Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện ngắn của Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.08 KB, 98 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN MAI HƯƠNG



SO SÁNH CÁCH TẢ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VÀ
TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM







Hà Nội - 2013





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN MAI HƯƠNG



SO SÁNH CÁCH TẢ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU VÀ
TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 602234
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Nho Thìn





Hà Nội - 2013





1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài: 4
2. Một số vấn đề lí luận chung 9
2.1.Khái niệm nhân vật: 9
2.2. Ngoại hình nhân vật : 9
2.3. Thể loại và vấn đề miêu tả ngoại hình: 10
2.4. Hai thời kỳ văn học trung đại và hiện đại trong lịch sử văn học Việt Nam
2.4.1 Văn học trung đại Việt Nam 11
2.4.2 Văn học hiện đại Việt Nam 12
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu: 14
3.1. Đối tượng: 14
3.2. Môc ®Ých nghiªn cøu 15
3.3. Ph¹m vi nghiªn cøu. 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu : 15
4. LÞch sö vÊn ®Ò nghiªn cøu. 16
4.1. Lịch sử nghiên cứu việc miêu tả ngoại hình nhân vật Truyện Kiều: 16
4.2. Nghiên cứu về vấn đề miêu tả ngoại hình nhân vật trong sáng tác Nam
Cao: 21
NỘI DUNG 24
Chương 1: VẤN ĐỀ MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRUYỆN KIỀU



2
1. Ngoi hỡnh nhõn vt chớnh din 25
1.1 Nhân vật Thuý Vân: 26

1.2. Nhõn vt Thỳy Kiu : 28
1.3 Nhõn vt T Hi : 29
1.4 Nhân vật Kim Trọng: 31
2. Ngoi hỡnh nhân vật phản diện: 33
2.1. Nhõn vt Mã Giám Sinh 34
2.2 Nhõn vt Tỳ B 37
2.3. Nhõn vt S Khanh 39
2.4. Nhõn vt Hon Th 39
2.5 Nhõn vt H Tụn Hin 42
Chng 2: NGOI HèNH NHN VT TRUYN NGN CA NAM CAO.
1. Ngoại hình nhân vật chí Phèo 49
1.1 Ngoại hình của Chí Phèo khi bắt đầu tha húaá: 50
1.2 Ngoại hình khi Chớ Phốo chỡm sõu trong s tha húa tr thnh con qu d
ca lng V i 53
1.3 Ngoại hình của Chí Phèo khi bị cự tuyệt: 55
2 . Ngoại hình nhân vật Th N. 58
3. Ngoại hình nhân vật Lão Hạc 68
4. Mt vi quan sỏt so sỏnh : 70
Chng 3: SO SNH V L GII 74



3
1.So sánh 74
1.1. Giống nhau 74
1.2 Khác nhau 76
1.2.1. Về hệ thống nhân vật : 76
1.2.2. Về bút pháp nghệ thuật: 80
2. Lý giải: 80
2.1. Quan niệm văn học thời trung đại : 81

2.2. Quan niệm về con người cộng đồng thời trung đại : 85
2.3. Quan niệm văn học thời hiện đại 86
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
















4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Để làm nổi bật đặc điểm riêng, nét độc đáo của một đối tượng nào đó,
cần phải dùng phương pháp so sánh.
Có một số lý do để chúng tôi đến với đề tài nghiên cứu so sánh cách
miêu tả ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và trong
truyện ngắn Nam Cao.
- Chúng ta đều biết, Nguyễn Du là một tác giả tiêu biểu của văn học
trung đại và Nam Cao- một tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại giai đoạn

nửa đầu thế kỷ. Nghiên cứu so sánh miêu tả ngoại hình nhân vật của một tác
giả trung đại và một tác giả hiện đại thoạt nhìn có vẻ như một đề tài đơn
giản, song thực ra ẩn sau vẻ ngoài đơn giản này là những vấn đề khá quan
trọng của so sánh loại hình học văn học trung đại và hiện đại. Đề tài của
chúng tôi là một dạng nghiên cứu trường hợp, thông qua một sự kiện cụ thể
để hình dung đặc điểm của hai nền, hai kiểu loại văn học lớn.
Trong nghiên cứu và giảng dạy văn học ở chương trình trường phổ thông,
vấn đề về đặc trưng của văn học trung đại và văn học hiện đại là vấn đề quan
trọng nhưng khá phức tạp. Làm cách nào để miêu tả và cắt nghĩa cho học
sinh hiểu được những đặc trưng nổi bật của hai kiểu văn học này trên cơ sở
những tác phẩm học sinh được học, một cách cắt nghĩa không quá khó, quá
phức tạp, vừa đủ với trình độ tư duy và nhận thức của học sinh- câu hỏi này
luôn thôi thúc sự suy nghĩ của tôi với tư cách một giáo viên dạy văn ở trường
phổ thông cấp trung học cơ sở. Được sự gợi ý của thầy hướng dẫn, chúng tôi
quyết định chọn đề tài “So sánh cách tả ngoại hình nhân vật trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du và truyện ngắn của Nam Cao”.
Những lý do cụ thể như sau:



5
1.1 Vấn đề miêu tả ngoại hình với quan niệm về con người: Ngoại hình con
người (cũng là nhân vật trong tác phẩm văn học) gồm những yếu tố gì ? Nếu
duy danh định nghĩa, hình là hình khối, đường nét, màu sắc, ngoại là bên
ngoài. Vậy ngoại hình trước hết đó là chân dung –khuôn mặt, mắt, mũi,
miệng thông qua nụ cười, cái nhìn, giọng nói, sau đó là cách phục sức, quần
áo với kiểu cách, màu sắc của quần áo. Chúng ta dễ thống nhất với nhau
rằng ở một con người, nếu tâm lý vốn trừu tượng, chỉ có thể nắm bắt, phán
đoán và diễn tả gián tiếp thì ngoại hình là phần hữu hình, có thể quan sát trực
quan. Tất nhiên, tả ngoại hình có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt, diễn

tả tính cách nhân vật. Cùng với ngôn ngữ, hành động, tâm lý, các yếu tố
ngoại hình góp phần làm nổi bật tính cách của nhân vật. Nhưng mỗi nền văn
học, mỗi thời đại văn học lại có cách miêu tả ngoại hình khác nhau. Nói một
cách lý luận, miêu tả ngoại hình nhân vật là một phạm trù lịch sử. Các trích
đoạn Truyện Kiều hay tác phẩm Chí Phèo đều có miêu tả chân dung nhân
vật, dĩ nhiên ở các mức độ và tính chất khác nhau, với những quan niệm khác
nhau. So sánh cách tả ngoại hình nhân vật để từ đó khái quát lên đặc trưng
của tư duy văn học trung đại và hiện đại do đó là cách làm phù hợp với khả
năng tiếp nhận của học sinh, mà cũng là cách làm mà giới nghiên cứu chưa
từng vận dụng khi so sánh hai nền văn học trung đại và hiện đại. Đề tài do
vậy có tính ứng dụng thực tiễn cấp thiết, đồng thời cũng có cái mới.
1.2. Đề tài tuy đề cập đến một phương diện rất nhỏ của nhân vật văn học
nhưng có liên quan đến tư duy văn học của văn học trung đại và văn học
hiện đại. Tả ngoại hình con người không đơn giản là câu chuyện của kỹ thuật
viết văn mà ẩn sau việc miêu tả ấy là quan niệm của mỗi tác giả, mỗi thời đại
về con người. Quan niệm về con người như thế nào thì tác giả sẽ tả ngoại
hình nhân vật tương ứng. Đọc lịch sử nghiên cứu bình luận việc miêu tả nhân
vật Truyện Kiều, chúng tôi gặp ý kiến độc đáo của René Crayssăc, một nhà



6
Việt Nam học người Pháp. Ông cho rằng, con người trong Truyện Kiều sống
trong xã hội gia trưởng, lấy gia đình làm bản vị, hy sinh con người cá nhân
cho cộng đồng gia đình nên nét cá nhân thường rất mờ nhạt. Theo ông, quan
niệm con người như vậy chi phối đến cách miêu tả nhân vật, trước hết là
miêu tả ngoại hình. Ông viết “Các nhân vật trong Truyện Kiều, người nào
cao hay thấp, béo hay gầy, mặc xanh hay mặc đỏ, cái đó không có quan hệ
gì. Người trong truyện đây chẳng qua mỗi người chỉ là để đóng một vai trong
xã hội, cái bản thân mình không có quan hệ gì; mỗi người có thể cho là chân

“phái viên” phải làm một công việc cho xã hội” ( René Crayssac, Truyện
Kiều và xã hội Á Đông, Thượng Chi dịch từ Pháp văn, Nam phong, các số 111
và 112 (tháng 11 và 12,1926) ). Nghĩa là, vì không có quan niệm đề cao con
người cá nhân nên Nguyễn Du không theo đuổi việc tả chi tiết ngoại hình nhân
vật. Từ cách giải thích thú vị của ông, ta có thể suy ra, các tác phẩm văn học
hiện thực ở thế kỷ XX, ví dụ, sáng tác của Nam Cao, sở dĩ có việc tả chi tiết, tỉ
mỉ ngoại hình nhân vật vì các nhà văn hiện đại sống trong môi trường văn học
chịu nhiều ảnh hưởng của văn học phương Tây, vốn đề cao con người cá nhân.
Nghĩa là nếu mở rộng xem xét ngữ cảnh văn hóa, ta sẽ thấy sau chuyện tả
ngoại hình nhân vật là một vấn đề văn hóa của từng thời đại.
Nhưng trong Truyện Kiều có một vấn đề khác nữa mà Crayssac chưa đề
cập đến, nhưng đã được một số nhà nghiên cứu gần đây miêu tả và lý giải,
trong số đó có nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn. Đó là việc phân tích và lý giải
vì sao có sự khác biệt trong miêu tả nhân vật chính diện và phản diện ở tác
phẩm này. Nội dung vấn đề tóm tắt như sau: trong Truyện Kiều, có sự phân
biệt trong việc sử dụng các kỹ thuật tả nhân vật- không chỉ ngoại hình mà còn
cả tâm lý- dành cho các nhân vật chính diện và phản diện. Theo ông, ngoài
một hai nhân vật có tính trung gian, các nhân vật Truyện Kiều về cơ bản vẫn
phân tuyến thành chính diện và phản diện. Ông dùng khái niệm “tư duy phân



7
loại” để diễn tả, tư duy phân loại này bộc lộ trên ba cấp độ khác nhau (thái độ
của tác giả đối với mỗi loại nhân vật; cấu tạo giá trị cho mỗi loại nhân vật và
phân loại nhân vật bằng các phương tiện nghệ thuật ngôn từ). Nghệ thuật tả
ngoại hình nhân vật thuộc tầng thứ ba, theo Trần Nho Thìn là tầng sâu nhất,
mang những đặc trưng rõ nhất của nghệ thuật tự sự truyện Nôm bác học. Ông
viết “Đặc điểm nổi bật của tính ước lệ trong việc miêu tả nhân vật Truyện
Kiều là việc tác giả sử dụng rộng rãi và nhất quán các biểu tượng rút từ thiên

nhiên làm công cụ miêu tả. Chúng ta thấy ngoại hình của Thúy Kiều, Thúy
Vân, Kim Trọng, Từ Hải được miêu tả một cách ước lệ, trong đó vai trò của
các yếu tố thiên nhiên là đặc điểm nổi bật” [48, tr.107]. Trong khi đó, ngoại
hình nhân vật phản diện lại có xu hướng được tả thực. “Nếu như khi miêu tả
các nhân vật chính diện, Nguyễn Du khai thác các yếu tố thiên nhiên thì khi
miêu tả các nhân vật phản diện, ông lại cố gắng đặt chúng vào địa hạt cuộc
sống hàng ngày, cố gắng miêu tả chúng sao cho cụ thể giống thực…Với các
nhân vật phản diện, tác giả cố gắng gọi sự vật bằng đúng cái tên của nó. Do đó
chúng ta mới có cơ hội bắt gặp một Mã Giám Sinh khá cụ thể về tuổi tác,
ngoại hình, phục sức…Có thể nói rằng Nguyễn Du phân biệt một cách rạch
ròi, kiên quyết, triệt để trong quan sát và miêu tả hai loại nhân vật, sự phân
biệt đã đi vào tư duy nghệ thuật” [48, tr.109-110]. Với nhận xét này, Trần Nho
Thìn chỉ rõ, các từ ngữ “khuôn trăng‟, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt”, “thu
thủy”, “xuân sơn”, “hoa ghen, liễu hờn” không đơn giản là những công thức
ước lệ mà ẩn sau chúng là quan niệm văn hóa riêng cuả thời trung đại. Cũng
vậy, sau những từ ngữ “mày râu nhẵn nhụi” tả Mã Giám Sinh, “nhờn nhợt
màu da” tả Tú Bà không đơn giản là chuyện bút pháp chủ nghĩa hiện thực như
có nhà nghiên cứu quan niệm mà chính là một biểu hiện của tư duy văn học rất
riêng thời trung đại. Trần Nho Thìn lý giải “Vì coi thiên nhiên là nguồn gốc
sinh ra nhân cách cao quý nên theo quan niệm Nho gia, thiên nhiên là mẫu



8
mực, là lý tưởng, là cái đẹp, cái hoàn mỹ. Mặt khác chỉ có những con người
cao quý mới xứng đáng sánh cùng thiên nhiên, đối diện với thiên nhiên.
Những kẻ độc ác, xấu xa vĩnh viễn bị cầm tù trong phạm vi cuộc sống xã hội,
trong cái hàng ngày, trần tục bụi bặm, đánh khinh đáng ghét” [48, tr.114].
Như vậy, các thủ pháp nghệ thuật tả ngoại hình nhân vật trung đại
không còn chỉ đơn giản là vấn đề hình thức mà là vấn đề nội dung, vấn đề văn

hóa cần khám phá, đào sâu. Nhìn qua, chuyện tả ngoại hình có vẻ đơn giản
những ẩn chứa trong nó nhiều vấn đề quan trọng mà luận văn phải cắt nghĩa.
Đối với văn học hiện đại, việc tả ngoại hình nhân vật cũng không chỉ là
chuyện hình thức thuần túy mà mang trong nó cả những vấn đề văn hóa và
triết học của nền văn học hiện đại tiếp nhận những giá trị văn học phương Tây.
Đọc các ý kiến lý giải của nhiều nhà phê bình đương thời với Nam Cao,
chúng ta thấy sự lý giải vấn đề tả chân của văn học hiện đại.
Hiện nay các loại sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy tác phẩm
văn học Việt Nam ở trường phổ thông hầu như không hướng dẫn so sánh tả
ngoại nhân vật của văn học trung đại và hiện đại về nhiều phương diện. Vì
vậy vẫn thiếu một sự hướng dẫn cần thiết cho giáo viên về việc so sánh nhân
vật của văn học trung đại và hiện đại khi giảng dạy cho học sinh phổ thông.
Trên nguyên tắc có thể so sánh về thể loại, đề tài, chủ đề, tư tưởng,
ngôn ngữ để tìm ra những đặc trưng của các giai đoạn văn học khác nhau.
Nhưng với khuôn khổ và thời gian của luận văn nên chúng tôi đã chọn một
khía cạnh, một vấn đề nhỏ là cách tả ngoại hình nhân vật của giai đoạn
Trung đại và Hiện đại làm đề tài nghiên cứu nhằm mục đích hỏi học và vận
dụng phương pháp so sánh phục vụ vào công tác nghiên cứu giảng dạy bộ
môn văn học ở phổ thông.





9
2. Một số vấn đề lí luận chung
2.1.Khái niệm nhân vật: Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng
nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con
người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi
còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho

những đặc điểm giống với con người.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể
bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với
những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện
quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng chỉ
dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ
thống một tác phẩm cụ thể.
Nhân vật văn học là một trong những đối tượng trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong
cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những
hiện tượng văn học như : văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ
XIX), văn học về “thế hệ bỏ đi”(ở Mĩ thế kỉ XX).
2.2. Ngoại hình nhân vật : như đã nói ở trên, khái niệm “ngoại hình nhân
vật” được sử dụng trong luận văn này chỉ phần hữu hình bề ngoài của nhân
vật, có thể quan sát, cảm nhận bằng mắt thường. Đó là những yếu tố khuôn
mặt, mái tóc, chòm râu, hàng ria, đôi mắt, sống mũi, miệng, hàm răng khi
cười…nói chung là những gì gọi bằng khái niệm “sắc tướng”. Mở rộng thêm,
ngoại hình còn bao gồm cả thân thể, phục trang, dáng đi. Không phải tất cả
các nhân vật của một tác giả đều được miêu tả đầy đủ các yếu tố ngoại hình
trên, tùy theo ý đồ nghệ thuật mà một tác giả có thể chọn miêu tả ít hay
nhiều yếu tố ngoại hình. Và điều mà luận văn quan tâm là xem xét cách mà



10
một tác giả trung đại miêu tả ngoại hình có gì khác, có gì giống với một tác
giả hiện đại.
2.3. Thể loại và vấn đề miêu tả ngoại hình:
Các thể loại tự sự và các thể loại trữ tình có những đặc trưng khác
nhau trong lĩnh vực mô tả ngoại hình. Trong các thể loại văn xuôi tự sự có

cốt truyện thì nhân vật có thể có những điểm khác biệt với nhân vật trong các
thể loại trữ tình vốn không có cốt truyện (người ta thường gọi nhân vật trong
thơ là nhân vật trữ tình hoặc cái tôi tác giả). Khác biệt dễ nhận thấy nhất là
nhân vật văn xuôi có tính tạo hình rõ nét hơn, có hành động, có ngôn ngữ, có
tâm lý, có tính cách, và có ngoại hình rõ hơn so với nhân vật trong thơ. Bởi
vì sức sống của văn xuôi trước hết chính là ở sự bề bộn của chi tiết. Tuy
nhiên, có những trường hợp cần tính đến đặc trưng nguyên hợp của thể loại
vốn bao hàm nhiều tính chất của cả các thể loại tự sự và trữ tình như sử thi,
truyện thơ, một đặc sắc của văn học Đông Nam Á. Truyện Kiều mà chúng tôi
lựa chọn chính là thuộc về trường hợp này. Truyện Kiều thuộc thể loại truyện
thơ, duy danh định nghĩa là vừa có chất tự sự (truyện) lại vừa có tính chất trữ
tình (thơ), một số nhà nghiên cứu đã gọi rất đúng là tiểu thuyết bằng thơ.
Nguyễn Du đã chọn thể thơ lục bát để kể lại Kim Vân Kiều truyện, một tiểu
thuyết chương hồi (văn xuôi). Chất trữ tình nồng đậm đúng là một đặc trưng
nổi bật của Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện-điều này đã được giới
nghiên cứu thừa nhận. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chất truyện, chất
tự sự, tính chất kể chuyện bị lu mờ. Mặc dù Nguyễn Du rút gọn nhiều chi tiết
của nguyên truyện, song ông vẫn viết thiên truyện thơ này theo nguyên lý kết
hợp tự sự và trữ tình nhuần nhuyễn.
Ngoài ra, trong các thể loại thơ, có khi một bài thơ trữ tình nhưng tính
chất tự sự (kể, tả) cũng rất đậm nét. Bài thơ Chợ tết của Đoàn Văn Cừ với bề
bộn các chi tiết, màu sắc, hành động là một ví dụ tiêu biểu. Trong văn học



11
trung đại, những bài thơ thể ca, hành rất đậm chất tự sự tuy tự sự vẫn là phục
vụ cho trữ tình. Ví dụ như bài Long thành cẩm giả ca của Nguyễn Du thấm
đậm nội dung kể chuyện, tuy cảm xúc trữ tình vẫn là nhân tố chi phối.
Do đó, về nguyên tắc, có thể so sánh một phương diện nào đó như

ngoại hình nhân vật của Truyện Kiều, có tính đến tính đặc trưng thể loại
truyện thơ với ngoại hình nhân vật trong tác phẩm văn xuôi nào đó.
2.4. Hai thời kỳ văn học trung đại và hiện đại trong lịch sử văn học Việt Nam
Vì mục tiêu so sánh ngoại hình nhân vật sáng tác của Nguyễn Du (tác
giả văn học trung đại ) và Nam Cao (tác giả văn học hiện đại ) để làm nổi rõ
một nét đặc điểm của hai nền văn học này nên ở đây xin nói qua về hai thời
kỳ cũng là hai loại hình văn học khác nhau.
2.4.1 Văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam tồn tại trong giai đoạn X đến thế kỉ XIX. Văn
học trung đại Việt Nam nằm trong khu vực văn học Đông Á, chịu ảnh hưởng
của văn học dân gian, đồng thời tiếp nhận ảnh hưởng của văn học Trung
Quốc và các nền văn học của các dân tộc láng giềng. Quan niệm về con
người và thế giới trong triết học và văn hóa Đông Á có ảnh hưởng quyết định
đối với việc tả ngoại hình nhân vật văn học trung đại. Nguyễn Du sống trong
bầu không khí đó, tất nhiên chịu ảnh hưởng của quan niệm có tính khu vực
về con người. Nhất là chịu ảnh hưởng của văn hóa và văn học Trung Quốc.
Truyền thống văn hóa phương Đông không coi trọng con người cá
nhân mà coi trọng con người phận vị, con người chức năng. Nói như GS
Trần Đình Hượu, đó là con người chức năng trong quan hệ luân thường.
Trong tiếng Việt, hệ thống đại từ nhân xưng rất phức tạp, phản ánh các mối
quan hệ luân thường đạo lý chằng chịt trong đó, cái cá nhân bị triệt tiêu: đại
từ nhân xưng ngôi thứ nhất có thể là tôi, em cháu, con; ngôi thứ hai có thể là
cụ, ông, bác, chú, thím, dì, cô, cậu, mợ…Đứng trước một người đối thoại,



12
người Việt thường phải xác định đúng quan hệ để dùng đúng đại từ, bảo đảm
duy trì quan hệ tốt.
Trong bối cảnh đó, tác giả văn học trung đại quan tâm đến kiểu loại

(type) nhân vật nhiều hơn là con người cá nhân nhân vật. Vì vậy, văn học
trung đại Việt Nam ít quan tâm đến sự cá thể hóa nhân vật. Nếu như ngoại
hình là một phương diện quan trọng của sự cá thể hóa thì tất nhiên, văn học
trung đại ít quan tâm đến các yếu tố riêng, cá thể của ngoại hình. Nhân vật
thường được quan tâm ở các kiểu loại hơn là ở nét cá thể.
Truyền thống văn hóa phương Đông, nhất là triết học Phật giáo, còn
có quan điểm riêng về quan hệ giữa cái hữu hình (hình) và cái bản chất
(thần). Phật tính chỉ có một nhưng Phật lại có thể thị hiện dưới nhiều dạng
thức khác nhau, khi là thương gia, khi là người đi ăn xin Vậy thì cái bề
ngoài có thể thay đổi mà bản chất không thay đổi. Cái bề ngoài đó chỉ cần
thiết để nói lên bản chất bên trong, bản chất bên trong là quan trọng, việc
miêu tả tỉ mỉ cái ngoại hình là điều không thực sự cần thiết.
Vì vậy, luận văn sẽ nghiên cứu vấn đề miêu tả ngoại hình nhân vật của
Nguyễn Du trong tương quan với quan niệm văn hóa về con người thời trung
đại.
2.4.2 Văn học hiện đại Việt Nam
Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam bắt đầu quá trình hiện đại hóa. Đến
nay, giới nghiên cứu đều khẳng định hiện đại hóa văn học tức là Âu hóa, Tây
phương hóa, quốc tế hóa, thoát ra khỏi quỹ đạo văn học phương Đông. Trong
mấy thập kỷ đầu của thế kỷ XX, đã hình thành kiểu tác giả mới, những người
bỏ bút lông viết bút sắt, họ học tiếng Pháp, đọc văn học Pháp, văn học Nga
và văn học phương Tây…đọc sách lý luận phê bình của phương Tây. Những
ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với văn học hiện đại Việt Nam là rất
rõ ràng, hiển nhiên. Nam Cao thuộc về kiểu tác giả như vậy. Trong các hồi



13
ký về Nam Cao của Vũ Bằng, Tô Hoài đều cho hay, thế hệ tác giả như Nam
Cao chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nhà văn viết truyện ngắn châu Âu như

Mopátxăng, Sêkhốp. Hiện nay xu hướng quốc tế hóa, tiếp nhận ảnh hưởng
rất nhiều nền văn học của nước khác trên thế giới của văn học Việt Nam
ngày càng thể hiện mạnh. Truyền thống của văn học phương Tây ngay từ
thời Platôn, Aristốt đã hướng đến chức năng của văn học mô phỏng, bắt
chước hiện thực, trong đó, chi tiết chân thực trong miêu tả con người được
chú ý. Ngay cả các sáng tác của nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn thì việc
miêu tả chi tiết, cụ thể chân dung của nhân vật vẫn được đề cao.
Triết học và văn học phương Tây từ thời Phục hưng có truyền thống
đề cao con người cá nhân, đến thế kỷ XX đã tích lũy được nhiều lý luận về
con người cá nhân. Khi đề cao con người cá nhân thì dễ hiểu là, tác giả trung
đại phải chú ý đến cá thể hóa, đến vai trò của miêu tả ngoại hình đối với việc
cá thể hóa, cá tính hóa nhân vật. Sự khác biệt giữa các nhân vật bộc lộ trong
nhiều yếu tố, mà trước hết được làm rõ trong các nét biểu hiện cá thể hóa
ngoại hình nhân vật. Vì thế, định vị tác giả Nam Cao trong văn học hiện đại
tức là lưu ý những ảnh hưởng phương Tây đến quan niệm về con người cũng
như thi pháp miêu tả con người của nền văn học này.
Tóm lại, để giải thích cắt nghĩa đặc điểm của việc tả ngoại hình nhân vật
trong một tác phẩm văn học trung đại, chúng ta không thể không liên hệ đến
ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Đồng thời để giải thích cắt nghĩa đặc
điểm của việc miêu tả ngoại hình trong văn học hiện đại chúng ta cũng phải
liên hệ đến ảnh hưởng của văn học phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp.
Nghĩa là nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của hai tác giả Nguyễn Du
(văn học trung đại ) và Nam Cao (văn học hiện đại ) được tìm hiểu trong ngữ
cảnh rộng mang tính thời đại, đặc trưng của nghệ thuật này được xem xét
trong mối quan hệ giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng văn học thế giới.



14
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu so sánh riêng vấn đề tả
ngoại hình nhân vật trong Truyện Kiều, một truyện thơ lục bát Việt Nam và
trong một số truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Thực ra, như đã nói, đây là
đề tài tìm hiểu một yếu tố thuộc đặc trưng của nghệ thuật văn học trung đại
và hiện đại.
Để làm nổi bật những đặc trưng của văn học trung đại và hiện đại,
việc lựa chọn đối tượng so sánh phải tiêu biểu, là những trường hợp tác
phẩm thành công. Truyện Kiều là truyện thơ vừa có yếu tố trữ tình, lại vừa
có yếu tố tự sự. Bản thân Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cơ
sở dựa trên tiểu thuyết “ Kim Vân Kiều truyện‟‟ gồm 20 hồi, một tác phẩm
văn xuôi tự sự nên chúng ta có thể lựa chọn so sánh với một tác phẩm văn
xuôi hiện đại. Trên thực tế có nhiều nhà nghiên cứu đã bàn về chủ nghĩa hiện
thực của Truyện Kiều như Trương Tửu, Đỗ Đức Dục, Lê Đình Kỵ, Nguyễn
Lộc, nghĩa là đã từng ứng xử với tác phẩm truyện thơ này như một tác phẩm
nghệ thuật tự sự. Khẳng định chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều là việc
có thể dẫn đến nhiều nghi ngờ, song ứng xử với nó như một thể loại có tồn
tại phương thức tự sự lại có căn cứ khoa học. Sáng tác của Nam Cao thuần
túy là văn xuôi (truyện ngắn), được đánh giá là tiêu biểu cho văn học giai
đoạn 1900-1945 nên chúng tôi chọn làm đối tượng so sánh tiêu biểu cho văn
học hiện đại. Mặt khác, Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Nam Cao đều
được viết bằng tiếng Việt nên có ưu thế hơn so với chọn một tác phẩm văn
xuôi chữ Hán để so sánh với sáng tác Nam Cao.
Để đảm bảo cho kết quả của việc so sánh có sức thuyết phục trong quá
trình khảo sát chúng tôi sẽ so sánh cách tả ngoại hình của Truyện Kiều, có
mở rộng với một số tác phẩm văn xuôi trung đại. Khi trình bày về ngoại
hình nhân vật truyện ngắn của Nam Cao, khi cần thiết chúng tôi sẽ mở rộng



15

so sánh với cách tả nhân vật của một số tác giả đương thời với Nam Cao.
Việc mở rộng như vậy có mục đích là xác nhận tính phổ biến của một đặc
điểm được khái quát từ một trường hợp cụ thể.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng việc khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu tìm tòi phương pháp so
sánh trong luận văn này chúng tôi sẽ mô tả hiện tượng tả ngoại hình các
nhân vật của tác phẩm tự sự tiêu biểu thời trung đại là Truyện Kiều và tác
phẩm hiện đại trong một số truyện ngắn của Nam Cao nhằm hai mục đích
chính :
a.Chỉ ra sự giống và khác nhau, đặc biệt là khác nhau, của nghệ thuật miêu tả
nhân vật ở hai tác giả tiêu biểu cho văn học trung đại và văn học hiện đại.
b) Phân tích và lý giải nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau là do quan niệm
văn học đã chi phối cách tả ngoại hình của các nhân vật trung đại và hiện đại.
Qua việc đào sâu cơ sở thế giới quan và văn hóa xã hội, quan niệm văn
học chúng tôi sẽ tìm thấy điểm khác nhau từ hai cách tả ngoại hình nhân vật
của hai tác giả tiêu biểu của giai đoạn trung đại và hiện đại là tất yếu. Nhưng
vì là phương pháp so sánh nên chúng tôi trong quá trình làm luận văn cố
gắng tìm những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn sẽ khảo sát các tác phẩm sau :
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Một số truyện ngắn được coi là tiêu biểu của Nam Cao như: Chí Phèo, Lão
Hạc, Đời thừa
3.4. Phương pháp nghiên cứu :
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau
-Phương pháp so sánh
-Phương pháp xã hội học




16
-Phương pháp tiếp cận văn hóa học
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
4.1. Lịch sử nghiên cứu việc miêu tả ngoại hình nhân vật Truyện Kiều:
Về lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều nói chung, Trần Nho Thìn viết :“Quả
thực Truyện Kiều là một kiệt tác mà hầu như mọi cây bút có tầm cỡ của giới
nghiên cứu trong thế kỷ XX, kể cả lí luận và văn học đều thi thố tài năng với
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau” [ 48, tr.43].
Những vấn đề mà giới nghiên cứu đề cập qua lịch sử Truyện Kiều là
hết sức phong phú, đa dạng, ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua những ý kiến liên
quan đến việc tả ngoại hình nhân vật của tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh từ trước cách mạng tháng Tám đã chú ý
đến nghệ thuật tả chân dung nhân vật Truyện Kiều. Ông đã nhấn mạnh khả
năng diễn tả bản chất nhân vật của những từ ngữ Nguyễn Du sử dụng, ví dụ,
ông phân tích hai câu Quá niên trạc ngoại tứ tuần/Mày râu nhẵn nhụi áo quần
bảnh bao “hai câu ấy tả rõ một người điếm đàng”. Ông phân tích “hình dung”
và “thái độ” của một “mụ trùm” nhà chứa Tú Bà qua mấy câu thơ Thoắt
trông nhờn nhợt màu da/Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao? / Trước xe lơi lả hỏi
chào…Nhưng điều đáng nói hơn cả là, có lẽ Đào Duy Anh là người đầu tiên
nêu lên nhận xét so sánh với cách tả nhân vật của Truyện Kiều với cách tả
của văn học phương Tây. Ông viết: “Nếu ta so sánh cách mô tả của Nguyễn
Du với cách mô tả của các nhà tiểu thuyết phương Tây thì ta có lẽ tiếc rằng
Nguyễn Du tả hơi sơ lược. Nhưng ta phải nhớ rằng Nguyễn Du không phải
dụng tâm tả thực, nên không tả tỉ mỉ những hình dáng, dung mạo, thái độ, cử
chỉ, ngôn từ, tính tình đặc biệt của một người nhất định. Sự mô tả của ông chỉ
cốt cho ta nhận thấy vẻ hợp nhất giữa hình dung, tính tình cùng hành động
của một nhân vật , mà nhân vật ấy dẫu là người đặc biệt mà lại có tính chất
phổ thông, thực là một người trừu tượng, một người điển hình tiêu biểu cho




17
cả một hạng người trong xã hội. Thúy Kiều tiêu biểu cho hạng con gái đẹp
tài tình; Thúy Vân tiêu biểu cho hạng con gái đẹp phúc hậu; Mã Giám Sinh
tiêu biểu cho hạng đàng điếm ma cô; Tú Bà tiêu biểu cho hạng trùm đĩ; Thúc
Sinh tiêu biểu cho hạng công tử mê gái; Từ Hải tiêu biểu cho hạng hào kiệt
ngang tàng. Bởi các lẽ trên, ta chỉ thấy Nguyễn Du lựa chọn một cách rất
thích đáng những điều đáng chú ý, những đặc điểm tiêu biểu chứ không phô
bày tất cả chi tiết” (Văn tả người và tả cảnh trong Đoạn trường tân thanh, Tri
Tân, s. 74, ngày 25/11/1942).
Nhiều nhận xét về nghệ thuật tả ngoại hình nhân vật Truyện Kiều của
các nhà phê bình về sau không vượt qua được những gì mà Đào Duy Anh đã
làm, thậm chí lại còn không nêu hay phát triển nhận xét so sánh với tiểu
thuyết phương Tây của ông. Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản
ước tân biên đưa ra những nhận xét tương tự so với Đào Duy Anh, khi viết:
“Thí dụ tác giả tả Tú Bà: hình dong, cử chỉ, ngôn ngữ, mưu mẹo, tất cả như
vẽ ra cái cốt cách của một mụ dầu. Mụ dầu ấy đúng thật về đời xưa, và cho
đến nay đại khái ta thấy vẫn đúng, tức như một kiểu mẫu tâm lý bất biến
trong nhân loại, trong xã hội. Người ta gọi những nhân vật tâm lý được kết
hợp như vậy là những nhân vật điển hình” [25, tr. 1048]. Các nhà nghiên cứu
nói trên đã đề cập đến vấn đề mà trong lý luận về chủ nghĩa hiện thực gọi là
nhân vật điển hình.
Nhà thơ Xuân Diệu là người có khả năng thẩm bình Truyện Kiều rất
tinh tế. Ông đã tiến thêm một bước khi nêu vấn đề Nguyễn Du vừa là nhà
văn hiện thực vừa là nhà văn lãng mạn. Bút pháp của Nguyễn Du là hiện
thực đối với nhân vật phản diện mà lại lãng mạn đối với các nhân vật chính
diện. Ông viết “Nguyễn Du hiện thực lạ lùng mà cũng lãng mạn kỳ
diệu…Nguyễn Du dùng hiện thực phê bình dựng những nhân vật phản phái,
vẽ bọn chúng rất xấu, mặc dầu có khi cho chúng một cái hình thù “coi được”




18
như Mã Giám Sinh “mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”. Nhưng đến khi
dựng những nhân vật chính diện thì Nguyễn Du phải dùng ngòi bút hiện
thực, vừa lãng mạn” [6,tr.130]. Xuân Diệu đã chỉ rõ, “Những nhân vật
Nguyễn Du gửi tâm sự, hoài vọng của mình vào là Thúy Kiều và Từ Hải:
Nguyễn Du yêu mến họ như xương thịt mình, đem hết bút lực tài tình mà vẽ
họ. Vẽ họ đẹp đến nỗi, phong phú và tổng hợp đến nỗi tất cả những nhân vật
khác, ta đều có thể lấy tên mà đặt cho người trong đời thường: mụ ấy là Tú
Bà, chàng kia là Kim Trọng, cô nọ là Thúy Vân…nhưng chẳng bao giờ ai có
thể gọi ai trong đời thường : cô ấy là Thúy Kiều, hay chàng ấy là Từ Hải !”
[6, tr. 130].
Bước tiến của Xuân Diệu chính là ở chỗ ông đã bắt đầu nhận thấy sự
khác biệt trong bút pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du dành cho việc miêu tả
nhân vật chính diện (bút pháp lãng mạn kiêm hiện thực ) và nhân vật phản
diện (bút pháp hiện thực).
Trong cuốn Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Lê
Đình Kỵ đã triển khai phân tích nhân vật theo lý luận điển hình hóa. Chương
IV “Điển hình hóa theo hướng hiện thực chủ nghĩa”, ông đã nhận xét về
“tính khách quan của sự thể hiện”, chỉ ra nét đặc trưng trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật ở Truyện Kiều. Theo Lê Đình Kỵ, trong tác phẩm này, “không
chỉ có hai loại nhân vật đại diện cho chính nghĩa và gian tà, đưa ra từ đầu,
theo lối tiên nghiệm chủ nghĩa. Cũng là phản diện, mà Tú Bà, Sở Khanh, Mã
Giám Sinh lập thành một tuyến nhân vật, song song với một tuyến nhân vật
tiêu cực khác là Thúc Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến. Thúy Kiều là nhân vật
chính diện, nhưng không cùng một tuyến với Kim Trọng và Từ Hải. Điều
này không thấy có ở văn học đương thời” [22, tr. 309]. Tuy thiên về nghiên
cứu tính cách, tâm lý nhân vật, nhưng Lê Đình Kỵ cũng bàn đến tính chân
thực của chi tiết tả ngoại hình nhân vật Truyện Kiều “Nguyễn Du đã biết




19
thông qua cái chi tiết ngoại hình để đào sâu vào tâm lý bên trong của nhân
vật. Đối với Nguyễn Du, một nét mặt, một màu da, một dáng điệu, một cử
chỉ, một tư thế, không chỉ là cái bên ngoài, mà thông qua đó có thể làm hiển
hiện cái thần của nhân vật. Các nhân vật Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh
hình thành bắt đầu từ cái “mày râu nhẵn nhụi”, cái “lờn lợt màu da”, cái
“chải chuốt dịu dàng” mà thiếu đi, thì nhân vật cũng thiếu cả hình thù, lẫn
máu thịt. Đó là những chi tiết hiện thực chủ nghĩa dễ thấy nhất trong Truyện
Kiều, và làm nhớ đến những viên ngọc quí trong kho tàng ca dao tục ngữ
nước nhà” [22, tr. 367].
Như vậy, Lê Đình Kỵ đưa các chi tiết cụ thể, sinh động của ngoại hình
nhân vật vào phạm trù chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên, ông lại lúng túng khi
gặp những chi tiết về ngoại hình nhân vật chính diện đều mang tính ước lệ,
tượng trưng. Có sự khác nhau giữa chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân
nhưng sự khác nhau đó “vẫn không vượt ra ngoài những nét ước lệ. Ở Thúy
Vân, đó là mày ngài, khuôn trăng, hoa cười ngọc thốt, tóc mây, da tuyết. Ở
Thúy Kiều là : mặt như thu thủy, mày tựa xuân sơn, sắc đẹp nghiêng nước
nghiêng thành, đủ tài thi họa, ca ngâm, phong lưu rất mực. Từ hình ảnh đến
chữ nghĩa đều là có sẵn. Chúng ta đứng trước hiện tượng về sắc đẹp nói
chung của hai hạng đàn bà phúc hậu (Thúy Vân) và sắc sảo (Thúy Kiều),
nhưng chúng ta vẫn chưa có được một người đàn bà phúc hậu, một người
đàn bà sắc sảo, khó mà hình dung được mỗi người họ là như thế nào” [22, tr.
410]. Ông cho rằng tình trạng đó là do ràng buộc của mỹ học đương thời và
quan trọng hơn, ông cho rằng “nó nằm trong một hệ thống nghệ thuật, nói lên
một phương thức tư duy hình tượng, nó tuân theo những quy cách, những
khuôn khổ, những mỹ từ có sẵn mà vẫn giữ được sinh động, chân thực” [22,
tr. 417]. Nhưng hệ thống nghệ thuật đó cụ thể là gì, ông chưa trình bày.




20
Về phương pháp tiếp cận của Lê Đình Kỵ, nhà nghiên cứu Trần Đình
Sử từ góc độ của người tiếp cận tác phẩm theo thi pháp học, đã nhận xét:
“Việc vận dụng khái niệm phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa vào
Truyện Kiều làm cho tác giả lúng túng, khi Kim Trọng, Từ Hải và cả Kiều
đều mang đậm tính chất lý tưởng hóa, rút cuộc chỉ có tuyến nhân vật phản
diện là “nhân vật hiện thực chủ nghĩa”, trong đó Mã Giám Sinh, Sở Khanh,
Tú Bà “mang nhiều nét lấy thẳng từ cuộc sống… Nhà nghiên cứu luôn luôn
dựa vào câu “những điều trông thấy” như một tuyên ngôn về ý thức phản ánh
hiện thực để khẳng định chủ nghĩa hiện thực của nhà thơ. Nhưng khi ông
nghiên cứu xem nhà thơ nhìn đời theo con mắt nào, theo lăng kính nào, thì
ông thấy những “loan phượng, yến anh, ong bướm, mây mưa, hoa nguyệt,
trúc mai, bồ liễu, lá thắm, chỉ hồng, chim xanh, đường mây, ngõ hạnh, dặm
phần, hồng, cúc, lan, đào, mận, tuyết, sương… đã vượt quá tính cách tu từ
mà đi vào tư duy nghệ thuật”, nghĩa là Nguyễn Du không nhìn hiện thực một
cách hiện thực”. Trần Đình Sử xem xét thi pháp Truyện Kiều và chỉ ra “Như
ta thấy hình thái của bản thân đời sống không nhiều, và các quy phạm, khuôn
khổ chưa hề bị nứt rạn… Rất nhiều người viện dẫn câu “những điều trông
thấy” của Nguyễn Du nhưng ít người xem xét Nguyễn Du thấy theo cái nhìn
nào, con mắt nào” [43, tr. 20].
Như trên đây chúng tôi đã giới thiệu, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn
đã chú ý đến vấn đề như Lê Đình Kỵ gọi tên –hệ thống nghệ thuật, phương
thức tư duy hình tượng của Nguyễn Du. Theo Trần Nho Thìn, đây không
phải là tư duy của chủ nghĩa hiện thực mà là tư duy văn học trung đại truyền
thống, cái mà ông gọi là “tư duy phân loại” theo đó mỗi loại nhân vật được
ứng xử với một loại thi pháp khác nhau.
Như vậy, xét về hiện tượng thì các nhà nghiên cứu cũng đã nhận xét về

những biểu hiện đặc trưng của nghệ thuật tả ngoại hình nhân vật trong



21
Truyện Kiều, nhưng cách lý giải còn khác nhau. Điểm đặc biệt là chưa có ai
nêu vấn đề so sánh cách tả ngoại hình nhân vật văn học trung đại và văn học
hiện đại để áp dụng cắt nghĩa nghệ thuật Truyện Kiều.
4.2. Nghiên cứu về vấn đề miêu tả ngoại hình nhân vật trong sáng tác Nam
Cao:
Bàn về nghệ thuật tả ngoại hình nhân vật trong sáng tác Nam Cao, các
nhà nghiên cứu văn học hiện đại đã đạt nhiều thành tựu.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thuộc số những người viết có
quan sát sâu sắc về nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của Nam Cao.
Theo ông: “Nam Cao chú ý nhiều đến nội tâm hơn là ngoại hình nhân vật, trừ
những trường hợp có dụng ý đặc biệt” [30, tr. 246]. Ở đây, nhà nghiên cứu
muốn nói đến sự ưu tiên của Nam Cao cho nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật hơn là tả ngoại hình.
Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền có một khái quát có giá trị về mặt
nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nam Cao và đi sâu phân tích kỹ hơn về vấn
đề này. Ông viết “Khi xây dựng nhân vật, Nam Cao tạo ấn tượng bằng hai
cách : hoặc là miêu tả chi tiết, đặc tả diện mạo bên ngoài (thường là những
nhân vật dị dạng trong sáng tác viết về đề tài người nông dân, hoặc là chỉ
thoáng qua, không vẽ chi tiết cụ thể về diện mạo của nhân vật (thường là đối
với nhân vật người trí thức) [41, tr. 175]. Ông phân tích chi tiết hơn: “Tập
trung miêu tả chi tiết hình dáng bên ngoài của những nhân vật dị dạng,
những con người mà ngay cái bề ngoài cũng không đáng gọi là người là một
đặc điểm của ngòi bút Nam Cao. Không có ai như Nam Cao, trong sáng tác
của mình lại liên tiếp ném ra nhiều bộ mặt dị dạng, xấu xí đến mức ghê tởm,
dở hơi, đần độn đến thảm hại, dữ dằn, tàn ác đến như vậy” [41, tr. 175].

Nhưng điều mà nhà nghiên cứu muốn hướng đến ở đây là mối quan hệ
giữa ngoại hình với tính cách bên trong vốn được Nam Cao quan tâm: “Đặc



22
tả những bộ mặt dị dạng, ghê tởm là một cách thức để Nam Cao làm rõ thêm
tính cách bên trong của nhân vật. Cũng có khi đó là thủ pháp tương phản làm
nổi bật hơn bao giờ hết sự trái ngược giữa cái bên ngoài với cái bên trong”
[41, tr. 176]. Nhận xét như vậy rất thống nhất với ý kiến của Nguyễn Đăng
Mạnh.
Đối với nhân vật trí thức, theo nhận xét của Trần Đăng Suyền, Nam
Cao có thói quên rất ít khi miêu tả ngoại hình. Nhưng một khi đã cần đến
những chi tiết ngoại hình để tạo dựng nhân vật thì, chỉ bằng một vài nét,
Nam Cao đã tạo nên được ấn tượng về một con người khó có thể quên được.
Nam Cao chỉ chú ý đến những nét ngoại hình thể hiện tâm lý, tính cách của
nhân vật …Ông chú ý thể hiện cái tinh thần của những khuôn mặt hơn là vẽ
ra những nét vẽ cụ thể bên ngoài của nó. Có khi, diện mạo của nhân vật
không hề được miêu tả trực tiếp, vậy mà vẫn tạo nên được ấn tượng sâu đậm,
đầy ám ảnh (Cái mặt không chơi được”. Đó là những nét vẽ chân dung có
chiều sâu của ông” [41, tr. 177]. Đây là những khái quát chỉ đúng bản chất
sáng tạo của Nam Cao, song rõ ràng, cả Nguyễn Đăng Mạnh và Trần Đăng
Suyền đều chưa đặt ra mục đích phân tích, so sánh với nghệ thuật tả ngoại
hình nhân vật của văn học trung đại để làm nổi bật tính hiện đại của nghệ
thuật Nam Cao. Hai ông chỉ muốn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của
Nam Cao, một phong cách thiên về phân tích tâm lý nhân vật hơn là dừng lại
miêu tả ngoại hình.
Nói đây là sự tô đậm phong cách tác giả Nam Cao vì như Nguyễn
Đăng Mạnh đã chỉ ra, so với Nam Cao thì Nguyễn Công Hoan có bút pháp
thiên về “hướng ngoại”. Nguyễn Công Hoan có “một kho ngôn ngữ tạo hình

rất phong phú”, “ở đây, năng khiếu của nhà nghệ sĩ ngôn từ là tóm được mau
lẹ những nét thô kệch có tính đặc trưng trên diện mạo và bộ dạng của nhân
vật rồi phóng đại lên cho càng trở nên “phản mỹ thuật” hơn nữa. Để thô kệch



23
hóa nhân vật thì không gì hơn là tô đậm phần thân xác cho lấn át phần hồn,
tô đậm phần “con” cho che lấp phần “người” của các vai truyện. Không phải
ngẫu nhiên mà những nhân vật phản diện của ông, đặc biệt là những quan
ông, quan bà, những ông chủ, bà chủ tư sản, những cụ nghị, cụ hàn , …đều
đặc biệt to béo phì nộn. Nguyễn Công Hoan đã dày công sáng chế ra biết bao
ngôn từ gây ấn tượng mạnh, biết bao lối ví von so sánh độc đáo để tô đậm
những bức chân dung cụ thể”[ 29, tr. 148].
Trong một số sách phân tích những đoạn trích của Truyện Kiều và một số
sáng tác của Nam Cao ở trong trường phổ thông của một số tác giả đã nhắc
đến vấn đề miêu tả ngoại hình của nhân vật nhưng chỉ là những gợi mở rất
ngắn gọn và chưa sâu sắc đủ giúp cho giáo viên và học sinh chú ý so sánh
đặc trưng văn học trung đại –hiện đại, lại càng chưa hình thành những kiến
thức về đặc trưng loại hình của mỗi thời đại văn học cho các em.
Đề tài luận văn của chúng tôi trong khi kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các nhà nghiên cứu, nhưng sẽ chủ yếu hướng đến việc so sánh để làm nổi
bật đặc trưng cơ bản về tư duy nghệ thuật của văn học trung đại và hiện đại
qua nghiên cứu riêng lĩnh vực miêu tả ngoại hình nhân vật của hai tác giả
tiêu biểu cho văn học trung đại (Nguyễn Du) và hiện đại (Nam Cao). Chúng
tôi sẽ không đi sâu vào tìm hiểu phong cách tác giả, không đi sâu đánh giá,
khen, chê tài năng nghệ thuật của mỗi tác giả, cũng không lấy mối quan hệ
giữa ngoại hình và tâm lý hay ngoại hình và tính cách để xem xét việc miêu
tả ngoại hình nhân vật của họ. Điều chúng tôi hướng đến là làm nổi bật đặc
trưng loại hình văn học trung đại và loại hình văn học hiện đại qua việc miêu

tả này, nói cách khác, nếu có chạm đến vấn đề “phong cách” thì đó sẽ là
phong cách của thời đại văn học chứ không phải phong cách tác giả.


×