến đổi trong tương tác xã hội . Vì thế, nắm được
một uyển ngữ có nghĩa là phải nắm cả nét nghĩa biểu thái của nó trong hoạt động
giao tiếp. S.I. Hayakawa 112, 90-91 nói về một nhà xã hội học người da đen nổi
tiếng kể chuyện một sự việc khi ông còn là thanh niên. Lúc đó ông ta xin đi xe
nhờ ở một vùng ít thấy bóng dáng người da đen. Có một đôi vợ chồng người Mỹ
da trắng cho ông ta quá giang và cho ông ta ngủ qua đêm tại nhà họ. Tuy nhiên họ
cứ gọi ông ta là tên da đen bé nhỏ (little nigger)- từ này làm cho nhà xã hội học da
đen rất khó chịu và bất bình dù ông ta đang mang ơn đôi vợ chồng người Mỹ da
trắng này. Cuối cùng ông ta đánh bạo nói với họ là đừng gọi ông ta bằng cái từ sỉ
nhục (insulting term) như thế nữa:
(4) - Ai sỉ nhục cháu vậy, cậu bé? Ông ta hỏi.
- Chính ông đấy ạ- chính là cái tên mà ông gọi cháu đấy ạ.
- Tên nào nhỉ?
- Cái tên ấy đó!
- Bác có gọi cháu tên gì đâu!
- Dạ cháu muốn nói từ ngƣời da đen (nigger) mà ông dùng đấy ạ
- À, mà từ đó sỉ nhục ra làm sao nhỉ? Chính cháu là ngƣời da đen (nigger)
kia mà, phải thế không ?
Nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ cuộc hội thoại là do người da trắng này có thể
không nắm hết các nét nghĩa biểu thái của từ nigger: ông xem từ nigger là đồng
nghĩa với từ negro. Nhưng đối với người da đen từ nigger được xem như một từ
ngữ khinh miệt (snarl word) đối với người Mỹ da đen. Vì thế mà nó là một từ biểu
tượng nói lên sự thù hận và áp bức.
Theo G. Leech 125,18, nghĩa biểu thái (affective meaning) là nét nghĩa mô tả

cảm tưởng, thái độ của người nói đối với một vấn đề hay một sự việc, thường

×