Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.68 KB, 38 trang )

Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong nghề dạy học, chẳng có gì có thể diễn tả hết niềm vui sướng và
tự hào của giáo viên khi thành quả lao động của mình đạt kết quả cao, nhất
là chất lượng mũi nhọn. Chính vì thế mà mấy năm gần đây đã có một số thầy
(cô) giáo chọn viết đề tài bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Điều này đã
cho thấy rằng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường đang thu hút sự
quan tâm, chú ý của nhiều thầy cô giáo. Nhưng đây là một công việc hết sức
khó khăn, nặng nề đòi hỏi kinh nghiệm, nhiệt huyết và lòng tận tụy cao với
nghề của nhà giáo. Khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, điều trước tiên là
giáo viên luôn gặp phải những câu hỏi khó như: làm sao để khởi động, phát
động ở học sinh niềm đam mê, thích thú khi học văn? Bằng cách nào để
hướng dẫn học sinh viết được bài văn hay, có chất lượng cao trong một thời
gian bồi dưỡng ngắn ngủi? Làm thế nào để các em phát huy hết năng lực
của mình trên một thời gian làm bài trong mấy giờ ấn định ? Làm thế nàơ
để công lao vất vả của thầy và trò không bị uổng phí ? Làm sao để mang lại
niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành tích chung của nhà
trường?
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp và đã từng tham gia bồi dưỡng
HS giỏi môn Ngữ văn nhiều năm nên tôi cảm nhận đó là những câu hỏi đang
thách thức sự lao tâm khổ tứ, ý thức trách nhiệm cùng niềm vui, vinh dự lớn
lao nhất trong sự nghiệp giáo dục của giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ
văn nói riêng. Kế thừa đề tài: Hướng dẫn học sinh viết văn nghị luận – một
số điểm cần lưu ý (của bản thân, đạt giải cấp tỉnh năm 2007), kết hợp với
những trải nghiệm thực tế (dạy học, bồi dưỡng học sinh, chấm thi học sinh
giỏi, …), tôi mạnh dạn tiếp tục trao đổi thêm về kinh nghiệm của bản thân
1
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
đã tích lũy được trong nhiều năm với đề tài Bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ văn 9.


Vì đề tài được đề cập là hết sức phong phú và phức tạp, vì đối tượng
tìm hiểu và phạm vi áp dụng chưa được rộng rãi nên kinh nghiệm này có lẽ
vẫn còn thiếu sót. Tuy vậy, tôi hi vọng và tin tưởng rằng kinh nghiệm này sẽ
có tác dụng thiết thực giúp cho nhiều GV thiết kế và bồi dưỡng học sinh
viết được một bài văn như mong muốn.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Trong đề tài này, tôi mạnh dạn trình bày một số nguyên tắc lí thuyết
cơ bản, thiết thực, nhằm đưa ra một quy trình hoàn chỉnh, trọn vẹn với đầy
đủ các khâu, các bước để cùng các đồng nghiệp trao đổi, lắng nghe, suy
ngẫm nhằm góp phần làm cho công tác bồi dưỡng HS giỏi môn Ngữ văn 9
đạt hiệu quả cao. Đó là mục đích, nhiệm vụ thiết thực của đề tài mà bản
thân tôi mong muốn đề cập.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9 qua nhiều năm học ở trường THCS Ngô Quyền (trường dạy
từ năm 2000 đến năm 2010), xã Cưmta.
- Học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ, xã Eah Mlay, huyện M’đrắk, tỉnh
Đắk Lắk.
- Học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi huyện M’đrắk qua các năm.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Để nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm cho đề tài này, tôi chủ yếu tìm
hiểu ở các em học sinh giỏi lớp 9, trường THCS Hoàng Văn Thụ, xã Eah
Mlay, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk, năm học 2010 - 2011
V. Phương pháp nghiên cứu:
2
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
Với đề tài này, bản thân tôi sử dụng nhóm năm phương pháp chính
như sau:
1. Phương pháp khảo sát và phân loại
2. Phương pháp thống kê
3. Phương pháp so sánh, đối chiếu

4. Phương pháp phân tích
5. Phương pháp tổng hợp

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 :
Nội dung, chương trình Ngữ văn bậc THCS được cấu tạo theo nguyên
tắc đồng tâm, trên cơ sở lấy 06 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập
luận, thuyết minh, điều hành làm trục đồng quy. Trong ý đồ thiết kế của
chương trình, kiến thức giữa ba phân môn Văn – Tiềng Việt – Tập làm văn
luôn có mối quan hệ tích hợp chặt chẽ và có một sự tiếp nối, kế thừa, phát
triển nâng cao rất lôgíc và hợp lí. Chính vì thế nội dung kiến thức trong tâm
của chương trình Ngữ văn lớp 9 tập trung vào ba kiểu văn bản: thuyết minh
– tự sự (học kì 1) - nghị luận (học kì 2).
Chúng ta biết rằng, mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy
đều có đặc thù riêng của nó. Môn Văn cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Phương pháp dạy và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến
3
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó
là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn văn khi đứng lớp. Một
tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể
dạy tốt được và mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học
sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Khác với các đối tượng học sinh
khác trong tiết dạy học đại trà, học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất
đặc biệt về khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng diễn đạt.
Như vậy tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn
bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải biết
tìm tòi, đào sâu suy nghĩ và có quá trình tích lũy kinh nghiệm thì mới có thể
đưa ra được nội dung và phương pháp bồi dưỡng mới mẻ, phù hợp, đạt hiệu
quả. Có như vậy giáo viên mới có thể thuyết phục học sinh, làm cho các em

thực sự hứng thú, yên tâm và tin tưởng vào quá trình bồi dưỡng của thầy. Đó
là mục tiêu của giáo viên bồi dưỡng phải đặt ra. Muốn vậy, giáo viên tham
gia bồi dưỡng phải có tinh thần khắc phục khó khăn, tinh thần trách nhiệm
cao và luôn nhận thấy niềm vui, hạnh phúc thật sự trong công việc mới có
thể biến một thời gian bồi dưỡng ít ỏi đạt được thành công nhất định.
II. Thực trạng của công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ văn 9:
1. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được Ban giám hiệu nhà trường
luôn quan tâm và động viên, khích lệ kịp thời, nhất là có cô hiệu trưởng là
giáo viên văn lâu năm có nhiều kinh nghiệm, có tay nghề vững vàng.
Bản thân là giáo viên đứng lớp nhiều năm nên có điều kiện tích lũy
kinh nghiệm trong giảng dạy và trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài ra, bản thân tôi thường xuyên chủ động dành nhiều thời gian và tâm
4
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
huyết để nghiên cứu, tìm tòi suy ngẫm về chuyên môn qua nhiều tài liệu
đáng tin cậy, qua nhiều dạng đề thi học sinh giỏi các cấp của nhiều tỉnh
thành khác nhau, qua trao đổi học học đồng nghiệp nhằm nâng cao tính hiệu
quả của giờ lên lớp nói chung và giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
Giáo viên được ưu đãi lắp đặt In-tơ-nét nên có nhiều điều kiện thuận
lợi trong việc tìm tòi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm qua nhiều Website tiêu
biểu của nhiều thầy cô giáo trong cả nước.
100 % học sinh có quê quán từ những vùng đất có truyền thống hiếu
học và học giỏi, như Nghệ An và Hà Tĩnh.
b. Khó khăn:
* Về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng trong quá trình giáo
dục nếu thiếu sự phối hợp của gia đình thì kết quả sẽ không hoàn toàn.

Trường THCS Hoàng Văn Thụ là một ngôi trường đóng trên địa bàn xã Eah
Mlay – một xã vùng khó của huyện M’đrắk, dân cư thưa thớt, đi lại khó
khăn, học sinh lại thuộc diện con gia đình kinh tế mới nên cuộc sống còn
gặp nhiều khó khăn nên đã chi phối rất lớn đến việc học tập của các em.
Nhiều bậc phụ huynh mãi miết lao động để chống lại cái nghèo trên mảnh
đất cằn M’đrắk mưa nhiều, nắng ít mà thiếu đi sự quan tâm, động viên, nhắc
nhở con em học tập. Việc học tập của con em họ hầu như chỉ phó thác cho
giáo viên và nhà trường trong mấy tiếng đồng hồ ở trường.
* Về tinh thần, thái độ học tập bộ môn Ngữ văn của học sinh:
Như chúng ta đều biết, với những đặc trưng vốn có, bộ môn Ngữ văn
được coi là một trong những môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
tư tưởng và mục đích dạy - học ở nhà trường THCS. Thế nhưng trong thời
gian gần đây học sinh (thậm chí cả các bậc phụ huynh) đang có xu hướng
xem nhẹ và quay lưng lại với môn Ngữ văn để chạy theo những môn học mà
5
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
các em cho là “mốt”, là “thời thượng”. Vì vậy, các em thường có kiểu học
đối phó chiếu lệ, học hời hợt, học dưng dưng và khô cứng trước các vẻ đẹp
văn học. Các em học sinh thường có thói quen không thèm nắm tác giả,
hoàn cảnh sáng tác; không thèm học thuộc thơ; không thèm tóm tắt một tác
phẩm mà chỉ nắm kiến thức của bài học một cách sơ sài, mơ hồ qua phần ghi
nhớ trong sách giáo khoa. Cho nên khi viết bài, các em thường không có gì
để viết, dẫn đến bài viết nghèo ý, lời văn khô khan, trần trụi. Bởi trong suy
nghĩ non nớt, phiến diện của các em là học văn cốt chỉ đạt điểm trung bình
để không bị hạ loại hay đạt loại thấp khi tổng kết vào cuối kì, cuối năm. Là
giáo viên trực tiếp đứng lớp, khi phải chứng kiến thực trạng và ý thức học
tập đó của học sinh như vậy thì ai mà không thể không buồn phiền, lo lắng?
Chính vì thế mà hiện nay số học sinh giỏi Ngữ văn đang có chiều hướng
ngày càng giảm đi, mà chất lượng của những em được công nhận cũng
không cao, số bài viết giàu “chất văn” ngày cũng càng hiếm đi!

Khi được thầy cô tuyển chọn bồi dưỡng môn văn, nhiều học sinh
không thực sự sôi nổi, hào hứng mà có thái độ xem nhẹ môn Văn. Học sinh
chỉ chịu tham gia đội tuyển văn sau khi được thầy cô tư vấn rằng dễ đậu hơn
các môn thi khác. Có trường hợp học sinh không được chọn vào đội tuyển
các môn khác mới chịu vào đội tuyển Văn một cách miễn cưỡng. Chính vì
thế, đội tuyển học sinh giỏi văn thường ít hơn so với các đội tuyển khác.
* Về chất lượng dạy trên lớp :
Nguyên nhân sâu xa nào tác động đến ý thức, tinh thần và thực tế học
tập của học sinh như nói ở trên? Thẳng thắn mà nhìn nhận rằng ngoài sự tác
động thực dụng của xã hội thì yếu tố giáo viên là mấu chốt. Qua thực tế đi
dự giờ, đi thanh kiểm tra chuyên môn, chúng ta nhận thấy rằng người dạy
văn chưa thực sự tạo được tạo được dấu ấn đẹp, dấu ấn “thân thiện” và “tay
nghề văn” trong suy nghĩ của các em cho nên chưa khơi dậy hết tình yêu
thầy cô trong sáng, niềm yêu thích, hứng khởi với môn học. Thông qua các
6
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
tiết dạy trên lớp, tôi nhận thấy học sinh chỉ thực sự yêu môn học khi học
sinh cảm thấy yêu quý và tin cậy thầy cô bộ môn đó!
Hơn nữa, khi chấm bài cho học sinh, giáo viên văn thường ngại cho
điểm điểm 8 điểm 9, dù bài viết của các em đã có nhiều cố gắng nhưng lại
không sát với đáp án (!?) Chính điều này đã làm vơi đi lòng ham thích học
văn, ý thức phấn đấu của các em cũng nhạt nhòa theo.
* Về quá trình chọn lọc, bồi dưỡng học sinh giỏi:
Những giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi thường là những
giáo viên có kinh nghiệm ở trường sở tại. Nhưng có một bất cập là những
giáo viên đó thường thường chỉ được phân công giảng dạy ở lớp 9 để bồi
dưỡng nên không được bám sát được học sinh từ đầu cấp đến cuối cấp cho
nên hết sức khó trong việc tuyển chọn. Thử hình dung rằng một giáo viên
dạy lớp 6, 7, 8 nhưng đến lớp 9 lại một giáo viên có kinh nghiệm dạy thì liệu
giáo viên đó có nắm được một cách cụ thể điểm mạnh của học sinh để tuyển

chọn ngay từ đầu hay không?
Bên cạnh đó, do thời gian bồi dưỡng chỉ diễn ra trong một thời gian
không dài mà nội dung bồi dưỡng thì rất rộng nên đã gây không ít khó khăn,
trở ngại cho cả thầy và trò trong quá trình bồi dưỡng. Công tác bồi dưỡng
được tiến hành ở các trường sở tại sớm nhất là vào tháng 9 và kết thúc muộn
nhất là vào vào khoảng nửa đầu tháng 2 để các em dự thi cấp huyện. Như
vậy quỹ thời gian bồi dưỡng nhiều nhất cũng chỉ vẻn vẹn trong khoảng 5
tháng. Trong thời gian ấy, cả thầy và trò không những còn phải tham gia dạy
và học trên lớp mà còn phải tham gia các hoạt động chung của trường lớp,
của các tổ chức khác nên thời gian bồi dưỡng vốn không ít ỏi lại bị hạn chế
rất nhiều. Chính vì thế, quá trình chọn lọc và bồi dưỡng thường diễn ra rất
cập rập, vội vã; nội dung bồi dưỡng cũng sẽ bị hạn chế đi rất nhiều. Điều đó
đã tác động không nhỏ đến hiệu quả chung của công tác bồi dưỡng!
7
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
III. Một số giải pháp và biện pháp cơ bản:
1. Giáo viên quan sát và định hướng đối tượng cần bồi dưỡng:
Làm bất cứ công việc gì cũng đều gặp phải những khó khăn, trở ngại
nhất định. Để công sức bồi dưỡng bỏ ra không bị uổng phí và có được “sản
phẩm” chất lượng cao thì nhất thiết giáo viên cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng,
cần phát huy cao độ ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc! Như đã nói
ở trên, những giáo viên tham gia bồi dưỡng thường chỉ dạy các em trong
một hoặc hai năm học, hơn nữa thời gian bồi dưỡng vốn không nhiều lại bị
hạn chế bởi thời gian dạy và học chính khóa trên lớp và các hoạt động phong
trào chung của trường lớp. Đó là những khó khăn lớn nhất thường gặp phải
khi tiến hành bồi dưỡng.
Nhằm khắc phục khó khăn đó, trong nhiều năm tham gia bồi dưỡng
học sinh giỏi, bản thân tôi luôn chủ động theo dõi, tìm hiểu trước một cách
kĩ lưỡng tình hình học tập của các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 thông qua
nhiều kênh thông tin: giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, và chính

các em học sinh để phát hiện một cách chính xác mà không bỏ sót bất kì một
“viên ngọc thô” nào có tố chất văn. Sau khi phát hiện, tôi tiếp tục phối hợp
với giáo viên bộ môn văn từ lớp 6 đến lớp 8 để cùng bồi dưỡng; liên hệ với
phụ huynh học sinh để đôn đốc, động viên các em phát huy năng khiếu trong
quá trình học tập. Trong quá trình theo dõi, tôi thường tổ chức cho học sinh
làm bài kiểm tra thử theo định kì (hai lần/ học kì) với nội dung kiến thức phù
hợp để rèn luyện một số kĩ năng cơ bản cho học và viết văn làm cơ sở thuận
lợi sau này khi các em lên học lớp 9 giáo viên tuyển chọn và bồi dưỡng được
thuận lợi hơn (vì huyện và tỉnh chỉ tổ chức thi học sinh giỏi ở lớp 9).
Nói như vậy có nghĩa là công tác bồi dưỡng học sinh phải được diễn
ra trong một thời gian dài chứ không phải chỉ bó hẹp trong mấy tháng khi
8
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
học sinh bước vào lớp 9. Trong thời gian ấy, giáo viên phải có kế hoạch lựa
chọn và bồi dưỡng một cách hợp lý thì mới có hiệu quả cao.
2. Giáo viên cung cấp tài liệu cần thiết và hướng dẫn học sinh sử dụng:
“Đọc sách là một trong những con đường quan trọng của học vấn.”
Thật vậy, học tập và tìm hiểu bất kì lĩnh vực nào cũng cần có tài liệu tham
khảo. Trong học văn và viết văn, nói không ngoa rằng nếu người học không
tham khảo tài liệu, không đọc những bài văn hay thì chắc chắn rằng sẽ
không có cách cảm thụ tốt, cách viết hay. Bởi đọc tài liệu được coi là “văn
hóa đọc” tối ưu nhất của con người trong thế kỉ XXI.
Chính vì thế, trước và ngay sau khi lựa chọn được đối tượng và thành
lập đội tuyển, giáo viên cần cung cấp thêm và hướng dẫn học sinh tìm đọc
thêm một số tài liệu cần thiết cho quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Đối với
một học sinh giỏi thì yêu cầu kiến thức phải thực sự phong phú, sâu rộng thì
các em mới chủ động, mạnh dạn và làm cho cảm xúc theo lời văn cứ thế
tuôn trào theo nét bút trải dài trên trang giấy trong quá trình làm bài. Nếu
kiến thức mỏng và nghèo nàn thì các em không thể tránh khỏi những lúng
túng, những câu văn què cụt, tối nghĩa trong bài viết.

Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tập làm văn lớp 9, học sinh
học và thực hành lạo lập ba kiểu bài văn: văn tự sự, văn thuyết minh, văn
nghị luận. Cấu trúc của phân môn Tiếng Việt và Văn của bộ môn Ngữ văn
lớp 9 cũng không nằm ngoài trục đồng quy đó. Để tránh lạc hướng trong
khi đọc, tôi chủ động cung cấp và hướng dẫn các em tìm đọc thêm tập trung
vào hai loại sách nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức.
Khi dạy học sinh thực hành tạo lập bài văn nghị luận về một vấn đề tư
tưởng đạo lý, tôi thấy kiểu bài văn này liên quan đến rất nhiều câu tục ngữ,
thành ngữ, ca dao. Bởi thế, nếu học sinh không nắm vững, hiểu sâu về chúng
9
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
thì khó có thể viết được bài văn. Căn cứ vào điều này, tôi cho học sinh đọc
cuốn Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam.
Đối với kiểu bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Đây là kiểu bài rất quan trọng và có
mối quan hệ chặt chẽ với các văn bản được trích học trong chương trình Ngữ
văn THCS nên tôi đã cung cấp và hướng dẫn học sinh đọc thêm những tác
giả và tác phẩm tiêu biểu như: Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến – “nhà thơ của làng cảnh quê hương Việt Nam”, Nguyễn Du –
“người có con mắt nhìn thấy sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”,
Nguyễn Đình Chiểu, ; các tác giả tiêu biểu trước cách mạng tháng Tám:
Ngô Tất Tố, Nam Cao, ; các tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau
cách mạng : Chính Hữu, Kim Lân, Phạm Tiến Duật, Thanh Hải, Viễn
Phương, Có như vậy học sinh mới có vốn kiến thức vững vàng về tác giả,
tác phẩm để dễ dàng vận dụng làm các luận cứ chính xác, có sức thuyết phục
cho luận điểm nêu ra trong bài văn nghị luận đang viết.
Ngoài việc nắm và cảm thụ tác phẩm văn học, học sinh còn cần phải
đọc các cuốn sách bài văn hay, sách bình giảng văn học, sách nghiên cứu lý
luận phê bình về văn học mới thực sự có điều kiện thâm nhập một cách đầy
đủ về tác phẩm đó. Chẳng hạn khi cần nghị luận về bài thơ “Viếng lăng

Bác” (Viễn Phương), giáo viên không thể không hướng dẫn học sinh đọc
thêm tập thơ “Như mây mùa xuân”(Thanh Hải), “Theo chân Bác” (Tố Hữu)
và một số tài liệu khác có liên quan.
Thực tế cho thấy rằng nếu không đọc hoặc đọc ít là một hạn chế rất
lớn không tránh khỏi đối với một học sinh giỏi. Đọc nhiều, đọc rộng sẽ phát
huy được nhiều mặt tích cực, nhất là ở những học sinh có ít nhiều năng
khiếu văn chương . Việc đọc tác phẩm văn học và các tài liệu nghiên cứu
phê bình văn học là một họat động cực kỳ quan trọng trong yêu cầu của
công tác bồi dưỡng. Giáo viên đặc biệt phải hết sức quan tâm đối với học
10
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
sinh và phải có cách đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh để các em có được
những kiến thức cần thiết trong quá trình làm bài. Nếu học sinh chưa có ý
thức đọc theo hướng dẫn thì giáo viên bồi dưỡng phải kiên quyết yêu cầu
học sinh đọc. Có kiến thức văn học phong phú, vững vàng là cơ sở và nền
tảng đầu tiên để học sinh viết một bài văn tốt.
3. Giáo viên phải tự lập kế hoạch, tự tìm tòi nội dung và phương pháp
bồi dưỡng làm sao cho có hiệu quả.
Quỹ thời gian bồi dưỡng chính thức vốn không nhiều, điều trước tiên
khi bắt tay vào việc bồi dưỡng chính thức, giáo viên cần tham mưu với
chuyên môn nhà trường để sắp xếp thời gian, lên thời khóa biểu bồi dưỡng
một cách khoa học nhất, hiệu quả nhất. Trong các năm qua, ngoài thời gian
quan sát lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi, quỹ thời gian (hơn 5 tháng) bồi
dưỡng chính thức mỗi tuần tôi sắp xếp hai buổi, mỗi buổi dạy bốn tiết. Thời
gian con lại để dành cho học sinh học tập các môn học khác và tập trung đọc
tài liệu tham khảo, làm các bài tập mà giáo viên yêu cầu.
Ngay sau khi lên được thời khóa biểu, giáo viên thiết kế nội dung và
phương pháp bồi dưỡng. Có thể nói đây là công đoạn khó nhất, đòi hỏi giáo
viên phải có năng lực, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm cao với công việc
thì mới có thể làm được. Bởi nội dung bồi dưỡng không chỉ là sự khái quát

hóa, hệ thống hóa những kiến thức căn bản trong chương trình Ngữ văn
THCS mà còn có sự mở rộng, nâng cao kiến thức. Kiến thức căn bản là cơ
sở cần thiết cho học sinh giỏi trước khi muốn học và tìm hiểu những kiến
thức sâu và rộng hơn. Nhưng vì thời lượng bồi dưỡng rất hạn chế, giáo viên
bồi dưỡng không thể làm việc được tất cả, nên phần ôn tập lại những kiến
thức căn bản đã học ở các lớp dưới thì yêu cầu học sinh phải tự thực hiện.
Điều này không khó đối với một học sinh giỏi. Tuy nhiên, khi giáo viên yêu
cầu học sinh tự ôn tập, làm việc ở nhà thì giáo viên phải có sự kiểm tra một
cách chặt chẽ, thường xuyên xem học sinh đã có ý thức học tập tốt chưa, đã
11
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
thực hiện và nắm các yêu cầu về kiến thức mà mình dặn dò chưa? nếu có
học sinh chưa thực hiện đầy đủ, còn có những lỗ hổng kiến thức thì giáo
viên phải đôn đốc, nhắc nhở và có biện pháp cần thiết để học sinh làm việc.
Mở rộng, nâng cao kiến thức là yêu cầu tối quan trọng của quá trình
bồi dưỡng. Khi tiến hành bồi dưỡng, giáo viên phải hết sức chú ý hướng dẫn
học sinh tìm hiểu và thực hành thông qua một số chuyên đề cụ thể thì mới có
hiệu quả. Muốn làm tốt nội dung này, giáo viên phải sưu tầm được một ngân
hàng đề thi học sinh giỏi phong phú, đa dạng. Qua tìm hiểu nhiều đề thi học
sinh giỏi của huyện và của tỉnh Đắk Lắk cũng như một số tỉnh, thành khác,
tôi thấy cấu trúc đề thì thông thường là 03 câu, thuộc 03 phương diện: phân
tích phép tu từ, cảm thụ văn học và viết bài văn nghị luận hoặc tự sự hoặc
thuyết minh, với thang điểm là 20, được chia theo tỉ lệ: 5,0 điểm – 3,0 điểm
– 12, 0 điểm hoặc 3,0 điểm – 5,0 điểm – 12, 0 điểm. Căn cứ vào đó và nội
dung chương trình Ngữ văn THCS, tôi chia nội dung bồi dưỡng làm ba
chuyên đề lớn: chuyên đề phân tích phép tu từ, chuyên đề cảm thụ văn học,
chuyên đề tập làm văn. Cụ thể như sau:
a. Chuyên đề phân tích phép tu từ:
* Giáo viên kiểm tra và hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức phép tu
từ. Để thực hiện tốt khâu này, giáo viên cần thông báo cho học sinh ôn tập,

làm bảng thống kê các biện pháp tu từ đã được tìm hiểu trong chương trình
Ngữ văn THCS, theo mẫu sau:
TT Tên phép tu từ Đặc điểm Công dụng
1.

* Giáo viên ra bài tập và hướng dẫn học sinh tìm và phân tích cái hay
cái đẹp của các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt. Đây là thời gian
chính của chuyên đề. Đặc trưng của văn chương là nghệ thuật dùng phương
tiện ngôn từ làm phương tiện biểu đạt tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người
12
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
nghệ sĩ về cuộc sống. Chỉ có thể hiểu được một cách đầy đủ và sâu sắc về ý
nghĩa của tác phẩm văn học khi người đọc phát hiện và phân tích được các
phương tiện và biện pháp tu từ được người nghệ sĩ sử dụng trong tác phẩm
cụ thể. Sau đây tôi xin trích dẫn một số ví dụ của chuyên đề:
- Phương tiện tu từ từ vựng:
+ Loại từ thi ca (được dùng trong thơ ca Trung đại):
Thâm niên kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm đứt đường chim xanh.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
=> Điển tích, điển cố: “lá thắm” biểu thị duyên vợ chồng không hẹn mà nên.
“Chim xanh” biểu thị người đưa tin.
+ Từ Hán Việt:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
( Thăng Long thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan)
=> Từ Hán Việt: tạo hóa, hí trường, tinh sương, xe, thu thảo, lâu đài, tịch
dương làm cho đoạn thơ trang trọng, thanh nhã về màu sắc biểu cảm; trang

nghiêm, cổ kính về về màu sắc phong cách.
+ Thành ngữ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
13
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
=> Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” làm cho câu thơ ngắn gọn, súc tích và có
tính hình tượng, tính biểu cảm cao về cuộc đời và thân phận khổ đau của
người phụ nữ xưa.
- Biện pháp tu từ ngữ nghĩa:
+ Ẩn dụ:
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngắt
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh.
( Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)
=> Đoạn thơ có sự kết hợp giữa một khái niệm thuộc cảm giác: màu, hương
với một khái niệm trừu tượng: thời gian tạo nên một ẩn dụ tượng trưng về
cuộc sống.
+ Nhân hóa và vật hóa:
Khăn nhớ thương ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn nhớ thương ai
Khăn vắt lên vai?
Khăn nhớ thương ai
Khăn chùi nước mắt?
( Cao dao)
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
=> “Sầu” là khái niệm chỉ tình cảm con người; “đong” như đong đồ vật nào
đó (đong gạo, ) cho nên gọi là vật hóa.
14
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
+ Hoán dụ:
Một bên đèn sách văn chương
Một bên chèo đẩy em thương bên nào
Chữ nghĩa còn đợi giá cao
Quần nâu áo vải chân sào em thương.
(Ca dao)
=> “Đèn sách văn chương” chỉ người thư sinh, “chèo đẩy” chỉ người lái đò,
“chữ nghĩa” chỉ người đi học, “quần nâu áo vải chân sào” chỉ người lái đò.
Loại hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật.
+ Điệp ngữ:
Áo em thoang thoảng hương cau
Áo em say đắm một màu nhớ thương
Áo em ngày nhớ đêm thương
Áo em chín nhớ mười thương anh chờ.
(Cao dao)
=> Sự lặp đi lặp lại hình ảnh “áo em” nhấn mạnh tình cảm đắm say của nhân
vật trữ tình “anh” (điệp ngữ cách quãng).
+ Tăng cấp, liệt kê:
Chao ôi, dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như
người ta thổ, dì thổ ra nước mắt. (Nam Cao)
=> Tiếng khóc của dì Hảo được Nam Cao miêu tả thật ấn tượng qua biện
pháp liệt kê, tăng cấp.
+ Chơi chữ:
Chồng chổng chồng chông
Chồng bát chồng đĩa nuôi hông cũng chồng.

15
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
(Ca dao)
=> Lời than thở của người phụ nữ về đức ông chồng vô tích sự (điệp âm ch)
+ Đảo ngữ:
Đến bất ngờ cơn giông
Đi nhẹ nhàng ngọn gió
Trôi êm đềm dòng sông
Tuôn ào ào thác đỗ.
(Lê Bá Hán)
=> Đưa động từ lên đầu câu đã miêu tả được cảnh thiên nhiên hết sức ấn
tượng
vv
Ngay sau khi hướng dẫn học sinh nhận diện phép tu từ, tôi tiếp tục
hướng dẫn học sinh thực hiện viết bài. Trước khi viết bài, giáo viên định
hướng yêu cầu của bài viết phân tích phép tu từ với mô hình TỔNG –
PHÂN – HỢP. Để tránh mất thời gian, giáo viên nên ra đề cho học sinh viết
ở nhà. Trong mỗi lần ra đề, giáo viên cần phải giao thời gian cụ thể và kiểm
tra, sửa chữa cụ thể những lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, mà học sinh
mắc phải.
b. Chuyên đề cảm thụ văn học:
* Giáo viên sơ lược về lịch sử văn học Việt Nam. Bất kì một tác phẩm
văn học nào cũng lấy chất liệu từ thực tại cuộc sống thông qua lăng kính chủ
quan của người sáng tạo. Để cảm thụ một cách sâu sắc về văn học, thì nhất
thiết phải hiểu đúng, hiểu rõ về văn học. Nói như vậy có nghĩa là người cảm
thụ phải đặt tác phẩm trong hoàn cảnh phát sinh và môi trường tiếp nhận.
Nền văn học Việt Nam được tạo nên bởi hai bộ phân.:
16
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
- Văn học dân gian. Dòng văn học này là kết quả của sự đồng sáng

tạo của người bình dân nhằm thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu quê hương
đất nước, con người, (ca dao, dân ca); đúc rút kinh nghiệm về thiên
nhiên, lao động sản xuất cùng cong người và xã hội, vv
- Văn học viết. Dòng văn học này có:
+ Văn học phong kiến ra đời và phát triển từ thế kỉ X đến hết thể kỉ
XIX , được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Văn học viết từ thế kỉ X đến hết
thể kỉ XIX có bốn giai đoạn, mỗi giai đọn có một âm hưởng chủ đạo.
. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có nội dung chính là khẳng định
dân tộc. Ví dụ: “Tụng giá hoàng kinh sư” (Trần Quang Khải), .
. Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII có nội dung chính
là ca ngợi cuộc sống ẩn dật, đề cao tiết tháo. Ví dụ: “Truyền kì mạn lục”
(Nguyễn Dữ), “Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi), .
. Giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có nội
dung chính là phê phán thế lực phong kiến và khẳng định quyền sống của
con người. Ví dụ: “Sau phút chia ly” (Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn),
“Bánh trôi nước “ (Hồ Xuân Hương), “Truyện Kiều” (Nguyễn Du),
. Giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XIX có nội dung chính là đã kích cái lố
lăng hủ bại đương thời và cổ vũ tinh thần yêu nước chống ngoại xâm. Ví dụ:
các sáng tác của Nguyễn Khuyến và Nguyễn Đình Chiểu,
+ Văn học Việt Nam hiện đại, gồm có:
. Thơ văn hai mươi năm đầu của thế kỉ XX là những sáng tác thể hiện
tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu son sắt của những nhà Nho, sĩ phu yêu
nước bị bắt giam trong nhà tù thực dân Pháp: Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh,
17
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
. Văn học giai đoạn từ 1932 đến 1945 gồm có nhiều khuynh hướng
trào lưu: văn học hiện thực phê phán có “Sống chết mặc bay” của Phạm
Duy Tốn, “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” của Ngô
Tất Tố, “Lão Hạc” của Nam Cao, Phong trào thơ Mới có “Nhớ rừng” của

Thế Lữ, “Ông đồ” của Vũ đình Liên, thơ văn của những chiến sĩ cách
mạng ở trong tù có “Khi con tu hú” của Tố Hữu, “Lấy củi” của Sóng Hồng,
“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh,
. Văn học từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Thời kì này lại
được chia ra nhiều giai đoạn. Văn học chống Pháp (1946 – 1954) có “Đồng
chí” của Chính Hữu”, “Làng” của Kim Lân, ; văn học xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc ( 1955 – 1964) có “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy
Cận, ; văn học chống Mĩ (1965 – 1975) có “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” của Phạm Tiến Duật, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của
Nguyễn Khoa Điềm, “Bếp lửa” của Bằng Việt, “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng, “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long, “Những
ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê,
. Văn học sau năm 1975 phát triển trong một hoàn cảnh mới nên cũng
có sự thay đổi về đề tài, chủ đề, hình thức thể hiện. Văn học sau năm 1975
tập trung thể hiện con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động và
sinh hoạt, trong đời sống riêng chung nên có thêm chiều sâu về tư tưởng
như: “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải,
“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, “Sang thu” của Hữu Thỉnh,
* Ngoài những tác phẩm trong chương trình, giáo viên nên chủ động
cung cấp và hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm một số câu, đoạn, bài thơ –
văn hay giúp học sinh vừa có thêm tư liệu văn học và hiểu được cái hay của
văn chương, vừa tạo chất văn cho bài viết. Đặc trưng của văn chương là
nhận thức và tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Để hiểu được ý nghĩa của
18
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
văn chương, ngoài trí tuệ thì người đọc cần phải phát huy cao độ trí tưởng
tượng sáng tạo, suy nghĩ, cảm xúc bằng hình tượng. Ví dụ:
Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
=> Bằng việc dùng dấu phẩy tác giả không chỉ tạo cho câu văn có nhạc điệu

mà còn thể hiện được cái nhọc nhằn cơ cực trong vòng quay đều đặn, nhẫn
nại của cối xay, của chính nhịp lao động nặng nhọc, nhẫn nại của người
nông dân.
Ông Giáo nói phải! Kiếp chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó làm
kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút Kiếp người như kiếp tôi
chẳng hạn!
(Lão Hạc – Nam Cao)
=> Với việc dùng dấu cảm thán và đặc biệt là dùng dấu chấm lửng trong
câu văn có tác dụng như một phép lặng tu từ. Dấu chấm lửng diễn tả được
tâm trạng ngập ngừng, nghẹn ngào đau xót khi lão Hạc nói về cuộc sống của
lão.
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
Ra thế
Lượm ơi! (Lượm – Tố Hữu)
=> Câu thơ thứ ba được ngắt làm đôi làm hai dòng đã thể hiện được sự bàng
hoàng, nghẹn ngào, đau đớn tột cùng của nhà thơ khi hay tin Lượm hi sinh.
Khẽ quờ tay chạm vào cát sông Hồng
Ai mới thả cánh bèo qua đó
Có chở lời quan họ theo không?
(Trương Nam Hương)
19
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
=> Cái hay của đoạn thơ được tạo ra bởi cách dùng từ: “quờ”, “chở”. Đó là
hai động từ tưởng như rất cũ nhưng lại có lại có một sắc thái biểu cảm sâu
sắc về tình cảm gắn bó ruột thịt với quê hương. Từ “quờ” trong đoạn thơ
diễn tả được tình cảm thân mật, gần gũi của tác giả với bãi cát sông Hồng
quê hương nhưng cũng rất mới mẻ, ấn tượng. Từ “chở” (chở lời quan họ)
làm cho lời thơ trở nên cụ thể, thân quen, dễ cảm nhận.
Hoặc

Ngày em mở cửa ra
Một trời xanh vẫy đợi
Cánh buồm là tiếng gọi
Mặt biển và dòng sông
Nắng vườn trưa mênh mông
Bướm bay như lời hát
Con tàu là đất nước
Đưa ta đến bến xa.
(Ngày em vào đội - Xuân Quỳnh)
=> Cái thành công của bài thơ là sử dụng một hệ thống hình ảnh có tính biểu
tượng.
+ Các hình ảnh: trời xanh, mặt biển, dòng sông không chỉ gợi tả khung cảnh
thiên nhiên khoáng đạt, tươi đẹp mà còn thể hiện được một tương lai tươi
đẹp đang vẫy gọi đang chờ đợi nhân vật trữ tình “em”
+ Các hình ảnh động và đẹp: cánh buồm, bướm bay, con tàu cùng với các
hình ảnh kêu gọi: vẫy đợi, tiếng gọi, đất nước bến xa có ý nghĩa như một lời
vẫy gọi, khích lệ “em” đến với chân trời tươi đẹp, đầy mơ ước
vv
20
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
* Bên cạnh đó, giáo viên cung cấp cho học sinh và yêu cầu học sinh
sưu tầm ghi chép những lời nhận định, đánh giá sắc nét, độc đáo của các
nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học nhằm hỗ trợ cho
việc cảm nhận văn học được dễ dàng hơn. Ví dụ:
- Đọc là để cho tâm hồn viễn du qua các tuyệt phẩm.
( A. France)
- Cảm hứng là sức mạnh của tâm hồn tự thể hiện trong chính nó, là nội dung
chủ yếu của lý tính và ý chí tự do.
( Hegel)
- Nghệ thuật không chỉ nhận thức cuộc sống, mà nó còn là câu hỏi và câu trả

lời về cuộc sống.
(Belinxki)
- Câu tuy ngắn nhưng ý thì dài, lời tuy gần nhưng nghĩa lại xa.
(Nguyễn Dữ)
- Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau
một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng
có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy. (Belinxki)
- Nhân vật sẽ là có tính cách, nếu trong lời nói và hành động bộc lộ một
khuynh hướng ý chí nào đó, bất kể nó tốt xấu thế nào.
(Arittốt)
- Nhà văn là người cho máu. Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại.
(Elsa Troilet)
- Văn chương chẳng là gì nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là điểm
xuất phát và cũng là đích đến của văn học.
(Tố Hữu)
- Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”
( PusKin)
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
21
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
(L. Tônxtôi)
- Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật
( Biêlinxki)
- Văn chương không dung nạp những người thợ khéo tay làm theo một vài
kiểu mẫu đem cho, mà chỉ dung nạp những người biết khơi những nguồn
chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.
(Nam Cao)
- Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.
Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của chặng đời sống
con người ta trên con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hòan thiện.

(Nguyễn Minh Châu)
- Nghệ sĩ là con người biết khai thác ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm
thấy trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn
tượng đó có được hình thức riêng” ( M. Gorki)
* Giáo viên cung cấp thêm những câu thơ, đọan thơ hay của nhiều
tác giả văn học qua các giai đọan văn học gắn với các chuyên đề mà giáo
viên bồi dưỡng nhằm giúp học sinh có những so sánh đối chiếu và làm luận
cứ vững chắc trong khi viết bài có nội dung liên quan. Ví dụ:
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên
(Chế Lan Viên)
Dở duyên với rượu khôn từ chén
Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời.
(Nguyễn Công Trứ)
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông.
(Tú Xương)
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì
22
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
(Xuân Diệu)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Đường lên thăm thẳm một chia phôi
( Quang Dũng)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
(Xuân Diệu)
Ngàn năm sực tỉnh lê thê

Trên thành son nhạt chiều tê cúi đầu.
(Huy Cận)
Nhà thơ như con ong kết trăm hoa thành một mật
Một mật ngọt thành, vạn chuyến ong bay”
(Chế Lan Viên)
Vì con, cơm áo mẹ nhường
Vì con, cha phải thất thường nắng mưa
Vắt mình đến kiệt sớm trưa
Dạ còn thắc thỏm lo chưa đủ đầy?
Xác ve mẹ tóp teo gầy,
Để tròn trịa nét thơ ngây con cười
Kể gì lặn ngọc biển khơi
Vì con, cha sẽ lên trời hái sao.
(Nguyễn Ngọc Hưng)
…vv
c. Chuyên đề tập làm văn:
Căn cứ vào nội dung, tính chất đề thi học sinh giỏi các năm, phần tập
làm văn chiếm tỉ lệ điểm cao nhất trong thang điểm của đáp án chấm thi học
23
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
sinh giỏi (khoảng 60%). Điều đó cho thấy rằng phần tập làm văn là phần
quan trọng nhất, là thước đo chuẩn mực, là tiêu chí tin cậy để đánh giá một
cách khách quan nhất, chính xác và thuyết phục nhất về năng lực cảm thụ,
sự tích luỹ kiến thức văn học, về trình độ nhận thức và khả năng trình bày
một vấn đề của học sinh giỏi. Vì thế trong quá trình bồi dưỡng giáo viên
phải chú ý thỏa đáng phần này. Trong chuyên đề này, tôi đã hướng dẫn học
sinh tìm hiểu các nội dung như sau:
* Giáo viên cung cấp cho học sinh các dạng đề văn thường gặp nhằm
giúp học sinh viết đúng yêu cầu về phạm vi nội dung và yêu cầu về hình thức
thể hiện của một bài văn cụ thể.

Loại đề
Phạm vi và nội dung cần
làm rõ
Hình thức thao tác, thể hiện
Tự sự
- Kể chuyện đời thường
- Kể chuyện tưởng tượng
- Hư cấu, liên tưởng, tưởng
tượng và đóng vai
Thuyết minh
- Thuyết minh về cây cối
- Thuyết minh về đồ vật
- Thuyết minh về một loài
vật
- Thuyết minh về một
danh lam thắng cảnh
- Thuyết minh về một
phương pháp (cách làm)
- Giải thích
- Trình bày
- Giới thiệu
Nghị luận
Xã hội
- Một vấn đề đạo đức
nhân sinh
- Một vấn đề chính trị
- Một vấn đề văn hóa tư
tưởng
- Một vấn đề kinh tế
- Một vấn đề lịch sử

- Chứng minh
- Giải thích
- Bình luận
- So sánh, đối chiếu
24
Bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
- Một vấn đề địa lý, môi
trường
Nghị luận
Văn học
- Phân tích một bài thơ
- Phân tích một đoạn thơ
- Phân tích một hình ảnh
hay một hình tượng
- Phân tích nhân vật
- Phân tích một tác phẩm
truyện hoặc một đoạn
trích
- Phân tích tổng hợp
- Phân tích
- Giải thích
- Chứng minh
- Bình luận
- So sánh, đối chiếu
* Giáo viên cụ thể hóa khung đề cương cho bài văn nhằm giúp học
sinh trình bày bài văn có bố cục cân đối, mạch lạc, chặt chẽ. Có thể nói một
bài văn hay, có chất lượng nếu không có một đề cương, một dàn ý. Ngay cả
những nhà văn tài năng luôn phải có đề cương trước khi viết. Có đề cương
giúp các em viết bài được thoải mái, dễ dàng, linh hoạt và phát huy tốt yếu
tố cảm xúc.

Mở bài: Nêu khái quát vấn đề của bài viết. Vấn đề đó sẽ được lý giải
cụ thể trong phần thân bài.
Thân bài: Nêu các luận điểm lớn để triển khai làm rõ vấn đề đã nêu
khái quát ở mở bài.
Kết bài: Nêu ý khái quát từ các ý đã trình bày trong bài.
Từ đó, giáo viện hướng dẫn học sinh làm lập dàn ý qua một số đề bài
cụ thể.
Đề bài
1
: Phân tích bốn câu thơ đầu trong đoạn “Cảnh ngày xuân”
trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Bước 1:
25

×