Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 93 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



TRẦN CÚC ÁNH



NGHIÊN CỨU BỘ NHIỄM SẮC THỂ Ở NHỮNG CẶP
VỢ CHỒNG VÔ SINH NGUYÊN PHÁT


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





HÀ NỘI - 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



TRẦN CÚC ÁNH


NGHIÊN CỨU BỘ NHIỄM SẮC THỂ Ở NHỮNG CẶP
VỢ CHỒNG VÔ SINH NGUYÊN PHÁT


Chuyên ngành: Sinh học Thực nghiệm
Mã số: 60 42 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN RỰC


HÀ NỘI - 2012


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CS : Cộng sự
ISCN : An International System for Human Cytogenetic Nomenclature
ICSI : Intra-Cytoplasmic Sperm Injection
ITT : Ít tinh trùng
KCTT : Không có tinh trùng
NST : Nhiễm sắc thể
PHA : Phytohemagglutinin
WHO : World Health Organization
GTMT : Giãn tĩnh mạch tinh
LH : Luteinizing hormone
FSH : Follicle-stimulating hormone












Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh Cao học K18-Sinh học
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lược sử nghiên cứu về nhiễm sắc thể người 3
1.2. Các cơ chế gây rối loạn nhiễm sắc thể người 4
1.2.1. Rối loạn số lượng 4
1.2.2. Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể 8
1.3. Tình hình nghiên cứu vô sinh 10
1.3.1. Một số khái niệm về vô sinh 10
1.3.2. Nguyên nhân vô sinh do người vợ 10
1.3.2.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền 10
1.3.2.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền 13
1.3.3. Nguyên nhân vô sinh do người chồng 13
1.3.3.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền 13
1.3.3.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền 16
1.4. Tình hình nghiên cứu nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên
phát 17
1.4.1. Trên thế giới 17

1.4.1.1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên
phát 17
1.4.1.2. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa người vợ và người chồng 19
1.4.1.3. Các kiểu rối loạn nhiễm sắc thể ở người vợ và người chồng 20
1.4.2. Ở Việt Nam 25
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.2.1. Lập hồ sơ bệnh án 28
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh Cao học K18-Sinh học
2.2.2. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotyp 28
2.2.2.1. Nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi theo phương pháp của
Hungerford D.A. (1965) 28
2.2.2.2. Phương pháp làm tiêu bản nhiễm sắc thể 28
2.2.2.3. Phương pháp nhuộm tiêu bản bằng băng G theo phương pháp của
Seabright M. ( 1971) 29
2.2.2.4. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotyp: theo tiêu chuẩn
ISCN (2009) 30
2.2.3. Xử lý số liệu 31
Chương 3- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát 32
3.2. Nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát 36
3.3. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát 37
3.4. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa người vợ và người chồng ở các cặp vợ chồng
vô sinh nguyên phát 40
3.5. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát . 41

3.5.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở người vợ trong các cặp vợ chồng vô
sinh nguyên phát 42
3.5.1.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người vợ 42
3.5.1.2. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người vợ 45
3.5.2. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở người chồng trong các cặp vợ chồng
vô sinh nguyên phát 52
3.5.2.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng 52
3.5.2.2. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người chồng 57
KẾT LUẬN 60
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….63
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh Cao học K18-Sinh học
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Sự phân bố theo tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát 32
Bảng 2. Sự phân bố về nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát 36
Bảng 3. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát của một
số tác giả trên thế giới 39
Bảng 4. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng vô sinh
nguyên phát 42
Bảng 5. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người vợ 43
Bảng 6. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người vợ 45
Bảng 7. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng 52
Bảng 8. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người chồng 55


















Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh Cao học K18-Sinh học
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tỷ lệ rối loạn NST ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát 38
Hình 2. Tỷ lệ rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở những cặp vợ chồng vô
sinh nguyên phát 40
Hình 3. Karyotyp của bệnh nhân Nguyễn Thị Thúy Th. 45, XX, t(13q; 15q) 47
Hình 4. Karyotyp của bệnh nhân Triệu Thị Như Q. 46, XX, del(16)(q22) 49
Hình 5. Karyotyp của bệnh nhân Đào Thị Quế P. 46, XX, inv(12)(p13q13) 51
Hình 6. Karyotyp của bệnh nhân Nguyễn Tư C. 46, XY, del(Y)(q11.2) 56
Hình 7. Karyotyp của bệnh nhân Nguyễn Chí C. 46, XY, t(1;2)(p22;q21) 59

















Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 1 Cao học K18-Sinh học
MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống của mỗi con người, gia đình và con cái là nguồn hạnh phúc
chính đáng và là động lực của sự trường tồn nòi giống. Khi một cặp vợ chồng không
thể thực hiện được chức năng sinh sản thì họ phải đối mặt với nhiều áp lực của gia đình
và xã hội. Chẩn đoán và điều trị ở những cặp vợ chồng hiếm muộn là vấn đề mang lại
tính nhân văn rất lớn, mang lại hạnh phúc cho các cá nhân, gia đình và có ý nghĩa xã
hội sâu sắc. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO), một cặp vợ chồng gọi là
vô sinh khi sống cùng nhau trong vòng một năm và không dùng biện pháp tránh thai
nào mà vẫn không có con. Theo thống kê của các tác giả trên thế giới, tỷ lệ vô sinh
chiếm khoảng 15% các cặp vợ chồng [39]. Ở Việt Nam theo thống kê từ những năm
80, có khoảng 7-10% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh. Hiện nay, vô
sinh chiếm tỷ lệ 12-13% tổng số các cặp vợ chồng, tương đương với gần 1 triệu cặp vợ
chồng [10].
Vậy vô sinh ở các cặp vợ chồng này là do người vợ hay người chồng? Từ xưa
kể cả các nước phát triển, người ta cho rằng nguyên nhân vô sinh thường do người vợ.

Đó chỉ là cảm tính, hoặc người vợ thấy chồng mình quan hệ tình dục với mình bình
thường không có lí gì nguyên nhân vô sinh do chồng. Thật ra khả năng hoạt động tình
dục và khả năng sinh tinh trùng hoàn toàn khác nhau. Có những người đàn ông liệt
dương nhưng tinh trùng rất khoẻ, ngược lại có những đàn ông hoạt động tình dục rất
khoẻ nhưng lại không có con tinh trùng nào. Như vậy vô sinh có thể do người vợ,
chồng hay do cả 2 vợ chồng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ vô sinh do vợ
chiếm khoảng 40%, chồng chiếm 40%, do cả vợ và chồng chiếm 10% và không rõ
nguyên nhân chiếm 10% [79].
Vô sinh có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, do ảnh hưởng
của các nhân tố như môi trường sống, dịch bệnh… nên tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh
ngày càng tăng. Trong các cặp vợ chồng thì ở người vợ có thể do tử cung bị dị dạng, u
xơ tử cung; tử cung nhi tính, viêm lộ tuyến cổ tử cung…; ống dẫn trứng bị chít hẹp hay
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 2 Cao học K18-Sinh học
buồng trứng đa nang hoặc do các vấn đề nội tiết…; còn đối với người chồng có thể do
tinh hoàn không xuống bìu hay viêm tinh hoàn, do bất thường hormon sinh dục… gây
không có tinh trùng hoặc ít tinh trùng. Tuy nhiên một nguyên nhân quan trọng gây vô
sinh cả ở người vợ và chồng đó là do rối loạn vật chất di truyền.
Hiện nay, di truyền học người là lĩnh vực đang phát triển nhanh, mạnh và có rất
nhiều thành tựu. Đặc biệt với sự tiến bộ vượt bậc của phương pháp nuôi cấy tế bào và
kỹ thuật nhuộm tiêu bản nhiễm sắc thể (NST), đặc biệt hơn là kỹ thuật nhuộm băng G
ngày càng phát triển và cải tiến không ngừng đã giúp cho các nhà di truyền học phát
hiện được các biểu hiện rối loạn số lượng và cấu trúc NST như mất đoạn, lặp đoạn,
chuyển đoạn, đảo đoạn…
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều phòng xét nghiệm di truyền
tế bào như Viện nhi Trung ương, Viện Sản Trung ương, phòng Di truyền tế bào bệnh
viện Từ Dũ, phòng di truyền tế bào của bộ môn Y sinh học – Di truyền trường Đại học
Y Hà Nội làm xét nghiệm và phân tích NST nhằm mục đích góp phần chẩn đoán
những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến rối loạn vật chất di truyền và để có

phương pháp điều trị thích hợp để đưa ra những lời khuyên di truyền cho các bệnh
nhân này.
Với mong muốn góp phần nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và giữ
gìn hạnh phúc gia đình cho các cặp vợ chồng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát” nhằm mục tiêu:
Phát hiện các trường hợp rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô
sinh nguyên phát





Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 3 Cao học K18-Sinh học
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lược sử nghiên cứu về nhiễm sắc thể người
Bộ NST người là đối tượng chính trong các nghiên cứu tế bào di truyền học loài
người. Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu NST người từ cuối thế kỷ XIX. Năm
1842, Nageli phát hiện ra NST và được đánh dấu bằng công trình mở đầu của Walther
Flemming (1882) [24]. Ông đã quan sát NST của người ở các kỳ phân bào trên tiêu bản
tươi, cắt mảnh lấy từ tinh hoàn. Trong thời gian đó, NST của người là vấn đề được các
nhà di truyền học quan tâm, nghiên cứu và cũng là đề tài được đem ra tranh luận nhiều
lần. Tuy nhiên ở thời kỳ ấy do những hạn chế về kỹ thuật làm tiêu bản, mẫu vật không
đáp ứng và không phù hợp cho việc nghiên cứu chi tiết NST. Ở người, số lượng NST
nhiều, kích thước nhỏ và thường tập trung thành từng đám, với những kỹ thuật cắt
mảnh, cố định và nhuộm thông thường, các nhà di truyền tế bào chưa thể đếm chính
xác nên đã cho rằng trong nhân của tế bào người có 48 NST, gồm 23 cặp NST thường
và 1 cặp NST giới tính [37] [58]
Những năm thuộc thập kỉ 50 của thế kỉ XX có những phát hiện quan trọng khai

sinh ra chuyên ngành di truyền tế bào người, việc xử lý tế bào bằng sốc nhược trương
của Hsu, T.C (1952), Ford, C.E và Hamerton, J.L (1956) tiền xử lý tế bào nuôi cấy
bằng colchicine để tích lũy nhiều cụm kì giữa. Công trình của Tjio, J.H và Levan
(1956) kết hợp xử lý nhược trương và colchicine đã công bố nghiên cứu xác định lại bộ
NST 2n của người là 46 NST chứ không phải là 48 NST và công trình này đã được
Ford và Hamerton khẳng định [25]
Từ năm 1956 có nhiều phòng thí nghiệm tế bào di truyền được xây dựng để
nghiên cứu NST. Các công trình đầu tiên công bố các rối loạn NST liên quan với bệnh
là công trình của Lejeune (1958-1959) về hội chứng Down do thừa một NST 21 dạng
trisomi 21, hội chứng Turner do tế bào cơ thể chỉ có 45 NST dạng 45,X thiếu một NST
giới tính X (Ford, 1959), hội chứng Klinefelter ở nam với 47 NST trong đó có ba NST
giới XXY (Jacobs và Strong, 1959) [35]
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 4 Cao học K18-Sinh học
Từ năm 1956 đến năm 1960 là thời kỳ còn khó khăn của nghiên cứu tế bào di
truyền học người các nghiên cứu đều mới chỉ phân biệt được các rối loạn số lượng và
rối loạn cấu trúc lớn gây bất thường ở người do mới chỉ sử dụng phương pháp nhuộm
bình thường bằng Giemsa, nhuộm đồng đều các NST.
Năm 1960, Moorhead và cs công bố phương pháp làm tiêu bản NST từ lympho
bào nuôi cấy ngắn hạn (48-72h) với việc dùng PHA (phytohemagglutinin) để kích
thích phân bào. Từ đó chẩn đoán bệnh trên NST ngày càng được ứng dụng rộng rãi
[52]
Từ năm 1968 đến năm 1970, là sự ra đời của các kỹ thuật nhuộm băng cho phép
các nhà di truyền học đánh giá chính xác tới từng chiếc NST trong bộ NST và phát
hiện rối loạn cấu trúc NST. Từ sau 1970 trở đi, lần lượt với các kỹ thuật nhuộm băng
Q, băng G, băng R, băng C, băng T, N và nhuộm băng có độ phân giải cao NST, dùng
BrdU (Bromodeoxyuridin) gắn vào ADN trên NST và nhuộm phân biệt chromatit chị
em đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ của tế bào di truyền học người ứng dụng các
kỹ thuật băng để phát hiện các bất thường tinh tế đặc trưng trên từng NST ứng với các

bệnh, tật, các hội chứng trong lâm sàng.
Từ năm 1980 đặc biệt là sau năm 1985 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, vượt bậc
của di truyền tế bào lâm sàng và di truyền phân tử ứng dụng trong nghiên cứu bộ gen
loài người. Trong di truyền tế bào thì việc nghiên cứu NST chủ yếu vẫn áp dụng các
phương pháp nhuộm băng NST để phát hiện các rối loạn cấu trúc: mất đoạn, lặp đoạn,
đảo đoạn và chyển đoạn…
1.2. Các cơ chế gây rối loạn nhiễm sắc thể người
1.2.1. Rối loạn số lượng
Rối loạn số lượng NST gồm hai dạng: đa bội (polyploidy) và lệch bội
(aneuploidy).
* Đa bội thể:
Là hiện tượng tăng chẵn hoặc tăng lẻ cả bộ NST. Ví dụ: ở người 3n = 69 NST =
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 5 Cao học K18-Sinh học
thể tam bội (3n) thuộc dạng thể đa bội lẻ, 4n = 96 NST = thể tứ bội (4n) thuộc dạng thể
đa bội chẵn.
Cơ chế: có 3 cơ chế dẫn đến hiện tượng đa bội:
- Thụ tinh của các giao tử bất thường:
Bình thường, sau 2 lần phân chia của quá trình giảm phân, mỗi giao tử được tạo
thành chứa bộ NST đơn bội (n). Đôi khi, vì một nguyên nhân nào đó, các NST không
phân ly, cả hai bộ NST đi vào một giao tử, tạo nên giao tử bất thường chứa 2n NST
Thụ tinh của giao tử bình thường (n) với giao tử bất thường (2n) tạo hợp tử tam
bội (3n).
Thụ tinh của 2 giao tử, cả 2 đều bất thường (2n) tạo ra hợp tử tứ bội (4n)
- Sự phân chia bất thường của hợp tử:
Đôi khi trong các lần phân chia sớm bộ NST 2n của hợp tử nhân đôi nhưng tế
bào chất không phân chia theo nên hình thành các tế bào 4n, sau đó các tế bào này tiếp
tục phân chia tạo nên các phôi bào 4n, phát triển thành cơ thể tứ bội (4n).
Trong các lần phân chia sớm của hợp tử 2n có sự phân chia không đồng đều

NST tạo thành phôi bào có 1n NST và phôi bào có 3n NST. Phôi bào có 1n NST bị tiêu
vong còn phôi bào có 3n NST phát triển thành cơ thể tam bội (3n).
Hợp tử 3n phân chia theo ba cực cho 3 phôi bào khác nhau: 1n, 2n, 3n. Phôi bào
1n tiêu vong còn 2 phôi bào sau phát triển thành thể khảm 2n/3n.
Hợp tử 4n phân chia theo ba cực tạo thành cơ thể 2n/3n.
- Sự thụ tinh kép hoặc sự xâm nhập của tế bào cực:
Sự thụ tinh kép: 1 trứng bình thường (n) thụ tinh với 2 tinh trùng bình thường
(n) cho hợp tử 3n.
Sự xâm nhập của tế bào cực vào một phôi bào ở giai đoạn hai phôi bào tạo
thành cơ thể khảm 2n/3n.
Hậu quả: Các trường hợp đa bội ở người rất hiếm gặp, phần lớn chết ở giai đoạn
trước sinh, một vài trường hợp sống đến khi sinh hoặc sau sinh nhưng hầu hết là các trẻ
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 6 Cao học K18-Sinh học
sơ sinh bị dị tật.
* Lệch bội:
Là hiện tượng số lượng NST của tế bào tăng lên hoặc giảm đi một hoặc vài NST
so với bộ NST lưỡng bội.
Cơ chế:
- Nhiễm sắc thể không phân ly trong giảm phân:
Trong quá trình giảm phân, nếu có một cặp NST nào không phân ly mà cùng
nhau đi vào một giao tử sẽ tạo thành các giao tử lệch bội: có giao tử thừa một NST, có
giao tử thiếu một NST. Các giao tử lệch bội khi thụ tinh sẽ hình thành các hợp tử lệch
bội.
Hiện tượng không phân ly trong quá trình giảm phân có thể xảy ra trong quá
trình tạo tinh hoặc tạo trứng, xảy ra ở lần phân bào thứ nhất hay thứ hai, có thể xảy ra
với NST thường hay với NST giới tính.
- Nhiễm sắc thể không phân ly trong quá trình phân cắt của hợp tử:
+ Nếu hiện tượng không phân ly xảy ra ở lần phân cắt thứ nhất của hợp tử, hai

phôi bào khác nhau được hình thành: một có 47 NST, một có 45 NST. Hai phôi bào
này tiếp tục phân chia tạo nên cơ thể có hai dòng tế bào lệch bội 47/45. Nếu dòng tế
bào có 45 NST không có khả năng sống, cơ thể chỉ có một dòng tế bào có 47 NST.
+ Nếu hiện tượng không phân ly xảy ra ở lần phân cắt thứ hai của hợp tử sẽ tạo
ra ba dòng tế bào có số lượng NST là 47/46/45. Dòng tế bào 45 NST không có khả
năng sống nên cơ thể ở dạng khảm với 2 dòng tế bào 47/46 NST. Nếu hiện tượng
không phân ly xảy ra nhiều lần trong quá trình phân cắt sẽ tạo cơ thể khảm phức tạp
hơn.
- Thất lạc nhiễm sắc thể:
Trong chu kỳ tế bào, ở kỳ sau nếu một NST nào đó không bám được vào thoi vô
sắc, không di chuyển được về cực tế bào, nằm lơ lửng ở tế bào chất, rồi bị tiêu biến đi,
do vậy một tế bào con bị thiếu một NST. Quá trình này có thể xảy ra trong quá trình
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 7 Cao học K18-Sinh học
giảm phân hoặc xảy ra trong quá trình phân cắt của hợp tử, có thể xảy ra với NST
thường hoặc NST giới tính.
* Lệch bội nhiễm sắc thể thường
Ở người, hợp tử trisomy thuần NST thường có được tiếp tục phát triển hay
không, số lượng các dị tật và khả năng sống sót của thai ở bên trong hay bên ngoài tử
cung còn phụ thuộc vào trisomy về NST nào trong bộ NST. Trong số 22 cặp NST
thường, chỉ có trisomy nhóm D (13,14,15), trisomy 18 và trisomy 21 thai nhi có thể
sống ở bên ngoài tử cung, đặc biệt trisomy 21 có khả năng sống lâu hơn, thậm chí có
thể sống đến tuổi trưởng thành. Nhìn chung trisomy của nhóm A (1-3), nhóm B (4-5)
hoặc nhóm C (6-12), phôi thai thường chết ở giai đoạn sớm trong tử cung.
Những dòng tế bào hoặc hợp tử monosomy NST thường, nhìn chung không có
khả năng phát triển và thường chết ở giai đoạn sớm.
* Lệch bội nhiễm sắc thể giới tính
Trường hợp trisomy thuần NST giới tính, thai nhi có thể phát triển được đến
tuổi trưởng thành, nhưng thường có các bất thường, dị tật ở cơ quan sinh dục và một số

tính trạng khác bất thường, dị tật.
Chỉ có trường hợp monosomy NST giới X là có khả năng sống đến tuổi trưởng
thành nhưng có những biểu hiện rối loạn phát triển hình thái của cơ thể, về cơ quan
sinh dục và có thể chậm phát triển trí tuệ.
Ở người thường gặp một số trường hợp: Hội chứng Turner (45, XO), hội chứng
Klinefelter (47, XXY), hội chứng siêu nữ (XXX) ở thể khảm hoặc thể thuần.
* Thể khảm lệch bội: NST thường và NST giới tính tức là cá thể có từ hai hoặc nhiều
dòng, hay gặp nhất là một dòng tế bào lưỡng bội và một dòng tế bào lệch bội hoặc là
thừa một NST (trisomy) hoặc là thiếu một NST (monosomy).
* Lệch bội phức tạp – (lệch bội kép): trong tế bào của cơ thể có dư 2 NST ở hai cặp
tương đồng khác nhau (thông thường là một cặp NST thường và một cặp NST giới
tính).
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 8 Cao học K18-Sinh học
1.2.2. Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể
* Mất đoạn (deletion):
Là hiện tượng NST bị đứt rời ra một hoặc nhiều đoạn, đoạn bị đứt rời ra không
có tâm sẽ tiêu biến đi hoặc gắn sang NST khác, phần còn lại mang tâm trở lên ngắn
hơn bình thường. Có 2 kiểu mất đoạn: mất đoạn cuối và mất đoạn giữa.
- Mất đoạn cuối: sinh ra do mất một chỗ của các nhánh. Đoạn không tâm sẽ bị
tiêu biến. Mất đoạn cuối có thể xảy ra ở 2 nhánh ở phần cuối. Hai đoạn không tâm sẽ
tiêu tan đi, còn phần mang tâm sẽ uốn cong lại tạo nên NST hình vòng có tâm.
- Mất đoạn giữa: do hai chỗ đứt xảy ra cùng ở một nhánh. Đoạn nằm giữa hai
chỗ đứt bị tiêu tan, hoặc tạo thành vòng không tâm. Hai phần còn lại của NST nối lại
với nhau tại chỗ đứt hình thành một NST mới bị mất đoạn.
Sự mất đoạn NST tức là sự mất đi vật liệu di truyền và tùy theo mức độ tổn
thương nhiều hay ít mà ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của phôi thai, hoặc thai nhi sinh
ra với nhiều dị tật. Ở người tần số gặp mất đoạn rất hiếm.
Một số trường hợp có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ và rối loạn cơ quan sinh

dục, hay gặp trong số đó là NST X hình vòng. Ví dụ: Hội chứng Turner: 46,Xr(Xq).
* Chuyển đoạn (Translocation):
Chuyển đoạn NST được xác định là hay gặp nhất trong rối loạn cấu trúc của
NST [22]. Có hai kiểu chuyển đoạn là chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal translocation)
và chuyển đoạn hòa hợp tâm (Robertsonian translocation).
- Chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal translocation): là hiện tượng trao đổi đoạn
giữa hai NST. Mỗi NST đứt một chỗ, trao đổi đoạn đứt cho nhau và hình thành hai
NST mới. Cả hai đều thay đổi hình thái nếu những đoạn trao đổi khác nhau về kích
thước.
- Chuyển đoạn hòa hợp tâm (Robertsonian translocation): Chỉ xảy ra đối với
các NST tâm đầu. Chuyển đoạn hòa hợp tâm là do phần tâm của hai NST hợp nhất
hình thành và hay gặp nhất là sự chuyển đoạn giữa các NST tâm đầu số 13,14,15
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 9 Cao học K18-Sinh học
(nhóm D), số 21,22 (nhóm G) bao gồm là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với
nhóm D (D/D) hoặc giữa nhóm D với nhóm G (D/G) hoặc giữa nhóm G với nhóm G
(G/G)
Ở những người mang chuyển đoạn hòa hợp tâm trong bộ NST có 45 chiếc thiếu
2 NST tâm đầu và thay vào đó 1 NST tâm giữa có kích thước lớn nếu là sự chuyển
đoạn giữa các NST nhóm D với nhóm D (D/D) hoặc 1 NST có kích thước trung bình
tâm lệch nếu là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với các NST nhóm G (D/G)
hoặc 1 NST kích thước nhỏ tâm giữa nếu là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm G với
các NST nhóm G (G/G) [42].
* Lặp đoạn (duplication)
Là hiện tượng một đoạn nào đó của NST được nhân đôi lên. Lặp đoạn xảy ra khi
2 NST tương đồng ghép đôi với nhau không tương xứng trong kỳ đầu của phân bào
giảm phân, có sự đứt của 2 NST và trao đổi đoạn giữa 2 đoạn khác nhau của 2 NST
trong cặp tương đồng. Trong trường hợp này có 2 NST bị thay đổi cấu trúc, nhưng
không mất đi hoặc tăng thêm vật liệu di truyền trong tế bào. Khi các NST trong cặp

tương đồng này phân ly nhau trong giảm phân sẽ tạo ra hợp tử mang NST lặp đoạn
(trisomy từng phần) hoặc NST thiếu một đoạn có liên quan (monosomy từng phần)…
* Đảo đoạn (invertion)
Là sự bất thường cấu trúc do NST bị đứt ở hai điểm, đoạn giữa hai điểm đứt
quay ngược 180
0
rồi nối lại, do đó một số gen bị đảo ngược thứ tự so với đoạn ban đầu.
Có ba kiểu đảo đoạn: đảo đoạn ngoài tâm, đảo đoạn quanh tâm đối xứng, đảo đoạn
quanh tâm không đối xứng.
- Đảo đoạn ngoài tâm: hai chỗ đứt ở cùng một nhánh của NST và đoạn đảo
không chứa tâm, NST không thay đổi hình thái.
- Đảo đoạn quanh tâm đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh và cách đều tâm, NST
không thay đổi hình thái.
- Đảo đoạn quanh tâm không đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh, khoảng cách
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 10 Cao học K18-Sinh học
tâm không đều nhau, NST có cấu trúc lại và thay đổi hình thái.
1.3. Tình hình nghiên cứu vô sinh
1.3.1. Một số khái niệm về vô sinh
Qua nhiều thời kỳ khác nhau thì khái niệm vô sinh có nhiều thay đổi. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WTO) thì: “vô sinh” là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ có sức khỏe bình thường, mong muốn có con nhưng không thể có thai sau 12
tháng quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai nào.
Vô sinh được chia làm 2 loại: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh
nguyên phát (vô sinh I) là vô sinh mà người vợ chưa từng có thai lần nào. Vô sinh thứ
phát (vô sinh II) là vô sinh mà người vợ trước đây đã từng có thai, nhưng sau đó không
thể có thai lại sau thời gian 1 năm.
Vô sinh nam giới là vô sinh mà nguyên nhân hoàn toàn do người chồng, người
vợ hoàn toàn bình thường. Vô sinh nữ giới là vô sinh mà nguyên nhân hoàn toàn do

người vợ, người chồng hoàn toàn bình thường.
Vô sinh không rõ nguyên nhân là các trường hợp vô sinh mà thăm khám lâm
sàng và làm các xét nghiệm kinh điển ở cả vợ và chồng vẫn không phát hiện được
nguyên nhân khả dĩ có thể quan sát được [23].
1.3.2. Nguyên nhân vô sinh do người vợ
1.3.2.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền
* Nguyên nhân do cổ tử cung
Nhờ chất nhầy ở cổ tử cung và cấu trúc bình thường của cổ tử cung giúp tinh
trùng bơi qua dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó gây ảnh hưởng tới chất nhầy hoặc cấu
trúc cổ tử cung làm cho tinh trùng khó sống sót và không thể bơi qua được sẽ làm cho
tỷ lệ có thai giảm. Tiền sử có đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung làm phá hủy các tế bào
tiết chất nhầy, tiền sử nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sinh gây chít hẹp
hoặc hở cổ tử cung. Viêm nhiễm cổ tử cung làm ảnh hưởng tới khả năng sống của tinh
trùng.
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 11 Cao học K18-Sinh học
* Nguyên nhân do tử cung và ống dẫn trứng
Phụ nữ có tiền sử về nhiễm trùng sinh dục như viêm cổ tử cung, ống dẫn trứng
làm chít hẹp hoặc tắc ống dẫn trứng do đó trứng không thể di chuyển vào buồng tử
cung. Phụ nữ trước đây có đặt vòng, nạo thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung cũng có
thể làm thay đổi cấu trúc bình thường của tử cung và ống dẫn trứng như dính buồng tử
cung hoặc tắc ống dẫn trứng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như dị dạng tử
cung, u xơ tử cung, phẫu thuật vùng chậu, viêm vùng chậu, viêm ruột thừa…
* Hội chứng đa nang buồng trứng hay còn gọi là hội chứng Stein-Leventhal
Đây là bệnh gây ra do tình trạng rối loạn nội tiết và là một trong những nguyên
nhân gây vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn. Bệnh thường xuất hiện
vào tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xuất hiện vào tuổi từ 20 đến 25. Những phụ nữ bị
buồng trứng đa nang thường là những người có sự gia tăng bất thường về nồng độ
Testosterone và LH, những chất này sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang

noãn. Buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm) do nang noãn
không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng
trứng [38]
* Nguyên nhân do rối loạn rụng trứng
Rối loạn rụng trứng thường được biểu hiện qua tình trạng kinh nguyệt như kinh
thưa (chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày) hay vô kinh (không có kinh từ 3 đến 6 tháng trở
lên). Nguyên nhân rối loạn rụng trứng có rất nhiều như rối loạn về yếu tố tâm lý, tăng
cân hoặc giảm cân trên 20% trọng lượng cơ thể hoặc các bệnh lý như buồng trứng đa
nang, suy buồng trứng sớm…
* Nguyên nhân do bệnh lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một bệnh lý đặc biệt, là sự di chuyển của nội
mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung. Ở đó, nội mạc tử cung tiếp tục
chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh
nguyệt. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 2% phụ nữ lứa tuổi sinh
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 12 Cao học K18-Sinh học
đẻ. Bệnh thường tiến triển âm thầm, có thể trong nhiều năm, gây hậu quả tai hại, nhất
là vô sinh.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ ràng về cơ chế bệnh sinh của LNMTC.
Song, có 3 giả thuyết về nguyên nhân của LNMTC được đưa ra và chưa có giả thuyết
nào thật sự thuyết phục. Đó là hiện tượng hành kinh ngược chiều, máu trào ngược qua
vòi trứng vào ổ bụng. Các tổ chức nội mạc sẽ bám vào các cơ quan trong ổ bụng và
tiếp tục phát triển, gây bệnh; Dị sản tế bào do các tế bào phôi còn tồn tại biệt hóa thành
tổ chức của ống Muller; Do tắc nghẽn bạch mạch hay nghẽn mạch khi di chuyển. Có
một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của LNMTC như đặt vòng, tắc nghẽn
đường sinh dục bẩm sinh….
* Các vấn đề về nội tiết tố
Vấn đề rụng trứng: Buồng trứng hoạt động bất thường, không phóng noãn, thậm
chí rụng trứng không đều cũng khiến cho nữ giới không thể có thai. Ví dụ, bệnh nội tiết

(u sinh prolactin của tuyến yên) gây vô kinh.
Các vấn đề về nội tiết tố khác: Mặc dù có trứng để thụ tinh, nhưng do rối loạn
nội tiết mà các nội tiết tố trong cơ thể nữ giới không thể cung cấp môi trường thích hợp
cho trứng sống sót và trưởng thành.
* Tuổi của người phụ nữ:
Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản
của nữ giới. Khả năng thụ thai ở phụ nữ đạt ngưỡng cao nhất ở tuổi từ 20-24, giảm dần
khi ngoài 35 tuổi và càng giảm nhanh khi đạt tuổi 40. Sở dĩ có sự suy giảm này là do
sự giảm về số lượng cũng như chất lượng của trứng khi nữ giới ngoài tuổi 35.
* Các yếu tố về lối sống, công việc
- Tình trạng quá béo phì (Chỉ số khối cơ thể - BMI ≥ 23) hoặc quá gầy (BMI ≤
18) thường bị chứng không rụng trứng và nếu có rụng trứng sẽ ít có khả năng thụ thai.
- Hút thuốc lá và uống rượu : tuy ít gặp ở nữ giới, đặc biệt là nữ giới Việt Nam,
tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh các chất này có liên quan đến tình trạng vô
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 13 Cao học K18-Sinh học
sinh. Hút thuốc lá hoặc uống cà phê làm giảm khả năng thụ thai và sớm mãn kinh.
- Nghề nghiệp: một số nghề thường xuyên tiếp xúc với tia xạ, hóa chất độc hại,
xăng – dầu, các loại thuốc nhuộm – in, nhiệt độ cao, thuốc trừ sâu … cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của nữ giới.
- Thuốc và trị liệu: các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị liệu ung thư, và
một số loại thuốc kháng sinh, … có khả năng tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn nữ.
- Căng thẳng tâm lý (stress) : áp lực trong công việc cũng như những căng thẳng
xoay quanh vấn đề muộn con có thể làm ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, nghiêm
trọng hơn nữa có thể gây lãnh cảm, làm giảm tần suất giao hợp. Những điều này không
những không có lợi trong điều trị vô sinh – hiếm muộn mà còn góp phần ảnh hưởng
đến tình trạng vô sinh – hiếm muộn.
1.3.2.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền
Các nguyên nhân di truyền ở mức độ tế bào gây vô sinh ở nữ giới thường là do

bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể, hay gặp nhất là hội chứng Turner ở
thể thuần hoặc thể khảm như 45,X; 45,X/46,XX; 45,X/46, XX/47,XXX hay
46,XX/47,XXX…
Ngoài ra các nguyên nhân di di truyền ở mức độ phân tử cũng gây vô sinh ở nữ
như: hội chứng đứt gãy nhiểm sắc thể X (Hội chứng Fragile X - FRAX), hội chứng
Kallmann do đột biến gen KAL1, hội chứng suy hạ đồi…
1.3.3. Nguyên nhân vô sinh do người chồng
1.3.3.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền
* Tinh hoàn không xuống bìu:
Không sờ thấy tinh hoàn ở 1 hoặc 2 bên bìu, bệnh chiếm 3% trẻ sơ sinh nam.
Khi trẻ 1 tuổi, tỷ lệ bệnh giảm xuống 1% vì trong năm đầu tinh hoàn vẫn còn khả năng
tiếp tục đi xuống bìu. Khi trẻ trên 2 tuối mà tinh hoàn chưa xuống bìu thì có dấu hiệu
tổn thương biểu mô mầm. Theo GS.BS. Nguyễn Bửu Triều, những trường hợp bất
thường như tinh hoàn không xuống bìu gây rối loạn trầm trọng trong quá trình sản xuất
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 14 Cao học K18-Sinh học
tinh trùng ở tinh hoàn [13]
* Viêm tinh hoàn:
Theo Ivrine (2002), viêm tinh hoàn do quai bị là một biến chứng của khoảng 27% -
30% nam giới bị quai bị ở sau độ tuổi 10-11 tuổi. Trong 17% các trường hợp viêm tinh
hoàn 2 bên và dẫn đến di chứng teo ống sinh tinh [34]. Ngoài ra, bệnh lậu, giang mai
và bệnh phong không được điều trị cũng gây vô sinh do viêm tinh hoàn và tắc ống dẫn
tinh [13].
* Giãn tĩnh mạch tinh:
Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng bệnh lý biểu hiện giãn và xoắn thành từng búi
tĩnh mạch tinh hoàn đoạn trong thừng tinh, là trạng thái thứ phát do tăng áp lực tĩnh
mạch. Theo Irvine (2002), giãn tĩnh mạch tinh chiếm 5%-25% ở nam giới khỏe mạnh,
nhưng ảnh hưởng 11% ở nam giới có tinh dịch bình thường và 25% ở nam giới có tinh
dịch bất thường [34]

Theo WHO, GTMT xảy ra ở 11,7% nam giới có tinh dịch đồ bình thường và ở
25,4% nam giới có tinh dịch đồ bất thường. Hơn 80% trường hợp GTMT không bị
hiếm muộn nhưng 35%-40% nam giới hiếm muộn nguyên phát bị GTMT, 69%-81%
nam giới hiếm muộn thứ phát bị bệnh này.
* Do bất thường hormon sinh dục:
Là tình trạng mất cân bằng giữa các hormon hướng sinh dục (gonadotropin) như
LH, FSH, hormon sinh dục (androgen) như testosteron, vv… hoặc thụ cảm của
androgen tại tinh hoàn không bình thường gây ra hiện tượng rối loạn chu trình hoạt
động tình dục và sinh tinh. Thiểu năng nội tiết hướng sinh dục gây giảm nồng độ LH
và FSH trong máu, hậu quả làm giảm quá trình sinh tinh một phần hoặc hoàn toàn.
* Tắc nghẽn đường sinh dục:
KCTT, tinh hoàn và FSH bình thường là dấu hiệu nghĩ tới tắc nghẽn đường sinh
dục. Tắc nghẽn ống sinh dục bẩm sinh và sau khi thắt ống dẫn tinh là phổ biến, nhưng
sau những nguyên nhân nhiễm các bệnh như lao, lậu cầu là những nguyên nhân thường
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 15 Cao học K18-Sinh học
gặp [34]
* Do nhiễm khuẩn:
Nhiễm khuẩn sinh dục có thể là nguyên nhân gấy vô sinh nam giới. Mắc các
bệnh truyền qua đường sinh dục, nhất là viêm mào tinh hoàn hay viêm tinh hoàn có thể
dẫn đến vô sinh của nam giới.
* Do chấn thương tinh hoàn:
Làm đứt các ống sinh tinh, có thể gây teo tinh hoàn về sau, các phẫu thuật vùng bẹn có
thể làm tổn thương mạch máu nuôi tinh hoàn hoặc thừng tinh [13].
* Nguyên nhân miễn dịch:
Vô sinh do nguyên nhân miễn dịch được phát hiện tới 3% các trường hợp, phát
hiện 10% tinh trùng di động được bao phủ bởi kháng thể. Rất khó để xác định những
ảnh hưởng của kháng thể này tới vô sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng “kháng thể -
dương tính” làm cho việc thụ thai giảm hơn những trường hợp không có vấn đề miễn

dịch [34]
* Các yếu tố nghề nghiệp và môi trường:
Cơ sở dữ liệu về các bệnh nghề nghiệp ành hưởng tới sinh sản nam giới vẫn còn
đang được tranh luận. Phơi nhiễm kim loại nặng như cadmium, chì, arsenic và kẽm đã
được báo cáo là làm suy giảm sự sinh tinh. Tuy nhiên, các số liệu này vẫn còn mâu
thuẫn. Mặt khác, thuốc bảo vệ thực vật và một số chất hóa học khác đã được chứng
minh rõ ràng là chúng có ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng [34]. Thực tế
cũng có nhiều nghiên cứu đã cho thấy nghề nghiệp hoặc môi trường có tiếp xúc với
nhiệt độ cao ảnh hưởng tới sự sinh tinh [83].
Theo kết quả khảo sát tinh dịch đồ trên 400 cặp vợ chồng hiếm muộn, Duy và
cs. cũng cho thấy nhóm nghề nghiệp có tiếp xúc với thuốc trừ sâu, các thông số về mật
độ, độ di động và hình dạng tinh trùng đều giảm so với nhóm không có tiếp xúc với
thuốc trừ sâu [5]
* Bệnh lý toàn thân:
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 16 Cao học K18-Sinh học
Suy thận mạn tính dẫn đến rối loạn điều hòa trực tiếp hạ đồi tuyến yên và gián
tiếp ức chế chức năng tinh hoàn. Suy gan mạn tính gây rối loạn nội tiết dẫn đến giảm
sinh tinh, teo tinh hoàn, nữ hóa, giảm chức năng sinh hoạt tình dục. Theo báo cáo của
Handelsman, các bệnh lý về đường tiêu hóa, huyết học, nội tiết đều được báo cáo có
tác dụng giảm quá trình sinh tinh [30]
Sinh tinh có thể bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp do bệnh toàn thân như bệnh
tiểu đường, hoặc do dùng thuốc trong quá trình điều trị (suy gan, suy thận, bệnh tuyến
giáp, hội chứng Cushing, bệnh máu,vv…). Một số thuốc có thể làm suy giảm sinh sản
tinh trùng, thông thường nhất là sulfasalazin [34].
Những chất có tính chất kích thích mạnh như thuốc lá, rượu và ma túy cũng có
liên quan tới chất lượng tinh trùng. Nghiên cứu của Duy cs, (2001) tại bệnh viện Phụ
sản Từ Dũ cũng cho thấy chất lượng tinh trùng giảm ở những người hút thuốc là và
uống rượu [5].

* Tuổi của bệnh nhân:
Tuổi của bệnh nhân vô sinh nam liên quan đến độ tuổi xây dựng gia đình và rõ
ràng tuổi tác có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Tuổi càng cao thì số
lượng tinh trùng càng giảm, nên những người lớn tuổi thường ITT hơn là KCTT.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân đã được xác định gây nên vô sinh nam giới.
Tuy nhiên, theo Krausz, khoảng 70% các trường hợp vô sinh nam giới là tìm thấy
nguyên nhân, còn lại 30% các trường hợp chưa tìm thấy nguyên nhân và được xem là
tự phát. Trong hầy hết các trường hợp chưa rõ nguyên nhân thường do bất thường di
truyền, đặc biệt bất thường ở mức độ phân tử [33].
1.3.3.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền
Bất thường di truyền nói chung và bất thường NST nói riêng được coi là một
trong những nguyên nhân gây ITT hoặc KCTT, đôi khi do không được chẩn đoán xác
định nên đôi khi được xếp váo nhóm KCTT không rõ nguyên nhân.
Trong các nguyên nhân do bất thường NST, thường gặp nhất là hội chứng
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 17 Cao học K18-Sinh học
Klinefelter và các biến thể của hội chứng này. Hội chứng Klinefelter do nguyên nhân
có thêm một NST X trong bộ NST ở nam giới (47, XXY). Có thể gặp một số dạng
khác như thể khảm 47, XXY/46, XY; hoặc 48, XXXY; 48,XXYY, vv…
Ngoài nguyên nhân do rối loạn NST thì rối loạn di truyền ở mức độ phân tử
cũng gây vô sinh ở nam giới hay gặp nhất là mất đoạn nhỏ trên NST Y xảy ra ở ba
vùng AZFa, AZFb, AZFc gây rối loạn trong quá trình sinh tinh ở các mức độ khác
nhau từ không sản sinh trùng hay sản sinh được ít và rất ít tinh trùng [85]. Ngoài ra còn
do các đột biến gen trên các NST khác như: đột biến gen CFRT trên nhánh dài NST số
7 gây u nang [34], đột biến trên đoạn gen KALIG-1 ở nhánh ngắn (Xp22.3) gây hội
chứng di truyền liên kết NST X [16], mất đoạn gần nhánh dài của NST số 15 ở băng
q11-q13 gây hội chứng Prader-Willi… Nam giới bị hội chứng này thường vô sinh do
không có quá trình sinh tinh [3]
1.4. Tình hình nghiên cứu nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh

nguyên phát
1.4.1. Trên thế giới
1.4.1.1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát
Raczkiewicz B và cs 1983) tiến hành nghiên cứu 311 cặp vợ chồng vô sinh. Các
tác giả đã phát hiện ra có 26 trường hợp (ở người vợ hoặc người chồng) mang bất
thường NST (chiếm tỷ lệ 4,18%) [64]
Tiến hành phân tích NST và lập karyotyp ở 500 cặp vợ chồng (1000 trường
hợp) vô sinh, Hens và cs (1988), đã tìm thấy 13 trường hợp (vợ hoặc chồng) có rối loạn
NST (chiếm tỷ lệ 1,3%) [32]
Theo nghiên cứu của Karzorek và cs (1991) khi nghiên cứu 255 cặp vợ chồng
vô sinh cho thấy: có 15 trường hợp (6,7%) mang bất thường NST ở một trong hai
người vợ hoặc chồng
Năm 1996, Testart và cs nghiên cứu NST ở 261 cặp vợ chồng vô sinh (522
trường hợp), kết quả cho thấy có 14 trường hợp (ở người vợ hoặc chồng) mang rối loạn
Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 18 Cao học K18-Sinh học
NST (chiếm tỷ lệ 2,68%) [81]
Báo cáo của Peschka và cs (1999) khi phân tích và lập karyotyp của 781 cặp vợ
chồng vô sinh (1562 trường hợp), các tác giả này đã tìm thấy có 204/1562 trường hợp
(chiếm tỷ lệ 13,1%) (vợ hoặc chồng) có bất thường về NST [62]
Cũng trong năm 1999, Hocquet và cs đã phát hiện ra có 7 trường hợp (1,26%)
các cặp vợ chồng có một trong hai người vợ hoặc chồng mang rối loạn NST khi tiến
hành phân tích NST của 277 cặp vợ chồng vô sinh
Ở Italy, năm 2004, Clementini và cs đã phân tích NST của 1155 cặp vợ chồng
vô sinh nguyên phát (2310 trường hợp) vô sinh. Kết quả cho thấy có 34 trường hợp (vợ
hoặc chồng) có bất thường NST (chiếm tỷ lệ 1,47%) [20]
Khi tiến hành xét nghiệm NST của 2650 cặp vợ chồng (5300 trường hợp) vô
sinh Kayed và cs (2006) đã phát hiện ra có: 162 cặp vợ chồng (chiếm tỷ lệ 3,06%) có
một trong hai người bị rối loạn NST [36]

Marchina và cs (2007) nghiên cứu 470 cặp vợ chồng vô sinh (940 trường hợp)
phát hiện có 2,55% quang sai NST gồm thay đổi số lượng và cấu trúc NST thường và
NST giới tính ở một trong hai vợ hoặc chồng [46]
Nghiên cứu 290 cặp vợ chồng (580 trường hợp) Smogavec và cs (2009) phân
tích NST và lập karyotyp ở các cặp vợ chồng này đã phát hiện được 87 trường hợp
(chiếm tỷ lệ 15%) vợ hoặc chồng có bất thường NST [76]
Rosenbusch (2010) đã phân tích sự di truyền bất thường của 430 cặp vợ chồng
(860 trường hợp). Kết quả tác giả đã phát hiện được 28 trường hợp bất thường về NST
(chiếm tỷ lệ 3,26%) [70]
Theo một nghiên cứu khác trên 80 cặp vợ chồng (160 trường hợp) vô sinh
nguyên phát của Butnariu và cs (2010), đã phát hiện có 20 trường hợp (vợ hoặc chồng)
mang rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 12,5%) [18]
Năm 2011, G.M Tiboni và cs, nghiên cứu 1146 cặp vợ chồng vô sinh (2292
trường hợp). Các tác giả đã phát hiện ra có 35 trường hợp (vợ hoặc chồng) mang bất

×