ĐỀ CƯƠNG HỘI THẢO:
TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN
Họ và tên người báo cáo: Đỗ Thị Thắm.
CẢM THỤ VĂN HỌC
I.Khái niệm:
Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật,
những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài
thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị
trong câu văn, câu thơ).
II.Một vài điều lưu ý khi cảm thụ:
-Các biện pháp tu từ thường dùng trong thơ văn: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa,
nói giảm, nói tránh, nói quá, điệp ngữ, tương phản, chơi chữ, câu hỏi tu từ, từ đồng nghĩa,
trái nghĩa, liệt kê…
-Cần chú ý cách ngắt nhịp, cách gieo vần, giọng điệu, thể thơ, những từ ngữ gợi cảm,
những động từ mạnh, những từ gợi màu sắc, âm thanh, những từ ngữ biểu hiện tâm hồn
tinh tế của tác giả…
-Nếu cảm thụ thơ Đường cần chú ý thêm một số biện pháp nghệ thuật cổ: bút pháp tả
cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để quy định vẻ đẹp của con người, gợi
nhiều hơn tả, hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố, điển tích, lấy động
để tả tĩnh, từ Hán Việt, so sánh giữa phần nguyên âm chữ Hán với bản dịch thơ…
III.Các bước cảm thụ văn học:
1.Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
-Đọc kĩ đoạn trích, xá định nghệ thuật-nội dung chính.
2.Đoạn thơ, đoạn văn đó có mấy ý, có cần tách ý không? Mỗi ý biểu đạt nội dung gì?
3.Tìm dấu hiệu nghệ thuật ở từng ý, chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và tác dụng.
4.Lập ý
5.Viết cảm thụ:
a.MB: Dẫn dắt, giới thiệu đoạn trích nằm ở tác phẩm nào, nội dung tư tưởng chính
là gì.
b.TB: Nêu dẫn chứng từ tác phẩm, chỉ ra nghệ thuật và cho biết nhờ biện pháp nghệ
thuật ấy mà tác giả thể hiện nội dung, tư tưởng, tình cảm như thế nào.
c.KB: Thâu tóm lại vấn đề và khái quát ở mức độ cao hơn.
VÍ DỤ:
Bài 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
1
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Quê hương-Tế Hanh)
*Yêu cầu:
+MB: Nêu được: đây là đoạn thơ tiêu biểu trích trong bài “Quê hương” của Tế Hanh miêu
tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
+TB: Đảm bảo các ý sau:
-Hình ảnh con thuyền cùng trai tráng của làng chài ra khơi được miêu tả trong một
buổi bình minh đẹp có: bầu trời trong sáng, gió thổi nhẹ, có ánh mai hồng rực rỡ bừng lên.
-Các tính từ: “trong”, “nhẹ”, “hồng” dùng rất chọn lọc tạo nên hình ảnh đẹp, nên thơ.
-Các động từ: “phăng”, “vượt”, tính từ “hăng” -> diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới
dũng mãnh của con thuyền đè sóng để ra khơi, làm toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp
hùng tráng, bất ngờ.
-Chiếc thuyền được so sánh với: “con tuấn mã”->Ngựa đẹp phi nhanh lướt sóng ra
khơi, đầy khí thế hăng hái.
-Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với “mảnh hồn
làng” rất sáng tạo, so sánh giữa cái cụ thể với cái trừu tượng không làm cho đối tượng
miêu tả cụ thể hơn nhưng nó lại gợi lên vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao làm sáng
lên vẻ đẹp lãng mạn, vừa thơ mộng vừa hùng tráng thể hiện khí thế lao động và khát vọng
về sự ấm no, hạnh phúc của ngư dân làng chài thân thương.
-Câu thơ: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là câu thơ đậm đà, ý vị, cánh buồm
được nhân hóa gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng gắng sức quyết tâm lên
đường.
+KB: Đoạn thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy
hứng khởi và dạt dào sức sống.
Bài 2: Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
*Gợi ý:
+MB: -Đây là đoạn thơ mở đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều- Nguyễn Du).
Tác giả đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp bằng bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo
hình:
+TB: -Hai câu đầu diễn tả thời gian thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng cuối
cùng của mùa xuân. Những cánh én chao liệng như “đưa thoi” thật gợi hình gợi cảm.
-Hai câu thơ tiếp theo là bức tranh xuân với một vẻ đẹp riêng: màu xanh của cỏ trải
rộng tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân. Trên cái nền xanh non ấy điểm xuyết một
vài bông hoa lê màu trắng. Màu xanh của cỏ, màu trắng của hoa lê hài hòa đến mức tuyệt
diệu. Chỉ bằng một nét chấm phá và cách vận dụng sáng tạo chữ “điểm” từ ý câu thơ cổ
“Phương thảo thiên liên bích, lê chi sổ điểm hoa” Nguyễn Du đã làm cho cảnh vật trở nên
sống động, có hồn.
2
+KB: Bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã mở ra khung cảnh mùa
xuân với một không gian nghệ thuật có sắc, có hương, có tình và thật nên thơ.
BÀI NGHỊ LUẬN CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
-Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ của mình về một vấn đề chính trị xã hội dưới dạng
một bài viết ngắn hoặc một đoạn văn theo quy định .
*yêu cầu:
-ND: Phải hiểu sâu sắc về những vấn đề quan trọng trong xã hội, những vấn đề nóng bỏng
được nhiều người quan tâm hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí…
-HT: Trình bày dưới dạng bài văn hoặc đoạn theo yêu cầu
Hệ thống luận điểm phải rõ ràng, sâu sắc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Ví dụ:
Đề bài: Viết một đoạn văn từ 10->15 dòng trình bày suy nghĩ của em về đạo lí “uống
nước nhớ nguồn”
*Yêu cầu: Viết được một đoạn văn nghị luận, trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề
tư tưởng đạo lí.
*ND: Cần đạt các ý sau:
-“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người, là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
-Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “uống nước” là mọi thành quả mà con người được
hưởng thụ bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần. “Nguồn” là nguồn gốc, cội nguồn của
tất cả những thành quả mà con người được hưởng. “Nhớ nguồn” là thành quả không tự
nhiên mà có cho nên người hưởng thụ phải biết giữ gìn và phát huy thành quả đó.
-Nhận định, đánh giá: Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở chúng ta biết ơn
những người đã lao động, chiến đấu để xây dựng và bảo vệ đất nước, những người làm ra
truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc. Không những biết ơn mà chúng ta còn
phải biết giữ gìn, bảo vệ thành quả được hưởng và cố gắng cống hiến để người sau được
hưởng thêm thành quả mới. Có như thế xã hội mới phát triển, mới “nhớ nguồn” một cách
thiết thực.
-Câu TN ngắn gọn mà hàm ý sâu xa. Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, câu TN vẫn
giữ nguyên giá trị. Chúng ta hãy sống và làm việc theo truyền thống, đạo lí tốt đẹp đó.
Đề bài:Trung thực là đức tính cần thiết trong cuộc sống. Em hãy viết một đoạn văn từ 10-
> 15 dòng bàn về đức tính đó.
*Yêu cầu: Viết được đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề tư
tưởng đạo lí.
*ND: Đảm bảo các ý sau:
-Trung thực: ngay thẳng thật thà. Đó là đức tính cần thiết trong cuộc sống.
-Biểu hiện của đức tính trung thực: Thật thà, không gian dối, hết lòng với mọi người,
không tham lam của người khác. Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi.
-Tính trung thực giúp hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mến, tôn trọng.
Trung thực sẽ giúp cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
3
-Cần phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực trong cuộc sống, trong học
tập.
->Trung thực là đức tính cần thiết trong cuộc sống. Vì vậy cần phải xây dựng ý thức
trung thực ngay trong từng công việc hàng ngày.
VIẾT BÀI VĂN NGẮN THEO KIỂU ĐỀ MỞ
-Kiểu đề này các em có thể huy động vốn kiến thức của mình tích lũy được về một khía
cạnh nào đó trong cuộc sống và tự mình lựa chọn sử dụng các phương thức biểu đạt đã
học (Có thể sử dụng một phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức).
Ví dụ: 1.Gia đình - tổ ấm của mỗi người.
*Yêu cầu: Đây là một bài viết ngắn, HS cần nêu được những suy nghĩ của mình về gia
đình, về sự đầm ấm, hạnh phúc của mỗi con người trong đó.
*Nội dung: Cần đạt các ý sau:
-Mỗi con người đều cần có một gia đình, một gia đình hạnh phúc.
-Gia đình nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên và trưởng thành
-Thật bất hạnh nếu ai đó không có gia đình hoặc sống trong một gia đình không đầm
ấm.
-Cần phải xây dựng cho mỗi con người một gia đình hạnh phúc, hòa thuận…
2. Ước mơ của em.
*Bài làm cần nêu được các ý cơ bản sau:
-ND:-HS trình bày được ước mơ của mình một cách chân thành, thiết thực, hướng tới
những điều tốt đẹp, mang lại ý nghĩa nào đó cho bản thân, cho con người, cho xã hội, cho
nhân loại…Ước mơ đó là gì? Tại sao lại có ước mơ như vậy ? Ước mơ đó nếu thành sự
thật thì giá trị, ý nghĩa của nó ra sao ? Để đạt được ước mơ đó thì cần phải làm gì ?
- HT: Chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy, lời văn giàu
cảm xúc, lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
4
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I.Khái quát các nội dung, chuyên đề.
1. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cổ:
-Nam quốc sơn hà - Lí thường Kiệt.
-Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
-Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn
-Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi.
2.Hình tượng người phụ nữ trong văn học cổ:
-Bánh trôi nước -Hồ Xuân Hương.
-Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ.
-Truyện Kiều -Nguyễn Du.
3.Thiên nhiên trong thơ cổ: (mở rộng).
-Các bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên, cảnh sắc mùa xuân của Nguyễn Trãi: Thuật hứng
số 24, Bạch Đằng hải khẩu, Bài ca Côn Sơn, Bảo kính cảnh giới, Cây chuối, Bến đò xuân
đầu trại, Cuối xuân tức sự…
-Nguyễn Khuyến: Thu điếu, thu vịnh…
-Thiền Sư Mãn Giác: Có bệnh bảo mọi người
-Trần Nhân Tông: Cảnh mùa xuân.
-Bà Huyện Thanh Quan: Qua đèo Ngang,…
4.Truyện Kiều-Nguyễn Du.
-Chị em Thúy Kiều.
-Mã Giám Sinh mua Kiều.
-Kiều ở lầu Ngưng Bích.
-Cảnh ngày Xuân.
-Thúy Kiều báo ân báo oán.
*Giá trị nội dung và nghệ thuật:
+ND: -Giá trị hiện thực.
-Giá trị nhân đạo.
5
+NT: -NT khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật.
-NT miêu tả cảnh thiên nhiên.
5.Văn học nước ngoài: Lí Bạch, Đỗ Phủ.
II. Cụ thể:
LÒNG YÊU NƯỚC , NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC X - XV
I/Nhận định chung.
-Lòng yêu nước- nhân đạo là cảm hứng bao trùm toàn bộ dòng văn học Trung đại.
-Quan niệm:Yêu nước là trung với vua, trung với nước, trung với vua là yêu nước
-Ở mỗi giai đoạn phát triền lịch sử thì lòng yêu nước phát triển dưới mật độ khác nhau.
-Văn học viết thời Trung đại của giai cấp phong kiến có vai trò tích cực trong việc
dương cao ngọn cờ đoàn kết chống giặc
-Những tác giả ưu tú đã có những tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước.
-Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, lòng yêu nước thể hiện ở ý chí chống giặc ngoại
xâm, lòng tự hào dân tộc.
II/Nội dung
1/ Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt (XI)
+ Khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc
- Đất nước sau khi được độc lập đã có vua, tác giả khẳng định rõ ràng, vạch ra ranh giới
địa lí lấy cơ sở pháp lí là “trời định”
+Ý chí chiến đấu: Sau khi khẳng định chủ quyền, tác giả cảnh cáo lũ giặc cướp nước:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
->Giăc đi ngược sách trời, ngược đạo lí, chuốc lấy bại vong là lẽ đương nhiên, lời cảnh
cáo đó là có thật
+ CM: Lịch sử oai hùng của dân tộc đã chứng minh một cách đanh thép.
2/ Hịch tướng sỹ - Trần Quốc Tuấn (XIII)
-Bài “hịch” ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên.
+Lòng căm thù giặc: Tác giả tố cáo tội ác của quân xâm lược với thái độ phẫn uất cao
độ, chúng đến nước ta nghênh ngang, hống hách, bản chất của chúng được ví như loài
cầm thú. Được thể hiện qua sự hèn nhát ham sống sợ chết.
6
-Lòng căm thù bộc lộ từ lời tâm sự: quên ăn, quên ngủ, ruột đau như cắt, nuốt gan uống
máu -> cường điệu -> Lòng căm thù sôi sục, ý chí chiến đấu -> Cách nói được nêu trong
văn học để nêu rõ ý chí của mình.
-Phê phán thái độ bàng quan của tướng sỹ trước cảnh đất nước lâm nguy.
-Cách đối xử: Bình đẳng, ân cần, khôn ngoan của một vị tướng với binh sỹ, điều đó sẽ
thúc đẩy các binh sỹ, họ sẽ nghĩ gì về vận mệnh của đất nước.
-Từ tầm cao của vị chủ tướng tác giả phê phán thái độ của tướng sỹ, phê phán thẳng vào
tâm lí và lòng tự trọng của họ và phê phán hàng loạt các trò chơi vô bổ. TQT không cấm
các trò chơi đó nhưng không được làm hại đến vận mệnh đất nước, bôi nhọ thanh danh
quốc gia, tổ quốc, vương hại giang sơn. Chính những trò chơi đó dẫn đến hậu quả đau
lòng.
3/ Cáo bình Ngô- Nguyễn Trãi (XV)
-Bài thơ sáng tác trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
-Lòng tự hào dân tộc về truyền thống.
-Quan điểm lập trường của cuộc kháng chiến là:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
-Phê phán tội ác tày trời của giặc:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ
-Quan điểm tiến bộ: khởi nghĩa vì dân, muốn thắng lợi phải dựa vào dân.
-Qua hai đợt phản công ta đã thắng dòn dã, còn giặc thất bại thảm hại- Ta dành thế chủ
động tấn công-> Ta tự hào về sự thắng lợi của quân dân ta. Tác giả bình luận về sự thất
bại đến kinh động trời đất. Tác giả còn tự hào về lòng nhân đạo của dân tộc, mở đường
thoát cho giặc.
Đề bài:
1. Văn học VN từ thế kỉ X->Thế kỉ XV mang đậm âm hưởng chủ đạo là tinh thần
yêu nước, chống giặc ngoại ngoại xâm của dân tộc ta.
Qua các tác giả-Tác phẩm văn thơ đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
2. Âm hưởng chủ đạo của văn học Việt Nam Trung đại từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là
tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
7
Qua ba tác phẩm: “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của
Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn TrãI, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
A.Tìm hiểu đề:
1.Thể loại: Chứng minh.
2.Nội dung: Tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta trong văn học
Việt nam từ thế kỉ X->XV.
3.Dẫn chứng: -Nam quốc sơn hà
-Hịch tướng sĩ
-Bình Ngô đại cáo
-Phò giá về kinh
B.Lập dàn ý:
1.Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề:
2.Thân bài: CM
*Tinh thần yêu nước trước tiên thể hiện qua lòng tự hào dân tộc:
*Tinh thần yêu nước thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm đánh
thắng giặc.
*Tinh thần yêu nước thể hiện ở sự khắc họa những chiến công vang dội của dân tộc
ta:
3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ XVI->XIX
Phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam: Từ trước thế kỉ XVI hình ảnh người
phụ nữ đã thoáng hiện trong văn xuôi tự sự, cũng như trong thơ ca: Bà Trưng, Bà Triệu
…sống đánh giặc, chết hóa thành phúc thần cứu dân giúp nước. Mị Châu vì ngây thơ mà
bị lợi dụng-> nước mất nhà tan. Tuy nhiên trong giai đoạn này, người phụ nữ chưa phải
đề tài chính của văn học viết mà chỉ xuất hiện ở các truyện dân gian.
-Đến thế kỉ XVI, đặc biệt là từ thế kỉ XVIII “phụ nữ” đã trở thành một trong những đề
tài lớn của văn học. Do vậy trong giai đoạn này hình tượng người phụ nữ hiện lên thật đầy
đủ và toàn diện về nhiều mặt:
+Văn xuôi: Truyền kì mạn lục-Nguyễn Dữ (TK XVI)
+Truyện Nôm: Tống Chân-Cúc Hoa, Phạm Tải-Ngọc Hoa, Quan Âm Thị Kính, Hoa
Tiên (Nguyễn Huy Tự), Truyện Kiều (Nguyễn Du).
+Thơ ca: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn-Đoàn
Thị Điểm.
Hình tượng người phụ nữ nổi bật ở hai điểm:
1.Là hiện thân của cái đẹp.
2.Là hiện thân của số phận bi thương.
8
*Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ TK XVI-> XIX là hiện thân của
cái đẹp.
-Người phụ nữ trong thơ tự sự hay trữ tình thường được miêu tả là những người đẹp
cả hình thức lẫn tâm hồn, họ đều là những giai nhân tuyệt thế.
VD: Hạnh Nguyên (Nhị độ mai):
Người đâu trong ngọc trắng ngà
Mặt vành vạnh nguyệt, tóc rà rà mây.
-Chị em Thúy Vân-Thúy Kiều là khuôn mẫu của cái đẹp:
Vân xem….
…
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
-Sắc đẹp của người phụ nữ trong cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đẹp đến
mức siêu phàm:
Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa
Hương tươi đắm nguyệt say hoa
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.
-Hồ Xuân Hương còn muốn vĩnh hằng hóa sắc đẹp của người con gái trong bài “Đề
tranh tố nữ”:
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh.
-Tuy nhiên sắc đẹp của người phụ nữ trong giai đoạn này gắn liền với tài, sắc và tài
không tách rời nhau. Theo quan niệm của các tác giả Trung đại, tài gồm: cầm (đàn), kì
(cờ), thi (thơ), họa (vẽ). Có thể coi Thúy Kiều của Nguyễn Du là nhân vật tiêu biểu cho
phẩm chất nói trên (Tiếng đàn của nàng làm cho Kim Trọng phải ngẩn ngơ sầu, Thúc
Sinh cũng tan nát lòng, Hồ Tôn Hiến nhăn mày rơi châu)
-Tuy vậy, ca ngợi tài và sắc của người phụ nữ không phải là mục đích của các tác giả
văn học trung đại. Tài và sắc chỉ là một phương diện của cái đẹp và làm nền cho cái đẹp:
đẹp nết.
-Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người phụ nữ đều có phẩm chất: đức hi sinh, lòng vị tha
và tấm lòng chung thủy:
VD: +Thúy Kiều bán mình chuộc cha.
+Khi gặp Thúc Sinh nàng không dành dật hạnh phúc cho riêng mình. Nàng nghĩ đến
sự cô đơn, thiệt thòi của Hoạn Thư nên đã nài nỉ chàng Thúc về thăm vợ:
Xin chàng kíp liệu lại nhà
Trước người đẹp ý, sau ta biết tình
-Biết hi sinh bản thân mình cho người khác là một trong những đức tính của Kiều nói
riêng và của người phụ nữ trong VHVN nói chung nhất là trong gia đoạn từ TK XVI-
XIX.
+Với lòng vị tha, tấm lòng thủy chung son sắt là một trong những phẩm chất nổi bật
của người phụ nữ: Kiều đối xử với mọi người như bát nước đầy: Bà quản gia, Giác
9
Duyên,, Thúc Sinh (báo ân), Kiều ở lầu Ngưng Bích luôn nhớ lo cho người yêu và cha
mẹ.
+Hồ Xuân Hương lại hình tượng hóa cái đẹp của người phụ nữ trong bài “Bánh trôi
Nước”:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
…
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
-Dù bị vùi dập nhưng tấm lòng son của họ vẫn giữ gìn trọn ven.
*Hình tượng người phụ nữ trong văn học từ thế kỉ XVI-XIX là hiện thân của những
số phận bi thương.
-Dưới chế độ phong kiến, mọi thế lực xã hội, gia đình đều chà đạp lên thân phận của
người phụ nữ.
+Đứng đầu là vua chúa: biến họ thành cung phi, chế độ cung tần đã làm cho tuổi
xuân và sắc đẹp của họ bị chôn vùi trong cung cấm, họ than rằng:
Hoa này bướm nỡ thờ ong
Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng.
-Họ sống âm thầm cô đơn để cho tuổi xuân tàn tạ và trở thành những nguời không
chồng, không con-> chết già.
-Chế độ cung tần làm nhiều gia đình tan nát: cha xa con, vợ lìa chồng
-Chiến tranh cũng là một tai họa giáng xuống đầu người phụ nữ: người vợ ở nhà mòn
mỏi chờ mong, lo âu, lo cho chồng, lo cho mình tuổi xuân lặng lẽ trôi qua.
-Còn chiến tranh, người phụ nữ còn phải chịu nhiều đau khổ, tuy nhiên những nỗi bất
hạnh của họ đều do hoàn cảnh khách quan gây ra. Còn những nỗi bất hạnh làm cho người
phụ nữ đau đớn hơn nhiều lại là tai họa do chính người thân giáng xuống đầu họ.
-Đối với người phụ nữ, gia đình là tất cả, gia đình là tổ ấm là chỗ nương thân, nơI tìm
thấy niềm vui an ủi. Nhưng biết bao gia đình gặp cảnh ngang tráI, lấy chồng chẳng ra gì.
-Hồ Xuân Hương viết bài “Khóc Tổng Cóc” như tiếng thở dài của người vợ khi trút
được gánh nặng về ông chồng.
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc cắt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dẫu bôi vôi
-Có lẽ tiêu hơn cả những cay đắng do người chồng gây ra là nhân vật Vũ Nương trong
“Chuyện …”-Nguyễn Dữ.
-Cuộc đời Thúy Kiều, 15 năm chìm nổi lưu lạc.
LUYỆN ĐỀ
Đề bài: Hình tượng người phụ nữ VN trong VHTĐ từ TK XVI->XIX là hiện thân của
cái đẹp đồng thời là hiện thân của những số phận bi thương.
Qua ba tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Hãy làm sáng tỏ nhận định
trên.
*Yêu cầu:
10
-ND: Hình tượng người phụ nữ VN trong VHTĐ từ TK XVI->XIX là hiện thân của
cái đẹp và số phận bi thương.
-Kiểu bài: Chứng minh.
-Dẫn chứng: 3 TP: Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
*Dàn bài:
1.Mở bài: Nêu cảm nhận chung về hình tượng người phụ nữ VN trong VHTĐ từ TK
XVI->XIX là hiện thân của cái đẹp và là hiện thân của những số phận bi thương. Điều đó
được phản ánh qua ba tác phẩm: …
2.Thân bài:
*Hình tượng người phụ nữ…là hiện thân của cái đẹp: Họ là những người phụ nữ đáng
yêu, đáng mến, có nhân cách, tâm hồn cao đẹp, họ đẹp cả về phẩm chất lẫn tâm hồn:
+Thúy Kiều (TK của Nguyễn Du): (Dẫn chứng->PT)
+Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương-Nguyễn Dữ): (Dẫn chứng->PT)
+Người phụ nữ trong “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: (Dẫn chứng->PT)
*Họ là hiện thân của những số phận bi thương:
+Thúy Kiều: Dẫn chứng->PT
+Vũ Nương: Dẫn chứng->PT
+Người phụ nữ trong “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: Dẫn chứng->PT
=>Người phụ nữ bị đẩy vào vũng bùn nhơ nhớp, bị nhào nặn tận đáy xã hội hoặc bị đẩy
vào ngõ cụt không lối thoát, họ bị coi như nô lệ, như một thứ đồ chơi nhưng ở họ vẫn ánh
lên một tâm hồn trong sáng, một vẻ đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn.
-NT:Cả 3 TP phản ánh sâu sắc và tài tình nêu bật được số phân của những người phụ nữ
trong XHPK.
3.Kết bài
-Khẳng định lại vấn đề, K/Đ bằng nhận định của Nguyễn Du:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
-Cảm xúc riêng của bản thân.
**************************
TRUYỆN KIỀU
CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN KIỀU
-Định nghĩa: Cảm hứng nhân đạo là cảm hứng về con người, hướng tới con người, vì con
người, thương xót, bênh vực, bảo vệ, ca ngợi con người. Cảm hứng ấy được biểu hiện
trong truyện Kiều ở 3 mặt sau:
1.Khẳng định quyền sống chính đáng, quyền được hưởng hạnh phúc của con người, khát
vọng sống, những ước mơ cao quý, nhu cầu về công lí, nhân phẩm đạo đức của con
người:
-Khẳng định tài sắc của chị em Thúy Kiều.
-Ca ngợi tình yêu của Kim-Kiều.
11
-Ước mơ tự do-công lí của Từ Hải và cảnh báo ân báo oán.
-Ca ngợi hiếu-nghĩa-tình của Từ Hải-KT-TK.
2.Thương xót cuộc đời tài hoa mà bạc mệnh của Kiều, thông cảm với mọi nỗi đau đớn
oan khổ của nàng trong 15 năm chìm nổi :
Thoắt mua về, thoắt bán đi
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần
bị hành hạ bị đánh ghen, bị lừa, bị ép gả… đã khiến ND phải thốt lên một tiếng kêu
thương thống thiết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
3.Tố cáo, lên án mọi thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người, từ đồng tiền tác oai tác quái
mọi nơi mọi lúc đến bọn người bạc ác táng tận lương tâm “buôn thịt bán người” : MGS,
Tú Bà, Sở Khanh, Ưng, Khuyển… đến bon sai nha như một lữ ruồi xanh, rồi đến hạng
quan lớn, quan bé bất tài hèn nhát, lừa đảo hiểm độc như quan xử kiện, Hồ Tôn Hiến,
Hoạn Thư… Tất cả đã vây bủa, dồn ép cô gái họ Vương đến bước đường cùng phải nhảy
xuống sông tự tử.
=>Ba nội dung trên hợp thành cảm hứng nhân đạo sâu sắc của Truyện Kiều. Cội nguồn
sâu xa của nó chính là cái hiện thực xấu xa của XHPK thối nát lúc bấy giờ đã tác động
mạnh mẽ đến lòng thương người mênh mông của ND đã bật lên thành tiếng kêu đau
thương đứt ruột trong “Truyện Kiều”
NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN KIỀU
-Tác giả xây dựng nghệ thuật của truyện vô cùng đặc sắc và độc đáo.
1/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
-Bao giờ miêu tả ngoại hình tác giả cũng làm nổi bật tính cách:
VD: Ngoài thì thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao
+ Cái khéo: ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già (Hoạn Thư)
a/ Miêu tả nhân vật chính diện
-Vận dụng miêu tả ước lệ có tính chất tượng trưng. Đây là biện pháp thường dùng trong
văn học cổ có khuôn mẫu được tác giả lí tưởng hoá nhân vật Với nhân vật chính diện tác
giả rất ưu ái bằng nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, lấy cáI đẹp của thiên nhiên làm chuẩn
mực cho vẻ đẹp của con người.
b/ Nhân vật phản diện: Vận dụng biện pháp tả thực, tả rất gần bộ mặt của nhân vật
12
VD: Tả Mã Giám Sinh: mày râu nhẵn nhụi.
-Nhân vật chính diện tác giả ưu ái bao nhiêu, nhân vật phản diện lại miêu tả với thái độ
không đồng tình bấy nhiêu.(kể cả việc đặt tên)
-Tác giả thành công trong việc miêu tả thế giới nội tâm là thế giới sâu sắc, rộng lớn ->
nghệ thuật cơ bản của Truyện Kiều. Nguyễn Du đã thừa kế được truyền thống của chủ
nghĩa hiện thực, không hợp với miêu tả nhân vật, cách miêu tả thiên nhiên ( thiên nhiên ở
đây nói hộ lòng người).
-Ngôn ngữ: Có chọn lọc rất đắt, từ cách đối thoại đến miêu tả đều được đánh giá là rất
tinh tế vận dụng rất nhiều biện pháp tu từ: điệp ngữ, nhân hoá, ẩn dụ…
2.Nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều: Tả cảnh ngụ tình…
Đề bài:1. Giá trị nhân đạo của TK qua các đoạn trích : Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu
ngưng Bích, MGS mua Kiều.
LUYỆN ĐỀ
1.MB:
-GT về ND, Truyện Kiều, dẫn dắt đến giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
2.TB:
-Khái quát giá trị nhân đạo của 3 đoạn trích: Khẳng định, đề cao, trân trọng con người;
lên án tố cáo thế lực tàn bạo trà đạp lên con người; thương cảm trước những đau khổ, bi
kịch của con người.
*Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp của con người (Ca ngợi, đề cao hết lời vẻ đẹp tài sắc của
chị em Thúy Kiều-PT đoạn trích Chị em TK để làm rõ).
*Truyện kiều đã lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm con người
(Vạch trần bộ mặt, bản chất xấu xa, bỉ ổi của MGS, qua đó tố cáo xã hội thối nát mà ở đó
đồng tiền đã gây tác oai tác quái, làm khổ nhục cho biết bao con người-PT doạn trích
MGS mua Kiều để làm sáng tỏ)
*Truyện Kiều thể hiện sâu sắc lòng thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của
con người (Tám lòng đau đớn đến tái tê của nhà thơ trước tâm trạng đau buồn, tủi nhục, ê
chề của TK khi trở thành một món hàng và khi bị giam lỏng để trở thành gái lầu xanh-PT
đoạn trích MGS mua Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích để làm sáng tỏ).
-Tổng kết ba ý trên.
3.KB:
13
Đánh giá giá trị nhân đạo của Truyện Kiều: Đây là một tư tưởng lớn của ND, là tấm
lòng chan chứa yêu thương con người. Chính tình cảm này, giá trị này mà TK trở thành
vô giá.
Đề bài: 2. Suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của ND qua đoạn trích “MGS mua
Kiều”
1.MB:
-Dẫn dắt vấn đề.
-GT tác phẩm TK và đoạn trích “MGS mua Kiều” của đại thi hào ND về tấm lòng nhân
đạo của ND qua đoạn trích.
2. TB:
-Giải thích: Nhân đạo là niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người,
lên án tố cáo những thế lực tàn bạo, trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức,
phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng trân chính.
-Các LĐ:
+Tác giả tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn “buôn thịt bán người”:
-Thái độ khinh bỉ căm phẫn của tác giả được thể hiện qua cách miêu tả MGS với cá
nhìn mỉa mai, châm biếm, lên án:
-Tác giả tố cáo bản chất giả dối, ti tiện bất nhân vì tiền của bọn lưu manh qua nhân vật
MGS :
+ND đã tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người
+ND thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước những con người nhân phẩm bị trà đạp,
bị hạ thấp:
=>Với NT miêu tả khắc họa tính cách nhân vật qua dáng vẻ cử chỉ, tác giả đã phơi bày lên
án thực trạng XH xấu xa với những thế lực tàn bạo và đồng tiền đã trà đạp lên tất cả, thể
hiện niềm thương cảm, xót xa cho số phận, nhân phẩm của những con người bị áp bức.
Đoạn trích chính là bức tranh hiện thực về XH đương thời, đồng thời thể hiện tấm lòng
nhân đạo sâu sắc của ND.
3.KB:
-Khái quát những vấn đề đã trình bày.
-Nêu suy nghĩ của bản thân.
Đề bài 3: Tinh thần nhân đạo cao cả là giá trị lớn nhất, sâu sắc nhất của Truyện Kiều-Kiệt
tác của nền thi ca cổ điển VN-Em hãy chứng minh.
+Yêu cầu: -ND: Tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều.
-KB: CM.
-DC: Truyện Kiều.
+Dàn ý:
1.MB: GT về đại thi hào ND và giá trị của Truyện Kiều, trong đó lớn nhất là giá trị nhân
đạo->TK trở thành kiệt tác của nền thi ca cổ điển Việt Nam.
2.TB:
-Tinh thần nhân đạo:
14
*Tinh thần nhân đạo trong TK trước hết là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất
tốt đẹp của con người.
-Kiều là hiện thân của cái đẹp và tài năng tuyệt vời:
(DC “Chị em TK”)
-Kim Trọng:
-Mối tình của KT-TK là một thiên diễm tình
-Kiều là đứa con chí hiếu (DC):
-Tình tiết “trao duyên” trong TK cũng là một nét rất đẹp của tình cảm nhân đạo:
*Tinh thần nhân đạo trong TK còn là tiếng nói đồng tình đồng cảm của ND với những
ước mơ về công lí, những khát vọng về tự do:
-Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán…
*Tố cáo, lên án mọi thế lực tàn bạo, chà đạp lên con người:
3.KB: -Khẳng định lại vấn đề.
-Suy nghĩ của bản thân.
Đề bài: 4.Phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy
Kiều”.
Đề bài: 5. Nghệ thuật miêu tả nhân vật đăc sắc của ND qua các đoạn trích: Chị em Thúy
Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, MGS mua Kiều.
1.MB: GT về ND, TK, dẫn dắt đến nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình của ND.
2. TB:
-Khắc họa nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ. (Chị em Thúy Kiều-PT, dẫn
chứng làm sáng tỏ)
-Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ. (MGS mua
Kiều-PT dẫn chứng làm sáng tỏ)
-Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích-PT, DC làm sáng tỏ).
-Tổng kết 3 ý trên.
3.KB:
Đánh giá tài nghệ xây dựng nhân vật của ND: Bằng NT miêu tả nhân vật tài tình, khéo
léo của ND mà TK trở thành một kiệt tác bất hủ, sống mãi với thời gian và người đọc.
Đề bài 6: Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều
của Nguyễn Du) là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.
Em hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ ý kiến trên.
1.MB:
-Giới thiệu được truyện Kiều của Nguyễn Du và đoạn trích “Kiều ở ………”.
-Dẫn được nhận định.
15
-Đây là một đoạn trích gây xúc động trong lòng người đọc bởi nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình đặc sắc,góp phần diễn tả tâm trạng Thúy Kiều.
2.TB:(Có thể phân tích đoạn trích để chứng minh theo hai cách.):
+Hướng bổ dọc theo các ý :Bức tranh-tâm trạng-cảm xúc bản thân.
+Hướng cắt ngang theo bố cục đoạn trích toát lên các ý:
Bức tranh tâm tình- Bức tranh đầy xúc động .
Bàiviết cần đảm bảo các ý sau:
A. Bức tranh tâm tình.
-Đây là bức tranh được vẽ bằng tâm trạng và tình cảm Kiều.
+Thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích:
+Tâm trạng nhớ thương của Kiều:
-Kiều nhớ Kim Trọng:
-Kiều nhớ thương cha mẹ:
+Tám câu cuối: diễn tả đặc sắc nhất tâm trạng, tình cảm của Kiều thông qua cảnh vật.
Đây là nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ND.
Điệp từ “buồn trông” được lặp lại 4 lần như điệp khúc của một khúc ca buồn thảm:
B. Bức tranh đầy xúc động.
-Xúc động vì:
+Lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ day dứt chứng tỏ Kiều là người thủy chung với
mối tình đầu của mình và rất hiếu thảo với cha mẹ.
+Nỗi cô đơn bất định không lối thoát của Kiều trước cảnh ngộ éo le của cuộc đời.
-Gợi cho chúng ta:
+Xót thương cho thân phận, cảnh ngộ của Kiều.
+Căm giận XH bất công đẩy Kiều vào cảnh ngộ đau thương đó.
3.KB:
-Khẳng định: đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là bức tranh trữ tình đầy xúc động
-Nêu cảm xúc cá nhân.
Đề bài 7: Đọc Truyện Kiều Đặng Thanh Lê nhận xét: “Có thể nói Thiên nhiên trong
TK cũng là một nhân vật thường lặng lẽ kín đáo nhưng không mấy khi không xuất hiện
mà thấm đượm tình người”
16
Hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên trong TK để làm sáng tỏ nhận định trên.
*Yêu cầu: ND: Thiên nhiên trong truyện Kiều thấm đượm tình người.
KB: CM
DC: TK của ND.
*Dàn ý:
1.MB: Giới thiệu TK và NT tả cảnh ngụ tình của ND.
-Trích nhận xét.
2.TB:
*TN làm nền cảnh cho một cuộc gặp gỡ hẹn hò:
+TN xuất hiện trong khung cảnh mùa xuân tươi đẹp ùa vào lòng người:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
+Cảnh xuân tươi đẹp hòa trong niềm vui tràn ngập của chị em Thúy Kiều đi chơi xuân:
Bước lần theo ngon tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uấn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
+TN hữu tình thơ mộng trong buổi chia tay giữa Kiều và KT:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
+Vầng trăng là hình ảnh đẹp đẽ chứng kiến cảnh thề non hẹn biển của TK và KT:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song
+Trăng là người bạn tri âm, tri kỉ luôn bên cạnh Kiều trong mọi hoàn cảnh, san sẻ cùng
nàng nỗi đau đớn của người trong cảnh bơ vơ, lạc lõng:
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
*TN là người bạn bên nàng, nói hộ tâm trạng của Kiều
+Tâm trạng buồn cô đơn:
Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
+Tâm trạng buồn, số phận lênh đênh vô định:
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
+Tâm trạng buồn vô vọng, bơ vơ, khát khao cuộc sống:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
+Tâm trạng buồn hãi hùng, lo sợ về tương lai
Buồn trông gió cuốn…
Ầm ầm tiếng sóng…
=>Nguyễn Du đã tả cảnh để bộc lộ nội tâm nhân vật và ông kết luận:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
3.KB:
17
-Trong TK, ND đã mượn TN để làm nền cho truyện, lấy TN là nhân vật mang tâm sự, nỗi
lòng con người.
-Đánh giá: ngòi bút ND tài hoa, điêu luyện khi vẽ lên hình ảnh TN, TN góp phần làm nên
giá trị TK (Tả cảnh ngụ tình độc đáo)
THIÊN NHIÊN TRONG THƠ CỔ
CẢNH THIÊN NHIÊN-CẢNH SẮC MÙA XUÂN TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI
I. Tác giả (1380-1442)
-Nguyễn trãi là bậc đại thi hào đầu tiên của dân tộc ta. Ông là người có tâm hồn phóng
khoáng, nhạy cảm với thiên nhiên. Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận
của Nguyễn Trãi và của nhiều nhà thơ khác.
-Đối với các nhà thơ, nhà văn, thiên nhiên là bầu bạn, là nơi giãi bày tâm sự. Họ đến với
thiên nhiên không phải để thưởng ngoạn mà còn để chiếm lĩnh, giao hòa và chia sẻ.
-Vì vậy thiên nhiên là một trong những nội dung chính trong các tác phẩm của Nguyễn
Trãi.
-Nếu chúng ta nói trong thơ có họa thì có lẽ thơ của Nguyễn Trãi là bức họa tuyệt đẹp
nhất. Mỗi bài thơ của ông đều mang một nét đẹp riêng.
II. Cảnh thiên nhiên
1.Thuật hứng số 24
2.Bạch đằng hải khẩu
3.Bài ca côn sơn
18
4.Bảo kính cảnh giới “43”
III. Cảnh sắc mùa xuân
1.Cây chuối
2.Bến đò xuân đầu trại
3.Cuối xuân tức sự
NGUYỄN KHUYẾN
I.Tác giả:
-Sinh 1835-1909, quê: Yên Đổ (Trung Lương ngày nay)-Bình Lục-Hà Nam. Đỗ đầu cả 3
kì thi: Hương, Hội, Đình->gọi là Tam nguyên Yên Đổ. NK làm quan khoảng 10 năm, khi
thực dân pháp chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về ở ẩn.
-Là nhà thơ lớn của dân tộc, nổi tiếng về thơ Nôm.
-Các nhà phê bình văn học cho rằng: ông là nhà thơ về làng cảnh VN, nhà thơ của mùa
thu VN, thơ ông thường miêu tả cảnh sắc của làng quê VN, cuộc sống nơI thôn dã.
II.Tác phẩm
1.Thu điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
-PT bài thơ:
Là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả cảnh sắc mùa thu ở thôn quê Bắc bộ, cụ
thể ở vùng đồng chiêm chũng ở Sơn Nam Hạ, nơi tác giả vui sống cảnh diền viên. Qua bài
thơ tác giả gửi gắm tâm sự của mình.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
19
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
-T/g: mùa thu ở đất Bắc
-K/g: cái ao, có thể ngay trong vườn nhà tác giả-> cho ta cảm nhận cảnh trời mây sóng
nước
-Thời tiết: lạnh lẽo-> gợi cảm giác buồn.
Trong veo-> là từ gợi tả: nước rất trong.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
-Cảnh được tả từ thấp lên cao, từ gần đến xa theo đúng quy luật của văn miêu tả. ở gần có
làn sóng lượn lăn tăn theo làn hơi gió nhẹ. Cao hơn một chút là chiếc lá vàng khẽ khàng
rơi theo chiều gió “khẽ đưa vèo”. Cao hơn và xa hơn có “tầng mây lơ lửng trời xanh
ngắt”. Xuống thấp và gần hơn ta thấy có “ngõ trúc quanh co” rồi đi xa dần xa dần là con
đường vào làng vắng vẻ.
-Cách sử dụng ngôn từ của NK thật tuyệt vời : các từ gợi tả cái nhẹ nhàng, hiu hắt: làn
hơi-gợn tí-khẽ đưa, các từ láy “lơ lửng, quanh co” hết sức gợi hình.
-Từ gợi màu sắc: sóng biếc, trời xanh ngắt-> màu xanh cây cối, ngõ trúc đều đượm một
màu xanh, giữa màu xanh nổi lên màu vàng của lá.
=>Nhà thơ chỉ chọn lọc vài ba chi tiết rất cụ thể-> hiện lên bức tranh thủy mặc, chỉ cần
một vài nét chấm phá cũng khiến người đọc có thể dựa vào thơ mà tưởng tượng ra cảnh
trí.
(So sánh NT ước lệ của các nhà thơ khác->NK thực tế hơn)
-NT đối: caau3-4, 5-6.
-Hai câu cuối: Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
-Hai câu thơ giản dị nhưng ẩn chứa tâm trạng của nhà thơ. Đó là một hồn thơ giản dị, dân
dã, đậm đà bản sắc dân tộc. Phải có một tâm hồn nhạy bén, hòa nhập, giao cảm với thiên
nhiên hòa trong tình yêu quê hương đất nước thì mới có được cảm xúc sâu lắng và vẽ nên
bức tranh quê mộc mạc và gửi gắm lòng mình. Sau cùng ta thấy ở ông có một tâm sự
20
buồn, cảnh ở đây đẹp nhưng đượm buồn. Nước mất nhà tan, nhân dân sống trong cảnh nô
lệ, các phong trào yêu nước bị dập tắt hỏi sao không buồn. Tác giả mong đợi “ôm cần lâu
chẳng được”-trông sao có một phong trào yêu nước khác dấy lên dù nhỏ bé như “con cá
đớp động dưới chân bèo” cũng tỏ rằng người VN đã chống quân xâm lược
Đây là bài thơ hay, dùng từ đắt, có đẽo gọt, chọn lọc, cách gieo vần hiểm hóc. NK là
bậc thầy của thơ Nôm. Bài thơ tả cảnh nhưng nói lên tâm sự hoài vọng, yêu nước của nhà
thơ khiến cho người đọc rung cảm.
2. Cung cấp thêm các bài thơ: -Thu vịnh
-Thu ẩm
-Bạn đến chơi nhà.
BÀ HUYỆN THANH QUAN
I.Tác giả
-Sống ở thế kỉ XI X: chưa rõ năm sinh năm mất.
-Quê: làng Nghi tàm (nay: Tây Hồ-Hà Nội)
-Chồng làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh-Thái Bình)
-Là nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.
II.Tác phẩm
QUA ĐÈO NGANG
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một bài thơ hay của Bà Huyện Thanh Quan. Được làm
theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
-Hai câu đề nêu rõ thời điểm tác giả đến Đèo Ngang và cảnh thiên nhiên Đèo Ngang vào
thời điểm đó:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
=>Thiên nhiên ở Đèo Ngang vào buổi chiều tà hiện lên cằn cỗi, chật chội. Hai từ “chen”
xuất hiện trong một câu thơ đã chứng tỏ điều đó.
-Hai câu thực diễn tả cuộc sống của con người ở Đèo Ngang:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
21
=>Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ và phép đối để làm tăng
thêm nét hoang vắng ở Đèo Ngang. Con người xuất hiện một cách nhỏ nhoi, cô độc và
lam lũ. Sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên bao la càng làm cho không gian ở Đèo
Ngang thêm buồn và hiu quạnh.
-Hai câu luận nói lên tâm sự của nhà thơ:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
=>Từ không gian bao la nhưng thanh vắng của Đèo Ngang bỗng vang lên tiếng kêu của
hai loài chim. Tiếng kêu ấy không làm mất đi cái tĩnh mịch của không gian mà trái lại
càng làm không gian im ắng hơn. Hai âm thanh ấy mang tính ước lệ để gợi lên nỗi nhớ
nước, thương nhà của nhà thơ. Câu thơ mang âm điệu buồn và hoài cổ, thể hiện tâm trạng
thươnh nhớ của nhà thơ đối với quá khứ và niềm xót xa đối với thực tại.
-Hai câu kết chính là nỗi cô đơn của Bà:
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
=>Đến với Đèo Ngang nhìn thấy cảnh vật nơi đây hùng vĩ và nên thơ BHTQ dừng lại để
ngắm nhìn, để cảm nhận và thu vào lòng mình cái đẹp của thiên nhiên, dẫu trong lòng còn
ngổn ngang tâm sự và niềm cô đơn hiện hữu. Bà vẫn thể hiện được tư thế hiên ngang của
mình, thể hiện bản lĩnh đứng trên nỗi cô đơn của chính mình. Bà đam đối mặt với sự cô
đơn chứ không chạy trốn.
Bài thơ là một bức tranh phong cảnh và cũng là những dòng tâm sự của nhà thơ. Chính
điều này làm nổi bật nỗi lòng nhớ nước thương nhà của tác giả.
LUYỆN ĐỀ
*Đề bài: Thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan thực chất đều là tiếng nói thiết
tha của tâm hồn người phụ nữ VN dưới chế độ PK hà khắc nhưng ở mỗi tác giả điều đó
lại được thể hiện dưới một vẻ riêng.
Qua một số bài thơ đã học và đọc thêm của hai nhà thơ trên, em hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
22
*Yêu cầu: -ND:Tiếng nói thiết tha của tâm hồn người phụ nữ:
+Thiết tha với vẻ đẹp của TN, nỗi buồn đau về đất nước.
+Những trái tim nhiều tâm sự trước cuộc đời
Trọng tâm: Vẻ riêng của hai nhà thơ:
+Cách thể hiện cảm xúc
+Cách sử dụng hình ảnh
+Cách phân bố nhịp điệu
+Cách lựa chọn ngôn ngữ
-Kiểu bài: chứng minh
-Giới hạn: Thơ Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan.
*Dàn bài:
1,Mở bài:
-Giai đoạn cuối thế kỉ 18 đầu TK 19 nổi lên tên tuổi của 2 nữ sĩ quen thuộc với bạn
đọc:Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan.
-Trích nhận định:
2,Thân bài:
*Điểm chung:
-Thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan đều là tiếng nói thiết tha của những tâm
hồn phụ nữ gắn bó với thiên nhiên,đất nước ,con người,với những tình cảm đời thường
giản dị. Nhưng ở mỗi nhà thơ lại có một nét riêng.
*Những vẻ riêng:
-Vẻ riêng trong cách thể hiện cảm xúc:
+ Hồ Xuân Hương :
+Bà Huyện Thanh Quan :
- Vẻ riêng trong cách sử dụng hình ảnh:
+Hồ Xuân Hương thường sử dụng hình ảnh gây ấn tượng mạnh
+ Bà Huyện Thanh Quan chọn hình ảnh trang nhã, gắn liền điển tích mang dấu ấn
Văn hóa:
- Vẻ riêng trong sử dụng ngôn từ, nhịp điệu:
23
+Ngôn từ của Hồ Xuân Hương mang màu sắc dân dã, thường ánh lên chút tinh
quái, nghịch ngợm:
+ Ngôn từ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan trang nhã hoa lệ:
3,Kết bài:
-Khẳng định lại vấn dề.
Một số đề bài:
1. Quê hương - đất nước Việt Nam trong thơ nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến và những nhà
thơ khác.
2. Nói về thơ của Bà Huyện Thanh Quan đã có nhận xét: “Thơ bà thể hiện lòng yêu mến
cảnh quan thiên nhiên, đất nước, tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay, bài nào cũng buồn
thương da diết, cũng trang nhã và rất điêu luyện”.
Phân tích bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thang Quan để làm sáng tổ nhận xét
trên.
3.Phân tích một số bài thơ cổ để tìm hiểu mục đích miêu tả thiên nhiên của các nhà thơ
xưa.
24