Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học Ngữ văn ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.45 KB, 20 trang )

Danh mục chữ cái viết tắt
STT Chữ cái viết tắt Giải nghĩa chữ cái viết tắt
1 BDTX Bồi dỡng thờng xuyên
2 GD Giáo dục
3 GS Giáo s
4 GV Giáo viên
5 GVG Giáo viên giỏi
6 KHKT Khoa học kỹ thuật
7 KS Khảo sát
8 MĐ Mức độ
9 NVĐ Nêu vấn đề
10 NXB Nhà xuất bản
11 SGK Sách giáo khoa
12 THCS Trung học cơ sở
13 VD Ví dụ
PHN I: Đặt vấn đề
1. ý nghĩa về mặt lý luận:
Mục tiêu lớn của ngành Giáo dục đặt ra là: Đổi mới phơng pháp dạy
học hớng tới đào tạo con ngời làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại
có t duy sáng tạo và kỹ năng thực hành giỏi. Các mục tiêu lớn đã đợc pháp chế
hóa trong Luật Giáo dục điều 24/2: Phơng pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dỡng phơng pháp tự học, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Mục tiêu của chơng trình THCS mới nhấn mạnh tới sự hình thành và
phát triển các năng lực chủ yếu của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nớc, năng lực hành động,
năng lực thích ứng , năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng định.
Dạy học ngữ văn theo hớng tổ chức hoạt động phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động sáng tạo của học sinh đang là yêu cầu hàng đầu của sự đổi


mới.
Từ năm 1996 cho đến nay đã có không ít các giáo s tiến sỹ nghiên cứu
biên soạn các tài liệu về phơng pháp dạy học văn trong đó đặc biệt chú ý ph-
ơng pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề( gọi tắt là dạy học nêu vấn đề): Tác
giả Phan Trọng Luận- Vũ Nho- Cao Đức Tiến, Giáo s Đặng Vũ Hoạt Tài liệu
BDTX chu kỳ 1997- 2000 của NXBGD; Tài liệu BDTX chu kỳ III( 2004-
2007); mới đây ( Tháng 7 năm 2007) cuốn Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục trung học môn Ngữ văn của NXB GD- Vụ GD trung học đã dề cập
đến vấn đề: Dạy học nêu vấn đề trong giảng văn. Có thể nói, dạy học nêu ván
đề trong môn Ngữ văn THCS không phải là phơng pháp mới đối với giáo viên.
Điều đáng chú ý là việc tập dợt cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề
không chỉ thuộc phạm trù phơng pháp dạy học mà đã trở thành một mục tiêu
giáo dục bảo đảm cho học sinh thích ứng đợc với sự phát triển của xã hội hiện
đại.
2. ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Vấn đề tìm tòi sáng tạo những con đờng để phát huy chủ thể học sinh
trong dạy học nói chung trong môn Ngữ văn nói riêng đã đợc chú ý trong suốt
mấy chục năm qua. Dạy học nêu vấn đề đợc vận dụng trong môn Ngữ văn có
nhiều u điểm nổi bật. Song có nhiều giáo viên nhìn nhận đánh giá không đúng
về dạy học nêu vấn đề có thiên hớng đối lập, tách biệt với các kiểu dạy học
truyền thống. Còn có những ngộ nhận giữa câu hỏi thờng với câu hỏi nêu vấn
đề Dạy học nêu vấn đề là kiểu dạy học hiện đại đáp ứng đợc nhiệm vụ dạy
học trong thời kỳ bùng nổ thông tin và phát triển của KHKT đó là không chỉ
dạy học sinh tri thức mà còn dạy cách làm ra tri thức, không chỉ dạy học sinh
tiếp nhận ghi nhớ thông tin mà còn dạy học sinh chủ động lựa chọn thông tin
xử lý thông tin hiệu quả.
Dạy học nêu vấn đề phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại. Vận dụng
dạy học nêu vấn đề trong bộ môn Ngữ văn là phơng pháp tích cực hóa các
hoạt động học tạp của học sinh giúp cải thiện tình trạng học sinh chán học
văn, nhằm kích thích hứng thú học tập ở học sinh.

3. Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học môn Ngữ văn nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học, nâng cao chất lợng dạy học bộ môn
khắc phục tình trạng học sinh không thích học văn hiện nay.
4. Phơng pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phơng pháp: Điều tra, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực
trạng việc vn dng dy hc nờu vn trong dy hc Ng vn THCS,
phơng pháp phân tích, tổng hợp
5. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tợng: Học sinh bậc THCS
- Phạm vi: Các giờ dạy học văn bản môn Ngữ văn tại trờng THCS
Thanh Hà- Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ.

PHần II: Giải quyết vấn đề
1.Cơ sở lý luận:
1.1. Khái niệm dạy học nêu vấn đề:
Dạy học nêu vấn đề là một hệ thống tình huống có ván đề liên kết với
nhau và phức tạp dần lên mà qua giải quyết các tình huống đó học sinh với sự
giúp đỡ của thầy cô sẽ nắm đợc nội dung của môn học, cách thức học môn
học đó và phát triển cho mình những đức tính cần thiết để sáng tạo trong khoa
học và trong cuộc sống.
1.2. Vấn đề, tình huống có vấn đề, câu hỏi nêu vấn đề:
GS Phan Trọng Luận trong cuốn giáo trình: Phơng pháp dạy học văn
xuất bản năm 1998 có nêu: Tác phẩm nào cũng có vấn đề cả nhng không phải
bất cứ vấn đề nào trong tác phẩm cũng tự nhiên trở thành tình huống có vấn đề
đối với chủ thể ngời học.
*Vấn đề là gì? Vấn đề đợc định nghĩa nh là mâu thuẫn giữa sự hiểu biết
và không hiểu biết, nó chỉ đợc giải quyết bằng con đờng tìm kiếm lời giải đáp
cho những câu hỏi đã nảy sinh ra.
Vấn đề trong tác phẩm văn chơng là mâu thuẫn giữa tri thức văn học,

phơng thức phân tích cắt nghĩa, bình giá tác phẩm đã có ở học sinh với các
giá trị nội dung t tởng và giá trị thẩm mĩ cần tìm của tác phẩm. Mâu thuẫn này
chỉ đợc giải quyết bằng những nỗ lực hoạt động sáng tạo và cảm xúc thẩm mỹ
của học sinh.
Giáo viên muốn áp dụng dạy học nêu vấn đề trớc hết phải phát hiện vấn
đề tiềm tàng trong tác phẩm văn học từ đó tạo ra tình huống có vấn đề thu hút
sự hởng ứng của học sinh chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo của quá trình
dạy học nêu vấn đề.
* Tình huống có vấn đề:
Là tình huống trong đó chủ thể nhận thức có trạng thái tâm lý đặc biệt:
cảm thấy có cái khó trong nhận thức hay nói cách khác có mâu thuẫn nhận
thức giữa cái đã biết và cái cha biết đồng thời có mong muốn giải quyết mâu
thuẫn bằng cách huy động những cái đã biết tạo ra phơng thức hành động mới
để đạt đợc hiểu biết mới.
* Câu hỏi nêu vấn đề:
- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi nhằm xác định rõ vấn đề và tạo ra tình
huống có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề cần phải làm rõ đợc các vấn đề tiềm ẩn
trong tác phẩm, gây hứng thú cho học sinh động viên khuyến khích học sinh
giải quyết vấn đề đã nêu.
Câu hỏi nêu vấn đề làm rõ hoặc đặt ra đợc vấn đề ngời nghe vào tình
huống có vấn đề.
* Mối quan hệ của vấn đề, tình huống vấn đề và câu hỏi nêu vấn đề.
- Vấn đề trong tác phẩm văn chơng nào cũng có. Có những vấn đề lớn
bao gồm nhiều vấn đề trung bình, mỗi vấn đề trung bình lại bao gồm một số
vấn đề nhỏ hơn, giản đơn hơn. Phát hiện vấn đề đòi hỏi ở ngời tiến hành một
trình độ cao của sự phát triển trí tuệ và sự thành thục của kỹ năng. Từ chỗ tìm
đợc vấn đề đến chỗ xây dựng đợc tình huống có vấn đề là một yêu cầu cao về
nghệ thuật s phạm đòi hỏi giáo viên phải am tờng tác phẩm, am tờng tâm lý
học sinh, nắm chắc năng lực trình độ học sinh mới có thể biến vấn đề thành
tình huống có vấn đề.

Câu hỏi nêu vấn đề là phơng tiện quan trọng để ngời giáo viên đa vấn
đề vào tình huống có vấn đề.
Nh vậy, vấn đề có sẵn trong đơn vị bài học còn tình huống có vấn đề,
câu hỏi có vấn đề là sản phẩm của nghệ thuật s phạm. Vì thế cùng một bài học
ngời giáo viên có thể dạy theo các phơng pháp truyền thống không liên quan
gì đến dạy học nêu vấn đề. Hoặc có nhiều ngời, có giờ thất bại. Việc thành
công hay thất bại phụ thuộc vào việc đặt câu hỏi nêu vấn đề và xây dựng tình
huống có vấn đề.
2. Thực trạng của việc dạy học nêu vấn đề trong bộ môn Ngữ văn hiện
nay:
ở Việt Nam, dạy học nêu vấn đề có tới 40 năm cọ xát với thực tế song
nó cha đợc vận dụng thực sự có hiệu quả trong giảng dạy môn Ngữ văn. Năm
học 2009- 2010 Tôi đã tiến hành khảo sát 18 giờ dạy học Ngữ văn của giáo
viên trong trờng . Kết quả cụ thể nh sau:
Tổng số
giờ
Vận dụng phơng pháp
nêu vấn đề
Không vận dụng
phơng pháp nêu vấn đề
Ghi chú
Tổng số % Tổng số %
18 11 61 % 07 39%
Trong số giờ vận dụng phơng pháp dạy học nêu vấn đề: 11
- Số giờ GV phát hiện vấn đề, tự mình tạo ra tình huống có vấn đề và tự
mình giải quyết: 06 ( Đây là mức độ thấp nhất của dạy học nêu vấn đề, lý do
là nhận thức của học sinh không đồng đều, hạn chế về thời lợng).
- Số giờ giáo viên nêu vấn đề tổ chức cho học sinh giải quyết một phần
của vấn đề : 03
- Số giờ GV phát hiện vấn đề tạo ra tình huống có vấn đề tổ chức học

sinh giải quyết toàn bộ vấn đề: 02
- Số giờ GV gợi ý để học sinh phát hiện vấn đề, tự nêu tình huống có
vấn đề và tự giải quyết trọn vẹn vấn đề( mức độ cao nhất của dạy học nêu vấn
đề): 0
Trong giáo viên vẫn còn có những ngộ nhận về dạy học nêu vấn đề có
những ý kiến nhìn nhận cha thỏa đáng về dạy học nêu vấn đề. Có xu hớng
tuyệt đối hóa dạy học nêu vấn đề đối lập nó với các phơng pháp dạy học
truyền thống nên vận dụng cha thật thỏa đáng.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề của dạy học nêu vấn đề.
3.1. Các mức độ dạy học nêu vấn đề:
- MĐ 1: Giáo viên phát hiện vấn đề, tự mình tạo ra tình huống có vấn đề
và cũng tự mình giải quyết.
- MĐ 2: GV nêu vấn đề sau đó tổ chức học sinh giải quyết một phần
của vấn đề.
- MĐ 3: GV phát hiện vấn đề tạo ra tình huống có vấn đề tổ chức học
sinh giải quyết toàn bộ vấn đề đã đặt ra.
- MĐ 4: GV gơi ý để học sinh tự phát hiện vấn đề tự nêu lên tình huống
có vấn đề và tự giải quyết trọn vẹn vấn đề.
3.2. Các nguyên tắc của dạy học nêu vấn đề:
3.2.1. Đảm bảo tổ chức tài liệu học tập đi từ chung đến riêng, đi từ
nguyên lý đến vận dụng.
3.2.2. Đảm bảo cho việc dạy học bắt đầu từ tình huống có vấn đề mà
bằng tri thức đã biết, con đờng quen thuộc học sinh tìm ra tri thức mới, cách
thức mới.
3.2.3. Đảm bảo cho học sinh nắm bắt đợc những khái niệm mới và
nguyên lý mới thông qua hoạt động tự lực giải quyết vấn đề học tập chứa đựng
những khái niệm và nguyên lý đó.
3.2.4. Đảm bảo cho học sinh nắm đợc tri thức và cách thức hành động
trí tuệ thông qua các bài tập vận dụng.
3.2.5. Đảm bảo cho học sinh có thủ thuật và cách thức hành động trí tuệ

để giải quyết đợc các vấn đề đặt ra trong các tình huống có vấn đề.
3.2.6. Đảm bảo cho học sinh thu đợc các tín hiệu ngợc dòng.
3.2.7. Đảm bảo giới thiệu cho học sinh nguồn thông tin cần thiết hớng
dẫn họ phân tích, khai thác những nguồn thông tin đó.
3.3.Quy trình của dạy học nêu vấn đề:
a. Học sinh đợc đa vào tình huống có vấn đề.
b. Phân tích tình huống có vấn đề.
- Xác định cái cha biết
- Huy động vốn tri thức đã có ở học sinh để tìm ra cái cha biết( các kiến
thức, các kỹ năng).
c. Đa ra giả thuyết
d. Chứng minh giả thuyết: Có thể chứng minh khẳng định giả thuyết đa
ra là đúng. Nhng cũng có thể chứng minh rằng giả thuyết đó sai để đi đến giả
thuyết mới và lại tiếp tục chứng minh cho đến khi đúng.
đ. Trình bày lời giải đáp.
e. Kiểm tra lời giải đáp
g. Kết luận vấn đề.
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Dạy học nêu vấn đề có thể vận dụng ở tất cả các giờ học Ngữ văn. Nhng
trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ đề cập tới việc dạy học đặt và giải quyết
vấn đề trong dạy Đọc hiểu văn bản.
4.1. Một tình huống có vấn đề trong dạy Đọc hiểu văn bản:
( VD cụ thể)
Tình huống bất ngờ:
Trong truyện ngắn Chiếc lợc ngà ( Ngữ văn 9) của Nguyễn Quang
Sáng hình ảnh ông Sáu khi bị đạn giặc bắn trúng ngực theo lời kể của Bác Ba
Anh đa tay vào túi, móc cây lợc đa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu và Bác Ba
nhận xét chỉ có tình cha con là không thể chết đợc từ cái nhìn của ông Sáu
mà có lời nhận xét của Bác Ba. Theo em vì sao Bác Ba có thể nhận xét nh vậy?
Điều bất ngờ học sinh nhận ra là ông Sáu đang ở vào tình thế nguy kịch

đối mặt với cái chết, giờ phút cuối cùng ấy ông không đủ sức để trăng trối lại
điều gì chỉ đủ sức làm cái việc cuối cùng là Anh đa tay vào túi, móc cây l-
ợc, nhìn tôi một hồi lâu cái nhìn ấy của ông với ngời đồng đội thay mình
thực hiện mong ớc của con bởi thế nên ngời đồng đội- Bác Ba đã cảm nhận đ-
ợc sự bất tử của tình phụ tử thiêng liêng kiên định chỉ có tình cha con là
không thể chết đợc.
* Trong bài thơ Ông đồ ( Ngữ văn 8) của Vũ Đình Liên có chi tiết:
lá vàng rơi trên giấy vì sao giữa mùa xuân nở rực hoa đào lại có lá vàng
rơi? Chi tiết lá vàng rơi giữa mùa xuân làm xao xác cõi lòng thi nhân, làm
rung động bao ngời đọc. Đó là câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất bài thơ, miêu
tả mà biểu cảm, ngoại cảm mà kỳ thực là tâm cảnh. Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ
buồn bã mà ở đây lại là rơi trên giấy, những tờ giấy dành viết câu đố của ông
đồ. Vì ông ế nên tờ giấy cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi cũng bỏ mặc
phải chăng đó là chiếc lá cuối cùng của rừng Nho đứt cuống lìa cành?
Tình huống mâu thuẫn:
Tìm hiểu bài thơ Đồng chí( Ngữ văn 9) của Chính Hữu ta bắt gặp
những câu thơ:
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cời buốt giá
Chân không giầy
Thơng nhau tay nắm lấy bàn tay
Hai câu thơp đầu đoạn thơ có chủ thể anh, tôi còn ba câu sau không rõ
miệng ai, chân ai, tay ai, tại sao không nhất quán, sự khác biệt về hình thức ấy
có ý nghĩa gì?( Tạo tình huống mâu thuẫn).
Học sinh suy nghĩ giải quyết- kết luân: Ba câu thơ sau vắng chủ thể
anh, tôi nhắc tới khó khăn ấy không chỉ của anh, của tôi mà là khó khăn
chung của cả dân tộc trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu
thơ có sức khái quát hơn.
-Những câu thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác( ngữ văn 9) của

Viễn Phơng cũng có sự mâu thuẫn tơng tự nh vậy.
Mở đầu tác giả xng con- Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác tất cả
bài thơ là diễn biến tâm trạng và cảm xúc của tác giả nhng đến khổ thơ kết
thúc bài tác giả viết:
Mai về miền Nam thơng trào nớc mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hơng đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Tại sao có đến bốn câu thơ vắng chủ thể nh vậy? Từ con có đến bốn
lần vô nhân xng, đó là một mâu thuẫn. Những câu thơ vắng chủ thể ấy trớc hết
là tâm trạng cảm xúc chính xác hơn là mong muốn của nhà thơ và cũng là
mong muốn của tất cả nhân dân miền Nam, dân tộc Việt Nam. Kết lại bài thơ
trong cảm xúc ấm áp tin tởng tấm lòng thủy chung của nhân dân Miền Nam
đối với Bác vẫn sắt son.
Tình huống lựa chọn
* Bài thơ Qua đèo Ngang( Ngữ văn 7), Bà Huyện Thanh Quan viết:
Cỏ cây chen đá lá chen hoa. Có thể thay từ chen bằng từ xen hay từ
ôm, ấp đợc không? Tại sao? Tạo ra tình huống buộc học sinh đa ra cách lý
giải để lự chọn cách giải quyết tối u nhất. Cũng nh vậy từ chen trong câu
thơ gợi lên ý nghĩa về sự đông đúc, rậm rạp hoang vu, cỏ cây, đá, lá, hoa bao
nhiêu sự vật chen chúc một không gian sinh tồn. Hai từ chen đặt trong câu
thơ bảy chữ có giá trị gợi hình ảnh gợi các ấn tợng về cảnh chen chúc, rậm
rạp, hoang vu.
Nếu thay bằng từ xen chỉ gợi đợc sự đông đúc mà không thấy đợc
cảm giác đầy chật của cảnh vật cái hoang sơ của đèo Ngang trong cái nhìn của
một nữ sỹ tha hơng vào lúc chiều tà.
Nếu thay bằng từ ôm, ấp không diễn tả đợc tâm trạng của nhà thơ
vì trong cái nhìn của Bà Huyện Thanh Quan thì cảnh đèo Ngang hoang sơ
không thể làm ấm lòng một trí thức Bắc Hà khi mà trong lòng đang mang
nặng niềm hoài cổ.

*Nếu thay từ con trong câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng
Bác bằng từ: cháu, tôi, ta, mình sắc thái ý nghĩa từ đó có phù hợp
với tình cảm tác giả muốn bộc lộ không?
Học sinh chọn cách giải quyết vấn đề: Nếu thay từ con bằng từ
cháu, tôi, mình sắc thái biểu cảm thay đổi, ý thơ không thay đổi nhiều
song không phù hợp với tình cảm tác giả muốn bộc lộ. Bởi sinh thời:
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Tình cảm của tác giả đối với Bác là tình cảm ruột thịt. Không từ ngữ
nào có thể nói đợc cảm xúc của nhà thơ ấm áp hơn từ con.
Tình huống phản bác ( tranh luận):
*Phân tích bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ
( Ngữ văn 9) có ngời nhận xét: mặt trời của mẹ em nằm trên lng đã diễn tả
cái nóng nh mặt trời của em bé nằm trên lng mẹ để nói lên nỗi vất vả của ngời
mẹ Tà Ôi.
Theo em nhận xét nh vậy có đúng không?
Học sinh trình bày lý do để phản bác: Tác giả miêu tả mặt trời của thiên
nhiên và mặt trời của mẹ đặt trong mối quan hệ đối sánh. Mặt trời của bắp thì
nằm trên đồi, mặt trời ấy đem lại sự sống cho cây bắp, em Cu Tai trên lng mẹ
là mặt trời của mẹ, là nguồn sống, nguồn vui, nguồn hạnh phúc ấm áp là niềm
hy vọng, niềm tự hào của mẹ, em là động lực để mẹ vợt qua gian khổ- vì thế
không thể hiểu theo ý kiến trên.
*Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt ( ngữ văn 9)Tác giả
viết: Ôi kỳ lạ và thiêng liêng Bếp lửa! bếp lửa vốn rất quen thuộc đối
với mỗi ngời dân Việt Nam, mỗi gia đình Việt Nam nhng với một ngời đã
từng trởng thành suy ngẫm về bếp lửa gắn với hình ảnh ngời Bà yêu kính, bếp
lửa của bà đợc nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà- ngọn lửa của tình thơng
của niềm tin, sự sống, ngọn lửa ấy bất diệt không thể dập tắt đợc, nó cháy lên
trong mọi hoàn cảnh- vì thế bếp lửa là kỳ lạ. Bếp lửa thiêng liêng vì nơi ấy ấp
ủ và sáng lên mãi tình cảm bà cháu trong cuộc đời mỗi con ngời yêu gia đình

quê hơng.
Tình huống giả định.
- Tình huống giả định là một sự giả định để làm rõ vấn đề hay sự việc cần tìm
hiểu đánh giá tình huống này giúp học sinh đợc biểu lộ năng lực thích ứng
trong tình huống của cuộc sống, học sinh đợc nhập vai.
* Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá Vàng ( ngữ văn 6) lần nào
mụ vợ sai ông lão cũng ngoan ngoãn theo đúng lời mụ vì thế địa vị của ông
lão ngày càng thấp kém so với mụ vợ và còn suýt bị mất mạng. Mặt khác ông
lão còn gián tiếp tiếp tay cho lòng tham và cái xấu của mụ vợ gia tăng. Em
hãy cho ông lão một lời khuyên ông nên làm theo yêu cầu của mụ vợ đến đâu
là vừa?
Học sinh tự bộc lộ, tìm kiếm lời khuyên.
*Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều ( ngữ văn 9) của Nguyễn Du,
tác giả nếu chỉ tả kỹ Thúy Vân sau đó thêm hai câu thơ:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Ngời đọc có thể hình dung ra Thúy Kiều hay không? Tại sao Nguyễn
Du lại dùng nhiều câu thơ nữa để miêu tả Thúy Kiều?
>Tạo ra tình huống học sinh tranh luận giả định rồi lựa chọn, tranh luận
> Học sinh thấy rõ thủ pháp đòn bẩy của Nguyễn Du khi tả kỹ Thúy Vân
làm nền để tả Thúy Kiều. Sử dụng hai câu so sánh để khẳng định sự vợt trội
của vẻ đẹp Thúy Kiều song cha đủ để gợi ra vẻ đẹp của Thúy Kiều vì vậy tác
gải phải dùng nhiều câu thơ tiếp để làm rõ sự vợt trội đó.
4.2. Thiết kế một giáo án cụ thể vận dụng dạy học nêu vấn đề:
Bài: Đọc hiểu đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều ( Trích
Truyện Kiều- Nguyễn Du)- Ngữ văn 9.
( Thực hiện áp dụng chủ yếu cho phần phân tích văn bản và phần tổng
kết ).
Câu hỏi cho hoạt động dạy Định hớng trả lời cho hoạt động học
I.Tiếp xúc văn bản

II. Phân tích văn bản
( Mã Giám Sinh xuất hiện trong vai một
chàng sinh viên Quốc Tử Giám đi hỏi vợ
làm lẽ, một viễn khách)
? Tác giả Nguyễn Du đã giới thiệu về họ
Mã nh thế nào? ( Lai lịch)
Thông thờng câu thơ lục ngắt nhịp 2/4;
4/2; 2/2/2; câu bát ngắt nhịp
2/6;/6/2;/4/4 nhng 2 câu thơ này ngắt
nhịp có gì đặc biệt?
( Tạo tình huống bất ngờ)
? Nhịp thơ đó góp phần làm rõ tính cách
của nhân vật nh thế nào?
? Câu trả lời của Mã Giám Sinh cho em
biết những thông tin nào về lai lịch của
hắn?
1. Nhân vật Mã Giám Sinh
*Lai lịch:
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng: Huyện Thanh Lâm cũng
gần > 2 câu thơ ngắt nhịp độc đáo:
Câu lục nhịp 2/1/3
Câu bát nhịp 2/1/5
>Nhịp thơ bộc lộ ngôn ngữ đối thoại của
nhân vật Mã Giám Sinh- một kẻ tự xng là
sinh viên Quốc Tử Giám đi hỏi vợ( nghĩa là
có học) nhng câu trả lời của hắn nhát gừng
không có chủ ngữ, không thèm tha gửi, đó
chỉ có thể là lời của kẻ vô học hoặc hợm
của cậy tiền.

=> Lai lịch xuất thân mù mờ, giới thiệu là
khách phơng xa( viễn khách) mà lại xng
quê cũng gần chẳng rõ tên thật là gì chỉ
là chàng sinh viên họ Mã, có biết bao ngời
họ Mã nh thế, hơn nữa huyện Thanh Lâm
thì không biết xóm nào, xã nào đó chẳng
phải là mù mờ sao? Làm sao mà tin ?
+ Diện mạo:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
? Hình dáng diện mạo, cử chỉ của Mã
Giám Sinh đợc tác gỉa tả nh thế nào?
? Thái dộ của tác giả nh thế nào khi sử
dụng các từ nhẵn nhịu, bảnh bao để
nói về nhân vật này?
? Từ diện mạo ấy em biết đợc tính cách
nào của Mã Giám sinh?
? Hình ảnh trớc thầy sau tớ lao xao gợi
cảnh tợng nh thế nào?
? Ghế trên ngồi tót sỗ sàng là cách
ngồi nh thế nào?
? Khi miêu tả Kim Trọng- Nguyễn Du
cũng dùng từ tót. Phong t tài mạo tót
vời; có gì khác nhau giữa tót vời của
Kim Trọng với cử chỉ ngồi tót của Mã
Giám Sinh.
( Tót vời > có nghĩa là tuyệt vời)
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
>Nhẵn nhụi gợi cảm giác về một sự trơ
phẳng lì, bất cận nhân tình, sự thiếu tự
nhiên tỉa tót thái quá > bộc lộ tính cách

trai lơ.
> bảnh bao: Thờng dùng để khen áo
quần trẻ em chứ ít dùng cho ngời lớn, ở cái
tuổi ngoại tứ tuần mà tỉa tót công phu, cố
tô vẽ cho mình ra dáng trẻ cho ra vẻ th sinh
phong lu đó là cái kệch cỡm tính cách trai
lơ đàng điếm => Thái độ của tác giả đả
kích ngầm sâu cay khinh bỉ và căm phẫn
sâu sắc bọn buôn ngời.
+ Cử chỉ:
Trớc thầy sua tớ lao xao

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
-Hình ảnh Trớc thầy sau tớ lao xao gợi
lên cái trật tự thầy- tớ mà hắn cố sắp đặt để
cho ra dáng một kẻ th sinh nhng lại láo
nháo, ô hợp, chẳng còn danh giới thầy- tớ
nữa, lộn xộn ầm ĩ cá mè một lứa.
- Nhảy lên ngồi chiễm chệ, thiếu lịch sự.
Ghế trên là vị trí trang trọng dành cho các
bậc cao niên, huynh trởng đáng kính, kẻ đi
hỏi vợ là hàng con cái mà lại ngồi tót thì
thật là chớng mắt > sự vô lễ, thiếu văn hóa.
> Hành động thói quen của y- thói quen
của kẻ vô học kệch cỡm giả dối, lu manh
> Đó là một kẻ vô học kệch cỡm giả dối,
lu manh.
? Qua diện mạo, lời nói, cử chỉ bản chất
của nhân vật Mã Giám Sinh đợc bộc lộ
nh thế nào?

? Theo dõi những cử chỉ của Mã Giám
Sinh ta thấy tác giả đã chọn lọc những từ
ngữ rất thích đáng dành cho Mã nh thế
nào?
? Nếu nh lúc đến Mã vội vàng
ghế trên ngồi tót thì lúc mua Kiều
hắn lại hết sức chậm rãi tính toán chi li.
- Lúc đầu hắn nói năng cộc lốc, bây giờ
hắn lại dùng lời hoa mĩ giọng điệu lời lẽ
này có gì mâu thuẫn với cử chỉ lời nói ở
trớc đó?
( Tình huống mâu thuẫn)
? Nhân vật Mã Giám Sinh hiện lên trong
đoạn trích là một kẻ nh thế nào đợc khắc
họa ở phơng diện nào?
-Cử chỉ xem hàng, mặc cả, định giá.
- Những từ tác gải sử dụng chọn lọc rất dắt:
đắn đo, ép, thử, cò kè, bớt,
thêm, giờ lâu ngã giá
- Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tờng
Không hề có sự mâu thuẫn từ đầu đến cuối
hắn vẫn là kẻ vô học hợm của giả dối bất
nhân.
- Lúc đầu hắn ngồi tót sỗ sàng là vì hắn
nghĩ hắn có tiền chẳng coi ai ra gì, còn lúc
mua bán mặc cả hắn dùng những lời lẽ hoa
mĩ để đặt câu hỏi giá hàng
đắn đo, cò kè, thêm, bớt mục
đích hạ giá hàng xuống thấp nhất để làm

sao có lợi nhất, hắn lạnh lùng vô cảm trớc
cảnh ngộ của Thúy Kiều > Bản chất con
buôn xảo quyệt của hắn, bản chất của một
kẻ bất nhân mua bán ngời lọc lõi của hắn đ-
ợc bộc lộ thật rõ, bản chất ấy từng lúc bị
bóc trần.
=> Mã Giám Sinh hiện lên qua ngôn ngữ
miêu tả trực diện của tác giả. Hình ảnh Mã
Giám Sinh đợc miêu tả bằng nét bút hiện
thực hoàn chỉnh cả về diện mạo và tính
cách. Mã Giám Sinh đợc khắc họa thật cụ
thể, sinh động đồng thời mang ý nghĩa khái
quát về một loại ngời giả dối vô học, bất
nhân vì tiền.
> Thái độ của Nguyễn Du căm phẫn lên
? Thái độ của Nguyễn Du đối với loại ng-
ời này nh thế nào?
? Thúy Kiều quyết định bán mình để
chuộc cha và em nhng cử chỉ, tâm trạng,
thái độ của nàng lúc này nh thế nào?
? Theo em liệu nàng có nhận ra sự lừa
bịp của Mã Giám Sinh, nếu nhận ra sao
nàng vẫn nhận lời?
( Tình huống giả định)
? Thái độ của Nguyễn Du đối với Thúy
Kiều nh thế nào?
? Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn
án thông qua việc miêu tả đả kích sâu cay
loại ngời giả dối vô học bất nhân vì tiền. Đó
là một trong những nội dung nhân đạo của

đoạn trích.
2. Hình ảnh Thúy Kiều:
- Kiều dù quyết định bán mình chuộc cha
cứu gia đình khỏi cơn tai biến, nàng ý thức
đợc nhân phẩm nên khi bị xem là món hàng
để tên họ Mã đắn đo, cân, ép,
thử nàng buồn rầu, tủi hổ, sợng sùng tái
tê, ê chề đến mất hết cảm giác nh cái bóng
không hồn làm theo đạo diễn của mụ mối
nh một cái máy.
- Với sự thông minh nhạy cảm nàng chắc
đã nhận ra phần nào, nghi ngờ phần nào sự
giả dối của Mã Giám Sinh nhng vì hoàn
cảnh tình thế buộc nàng không còn cách
giải quyết nào khác đành phải chấp nhận
mà thôi.
> Nguyễn Du cảm thấy thơng xót sâu sắc
trớc thực trạng con ngời bị hạ thấp, bị chà
đạp. Nhà thơ nh hóa thân vào nhân vật để
nói lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thúy Kiều
> nội dung nhân đạo của đoạn trích.
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện rất gọn, mạch lạc
kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tích
cách nhân vật bằng những từ ngữ chọn lọc,
đắt tóm trúng thần thái của Nguyễn Du.
2. Nội dung:
trích là gì?
? Đoạn trích bộc lộ nội dung sâu sắc gì?

? Có ý kiến nói rằng trong đoạn trích này
nói riêng, trong Truyện Kiều nói
chung có một hình tợng mới hiện rõ, khi
giấu mặt nhng lúc nào cũng mặc nhiên
chứng tỏ vai trò quan trọng của nó, sức
mạnh khuynh đảo của nó đó là thế lực
đồng tiền nhng lại có ý kiến cho rằng bản
thân đồng tiền chẳng mang tính thiện ác
gì mà vấn đề là ở ngời sử dụng nó nh thế
nào nhằm mục đích gì? ý kiến của em
nh thế nào?
( Tình huống phản bác, tranh luận)
- Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
Đoạn trích là một bức tranh hiện thực về xã
hội đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo
của Nguyên Du.
- Nguyễn Du vừa phê phán đồng tiền( đễ
dàng tha hóa con ngời, lạnh lùng đẩy một
cô gái khuê các xuống địa ngục trầm luân,
biến một cô gái tài sắc vẹ toàn thành một
món hàng giá chỉ vài trăm lạng, Mã Giám
sinh vì tiền mà táng tận lơng tâm )
( Song đồng tiền cũng cứu nguy cho một
gia đình thoát cơn bĩ cực, trong tay những
ngời tốt nh Thúc Sinh, Từ Hải nó lại có ý
nghĩa cứu đợc Kiều ra khỏi lầu xanh).
3. Ghi Nhớ:
( SGK)
4.3. Kết quả của việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2010- 2011 tôi đã tiến hành khảo sát trên tổng số giờ

Đọc hiểu văn bản: 20 giờ.
Kết quả cụ thể nh sau:
Tổng số giờ
khảo sát
Số giờ vận dụng
dạy học nêu vấn đề
Số giờ không vận dụng
dạy học nêu vấn đề
Ghi chú
Tổng số
giờ
% Tổng số
giờ
%
20 18 90 01 10
Trong đó mức độ vận dụng dạy học nêu vấn đề là:
TS giờ
KS
Số giờ vận
dụng dạy
học NVĐ
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
TS % TS % TS % TS % TS %

20 18

90 3 17 5 28 8 44 2 11
Giáo viên đã có ý thức vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học ngữ
văn , các mức độ dạy học nêu vấn đề đã đợc nâng lên.
Kết quả điều tra trắc nghiệm tâm lý học sinh sau giờ học có vận dụng

dạy học nêu vấn đề:
Tổng số học sinh
đợc khảo sát

Số học sinh có
tâm lý thoải mái
hứng thú khi giải
quyết đợc vấn đề
Số học sinh còn
băn khoăn khi
cha giải quyết đ-
ợc vấn đề
Số học sinh
không bày tỏ thái
độ
TS % TS % TS %
46 33 71,7 11 24 2 4,3
Vận dụng tốt phơng pháp dạy học nêu vấn đề kích thích hứng thú học
tập của học sinh, tích cực hóa hoạt động học tập giúp cải thiện đợc tình trạng
chán học văn hiên nay của một bộ phận học sinh.
Phần III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Dạy học nêu vấn đề là một kiểu dạy học tiên tiến phù hợp với nhà
trờng hiện nay, chủ trơng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học
tập làm cho các em quen với việc phát hiện, giải quyết vấn đề trong nhà
trờng và trong cuộc sống.
Trong quá trình triển khai vận dụng dạy học nêu vấn đề ở môn
Ngữ văn THCS đặc biệt là ở các giờ học Đọc hiểu văn bản, bản thân tôi
đã áp dụng có hiệu quả kiểu dạy học này thu hút đợc sự chú ý, sự tham
gia tích cực của học sinh vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra. Thay vì

việc ghi chép thụ động các em đã tích cực hoạt động, các em đợc suy nghĩ,
đợc lựa chọn, đợc bày tỏ ý kiến cá nhân hoặc tham gia cùng nhóm của
mình tiếp thu tri thức hoàn toàn chủ động. Dạy học nêu vấn đề vận dụng
vào bộ môn Ngữ văn có hiệu quả rõ rệt song để vận dụng tốt ngời giáo
viên đứng lớp cần phải đạt đợc các yêu cầu sau:
1.1.Phát hiện vấn đề:
Đây là khâu đầu tiên cần làm khi muốn vận dụng thành công kiểu
dạy học này.
Trớc hết ngời giáo viên phải nắm vững kiến thức( mục tiêu cần đạt
của giờ học theo chuẩn kiến thức kỹ năng), sau đó mới nghĩ tới các phơng
pháp tạo ra kiến thức đó ở ngời học. Xác định đợc vấn đề hay là tổ chức
kiến thức dới dạng vấn đề là khâu bắt buộc khi chuẩn bị bài giảng lên
lớp.
1.2. Xây dựng tình huống có vấn đề:
Đây là bớc quan trọng trong khâu chuẩn bị của giáo viên vấn đề
làm tiềm ẩn, có sẵn trong các tác phẩm văn học khi nó đợc phát hiện thì
đã có sự lao động của ngời giáo viên. Tuy nhiên phát hiện vấn đề có đa
thành tình huống có vấn đề hay chỉ thông báo vấn đề theo kiểu dạy
truyền thống đó là hoạt động phụ thuộc vào năng lực của giáo viên, giáo
viên cần phải đặt ra đợc vấn đề cho học sinh, làm cho các em có ham
muốn tìm hiểu và giải quyết và chắc chắn giải quyết đợc. Vấn đề quan
trọng là tìm ra vấn đề lý thú làm sao để khi học sinh giải quyết đợc vấn
đề sẽ thỏa mãn, vui sớng vì hiểu đợc tri thức mới, hiểu đợc cách chiếm
lĩnh khám phá.
1.3. Hớng dẫn giải quyết vấn đề trên lớp:
Đây là một nghệ thuật s phạm tổng hợp đòi hỏi ngời giáo viên phải
biết triển khai tình huống ( đã thiết kế trong giáo án) trong giờ học. Trớc
hết giáo viên cần tạo đợc cho học sinh tâm thế thoải mái, hứng thú và sẵn
sàng hợp tác để đi vào tìm hiểu tác phẩm. Học sinh đợc đa dần vào tình
huống có vấn đề. Trong quá trình hớng dẫn học sinh giải quyết vấn đề có

thể đa thêm câu hỏi phụ, khơi gợi học sinh duy trì hứng thú tìm tòi.
1.4. Chú ý tính chất hệ thống và chặt chẽ giữa các vấn đề với nhau
và các yếu tố khác trong quá trình phân tích tác phẩm.
1.5. Cần biết vận dụng tốt các phơng pháp dạy học văn với dạy học
nêu vấn đề chẳng hạn nh phơng pháp đọc sáng tạo với dạy học nêu vấn
đề, phơng pháp tái tạo với dạy học nêu vấn đề, phơng pháp gợi mở và dạy
học nêu vấn đề, phơng pháp nghiên cứu và dạy học nêu vấn đề
Khi vận dụng dạy học nêu vấn đề không tuyệt đối hóa hay cô lập
hóa nó khỏi phơng pháp truyền thống mà ngời giáo viên cần phải biết
vận dụng và phối hợp nhịp nhàng khéo léo phơng pháp dạy học nêu vấn
đề với các phơng pháp dạy học khác.
2. Kiến nghị:
Để thực hiện sáng kiến này có hiệu quả:
- Nhà trờng cần chú trọng quan tâm đến công tác tự học, tự bồi dỡng
chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên để các đồng chí tích cực tự giác
đầu t, nâng cao tay nghề và đổi mới phơng pháp dạy học.
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần phong phú, sáng tạo tránh hình
thức qua loa. Tổ chức theo định kỳ hội thi GVG cấp trờng, các giờ thao
giảng, hội giảng để đồng nghiệp học hỏi , trao đổi phơng pháp dạy học và
tích lũy kinh nghiệm quý báu lẫn nhau.
- Bản thân mỗi giáo viên đứng lớp phải luôn tâm huyết, có trách nhiệm,
tận tậm tận lực trớc mỗi bài giảng nhằm đem lại những giờ học bổ ích
cho các em học sinh.

Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi tích lũy từ nhiều
năm trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trờng THCS( mà cụ thể là
hai năm nghiên cứu 2009-> 2011). Đây là bài học đợc rút ra từ thực tế
giảng dạy của cá nhân cũng nh các giờ dự của đồng nghiệp. Với khả năng
còn hạn chế, tôi rất mong nhận đợc sự góp ý quý báu của đồng nghiệp để
sáng kiến kinh nghiệm của tôi vận dụng đạt hiệu quả cao hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hà, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Ngời viết

Trơng Thị Thu Dung
Tài liệu tham khảo
1.Đờng Văn, Hoàng Dân, Đọc- Hiểu văn bản tác phẩm văn chơng
THCS Quyển 1,2, NXB Đại học s phạm, năm 2006.
2.Hoàng Kim Bảo, Nguyễn Hải Châu, Vũ Nho, Nguyễn Quang
Ninh,
Tài liệu bồi dỡng thờng xuyên cho giáo dục THCS chu kỳ III( 2004-2007)-
Quyển 2, NXB Giáo dục, năm 2007.
3. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Nho, Những vấn đề
chung về Đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, năm 2007.
4. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Quang Ninh, Một số vấn đề Đổi mới
phơng pháp dạy học môn Ngữ văn THCS, NXB Giáo dục, năm 2008.
5. Vũ Nho, Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Thúy Hồng, Đỗ Việt
Hùng, Nguyễn Thị Ngọc, Một số vấn đề về Đổi mới phơng pháp dạy học ở
trờng THCS môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT, năm 2002.
6. Vũ Dơng Quỹ, Bình giảng văn 6,7,8,9,NXB Giáo dục, năm 2008
Mục lục
Tên mục Trang
Danh mục chữ cái viết tắt.
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng của vấn đề
3.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Phần III: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục

Đánh giá nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm

×