Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu việc giáo trình dạy tiếng Việt trong bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ( trình độ A-B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.79 KB, 185 trang )


1
MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………… 3
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 4
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………… 4
2. Quá trình phát triển của việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở
Việt Nam……………………………………………………… 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………… 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………… 8
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu khảo sát…………………9
6. Cấu trúc của luận văn…………………………………………… 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Việc tiếp thu, tích lũy từ vựng trong quá trình học ngoại ngữ………12
1.2 Vấn đề dạy tiếng và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài…… 14
1.3 Đặc điểm của từ vựng tiếng Việt…………………………………….17
1.3.1 Lí luận về từ và đơn vị từ vựng……………………………… 17
1.3.2 Từ và từ vựng tiếng Việt……………………………………….19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGUỒN NGỮ LIỆU ĐƯỢC KHẢO SÁT THEO
ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP CỦA VỐN TỪ……………………27
2.1 Dẫn nhập……………………………………………………… 27
2.2 Kết quả khảo sát…………………………………………………… 37
2.2.1 Kết quả khảo sát GT1………………………………………….37
2.2.2 Kết quả kháo sát GT2………………………………………….39
2.2.3 Kết quả khảo sát GT3………………………………………….41
2.2.4 Kết quả khảo sát GT4………………………………………….43
2.3 Nhận xét chung………………………………………………………45
2.3.1 Về số lượng chung của các từ thuộc các từ loại……………….45
2.3.2 Về số lượng từ được cung cấp theo từ loại…………………….47



2
2.4 Phân tích, so sánh sự trùng hợp và khác biệt của từ vựng theo từng từ
loại trong các giáo trình được khảo sát……………………………….53
2.4.1 Phân tích, so sánh các giáo trình cùng bậc ………………… 54
2.4.2 Phân tích, so sánh các giáo trình khác bậc……………………56
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VIỆC CUNG CẤP VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM
TRONG CÁC GIÁO TRÌNH ĐƯỢC KHẢO SÁT…………………………63
3.1 Dẫn nhập…………………………………………………… …… 63
3.2 Kết quả khảo sát các chủ điểm được cung cấp trong các giáo
trình………………………………………………………………… 65
3.3 So sánh, phân tích sự trùng hợp và khác biệt của từ vựng được cung
cấp ở cùng chủ điểm giữa các giáo trình………………… 72
KẾT LUẬN………………………………………………………………….87
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 93
PHỤ LỤC……………………………………………………………………96















3
BẢNG VIẾT TẮT

Tên
Viết tắt
Tiếng Việt cho người nước ngoài (
Vietnam for foreigners) - Chương
trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc (Chủ
biên), Nxb đại học Quốc gia Hà
Nội, 2007.



GT1
Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for
beginners), Vũ Văn Thi, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2008.

GT2
Tiếng Việt cho người nước ngoài
(Vietnam for foreigners) - Trình độ
nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ
biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2004.



GT3
Tiếng Việt Nâng cao cho người
nước ngoài, quyển 1 (Intermediate

Vietnamese for non – native
speakers), Nguyễn Thiện Nam,
Nxb Giáo dục, 1998.



GT4
tr.
trang




4

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và phát triển. Đặc biệt
sau khi gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng
được củng cố và nâng cao. Tiếng Việt đã, đang và sẽ là phương tiện đắc dụng
để bạn bè thế giới trực tiếp tiếp cận với văn minh, văn hoá Việt Nam, là
phương tiện tốt nhất để con em Việt kiều hiểu về đất nước, con người dân tộc
mình, và cũng là phương tiện để người Việt Nam giao lưu, hội nhập với thế
giới trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch,…Do vậy, việc dạy
tiếng Việt như một ngoại ngữ đang phát triển khá mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu
cầu xã hội và yêu cầu của việc giảng dạy cho nhiều đối tượng khác nhau,
nhiều khoa, nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã
được mở cùng với sự phát triển của các cơ sở có sẵn từ trước. Nhiều Hội nghị
khoa học về “Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, “Tiếng Việt cho người nước

ngoài”,… cũng đã được tổ chức ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trong
các báo cáo trình bày ở những hội nghị đó, vấn đề “Tiếng Việt cho người
nước ngoài” cũng đã được nghiên cứu khá nhiều và đã đạt được những kết
quả đáng khích lệ. Đặc biệt là tại Hội nghị quốc tế về “Việt Nam học” lần thứ
nhất được tổ chức vào tháng 7/1998 tại Hà Nội có hẳn một tiểu ban “Tiếng
Việt cho người nước ngoài”. Trong báo cáo tổng kết của hội nghị này, vấn đề
“Tiếng Việt cho người nước ngoài” cũng đã được chú ý và được nêu thành
một mục riêng.
Trước những yêu cầu và đòi hỏi của thực tế khách quan, việc cải tiến
nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo trong giảng dạy đang đứng trước nhiều
nhiệm vụ cần phải giải quyết kịp thời và cấp bách. Một trong những nhiệm vụ

5
to lớn đó là việc hoàn thiện chương trình và giáo trình đào tạo tiếng Việt cho
người nước ngoài để đáp ứng những nhu cầu của thực tế đặt ra.
Giống như việc dạy các ngoại ngữ khác, việc dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài phải cung cấp cho người học ngữ liệu. Cung cấp ngữ liệu bao
gồm ba mặt là: ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp, trong đó việc cung cấp từ vựng
có vai trò quan trọng. Luận văn này, chúng tôi đi vào khảo sát việc cung cấp
vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nhằm
cung cấp những gợi ý phục vụ cho việc hiệu chỉnh, bổ sung và củng cố các
giáo trình đã và đang sử dụng ở Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
Trải qua nhiều biến đổi trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã có những
cuộc tiếp xúc lớn với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Người
nước ngoài đến mảnh đất này với nhiều lí do khác nhau và theo đó việc sử
dụng ngôn ngữ bản địa đã trở thành nhu cầu cấp thiết của họ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm trước cuộc xâm lược của người Pháp ở

Việt Nam (thế kỉ 19), việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài chưa được đặt
ra theo đúng ý nghĩa của việc “dạy ngoại ngữ”. Cho đến lúc đó, ở Việt Nam
chưa thấy xuất hiện tài liệu giáo khoa nào chính thức được biết và sử dụng.
Đối với gia đoạn này, chủ yếu người nước ngoài tiếp xúc với tiếng Việt theo
lối tự phát, truyền khẩu.
Tiếng Việt được dạy cho người nước ngoài như một ngoại ngữ ở nước
ta trong lịch sử chỉ diễn ra trong vòng hơn 100 năm nay. Việc này gắn với nhu
cầu của người Pháp khi làm thực dân ở thuộc địa và thi hành chính sách cai trị
ở đây. Mục đích của việc học tiếng đối với họ cũng rất rõ ràng: thông ngôn và
cai trị.
Trong suốt thời gian dài từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1945 sách dạy tiếng
Việt cho người Pháp căn bản do người Pháp viết. Năm 1889, một tài liệu

6
giảng dạy tiếng Việt ra đời rất sớm là “Dẫn đàng nói chuyện tiếng Phalangsa”
và tiếng “Annam” do Bon (Cố Bân) và Dronet (Cố Ân) biên soạn. Quyển
sách này được dùng cho các giáo sĩ Châu Âu ở Việt Nam. Ngoài ra còn vài tài
liệu do Trương Vĩnh Ký và Trương Vĩnh Tống biên soạn. Các sách dạy tiếng
Việt trong thời kỳ này đều theo nguyên tắc dựa vào các phạm trù ngữ pháp
trong tiếng Pháp để dạy tiếng Việt với nhận thức đã là ngôn ngữ thì đều giống
nhau về mặt hình thức.
Nhu cầu dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chỉ thực sự được đặt ra sau
năm 1954. Sau hiệp định Giơnevơ, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam
- Bắc. Do những mối quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh, việc dạy tiếng
Việt đã trở nên cấp bách nhất là những nước có quan hệ về mặt ngoại giao
với Việt Nam. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những trung tâm tiếng Việt.
Các trường Đại học lớn ở Pháp, Mĩ, Đức, Nga, Cu-ba, Ba Lan, Tiệp Khắc,
Trung Quốc, Ấn Độ đã có khoa hay trung tâm dạy và nghiên cứu tiếng Việt.
Đặc biệt là ở Việt Nam, sau khi miền Bắc giải phóng, Đại học Tổng hợp
được thành lập và đã có bộ môn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tiền

thân của Khoa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài hiện
nay.
Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thực sự phát triển từ khi Việt
Nam bước vào thời kỳ đổi mới, thế giới bước vào thời kỳ đối thoại và hội
nhập trên mọi lĩnh vực. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với sự “bùng
nổ thông tin”…đã làm nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng trở nên cấp
thiết, nhằm mở rộng giao lưu trên trường quốc tế. Ý muốn tìm hiểu về một
quốc gia, về một nền văn hoá…đã thúc đẩy việc dạy và học tiếng ngày càng
phát triển và mở rộng về quy mô cũng như hình thức (không chỉ trong nước
mà còn cả quốc tế). Trong nước cũng như ngoài nước, tiếng Việt được dạy
phổ biến với nhiều mục đích và đối tượng học khác nhau. Vì thế, nhu cầu về
học liệu càng ngày càng đòi hỏi sự phong phú, đa dạng cả về số lượng lẫn
chất lượng, nội dung, phương pháp.

7
Cho dù giáo trình không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành
công nhưng nó luôn đóng vai trò quan trọng trong việc dạy và học ngoại ngữ.
Một giáo trình được biên soạn tốt sẽ có thể đảm nhiệm nhiều vai trò: định
hướng nội dung giảng dạy, gợi ý chủ đề nhằm mở rộng từ vựng, cung cấp nội
dung dạy phong phú, … Chính vì vậy, một cơ sở đào tạo ngoại ngữ bao giờ
cũng được xây dựng trên nền tảng của ít nhất một (bộ) giáo trình nào đó. Từ
vựng là một mảng quan trọng đối với việc dạy tiếng, do đó, chúng tôi đã đặt
vấn đề nghiên cứu việc cung cấp vốn từ trong các sách dạy tiếng được chọn
lọc.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, đối tượng nhiên cứu của chúng tôi là tập trung
khảo sát và nghiên cứu vốn từ vựng được cung cấp trong một số giáo trình
dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang được sử dụng tại Khoa Việt Nam
học và tiếng Việt (Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội) ở cả trình độ cơ sở và nâng cao. Ở đây, chúng tôi lựa chọn bốn cuốn
giáo trình trong đó có hai cuốn chương trình cơ sở và hai cuốn chương trình
nâng cao là:
- “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Chương trình cơ sở, Nguyễn
Văn Phúc (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
- Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
- “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Trình độ nâng cao, Trịnh Đức
Hiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
- Tiếng Việt Nâng cao (cho người nước ngoài - quyển 1), Nguyễn
Thiện Nam, Nxb Giáo dục, 1998.
Qua việc khảo sát, phân tích vốn từ vựng được cung cấp trong bốn
cuốn giáo trình nêu trên, chúng tôi hy vọng tìm ra những ưu điểm và nhược
điểm của việc đưa vốn từ vào trong các giáo trình đó nhằm hiệu chỉnh, bổ

8
sung và hoàn thiện các giáo trình đã và đang được sử dụng tại cơ sở đào tạo
nói trên.
Sở dĩ chúng tôi chọn như vậy là vì, trong quá trình nghiên cứu, Luận
văn này thực hiện việc khảo sát vốn từ vựng trong bốn giáo trình dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài qua các bài đọc và hội thoại của mỗi bài.
Luận văn này sẽ đánh giá thực trạng từ vựng trong các giáo trình nêu
trên để thấy rõ hơn toàn cảnh từ vựng của chúng nhằm góp thêm thông tin
cho việc tiến tới xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá lượng từ vựng cho các
giáo trình.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Mục đích
Thông qua so sánh việc cung cấp vốn từ vựng ở trình độ cơ sở và nâng
cao, Luận văn có 3 mục đích chính như sau:
- Luận văn chỉ ra những đặc điểm của vốn từ được cung cấp trong các
giáo trình.

- Chỉ ra thực trạng cung cấp vốn từ vựng hiện nay trong các giáo trình
đó.
- Cung cấp thông tin để góp phần hiệu chỉnh và cải tiến chất lượng của
việc biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, đặc biệt ở phần từ
vựng, một trong ba phần cơ bản của việc cung cấp ngữ liệu trong dạy tiếng.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau
đây:
- Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu, trong
đó có hai nội dung căn bản là: xác định lý luận về từ, các đơn vị cơ sở cho
nghiên cứu, đánh giá và việc cung cấp vốn từ phải thích ứng với trình độ được
xác định và phải được cung cấp một cách khoa học, có sự quản lý trong toàn
bộ quá trình giảng dạy.

9
- Thống kê và phân loại từ vựng được cung cấp trong các giáo trình.
Sau đó, so sánh các vốn từ được cung cấp trong mỗi giáo trình, so sánh việc
cung cấp vốn từ trong mỗi giáo trình để thấy được sự khác biệt ở mỗi giáo
trình và giữa các trình độ.
- Dựa trên những kết quả nghiên cứu được, luận văn phải phân tích để
nêu ra được những đặc điểm của việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo
trình dạy tiếng Việt hữu quan, đồng thời đưa ra một số ý kiến về việc cung
cấp, phát triển vốn từ của người học.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
KHẢO SÁT
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này là phương
pháp thống kê, đánh giá. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác
phân tích ngôn ngữ học thường gặp như: cải biến, thay thế, và một số thủ tục
nghiên cứu định lượng khi cần thiết.

5.2 Tư liệu
Chúng tôi thống kê và mô tả việc cung cấp vốn từ vựng trong bốn cuốn
giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang được sử dụng tại Khoa
tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam dành cho người nước ngoài, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, bao gồm:
- Tiếng Việt cho người nước ngoài ( Vietnam for foreigners) - Chương
trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên), Nxb đại học Quốc gia Hà Nội,
2007.
- Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners), Vũ Văn Thi, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2008.
- Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnam for foreigners) - Trình độ
nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

10
- Tiếng Việt Nâng cao cho người nước ngoài, quyển 1 (Intermediate
Vietnamese for non – native speakers), Nguyễn Thiện Nam, Nxb Giáo dục,
1998.
Vốn từ mà chúng tôi tiến hành khảo sát trong luận văn này được thống
kê trong bài đọc, hội thoại của các giáo trình đã nêu trên chứ không bao gồm
tất cả các từ có trong toàn bộ giáo trình như: lời dẫn, các bài thực hành, bài
luyện phát âm,…
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Phụ lục và Danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1 Việc tiếp thu, tích lũy từ vựng trong quá trình học ngoại ngữ
1.2 Vấn đề dạy tiếng và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
1.3 Đặc điểm của từ vựng tiếng Việt
Chương 2: : Phân tích nguồn ngữ liệu được khảo sát theo đặc điểm từ
vựng - ngữ pháp của vốn từ

2.1. Dẫn nhập
2.2 Kết quả khảo sát
2.3 Nhận xét chung
2.4 Phân tích, so sánh độ trùng hợp và khác biệt của từ vựng theo từ
loại trong các giáo trình được khảo sát
Chương 3: Phân tích việc cung cấp từ vựng theo chủ điểm trong các
giáo trình được khảo sát
3.1 Dẫn nhập
3.2 Kết quả khảo sát các chủ điểm được cung cấp trong các giáo trình
3.3 Phân tích, so sánh sự trùng hợp và khác biệt của từ vựng được
cung cấp ở cùng chủ điểm giữa các giáo trình



11

















CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 VIỆC TIẾP THU, TÍCH LŨY TỪ VỰNG TRONG QUÁ
TRÌNH HỌC NGOẠI NGỮ
Quá trình dạy và học một ngoại ngữ, trên thực tế là quá trình tiếp xúc
giữa hai ngôn ngữ: ngôn ngữ đã ổn định trước đó được coi như là bản ngữ của
người học và ngôn ngữ mới đang trong quá trình hình thành, hoàn thiện quá
trình thụ đắc ngôn ngữ. Đó là quá trình tương tác giữa ngôn ngữ đã ổn định và
ngôn ngữ đang trong tình trạng hoàn thành và dần hoàn thiện. Vì việc tiếp
nhân một ngoại ngữ là một quá trình nên nó có nhiều giai đoạn, với mỗi giai
đoạn lại có một đặc điểm riêng, không hoàn toàn giống với người bản ngữ
học ngôn ngữ của họ. Việc phân chia quá trình thụ đắc ngôn ngữ rất cần sự

12
thống nhất,giúp người học và cả người dạy ngoại ngữ nâng cao kết quả học
tập và giảng dạy.
Để nắm được một ngôn ngữ và dùng nó để giao tiếp được, ngoài
những quy tắc và cấu trúc ngữ pháp nhất định phải, có sự vận hành của một
lượng từ vựng trong ngôn ngữ đó. Vốn từ vựng càng phong phú thì khả năng
giao tiếp càng linh hoạt. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với một ngôn ngữ chúng ta
không thể không tiếp xúc với vốn từ vựng của ngôn ngữ đó.
Tuy các tri thức, kỹ năng thuộc các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp không tách rời nhau, mà được tích luỹ, rèn luyện cùng với nhau; nhưng
về mặt nghiên cứu, chúng ta vẫn có thể tạm cô lập hoá chúng để tiến hành
những khảo sát, phân tích riêng biệt.
Mỗi đơn vị từ vựng có thể sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong các lời
nói và văn bản. Khác với hệ thống ngữ âm, từ vựng trực tiếp phản ánh đời
sống tinh thần và văn hoá của con người, phản ánh các mối quan hệ xã hội và

ý thức, tư tưởng của con người. Bởi vậy, hệ thống từ vựng phát triển và biến
đổi không ngừng.
Vốn từ vựng của một ngôn ngữ là tổng thể và hệ thống toàn bộ từ, cụm
từ cố định và những đơn vị từ vựng của ngôn ngữ đó. Các ngôn ngữ hiện nay
trên thế giới có một khối lượng từ vựng hết sức lớn và việc xác định chính
xác số lượng từ của một ngôn ngữ nào đó cũng không phải dễ dàng và luôn
luôn chỉ là tương đối.
Tuy nhiên, vốn từ mà con người sử dụng hàng ngày thường là những từ
tích cực, tức là những từ thường trực và hay dùng, có tần số sử dụng cao,
được con người nắm vững và sử dụng trong lời nói một cách thành thạo. Còn
đối với những từ tiêu cực, thì người nói ngôn ngữ có thể nắm vững sau nhiều
lần sử dụng. Một trong những nhiệm vụ chính của việc nâng cao trình độ văn
hoá về mặt ngôn ngữ của con người là nâng cao vốn từ vựng. Đối với tất cả
những người học tiếng, sự tri nhận ngôn ngữ mới là quá trình giải mã ngôn
ngữ dựa trên hai hệ thống lớn: hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp. Trong

13
đó, hệ thống ngữ pháp được hiện thực bằng các từ công cụ và các quan hệ
ngữ pháp thể hiện bằng các phương tiện khác. Và như vậy, vốn từ vựng với
người học trong trường hợp này trước hết là tiếp nhận chứ không phải tiềm
tàng. Mặt khác, vốn từ vựng của một ngôn ngữ không đồng nhất, bao gồm
nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ có số lượng và phẩm chất, đặc tính khác nhau.
Trong vốn từ vựng của ngôn ngữ nào cũng đều có những từ mới và những từ
cũ, những từ phổ biến chung và những từ địa phương, những từ có tính chuẩn
mực và cả từ ngữ “phi chuẩn mực”.
Chính vì vậy, khi đi vào khảo sát từ vựng của một ngôn ngữ cụ thể phải
nắm bắt được các yếu tố đó, để từ đấy có thể xác định một cách đúng đắn
phương pháp dạy tiếng cho người nước ngoài dưới góc độ từ vựng. Đối với
người học tiếng, những kiến thức mới là trước tiên phải làm quen với từ. nó là
công cụ quan trọng để tạo khả năng sử dụng ngôn ngữ mới cho người học.

Điều này giải thích tại sao vốn từ vựng phải tăng lên cả về số lượng lẫn cách
thức và hiệu quả sử dụng.
1.2 VẤN ĐỀ DẠY TIẾNG VÀ DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, là phương tiện để con người thể hiện tư
tưởng, tình cảm của mình. Trong mọi hoàn cảnh và bối cảnh giao tiếp, mỗi
ngôn ngữ của một dân tộc có những cách thức thể hiện khác nhau. Muốn vận
dụng được bất kì một ngôn ngữ nào trong giao tiếp, chúng ta phải có một sự
hiểu biết nhất định về ngôn ngữ đó. Vì vậy, dạy tiếng là dạy vận hành một cơ
chế cấu trúc ngôn ngữ, tương ứng với cấu trúc nhận thức và gắn liền với con
người.
Dạy tiếng có thể xét ở hai bình diện:
- Dạy tiếng cho người nước ngoài
- Dạy tiếng cho người bản ngữ
Ở đây chúng tôi xin đề cập đến lĩnh vực dạy tiếng cho người nước
ngoài.

14
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu. Việc tiếp nhận
một ngôn ngữ mới chính là hình thức giải mã kí hiệu của ngôn ngữ đó mà
đằng sau nó là cả một nền văn hoá. Cho nên, dạy tiếng là dạy một nền văn hoá
(vì ngôn ngữ là công cụ của văn hoá ghi lại tri thức văn hoá của dân tộc). Dạy
tiếng là dạy chính thứ tiếng đó với tính chất ngôn ngữ tự nhiên chứ không
phải dạy về tiếng trên phương diện nghiên cứu.
Trong các phương pháp dạy và học ngoại ngữ, trên đại thể chúng ta có
thể nói đến hai loại phương pháp cơ bản là những phương pháp truyền thống
và những phương pháp hiện đại .
- Phương pháp dạy và học ngoại ngữ trước đây với định hướng truyền
đạt là chính chứ ít rèn luyện kĩ năng được coi là phương pháp truyền thống.
Phương pháp truyền thống rất coi trọng đến hình thức nên mỗi bài giảng đều

bắt đầu bằng việc dạy ngữ pháp. Ngữ pháp đó được thực hiện hoặc giới thiệu
trực tiếp qua các từ loại và bài khoá. Các vấn đề phát âm được tách thành
những bài riêng biệt trong đó tập trung rèn luyện về các nguyên âm, phụ âm,
trọng âm nhưng rất coi nhẹ ngữ điệu, đồng thời không coi trọng hành vi ngôn
ngữ.
- Phương pháp dạy và học ngoại ngữ hiện nay, được xem là những
phương pháp hiện đại, là phương pháp được sử dụng phổ biến trong những
năm gần đây, thay vì học tiếng theo lối mô tả, giới thiệu là chính thì bây giờ
học tiếng lấy thực tế sinh động của ngôn ngữ làm đối tượng.
Trái với những phương pháp truyền thống, những phương pháp hiện
đại đi từ lời nói, được thể hiện qua các cá nhân. Lời nói của các nhân được thể
hiện qua các hành động ngôn ngữ.
Ngày nay, tiếng Việt ngày càng có địa vị xứng đáng trên trường quốc
tế, số người nước ngoài học và nghiên cứu tiếng Việt ngày càng đông. Việc
nghiên cứu phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là cần thiết.
Việc dạy tiếng Việt ở mỗi thời kỳ lịch sử đều có sự khác nhau. Trước
kia, việc dạy này được áp dụng theo phương pháp truyền thống. Nhưng trong

15
những năm trở lại đây, khoa học kĩ thuật phát triển, người học có điều kiện
tiếp xúc với những thành tựu kỹ thuật mới mẻ trong việc dạy và học tiếng,
đặc biệt là trong việc dùng các phương tiện như radio, kênh hình,… làm cho
việc học đạt kết quả cao hơn, người học có thể tiếp xúc với ngôn ngữ mới ở
nhiều góc độ sinh động của cuộc sống với thực tiễn phong phú. Từ thực tế
trên, một loạt giáo trình dạy tiếng đã ra đời để phục vụ cho việc học. Các giáo
trình này chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp dạy tiếng
hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu của người học tiếng. Việc cung cấp ngữ liệu
trong đó có từ vựng là một vấn đề cần được quan tâm trước hết để xây dựng
cơ sở và tạo hiệu quả cho việc học tiếng Việt đối với người nước ngoài.
Theo chương trình đào tạo của Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam

cho người nước ngoài thì sự cung cấp vốn từ được phân bố, (theo [8, tr.8])
như sau:
- Bậc cơ sở (Elememtary):
+ Về số lượng: từ 600 – 800 đơn vị từ.
+ Về kiểu loại:
* Từ đơn và một số từ ghép đơn giản
* Chủ yếu lượng từ về sinh hoạt, thông dụng
- Bậc nâng cao (Intermediate):
+ Về số lượng: 1600 – 2500 đơn vị từ
+ Về kiểu loại:
* Hoàn thiện các kĩ năng sử dụng vốn từ thông dụng
* Cung cấp một số vốn từ thuộc các lĩnh vực: xã hội, báo
chí, kinh tế, khoa học, giáo dục,…
- Bậc hoàn thiện (Advance):
+ Về số lượng: 2500 – 4500 đơn vị từ
+ Về kiểu loại:
* Cung cấp và hoàn thiện vốn từ chuyên ngành: văn học,
ngôn ngữ, chính trị, báo chí,…

16
Số lượng từ đó cần được phân bố, cung cấp và quản lý qua các bài học,
bài luyện (và phần nào là bài tập) trong chương trình và sách (học liệu).
Các bài học được xây dựng theo các chủ điểm (chủ đề) ứng với các lĩnh
vực hoạt động đời sống xã hội. Do đó, các giáo trình cần xây dựng hệ thống
chủ đề được cung cấp sao cho thích hợp và đủ.
Số lượng chủ đề, bài học, … cũng cần phải được xây dựng bảo đảm
tính hệ thống, hợp lý và tương thích với bậc học.
Về nguyên tắc, việc phân bố lượng từ vựng ở mỗi bậc học về số lượng
và kiểu loại như vậy là nhằm phù hợp với yêu cầu và khả năng của người học
trong việc tiếp nhận một ngoại ngữ. Việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo

trình dạy tiếng theo xu hướng tăng dần về số lượng, khả năng sử dụng, lĩnh
vực sử dụng. Mỗi bậc học khác nhau thì vốn từ được cung cấp cũng khác
nhau, nhưng đều phải nằm trong cùng một hệ thống nhằm đảm bảo sự thống
nhất. Số lượng từ được cung cấp phải hợp lí: ở trình độ cơ sở thì số lượng từ
được cung cấp ít hơn ở trình độ nâng cao và hoàn thiện vì đây là lúc người
học bắt đầu tiếp xúc với một ngoại ngữ mới nhưng các từ phải đáp ứng được
yêu cầu giao tiếp cơ bản và thông dụng . Ở trình độ nâng cao và hoàn thiện thì
vốn từ có số lượng lớn hơn, các từ được cung cấp phải đáp ứng được yêu cầu
về sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và chuyên ngành học.
Quá trình học tiếng Việt cũng giống như bất kỳ một ngoại ngữ nào, cần phải
theo một trình tự tăng dần và có sự tích luỹ về mặt từ vựng và phù hợp với
từng trình độ. Do đó, sự phân bố về nội dung từ vựng cho mỗi trình độ dạy
tiếng Việt cũng phải đáp ứng được chương trình đào tạo cũng như phù hợp
trình độ được đào tạo của học viên.
1. 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
1.3.1 Lý luận về từ và đơn vị từ vựng
Bất cứ ngôn ngữ nào cũng gồm ba bộ phận cấu thành được phân giới
là ngữ âm, từ vựng và các phương tiện ngữ pháp. Cách phân giới các phương
tiện ngôn ngữ theo các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp bắt nguồn từ ngôn ngữ

17
học truyền thống cổ điển và dựa vào phẩm chất của các quá trình trừu tượng
hóa.
Đơn vị cơ bản của từ vựng là từ. Từ là chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa
được dùng độc lập để cấu tạo câu nói. Từ vốn có ý nghĩa và năng lực gọi tên,
biểu thị các sự vật, hiện tượng,… trong phạm vi định danh và có năng lực
tham gia vào các mối liên hệ từ vựng trong ngữ đoạn. Thoả mãn những đòi
hỏi của phạm vi định danh và phạm vi ngữ đoạn của hoạt động ngôn ngữ, từ
có tất cả những đặc trưng tuyệt đối lẫn những đặc trưng tương đối. Chính đặc
điểm này đã biến từ trở thành một loại đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, nằm trên

giao điểm của hai trục cơ bản trong cấu trúc của ngôn ngữ - trục đối vị (trục
dọc) và trục nối tiếp (trục ngang).
Bên cạnh các từ, trong thành phần từ vựng của mỗi ngôn ngữ còn tồn
tại rất nhiều các cụm từ cố định, thường được gọi là các thành ngữ. Cụm từ cố
định có nhiều điểm giống với từ: Chúng cũng có khả năng tái hiện trong lời
nói như các từ; Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể là thành phần của câu,
cũng có thể là cơ sở để cấu tạo từ; Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng biểu thị
những hiện tượng của thực tế khách quan gắn liền với những kiểu hoạt động
khác nhau của con người. Chính vì vậy, các cụm từ cố định cũng nằm trong
thành phần từ vựng của ngôn ngữ, cũng được hệ thống hoá trong các từ điển.
Từ và cụm từ cố định được gọi là những đơn vị định danh cơ bản của
ngôn ngữ, thực hiện chức năng gọi tên các sự vật, hiện tượng… của thực tế.
Tuy nhiên, cụm từ cố định không phải là đơn vị từ vựng cơ bản, bởi vì chúng
do các từ cấu tạo nên: muốn có các cụm từ cố định trước hết phải có các từ.
Từ chẳng những là đơn vị cơ bản của từ vựng mà còn là đơn vị cơ bản
của ngôn ngữ nói chung.
Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị có thể đảm nhiệm nhiều chức
năng nhất. Chức năng cơ bản của từ là chức năng định danh, nhưng trong dãy
ngữ đoạn, từ còn mang chức năng “phân biệt nghĩa”, làm bộc lộ ý nghĩa này
hay ý nghĩa khác của những từ nhiều nghĩa. Tuỳ theo tính chất của mình, từ

18
có thể đảm nhiệm những chức năng khác nhau trong cấu trúc ngôn ngữ.
Thuộc tính nhiều chức năng của từ cho phép nó trở thành một đơn vị chiếm vị
trí trung tâm trong cấu trúc của ngôn ngữ.
Cấu trúc ý nghĩa của từ rất phức tạp, trong đó có cả nhân tố từ vựng lẫn
nhân tố ngữ pháp: Những ý nghĩa chung cho toàn bộ lớp từ không tương quan
với “loạt sự vật”, được gọi là những ý nghĩa ngữ pháp; Đặc trưng khái quát
hóa về phương diện phạm trù của một từ do nó tham gia vào một nhóm ý
nghĩa nào đó mà có được; Ý nghĩa từ vựng vốn có đối với một từ cụ thể,

tương quan với một “loạt sự vật” và là sự phản ánh của các sự vật và các quan
hệ của chúng trong hiện thực.
1.3.2 Đặc điểm của từ và từ vựng tiếng Việt
1.3.2.1 Từ tiếng Việt
“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và
nhỏ nhất để tạo câu” [3, tr. 16]. Các thành phần ngữ âm, thành phần ngữ
pháp, thành phần cấu tạo, thành phần ý nghĩa không độc lập đối nhau mà
thống nhất với nhau thành một hợp thể gọi là từ. Trong đó, ngoài thành phần
ngữ âm thì các thành phần còn lại không phải là của riêng mỗi từ, chúng có
thể xuất hiện trong từ này cũng có thể xuất hiện trong từ kia.
Về đặc điểm ngữ âm thì hình thức âm thanh của từ tiếng Việt cố định,
bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ và chức năng trong câu. Tính bất biến, tính
cố định về âm thanh là điều kiện hết sức thuận lợi giúp chúng ta nhận diện
được từ khá dễ dàng. Chúng có quan hệ mật thiết tính độc lập tương đối cao
của từ tiếng Việt đối với câu, với ngôn cảnh.
Về đặc điểm ngữ pháp thì tính chất chung nhất của các đặc điểm ngữ
pháp là tính đồng loạt, điều đó có nghĩa là những đặc điểm ngữ pháp tìm ra
được không phải là của riêng một từ mà còn là của chung một số từ. Nhờ tính
đồng loạt đó mà từ vựng của một ngôn ngữ mới chia ra được thành các từ

19
loại. “Ở tiếng Việt, đặc điểm ngữ pháp của từ không biểu hiện trong nội bộ từ
mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương quan của nó với các từ khác
trong câu” [3, tr. 22]. Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt là tổng thể của
những đặc điểm kết hợp, khả năng làm thành phần cụm từ, thành phần câu.
Về đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt bao gồm yếu tố cấu tạo từ, đơn vị
cấu tạo từ và phương thức cấu tạo từ.
Xét theo khả năng sản sinh ra các từ cho từ vựng tiếng Việt thì yếu tố

cấu tạo từ là những yếu tố mà tiếng Việt sử dụng để cấu tạo ra các từ cho từ
vựng. Trong tiếng Việt “các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có
nghĩa nhỏ nhất – tức là những yếu tố không thể phân chia nhỏ hơn nữa mà
cũng có nghĩa – được dùng để cấu tạo ra các từ theo các phương thức cấu tạo
từ của tiếng Việt. Chúng ta gọi các yếu tố có đặc điểm và chức năng như trên
bằng thuật ngữ có tính quốc tế: hình vị” [3, tr.28].
Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị
để cho ta các từ. Tiếng Việt sử dụng ba phương thức sau đây để tạo từ, đó là
phương thức từ hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị.
Từ hóa hình vị là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm
cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ
mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó. Phương thức này chủ yếu chỉ
tác động vào các hình thức ngữ âm mô phỏng âm thanh và các yếu tố vay
mượn.
Ví dụ: gac đờ bu, mỳ chính, ti vi, cát sét, radio,…
Ghép là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa,
kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới mang đặc điểm ngữ pháp
và ngữ nghĩa của từ).
Ví dụ: bàn học, bàn ăn, bố mẹ, thầy trò, xe máy, máy cày, hợp tác xã,
sách vở…

20
Láy là phương thức tác động và một hình vị cơ sở làm xuất hiện một
hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả hình vị cơ sở và
hình vị láy tạo thành một từ mang đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ.
Ví dụ: ầm ầm, ào ào, xanh xanh, đo đỏ, rì rầm, rì rào, lênh khênh, khúc
khuỷu, róc rách, líu lo, …
Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có phương thức tạo từ theo lối chuyển
nghĩa một từ đã có sẵn.
Ví dụ: từ “ốc” để chỉ sinh vật (con ốc, ốc sên) chuyển nghĩa cho ra từ

“ốc” để chỉ đồ vật (ốc vít, đinh ốc); từ “ruột” để chỉ một bộ phận sinh vật
(ruột con gà) chuyển nghĩa cho ra từ “ruột” để chỉ một bộ phận của đồ vật
(ruột bút).
Xét về mặt cấu tạo, có thể phân chia từ tiếng Việt thành ba loại lớn như
sau:
- Từ đơn: là những từ có một hình vị , “về mặt ngữ nghĩa chúng không
lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta lĩnh hội và
ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng rẽ. Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì
đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ” [3, tr.40].
Ví dụ: bố, mẹ, ghế, bàn, cô, thầy, cháu, chó, mèo cây, hoa,…
- Từ ghép: là những từ được sản sinh do sự kết hợp của hai hoặc một số
hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ,độc lập đối với nhau. Phương
thức ghép có các cách thức cụ thể khác nhau, do đó sản sinh ra các loại từ
ghép không giống nhau về ngữ nghĩa. Phân loại các từ ghép tiếng Việt thực
chất là phát hiện ra các cách thức cụ thể mà phương thức ghép đã vận dụng để
sản sinh ra các từ ghép cho tiếng Việt. Tiếng Việt có một số loại từ ghép như:
từ ghép phân nghĩa, từ ghép hợp nghĩa, từ ghép biệt lập, từ phức Hán Việt,
theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt”. Nhưng nhìn
chung, để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể sử dụng cách thức phân chia từ ghép
tiếng Việt thành hai loại lớn là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

21
Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng,
độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ. Nói cách khác, từ
ghép đẳng lập là từ được ghép từ những tiếng bình đẳng với nhau cả về ngữ
pháp lẫn ngữ nghĩa.
Ví dụ: bạn bè, áo quần, xây dựng, anh chị,
Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính,
tiếng phụ. Nói cách khác, từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng
được ghép lại không bình đẳng với nhau về ngữ pháp, ngữ nghĩa.

Ví dụ: xe cộ, đường sá, chợ búa, viết lách, máy móc, hội hè, trông
nom,…
Từ ghép đẳng lập thường được dùng để chỉ lớp khái quát sự vật, hiện
tượng, con người. Còn từ ghép chính phụ để chỉ lớp đối tượng, sự vật, hành
động,… cụ thể, tách biệt.
- Từ láy: là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương
thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận của âm tiết (hình vị). Các từ láy có thể phân
thành từng kiểu khác nhau. Trước hết, từ láy được phân chia thành từ láy đôi
và từ láy ba, láy tư.
Sở dĩ chúng ta tách kiểu láy đôi ra khỏi kiểu láy ba, láy tư là vì chúng
ta dựa vào thành tố cấu tạo. Kiểu láy đôi là kiểu từ láy có hai âm tiết. Kiểu láy
ba là kiểu láy có ba âm tiết và láy tư là kiểu láy có bốn âm tiết. Kiểu láy ba
được cấu tạo nên trên cơ sở kiểu lặp hoàn toàn; kiểu láy tư có thể được cấu
tạo nên trên cơ sở kiểu láy bộ phận hoặc láy hoàn toàn.
+ Loại láy đôi có thể phân chia thành hai kiểu láy là láy toàn bộ và láy
bộ phận.
Láy toàn bộ là các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có một số
trường hợp, tiếng (âm tiết) đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối
để tạo ra sự hài hòa về âm thanh .
Ví dụ: xanh xanh, đo đỏ, thăm thẳm, nghiêng nghiêng, tim tím, ào ào,
ầm ầm, chuồn chuồn….

22
Láy bộ phận là kiểu từ láy mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ
âm đầu hoặc phần vần.
Ví dụ: mập mạp, gọn gàng, phờ phạc, líu lo, róc rách,liêu xiêu, trập
trùng, phập phồng, co ro, lác đác, lúng túng, cập rập, lơ thơ, bồng bềnh, lụp
sụp…
+ Từ láy ba, láy tư
Từ láy ba trong tiếng Việt không nhiều lắm về mặt số lượng, với

khoảng 40 từ theo thống kê của Nguyễn Thiện Giáp [2, tr.128]. Nếu xét
phương pháp cấu tạo từ láy ba trên cơ sở từ láy đôi thì có các khả năng: thêm
một yếu tố vào trước láy đôi (X + AB); thêm một yếu tố vào sau từ láy đôi
(AB + X); thêm một yếu tố vào giữa láy đôi (A + X + B).
Ví dụ: cỏn còn con, sạch sành sanh, lơ tơ mơ, dửng dừng dưng, cuống
cuồng cuồng,…
Cũng như từ láy ba, từ láy tư cũng là loại từ láy xây dựng trên cơ sở từ
láy đôi. Nhưng từ láy tư chủ yếu xây dựng trên cơ sở láy đôi bộ phận.
Ví dụ: róc ra róc rách, lôi thôi lếch thếch, hì hà hì hục, lênh kha lênh
khênh, lủng cà lủng củng, lững thà lững thững, hớt hơ hớt hải, tần ngẩn tần
ngần, lảm nha lảm nhảm, lơ thơ lẩn thẩn,…
1.3.2.2 Từ vựng tiếng Việt
Từ vựng không chỉ bao gồm các từ mà còn bao gồm cả các ngữ, tức là
những cụm từ sẵn có tương đương với từ (như các cụm từ cố định, thành ngữ,
tục ngữ ). Tuy nhiên, "trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị cơ bản. Ngữ
không phải là đơn vị từ vựng cơ bản vì nó do các từ cấu tạo nên, muốn có các
ngữ, trước hết phải có các từ" [13, tr.191].
Đơn vị từ vựng là đơn vị mà nội dung cơ bản của nó có tính chất vật
chất (tức là có tính chất sự vật chứ không phải có tính chất ngữ pháp), còn sự
tương ứng với những nguyên tắc định hình của các từ riêng biệt vốn có đối
với ngôn ngữ đó. Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng. Bên cạnh từ, trong thành

23
phần từ vựng của mỗi ngôn ngữ còn tồn tại nhiều đơn vị từ vựng là các cụm
từ, những đơn vị này thường được gọi là thành ngữ, quán ngữ.
“Thành ngữ là những cụm từ mà trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa
của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách khác,
thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ ý nghĩa
của các từ cấu tạo nên nó” [13, tr.209]. “Ác giả ác báo”, “Ếch ngồi đáy
giếng”, “Há miệng chờ sung”, “Lá lành đùm lá rách”,… là những thành ngữ

trong tiếng Việt, bởi vì ý nghĩa của chúng không phải là ý nghĩa của các thành
tố hợp lại theo quy tắc cú pháp. Thành ngữ có tính hoàn chỉnh về nghĩa
nhưng lại có tính chất tách biệt của các thành tố trong kết cấu, do đó nó hoạt
động trong câu với tư cách tương đương với một từ cá biệt.
Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn
bản để liên kết hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. “thiết nghĩ”,
“nói cách khác”, “nói tóm lại”, “trước hết”, “sau cùng”,… là các quán ngữ
trong tiếng Việt. Về ý nghĩa cũng như về hình thức, các quán ngữ giống như
các cụm từ tự do nhưng chúng được dùng lặp đi lặp lại như một đơn vị có sẵn.
Do đó, quán ngữ chiếm vị trí trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định.
Từ vựng là một trong ba bộ phận chủ yếu cấu thành nên toàn bộ cơ cấu
một ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Do đó, trong quá trình dạy và học
một ngôn ngữ, việc cung cấp và thực hành từ vựng đóng vai trò hết sức quan
trọng; nó thường được tiến hành ở ngay bài học đầu tiên và hầu như quyết
định đối với quá trình hiểu và giao tiếp của người học. "Thụ đắc từ là một
nhiệm vụ quan trọng nhất và to lớn nhất đối với người học một ngôn ngữ "
Tiểu kết:
Trên cơ sở lí thuyết về từ vựng và đơn vị của từ vựng, chúng ta nhận
thấy cái dễ và khó trong việc sử dụng từ trong giao tiếp, đặc biệt là đối với
người bắt đầu học. Vì vậy, việc dạy về cấu tạo từ phải thực hiện theo nguyên

24
tắc từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, cung cấp cho người học một lượng từ vừa
phải ở những mức độ khác nhau trong những giai đoạn học khác nhau.
Độ khó trong việc hiểu từ, nắm bắt và sử dụng từ lệ thuộc vào nhiều
nhân tố, trong đó nhân tố cấu trúc, nhữ nghĩa và ngữ pháp của từ đều có tầm
quan trọng và khó khăn của nó.
Nói tới tiếng Việt là nói tới cả ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của
nó, nhưng so với ngữ âm và ngữ pháp thì từ vựng có tầm quan trọng hàng đầu
bởi vì chính từ vựng mới trực tiếp phản ánh đời sống xã hội. Mọi diễn biến

trong đời sống xã hội đều được ghi nhận trước hết trong từ vựng; ngữ âm và
ngữ pháp chỉ quan hệ với đời sống xã hội một cách gián tiếp thông qua từ
vựng. Do đó, trong quá trình học và dạy tiếng Việt cũng như học và dạy một
thứ tiếng bất kì nào khác, từ vựng đóng một vai trò quan trọng, cần yếu đầu
tiên. Việc tích luỹ từ vựng là quá trình “vết dầu loang”,có nghĩa là sự tích luỹ
dần và tuỳ theo đối tượng, mục đích việc tích luỹ từ vựng cũng khác nhau. Do
vậy, việc biên soạn giáo trình không thể đáp ứng đồng đều theo yêu cầu của
mỗi người mà chỉ cần đáp ứng yêu cầu của “mẫu số chung”.
Để đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn từ hữu ích cho học viên một cách
nhanh và hiệu quả nhất, giúp học viên nhận diện từ và ghi nhớ từ một cách dễ
dàng thì trong khi biên soạn giáo trình, bên cạnh hệ thống bài học được xác
định, các tác giả cũng cần chú ý xác định hệ thống chủ điểm (chủ đề) một
cách hệ thống nhằm đảm bảo tính tương thích, cập nhật của vốn từ.





25













CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH NGUỒN NGỮ LIỆU ĐƯỢC KHẢO SÁT
THEO ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP CỦA VỐN TỪ

2.1. DẪN NHẬP
2.1.1 Theo cách hiểu truyền thống, phạm trù từ vựng - ngữ pháp của
một ngôn ngữ là hệ thống từ loại của ngôn ngữ đó. Điều này có nghĩa rằng
mỗi phạm trù từ vựng – ngữ pháp còn được gọi là một từ loại (theo cách nhìn
của ngữ pháp học).

×