Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tính triết - lý trữ tình trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng (Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 106 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








HOÀNG THỊ LAN






TÍNH TRIẾT - LÝ TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA TRƢƠNG HIỀN LƢỢNG
(CÂY HỢP HOAN VÀ MỘT NỬA ĐÀN ÔNG LÀ ĐÀN BÀ)






LUẬN VĂN THẠC SĨ












Hà Nội-2013


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HOÀNG THỊ LAN





TÍNH TRIẾT - LÝ TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA TRƢƠNG HIỀN LƢỢNG
(CÂY HỢP HOAN VÀ MỘT NỬA ĐÀN ÔNG LÀ ĐÀN BÀ)





Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 60 22 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Huy Tiêu





Hà Nội-2013



3
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3. Mục đích nghiên cứu 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Cấu trúc luận văn 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH TRIẾT LÝ – TRỮ TÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRƢƠNG HIỀN LƢỢNG 11
1.1. Tìm hiểu về tính triết lý – trữ tình 11
1.2. Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn học 12
1.2.1. Đại Cách mạng văn hóa vô sản Trung Quốc 13
1.2.2. Xu hướng đổi mới của văn học đương đại Trung Quốc 16
1.3. Nhà văn Trƣơng Hiền Lƣợng 19
1.3.1. Hai mươi hai năm bão táp cuộc đời 19
1.3.2. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo 21
Tiểu kết 24
Chƣơng 2. TÍNH TRIẾT LÝ – TRỮ TÌNH QUA NGHỆ THUẬT XÂY
DỰNG NHÂN VẬT 26
2.1. Nhân vật chiêm nghiệm về cuộc sống 26
2.1.1. Nhân vật mang tâm thế tự do 27
2.1.2. Nhân vật mang thân phận tù đầy 48
2.2. Nhân vật mang vẻ đẹp nội tâm phóng khoáng trữ tình 60
2.2.1. Vẻ đẹp thiên tính nữ 60
2.2.2. Vẻ đẹp của những người lao động khác 68


4
2.3. Nhân vật “siêu thực” mang suy ngẫm của tác giả 72
Tiểu kết 78
Chƣơng 3. TÍNH TRIẾT LÝ - TRỮ TÌNH QUA TUYẾN CỐT
TRUYỆN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT 80
3.1. Tuyến cốt truyện – hành trình kiếm tìm bản ngã 80

3.2. Giọng điệu trần thuật 84
3.2.1. Giọng điệu mang tính triết lý và tự trào xót xa 84
3.2.2. Giọng điệu châm biếm trào phúng 87
3.2.3. Giọng điệu say sưa mang đậm chất trữ tình lãng mạn 89
Tiểu kết 93
PHẦN KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHẦN PHỤ LỤC 100
















5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. Lí do lựa chọn đề tài
Một nền văn học không bắt rễ từ một nền tảng triết học cơ bản thì sẽ đi
đến chỗ thiếu khám phá, thiếu chiều sâu tư tưởng. Thế giới của cái ngày

hôm nay biến ảo đa đoan, và cõi nội tâm của con người cũng tràn ngập
những khoảng tối sáng lẫn lộn. Đến với văn học, nhà văn không chỉ hòa
mình vào dòng chảy tuôn trào của cái tôi cảm xúc, mà còn có cái nhìn tỉnh
táo trước những mâu thuẫn, xung đột giằng xé của thời đại và trong tâm tư
tình cảm con người.
Làm nên diện mạo văn học Trung Quốc đương đại 15 năm qua là lớp
thế hệ nhà văn xuất hiện sau Đại Cách mạng văn hóa. Những nhà văn này
phải chịu đựng nhiều đau khổ trong những năm “đại động loạn”, bị “bè lũ
bốn tên” bức hại tàn khốc. Khác với lớp nhà văn thế hệ trước, họ ưu thời,
mẫn thế, dám nghĩ dám làm, với khí thế xung trận, họ vạch trần những tàn
dư xấu xa trong xã hội. Tiêu biểu là các nhà văn: Trương Hiền Lượng, Lưu
Tâm Vũ, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Phùng Ký Tài, Vương Mông,…
Trương Hiền Lượng là nhà văn đương đại Trung Hoa nổi tiếng. Ông
thuộc lớp nhà văn trung niên đang độ chín, là lực lượng nòng cốt sáng tác
văn học hiện nay mà phần lớn đã từng là nạn nhân của đường lối “tả”
khuynh từ cuối thập kỉ 50 cho đến mười năm Cách mạng văn hóa khủng
khiếp. Hiện nay Trương Hiền Lượng là Phó chủ tịch Hiệp liên hiệp văn học
nghệ thuật tỉnh Ninh Hạ, kiêm Chủ tịch Hội nhà văn Ninh Hạ, đồng thời là
ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc. Trương Hiền Lượng chính
là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học đương đại Trung
Quốc. Nhà văn thực sự cuốn hút người đọc bởi một lối viết trau chuốt, đầy
chất thơ và chất triết lý sâu xa.


6
Những tác phẩm của Trương Hiền Lượng được độc giả Việt Nam
biết đến là Linh hồn và thể xác, Long Chủng, Thời thanh xuân, Phong
cách nam nhi,… trong đó hai truyện Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông
là đàn bà có thể nói là hai tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của
nhà văn. Truyện Cây hợp hoan đã đoạt giải “truyện vừa ưu tú” toàn quốc

lân thứ ba (1983 – 1984). Tiểu thuyết Một nửa đàn ông là đàn bà được
bầu chọn là một trong 100 tác phẩm có ảnh hưởng nhất Trung Quốc. Tác
phẩm này đã được nhà xuất bản Tác gia trân trọng xuất bản năm 1985 tại
Bắc Kinh với số lượng 60.000 cuốn. Cũng với tác phẩm này, nhà văn
Trương Hiền Lượng được bầu chọn là một trong 100 nhà văn có ảnh hưởng
nhất thế kỉ XX của Trung Quốc.
Hai tác phẩm Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà được
xếp vào tủ sách “Kho tàng tiểu thuyết đương đại” của nhà xuất bản Tác gia
tại Bắc Kinh với mục tiêu là giới thiệu những thành tựu mới nhất và xu
hướng phát triển của sáng tác văn học đương đại Trung Quốc về các mặt đề
tài, phong cách cũng như thủ pháp thể hiện. Hai tác phẩm cũng đã được
dịch ra tiếng Nga, tiếng Anh và phát hành với số lượng khá lớn ở Liên Xô,
Mỹ, Việt Nam và một số nước khác. Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là
đàn bà là hai tác phẩm mang đậm phong cách sáng tác của nhà văn Trương
Hiền Lượng. Đọc hai tác phẩm, người đọc vừa hiểu được những tâm tư,
những suy ngẫm, triết lý của nhà văn về xã hội Trung Quốc thối nát, đảo
lộn thời kì Cách mạng văn hóa, đồng thời cũng được thưởng thức những
áng văn trữ tình, đầy chất thơ của nhà văn.
Với những lí do như trên, chúng tôi muốn thông qua luận văn này để
nghiên cứu và tìm hiểu về Tính triết lý – trữ tình trong tiểu thuyết của
Trương Hiền Lượng. Đó cũng là một phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng
biệt của nhà văn – một nhà văn tiêu biểu của văn học Trung Quốc đương


7
đại. Tuy nhiên, nằm trong khuôn khổ giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ
đi sâu khai thác dựa trên hai tác phẩm Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông
là đàn bà.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Tính triết lý – trữ tình là một nét đặc trưng của ngòi bút Trương Hiền

Lượng. Bởi vậy, với việc nghiên cứu một cách hệ thống từ những cơ sở
hình thành đến những biểu hiện cụ thể của Tính triết lý – trữ tình trong tiểu
thuyết của ông, chúng tôi sẽ đóng góp một hướng tiếp cận mới trong việc
nghiên cứu tiểu thuyết Trương Hiền Lượng. Đồng thời, làm tư liệu cho
những độc giả quan tâm đến tiểu thuyết của nhà văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu chung về Trương Hiền Lượng tại
Trung Quốc
Văn học đương đại Trung Quốc, trong đó có các nhà văn cùng thời
với Trương Hiền Lượng thì có rất nhiều sách và các bài báo nghiên cứu về
vấn đề này như: nghiên cứu của Vương Khánh Sinh trong Trung Quốc
Đương đại văn học, hay nghiên cứu của Hồng Tử Thành trong Trung Quốc
đương đại văn học sử, nghiên cứu của Trần Tư Hòa trong Trung Quốc
đương đại văn học sử giáo trình,…
Nghiên cứu riêng về nhà văn Trương Hiền Lượng cũng được rất
nhiều giới phê bình văn học Trung Quốc quan tâm. Thông qua việc khảo
sát, thống kê và phân loại, chúng tôi đã tổng hợp tình hình nghiên cứu về
Trương Hiền Lượng chủ yếu tập trung ở các phương diện sau:
Thứ nhất là nghiên cứu về vấn đề giới tính trong tiểu thuyết của
Trương Hiền Lượng (张贤亮小说中的性别政治). Đây là một vấn đề khá
nổi bật trong các tác phẩm của ông. Trong đó, cũng có những nghiên cứu
nhỏ về hình tượng nữ trong tác phẩm Cây hợp hoan


8
(张贤亮《绿化树》女性形象) hay nghiên cứu về sự xung đột giữa thân
xác và dục vọng trong Một nửa đàn ông là đàn
bà.(《男人的一半是女人》:与理想冲突的女人身体与欲望)
Thứ hai là nghiên cứu về những thay đổi trong tiểu thuyết của
Trương Hiền Lượng (浅谈张贤亮小说创作的前后变化). Những thay đổi

này cũng nằm trong sự thay đổi của nền văn học đương đại Trung Quốc.
Một vấn đề nữa cũng được các nhà nghiên cứu, phê bình Trung Quốc
quan tâm đó là vấn đề người trí thức trong tác phẩm của nhà văn
(张贤亮:对知识分子精神世界的探索与表现). Xoay quanh người trí
thức, có rất nhiều những vấn đề cần quan tâm như: biểu hiện của thế giới
tinh thần người trí thức; sự trăn trở, tìm tòi cải tạo xã hội của những người
trí thức chân chính,…
2.2. Trƣơng Hiền Lƣợng tại Việt Nam
Tác giả Trương Hiền Lượng là một nhà văn có tên tuổi trong văn học
đương đại Trung Quốc, có rất nhiều bài viết, bình luận về các tác phẩm của
ông ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các tác phẩm của Trương Hiền Lượng đã
được dịch ra tại Việt Nam không nhiều, cũng như việc nghiên cứu về tác
giả này cũng rất hiếm hoi.
Trong Cảm nhận mới về văn hóa và Văn học Trung Quốc, Lê Huy
Tiêu có bài Đôi điều cảm nhận về những suy ngẫm mang tính triết lý trong
tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng. Trong bài viết này, Lê Huy Tiêu đã
cho chúng ta thấy phong cách triết lý rất đặc trưng trong cách viết của nhà
văn. Những vấn đề của cuộc sống, của xã hội, của cá nhân luôn được các
nhân vật trong các tác phẩm nghiền ngẫm và đúc kết thành những triết lý
của cuộc sống. Ngoài ra, trong bài viết, Lê Huy Tiêu cũng cho thấy nét đẹp
trữ tình trong mỗi trang văn của Trương Hiền Lượng. Đó cũng là những tư
liệu đáng quý, giúp chúng tôi trong việc hoàn thành luận văn này.


9
3. Mục đích nghiên cứu
Bước đầu tìm hiểu và phân tích Tính triết lý – trữ tình trong tiểu
thuyết của Trương Hiền Lượng thông qua hai tác phẩm Cây hợp hoan và
Một nửa đàn ông là đàn bà, từ đó nhận diện được một phong cách riêng,
độc đáo trong sáng tác của nhà văn.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vì quy mô của luận văn và điều kiện
thời gian, tư liệu, chúng tôi chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu ở hai tiểu
thuyết của Trương Hiền Lượng là Cây hợp hoan (do Trần Đình Hiến dịch)
và Một nửa đàn ông là đàn bà (do Phan Hữu Các và Trịnh Trung Hiếu
dịch).
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Có rất nhiều vấn đề nghiên cứu xoay
quanh tác phẩm của nhà văn Trương Hiền Lượng. Tuy nhiên, luận văn chỉ
hướng tới tìm hiểu Tính triết lý – trữ tình trong tiểu thuyết của nhà văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sáng tác của Trương Hiền Lượng là một quá trình vận động liên tục
trên con đường nhận thức và tự nhận thức. Vì vậy, thực hiện đề tài này,
chúng tôi vận dụng phối hợp các phương pháp sau:
Phương pháp miêu tả: Là dùng cách thức miêu tả, kể chuyện để tái
hiện lại những sự kiện, tình tiết mang ý nghĩa triết lý trong tác phẩm.
Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Sẽ được sử dụng để xác lập các
cơ sở hình thành tính triết lý – trữ tình trong tiểu thuyết của Trương Hiền
Lượng.
Phương pháp so sánh văn học: Đặt nhà văn trong mối quan hệ đồng
đại và lịch đại, để các vấn đề được xem xét, đánh giá một cách khách quan.


10
Cuối cùng là các thao tác phân tích – tổng hợp được sử dụng để khái
quát và đưa ra những biểu hiện cụ thể của Tính triết lý – trữ tình trong tiểu
thuyết của nhà văn.
6. Cấu trúc luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: Cơ sở hình thành tính triết lý – trữ tình trong tiểu
thuyết của Trƣơng Hiền Lƣợng.

1.1. Tìm hiểu về tính triết lý – trữ tình
1.2. Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn học
1.3. Nhà văn Trương Hiền Lượng
Chƣơng 2: Tính triết lý – trữ tình qua nghệ thuật xây dựng nhân
vật
2.1. Nhân vật chiêm nghiệm về cuộc sống
2.2. Nhân vật mang vẻ đẹp nội tâm phóng khoáng trữ tình
2.3. Nhân vật siêu thực mang suy ngẫm của tác giả
Chƣơng 3: Tính triết lý – trữ tình qua tuyến cốt truyện và giọng
điệu trần thuật
3.1. Tuyến cốt truyện – hành trình kiếm tìm bản ngã
3.2. Giọng điệu trần thuật
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC






11
Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH TRIẾT LÝ – TRỮ TÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRƢƠNG HIỀN LƢỢNG
1.1. Tìm hiểu về tính triết lý – trữ tình
Để hiểu về tính triết lý – trữ tình, trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý
nghĩa của khái niệm về tính triết lý và tính trữ tình. Theo Từ điển tiếng Việt
do Hoàng Phê chủ biên, trữ tình có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách
biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người trước cuộc

sống. Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học do Trần Đình Sử… chủ biên,
trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện đời sống, làm cơ sở cho một
loại tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, trữ tình phản ánh đời sống
bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm
thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với
thế giới và nhân sinh. Trữ tình cũng tái hiện lại các hiện tượng của đời
sống, nhưng sự tái hiện này không mang mục đích tự thân, mà tạo điều kiện
để chủ thể bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình.
Cũng theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, triết lý là
những lí luận chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội.
Như vậy, nó cũng là một phạm trù thuộc chủ quan, cảm xúc, suy nghĩ của
con người. Trong văn học, đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết, tính triết lý
được hình thành từ bản chất phản ánh hiện thực của văn học. Tính triết lý
được đúc kết bởi những trải nghiệm của nhà văn từ chính hiện thực của
cuộc sống.
Trong một tác phẩm văn học, tính triết lý và tình trữ tình có thể kết
hợp với nhau. Sự kết hợp đó tạo nên phong cách riêng, độc đáo trong sáng
tác của nhà văn. Nói như GN. Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn
học: “Suy tư trữ tình (trầm tư) và kể chuyện về các biến cố, như vậy, ở


12
phần lớn các tác phẩm tự sự - trữ tình, đều tạo thành một chỉnh thể không
thể phá vỡ, chúng nằm bên nhau hài hòa, bình đẳng nhau” [17, 101].
Đặc điểm của tác phẩm tự sự - trữ tình cũng là một trong những yếu
tố làm toát lên tính triết lý – trữ tình trong tác phẩm văn học, mà cụ thể là
trong tiểu thuyết. Theo G N. Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học,
nhiều khi tác phẩm tự sự bao gồm những đoạn mang tính chất trữ tình: đó
là những suy nghĩ mang tính cảm xúc của tác giả xâm nhập vào câu chuyện
qua các biến cố. Không ít những tác phẩm mà yếu tố tự sự và yếu tố trữ

tình được kết hợp ở mức ngang nhau. Người ta gọi chúng là tác phẩm tự sự
- trữ tình. Mặt khác, trong bản thân các tác phẩm tự sự luôn lấy chất liệu từ
hiện thực cuộc sống, rồi từ hiện thực đó đúc rút ra được những triết lý sâu
sắc, mang tư tưởng của tác giả. Chính điều đó khiến cho các tác phẩm tự sự
có sự kết hợp giữa tính triết lý và tính trữ tình.
Hai tiểu thuyết Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà của
nhà văn Trương Hiền Lượng là hai tác phẩm tự sự trữ tình, trong đó những
cảm xúc, những suy nghĩ của tác giả thông qua hệ thống nhân vật đã được
khái quát lên thành những triết lý vô cùng sâu sắc. Đó cũng là một trong
những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Trương
Hiền Lượng.
1.2. Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn học
Văn học bao giờ cũng là sản phẩm của mối quan hệ giữa hiện thực
khách quan và ý muốn chủ quan của bản thân nhà văn. Đó là kết quả của sự
nhào nặn những chất liệu cuộc sống trong thế giới quan và bàn tay tài năng
của người nghệ sĩ. Nhà văn là con đẻ của xã hội, là con đẻ của một hoàn
cảnh và một kiểu quan hệ nhất định. Chính vì vậy, khi nghiên cứu một tác
phẩm nào đó, thì ta phải đặt tác phẩm ấy vào “vùng đất riêng” mà nhà văn


13
lựa chọn, cũng như hoàn cảnh xã hội, trào lưu văn học – một trong những
yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn.
Cho nên, không thể hiểu đúng thực chất tác phẩm của Trương Hiền
Lượng nếu không đặt nó vào trong bối cảnh xã hội Trung Quốc những thập
kỉ gần đây. Hoàn cảnh xã hội thay đổi cũng khiến cho các xu hướng văn
học, trào lưu văn học thay đổi. Từ đó quan niệm nghệ thuật, cách nhìn cách
đánh giá của nhà văn về cuộc sống cũng có nhiều đổi khác. Tất cả đã tạo
nên tính riêng, độc đáo trong mỗi cách viết của nhà văn.
1.2.1. Đại Cách mạng văn hóa vô sản Trung Quốc

Đại Cách mạng văn hóa vô sản là sự kiện nổi bật trong lịch sử nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự kiện này được biết đến không chỉ bởi
thời gian kéo dài (1966 – 1976) mà còn bởi quy mô và ảnh hưởng của nó
nữa. Đại Cách mạng văn hóa vô sản đã làm đảo lộn tất cả trật tự đời sống –
xã hội, chính trị, văn hóa,… của nhân dân Trung Quốc. Ngày 1/10/1949,
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời đã mở ra một trang sử mới cho
đất nước Trung Quốc với những sự kiện khởi đầu của công cuộc khôi phục
và phát triển đất nước. Mười năm xây dựng chế độ mới (1949 – 1958) đã
đem lại nhiều thành tựu lớn cho Đảng và nhân dân Trung Quốc. Những
tưởng từ đây ước mong được sống yên ổn, hòa bình của nhân dân sẽ thành
hiện thực, nhưng chẳng bao lâu sau, khi Mao Trạch Đông chính thức đưa ra
đường lối “Ba ngọn cờ hồng” năm 1958, Trung Quốc đã từng bước lún sâu
vào một cơn khủng hoảng trầm trọng. Đại Cách mạng văn hóa vô sản là
minh chứng rõ ràng và tiêu biểu nhất cho sự khủng hoảng đó.
Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo
từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là loại bỏ những
phần tử “tư sản tự do” để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp Cách
mạng. Tuy nhiên, mục đích chính của Cách mạng này được mọi người


14
công nhận là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng
Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại, dẫn đến sự tổn thất
quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị là Lưu
Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu
Bình, Bành Đức Hoài,
Có thể xem Đại Cách mạng văn hóa vô sản là “vết thương trầm
trọng” đối với đất nước, con người Trung Quốc không chỉ về thể xác mà cả
về tinh thần. Nó không chỉ gây tác động tức thời mà còn gây nên những hệ
quả sâu sắc, lâu dài cho tới mãi sau này. Mười năm Đại Cách mạng văn

hóa vô sản đã tàn phá không thương tiếc những thành tựu mà nhân dân
Trung Quốc tạo dựng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa –
xã hội,… Tình trạng tranh chấp quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ
Đảng đã gây ra những mâu thuẫn, xung đột sâu sắc, phức tạp thậm chí dẫn
tới sự tàn sát khốc liệt lẫn nhau. Cục diện hỗn loạn, đau thương đó kéo dài,
gây ra những tổn thất cực kì to lớn đối với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Đại
cách mạng văn hóa vô sản còn phá hoại nặng nề văn hóa Trung Quốc, để
lại nhiều di hại có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhân dân
một thời gian khá dài.
Với việc thực hiện đường lối “Duy ý chí” và “Tả khuynh Mao – Ít”,
cùng với những diễn biến của cuộc Cách mạng văn hóa nhằm giành giật
quyền lợi giữa các phe phái trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc, đã dẫn tới
hàng loạt cuộc trấn áp cán bộ và cả nhân dân, đặc biệt là trí thức, kể cả giới
trí thức văn nghệ. Để phục vụ cho đường lối phản động và sai lầm nói trên,
nền văn học nghệ thuật Trung Quốc cũng trở thành một công cụ tuyên
truyền, sặc mùi giáo điều, công thức và dối trá. Những văn nghệ sĩ nào đi
ngược lại đường lối này cũng đều chịu số phận bị đàn áp, bị tù đày, giống
như số phận của chính nhà văn Trương Hiền Lượng.


15
Trong lịch sử lâu đời của Trung Quốc, đã không ít lần xảy ra những
sự kiện hủy diệt văn hóa một cách khủng khiếp. Thời Tần Thủy Hoàng là
“phần thư, khanh nho” (đốt sách, chôn nho). Thế kỷ XVIII, do lo ngại sợ
phong trào chống ngoại tộc của dân tộc Hán, các hoàng đế Mãn Thanh ra
lệnh cho các quan lại lập các “Ngục văn tự”, thu đốt mọi sách vở chống
đối, bắt bớ giết hại hàng chục vạn người,…
Giữa thế kỷ XX này, ở Trung Quốc lại diễn ra một cuộc hủy diệt văn
hóa tương tự với quy mô rộng lớn hơn. Nhân danh cuộc Đại Cách mạng
văn hóa vô sản “đánh đổ hết thảy, quét sạch hết thảy”, người ta đều ra khẩu

hiệu “tẩy trừ bốn cũ”, đó là: tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và tập
quán cũ. Từ đó, với lực lượng Hồng vệ binh cuồng nhiệt và ngu dốt, biết
bao nhiêu sản phẩm văn hóa, công trình văn hóa bị phá hủy, không hề phân
biệt đúng, sai, xấu, tốt. Ngay cả quyền tối thiểu của con người là được
sống, được làm việc cũng bị chà đạp, hỏi còn nói gì đến việc bảo tồn những
di sản văn hóa, tinh hoa của dân tộc, nhân loại? Tất cả chỉ còn lại một thứ
tư tưởng: “Tư tưởng Mao Trạch Đông”, hiểu một cách thô thiển là nhất
nhất nói theo, làm theo lời chủ tịch Mao, được in trọn trong cuốn Ngữ lục
bìa đỏ. Tất cả chỉ còn một thứ văn hóa: Văn hóa vô sản, với cái nghĩa bài
trừ mọi cái mà họ cho là văn hóa của giai cấp tư sản, của nước ngoài. Còn
phong tục cũ, tập quán cũ thì được thay thế bằng lối sống vô chính phủ, tự
do “tạo phản”, bất chấp luật pháp, đại nghĩa. Ai chống lại, thậm chí chỉ nói
khác lời, liền bị “sức mạnh quần chúng” trấn áp ngay.
Rất nhiều nhà văn, nghệ sĩ có tên tuổi trong nước và cả trên thế giới
lúc bấy giờ đều bị đấu tố, giam giữ, cải tạo lao động, thậm chí là bị giết hại
như nghệ sĩ tài năng Duy Thế. Trương Hiền Lượng cũng cùng chung số
phận với những nhà văn thời bấy giờ. Hai cuốn tiểu thuyết Cây hợp hoan
và Một nửa đàn ông là đàn bà mặc dù được sáng tác khi cuộc Cách mạng


16
văn hóa đã kết thúc, nhưng nó lại được hun đúc trong hoàn cảnh xã hội thối
nát, rối ren thời đó.
1.2.2. Xu hướng đổi mới của văn học đương đại Trung Quốc
Từ sau 1976 đến 1982, những người Đảng viên Cộng sản chân chính
với sự ủng hộ của quần chúng Cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống lại
“bè lũ bốn tên” đã giành lại quyền lãnh đạo Cách mạng. Đất nước Trung
Quốc tìm ra đường lối mở cửa, phong trào “bốn hiện đại hoá” theo đường
lối tư tưởng của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình. Văn học cuộn mình trỗi dậy.
Bước sang thế kỷ XX, văn học phương Tây, nhất là tiểu thuyết thực

sự đi vào một hướng khác. Xu hướng chi phối các nhà tiểu thuyết, xét từ
Thomas Mann tới Hemingway, từ Faulkner tới Borges,… là đi sâu vào thế
giới bên trong của con người. Với tư cách là một phương hướng phát triển
tự nhiên của tư duy nhân loại, cách khai thác đời sống này cũng được chấp
nhận ở phương Đông. Nhiều nhà văn đương đại Trung Quốc cũng bị ảnh
hưởng bởi xu hướng này. Nhất là từ sau 1976, trong lịch sử Trung Hoa,
thời điểm này đánh dấu một bước ngoặt, đất nước ra khỏi Cách mạng văn
hóa để dần dần trở về với một đời sống dân sự bình thường, đúng hơn từ
một xã hội kết dính theo kiểu trung cổ tới một xã hội tan băng, suy nghĩ của
con người được giải phóng, những thang bậc tự do được mở rộng.
Với tâm thế làm sao nhanh chóng vượt lên tình trạng cô lập trước kia
để tìm lại mối quan hệ với thế giới, các lớp nhà văn trẻ kế tiếp hào hứng
đến với những quan niệm hiện đại và cả hậu hiện đại nữa. Có thể thấy điều
đó ngay trong phạm vi ít ỏi những tác phẩm văn học Trung Hoa đương đại
đã được dịch ra tiếng Việt. Từ Vương Mông tới Trương Hiền Lượng, từ Dư
Hoa tới Thiết Ngưng, từ Trì Lợi tới Trương Kháng Kháng,… người ta đã
có thể nhận ra cả loạt tác giả đi vào khai thác thế giới nội tâm của con
người.


17
Đâu là chỗ gần nhau của những nhân vật trong các tiểu thuyết Một
nửa đàn ông là đàn bà, Cây hợp hoan, Thị trấn Phù Dung, Quạ đen,
Thành phố không mưa? Đó là ở chỗ, họ đều đang ở trong cái thế đi tìm
mình, bởi băn khoăn không hiểu mình thế nào. Những ý nghĩ bị coi là điên
cuồng nảy nở không sao kìm nén nổi. Bản năng tính dục được xem như cái
phần sâu xa trong tâm thức bị quên lãng và nay cần ưu tiên khám phá.
Trong một thế giới như vỡ vụn ra, chính họ cũng ngổn ngang tan nát không
sao chắp nối lại cho được. Vẻ đẹp của sự hoàn thiện nay chỉ còn là một cái
gì xa lạ.

Một loạt sáng tác văn học thời kỳ đổi mới của Trung Quốc đều gặp
nhau ở một điểm, đó là: kêu gọi khôi phục giá trị đích thực của con người,
đề cao tính người. Các tác phẩm như Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ; Hồ
Điệp của Vương Mông; Cây hợp hoan, Một nửa đàn ông là đàn bà của
Trương Hiền Lượng,… đều thể hiện những suy nghĩ khá sâu sắc về nhân
tính. Trong bài viết Quan niệm văn học của tôi, Lỗ Khu Nguyên cũng bày
tỏ những quan niệm của mình về bản chất và giá trị của văn học. Theo ông,
giá trị của văn học là do đi sâu vào khai thác đời sống tâm linh của con
người và bản chất của văn học chính là kiếm tìm cái đẹp sâu thẳm nơi tâm
hồn con người.
Cùng với sự thay đổi trong văn học thời kỳ đổi mới ấy, lúc này, trên
văn đàn văn học đương đại Trung Quốc, xuất hiện các trào lưu tiểu thuyết
mới, trong đó đáng lưu ý là hai trào lưu: Tiểu thuyết “văn học vết thương”
và tiểu thuyết “văn học phản tư”. Dòng “văn học vết thương”, dòng “văn
học phản tư” với những tác phẩm sục sôi đòi thanh toán nỗi uất ức “mười
năm khủng khiếp”, triệt để phê phán giai đoạn sai lầm ấu trĩ, từ đây mở ra
thời kì phục hưng văn học nghệ thuật.


18
“Văn học vết thương” nói chung và tiểu thuyết thuộc dòng “văn học
vết thương” nói riêng đã quan tâm đến con người, đến vết thương tinh thần,
thể xác của con người và chú ý đến cả vận mệnh, tư tưởng, tình cảm, trạng
thái tinh thần của con người. Tác phẩm nào cũng chứa đựng tinh thần nhân
đạo, thể hiện nhân tính, khẳng định giá trị của con người, đề cao vai trò của
con người trong xã hội. Nó vạch trần, phê phán những hành vi vô nhân của
bọn phản động. Về phương pháp sáng tác, tiểu thuyết dòng “văn học vết
thương” đã khôi phục lại truyền thống hiện thực chủ nghĩa. Các tác phẩm
đã đề cập tới mọi ngóc ngách của cuộc sống mà xưa nay bị coi là “khu
cấm”, không được mô tả. Các nhà viết tiểu thuyết đều nhìn thẳng vào hiện

thực, lấy bi kịch của hàng trăm nghìn người để phủ định Đại Cách mạng
văn hóa, khiến cho độc giả lần đầu tiên được thưởng thức những áng văn
hiện thực chủ nghĩa, thức tỉnh con người cần phải cảnh giác.
Gần như đồng thời hoặc chậm hơn một chút, trên văn đàn văn học
đương đại Trung Quốc đã xuất hiện dòng “văn học phản tư”. Nó là kết quả
tất yếu của sự phát triển của dòng văn học vết thương. Các nhà tiểu thuyết
phản tư đi sâu quan sát cơn ác mộng vừa kết thúc, không chỉ dừng lại ở
việc tố khổ, tìm ra nguyên nhân nỗi đau khổ của con người mà còn nêu ra
những vấn đề không có lời giải đáp. Họ cùng nhìn nhận lại các cuộc vận
động chính trị và làn gió “tả khuynh” từ 1949 đến nay đã ảnh hưởng xấu
đến đời sống và số phận của nhân dân như thế nào. Những tác phẩm thuộc
dòng văn học này đều đề cập đến những sai lầm trong phong trào “Đại
nhảy vọt”, “Chống phái hữu”, “Chống phái đương quyền đi theo con đường
tư bản chủ nghĩa”. Các tác phẩm đã dũng cảm phơi bày những vấn đề nhạy
cảm xưa nay cấm kị. Câu chuyện bị cắt xén sai không những đề cập đến
những tai họa của nhà nước và nhân dân do “làn sóng Cộng sản”, “làn gió
khoa trương thành tích”, “làn gió giả dối lừa bịp”, “làn gió mù quáng ảo


19
tưởng” gây nên, mà còn phản ánh sự thay đổi quan hệ giữa cán bộ và nhân
dân trong thời kỳ trước và sau cách mạng thắng lợi.
Điểm chung giữa các tác phẩm văn học này là các tác giả đều đi sâu
vào thế giới nội tâm nhân vật để thấy được ảnh hưởng của cuộc Cách mạng
văn hóa đến đời sống của con người như thế nào. Qua đó thông qua nhân
vật để suy ngẫm, triết lý và góp phần tìm ra phương hướng cải tạo xã hội
ngày càng đi lên.
Tiểu thuyết Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà của
Trương Hiền Lượng vẫn không thể phân tách rạch ròi thuộc dòng văn học
vết thương hay phản tư. Ở cả trong hai tác phẩm đều có những “vết

thương” hằn sâu để lại do cuộc Cách mạng văn hóa gây nên. Ngoài ra, nó
cũng là những suy ngẫm, những cái nhìn ngoái lại của nhà văn về một thời
đại động loạn đã qua, từ đó nhìn nhận lại vấn đề, nhìn nhận lại xã hội và
đánh giá chúng.
Như vậy, có thể thấy, cuộc Đại cách mạng văn hóa, cùng xu hướng
đổi mới của văn học đương đại Trung Quốc đã tạo nên cách viết và phong
cách mới cho mỗi nhà văn, cụ thể là tính triết lý – trữ tình trong tiểu thuyết
của nhà văn Trương Hiền Lượng.
1.3. Nhà văn Trƣơng Hiền Lƣợng
1.3.1. Hai mươi hai năm bão táp cuộc đời
Trương Hiền Lượng quê gốc ở tỉnh Giang Tô, sinh năm 1936 tại
thành phố Nam Kinh. Năm 1954, Trương Hiền Lượng chưa đầy 18 tuổi đã
phải chia tay tuổi học trò. Sau khi người cha qua đời, Trương Hiền Lượng
tuy còn ít tuổi đã phải gánh vác trọng trách gia đình. Sau đó, ông dẫn mẹ và
em gái rời khỏi Nam Kinh, đến chân núi Hạ Lan, Ninh Hạ. Mảnh đất này
đã thu hút chàng trai trẻ Trương Hiền Lượng, và viết văn đã trở thành
phương thức tốt nhất để bày tỏ những ý nghĩ trong nội tâm của ông. Trong


20
một thời gian rất ngắn, Trương Hiền Lượng đã trở thành nhà thơ trẻ nổi
tiếng Trung Quốc.
Năm 1957, Trương Hiền Lượng sáng tác bài thơ “Đại phong ca” thể
hiện lòng hăng hái tuổi thanh xuân, đăng trên nguyệt san văn học Diên Hà,
đã có sức ảnh hưởng lớn và gây phản ứng mạnh mẽ. Nhưng cũng chính vì
bài thơ này mà Trương Hiền Lượng đã bị phê phán kịch liệt. Ông bị liệt
vào danh sách phần tử phái hữu phản động, bị đày đi lao động khổ sai suốt
hai mươi hai năm trên một vùng đất xa xôi, hoang vắng. Đó là Trấn Bắc
Đảo thuộc địa phận tỉnh Ninh Hạ, nằm ở hướng Tây – Bắc Trung Quốc.
“Ngẩng đầu lên ngó mênh mông – Chỉ nghe ngọn gió đầu đông thổi về” –

Đúng như câu hát dân gian, ở đây hoang vắng, hiu quạnh, chỉ có tiếng gió
là còn sức sống. Gió như đoàn tàu tốc hành thổi ù ù suốt đêm ngày, xới
tung bụi cát màu vàng vốn là màu sắc riêng biệt của vùng đất lưu vực sông
Hoàng Hà, xới tung những dằn vặt, khổ đau của Trương Hiền Lượng và
những người chung số phận với ông trong một thời kỳ cực kỳ buồn thảm
của lịch sử Trung Quốc. Trong một lần chia sẻ với Đài phát thanh quốc tế
Trung Quốc, khi nhìn lại quãng thời gian ở tù đó, Trương Hiền Lượng đã
không hề chìm đắm trong tâm trạng u buồn. Ông tâm sự rằng: “Tôi cảm
thấy rất tự hào, vì tôi cùng một vận mệnh với dân tộc Trung Hoa. Lúc cá
nhân tôi gặp chuyện không may, dân tộc Trung Hoa cũng đang gặp trắc
trở, hơn nữa lúc đó ngoài tôi ra, nhiều công nhân, nông dân, cán bộ và trí
thức gặp phải chuyện tan nát nhà cửa, lạc vợ xa con, mất tự do, thậm chí
mất tính mạng, tôi vẫn phải coi là người may mắn, là người may mắn sống
sót” [49].
Sau hơn 20 năm trắc trở, năm 1979, Trương Hiền Lượng bước vào
thời kỳ mùa xuân cuộc đời. Lúc Trung Quốc mới thực thi chính sách cải
cách mở cửa, Trương Hiền Lượng vẫn ở nông trường và bắt đầu viết tiểu


21
thuyết. Tác phẩm thay đổi số phận Trương Hiền Lượng là tiểu thuyết Câu
chuyện giữa cụ Hình và con chó. Từ đó, nhà văn liên tiếp có những tác
phẩm xuất sắc ra mắt độc giả. Hai tiểu thuyết Linh hồn và thể xác,
Sôrubulak liên tiếp được trao Giải thưởng Truyện ngắn xuất sắc nhất
Trung Quốc. Truyện Cây hợp hoan đoạt giải Truyện vừa ưu tú toàn quốc.
Truyện Một nửa đàn ông là đàn bà được bầu chọn là một trong 100 tác
phẩm có ảnh hưởng nhất Trung Quốc. Những tác phẩm khác như Thời
thanh xuân, Phong cách nam nhi,… cũng là một trong những tiểu thuyết
được độc giả các nước, đặc biệt là Việt Nam đón nhận một cách nhiệt tình.
Trong những bộ tiểu thuyết của nhà văn, sự suy nghĩ và giãy giụa của nhân

vật chính, đã phản ánh số phận không may và khổ cực của một nhóm người
thời kỳ Cách mạng văn hóa. Trương Hiền Lượng tâm sự cùng bạn đọc của
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc rằng:
“Nếu khi mới bắt đầu viết tiểu thuyết, tôi chỉ phản ánh số phận cá
nhân tôi, thì tác phẩm không có giá trị lịch sử lớn, cũng không có sự đóng
góp lớn cho xã hội. Nhưng, tác phẩm của tôi đã phản ánh trắc trở của dân
tộc Trung Hoa chúng ta hơn 20 năm” [49]
Đối với Trương Hiền Lượng, suy ngẫm về một thời kỳ lịch sử có lẽ
là chủ đề xuyên suốt cuộc đời của nhà văn, vì đây chính là số phận của
chính nhà văn. Đối với thế hệ cùng thời với Trương Hiền Lượng mà nói, dù
bằng lòng hay không bằng lòng, xã hội và chính trị đã tác động tới cá nhân,
rồi trở thành một phần trong cuộc đời của cá nhân. Trải qua nhiều đau khổ
cay đắng của cuộc sống đã tạo nên khí chất tinh thần độc đáo của Trương
Hiền Lượng. Tiểu thuyết của ông là kết tinh của thơ ca và triết học dựa trên
khí chất tinh thần ấy.
1.3.2. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo
Ta có thể thấy, ngòi bút tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng có sự
đổi mới rõ rệt và táo bạo so với các cây bút tiểu thuyết giai đoạn từ năm


22
1949 đến Cách mạng văn hóa. Giai đoạn trước, do chi phối của tư tưởng giáo
điều và Mao – Ít, các cây bút đi theo xu hướng công thức, tô hồng và sơ lược,
một chiều. Những căn bệnh nghiêm trọng này, khiến tiểu thuyết Trung Quốc
đi ngược hẳn với truyền thống ưu tú của chủ nghĩa hiện thực mà tiêu biểu nhất
là ở các nhà văn xuất sắc như: Lỗ Tấn, Mao Thuẫn, Ba Kim.
Ngay về mặt lí luận, chính Mao Trạch Đông đã tuyên bố thủ tiêu chủ
nghĩa hiện thực, khi ông đưa ra một cách tùy tiện không có một lý giải
khoa học nào về cái gọi là “Hai kết hợp”, tức là kết hợp “chủ nghĩa hiện
thực Cách mạng” với “chủ nghĩa lãng mạn Cách mạng”. Thêm vào cái đuôi

“Cách mạng” này, về thực chất, Mao đã phủ nhận chủ nghĩa hiện thực.
Lý thuyết giáo điều của Mao, chính là để hướng văn học đi theo xu
hướng dối trá, “tô hồng”, ca ngợi một chiều, nêu cao những cái tích cực và
Cách mạng, công nông binh một cách giả tạo, trái với thực tế. Vì thực chất,
chính sách “Hai kết hợp” của Mao đã dẫn dắt văn học đi theo khuynh
hướng công thức, một chiều, giả tạo: những gì của Cách mạng và công
nông binh bất kể trong thực tế như thế nào, cũng hiểu là những yếu tố đúng
đắn nhất, là chân lý và luôn luôn phát triển và có tương lai.
Những khái niệm “Cách mạng” và “Công nông binh” cũng được
Mao và những người theo Mao định nghĩa một cách đơn giản và độc đoán.
Cách mạng và công nông binh có nghĩa là làm theo tư tưởng “duy ý chí
luận của Mao, mọi hành vi, mọi suy nghĩ đều phải nhất nhất làm theo Ngữ
lục. Ngữ lục được tôn trọng, sùng bái còn hơn cả kinh thánh. Nó trở thành
cẩm nang cho toàn thể những cán bộ, nhân dân và cả văn nghệ sĩ nữa.
Vì vậy, tất nhiên mọi trí tưởng tượng và sáng tạo phong phú đa dạng
và toàn bộ thế giới tinh thần, tình cảm, tâm lí của con người tất nhiên là bị
loại bỏ ra khỏi tác phẩm văn học.


23
Những tác phẩm của Trương Hiền Lượng ra đời đã phá vỡ được cái
vành đai “giáo điều”, “công thức” đó và quay trở lại với truyền thống của
chủ nghĩa hiện thực. Ngòi bút của nhà văn đã mạnh dạn phê phán và bóc
trần hiện thực của xã hội Trung Quốc trong thời kỳ Cách mạng văn hóa. Sự
phê phán và bóc trần hiện thực xuất phát từ cơ sở phủ định một cách quyết
liệt cả một thời đại Mao-Ít, cả một nền văn nghệ Mao – Ít, tất nhiên nó hết
sức sắc bén và dữ dội. Vì vậy nó rất gần với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo
của Lỗ Tấn.
Đúng là khi tiểu thuyết đã trở về với cội nguồn vĩnh viễn bất diệt của
văn học là hiện thực, thì tư duy nghệ thuật trở nên có sức mạnh nghệ thuật

thật sự. Ta có thể so sánh với châm ngôn khá phổ biến của văn học Xô Viết
trong “Cải tổ”: “Hãy nói sự thật, sâu sắc sự thật; dù cho nó có cay đắng và
đau buồn biết mấy”.
Bất luận là những tác phẩm viết về vết thương trong Cách mạng văn
hóa hay những tác phẩm phản ánh công cuộc cải cách, hình tượng nhân vật
của Trương Hiền Lượng đều có những suy nghĩ mang tính triết lý sâu sắc.
Nhân vật của ông phần lớn là những người suy nghĩ, tự giác và liên tục. Đó
là nhân vật Hứa Linh Quân trong Linh hồn và thể xác, nhân vật anh lái xe
trong Sôrubulak, Nhân vật Trần Bao Thiếp trong Phong cách nam nhi,
Chương Vĩnh Lân trong Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà,
nhân vật “tôi” trong Thời thanh xuân,… Những nhân vật ấy luôn trầm tư
và phản tỉnh, ít nhiều mang khí chất tinh thần của bản thân Trương Hiền
Lượng.


24
Tiểu kết
Thông qua việc tìm hiểu sơ lược về khái niệm tính triết lý – trữ tình,
khái quát lịch sử xã hội và lịch sử văn học ảnh hưởng đến sáng tác của hai
tác phẩm Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà, đồng thời tìm hiểu
đời sống cá nhân cũng như ngòi bút đặc trưng của nhà văn Trương Hiền
Lượng, chúng ta đã phần nào tìm hiểu được Cơ sở hình thành tính triết lý –
trữ tình trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng.
Cuộc Đại Cách mạng văn hóa vô sản không chỉ làm cho xã hội
Trung Quốc lúc bấy giờ trở nên rối ren, đảo lộn mà nó còn tàn phá bao
nhiêu giá trị văn hóa, đời sống tinh thần của người dân. Rất nhiều giới văn
nghệ sĩ, trong đó có Trương Hiền Lượng cũng phải chịu nỗi đau nặng nề từ
những cuộc “đấu tố”, “xét lại” của cuộc Cách mạng ấy. Nhà văn đã trải qua
hai mươi hai năm lao động cải tạo. Hơn hai mươi năm ấy đã giúp nhà văn
có cái nhìn tỉnh táo và sâu sắc về cuộc sống hiện thực, từ đó rút ra cho

mình những triết lý sống đầy ý nghĩa. Những triết lý ấy đều được ông ghi
lại cụ thể trong tác phẩm văn học của mình.
Bản thân Trương Hiền Lượng bước vào làng văn là một nhà thơ,
chính bởi vậy tiểu thuyết của ông thấm đẫm tính chất trữ tình. Với những
triết lý sống được đúc rút từ trong hiện thực cuộc đời, trong triết lý của
những nhà tư tưởng nổi tiếng, Trương Hiền Lượng đã thể hiện nó ra trong
tiểu thuyết của mình bằng cách thức rất trữ tình. Trữ tình từ trong cách tự
truyện, trong giọng điệu, trong cách nhìn nhận, suy nghĩ của nhân vật.
Cùng với sự thay đổi của xu hướng văn học đương đại Trung Quốc,
đi sâu vào diễn tả tâm lí, nội tâm giằng xé của nhân vật, dám nói lên cái
“tôi” với những trăn trở suy tư rất thực, Trương Hiền Lượng cũng dùng
ngòi bút của mình, thông qua nhân vật để nói lên chính số phận mình.
Những giằng xé trong nội tâm nhân vật, những triết lý mà nhân vật chiêm


25
nghiệm được cũng chính là tư tưởng của tác giả muốn truyền đạt tới bạn
đọc.
Cũng bởi vậy, càng đi sâu vào tìm hiểu Cây hợp hoan và Một nửa
đàn ông là đàn bà, người đọc lại càng cảm thấy như được đón nhận một
làn gió mới, được thưởng một nghệ thuật thực sự mới mẻ.

















×