Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.1.Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm về BHLĐ
-Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản
pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ để cải
tiến điều kiện lao động nhằm:
• Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.
• Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
• Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung →
góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
-Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của
công tác bảo hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác
bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên.
(Nội dung của BHLĐ:
- Bảo hộ lao động gồm có bốn phần: pháp luật bảo hộ lao động ; vệ sinh lao động
; kỹ thuật an toàn và kỹ thuật phòng chống cháy.
Pháp luật bảo hộ lao động là một phần của bộ luật lao động bao gồm
những quy định về các chế độ chính sách bảo vệ con người trong lao động sản
xuất như : thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ cho
người lao động, chế độ đối với lao động nữ, tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an
toàn và vệ sinh lao động. …
Vệ sinh lao động là phần nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều
kiện lao động sản xuất đến sức khoẻ con người, đề xuất và thực hiện các biện
pháp cải thiện điều kiện làm việc bảo vệ sức khoẻ người lao động, phòng ngừa
các bệnh nghề nghiệp.
Kỹ thuật an toàn là phần nghiên cứu, phân tích nguyên nhân tai nạn lao
động, đề xuất và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo đảm an
toàn lao động.
Kỹ thuật phòng chống cháy là phần nghiên cứu phân tích các nguyên nhân
phát sinh cháy, nổ, đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng chống cháy một
cách hiệu quả nhất.
Tính chất công tác bảo hộ lao động :
- Để thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phải nắm vững ba tính chất chủ yếu :
tính pháp luật, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng.
Tính pháp luật: tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn
của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật
về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản
xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các
tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh
thực hiện.
Tính khoa học kỹ thuật: Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ
điều tra khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc
hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn và vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất
và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các
kiến thức về lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên
ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành. Ví dụ : muốn chống tiếng ồn phải có
kiến thức về âm học
Tính quần chúng: tính quần được thể hiện hai mặt: Một là bảo hộ lao động
có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Họ là những người vận
hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị ma, ý móc, nguyên vật liệu nên có thể phát
hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng
biện pháp ngăn ngừa, góp ý xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn quy phạm an
toàn và vệ sinh loa động. Mặt khác, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy
phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ và hoàn chỉnh đến đâu, nhưng mọi người
( lãnh đạo, quản lý ,v,v ) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành
thì các công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn.)
1.1.2. Mục đích của BHLĐ
- Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh,
thuận lợi và tiện nghi nhất.
- Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho
người lao động.
- Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động
- Nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của người
lao động
⇒
Đây cũng chính là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(Mục đích:
- Quá trình sản xuất là quá trình người lao động sử dụng công cụ, máy móc, thiết
bị tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm xã hội.
- Trong lao động sản xuất dù sử dụng công cụ thô sơ hay máy móc hiện đại , dù
quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp đều có những yếu tố nguy hiểm, độc
hại có thể làm giảm sút sức khoẻ, gây tai nạn hay bệnh nghề nghiệp cho người lao
động.
- Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp khoa học kỹ
thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại,
tạo ra điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động, để ngăn ngừa tai nạn lao
động, bảo vệ sức khoẻ góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng
năng suất lao động.
+ Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất
+ Cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn lao động
+ Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm
đau bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng cho người lao động
+ Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất.
+ Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động)
1.1.3. Ý nghĩa của công tác BHLĐ
1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt chính trị
Bảo hộ lao động phản ánh bản chất của một chế độ xã hội và mang ý nghĩa
chính trị rõ rệt. Dưới chế độ thực dân, phong kiến, giai cấp công nhân và người lao
động bị bóc lột thậm tệ công tác bảo hộ lao động không hề được quan tâm.
Từ khi nước nhà giành được độc lập đến nay, Đảng và chính phủ luôn quan
tâm đến công tác bảo hộ lao động, trên quan điểm “ con người là vốn quý nhất ”,
điều kiện lao động không ngừng được cải thiện, điều này đã thể hiện rõ bản chất
tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
1.1.3.2. Ý nghĩa về mặt pháp lý
- Mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, các giải pháp khoa học công nghệ, các biện
pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hóa bằng các quy định luật pháp.
- Bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người LĐ thực hiện
1.1.3.3. Ý nghĩa về mặt khoa học
- Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm
và có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện LĐ,
biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm
môi trường LĐ, phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa,
hạn chế nạn lao động xảy ra
- Liên quan đến trực tiếp đến BVMT sinh thái vì thế hoạt động khoa học về BHLĐ
góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch.
1.1.3.4. Ý nghĩa về tính quần chúng
- Là công việc của đông đảo những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ các yếu tố có hại và
nguy hiểm ngay chỗ làm việc.
- Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật… đều có trách nhiệm tham gia vào việc
thực hiện các nhiệm vụ của công tác BHLĐ.
- Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi,
hội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào
việc cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
(- Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của đảng và nhà nước ta, nó
mang nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế lớn lao.
- Bảo hộ lao động phản ánh bản chất của một chế độ xã hội và mang ý nghĩa
chính trị rõ rệt. Dưới chế độ thực dân, phong kiến, giai cấp công nhân và người
lao động bị bóc lột thậm tệ công tác bảo hộ lao động không hề được quan tâm. Từ
khi nước nhà giành được độc lập đến nay, Đảng và chính phủ luôn quan tâm đến
công tác bảo hộ lao động, trên quan điểm “ con người là vốn quý nhất ”, điều
kiện lao động không ngừng được cải thiện, điều này đã thể hiện rõ bản chất tốt
đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng .
- Bảo hộ lao động tốt là góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo đảm an toàn và bảo vệ sức
khoẻ cho người lao động, không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia
đình họ mà bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.
- Bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng. Trong sản xuất người lao
động được bảo vệ tốt, không bị tai nạn, ốm đau bệnh tật, họ sẽ an tâm phấn khởi
sản xuất nâng cao năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất. Do đó thu
nhập cá nhân và phúc lợi tập thể sẽ được tăng lên, điều kiện đời sống vật chất và
tinh thần ngày càng được cải thiện.
- Ngược lại tai nạn lao động, ốm đau bệnh tật xảy ra nhiều sẽ ảnh hưởng đến lực
lượng sản xuất. Đồng thời chi phí để khắc phục hậu quả do tai nạn, ốm đau cũng rất
lớn. Cho nên quan tâm thực hiện tốt bảo hộ loa động là thể hiện quan điểm sản xuất
đầy đủ, là điều kiện bảo đảm sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Công tác bảo hộ lao động mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội và có ý
nghĩa nhân đạo lớn lao.
Lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người, BHLĐ là nhiệm vụ quan trọng
không thể thiếu trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khái sản xuất)
1.2. Nội dung bảo hộ lao động và những quan điểm trong công tác BHLĐ
1.2.1. Nội dung của BHLĐ
Gồm 4 phần:
1.2.1.1. Luật pháp BHLĐ
Là những quy định về chế độ, thể lệ BHLĐ:
+ Giờ giấc làm việc nghỉ ngơi
+ Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động
+ Chế độ lao động đối với nữ công hân viên chức
+ Tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toàn và vệ sinh LĐ
Luật lệ BHLĐ được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao động,
căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi, bổ sung dần dần
thích hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng thời kỳ kinh tế của đất nước.
1.2.1.2. Vệ sinh lao động
Nhiệm vụ của vệ sinh lao động:
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên
cơ thể con người.
+ Đề ra những biện pháp về y tế vệ sinh nhằm loại trừ và hạn chế ảnh hưởng của
nhân tố phát sinh những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong lao động, sản xuất.
1.2.1.3. Kỹ thuật an toàn lao động
+ Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn
lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và BHLĐ cho người lao động.
+ Đề ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều
kiện làm việc an toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.1.4. Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy
+ Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ
+ Tìm ra các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất
+ Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hỏa hoạn gây ra
Các khái niệm, thuật ngữ đã được quốc tế hóa và sử dụng trong các văn bản:
1) An toàn lao động: Tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong
sản xuất.
2) Điều kiện lao động: tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự
nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao
động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa
chúng, tạo điều kiện hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
3) Yêu cầu an toàn lao động: các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm
bảo an toàn lao động.
4) Sự nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động của các yếu tố nguy hiểm
và có hại trong sản xuất đối với người lao động.
5) Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động của gây chấn thương
cho người lao động.
6) Yếu tố có hại: khả năng tác động của gây bệnh cho người lao động
7) An toàn của thiết bị sản xuất: tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng
an toàn khi thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và
trong thời gian quy định.
8) An toàn của quy trình sản xuất: tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm
được tình trạng an toàn khi thực hiện các thông số đã cho trong suốt thời
gian quy định.
9) Phương tiện bảo vệ người lao động: dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác
động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao
động.
10)Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ
thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất
ddooid với người lao động.
11) Vệ sinh sản xuất: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ
thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối
với người lao động.
12) Tai nạn lao động: tai nạn xay ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của
các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
13) Chấn thương: chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất do
không tuân theo các yêu cầu về an toàn lao động. Nhiễm độc cấp tính thì coi
như chấn thương.
14) Bệnh nghề nghiệp: bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại
đối với người lao động.
1.2.2. Những quan điểm trong công tác BHLĐ
Bảo hộ lao động là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các quan
điểm cơ bản đã được thể hiện trong sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947, trong hiến pháp
năm 1958 và 1992, Pháp lệnh BHLĐ năm 1991 và trong Bộ luật Lao động năm 1994.
Cụ thể:
+ Con người là vốn quý nhất của xã hội: người lao động vừa là động lực, vừa là
mục tiêu phát triển xã hội. BHLĐ là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách
rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Lao động là sức chính của sự tiến bộ con
người.
+ BHLĐ phải thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất: khi nào và ở đâu có hoạt
động lao động sản xuất thì khi đó và ở đó phải có tổ chức công tác BHLĐ.
+ Công tác BHLĐ phải thể hiện đầy đủ 3 tính chất: khoa học kỹ thuật, luật pháp và
quần chúng mới đạt hiệu quả cao.
+ Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc BHLĐ cho người lao
động: Nhà nước bảo đảm quyền được bảo hộ của người lao động và lợi ích hợp pháp
người lao động thông qua pháp luật về BHLĐ.
1.3. Hệ thống pháp luật và các quy định về BHLĐ
1.3.1. Nội dung chủ yếu của luật pháp BHLĐ
Hệ thống các văn bản pháp luật bao gồm:
+ Tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn.
+ Tiêu chuản vệ sinh lao động
+ Quy phạm quản lý và chế độ cụ thể
⇒
Nhằm phục vụ mục tiêu đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe trong lao động
1.3.2. Mục tiêu công tác BHLĐ
Mục tiêu công tác BHLĐ là đảm bảo cho người lao động không bị ốm đau,
bệnh tật, tai nạn do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động, sản xuất
thông qua hệ thống luật pháp, chính sách và các giải pháp về khoa học kỹ thuật, kinh tế,
xã hội, tuyên truyề, giáo dục, tổ chức lao động và sự tuân thủ nội quy, quy trình, quy
phạm an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và của người lao động.
1.3.2.1. Phạm vi đối tượng của công tác BHLĐ
a) Người lao động: là phải kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc được làm
trong điều kiện an toàn, vệ sinh, không bị tai nạn lao động, không bị bệnh nghề nghiệp;
không phân biệt người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước hay trong
các thành phần kinh tế; không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài.
b) Người sử dụng lao động
- Ở các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân có sử dụng lao động để
tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị xí nghiệp, sản xuất
kinh doanh, dịch vụ các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chuawcs chính trị xã hội,
đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân, Công an
Nhân dân, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao
động là người Việt Nam.
⇒
Có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về BHLĐ trong đơn vị mình.
1.3.2.2. Các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động
a) Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, quy phạm
quản lý đối với từng loại máy, thiết bị, công trình, kho tàng, hóa chất nơi làm việc.
Nguwoif sử dụng lao động phải căn cứ để xây dựng nội quy, quy trình làm việc. Tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh là tiêu chuẩn bắt buộc.
b) Khi lập luận chuanwgs kinh tế kỹ thuật các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo,
mở rộng cơ sở sản xuất; sử dụng, bảo quản, lưu giữ các laoij máy, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì chủ đầu tư phải bảo vệ và lập luận
chứng về an toàn và vệ sinh lao động. Cơ quan thanh tra an toàn và vệ sinh lao động
tham gia đánh giá tính khả thi của nó.
Danh mục các cơ sở, máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn và vệ sinh lao động do Bộ LĐ-TB và XH và Bộ Y tế ban hành.
c) Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải thực hiện đúng các luận
chứng về an toàn và vệ sinh lao động trong dự án đã được Hội đồng thẩm định dự án
chấp thuận.
d) Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa máy
móc, thiết bị, nhà xưởng và định kỳ đo đạc các yếu tố vệ sinh lao động tại nơi làm việc
và thực hiện các biện pháp bảo đảm người lao động luôn luôn được làm việc trong điều
kiện an toàn và vệ sinh lao đọng theo tiêu chuẩn đã nêu ở điểm a). Các máy móc có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động phải được đăng ký, kiểm định và được
cấp giấy phép trước khi đưa vào sử dụng
e) Tại những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, có hại dễ gây tai nạn lao động,
sựu cố sản xuất đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người lao động, người sử dụng lao
động phải lập phương án xử lý sự cố trong trường hợp khẩn cấp; phải trang bị phương
tiện cấp cứu kỹ thuật, cấp cứu y tế đảm bảo ứng cứu kịp thời, có hiệu quả. Các trang
thiết bị này phải được định ký kiểm tra về số lượng, chất lượng và thuận tiện khi sủ
dụng.
f) Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc các cá nhân mướn nhập khẩu các
loại máy, thiết bị, vật tu, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đều phải
thông qua cơ quan thanh tra an toàn thuộc Bộ LĐ-TB và XH thẩm định về mặt an toàn
trước khi xin Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu.
g) Người sử dụng lao động phải trang bị cho người lao động (không thu tiền)
các loại thiết bị bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa tác hại của các yếu tố nguy hiểm do công
việc mà các biện pháp kỹ thuật chưa loại trừ.
1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động
1.3.3.1. Đối với người sử dụng lao động
a) Trách nhiệm
- Hằng năm phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện
điều kiện lao động.
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và các chế độ khác về an toàn, vệ
sinh lao động theo quy định của Nhà nước.
- Có kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn,
vệ sinh lao động. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của
mạng lưới an toàn viên và vệ sinh viên.
- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn,
vệ sinh lao động đối với người lao động.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ
quy định.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp… với Sở LĐ-TB và XH, Sở Y tế địa phương.
b) Quyền hạn:
- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội dung, biện pháp an toàn,
vệ sinh lao động.
- Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm thực hiện
an toàn, vệ sinh lao động.
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của thanh tra viên an toàn lao
động nhưng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.
1.3.3.2. Đối với người lao động
a) Nghĩa vụ:
- Chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến công
việc và nhiệm vụ được giao.
- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị,
cấp phát.
- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc
phục hậu quả tai nạn lao động.
b) Quyền lợi:
- Yêu cầu bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cunagx như được cấp các
thiết bị cá nhân, được huấn luyện biện pháp an toàn lao động .
- Từ chối các công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của mình và sẽ không tiếp
tục làm việc nếu như thấy nguy cơ đó vẫn chưa được khắc phục
- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi sử dụng lao
động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an toàn, vệ
sinh lao động trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động.
1.4. Quản lý nhà nước về BHLĐ, thực trạng công tác BHLĐ
a. Các ngành chức năng trong công tác BHLĐ
Bộ LĐ-TB và XH:
-Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các
chính sách, chế độ.
-Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm, tiêu chuẩn phân loại lao
động, hướng dân các cấp, ngành thực hiện an toàn lao động.
-Thanh tra, tổ chức thông tin huấn luyện, hợp tác với nước ngoài và các tổ chức
quốc tế trong lĩnh vực an toàn lao động.
Bộ Y tế:
-Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn
sức khoẻ đối với các nghề, các công việc.
-Hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện, thanh tra vệ sinh lao động, tổ
chức điều trị bệnh nghề nghiệp.
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường:
-Quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn, vệ
sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách các loại phương
tiện bảo vệ các nhân trong lao động.
-Cùng với Bộ LĐ-TB và XH, Bộ Y tế xây dựng, ban hành và quản lý hệ thống tiêu
chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
-Chỉ đạo đưa nội dung an toàn, vệ sinh lao động vào giảng dạy ở các trường Đại
học, trường kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý và dạy nghề.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW:
-Thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong địa phương mình.
Thanh tra Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động:
-Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, về an toàn, vệ sinh lao động.
-Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
-Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động về những vi phạm pháp luật lao
động.
-Xem xét việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp trong các dự
án xây dựng, kiểm tra và cho phép sử dụng những máy móc, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Tổ chức công đoàn:
-Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao
động theo Pháp luật hiện hành và luật Công đoàn.
-Phối hợp với các cơ quan Nhà nước nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật an toàn bảo
hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.
-Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động chấp hành Pháp luật
Bảo hộ lao động và có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn lao động.
-Cử đại diện tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động, có quyền kiến nghị các cơ
quan Nhà nước hoặc Toà án xử lý trách nhiệm đối với những người để xảy ra tai
nạn lao động.
-Tham gia góp ý với người sử dụng lao động trong việc xây dựng kế hoạch bảo hộ
lao động.
-Xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên, thay mặt
tập thể người lao động lý thoả ước tập thể về bảo hộ lao động với người sử dụng
lao động.
b. Thực trạng công tác BHLĐ ở nước ta hiện nay
Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn về công tác
BHLĐ. Các ngành chức năng của nhà nước (Lao động và TBXH, Y tế, tổng liên
đoàn LĐVN,…) đã có nhiều cố gắng trong công tác BHLĐ. Tuy nhiên nhiều cơ
quan, doanh nghiệp chưa nhận thức một cách nghiêm túc công tác BHLĐ; coi nhẹ
hay thậm chí vô trách nhiệm với công tác BHLĐ
Hệ thống tổ chức quản lý về BHLĐ từ trung ương đến địa phương chưa được
củng cố. Các văn bản pháp luật về BHLĐ chưa được hoàn chỉnh, việc thực hiện chưa
được nghiệm chỉnh. Điều kiện làm việc còn nhiều nguy cơ đe dọa về an toàn lao
động, điều kiện vệ sinh lao động bị xuống cấp nghiêm trọng.
Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn là thách thức lớn đối với nước ta.
1.5. Khai báo, kiểm tra, đánh giá tình hình tai nạn lao động
1.5.1. Mục đích
- Công tác khai báo, điều tra phải đánh giá được tình hình tai nạn lao động.
- Phân tích, xác định các nguyên nhân tai nạn lao động
- Đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tai nạn tương tụ hoặc tái diễn.
- Phân tích rõ trách nhiệm đối với người sử dụng lao động và thực hiện chế độ bồi thường
1.5.2. Khái niệm về điều kiện lao động, nguyên nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Điều kiện lao động
Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điệu kiện nhất
định, gọi chung là điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu
hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình
công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và
thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại
chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao
động. Tình trạng tâm sinh lý của NLĐ trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng
được coi như một yếu tố gắn liền mới điều kiên lao động.
Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng thời trong
mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh hưởng, tác động
của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể có được những kết
luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp phù hợp nhằm cải
thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động.
(Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã
hội, con người phải làm việc trong nhũng điều kiện nhất định, gọi là điều kiện lao
động. Điều kiện lao động nói chung bao gồm và được đánh giá trên hai mặt: một
là quá trình lao động và hai là tình trạng vệ sinh của môi trường trong đó quá
trình lao động được thực hiện.
- Những đặc trưng của quá trình lao động là tính chất và cường độ lao động, tư
thế của cơ thể con người khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận của cơ thể
như tay, chân mắt v,v
- Tình trạng vệ sinh môi trường trong sản xuất đặc trưng bởi: điều kiện vi khí hậu
( nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ lưu chuyển của không khí ) ; mức độ tiếng ồn, rung
động ; độ chiếu sáng v,v
- Các yếu tố nêu trên dạng riêng lẻ hoặc kết hợp trong những điều kiện nhất định
có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người, gây tai nạn lao động và bênh
nghề nghiệp.)
b) Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Trong điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất
có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho
người lao động, ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Cụ thể là:
- Các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi,…
- Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký trùng,
côn trùng, rắn.
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm
việc chật hẹp, mất vệ sinh,…
- Các yếu tố tâm lý không thuận lợi… đều là những yếu tố nguy hiểm và có hại
c) Tai nạn lao động
* Tai nạn lao động:
Là sự cố không may xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với người thực
hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động, gây tai nạn làm tổn thương, làm ảnh
hưởng sức khỏe con người, làm giảm khả năng lao động hay làm chết người.
( Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ
phận chức năng nào của cơ thể con người do tác động đột ngột của các yếu tố bên
ngoài dưới dạng cơ, lý, hóa, sinh học xảy ra trong quá trình lao động)
* Những đặc trưng tai nạn lao động:
+ Sự cố gây tổn thương và tác động từ ngoài
+ Sự cố đột ngột
+ Sự cố không bình thường
+ Các hoạt động an toàn vệ sinh lao động
* Phân loại tai nạn lao động
+ Chấn thương: là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương, hay hủy hoại
một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời, hay mất khả năng lao
động vĩnh viễn, hay thậm chí gây tử vong.
+ Nhiễm độc nghề nghiệp: Là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc
xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất
+ Bệnh nghề nghiệp: là sự làm suy yếu dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả
năng làm việc và sinh hoạt của người lao động do kết quả tác dụng của
o Những điều kiện làm việc bất lợi (tiếng ồn, rung động,…) hoặc do:
o Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại (sơn, bụi,…)
Có tác dụng đần dần và lâu dài.
* Nguyên nhân tai nạn lao động
Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động chủ yếu thể hiện:
• Điều kiện LĐ.
• Các yếu tố môi trường LĐ.
• Các hình thức vệ sinh an toàn LĐ)
Mặc dù chưa có phương pháp chung nhất phân tích chính xác nguyên nhân
tai nạn cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất nhưng có thể phân tích các nguyên
nhân theo các nhóm sau:
• Nguyên nhân kỹ thuật:
+ Thao tác kỹ thuật không đúng, không thực hiện nghiêm chỉnh những quy
định về kỹ thuật an toàn, sử dụng máy móc không đúng đắn.
+ Thiết bị máy móc, dụng cụ hỏng.
+ Chổ làm việc và đi lại chật chội.
+ Các hệ thống che chắn không tốt, thiếu hệ thống tín hiệu, thiếu cơ cấu an
toàn hoặc cơ cấu an toàn bị hỏng,
+ Dụng cụ cá nhân hư hỏng hoặc không thích hợp
(Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp, phương tiện, tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sx đối với người LĐ)
Nguyên nhân tổ chức: là nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót về
mặt tổ chức thực hiện:
+ Thiếu hướng dẫn về công việc được giao, hướng dẫn và theo dõi thực hiện
các quy tắc không được thấu triệt
+ Sử dụng công nhân không đúng nghề và trình độ nghiệp vụ.
+ Thiếu và giám sát kỹ thuật không đầy đủ, làm các công việc không đúng quy
tắc an toàn.
+ Vi phạm chế độ lao động.
(a. Bố trí mặt bằng, không gian sản xuất không hợp lý.
Diện tích làm việc chật hẹp, cản trở cho thao tác, hoạt động, đi lại.
Bố trí máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu sai nguyên tắc.
Bố trí đườg đi lại, giao thông vận chuyển không hợp lý, ví dụ nhiều chỗ
giao cắt nhau.
b. Tuyển dụng, sử dụng người lao động không đáp ứng yêu cầu.
Về tuổi tác, sức khoẻ, ngành nghề và trình độ chuyên môn.
Chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn lao động.
c. Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về
an toàn lao động
d. Thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ về bảo hộ lao động như:
Chế độ về giờ làm việc và nghỉ ngơi.
Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Chế độ bồi dưỡng độc hại
Chế độ lao động nữ )
• Nguyên nhân vệ sinh môi trường:
+ Môi trường không khí bị ô nhiễm hơi, khí độc, có tiếng ồn và rung động lớn.
+ Chiếu sáng chổ làm việc không đầy đủ hoặc quá chói mắt.
+ Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh cá nhân
+ Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi.
(a. Làm việc trong điều kiện thời tiết kí hậu khắc nghiệt : nắng nóng, mưa bão, gió
rét, sương mù, v,v…
b. Làm việc trong môi trường vi khí hậu không tiện nghi : quá nóng, quá lạnh,
không khí kém thông thoáng, ngột ngạt, độ ẩm cao.
c. Môi trường làm việc bị ô nhiểm các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho
phép : bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, cường độ bức xạ v,v …
d. Làm việc trong điều kiện áp suất cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển bình
thường : trên cao, dưới sâu, v,v …
e. Không phù hợp với các tiêu chuẩn ecgônomi
Tư thế làm việc gò bó.
Công việc đơn điệu buồn tẻ.
Nhịp điệu lao động quá khẩn trương.
Máy móc, dụng cụ, vị trí làm việc không phù hợp với các chỉ tiêu nhân trắc.
f. Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc chất lượng không bảo đảm các yêu
cầu kỹ thuật.
g. Không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong làm việc
Không cung cấp đủ nước uống về số lượng và chất lượng.
Không có nơi tắm rửa, nhà vệ sinh … )
• Nguyªn nh©n b¶n th©n
Nguyên nhân bản thân là nguyên nhân liên quan đến bản thân người lao động về:
a. Tuổi tác, sức khỏe, giớ tính, tâm lý không phù hợp với công việc.
b. Trạng thái thần kinh tâm lý không bình thường, có những đột biến về tâm lý:
vui, buồn, lo sợ,…
c. Vi phạm kỹ thuật lao động, nội quy an toàn và những điều nghiêm cấm:
- Đùa nghịch trong khi làm việc
- Xâm phạm các vungc nguy hiểm
- Hành vi, vi phạm những công việc, máy móc thiết bị ngoài nhiệm vụ của mình
- Không sử dụng hoặc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân
1.5.3. Bệnh nghề nghiệp, các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
` a) Bệnh nghề nghiệp
Là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ hoặc cấp tính của các yếu tố
độc hại tạo ra trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động. Có 1
số bệnh nghề nghiệp không chữa được và để lại di chứng nhưng bệnh nghề nghệp
có thể phòng tránh được.
→Cả chấn thương và bệnh nghề nghiệp đầy gây huỷ hoại đối với cơ thể con
người, chúng khác nhau ở chổ:
• Chấn thương thì gây tác dụng một cách đột ngột.
• Bệnh nghề nghiệp thì gây ảnh hưởng từ từ trong thời gian dài làm giảm dần
và cuối cùng dẫn đến mất khả năng lao động.
b) Các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
Hiện nay Nhà nước Việt Nam đã công nhận 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm đó là:
- Bệnh bụi phổi do silíc
- Bệnh bụi phổi do amiăng
- Bệnh bụi phổi bông
- Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì
- Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng của benzen
- Bệnh nhiễm độc thủy ngân và hợp chất của thủy ngân
- Bệnh nhiễm độc man gan và hợp chất của man gan
- Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)
- Bệnh nhiễm các tia phóng xạ
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
- Bệnh sạm da nghề nghiệp
- Bệnh loét da, viêm da, loét vách ngăn mũi
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất của asen
- Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
- Bệnh giảm áp nghề nghiệp
- Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
- Bệnh do Leptospira nghề nghiệp
Trong 21 bệnh trên có tới 70% bệnh do nhiễm độc mãn tính khi tiếp xúc với các
hóa chất trong công việc.
(Phụ lục: 21 BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM
Nhóm1: Các bệnh bụi phổi và phế quản (do tiếp xúc với bụi)
1. Bệnh bụi phổi silíc
Là bệnh sơ hoá phổi khi hít thở phải bụi Silic tự do (SiO2)
a- Nguyên nhân gây bệnh
- Do người lao động làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc với bụi silic tự do
SiO2). Tiếp xúc càng kéo dài nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
- Nồng độ bụi trong không khí lao động càng cao, nguy hiểm càng nhiều. Đặc biệt
là khi có nhiều hạt bụi hô hấp " bụi hô hấp", có kích thước nhỏ dưới 5(micromet)
- Tỷ lệ silic tự do trong bụi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn
- Những công việc có thể gây bệnh: tất cả mọi công việc có tiếp xúc với bụi silíc
tự do, chủ yếu là: khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silíc tự do; Tán,
nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silíc tự do; Sản xuất và
sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm khác có chứa silíc tự do;
Chế biến chất Carborundum (cacbua silic), chế tạo thuỷ tinh, đồ sành sứ các đồ
gốm khác, gạch chịu lửa; Công việc đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu làm
sạch vật đúc ); Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng đá mài có chứa silíc
tự do ; Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát.
b- Biểu hiện của bệnh
- ở giai đoạn bệnh bụi phổi-silic sơ phát, các tổn thương hạt nhỏ, thường không
có
triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường đựoc phát hiện qua chụp X quang phổi.
- Bệnh tiến triển: có các triệu chứng khó thở gắng sức, ho và khạc đờm, đau ngực
- Dấu hiệu X quang: phổi bị xơ hoá, có hạt silicô ở các thể khác nhau
- Biến đổi chức năng hô hấp: thể hiện ở hội chứng tắc nghẽn, hội chứng hạn chế.
- Biến chứng tim do hậu quả xơ phổi: Tim thiểu năng, suy tim phải không hồi phục.
- Biến chứng phổi: tràn khí phế mạc đột phát
- Bệnh lao Silíc: có bệnh nhiễm bụi phổi silíc biểu hiện trên hình ảnh X quang tối thiểu
bằng thể nốt có hạt to và kèm theo nhiễm lao phổi có xác nhận bằng xét nghiệm vi trùng.
c- Cách phòng chống
- Biện pháp kỹ thuật: Thực hiện sản xuất trong chu trình kín; Tổ chực hệ thống thông
khí, che đậy các máy móc phát sinh bụi; Cơ giới hoá sản xuất, tránh lao động gắng sức
cao làm tăng hô hấp đồng thời bụi cũng tăng cường xâm nhập vào cơ thể.
- Biện pháp cá nhân: Đeo khẩu trang và mặt nạ lọc bụi SiO2 có hiệu quả và các
phương tiện bảo vệ cá nhân khi lao động, sản xuất.
- Biện pháp y tế: kiểm tra môi trường lao động định kỳ; Tổ chức khám sức khoẻ
định kỳ cho công nhân. Nơi nào bụi có hàm lượng silíc tự do cao phải khám định
kỳ 6 tháng một lần.
2. Bệnh bụi phổi - amiăng
a- Nguyên nhân gây bệnh
- Do người lao động làm việc trong môi trường lao động phải tiếp xúc với bụi
amiăng, có nồng độ vượt quá giới hạn tối đa cho phép (đối với amiăng serpentine-
chrysotile: 0,1 sợi /ml trung bình trong 8 giờ lấy mẫu).
- Những công việc có thể gây bệnh: những việc tiếp xúc với amiăng như: khoan, đập
phá, khai thác quặng đá có amiăng; chải sợi, kéo sợi, dệt vải amiăng may áo cách nhiệt,
làm thùng cách nhiệt cho nồi hơi, làm vật liệu cách âm; chế tạo xi măng- amiăng; Chế
tạo các doăng amiăng và cao su, chế tạo các bộ phận má phanh ôtô, bìa cát tông và giấy
có amiăng
b- Biểu hiện của bệnh
- Triệu chứng lâm sàng: khó thở khi gắng sức, sau đó là khó thở thường
xuyên,đau ngực, cử động lồng ngực giới hạn.
- Trên phim X quang: có hình ảnh mảng màng phổi kèm theo dày và vôi hoá màng
phổi (xác định chẩn đoán)
- Rối loạn chức năng hô hấp: % dung tích sống giảm, có hội chứng hạn chế, thể
tích thở ra tối đa/giâygiảm có hội chứng tắc nghẽn.
- Ung thư phế quản, u trung biểu mô, chai da
- Biến chứng tim: thiểu năng tim, suy tim phải không hồi phục.
c- Biện pháp phòng chống
- Biện pháp kỹ thuật: phải ngăn sự tạo thành bụi ngay từ nơi phát sinh. Thay thế
amiăng bằng các nguyên liệu khác nếu được. Làm ẩm ướt quá trình sản xuất khi
sản xuất xi măng amiăng. Sản xuất trong quy trình kín nếu không phải tổ chức
thông hút bụi tại chỗ.
- Biện pháp cá nhân: đeo mặt nạ phòng chống bụi thật khít với mặt, mặc quần áo
bảo hộ lao động khi làm việc và khi ra về phải thay ra.
- Biện pháp y tế: tổ chức khám định kỳ 1 năm hoặc 2 năm 1 lần, có chụp phim X
quang và đo chức năng hô hấp; Giám sát tình trạng ô nhiễm bụi amiăng ở môi
trường lao động.
3. Bệnh bụi phổi bông
a- Nguyên nhân gây bệnh
- Do tiếp xúc nghề nghiệp và hít thở phải bụi bông, gai, đay ở nồng độ cao quá giới
hạn cho phép (1mg/m3 trung bình lấy mẫu 8 giờ). Thời gian tiếp xúc nghề nghiệp
thường trên 5 năm.
- Bệnh thường gặp ở công nhân làm việc trong các nhà máy sử dụng hoặc sản xuất
các sợi bông, đay, gai như se sợi, dệt vải, dệt bao bì, tiếp xúc lâu năm với bụi thảo
mộc
b- Biểu hiện của bệnh
- Giai đoạn sớm có triệu chứng tức ngực, khó thở, thường xuất hiện vào ngày lao
động đầu tiên (là ngày thứ hai), sau ngày nghỉ cuối cùng (là ngày chủ nhật).
- Trong trường hợp bệnh tiến triển, tức ngực còn xuất hiện vào các ngày khác
trong tuần và có thể có biến đổi chức năng hô hấp (giảm thể tích thở ra tối
đa/giây). Ngoài ra người bệnh có thể có các triệu chứng khác như: ho, khô mồm,
mệt mỏi, nhức đầu và có thể sốt. Các triệu chứng trên mất đi trong vòng3-6 giờ.
c- Biện pháp dự phòng
Cần thiết ứng dụng các công nghệ kín sạch kết hợp với các biện pháp kỹ thuật vệ
sinh để đưa nồng độ bụi về TCVSCP, đồng thời công nhân cần tuân thủ các quy
tắc AT-VSLĐ trong khi làm việc và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
4. Bệnh viêm phế quản mạn tính
a- Nguyên nhân gây bệnh
Tiếp xúc nghề nghiệp với các loại bụi, nồng độ bụi vượt quá giới hạn tối đa cho phép,
hoặc phải tiếp xúc với các hơi khí độc như SO
2
, H
2
S .v.v có trong môi trường lao
động với thời gian tiếp xúc ít nhất là 3 năm.
b- Biểu hiện của bệnh
- Ho và khạc đờm trên 2 tháng trong một năm và liên tục trên 2 năm.
- Khó thở khi gắng sức và khó thở về đêm.
Ngoài ra, có thể biến đổi chức năng hô hấp: giảm thể tích thở ra tối đa/ giây.
c- Biện pháp dự phòng
- Biện pháp kỹ thuật: có biện pháp tích cực giảm ô nhiễm môi trường lao động
- Biện pháp cá nhân: sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Không ăn uống và hút
thuốc trong khi làm việc.
- Biện pháp y tế: y tế cần phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh viêm phế quản
để việc điều trị có hiệu quả.
Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (do tiép xúc với hoá chất)
5. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
a- Nguyên nhân gây bệnh
- Do người lao động phải làm việc trong môi trường có bụi, hơi mangan hoặc hợp
chất mangan ở nồng độ cao quá giới hạn cho phép (0,3 mg/m3 trung bình 8 giờ).
- Thường gặp ở một số ngành nghề như: hàn điện, hàn các điện cực bằng sắt và
mangan. Khai thác quặng: các thao tác tạo nên nồng độ bụi nhỏ mịn cao nhất và
nguy hiểm nhất là khoan, đập nhỏ quặng, bắn mìn, nhất là khoan bằng hơi nén
qua các vỉa đá của quặng. Trong quy trình khai thác, nhiễm độc thường xảy ra ở
công nhân xay, nghiền, sàng và sấy khô.
- Trong công nghiệp luyện sắt thép, hơi khói bốc lên khi quặng Mn nóng chảy có
hàm lượng Mn cao nên cực kỳ độc hại.
- Nhiễm độc mangan xuất hiện sau một thời gian tiếp xúc nghề nghiệp với bụi hay
hơi bioxyt man gan từ 2 năm cho tới trên 20 năm.
b- Biểu hiện của bệnh
- Các triệu chứng về thần kinh rõ rệt nhất và là chủ yếu. Lúc đầu thường là nhức
đầu, suy nhược, ngủ kém, rối loạn thăng bằng, dáng đi vụng về, ngượng ngập. Ở
giai đoạn bệnh phát triển sẽ có những triệu chứng giống hội chứng Packinson,
run tay nhẹ còn làm được việc, nhưng sau đó run nặng, bệnh nặng thêm, không
lao động và tự phục vụ được.
- Việc phát hiện bệnh sớm cũng chỉ chủ yếu dựa vào các triệu chứng như: nhức đầu,
ngủ kém, dáng đi ngập ngừng.
- Nhiễm độc mangan có thể gặp ở nhiều thể. Thể phổ biến nhất là thể thần kinh.
Ngoài ra, còn gặp các rối loạn nội tiết, huyết học, tiêu hoá, các tổn thương gan,
thận, phổi, mũi họng.
c- Cách phòng chống
- Biện pháp kỹ thuật: tổ chức hệ thống thông hút gió, hút bụi và hơi khí độc tại
nguồn phát sinh. Trong mỏ mangan phải thay thế khoan khô bằng khoan ướt.
Loại trừ bụi và hơi khí mangan ra khỏi môi trường lao động
- Biện pháp y tế: khám tuyển để loại những người có tổn thương ở hệ thần kinh,
phổi, rối loạn ở máu hay các cơ quan bài tiết không để họ tiếp xúc với mangan.
Khám định kỳ: 6 tháng/lần đối với công nhân làm việc dưới hầm lò, sử dụng
khoan máy, xay nghiền, sàng 1năm/lần đối với công nhân làm việc ở nơi tiếp
xúc với mangan.
- Tổ chức lao động hợp lý: tại các mỏ mangan nhất là đối với thợ khoan, cần tổ
chức chuyển ca sang làm việc một thời gian ở nơi không phải tiếp xúc với mangan
giúp cho quá trình giải độc tự nhiên tiến hành có hiệu quả hơn.
- Đối với cá nhân: sử dụng trang bị bảo vệ đường hô hấp (như mặt nạ) trong từng
thời gian ngắn khi tiếp xúc nguy hiểm với mangan.
Thực hiện vệ sinh cá nhân, sau lao động phải tắm rửa, thay quần áo lao động và
cấm ăn uống tại nơi lao động.
6. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân
a- Nguyên nhân
- Do người lao động làm việc ở môi trường có hơi thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ
ngân ở nồng độ cao quá giới hạn tối đa cho phép (0,02mg/m3 trung bình trong 8
giờ). Thuỷ ngân vào cơ thể qua đường hô hấp là chủ yếu, đường tiêu hoá rất ít
gặp và qua da lại càng hiếm.
- Các công việc có thể gây bệnh: công việc chế biến khai thác, chế tạo sử dụng
thao tác với thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân. Chưng cất và thu hồi thuỷ
ngân bằng chưng cất các phế liệu công nghiệp; chế tạo sửa chữa các loại nhiệt
kế, phong vũ biểu, áp kế, bơm có thuỷ ngân; Sử dụng thuỷ ngân hoặc các hợp chất
thuỷ ngân trong cấu trúc điện chủ yếu là: dùng bơm có thuỷ ngân trong việc chế
tạo đèn thắp sáng, đèn vô tuyến, bóng điện quang, chế tạo và sửa chữa các máy
chỉnh lưu dòng điện hoặc các đèn có hơi thuỷ ngân. Sản xuất axit axêtic, axêtôn,
điều chế các biệt dược hoặc dược thực vật có thuỷ ngân và hợp chất của thuỷ
ngân; Chế biến da bằng cách sử dụng muối thuỷ ngân: tẩy da bằng nitrat axit
thuỷ ngân, ép lông, làm cho da trở lại dạng tự nhiên nhờ muối thuỷ ngân. Mạ
vàng, mạ bạc, mạ thiếc, mạ đồng, khảm vàng bạc bằng thuỷ ngân và muối thuỷ
ngân, tráng gương; Xử lý và bảo quản các hạt giống và xử lý đất bằng thuỷ ngân
và các hợp chất thuỷ ngân hữu cơ
b- Biểu hiện của bệnh
- Ăn không ngon, sút cân, nhức đầu. Dễ kích thích như: cáu giận, mất ngủ, lo
lắng, trầm uất, giảm trí nhớ, mất tự chủ.
- Viêm miệng: viêm loét niêm mạc, viêm lợi, rụng răng, răng xám đen hoặc đường
viền thuỷ ngân.
- Run cố ý: từ mép môi, lan dần đến tay chân, đặc biệt là khi xúc động.
- Đau bụng ỉa chảy do thuỷ ngân
- Viêm thận tăng đạm huyết.
- Các dấu hiệu khác: dễ đỏ mặt, hay đổ mồ hôi, chứng da vẽ nổi.
c- Cách phòng chống
- Biện pháp kỹ thuật: thực hiện kỹ thuật khoan ẩm, ướt; Phải trang bị dụng cụ bảo
vệ đường hô hấp cho công nhân, tốt nhất là tiến hành sản xuất trong quy trình kín,
không có thuỷ ngân bay hơi.
- Biện pháp y tế: khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần cho công nhân tiếp xúc nghề
nghiệp, nếu thấy có biểu hiện viêm miệng, run phải định lượng Hg niệu. Nếu có
tình trạng nhiễm độc phải ngừng tiếp xúc và cho chuyển nghề. Đồng thời, cần xác
định nồng độ Hg trong không khí môi trường lao động định kỳ, nếu vượt quá giới
hạn phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật làm giảm nồng độ này xuống nếu
không, phải giảm bớt sự tiếp xúc bằng cách giảm giờ làm việc.
- Biện pháp vệ sinh: công nhân phải tắm và thay quần áo lao động sau ca làm việc.
Cấm ăn uống và hút thuốc tại nơi làm việc. Rửa tay bằng xà phòng và bàn chải trước
khi ăn. Rửa miệng thường xuyên bằng clorat kali 2%. Tránh uống rượu, một yếu tố
huận lợi cho sự nhiễm độc.
7. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do chì và các hợp chất của chì
a- Nguyên nhân
- Người lao động làm việc ở môi trường có hơi và bụi chì ở nồng độ cao quá giới
hạn cho phép (0,05 mg/ m3 trung bình trong 8 giờ).
- Những công việc có thể gây bệnh: tất cả mọi việc khai thác, chế biến, điều chế,
sử dụng chì, quặng chì, hợp kim và hỗn hợp có chì, chủ yếu là: khai thác, chế biến
quặng chì và các phế liệu có chì; Thu hồi chì cũ; Luyện, lọc, đúc, dát mỏng chì và
các hợp kim chì; Hàn, mạ bằng hợp kim chì; Chế tạo, xén đánh bóng các vật liệu
bằng chì và hợp kim chì; Đúc chữ in bằng hợp kim chì, vận hành máy đúc chữ,
sắp chữ in; Chế tạo và sửa chữa ắc quy chì; Tôi luyện bằng chì và kéo các sợi dây
thép có tôi luyện bằng chì; Mạ bằng phương pháp phun xì; Điều chế và sử dụng
các oxyt chì và nước chì; Pha chế và sử dụng sơn, véc ni, mực in, matít có gốc là
các hợp chất chì; Chế tạo và sử dụng các loại men có chì, thuỷ tinh pha chì;tráng
men và in hoa đồ gốm bằng hợp chất chì
b- Biểu hiện của bệnh
- Da tái, có đường viền chì, rối loạn tiêu hoá, rối loạn thần kinh thực vật, suy
nhược cơ thể, gầy xanh xao.
- Hội chứng đau bụng chì: đau bụng từng cơn, đột ngột, nôn mửa. Không sốt,
mạch chậm, cơn tăng huyết áp.
- Thiếu máu, hồng cầu có hạt ái kiềm
- -Trị số delta ALA niệu > hoặc = 10mg/l (lấy nước tiểu trong 24 giờ)
- Liệt chì: liệt các cơ duỗi ngón tay và cơ nhỏ, có hình ảnh "bàn tay rủ".
- Bệnh về não do nhiễm độc.
- Viêm dây thần kinh mắt do chì: có khi mù hoàn toàn và vĩnh viễn.
- Viêm thận, tăng đạm huyết.
- Đau nhiều khớp xương, viêm nhiều dây thần kinh do nhiễm độc chì.
- Đối với nhiễm độc chì hữu cơ có một số biểu hiện khác như: không có đường
viền chì Burton, huyết áp giảm rất đặc trưng(tối đa khoảng 70-80mm/Hg, mồ hôi
nhiều, hạ thân nhiệt, giảm nhịp tim.
c- Cách phòng chống
- Biện pháp kỹ thuật: sử dụng các biện pháp ngăn ngừa sự hình thành hoặc sự ô
nhiễm bụi chì hoặc hơi chì. Các quá trình nghiền, đóng gói các hợp chất chì phải
tiến hành tự động, vận hành kín. Phải có hệ thống thông gió, hút bụi, làm ẩm tại
chỗ
- Biện pháp y tế: khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện có người thấm nhiễm phải cho
điều trị, ngừng tiếp xúc nếu cần cho chuyển việc.
- Biện pháp cá nhân: công nhân tiếp xúc với chì phải được trang bị và sử dụng
quần áo bảo hộ lao động, đội mũ, đeo găng.
Tắm giặt, thay quần áo sau ca lao động. Cấm ăn uống và hút thuốc tại nơi làm
việc. Giữ vệ sinh răng, miệng.
8. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen - CH3C6H2(NO)3)
a- Nguyên nhân
- Do phải tiếp xúc với hơi TNT có trong môi trường lao động vượt quá giới hạn
tối đa cho phép (0,1 mg/m3 trung bình trong 8 giờ).
- Công việc có thể gây bệnh: TNT là thuốc nổ dùng trong quân sự và trong công
nghiệp. Trong quân sự gặp ở các nghề: nấu, đo, cân, nhồi TNT vào quả đạn,
bảo quản bao gói khối thuốc TNT
- Trong công nghiệp dùng TNT trong mìn để phá đá, khai thác mỏ làm đường
và các công việc khác có tiếp xúc với TNT
b- Biểu hiện của bệnh
- Dấu hiệu thiếu máu: da niêm mạc tái nhợt
- Tổn thương gan mạn tính: xơ gan, vàng da
- Tăng metHb huyết: môi xanh tím, khó thở, buồn nôn
- Viêm, loét dạ dày, tá tràng
- Đục nhân mắt
- Xét nghiệm cận lâm sàng: các chỉ số chỉ số huyết học có biểu hiện thiếu máu
c- Biện pháp dự phòng
- Nơi sản xuất, bảo quản và sử dụng thuốc nổ cần thực hiện tốt công tác ATVSLĐ.
- Cần thiết có sự thông gió thích hợp để nồng độ TNT ở mức thấp hơn TCVSCP
- Công nhân cần được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và có nơi tắm, rửa sau
lao động.
- Y tế cần thường xuyên theo dõi sức khoẻ của công nhân, khám sức khoẻ định
kỳ 3 tháng/ lần và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện sớm TNT.
9. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen vô cơ
a- Nguyên nhân
- Người lao động tiếp xúc nghề nghiệp với asen ở môi trường có nồng độ asen hay
các hợp chất vô cơ của asen vượt quá nồng độ tối đa cho phép (0,03 mg/m
3
trung
bình trong 8 giờ, đối với sự tiếp xúc qua đường hô hấp), ngoài ra có thể qua da,
qua đường tiêu hoá.
- Các công việc có thể gây bệnh : mọi công việc phải thao tác hay hít thở asen và
các hợp chất vô cơ như: xử lý quặng asen, xử lý quặng trong luyện kim mầu có
asen, sản xuất hay sử dụng hoá chất trừ sâu có asen; Sử dụng các hợp chất asen
vô cơ trong xử lý da, sản xuất thuỷ tinh, điện tử
b- Biểu hiện của bệnh
- Nhiễm độc cấp: suy tuần hoàn, loạn nhịp tim; nôn, đau bụng dữ dội, tiêu chảy,
hội chứng tiêu tế bào gan; bệnh não; Rối loạn cầm máu; Khó thở cấp.
- Tổn thương da, niêm mạc: viêm da tiếp xúc, vết loét; Viêm miệng, mũi, loét hay
thủng vách mũi; Viêm màng kết hợp, viêm giác mạc, viêm mi
- Nhiễm độc bán cấp: Viêm da thần kinh; Sạm da; Loạn sừng lòng bàn tay, bàn chân.
- Nhiễm độc mãn tính: Ung thư biểu mô da nguyên phát; Sac côm mạch gan; Ung
thư phổi nguyên phát.
- Đối với nhiễm độc asenua hydrô (AsH3) có biểu hiện bệnh: đái ra huyết sắc tố,
vàng da tiêu huyết, viêm thận tăng đạm huyết, tai biến cấp tính (hôn mê).
c- Cách phòng chống
- Nền phân xưởng và lối đi phải không thấm nước. Phải cọ rửa thường kỳ với nhiều
nước, tường phải nhẵn. Tổ chức thông, hút gió tốt, nơi nào phát sinh bụi hay hơi khí
íđộc phải có hệ thống hút tại chỗ.
- Mặc quần áo bảo hộ lao động thích hợp, không hút thuốc tại nơi làm việc.Y tế
cần tổ chức khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ theo quy định.
10. Bệnh nhiễm độc nicotin
a- Nguyên nhân
- Người lao động tiếp xúc với nicotin ở môi trường có nồng độ nicotin (và bụi
thuốc lá) vượt quá nồng độ tối đa cho phép: 0,5 mg/m3 trung bình 8 giờ (đối với
sự tiếp xúc qua đường hô hấp), ngoài ra có thể tiếp xúc qua da.
- Một số nghề nghiệp chính có thể gây bệnh: các công việc trong quá trình sản
xuất thuốc lá như tước cọng, xấy, sàng, cuốn điếu, đóng bao ; Các công việc thu
hoạch thuốc lá, đóng kiện , vận chuyển.
b- Biểu hiện của bệnh
- Suy nhược thần kinh: đau đầu, kém ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ.
- Tuần hoàn: thay đổi nhịp và tần số tim, thay đổi huyết áp.
- Tiêu hoá: đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn, kém ăn, sút cân.
- Giảm thị lực, viêm màng kết hợp.
- Hô hấp: viêm phế quản mãn, giãn phế nang, giảm thông khí phổi.
c- Cách dự phòng
- Lắp đặt hệ thống thông hút gió để giảm nguy cơ nhiễm độc. Định kỳ xác định
nồng độ nicotin trong không khí tại nơi làm việc để có biện pháp làm giảm nồng
độ xuống dưới giới hạn cho phép.
- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, vệ sinh cá nhân tốt
- Khám sức khoẻ định kỳ, chuyển chỗ làm việc hoặc chuyển nghề đối với những
người bị thấm nhiễm.
11. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu
a- Nguyên nhân
- Do người lao động phải tiếp xúc với hoá chất trừ sâu trong môi trường lao động,
nồng độ hoá chất trừ sâu vượt quá nồng độ tối đa cho phép (đối với sự tiếp xúc
qua đường hô hấp), ngoài ra còn có thể qua da.
- Các nghề nghiệp chính có thể gây bệnh: mọi công việc phải tiếp xúc với hoá
chất trừ sâu như: sản xuất công nghiệp; Đóng gói ; Vận chuyển, lưu kho, bảo
quản; pha trộn, phun rắc.
b- Biểu hiện của bệnh (HCTS lân hữu cơ vŕ các bamat)
- Nhiễm độc cấp tính: các biểu hiện cường phó giao cảm (nôn, đau bụng, đổ mồ
hôi, chẩy nước mắt, ứa nước bọt, co đồng tử, phů phổi, co giật vŕ co cứng cơ,
liệt, hôn mę), giảm hoạt tính men acetylcholinesreraza.
- Nhiễm độc măn tính: suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật (nhức đầu,
choáng váng, giảm trí nhớ, mệt mỏi, ngủ kém, ăn không ngon, run tay, giật nhăn
cầu, liệt nhẹ). Biểu hiện da: sẩn ngứa, chàm.
c- Cách phòng chống
- Người lao động tiếp xúc với hoá chất trừ sâu phải được huấn luyện kỹ với các
biện pháp dự phòng cần thiết. Phải được trang bị bảo hộ lao động như: quần áo,
mũ, ủng, khẩu trang hoặc mặt nạ phňng độc có than hoạt, kính
- Công nhân tiếp xúc phải được khám sức khoẻ định kỳ, nơi lŕm việc phải thoáng mát
- Cơ sở sử dụng HCTS cần thực hiện nghięm ngặt các quy định về sử dụng an
toàn hoá chất trừ sâu.
12. Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng
a- Nguyên nhân
- Người lao động làm việc trong môi trường có hơi benzen ở nồng độ cao quá
giới hạn tối đa cho phép (5 mg/m3 trung běnh 8 giờ).
- Các công việc có thể gây bệnh : Tất cả các công việc chế tạo, sử dụng, thao tác
với benzen vŕ đồng đẳng của nó, sản phẩm có chứa benzen và đồng đẳng của
benzen như: khai thác, chế biến, tinh luyện các chất benzen và đồng đẳng của
benzen; dùng benzen và các đồng đẳng của benzen để điều chế dẫn suất; Điều
chế các dung môi hòa tan cao su, thao tác và sử dụng các dung môi đó; Pha chế
và sử dụng vec ni, sơn, matít, mực in, các chất bảo quản có benzen, chế tạo da
mềm; Dùng benzen làm chất hoŕ tan nhựa thiên nhiên và tổng hợp
b- Biểu hiện của bệnh
- Ở giai đoạn sớm: mệt mỏi, ăn kém ngon, nhức đầu, chóng mặt
- Bệnh tiến triển: có biểu hiện thiếu máu: da xanh tái, hay hoa mắt chóng mặt,
nhức đầu, có thể có khó thở gẵng sức
- Chảy máu: chảy máu nięm mạc, chảy máu cam, chảy máu lợi, rong kinh, bầm
máu, chảy máu dạ dày, có thể chảy máu ở phủ tạng (gan, thận, lách, màng não,
não) trong trường hợp nhiễm độc nặng.
- Bệnh bạch cầu
- Các xét nghiệm cận lâm sàng : xét nghiệm máu: giảm hồng cầu, bạch cầu và
tiểu cầu; trị số phenol niệu ( lấy nước tiểu 24 giờ) lớn hơn hoặc bằng 50mg/l.
c- Cách phòng chống
- Biện pháp kỹ thuật: tuân thủ các nguyęn tắc bảo đảm an toŕn trong các nhà máy có
sử dụng benzen làm nguyên liệu. Máy móc bảo đảm thật kín và có hệ thống hút gió;
Định kỳ phải kiểm tra môi trường lao động để xác định nồng độ benzen trong không
khí; Quy định tỷ lệ benzen trong dung môi theo đúng quy phạm của Nhà nước.
- Biện pháp y tế: tổ chức khám tuyển để loại các đối tượng dễ bị nhiễm độc như :
dưới 18 tuổi, phụ nữ có mang hoặc đang cho con bú khám sức khoẻ định kỳ
cho công nhân nhằm phát hiện công nhân nhiễm độc.
- Biện pháp cá nhân: công nhân tiếp xúc với benzen phải mặc quần áo bảo hộ lao
động, sau khi lŕm việc phải tắm nước ấm với xŕ phňng. Trong điều kiện làm việc
nếu nồng độ benzen cao > 1mg/l phải sử dụng các loại mặt nạ có hộp lọc than
hoạt tính. Ngoŕi ra công nhân cần chú ý: cấm rửa tay bằng benzen hoặc các dung
môi khác có chứa benzen, tránh vứt bừa băi hay sử dụng các khăn lau thấm
benzen, cấm ăn uống nơi lŕm việc, không uống rượu, cần đi khám bệnh khi thấy
mệt mỏi bất thường, ăn không tięu, gŕy yếu, chảy máu
Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
13. Bệnh giảm áp nghề nghiệp
a- Nguyên nhân
- Người lao động lŕm việc trong điều kiện áp suất cao hay không khí nén (thợ lặn,
thợ lao động trong hňm chěm). Bệnh giảm áp nghề nghiệp có thể cấp tính (bệnh
xuất hiện ngay sau khi giảm áp), thể mạn tính (bệnh xuất hiện sau thời gian tiếp
xúc khoảng 1năm).
- Các nghề nghiệp có thể gây bệnh: thợ lặn, thợ lŕm việc trong hňm chěm; Một số
công nhân lao động trong ngŕnh xây dựng cầu, ngŕnh dầu khí, hŕng hải cũng phải
lao động trong điều kiện không khí nén.
b- Biểu hiện của bệnh
- Bệnh giảm áp cấp tính: đau ở các chi, nôn đau vůng thượng vị, choáng váng,
ngứa và tê các chi, khó thở, đau đầu, động kinh, rối loạn thị giác, rối loạn mạch
vŕnh, nhịp tim không đều, giảm huyết áp.
- Bệnh giảm áp măn tính: đau mỏi đầu chi, cứng khớp, giới hạn cử động, teo cơ,
giảm thính lực
- Xác định bằng chụp X quang: hốc xương, tięu xương có hoặc không có tổn
thương khớp vai, háng, khớp gối có thể biến đổi xương cňn gặp ở đầu trên và đầu
duới xương đùi, ở đầu và thân xương cánh tay.
c- Cách phòng chống
- Lao động ở hòm chìm: tăng áp suất làm 3 giai đoạn theo đúng quy trình. Thời
gian lao động trong không khí nén không được quá 6 giờ một ngày. Khoảng cách
giữa 2 ca lao động liên tiếp không được dưới 12 giờ. Sau khi giảm áp, ra khỏi
hầm chìm phải có nước nóng cho công nhân tắm. Tuyệt đối không được hút thuốc
trong hầm chìm.
- Đối với thợ lặn: phải trên 18 tuổi và dưới 40 tuổi; thời gian ở dưới nước trong
một hay nhiều lần lặn, kể cả thời gian giản áp không được quá 3 giờ/ngày.
- Phải tổ chức khám tuyển và sức khoẻ định kỳ cho công nhân(6 tháng/1lần).
14. Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp
a- Nguyên nhân gây bệnh
- Người lao động phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ (bức xạ ion hoá) tự nhiên
hoặc nhân tạo, tia X, có liều chiếu vượt quá giới hạn tối đa cho phép (1,2 mrem/h
nếu làm việc thường xuyên với thời gian t = 40 h/tuần hoặc 2,4 mrem /h nếu làm
việc < 20h/ tuần).
- Tiếp xúc với phóng xạ thường gặp ở các nghề: Sản xuất chất phóng xạ như mỏ
uran, nhà máy sử lý quặng uran; Các phòng nghiên cứu hay xưởng sản xuất các
nguyên tố phóng xạ; Công việc vận chuyển chất phóng xạ hoặc những nơi chứa
chất thải phóng xạ; Những cơ sở sử dụng chất phóng xạ: trong y học, sinh học,
nông học và trong một số ngành công nghiệp.
b- Biểu hiện của bệnh (Sự nhiễm xạ có thể là nhiễm xạ nội chiếu, chiếu xạ hoặc
nhiễm xạ ngoại chiếu)
- Thể nhẹ: có biểu hiện rối loạn điều hòa thần kinh (mất thăng bằng hệ thần kinh
tự trị), dễ bị kích thích. Huyết áp giảm, mạch nhanh và nhịp không đều. Rối loạn
vận động ruột và chức năng mật.
- Thể tiến triển: ức chế tiết dịch vị, huyết áp hạ kéo dài và có biến đổi điện tâm đồ.
Đối với phụ nữ: rối loạn chức năng buồng trứng, kinh nguyệt giảm. Giảm sản tuỷ
xương (giảm bạch cầu hạt và lim phô bào), giảm tiểu cầu. Viêm da mạn tính do
nhiễm xạ ngoại chiếu: Loạn cảm giác, đau, ngứa, khô da, nứt nẻ da, tăng sừng
hoá, xung huyết, loét da. Đục nhân mắt.
- Các dấu hiệu muộn khác: ung thư da, ung thư xương, bệnh bạch cầu tuỷ
c- Biện pháp dự phòng
- Để ngăn ngừa tình trạng chiếu xạ người ta sử dụng các biện pháp sau: bảo
vệbằng khoảng cách: lượng chiếu xạ giảm nhanh theo khoảng cách, do vậy
cần tránh xa nguồn phóng xạ khi thao tác phải dùng các phương tiện điều
khiển từ xa; Bảo vệ bằng che chắn: một tia phóng xạ mất đi một phần hoặc
toàn phần năng lượng khi đâm xuyên qua vật chất. Tính chất này còn phụ
thuộc vào tia phóng xạ và màn che chắn; Bảo vệ bằng thời gian: hoạt tính
của một nguyên tố phóng xạ giảm theo thời gian, do đó lưu lượng liều phóng
xạ phát ra cũng giảm theo thời gian.
Bảo vệ bằng cách ly với quần áo bảo hộ lao động: để đề phòng những tia phóng
xạ từ ngoài vào người ta sử dụng tấm che chắn bằng chì, bằng bê tông đối với tia
X, tia gamma, bằng chất dẻo đối với tia bęta
- Thường xuyên đo kiểm tra tình hình nhiễm xạ tại nơi lŕm việc
- Trang bị cho công nhân viên khi làm việc được mang một chiếc máy đo liều
phóng xạ dưới hình thức bút, phim
- Cần tổ chức khám tuyển cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ hàng tháng hoặc
từ 3-6 tháng, chú ý tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh
lý do phóng xạ gây ra.
15. Bệnh điếc do tiếng ồn
a-Nguyên nhân
- Điếc nghề nghiệp là một bệnh do tiếng ồn của môi trường lao động, có cường độ
cao trên mức gây hại, tác động như một vi chấn thương âm, trong một thời gian
dài, gây tổn thương không hồi phục ở cơ quan Corti tai trong.
- Người lao động làm việc trong môi trường: có tiếng ồn từ 85 dB A trở lên, có
thời gian tiếp xúc liên tục với tiếng ồn nói trên là 8 giờ trong một ngày làm việc;
nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn > 10 giờ /ngày thì tiếng ồn quy định thấp nhất
có thể là 80dB (AI).
b- Biểu hiện của bệnh
- Triệu chứng lâm sàng: nghe kém cả hai tai, không nghe được cả các tiếng cao,
tiếng nói nhỏ; không có tổn thương tiền đình như mất thăng bằng, chóng mặt.
- Đo thính lực âm hoàn chỉnh: có biểu hiện tổn thương cả đường xương và đường
khí, đường biểu diễn trùng nhau; thể hiện điếc tiếp âm loa đạo đáy hay toàn loa
đạo (khuyết chữ V, đỉnh ở 4000 Hz) hoặc trong khoảng 3000-6000 Hz; Thể
hiện điếc hai tai đối xứng.
c- Cách phòng chống
- Biện pháp kỹ thuật: Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh, cách ly nguồn phát sinh
tiếng ồn hoặc bọc kín máy gây ồn nhiều
- Biện pháp cá nhân: dùng nút tai chống ồn bằng sáp, bông hoặc cao su xốp, chất
dẻo , chụp tai , đồng thời sắp xếp thời gian nghỉ ngắn xen kẽ thời gian lao động,
có các phòng yên tĩnh để công nhân nghỉ ngơi
- Biện pháp y tế: Phát hiện sớm và phải có cách xử lý phù hợp. Tiến hành kiểm tra
sức khoẻ công nhân định kỳ, đối với những người làm việc trong môi trường có
tiếp xúc với tiếng ồn phải tiến hành các phép đo như: nghiệm pháp mệt mỏi thính
giác: nghiệm pháp này cho phép xác định sự mệt mỏi thính giác hoặc khả năng
hồi phục thính lực; Đo thính lực sơ bộ để phát hiện sớm các trường hợp bị giảm
thính lực do tiếng ồn.
16. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
a- Nguyên nhân gây bệnh
- Do người lao động phải tiếp xúc với rung động có tần số cao từ 15 Hz trở lên,
biên độ hay vận tốc vượt quá giới hạn tối đa cho phép (Vhđ 4cm/s trong 8 giờ)
- Gặp ở các nghề khi người lao động phải thao tác với các dụng cụ hơi nén cầm
tay như máy khoan, búa dũa, búa tán rinę hoặc sử dụng các máy chạy bằng động
cơ nổ cầm tay như máy cưa, máy cắt cỏ
b- Hội chứng của bệnh
- Đau các khớp xương như khớp cổ tay, khuỷu tay và khớp vai, thường triệu chứng
đau xuất hiện lúc bắt đầu hoặc sau lao động. Cử động khớp bị giới hạn khi gấp
hoặc duỗi khớp.
- Có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh Raynaud nghề nghiệp: đau, dấm dứt
và rối loạn cảm giác nóng, lạnh trong các ngón tay.
- Hình ảnh X quang có thể nhận thấy: khuyết xương, lồi, gai xương và dị vật trong
khớp
c- Biện pháp dự phòng
- Biện pháp kỹ thuật: cần phải giảm ồn, rung ngay tại nguồn (hai yếu tố ồn, rung
thường cùng phối hợp). Tuy vậy giải quyết về mặt kỹ thuật thường là khó. Nên
giảm trọng luợng các dụng cụ hơi nén.
- -Biện pháp vệ sinh cá nhân: Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như đeo
găng tay lót cao su, đệm mút hay đệm bông để giảm rung. Sau lao động nên ngâm
cẳng tay, bàn tay vào nước ấm và xoa bóp. Thời gian lao động không quá 5 giờ,
nếu tiếp xúc liên tục và không quá 3 giờ nếu tiếp xúc liên tục.
Nhóm 4: Các bệnh da nghề nghiệp (do tiếp xúc với hoá chất)
17. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề
nghiệp do crôm)
a- Nguyên nhân
- Do hít thở phải hơi, bụi crôm ở nồng độ cao quá giới hạn cho phép (0,05mg/m3
trung bình trong 8 giờ đối với crôm VI) trong môi trường lao động.
- Những công việc có thể gây bệnh: chế tạo ắc quy, luyện kim, chế tạo nến sáp,
thuốc nhuộm, đồ gốm, bột màu men sứ, thuỷ tinh, xi măng, cao su, gạch chịu lửa,
bột kim nhôm, mạ điện, mạ crôm.
b- Hội chứng của bệnh
- Tổn thương do kích thích: loét da, niêm mạc (tổn thương loét mắt chim câu, loét
hoặc thủng vách ngăn mũi).
- Tổn thương do dị ứng: viêm da, chàm tiếp xúc (sẩn, mụn nước, ngứa trên nền da
đỏ)
c- Biện pháp dự phòng