Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 219 trang )


KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CCNN: cải cách ngôn ngữ
KTGT: kỳ thị giới tính
QHNN: quy hoạch ngôn ngữ
TGLA: tác giả luận án
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích của luận án 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Đóng góp của luận án 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
6. Ngữ liệu 4
7. Cấu trúc luận án 4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
7

1.1. Về khái niệm KTGT trong ngôn ngữ 7
1.1.1. Về thuật ngữ kỳ thị giới tính (KTGT) trong ngôn ngữ 7
1.1.2. Khái niệm KTGT trong tiếng Anh 8
1.2. Cơ sở lý luận 9
1.2.1. Những quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và
thực tế xã hội 9
1.2.2. Những quan điểm khác nhau về sự cần thiết của tác động vào
ngôn ngữ 10
1.3. Lịch sử vấn đề 18


1.3.1. Tổng quan về nghiên cứu sự KTGT trong ngôn ngữ trên thế
giới 18
1.3.2. Sự quan tâm đến những vấn đề ngôn ngữ liên quan đến giới
tính ở Việt Nam 43
Tiểu kết 45

CHƯƠNG 2: SỰ KỲ THỊ GIỚI TÍNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI TRONG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 48
2.1. Dẫn luận 48
2.2. Phạm trù giống trong ngữ pháp và quan hệ của nó với phạm trù giới
50
2.2.1. Giống, việc dán nhãn giống và những hệ thống giống trong
các ngôn ngữ 51
2.2.2. Những vấn đề của phạm trù giống dƣới góc độ bình đẳng nam
nữ trong ngôn ngữ 54
2.3. Đánh dấu giống trong các danh từ tác nhân chỉ ngƣời 59
2.3.1. Khoảng trống từ vựng 60
2.3.2. Sự thiếu cân đối về mặt hình thái học trong những danh từ tác
nhân chỉ nam giới và nữ giới. 65
2.4. Sự thiếu cân đối về mặt ngữ nghĩa 68
2.4.1. Ngƣời đàn bà (woman) gắn với tình dục >< Ngƣời đàn ông
(man) gắn với ý nghĩa bao gộp 68
2.4.2. Ngƣời đàn bà (woman) gắn với tình dục >< Ngƣời đàn ông
(man) gắn với tài năng 70
2.4.3. Ngƣời đàn bà (woman) gắn với tính thụ động >< Ngƣời đàn
ông (man) gắn với tính chủ động 75
2.4.4. Đàn bà (woman) gắn liền với nghĩa liên tƣởng tiêu cực ><
đàn ông (man) gắn liền với nghĩa liên tƣởng tích cực. 76
2.5. Ý nghĩa KTGT của một số cặp từ chỉ giới tính trong tiếng Anh và
tiếng Việt. 81

2.6. Sự KTGT, tình dục và giới. 85
2.7. Sự KTGT trong ngôn ngữ và vấn đề gọi tên, xƣng hô: tên, danh
hiệu và các cách xƣng hô.
91
2.7.1. Tên ngƣời là tƣợng trƣng của giới tính. 92
2.7.2. Họ thể hiện lợi ích của ngƣời cha và ngƣời chồng
97
2.7.3. Sự KTGT trong các danh hiệu 99
2.7.4. Sự KTGT trong cách xƣng hô giữa các giới 106
2.8. Sự rập khuôn về giới tính trong ngôn ngữ. 111
2.8.1. Khái niệm về sự “rập khuôn”. 111
2.8.2. Rập khuôn về giới tính trong ngôn ngữ. 111

Tiểu kết 117

CHƯƠNG 3: SỰ KỲ THỊ GIỚI TÍNH ĐỐI VỚI NAM GIỚI TRONG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 121
3.1. Dẫn luận 121
3.2. Cách sử dụng lọai trừ về giống (gender-exclusive language)
124
3.3. Cách sử dụng hạn chế về giống (gender-restrictive language) 128
3.3.1. Lý luận chung về cách sử dụng hạn chế về giống
128
3.3.2. Cách sử dụng hạn chế về giống trong tiếng Anh 129
3.3.3. Cách sử dụng hạn chế về giống trong tiếng Việt 135
3.4. Những lối rập khuôn tiêu cực đối với nam giới (negative
stereotypes of males)
140
3.4.1. Nói thêm về khái niệm rập khuôn về giới trong ngôn ngữ 140
3.4.2. Những lối rập khuôn tiêu cực đối với nam giới trong tiếng

Anh 141
3.4.3. Những lối rập khuôn tiêu cực đối với nam giới trong tiếng
Việt 147
Tiểu kết 150

CHƯƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG QUY HOẠCH ĐỐI VỚI SỰ KỲ THỊ
GIỚI TÍNH TRONG NGÔN NGỮ 152
4.1. Dẫn luận 152
4.2. Khái quát về QHNN nói chung 152
4.2.1. Ai là ngƣời tiến hành QHNN? 156
4.2.2. Quy hoạch cái gì? 157
4.2.3. QHNN cho ai? 159
4.2.4. Ngôn ngữ đƣợc quy hoạch nhƣ thế nào? 160
4.3. CCNN theo hƣớng bình đẳng giới tính: cải cách theo hƣớng đòi
quyền bình đẳng cho nữ giới trong ngôn ngữ. 163
4.3.1. Thuật ngữ về QHNN và giới tính 164
4.3.2. CCNN theo hƣớng đòi quyền bình đẳng cho nữ giới: một
hình thức quy hoạch khối liệu ngôn ngữ 165
4.3.3. CCNN theo hƣớng đòi quyền bình đẳng cho nữ giới
169
4.4. Tiến tới một ngôn ngữ không KTGT 174
4.4.1. Sự cần thiết phải có ngôn ngữ không KTGT và cách xác định
ngôn ngữ KTGT. 174
4.4.2. Ví dụ về một giải pháp đối với tiếng Anh 176
4.4.3. Thử đề xuất một giải pháp đối với tiếng Việt 182
4.4.4. Vai trò của dạy tiếng trong việc khắc phục sự KTGT trong
ngôn ngữ 185

KẾT LUẬN 189
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
F. d. Saussure đã từng nói “ngôn ngữ là một hiện thực xã hội”. Nói cách
khác, về cơ bản thì ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội dùng để phục vụ các
mục đích xã hội hơn là các mục đích cá nhân. Chức năng cơ bản của một
ngôn ngữ là giao tiếp, đồng thời bản chất của ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn
ngữ đƣợc định hình bởi xã hội sử dụng ngôn ngữ ấy, bởi những phƣơng tiện
giao dịch và các phạm trù xã hội tiêu biểu cho xã hội đó. Do đó không thể
nắm vững một ngôn ngữ và dùng nó làm phƣơng tiện giao tiếp hữu hiệu đƣợc
nếu không nắm đƣợc mặt xã hội của ngôn ngữ ấy. Nói cách khác, ngôn ngữ
có bản chất xã hội. Bản chất này, một mặt, đƣợc thể hiện ở chỗ: ngôn ngữ
phản ánh tồn tại xã hội. Trong mọi xã hội loài ngƣời, ở mức độ khác nhau,
đều tồn tại sự kỳ thị giới tính (KTGT). Ngôn ngữ, với tƣ cách là một thiết chế
xã hội, ắt phải phản ánh hiện tƣợng đó. Ngôn ngữ không chỉ thuần tuý phản
ánh xã hội một cách thụ động, mà đến lƣợt nó, ngôn ngữ còn có tác động nhất
định đối với sự phát triển của xã hội. Ngôn ngữ đã đóng một vai trò không
nhỏ trong việc làm gia tăng hay suy giảm sự KTGT trong thực tế.

2. Mục đích của luận án
Luận án có mục đích là đề cập đến hiện tƣợng KTGT trong ngôn ngữ.
Hiện tƣợng KTGT chắc chắn là có thể tìm thấy đƣợc trong nhiều ngôn ngữ
tuy mức độ và hình thức thể hiện có thể khác nhau. Trong khuôn khổ luận án
này, chúng tôi chủ trƣơng nghiên cứu sự KTGT với tƣ cách là một hiện tƣợng
thuộc ngôn ngữ học xã hội chủ yếu dựa trên cơ sở cứ liệu từ 2 ngôn ngữ: tiếng

Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định, luận án sẽ so
sánh, đối chiếu hai ngôn ngữ trên một số bình diện có liên quan đến vấn đề

2
KTGT nhằm nêu bật những đặc thù của hai ngôn ngữ đại diện cho hai nền
văn hóa khác nhau này. Đồng thời luận án cũng đề cập đến hƣớng giải quyết
vấn đề theo góc độ cải cách ngôn ngữ (CCNN) và quy hoạch ngôn ngữ
(QHNN).

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Một trong những mối quan tâm của ngôn ngữ học xã hội là vấn đề giới
tính trong ngôn ngữ. Vấn đề này có thể tiếp cận bằng các cách nhƣ: đặc điểm
sinh lý cấu âm, ngôn ngữ nói về mỗi giới, và ngôn ngữ đƣợc mỗi giới sử dụng
(Nguyễn Văn Khang, 1996). Đề tài sự KTGT trong ngôn ngữ là nằm trong
phạm vi ngôn ngữ nói về mỗi giới. Sự KTGT trong ngôn ngữ là biểu hiện
bằng ngôn ngữ của sự coi trọng giới này và coi khinh giới kia. Đây chính là
đối tƣợng nghiên cứu của luận án.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đây có thể coi là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống đầu tiên về
biểu hiện của hiện tƣợng KTGT trong tiếng Anh và trong tiếng Việt nên phạm
vi của sự nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, so sánh, đối chiếu
những đặc điểm của sự KTGT trong ngôn ngữ để khảo sát các biểu hiện của
chúng trong hai ngôn ngữ. Biểu hiện của sự KTGT trong ngôn ngữ sẽ đƣợc
xem xét một cách khái quát ở các cấp độ: từ, ngữ, phát ngôn và diễn ngôn.
Tuy nhiên, khuôn khổ của luận án chƣa cho phép đi sâu vào nghiên cứu sự
biểu hiện này một cách cụ thể, cặn kẽ ở riêng từng cấp độ, riêng từng loại văn
bản hay riêng từng khu vực sử dụng ngôn ngữ. Luận án cũng không có ý định
đi vào nghiên cứu sự khác biệt giữa phong cách ngôn ngữ của mỗi giới.


4. Đóng góp của luận án

3
Về lý luận, đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu vấn đề sự
KTGT trong ngôn ngữ một cách có hệ thống và toàn diện. Kết quả nghiên cứu
sẽ đóng góp về phƣơng diện lý luận ngôn ngữ học đại cƣơng nói chung và
ngôn ngữ học xã hội nói riêng. Luận án cũng sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu
so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt từ một góc độ mới – góc độ
KTGT, qua đó nêu bật đƣợc những đặc trƣng về văn hóa đƣợc thể hiện qua
hai ngôn ngữ này. Luận án cũng góp phần nghiên cứu và làm sáng tỏ vai trò
của ngôn ngữ trong tiến trình dân chủ hoá trong xã hội loài ngƣời nói chung
và trong xã hội Việt Nam nói riêng. Kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ có tác
dụng tích cực đối với việc giữ gìn sự trong sáng đồng thời hiện đại hoá tiếng
Việt theo hƣớng dân chủ hoá của quá trình chuẩn hoá ngôn ngữ nói chung.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp vào việc nâng cao ý thức về biểu
hiện KTGT trong ngôn ngữ, đồng thời bƣớc đầu định hƣớng các hành động
tích cực của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ và gợi ra các ý tƣởng nhằm
loại trừ dần sự KTGT trong ngôn ngữ. Kết qủa nghiên cứu có thể là tài liệu
tham khảo trong việc hoạch định chính sách ngôn ngữ cũng nhƣ QHNN. Đối
với giáo dục, kết quả nghiên cứu cũng sẽ là một đóng góp vào việc dạy tiếng,
cả tiếng Anh và tiếng Việt. Kiến thức về sự KTGT trong ngôn ngữ sẽ đóng
góp vào việc hoàn thiện dần mặt năng lực văn hóa xã hội và chiến lƣợc giao
tiếp của ngƣời học.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp chủ yếu là quy nạp và diễn dịch. Trên cơ sở lý luận chung về
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội mà khẳng định sự tồn tại của
hiện tƣợng KTGT trong ngôn ngữ. Đồng thời xuất phát từ lý luận chung về sự
cần thiết và tính khả thi của sự can thiệp có chủ ý của con ngƣời vào ngôn
ngữ mà đi đến khẳng định tính cấp thiết của đề tài.


4
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những công trình nghiên cứu mang tính
dàn trải khác nhau đã có về sự KTGT trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới mà
quy nạp thành một khung lý thuyết, đó là những đặc điểm, những yếu tố cấu
thành hiện tƣợng KTGT trong ngôn ngữ.
Sau đó, diễn dịch đƣợc sử dụng để áp dụng khung lý thuyết này làm hệ
quy chiếu để xem xét sự biểu hiện cụ thể của hiện tƣợng KTGT trong tiếng
Anh và tiếng Việt. Để đảm bảo tính thực tiễn của đề tài, việc tìm ra giải pháp
cho hiện tƣợng KTGT trong ngôn ngữ sẽ đƣợc đặt trong khuôn khổ của quy
hoạch ngôn ngữ (QHNN).
Phƣơng pháp so sánh đối chiếu Anh – Việt cũng đƣợc áp dụng trong suốt
quá trình nghiên cứu. Trong đó biểu hiện của sự KTGT trong tiếng Anh là đối
tƣợng phân tích và là cơ sở để so sánh đối chiếu với biểu hiện của sự KTGT
trong tiếng Việt chủ yếu trên bình diện ngữ nghĩa.
Những thủ pháp nhƣ phân tích, chứng minh là những thủ pháp thƣờng trực
nhằm kết hợp các tri thức ngôn ngữ học với các tri thức khác nhƣ về xã hội
học, dân tộc học, văn hóa để nghiên cứu.

6. Ngữ liệu
Ngữ liệu để khảo sát, nghiên cứu thuộc các văn bản trong những khu vực
sử dụng ngôn ngữ khác nhau nhƣ: tài liệu giáo dục, tài liệu tham khảo về
ngôn ngữ, báo chí, lĩnh vực tôn giáo, văn bản pháp luật, giao dịch kinh doanh,
thông tin đại chúng, ngôn ngữ đời thƣờng chủ yếu là trong tiếng Anh và
tiếng Việt. Ngữ liệu trong các thứ tiếng khác cũng đƣợc sử dụng nhƣng chỉ để
làm dẫn chứng so sánh và chỉ là thứ yếu. Ngữ liệu đƣợc thu thập và xử lý từ
các nguồn:
- Sách, báo, tạp chí, văn bản về các lĩnh vực
- Sách, tạp chí chuyên ngành


5
- Các phƣơng tiện thông tin đại chúng
- Lời nói giao tiếp hàng ngày

7. Cấu trúc luận án
Luận án có những phần sau đây:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Phần này gồm 4 chƣơng là:
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Chƣơng
nàygồm những mục:
1.1. Khái niệm KTGT trong ngôn ngữ. Mục đích của mục này là
làm rõ khái niệm KTGT trong ngôn ngữ. Định nghĩa của các học giả phƣơng
tây cùng một vài ví dụ trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng đƣợc dẫn ra để làm
rõ khái niệm này.
1.2. Cơ sở lý luận. Mục này nhằm thông qua những quan niệm
khác nhau về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội, về sự cần thiết và
tính khả thi của sự can thiệp của con ngƣời vào ngôn ngữ để chứng minh
rằng: sự KTGT trong ngôn ngữ là có thực và việc tác động của con ngƣời vào
ngôn ngữ để khắc phục tình trạng đó là cần thiết và có thể làm đƣợc.
1.3. Lịch sử vấn đề. Mục này nhằm dựa trên cơ sở những nghiên
cứu đã có mà khái quát thành một khung lý thuyết – những đặc điểm của hiện
tuợng KTGT trong ngôn ngữ.
Chương 2: Sự kỳ thị giới tính đối với nữ giới trong tiếng Anh và tiếng
Việt. Đây là một trong những chƣơng quan trọng nhất của luận án. Trên cơ sở
khung lý thuyết đã có, chƣơng này xem xét những biểu hiện của những đặc
điểm KTGT đối với nữ giới trong tiếng Anh với những tƣơng đồng và dị biệt
trong tiếng Việt. Chƣơng này gồm những mục:

6

2.1. Dẫn luận
2.2. Phạm trù giống trong ngữ pháp và quan hệ của nó với phạm
trù giới (về mặt sinh vật học).
2.3. Đánh dấu giống trong các danh từ tác nhân chỉ người.
2.4. Sự thiếu cân đối về mặt ngữ nghĩa.
2.5. Ý nghĩa KTGT của một số cặp từ chỉ giới tính trong tiếng
Anh và trong tiếng Việt.
2.6. Sự KTGT, tình dục và giới tính.
2.7. Sự KTGT trong các tập quán đặt tên/ xưng hô.
2.8. Sự rập khuôn về giới tính trong ngôn ngữ.
Chương 3: Sự KTGT đối với nam giới trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chƣơng này bàn đến những hình thức biểu hiện của sự KTGT đối với nam
giới trong ngôn ngữ. Chƣơng này gồm những mục:
3.1. Dẫn luận.
3.2. Cách sử dụng lọai trừ về giống.
3.3. Cách sử dụng hạn chế về giống.
3.4. Những lối rập khuôn tiêu cực đối với nam giới.
Chương 4: Phƣơng hƣớng QHNN đối với kỳ thị giới tính trong ngôn
ngữ: Chƣơng này bàn đến giải pháp đối với hiện tƣợng KTGT trong ngôn
ngữ: quy họach ngôn ngữ theo hƣớng bình đẳng về giới tính qua các mục sau:
4.1. Dẫn luận.
4.2. Khái quát về QHNN nói chung.
4.3. CCNN theo hướng bình đẳng giới tính: cải cách theo hướng
đòi quyền bình đẳng cho nữ giới trong ngôn ngữ. Mục này nhằm chứng minh
rằng đây chính là hình thức quy hoạch khối liệu ngôn ngữ và việc thực hiện
CCNN vừa phải đảm bảo đƣợc những nguyên tắc QHNN nói chung vừa phải
quán triệt đƣợc tính đặc thù của sự KTGT trong ngôn ngữ.

7
4.4. Tiến tới một ngôn ngữ không KTGT. Mục này đề cập đến

cách xác định tính KTGT trong sử dụng ngôn ngữ, dẫn ra một giải pháp trong
tiếng Anh, đƣa ra để bàn bạc một giải pháp đối với hiện trạng KTGT trong
tiếng Việt, đồng thời khẳng định vai trò của giáo dục ngôn từ không KTGT.
KẾT LUẬN
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Về khái niệm kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ.

1.1.1. Về thuật ngữ kỳ thị giới tính (KTGT) trong ngôn ngữ.
Khái niệm “kỳ thị” có thể đƣợc hiểu là sự coi thƣờng ngƣời này và coi
trọng ngƣời kia về một mặt nào đó. Trong xã hội loài ngƣời có nhiều hình
thức kỳ thị nhƣ: kỳ thị về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tình trạng hôn nhân,
tín ngƣỡng, hoàn cảnh kinh tế hoặc hoàn cảnh xuất thân, nơi cƣ trú, chủng
tộc, trình độ học vấn, địa vị chính trị vv Tất cả những hình thức kỳ thị đó
đều có thể đƣợc biểu hiện trong ngôn ngữ. Ví dụ, những cách nói nhƣ: Mặt
non choẹt, biết gì! là thể hiện sự kỳ thị về tuổi tác; Thổ mừ mà không biết
điều! là thể hiện sự kỳ thị chủng tộc, KTGT là sự coi thƣờng giới này và
coi trọng giới kia. Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ chính là một biểu hiện của sự
KTGT. KTGT trong ngôn ngữ là biểu hiện bằng ngôn ngữ sự coi thƣờng/ coi
trọng về giới.
Ví dụ:
a. Đúng là đàn bà, nhát như cáy!
b. Đàn ông đàn ang gì mà đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành!

8
Ví dụ a. tuy biểu đạt sự đánh giá đối với phẩm chất của một ngƣời đàn bà
cụ thể nào đó nhƣng lại thể hiện rõ phẩm chất ấy là do giới tạo nên: đàn bà là
nhát gan.

Ví dụ b. tuy diễn đạt sự ty tiện của một ngƣời đàn ông nào đó nhƣng lại
thể hiện một hàm ý đó là đàn ông thƣờng phải phóng khoáng.
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2001: 519) thì kỳ thị là phân
biệt đối xử do thành kiến. Nhƣ vậy, sự KTGT trong ngôn ngữ sẽ là sự phân
biệt đối xử do thành kiến về giới tính trong ngôn ngữ. Nếu hiểu cụm từ phân
biệt đối xử do thành kiến có nghĩa là sự coi trọng người này và coi khinh
người kia do thành kiến về một mặt nào đó thì đây chính là ý nghĩa của cụm
từ kỳ thị đƣợc dùng trong luận án này. Có điều cụm sự phân biệt đối xử do
thành kiến quá dài không thuận lợi lắm với tƣ cách một thuật ngữ.

1.1.2. Khái niệm KTGT trong tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, khái niệm KTGT trong ngôn ngữ (sexism in language)
có các cách gọi khác: 'sexist language' (ngôn ngữ kỳ thị giới tính), 'sex-
exclusive language' (ngôn ngữ loại trừ giới tính), 'gender-biased language'
(ngôn ngữ mang tính thiên kiến về giống).
Ví dụ:
Trong Every cook praises his own broth (nghĩa đen: mỗi ngƣời nấu bếp
đều tán dƣơng chính món nƣớc xáo của anh ta), thì 'his' (của anh ta/ của ông
ta) là đƣợc sử dụng để thay cả cho 'her' (của chị ta/ của bà ta).
Miller & Swift (1972) đƣa ra định nghĩa: Sự KTGT trong ngôn ngữ hay
ngôn ngữ mang tính kỳ thị giới tính là bất kỳ cách diễn đạt nào thể hiện thái
độ và sự trông mong về giới hoặc bất kỳ cách diễn đạt nào thể hiện tính trội
cố hữu của giới này so với giới kia.

9
Các định nghĩa nói trên đều có những điểm chung, đó là: mấu chốt của sự
KTGT trong ngôn ngữ là ở sự khắc họa (portrait) hình ảnh của nam giới và
nữ giới bằng ngôn ngữ. Những cách biểu đạt này đều thể hiện sự đánh giá cao
giới này và/ hoặc sự đánh giá thấp giới kia.
Trong thực tế, nói KTGT là chủ yếu nói đến sự KTGT chống nữ giới.

Tuy vậy, theo định nghĩa nói trên thì sự KTGT là nhằm vào cả nam giới,
không riêng gì nữ giới. Do vậy, ngoài việc đề cập đến sự KTGT chống nữ
giới, luận án này cũng đề cập đến sự KTGT nhằm vào nam giới trong ngôn
ngữ.

1.2. Cơ sở lý luận.
Sự KTGT là hiện tƣợng có thực trong xã hội. Vấn đề có tồn tại hiện tƣợng
đó trong ngôn ngữ hay không là tuỳ thuộc vào quan niệm về mối liên hệ giữa
ngôn ngữ và tƣ duy hay thực tế xã hội. Hơn nữa, quan niệm này còn quy định
sự cần thiết và tính khả thi của sự can thiệp có chủ ý của con ngƣời vào ngôn
ngữ nhằm mục đích cuối cùng là gián tiếp tác động nhằm thay đổi thực tế
KTGT trong xã hội. Dƣới đây là tóm tắt các quan điểm khác nhau về mối liên
hệ đó:

1.2.1. Những quan điểm khác nhau về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và
thực tế xã hội:
1.2.1.1. Quan điểm cho rằng không hề có một mối quan hệ đặc
biệt nào giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội.
Quan điểm loại này cho rằng ngôn ngữ thuần tuý chỉ là một hệ thống võ
đoán các tín hiệu đựơc sử dụng để biểu đạt thực tế mà thôi. Quan điểm này
phủ nhận sự tồn tại của sự KTGT trong ngôn ngữ, phủ nhận sự liên hệ giữa

10
khái niệm giới – phạm trù ngoài ngôn ngữ – với khái niệm giống – phạm trù
ngữ pháp (trong ngôn ngữ).

1.2.1.2. Những quan điểm khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ
qua lại nào đó giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội.
Theo những quan điểm này thì ngôn ngữ là một nguồn lực có khả năng cải
thiện đời sống xã hội. Tuy nhiên, nếu cụ thể hoá hơn nữa thì những quan điểm

này có phần khác nhau ở một mức độ nhất định:
a. Theo quan điểm "ngôn ngữ phản ánh thực tế": cấu trúc ngôn ngữ,
mẫu câu, cách sử dụng ngôn ngữ đều chịu sự ảnh hƣởng và sự khích lệ của
thực tế phi ngôn, đó là các thiết chế và tổ chức xã hội, những đặc điểm và
hiện tƣợng tự nhiên. Cách thức sử dụng và kết cấu ngôn ngữ phải chịu ảnh
hƣởng của những thiết chế, những quan niệm và những hệ tƣ tƣởng của cộng
đồng và xã hội gắn liền với ngôn ngữ .
b. Theo quan điểm 'quyết định luận ngôn ngữ' (linguistic determinism),
''tính tƣơng đối ngôn ngữ học' (linguistic relativity) hay còn đƣợc gọi là 'giả
thuyết Sapir-Whorf' (Sapir-Whorf hypothesis), ngôn ngữ quyết định phƣơng
thức tạo dựng và xem xét thế giới của một cá nhân. Tuy vậy, quan điểm này
lại có 2 phiên bản, đó là:
- Phiên bản 'mạnh' cho rằng: ngôn ngữ quyết định tƣ duy
- Phiên bản 'yếu' thì cho rằng: ngôn ngữ đóng góp vào việc tạo dựng tƣ duy

c. Quan điểm 'tƣơng tác'.
Đây là một hình thức tổng hợp giữa 2 quan điểm 'phản ánh' và ' quyết định'
nói trên. Theo quan điểm này thì: ngôn ngữ không chỉ phản ánh thực tế mà
còn đóng góp vào việc tạo dựng nên thực tế. Sở dĩ quan điểm này đƣợc gọi là
'tƣơng tác' bởi vì nó nhấn mạnh đến sự ảnh hƣởng qua lại giữa ngôn ngữ và tƣ

11
duy. Một số nhà lý thuyết cho rằng đây chính là phiên bản 'yếu' của giả thuyết
Sapir-Whorf. Những ngƣời khác lại cho rằng đây là quan điểm biện chứng về
ngôn ngữ, cá nhân và xã hội. Graddol & Swann (1989:165) cho rằng đó là:
“một quan điểm tổng hợp mà theo quan điểm này thì ngôn ngữ vừa đóng góp
vào việc tạo nên tình trạng bất bình đẳng giới tính, lại vừa phản ánh sự tồn tại
của tình trạng ấy trong xã hội”.

1.2.2. Những quan điểm khác nhau về sự cần thiết phải có sự tác động

vào ngôn ngữ:
Ngƣời ta thƣờng nói tới cái gọi là sự thay đổi ngôn ngữ (language
change). Những sự thay đổi đó có thể do nhiều nguyên nhân. Một trong
những nguyên nhân ấy có thể là do con ngƣời chủ động tạo nên. Đây chính là
vấn đề “thay đổi ngôn ngữ có chủ ý” (intended language change). Song, liệu
con ngƣời có nên chủ động thay đổi ngôn ngữ hay không là một trong những
vấn đề hiện còn gây nhiều tranh cãi. Sự cần thiết phải có sự tác động của con
ngƣời vào hiện tƣợng KTGT trong ngôn ngữ cũng nằm trong nội dung tranh
cãi đó. Quan niệm về sự cần thiết phải có sự tác động vào ngôn ngữ là xuất
phát từ các quan điểm khác nhau về bản chất của mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và thực tế nhƣ đã trình bày ở trên. Xuất phát từ các quan niệm khác nhau về
mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế mà các quan niệm về vấn đề này cũng
rất khác nhau:

1.2.2.1. Những quan điểm phản đối việc tác động vào ngôn ngữ
(còn được gọi là cải cách ngôn ngữ - CCNN).
a. Quan điểm phủ nhận mối liên hệ giữa ngôn ngữ và thực tế.
Nhƣ đã trình bày trong phần trên, có những quan điểm phủ nhận mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội. Theo quan điểm này thì mặc dù trong

12
thực tế xã hội có hiện tƣợng KTGT nhƣng trong ngôn ngữ không hề có hiện
tƣợng đó và do đó không cần phải tác động vào ngôn ngữ hay CCNN.
b. Quan điểm 'ngôn ngữ phản ánh thực tế xã hội‟.
Quan điểm cho rằng ngôn ngữ chỉ thuần tuý phản ánh thực tế là một quan
điểm rất thƣờng đƣợc vận dụng để phản đối CCNN. Những ngƣời theo quan
điểm này thƣờng có thiên hƣớng ít ủng hộ hơn đối với việc tác động vào ngôn
ngữ hay cải cách ngôn ngữ (CCNN) vì họ không tin rằng ngôn ngữ lại có khả
năng tạo ra đƣợc những thay đổi trong xã hội nhƣ mong muốn (loại bỏ sự
KTGT trong xã hội). Đáng kể nhất trong số những ngƣời chủ trƣơng nhƣ vậy

là Robin Lakoff (1975: 470 – giáo sƣ ngôn ngữ học thuộc Đại học California
tại Berkeley) và Martynyuk (1990b: 1099 – nhà ngôn ngữ học ngƣời Nga).
Lập luận của những học giả này là: sở dĩ có những thói quen KTGT trong
ngôn ngữ chủ yếu là do thái độ KTGT của những ngƣời sử dụng ngôn ngữ đó.
Đó là thái độ của những ngƣời sống trong những cộng đồng thiếu quan tâm
đến việc đối xử bình đẳng nam – nữ. Theo quan điểm 'phản ánh' thì những
thói quen ngôn ngữ thể hiện tính áp bức nào đó không hề gây ra và cũng
không quy định sự phân biệt đối xử hay sự áp bức đối với nữ giới, và cũng
không quy định địa vị phụ thuộc của nữ giới trong thực tế. Những thói quen
ngôn ngữ đó chỉ đơn giản phản ánh những hiện tƣợng thực tế ấy mà thôi. Do
vậy những ngƣời theo quan điểm này chủ trƣơng thúc đẩy sự thay đổi trong
xã hội, và theo thời gian, sự tác động vào xã hội này sẽ kéo theo sự thay đổi
về ngôn ngữ. Gần đây nhất, GS.TS Steindl (2002: 4) cũng công bố quan niệm
tƣơng tự:
Ngôn ngữ thật ra là một cái gì đó luôn phát triển. Chúng ta không thể
đơn giản biến đổi nó, đối xử thô bạo với nó và ra lệnh cho nó. Trƣớc
hết, hiện thực xã hội phải tự thay đổi, sau đó, một lúc nào đó, ngôn ngữ
sẽ thay đổi theo.

13

1.2.2.2 Những quan điểm ủng hộ việc tác động vào ngôn ngữ
hay CCNN.
Tuy những quan điểm này đều ủng hộ cho việc tác động vào ngôn ngữ
nhƣng lại xuất phát từ những cơ sở lý thuyết khác nhau:

a. Quan điểm cho rằng ngôn ngữ tụt hậu sau những biến đổi xã hội.
Nhƣ đã trình bày ở trên, quan điểm 'ngôn ngữ phản ánh thực tế xã hội' ít ủng
hộ cho CCNN. Điều này không có nghĩa là tất cả những ngƣời theo quan
điểm đó đã hoàn toàn phủ nhận ý muốn cũng nhƣ sự cần thiết phải có CCNN.

Trên thực tế, đã có không ít những ngƣời theo quan điểm này lại lập luận ủng
hộ cho tác động vào ngôn ngữ hay CCNN. Tuy vậy, cơ sở của thái độ ủng hộ
ấy lại hoàn toàn khác. Theo những học giả này thì sự thay đổi trong ngôn ngữ
luôn 'tụt hậu' so với sự thay đổi về tập quán xã hội và văn hoá. Nói cách khác,
theo quan điểm này thì sự khắc họa bằng ngôn ngữ hiện nay đối với hình ảnh
của nam giới và nữ giới đã trở nên lỗi thời và không phản ánh đƣợc sự thay
đổi về vị trí cũng nhƣ vai trò của phụ nữ trong xã hội mới.
Trong số những tác giả ủng hộ cho quan điểm ngôn ngữ bị 'tụt hậu' so
với xã hội, đáng chú ý nhất là hai biên tập viên ngƣời Mỹ: Casey Miller và
Kate Swift (1980, 1991), kế đó là nhà ngôn ngữ học ngƣời Mỹ Bobbye
Sorrels (1983). Các tác giả này đều có chung quan điểm cho rằng ngôn ngữ
mang tính kỳ thị giới tính cần phải đƣợc cải cách để phù hợp với xã hội hiện
tại.

b. Quan điểm cho rằng ngôn ngữ mang tính KTGT là nguyên nhân gây
nên sự áp bức đối với phụ nữ:

14
Quan điểm 'quyết định luận ngôn ngữ' về mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và thực tế đã xem ngôn ngữ là một sức mạnh áp đảo, nếu không muốn nói là
một sức mạnh trung tâm trong việc tạo nên cũng nhƣ duy trì sự KTGT trong
xã hội. Đây chính là sự áp dụng phiên bản mạnh của giả thuyết Sapir-Whorf.
Do đó ngôn ngữ sẽ nắm giữ vai trò then chốt trong việc giải phóng phụ nữ
trong xã hội. Tác giả tiêu biểu cho quan điểm này là nhà ngôn ngữ học ngƣời
Anh: Dale Spender (1980: 3)

c. Quan điểm cho rằng cần phải có một vị trí cho phụ nữ trong ngôn
ngữ.
Quan điểm này đƣợc xây dựng dựa trên quan niệm cho rằng: do đặc điểm
khác nam giới về mặt sinh vật học nên nữ giới đã không có một vị trí bình

đẳng với nam giới trong ngôn ngữ. Do vậy cần phải thay đổi ngôn ngữ để
mang lại cho nữ giới vị trí đó. Sau đây là những nét khái quát nhất về quan
điểm này:
Ngôn ngữ cũng đóng vai trò trung tâm trong việc gây ra sự đối xử bất công
đối với nữ giới và sự lệ thuộc của nữ giới. Đây là quan điểm của những học
giả chịu ảnh hƣởng của những phƣơng pháp tiếp cận hậu cận đại đối với ngôn
ngữ đó là phân tích luận tâm lý học và phân tích luận văn học và triết học. Đó
là các học giả ngƣời Pháp: Hélène Cixous, Julia Kristeva và Luce Irigaray.
Những học giả này chịu nhiều ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phân tâm học của
Lacan.
Cách nhìn ngôn ngữ của trƣờng phái ngôn ngữ học Lacan (Lacanian
linguistics) cũng vẫn là một cách nhìn của quyết định luận ngôn ngữ. Tiếp thu
những tƣ tƣởng của Sigmund Freud, Lacan tin tƣởng tuyệt đối vào vai trò
trung tâm của ngôn ngữ trong việc hình thành „cái tôi‟ của con ngƣời. Quan
điểm của Lacan có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

15
Lacan cho rằng quá trình sinh ra và lớn lên của con ngƣời chỉ là quá trình
hình thành „cái tôi‟. Sự hình thành „cái tôi‟ xảy ra qua quá trình học tiếng và
trải qua những giai đoạn khác nhau. Lacan gọi các giai đoạn này là những
„trình tự‟ (order). Giai đoạn đầu đƣợc Lacan gọi là „trình tự tƣởng tƣợng‟
(imaginary order), giai đoạn sau là „trình tự tƣợng trƣng‟ (symbolic order).
Trong giai đoạn đầu đứa trẻ chƣa có cái tôi vì nó chỉ là một bộ phận của mẹ
nó. Sự hình thành ý thức về bản thân mình (cái tôi) bao gồm việc thoát ra khỏi
giai đoạn đầu và chiếm đƣợc một vị trí trong giai đoạn hai. Giai đoạn hai hay
„trình tự tƣợng trƣng‟ chính là xã hội, bao gồm những thói quen có tính tín
hiệu nhƣ tập quán xã hội, văn hóa vv…. Việc trẻ chiếm đƣợc một vị trí trong
trình tự tƣợng trƣng bao gồm một quá trình vừa cá nhân hoá vừa xã hội hoá
mà trong đó học tiếng đóng vai trò cơ bản. Qua ngôn ngữ mà trẻ học cách
phân biệt mình với những ngƣời khác về nhiều mặt.

Điều có liên hệ đến vấn đề bình đẳng nam nữ là ở chỗ: trên cơ sở lý thuyết
của Sigmund Freud, Lacan cho rằng chi phối “trình tự tƣợng trƣng” là cái mà
Lacan gọi là Luật của người cha và Quyền lực của dương vật, và rằng con trai
và con gái bƣớc vào giai đoạn này theo những cách thức rất khác nhau. Do đó
trai và gái có liên hệ khác nhau đối với ngôn ngữ.
Nữ giới, do sự khác biệt về mặt giải phẫu học, không thể chấp nhận hoàn
toàn sự chi phối “trình tự tƣợng trƣng” của Luật người cha. Do vậy, trên một
phƣơng diện nào đó, nữ giới đã bị loại trừ ra khỏi trình tự này hoặc bị đặt ra
ngoài lề của trình tự ấy. Chính vị trí „ngoài lề‟ ấy đã dẫn tới sự đối xử bất
công đối với nữ giới. Về mặt ngôn ngữ, trình tự tƣợng trƣng chỉ có thể duy trì
một loại ngôn ngữ. Đặc trƣng của loại ngôn ngữ này là những cặp nhị phân:
„có‟ hay + và „không có/ thiếu‟ hay - ). Trong lý thuyết này, ngôn ngữ gắn
liền với tính dục nên những cặp nhị phân bao gồm những từ và khái niệm nhƣ
„nam‟ và „nữ‟, „đực‟ và „cái‟ đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở cơ quan sinh dục

16
của ngƣời. Bởi vì cơ quan sinh dục nữ không có dƣơng vật nên nữ giới đƣợc
xem là cực âm của cặp nhị phân „nam-nữ‟. Hơn nữa, vị trí ngoài lề này của nữ
giới trong trình tự tƣợng trƣng còn có nghĩa là nữ giới đã bị lấy mất đi một
loại ngôn ngữ có thể diễn đạt tình cảm, kinh nghiệm và cái tôi của chính
mình. Nhƣ vậy, theo Lacan thì ngôn ngữ không thuộc về nữ giới. Nói cách
khác, nữ giới không có vị trí trong ngôn ngữ và đó là một thực tế cố hữu do
sự khác biệt của nữ giới về mặt sinh vật học. Nói tóm lại, theo Lacan sự
KTGT trong ngôn ngữ là tất yếu và điều đó không thể thay đổi.
Tuy nhiên, Hélène Cixous, Julia Kristeva và Luce Irigaray lại không hoàn
toàn nhất trí với Lacan về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và giới tính. Tuy nhất trí
với Lacan về sự hiện hữu của sự KTGT trong ngôn ngữ nhƣng những tác giả
này lại cho rằng: thay đổi ngôn ngữ là có tính khả thi cao. Do đó những tác
giả này còn chủ trƣơng một số hình thức tác động vào ngôn ngữ mà theo họ
sẽ có tác dụng tốt hơn đối với nữ giới.

Các học giả này cho rằng: vị trí mà trẻ chiếm lĩnh trong trình tự tƣợng
trƣng không chỉ đƣợc quyết định bởi cơ quan sinh dục mà còn bởi sự tƣơng
đồng với bố hoặc mẹ của trẻ. Nói cách khác, con gái không nhất thiết phải
giống mẹ và con trai không nhất thiết phải giống cha. Do đó không nên có sự
cào bằng giữa „nữ‟ (female) và „cái‟ (feminine), giữa „nam‟ (male) và „đực‟
(masculine). Nam giới có thể chiếm một vị trí của giống cái và nữ giới có thể
có một vị trí của giống đực trong trật tự tƣợng trƣng.
Trên cơ sở quan niệm nhƣ vậy, các tác giả này xem việc tác động vào
ngôn ngữ là một bƣớc quan trọng tiến tới việc giải phóng nữ giới ra khỏi trật
tự tƣợng trƣng vốn hiện đang nghiêng về nam giới và mang tính áp bức của
giống đực. Các tác giả này còn chủ trƣơng nữ giới nên có một loại ngôn ngữ
riêng khác với loại ngôn ngữ thiên về nam giới nhƣ hiện tại nhằm mục đích

17
tạo và đánh giá nghĩa theo cách riêng của nữ giới, tách khỏi mọi sự phụ thuộc
vào nam giới về mặt ngôn ngữ nhƣ hiện trạng.

d. Quan điểm cho rằng tác động vào ngôn ngữ là một bộ phận cấu
thành của cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ.
Đây chính là tinh thần của quan điểm 'tƣơng tác' về bản chất của mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và thực tế xã hội mà chúng tôi cho rằng xác đáng hơn cả.
Do ngôn ngữ không chỉ phản ánh mà còn góp phần tạo dựng và duy trì thực tế
KTGT nên tác động vào ngôn ngữ hẳn phải có tác dụng nhất định đối với hiện
tƣợng đó trong thực tế. Tuy nhiên, khác với những ngƣời theo quan điểm
„quyết định luận ngôn ngữ', những ngƣời theo quan điểm này không hề quan
niệm rằng ngôn ngữ giữ vai trò then chốt và quyết định trực tiếp đến phong
trào giải phóng phụ nữ. Họ cũng không quan niệm rằng sự can thiệp vào ngôn
ngữ, một mình nó, không thể có tác động mạnh mẽ trong việc làm giảm đi
những thói quen KTGT và tình trạng áp bức (đối với phụ nữ) trên những bình
diện khác của cuộc sống. Điều những ngƣời theo quan điểm này tin tƣởng là

tác động vào ngôn ngữ có thể sẽ tạo cho phụ nữ một cơ hội để thể hiện đƣợc
chân dung, và kinh nghiệm của mình; đồng thời tác động vào ngôn ngữ có
thể giúp ngƣời ta nâng cao đƣợc ý thức về một thực tế là: ngôn ngữ không
đơn thuần là một phƣơng tiện trung tính để chuyển tải ý nghĩ và giá trị.

Trong phần này chúng tôi đã đề cập đến những quan điểm khác nhau về
hiện tƣợng KTGT trong ngôn ngữ và sự cần thiết cũng nhƣ tính khả thi của sự
tác động vào ngôn ngữ nhằm khắc phục hiện tƣợng đó.
So với các quan điểm phủ nhận sự tồn tại của hiện tƣợng KTGT trong
ngôn ngữ, các quan điểm khẳng định sự tồn tại của hiện tƣợng đó trong ngôn
ngữ chiếm ƣu thế không những về định lƣợng mà còn cả về mặt định tính: bởi

18
chúng có cơ sở lý luận vững chắc hơn. Đó là các quan điểm “ngôn ngữ phản
ánh thực tế xã hội”, quan điểm “quyết định luận ngôn ngữ”, quan điểm
“tƣơng tác”.
Tuy nhiên, sẽ là không có sức thuyết phục nếu chỉ khẳng định đƣợc sự tồn
tại của hiện tƣợng KTGT trong ngôn ngữ mà lại chƣa chỉ ra đƣợc sự cần thiết
và tính khả thi của những tác động nhằm thay đổi hiện trạng đó. Nói cách
khác, nếu chỉ dừng lại ở việc thuần tuý nghiên cứu sự KTGT trong ngôn ngữ
mà không đề cập đến nỗ lực của con ngƣời nhằm khắc phục hiện tƣợng đó thì
giá trị thực tiễn của luận án này chắc chắn sẽ bị giảm sút. Do vậy, lý thuyết về
sự tồn tại của hiện tƣợng KTGT trong ngôn ngữ luôn đi kèm với lý thuyết về
sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp khắc phục, của tác động của con
ngƣời vào ngôn ngữ. Bên cạnh một vài quan điểm phản đối CCNN là những
quan điểm ủng hộ CCNN mang tính thuyết phục hơn. Đó là những quan điểm
nhƣ: quan điểm cho rằng ngôn ngữ tụt hậu so với biến đổi xã hội, quan điểm
quyết định luận ngôn ngữ, quan điểm cho rằng cần có một vị trí bình đẳng
cho nữ giới trong ngôn ngữ, quan điểm tƣơng tác về mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và thực tế xã hội.

1.3. Lịch sử vấn đề.
Vấn đề sự KTGT trong ngôn ngữ từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều
học giả trên thế giới. Mục này sẽ đề cập đến sự nghiên cứu về đề tài này trên
thế giới và sự quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến vấn đề này ở Việt
Nam.

1.3.1. Tổng quan về nghiên cứu sự KTGT trong ngôn ngữ trên thế giới:
1.3.1.1. Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ: vấn đề cũ và vấn đề
mới.

19
Theo định nghĩa thì sự KTGT trong ngôn ngữ là nhằm vào cả nam giới và
nữ giới. Nhƣng trên thực tế, do KTGT chủ yếu nhằm vào nữ giới nên phần
lớn các công trình nghiên cứu về sự KTGT trong ngôn ngữ chỉ đề cập tới sự
KTGT trong ngôn ngữ đối với nữ giới. Có thể nói đây là một trong những
biểu hiện của cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho nữ giới trên bình
diện ngôn ngữ.
Trên thế giới, phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng của nữ giới đã có
từ lâu, nhƣng căn cứ vào tính chất, đặc điểm và mức độ đấu tranh mà ngƣời ta
chia cuộc đấu tranh ấy ra làm hai giai đoạn và gọi mỗi giai đoạn ấy là một
„làn sóng‟. Cho tới nay, có thể tổng kết thành hai „làn sóng‟ nhƣ vậy. „Làn
sóng‟ thứ nhất là vào trƣớc thập niên 1970 và „làn sóng‟ thứ hai đƣợc đánh
dấu khoảng từ cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 cho đến nay. Nhiều
học giả cho rằng tranh đấu cho quyền bình đẳng nam nữ trên bình diện ngôn
ngữ đã xuất hiện ngay từ „làn sóng‟ thứ nhất, song phải đến „làn sóng‟ thứ hai
thì ngƣời ta mới đặc biệt quan tâm đến sự đối xử với nữ giới và thể hiện nữ
giới trong ngôn ngữ. Mối quan tâm đặc biệt này đã trở thành đặc điểm đặc
trƣng của „làn sóng‟ thứ hai trong phong trào phụ nữ bắt đầu vào cuối thập kỷ
60 và đầu thập kỷ 70 chủ yếu là ở các quốc gia phƣơng Tây. Hiện tƣợng
KTGT trong ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu trong thời kỳ „làn sóng‟ thứ nhất

đƣợc các học giả gọi là „vấn đề cũ‟ còn đối tƣợng nghiên cứu trong „làn sóng‟
thứ hai đƣợc gọi là „vấn đề mới‟. Để có cơ sở xem xét „vấn đề mới‟ cũng cần
phải điểm qua vài nét về „vấn đề cũ‟. „Vấn đề cũ‟ có những nét khái quát nhƣ
sau:
Đề tài sự phân biệt đối xử về giới tính trong ngôn ngữ không phải là một
vấn đề mới và cũng không phải là một mối quan tâm của riêng phong trào đấu
tranh của phụ nữ kể từ thập niên 1970. Trƣớc đó, ngƣời ta đã quan tâm đến

20
các vấn đề có liên quan đến đề tài nhƣ: việc phụ nữ sử dụng từ ngữ, sự biểu
đạt ngƣời phụ nữ trong ngôn ngữ, những tập quán đặt tên phụ nữ vv
Theo Stannard (1977) thì một đặc điểm đặc trƣng của tổ chức 'Lucy Stone
League' có trụ sở đóng tại tiểu bang Maine (Hoa kỳ) là sự vận động cho
quyền của phụ nữ đƣợc duy trì họ/ tên của mình sau khi kết hôn. “Lucy
Stone” là tên riêng của một ngƣời phụ nữ kết hôn vào năm 1855 đã quyết định
giữ nguyên họ của mình thay vào việc phải mang họ của chồng nhƣ truyền
thống. Mục đích của tổ chức này là nhằm đạt đƣợc quyền tự do lựa chọn tên
cho cả nam giới và nữ giới mà trọng tâm hƣớng vào hai lần đặt tên quan trọng
đó là lúc khai sinh và khi kết hôn. Tổ chức này cho rằng việc phụ nữ phải từ
bỏ họ của mình và mang họ chồng sau kết hôn và việc trẻ em phải mang họ
cha là một truyền thống thể hiện tính thiếu bình đẳng nam – nữ mà vẫn chiếm
ƣu thế trong xã hội Hoa Kỳ cũng nhƣ những nền văn hoá Anh – Mỹ khác.
Những truyền thống nhƣ vậy đã trở nên quen thuộc với xã hội Hoa Kỳ tới
mức ngƣời ta đã bỏ qua tính bất công và ảnh hƣởng xấu của những truyền
thống ấy đối với phụ nữ.
Tổ chức này chủ trƣơng những phƣơng cách sau đây nhằm đạt đƣợc điều
mà tổ chức này gọi là sự “bình đẳng trong lựa chọn tên riêng” khi kết hôn:
 Vợ/ chồng vẫn giữ nguyên tên đặt lúc lọt lòng của mình.
 Nối hai họ của vợ và của chồng để hình thành một tên mới.
 Lồng ghép những phần khác nhau của tên riêng để tạo nên một tên duy

nhất cho cả vợ và chồng.
 Mƣợn tên từ một nguồn nào đó để dùng cho cả vợ lẫn chồng.
Đồng thời, Lucy Stone League cũng đƣa ra những phƣơng cách nhằm đạt
đƣợc sự bình đẳng trong cách lựa chọn tên cho trẻ em mới sinh:
 Con trai lấy họ cha còn con gái thì lấy họ của mẹ.
 Theo tên ghép của bố mẹ.

×