Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRƢƠNG THỊ THÙY LINH
NGHIÊN CỨU NHỮNG BẤT THƢỜNG NHIỄM SẮC THỂ
Ở CẶP VỢ CHỒNG SẢY THAI LIÊN TIẾP
VÀ SINH CON BỊ DỊ TẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NộI - 2014
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRƢƠNG THỊ THÙY LINH
NGHIÊN CỨU NHỮNG BẤT THƢỜNG NHIỄM SẮC THỂ
Ở CẶP VỢ CHỒNG SẢY THAI LIÊN TIẾP
VÀ SINH CON BỊ DỊ TẬT
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60420114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN RỰC
TS. NGUYỄN LAI THÀNH
HÀ NộI - 2014
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn
Văn Rực – Phó trưởng bộ môn Y sinh học – Di truyền - Đại học Y Hà Nội, người
thầy trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Lai Thành – Trưởng bộ môn Sinh
học tế bào – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội -
Người đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các kỹ thuật viên tại Bộ môn Y sinh
học – Di truyền, Đại học Y Hà Nội đã chỉ bảo, động viên, tạo điều kiện tốt và giúp
đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Sinh học tế bào, Đại học
Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, tạo nền tảng kiến thức
cơ bản để tôi có thể tiếp cận kiến thức khoa học góp phần rất lớn vào việc học tập
và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè những người đã luôn động
viên, khuyến khích, ủng hộ tôi, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt
quá trình học tập để và hoàn thành được bản luận văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Học viên
Trương Thị Thuỳ Linh
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BrdU:
Bromodeoxyuridin
cs :
Cộng sự
HHT:
Hòa hợp tâm
ISCN:
An International System for Human Cytogenetic Nomenclature
NST:
Nhiễm sắc thể
PHA:
Phytohemagglutinin
SL:
Số lượng
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN 3
1.1. Lược sử nghiên cứu về nhiễm sắc thể người 3
1.2. Tiêu chuẩn và quy định quốc tế về đặc điểm bộ nhiễm sắc thể người 4
1.2.1. Tiêu chuẩn để xếp loại nhiễm sắc thể trong lập karyotyp. 4
1.2.2. Phân loại nhiễm sắc thể 5
1.3. Các rối loạn và cơ chế gây rối loạn nhiễm sắc thể người 6
1.3.1. Rối loạn số lượng nhiễm sắc
thể
6
1.3.2. Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể 7
1.3.3. Hậu quả của các đột biến nhiễm sắc thể lên chất liệu di
t
r
u
yề
n
11
1.4. Tình hình nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng sảy thai liên
tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh trên thế giới 11
1.4.1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và
sinh con bị dị tật bẩm sinh 11
1.4.2. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa người vợ và người chồng ở những cặp
vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh 13
1.4.3. Sự phân bố các kiểu rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng sảy
thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh 14
1.4.4. Nguy cơ sinh sản của các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị
dị tật bẩm sinh mang rối loạn nhiễm sắc thể 23
1.5. Tình hình nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng sảy thai liên
tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh ở Việt Nam 28
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
2.2.1. Lập hồ sơ bệnh án di truyền 31
2.2.2. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotyp 31
2.2.3. Xử lý số liệu 34
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 35
3.1. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh
con bị dị tật bẩm sinh 35
3.2. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giữa người vợ và người chồng có tiền sử sảy
thai liên tiếp và sinh con dị tật bẩm sinh 37
3.3. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh
con bị dị tật bẩm sinh 39
3.3.1. Sự phân bố các kiểu rối loạn do chuyển đoạn tương hỗ ở các cặp vợ
chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh 43
3.3.2. Sự phân bố các kiểu chuyển đoạn hòa hợp tâm ở các cặp vợ chồng sảy
thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh 45
3.3.3. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể kiểu đảo đoạn 48
3.4. Nguy cơ sinh sản của các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật
bẩm sinh mang rối loạn nhiễm sắc thể 53
3.4.1. Nguy cơ sinh sản của các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị
dị tật bẩm sinh mang chuyển đoạn tương hỗ 53
3.4.2. Nguy cơ sinh sản ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị
tật bẩm sinh mang chuyển đoạn hoà hợp tâm 55
3.4.3. Nguy cơ sinh sản ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị
tật bẩm sinh mang đảo đoạn NST số 9 62
KẾT LUẬN 65
ĐỀ NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tỷ lệ rối loạn NST ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị
tật bẩm sinh của một số tác giả. 37
Bảng 2. Sự phân bố các kiểu rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai
liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. 40
Bảng 3. Sự phân bố các rối loạn số lượng nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng 41
Bảng 4. Sự phân bố các kiểu karyotyp của chuyển đoạn tương hỗ ở các cặp vợ
chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật 44
Bảng 5. Sự phân bố các kiểu chuyển đoạn hòa hợp tâm 46
Bảng 6. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể kiểu đảo đoạn ở các cặp vợ chồng 48
Bảng 7. Các dạng rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể khác 50
Bảng 8. Nguy cơ sinh sản của các cặp vợ chồng mang chuyển đoạn tương hỗ 54
Bảng 9. Nguy cơ về sinh sản của các cặp vợ chồng mang chuyển đoạn hòa hợp
tâm xảy ra giữa các nhiễm sắc thể khác cặp tương đồng 56
Bảng 10. Nguy cơ sinh sản của các cặp vợ chồng mang chuyển đoạn hòa hợp tâm
giữa các nhiễm sắc thể cùng cặp tương đồng 57
Bảng 11. Nguy cơ sinh sản của các cặp vợ chồng mang đảo đoạn NST số 9 63
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử ở người mang chuyển đoạn tương hỗ
giữa NST số 3 và NST số 21. 8
Hình 2: Sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử của người mang chuyển đoạn hòa
hợp tâm giữa 2 NST khác cặp tương đồng 9
Hình 3: Sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử của người mang chuyển đoạn hòa
hợp tâm giữa 2 NST cùng cặp tương đồng 10
Hình 4: Tỷ lệ rối loạn NST ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con
bị dị tật bẩm sinh 35
Hình 5: Tỷ lệ rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở những cặp vợ chồng
sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. 38
Hình 6: Karyotyp của người chồng mang chuyển đoạn tương hỗ 46,XY,t(9;11)(q34;q13) 43
Hình 7: Karyotyp của người chồng mang chuyển đoạn hòa hợp tâm 45,XY,t(13q;14q) 47
Hình 8: Karyotyp của người chồng mang NST đảo đoạn 46,XY,inv(9)(p12;q12) 49
Hình 9: Karyotyp của người vợ mang NST rối loạn phức tạp
46,XX,t(1;16)(q22;p13),t(12;15)(q15;q23) 52
Hình 10: Karyotyp của người vợ mang chuyển đoạn hòa hợp tâm 45,XX,t(13q;13q) 58
Hình 11: Sơ đồ gia hệ cặp vợ chồng có người vợ mang chuyển đoạn hòa hợp tâm
45,XX,t(14q;21q) 61
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
1
MỞ ĐẦU
Hiện tượng các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp, sinh con bị dị tật bẩm sinh là
vấn đề ngày càng được quan tâm theo dõi và điều trị trên các cơ sở y tế ở Việt Nam
nói riêng và trên thế giới nói chung. Sảy thai liên tiếp, sinh con dị tật cũng như
những vấn đề liên quan đến hiếm muộn, vô sinh đã và đang là nỗi đau, nỗi lo của
mỗi gia đình và xã hội, gây ra nhiều tổn thất về mặt tinh thần và vật chất. Tại Việt
Nam, song song với sự phát triển kinh tế - xã hội, những vấn để về sức khỏe sinh
sản đang ngày càng được quan tâm và cần có những nghiên cứu sâu rộng để đưa ra
các biện pháp cải thiện, trong đó tư vấn di truyền đối với những cặp vợ chồng sảy
thai liên tiếp, sinh con dị tật hay hiếm muộn là một trong những biện pháp cần thiết.
Sảy thai liên tiếp và sinh con dị tật bẩm sinh có thể do nhiều nguyên nhân như
nhiễm trùng, hoocmon, các bệnh mãn tính, bất thường tử cung, bất thường NST…
đặc biệt với sảy thai sớm (dưới 3 tháng trong thời kì mang thai) thì phôi mang rối
loạn NST đóng vai trò chủ yếu [10]. Đối với các trường hợp sinh con bị dị tật bẩm
sinh mang rối loạn NST nguyên nhân có thể do bố hoặc mẹ mang rối loạn NST tạo
nên những hợp tử mang NST rối loạn. Ở những cặp vợ chồng mang rối loạn NST
cân bằng có nguy cơ mang thai bất thường rất cao có thể chết trong thời kì bào thai
hoặc sinh ra những đứa trẻ bị dị tật hoặc chậm phát triển trí tuệ.
Với sự phát triển của khoa học nói chung và di truyền y học nói riêng, những
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh
ngày càng được đánh giá một cách sâu rộng hơn ở mức độ di truyền tế bào và di
truyền phân tử với những rối loạn NST hay rối loạn về gen. Ở mức độ di truyền tế
bào, bộ NST được quan sát, đánh giá và phân tích về số lượng, cấu trúc bao gồm
các chuyển đoạn, đứt đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn
Xét nghiệm và phân tích NST ở những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên
tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh nhằm tìm ra nguyên nhân đồng thời đưa ra tư vấn
di truyền để lựa chọn phương pháp công nghệ hỗ trợ sinh sản cần thiết hoặc lựa
chọn có sinh con nữa hay không?
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
2
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu NST và báo cáo về
những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh
mang rối loạn NST. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều phòng
xét nghiệm di truyền tế bào như Viện nhi Trung ương, Viện Sản Trung ương,
phòng Di truyền tế bào bệnh viện Từ Dũ, bộ môn Y Sinh học – Di truyền trường
Đại học Y Hà Nội làm xét nghiệm và phân tích NST ở những cặp vợ chồng có
tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh góp phần trong chẩn đoán
và đưa ra những lời khuyên di truyền.
Sử dụng phương pháp xét nghiệm và phân tích bộ NST, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu những bất thường NST ở cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh
con bị dị tật” với mục tiêu:
Phát hiện những bất thường của bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng
sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh.
Đưa ra những nguy cơ về sinh sản ở một số trường hợp rối loạn NST ở
những cặp vợ chồng này.
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
3
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về nhiễm sắc thể ngƣời
Bộ NST người là đối tượng chính trong các nghiên cứu tế bào di truyền học
loài người. Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu NST người từ cuối thế kỷ XIX
và được đánh dấu bằng công trình mở đầu của Walther Flemming (1882) [33]. Ông
đã quan sát NST của người ở các kỳ phân bào trên tiêu bản tươi, cắt mảnh lấy từ
tinh hoàn. Trong thời gian đó, NST của người là vấn đề được các nhà di truyền học
quan tâm, nghiên cứu và cũng là đề tài được đem ra tranh luận nhiều lần. Tuy nhiên
ở thời kỳ ấy do những hạn chế về kỹ thuật làm tiêu bản, mẫu vật không đáp ứng và
không phù hợp cho việc nghiên cứu chi tiết NST. Ở người, số lượng NST nhiều,
kích thước nhỏ và thường tập trung thành từng đám, với những kỹ thuật cắt mảnh,
cố định và nhuộm thông thường, các nhà di truyền tế bào chưa thể đếm chính xác
nên đã cho rằng trong nhân của tế bào người có 48 NST, gồm 23 cặp NST thường
và 1 cặp NST giới tính (Winiwarter. V, 1912; Painter, T.S, 1923) [102,73].
Những năm thuộc thập kỉ 50 của thế kỉ XX có những phát hiện quan trọng
khai sinh ra chuyên ngành di truyền tế bào người, bằng việc xử lý tế bào bằng sốc
nhược trương của Hsu T.C (1952), Ford C.E và Hamerton J.L (1956) tiền xử lý tế
bào nuôi cấy bằng colchicine để tích lũy nhiều cụm kì giữa. Công trình của Tjio và
Levan (1956) kết hợp xử lý nhược trương và colchicine đã công bố nghiên cứu xác
định lại bộ NST 2n của người là 46 NST chứ không phải là 48 NST và công trình
này đã được Ford và Hamerton khẳng định [35].
Từ năm 1956 có nhiều phòng thí nghiệm tế bào di truyền được xây dựng để
nghiên cứu NST. Các công trình đầu tiên công bố các rối loạn NST liên quan với
bệnh là công trình của Lejeune (1958-1959) về hội chứng Down do thừa một NST
21 dạng trisomi 21, hội chứng Turner do tế bào cơ thể chỉ có 45 NST dạng 45,X
thiếu một NST giới tính X (Ford, 1959), hội chứng Klinefelter ở nam với 47 NST
trong đó có ba NST giới tính XXY (Jacobs và Strong, 1959) [48].
Từ năm 1956 đến năm 1960 là thời kỳ còn khó khăn của nghiên cứu tế bào di
truyền học người các nghiên cứu đều mới chỉ phân biệt được các rối loạn số lượng
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
4
và rối loạn cấu trúc lớn gây bất thường ở người do mới chỉ sử dụng phương pháp
nhuộm bình thường bằng Giemsa, nhuộm đồng đều các NST.
Năm 1960, Moorhead và cs công bố phương pháp làm tiêu bản NST từ
lympho bào nuôi cấy ngắn hạn với việc dùng PHA (phytohemagglutinin) để kích
thích phân bào[64].
Năm 1960, Nowell và Hungerford đã mô tả NST Philadelphia (mất đoạn
nhánh dài của NST 22) trong bệnh bạch cầu thể tủy mãn tính (Chronic myeloid
leukemia) [72].
Năm 1963, hội chứng mèo kêu, một hội chứng do bị mất đoạn nhánh ngắn của
NST số 5 (5p
-
), lần đầu tiên được phát hiện bởi Lejeune và cs [101].
Từ năm 1968 đến năm 1970, sự ra đời của các kỹ thuật nhuộm băng cho phép
các nhà di truyền học đánh giá chính xác tới từng chiếc NST trong bộ NST và phát
hiện rối loạn cấu trúc NST. Từ sau 1970 trở đi, lần lượt với các kỹ thuật nhuộm
băng Q, băng G, băng R, băng C, băng T, N và nhuộm băng có độ phân giải cao
NST, dùng BrdU (Bromodeoxyuridin) gắn vào ADN trên NST và nhuộm phân biệt
chromatit chị em đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ của tế bào di truyền học
người ứng dụng các kỹ thuật băng để phát hiện các bất thường đặc trưng trên từng
NST ứng với các bệnh, tật, các hội chứng trong lâm sàng.
Từ năm 1980 đặc biệt là sau năm 1985 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, vượt bậc
của di truyền tế bào và di truyền phân tử ứng dụng trong nghiên cứu bộ gen loài
người. Trong di truyền tế bào thì việc nghiên cứu NST chủ yếu vẫn áp dụng các
phương pháp nhuộm băng NST.
1.2. Tiêu chuẩn và quy định quốc tế về đặc điểm bộ nhiễm sắc thể ngƣời
1.2.1. Tiêu chuẩn để xếp loại nhiễm sắc thể trong lập karyotyp.
Lúc đầu người ta chỉ căn cứ vào chiều dài của NST để đặt tên cho chúng từ 1
đến 23 theo thứ tự từ dài đến ngắn (công ước Denver 1960), nhưng ngay sau đó
cũng năm 1960 Patau không đồng ý và đề xuất thêm tiêu chuẩn vị trí phần tâm, sau
này được quốc tế chính thức chấp nhận.
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
5
Chiều dài tương đối của NST: là tỷ lệ giữa chiều dài của một NST so với
chiều dài trung bình của cả bộ NST, tức chiều dài tổng cộng tất cả các NST của bộ
đơn bội có chứa NST X tính theo phần nghìn trong cùng một tế bào. Vị trí của phần
tâm được biểu hiện bằng chỉ số phần tâm, tức là tỷ lệ giữa chiều dài nhánh ngắn trên
tổng chiều dài của cả NST.
Ngoài ra còn có một số tiêu chuẩn chi tiết khác vận dụng cho các NST có nhánh
ngắn rất ngắn (NST tâm đầu) và các vệ tinh của chúng, NST Y có đặc thù riêng.
1.2.2. Phân loại nhiễm sắc thể
Ở người bộ NST 2n = 46 trong đó có 22 cặp NST thường (autochromosome)
và 1 cặp NST giới tính (sex chromosome). Dựa vào đặc điểm hình thái như độ dài,
vị trí tâm động người ta sắp xếp các NST thành từng nhóm. 46 NST được chia
thành 7 nhóm, kí hiệu là A, B, C, D, E, F và G trên nguyên tắc dài trước ngắn sau,
nếu các NST bằng nhau thì tâm giữa đặt trước, tâm lệch đặt sau.
Nhóm A có 3 cặp NST có kích thước lớn nhất, gọi tên từ số 1 đến 3, cặp số 1
tâm giữa, cặp số 2 tâm lệch, cặp số 3 tâm giữa.
Nhóm B có 2 cặp NST số 4 và 5. Các NST này có kích thước lớn và đều có
tâm lệch.
Nhóm C có 7 cặp từ số 6 đến 12 có chiều dài trung bình. NST X cũng được
xếp vào nhóm này. Tất cả đều tâm gần giữa và khó phân biệt.
Nhóm D có 3 cặp từ số 13 đến 15 gồm các NST có nhánh ngắn rất ngắn, gần
như không đáng kể gọi là các NST tâm đầu (acrocentric). Tất cả 3 cặp NST này đều
có vệ tinh ở nhánh ngắn.
Nhóm E có 3 cặp 16, 17,18 tương đối ngắn. NST số 16 tâm giữa, 17 và 18
tâm lệch.
Nhóm F có 2 cặp NST 19 và 20, ngắn và có tâm giữa.
Nhóm G có 2 cặp 21 và 22, kích thước ngắn và tâm đầu, có vệ tinh. NST Y
cũng được xếp vào nhóm này nhưng không có vệ tinh.
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
6
1.3. Các rối loạn và cơ chế gây rối loạn nhiễm sắc thể ngƣời
1.3.1. Rối loạn số lƣợng nhiễm sắc
thể
Rối loạn số lượng NST gồm hai dạng: đa bội (polyploidy) và lệch bội
(aneuploidy).
* Đa bội thể: là hiện tượng tăng chẵn hoặc tăng lẻ cả bộ NST. Ví dụ: ở người
3n = 69 NST = thể tam bội (3n) thuộc dạng thể đa bội lẻ, 4n = 96 NST = thể tứ bội
(4n) thuộc dạng thể đa bội chẵn.
Ở người, các trường hợp đa bội phần lớn phôi thai chết ở giai đoạn trước
sinh, một vài trường hợp sống đến khi sinh hoặc sau sinh nhưng hầu hết là các
trẻ sơ sinh bị dị tật.
Một số trường hợp đa bội thể ở người:
- Đa bội thể ở người hầu hết quan sát thấy ở những thai sảy tự nhiên hoặc ở
một số thai sống sót vài giờ sau khi sinh hoặc ở phần lớn các khối u.
- Thể tam bội (3n) thuần (69,XXY hoặc 69,XYY) đã quan sát ở những thai sảy
tự nhiên hoặc ở một số thai sống sót vài giờ sau khi sinh.
- Thể khảm (3n/2n) hoặc (4n/2n) đứa trẻ có thể sống được vài năm nhưng
chậm phát triển trí tuệ và nhiều dị tật bẩm sinh khác: dị dạng mắt, thoát vị màng
tủy, dị tật tim, dị tật cơ quan sinh dục…
Karyotyp ở những đứa trẻ này là: 46,XY/69,XXY hoặc 46,XX/92,XXYY….
* Lệch bội: là hiện tượng số lượng NST của tế bào tăng lên hoặc giảm đi một
hoặc vài NST so với bộ NST lưỡng bội.
* Lệch bội NST thường
Ở người, hợp tử trisomi thuần NST thường có được tiếp tục phát triển hay
không, số lượng các dị tật và khả năng sống sót của thai ở bên trong hay bên ngoài
tử cung còn phụ thuộc vào trisomi về NST nào trong bộ NST. Trong số 22 cặp NST
thường, chỉ có trisomi nhóm D (13,14,15), trisomi 18 và trisomi 21 thai nhi có thể
sống ở bên ngoài tử cung, đặc biệt trisomi 21 có khả năng sống lâu hơn, thậm chí có
thể sống đến tuổi trưởng thành. Nhìn chung trisomi của nhóm A (1-3), nhóm B (4-
5) hoặc nhóm C (6-12), phôi thai thường chết ở giai đoạn sớm trong tử cung.
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
7
Những dòng tế bào hoặc hợp tử monosomi NST thường, nhìn chung không có
khả năng phát triển và thường chết ở giai đoạn sớm của phôi thai.
* Lệch bội NST giới tính
Trường hợp trisomi thuần NST giới tính, thai nhi có thể phát triển được đến tuổi
trưởng thành, nhưng thường có các dị tật ở cơ quan sinh dục và một số dị tật khác.
Chỉ có trường hợp monosomi NST giới X là có khả năng sống đến tuổi trưởng
thành nhưng có những biểu hiện rối loạn phát triển hình thái của cơ thể, về cơ quan
sinh dục và có thể chậm phát triển trí tuệ.
* Thể khảm lệch bội: NST thường và NST giới tính tức là cá thể có từ hai hoặc
nhiều dòng tế bào, hay gặp nhất là một dòng tế bào lưỡng bội và một dòng tế bào
lệch bội hoặc là thừa một NST (trisomi) hoặc là thiếu một NST (monosomi).
* Lệch bội phức tạp – (lệch bội kép): trong tế bào của cơ thể có dư 2 NST ở
hai cặp tương đồng khác nhau (thông thường là một cặp NST thường và một cặp
NST giới tính).
1.3.2. Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể
Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm vật liệu di truyền bị mất, thêm, hoặc
đảo ngược trong cùng 1 NST hoặc trao đổi giữa các đoạn của các NST khác nhau
(translocations). Rối loạn NST là cân bằng nếu vật liệu di truyền không bị mất (đảo
đoạn và chuyển đoạn NST cân bằng) và không cân bằng nếu thừa, thiếu vật liệu di
truyền (trong trường hợp lặp đoạn hoặc mất đoạn NST) [56].
* Mất đoạn (deletion): là hiện tượng NST bị đứt rời ra một hoặc nhiều đoạn,
đoạn bị đứt rời ra không có tâm sẽ tiêu biến đi hoặc gắn sang NST khác, phần còn
lại mang tâm trở lên ngắn hơn bình thường.
Sự mất đoạn NST tức là sự mất đi vật liệu di truyền và tùy theo mức độ tổn
thương nhiều hay ít mà ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của phôi thai, hoặc thai nhi
sinh ra với nhiều dị tật. Ở người tần số gặp mất đoạn rất hiếm. Ví dụ: hội chứng
mèo kêu: 46, XX(XY), del (5p)… đã được mô tả bởi Lejeune và cs năm 1963. Một
số trường hợp có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ và rối loạn cơ quan sinh dục, hay
gặp trong số đó là NST X hình vòng. Ví dụ: Hội chứng Turner: 46,Xr(Xq).
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
8
* Chuyển đoạn (Translocation): Chuyển đoạn là hiện tượng trao đổi các đoạn
của NST. Chuyển đoạn NST đã được xác định là hay gặp nhất trong rối loạn cấu
trúc của NST [86]. Có hai kiểu chuyển đoạn là chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal
translocation) và chuyển đoạn hòa hợp tâm (Robertsonian translocation).
- Chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal translocation): là hiện tượng trao đổi
đoạn giữa hai NST. Mỗi NST đứt một chỗ, trao đổi đoạn đứt cho nhau và hình
thành hai NST mới. Cả hai đều thay đổi hình thái nếu những đoạn trao đổi khác
nhau về kích thước. Người mang NST chuyển đoạn tương hỗ có kiểu hình bình
thường và trong bộ NST chứa 46 chiếc với 2 NST bất thường [30]. Trong quá trình
hình thành giao tử, hợp tử và sinh ra những đứa con hoặc là monosomi (thường
chết) hoặc trisomi hoặc có karyotype bình thường hoặc mang chuyển đoạn cân bằng
giống bố mẹ. Dưới đây là sơ đồ mô tả quá trình hình thành giao tử và hợp tử ở
những người mang chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 3 và NST số 21. Các trường
hợp chuyển đoạn tương hỗ khác cũng tương tự.
Hình 1: Sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử ở ngƣời mang chuyển đoạn tƣơng
hỗ giữa NST số 3 và NST số 21.
- Chuyển đoạn hòa hợp tâm (Robertsonian translocation): Chuyển đoạn hòa hợp
tâm là do phần tâm của hai NST hợp nhất hình thành và hay gặp nhất là sự chuyển
đoạn giữa các NST tâm đầu số 13,14,15 (nhóm D), số 21,22 (nhóm G) bao gồm là sự
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
9
chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với nhóm D (D/D) hoặc giữa nhóm D với nhóm G
(D/G) hoặc giữa nhóm G với nhóm G (G/G). Nhìn chung trong quần thể, chuyển đoạn
hòa hợp tâm chiếm tỷ lệ khoảng 1,23% ở trẻ sơ sinh còn sống [15].
Ở những người mang chuyển đoạn hòa hợp tâm trong bộ NST có 45 chiếc
thiếu 2 NST tâm đầu và thay vào đó 1 NST tâm giữa có kích thước lớn nếu là sự
chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với nhóm D (D/D) hoặc 1 NST có kích thước
trung bình tâm lệch nếu là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với các NST
nhóm G (D/G) hoặc 1 NST kích thước nhỏ tâm giữa nếu là sự chuyển đoạn giữa các
NST nhóm G với các NST nhóm G (G/G).
Những người đàn ông mang chuyển đoạn hoà hợp tâm, các đoạn chuyển có thể
can thiệp vào sự sản sinh tinh trùng (số lượng tinh trùng thấp hoặc tinh trùng mang
NST rối loạn). Bố hoặc mẹ mang chuyển đoạn hoà hợp tâm có thể sinh ra con cái dị
tật bẩm sinh sau: hội chứng Down khi con thừa hưởng 3 nhánh dài của NST 21. Hội
chứng Patau khi thừa hưởng 3 nhánh dài của NST 13…. Nếu cả bố và mẹ đều mang
chuyển đoạn hoà hợp tâm thì việc có một đứa con bình thường là rất khó do sự hình
thành nên hợp tử mang NST không cân bằng [94].
Có 2 dạng chuyển đoạn hòa hợp tâm đó là sự chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa
các NST trong cùng cặp NST tương đồng và chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa các
NST khác cặp tương đồng. Dưới đây là sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử của các
cặp vợ chồng (người vợ hoặc người chồng) mang chuyển đoạn hòa hợp tâm.
Hình 2: Sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử của ngƣời mang chuyển đoạn hòa
hợp tâm giữa 2 NST khác cặp tƣơng đồng t(14q;21q).
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
10
Hình 3: Sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử của ngƣời mang chuyển đoạn hòa
hợp tâm giữa 2 NST cùng cặp tƣơng đồng t(21q;21q).
* Lặp đoạn (duplication) là hiện tượng một đoạn nào đó của NST được nhân
đôi lên. Lặp đoạn xảy ra khi 2 NST tương đồng ghép đôi với nhau không tương
xứng trong kỳ đầu của phân bào giảm phân, có sự đứt của 2 NST và trao đổi đoạn
giữa 2 đoạn khác nhau của 2 NST trong cặp tương đồng. Trong trường hợp này có 2
NST bị thay đổi cấu trúc, nhưng không mất đi hoặc tăng thêm vật liệu di truyền
trong tế bào. Khi các NST trong cặp tương đồng này phân ly nhau trong giảm phân
sẽ tạo ra hợp tử mang NST lặp đoạn (trisomi từng phần) hoặc NST thiếu một đoạn
có liên quan (monosomi từng phần)….Ở người hay gặp trisomi một phần nhánh dài
hoặc monosomi một phần nhánh dài hoặc nhánh ngắn của NST số 18 (nhóm E).
Đảo đoạn (
I
n
v
e
r
sio
n)
: Kết quả đảo đoạn khi hai điểm đứt gãy xảy ra trong
một nhiễm sắc thể và mảnh đứt gãy quay ngược 180
0
trước khi được chèn trở lại.
Đảo đoạn mang tâm động (pericentric) nếu nó liên quan đến tâm động. Đảo đoạn
không mang tâm động (paracentric) chỉ liên quan đến một nhánh của một nhiễm
sắc thể, hay ngoài tâm động. Đảo đoạn là tái sắp xếp cân bằng, nhưng người mang
đảo đoạn quanh tâm và ngoài tâm động đều có nguy cơ tạo giao tử với nhiễm sắc
thể không cân bằng bổ sung [5].
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
11
Đảo đoạn có thể ở trạng thái đồng hợp tử hoặc dị hợp tử. Khi ở trạng thái đồng
hợp tử thì đảo đoạn thường gây ảnh hưởng chết cho cơ thể do làm thay đổi vị trí của
các gen (hiệu ứng vị trí) và đứt gãy nhiễm sắc thể sẽ dẫn tới gây chết. Khi ở trạng
thái dị hợp tử thì đảo đoạn gây nên một số thay đổi về di truyền và tế bào, do đó
người ta có thể dễ dàng phát hiện ra đoạn đảo. Khi có đảo đoạn ngoại tâm sẽ không
làm thay đổi vị trí hai vế, còn khi có đảo đoạn quanh tâm sẽ dẫn đến thay đổi vế của
nhiễm sắc thể, có thể biến nhiễm sắc thể tâm cận mút (acrocentrric chromosome)
thành nhiễm sắc thể cân tâm (metacentric chromosome) và ngược lại [3].
1.3.3. Hậu quả của các đột biến nhiễm sắc thể lên chất liệu di
t
r
u
yề
n
Căn cứ vào sự biến đổi chất liệu di truyền trong các loại đột biến NST người ta
chia làm hai loại:
Đột biến cân bằng (balanced m
u
t
a
tio
n
): Đột biến NST không làm mất
hoặc thêm chất liệu di truyền như các trường hợp chuyển đoạn, đảo đoạn. Do
không làm mất hoặc thêm chất liệu di truyền nên những đột biến này thường không
ảnh hưởng lên kiểu hình [98].
Đột biến không cân bằng (unbalanced m
u
t
a
tio
n)
: Bao gồm các đột biến
NST làm mất chất liệu di truyền như thể đơn nhiễm, đột biến mất đoạn hoặc làm
tăng chất liệu di truyền như thể tam nhiễm, thể tam bội, nhân đoạn. Đây là những
đột biến gây ra những hậu quả trên kiểu hình [99].
1.4. Tình hình nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng sảy thai liên
tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh trên thế giới
1.4.1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và
sinh con bị dị tật bẩm sinh
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sảy thai là do bố
mẹ mang rối loạn NST, đặc biệt là những trường hợp sảy thai sớm. Khoảng 60%
trường hợp sảy thai liên tiếp trước tuần thứ 20 của thai là do rối loạn NST ở phôi
thai [22]. Các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh có tỷ lệ
mang rối loạn NST lớn hơn so với tỉ lệ rối loạn NST trong dân số nói chung
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
12
(khoảng <0,55%) [16,37,52,53,17,78]. Sau đây là một số ghi nhận về nghiên cứu
tần số rối loạn NST ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con dị tật:
CU Diedrich và cs (1983) khi phân tích truyền tế bào ở 136 cặp vợ chồng có
tiền sử sảy thai hai lần trở lên đã phát hiện 15 trường hợp (chiếm tỷ lệ 11%) có rối
loạn NST [28].
Báo cáo của J.P. Fryns và cs (1984) trong 1068 cặp vợ chồng có tiền sử sảy
thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh được phân tích NST có 59 trường hợp
mang rối loạn NST (chiếm 5,5%) [40].
Một nghiên cứu khác của Kroshikina VG và cs (1984) trong 202 cặp vợ
chồng sảy thai liên tiếp được xét nghiệm NST thì tỷ lệ các cặp mà một trong hai
người có rối loạn NST là 2,5% [51].
Năm 1998 Fryns JP và cs khi phân tích NST của 1743 cặp vợ chồng sảy thai
liên tiếp đã phát hiện 5,34% trong số họ mang rối loạn NST [39].
Khi tiến hành làm xét nghiệm NST cho 61 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai
liên tiếp từ hai lần trở lên. Jiang J. và cs (2001) đã phát hiện 7 cặp vợ chồng có một
trong hai người bị rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 11,5%) [49].
M. Azim (2003) sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G phân tích NST của 300 cặp vợ
chồng có tiền sử sảy thai từ 2 lần trở lên. Kết quả cho thấy có 16 cặp (vợ hoặc chồng)
mang rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 5,3%) [17].
Nghiên cứu NST ở 742 cặp vợ chồng (1484 trường hợp) có tiền sử sảy thai
liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh, Dubey và cs (2005) đã phát hiện được 31
trường hợp có rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 2%) [30].
Lakshmi Rao và cs (2005) sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G để phân tích NST
cho 160 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp. Kết quả phát hiện 18 trường hợp
mang rối loạn NST chiếm 11,25% tổng số các cặp nghiên cứu [53].
Năm 2006 Figen Celepa và cs đã phân tích NST của 645 cặp vợ chồng (1290
trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp. Kết quả tìm thấy có 25 trường hợp mang
rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 3,86%) [32].
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
13
Razied Dehghani Firoozabadi và cs (2006) phân tích NST của 88 cặp vợ
chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp. Kết quả cho thấy 12.5% trong số họ mang rối
loạn NST [75].
Nghiên cứu của Mary D.Stephenson và Sony Sierra thuộc Đại học Chicago
(Mỹ) và Đại học Colombia (Anh) năm 2006 khi phân tích kết quả sinh sản của các
cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp đã phát hiện 51 người mang rối loạn NST
trong 1853 cặp vợ chồng (2.7 %) [85].
L.V.Tavokina và cs (2007) đã phát hiện 46 trường hợp (10,95%) rối loạn
NST khi phân tích NST của 210 cặp vợ chồng có vấn đề về sinh sản [52].
Usha R. Dutta (2010) và cs đã phân tích sự bất thường về di truyền tế bào
trong 1162 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp ở vùng phía nam Ấn độ đã
phát hiện 78 trường hợp rối loạn NST [95].
Faeza Abdel và cs (2011) khi nghiên cứu nguyên nhân sảy thai liên tiếp ở Ai
Cập đã phát hiện 9 cặp vợ chồng trong 73 cặp được kiểm tra NST mang rối loạn
NST tương ứng với 6.1% [31].
1.4.2. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa ngƣời vợ và ngƣời chồng ở những cặp
vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh
Năm 1983 ALippman-Hand đã phân tích NST của 347 người (trong đó có
170 cặp vợ chồng và 7 người vợ) có tiền sử sảy thai liên tiếp từ hai lần trở lên. Kết
quả là phát hiện có 8 người vợ và 4 người chồng mang rối loạn NST [14].
Phân tích NST của 391 cặp vợ chồng sinh con mắc bệnh Down, Stoll.C và
cs (1998) đã phát hiện được 7 người (5 người mẹ và 2 người bố) mang NST chuyển
đoạn hòa hợp tâm [88].
Năm 2005, Dubey và cs kiểm tra NST của 742 cặp vợ chồng có tiền sử sảy
thai liên tiếp. 31 trường hợp đã được phát hiện mang rối loạn NST, trong đó 24 nữ
và 7 nam với tỉ lệ nữ: nam là 2,1:1 [30].
Nghiên cứu kết quả sinh sản của 11.971 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp, Flyn H
và cs (2013) phân tích NST và phát hiện có 278 trường hợp rối loạn NST trong đó 176
người vợ (tương đương 63%) và 102 người chồng (tương đương với 37%) [34].
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
14
Cũng trong năm 2013, Ali karaman và Pasa Ulug phân tích NST của 158 cặp
vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp đã phát hiện các trường hợp rối loạn NST bao
gồm 13 nữ (8,22%) và 7 nam (4,43%) [13].
Ngoài những trường hợp rối loạn NST xảy ra ở người vợ hoặc người chồng ở
những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con dị tật, chúng tôi còn ghi nhận một
số kết quả nghiên cứu mà cả hai vợ chồng đều mang rối loạn NST sau:
Khi nghiên cứu cặp vợ chồng 25 tuổi với tiền sử 2 lần sảy thai liên tiếp P.R
Scarbrough và cs (1984) với phương pháp nhuộm băng G đã phát hiện sự có mặt
của chuyển đoạn NST số 13 (thuộc nhóm D) với NST số 14 (thuộc nhóm D) ở
người chồng, karyotyp của người chồng là 45,XY,t(13q;14q). Phân tích NST của
người vợ phát hiện chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 7 và NST số 13, karyptyp là
46,XX,t(7;13)(p21;q22). Theo tác giả thì xác suất để cặp vợ chồng này có 1 con
mang NST cân bằng hoặc mang NST bình thường là 4/48. Xác suất này có thể được
cải thiện trong trường hợp có chọn các tế bào mầm [78].
Ahonadreza Zarifian và cs (2012) đã báo cáo 1 trường hợp cặp vợ chồng với
nhiều lần sảy thai không rõ nguyên nhân: khi phân tích NST trên cơ sở kỹ thuật
nhuộm băng G ở độ phân giải cao đã cho kết quả người chồng có karyotyp là
46,XY,t(6;16)(p12;q26), karyotyp của người vợ là 46,XX,t(6;16)(p12;q26). Cũng
theo báo cáo này thì những cặp vợ chồng mà cả 2 đều mang rối loạn NST cân bằng
có khả năng sản xuất những giao tử bất thường tạo lên các hợp tử bất thường dẫn
đến hiện tượng sảy thai, thai lưu hoặc con sinh ra mang dị tật bẩm sinh. Về lý
thuyết, chỉ có 25% giao tử bình thường mỗi người do đó nguy cơ sinh sản đối với
các cặp vợ chồng mà cả hai đều mang rối loạn NST là rất cao [12].
1.4.3. Sự phân bố các kiểu rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng sảy
thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh
1.4.3.1. Sự phân bố giữa rối loạn số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể
Năm 1982, Micheles VV và cs phân tích NST của 220 cặp vợ chồng có tiền sử
sảy thai từ 2 lần trở lên đã phát hiện có 18 trường hợp mang rối loạn NST trong đó có
13 trường hợp rối loạn cấu trúc NST và 5 trường hợp rối loạn số lượng NST [61].
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
15
U. Diedrich và cs (1983) khi phân tích NST của 136 cặp vợ chồng có tiền sử sảy
thai liên tiếp đã phát hiện 15 trường hợp rối loạn NST trong đó có 11 trường hợp rối
loạn cấu trúc và 4 trường hợp rối loạn số lượng NST [28].
Muneera Al Hussain (2000) khi phân tích các rối loạn NST ở các cặp vợ chồng
sảy thai liên tiếp đã phát hiện 15 trường hợp mang rối loạn NST trong đó 13 trường
hợp là rối loạn cấu trúc và 2 trường hợp rối loạn số lượng NST [65].
Khi phân tích nguyên nhân của các trường hợp sảy thai liên tiếp, M.zim và cs
(2003) nghiên cứu NST của 300 cặp vợ chồng đã phát hiện 16 trường hợp rối loạn
NST trong đó có 14 trường hợp là rối loạn cấu trúc và 2 trường hợp rối loạn số
lượng NST [17].
Năm 2005 Dubey và cs phân tích NST và lập karyotyp của 742 cặp vợ chồng
(1484 trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp hoặc sinh con bị dị tật bẩm sinh. Các tác
giả đã phát hiện có 9 trường hợp rối loạn số lượng NST, 22 trường hợp rối loạn về cấu
trúc NST [30].
Raizied Dehghani và cs (2006) khi phân tích di truyền tế bào của các cặp vợ
chồng có tiền sử sảy thai tái phát đã phát hiện 6 trường hợp rối loạn số lượng và 5
trường hợp rối loạn cấu trúc NST [75].
Cũng trong năm 2006, Figen Celapa và cs khi phân tích NST của 645 cặp vợ
chồng đã phát hiện 25 trường hợp mang rối loạn NST, trong đó rối loạn cấu trúc
chiếm 3,7% và rối loạn về số lượng chiếm 0.15% [32].
L.V Tavokina và cs (2007) khi nghiên cứu các bệnh nhân rối loạn sinh sản đã
phát hiện 46 trường hợp mang rối loạn NST trong đó rối loạn cấu trúc NST chiếm
89,13%, rối loạn số lượng NST chiếm 10,87% [52].
Năm 2008, Hossem Mozdarani và cs khi phân tích NST của các cặp vợ
chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh đã phát hiện có 21 trường hợp
mang rối loạn NST trong đó có 4 trường hợp là rối loạn số lượng, 17 trường hợp là
rối loạn về cấu trúc [46].
Feaza Abdel Mogib và cs (2011) phân tích tế bào các cặp vợ chồng có tiền
sử sảy thai ít nhất 2 lần ở bệnh viện Nhi, đại học Mansoura, Ai Cập đã phát hiện 9
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
16
trong 73 cặp vợ chồng mang rối loạn NST, trong đó 7 trường hợp là rối loạn cấu
trúc và 2 trường hợp là rối loạn về số lượng NST [31].
1.4.3.2. Sự phân bố các kiểu rối loạn nhiễm sắc thể về cấu trúc
Năm 1982, Micheles VV, Medrano C và cs nghiên cứu bất thường NST ở
220 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp đã phát hiện các trường hợp rối loạn cấu trúc
NST, trong đó chủ yếu là chuyển đoạn hòa hợp tâm 8 trường hợp (3,6%), đảo đoạn
5 trường hợp [61].
Diedrich U và cs (1983) khi nghiên cứu những bất thường NST ở 136 cặp vợ
chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp đã phát hiện 15 trường hợp rối loạn NST trong đó
có 11 trường hợp rối loạn cấu trúc NST bao gồm: 9 trường hợp chuyển đoạn, 1
trường hợp mất đoạn và 1 trường hợp lặp đoạn [28].
Nghiên cứu của Fortuny và cs (1988) đã phát hiện 27 trường hợp có biểu
hiện rối loạn NST, trong đó có 19 trường hợp chuyển đoạn cân bằng và 8 trường
hợp đảo đoạn [36].
Muneera Al Hussain và cs (2000) khi phân tích NST của các cặp vợ chồng
sảy thai liên tiếp đã ghi nhận 13 trường hợp rối loạn cấu trúc NST bao gồm: 10
trường hợp chuyển đoạn tương hỗ, 2 trường hợp đảo đoạn và 1 trường hợp chuyển
đoạn hòa hợp tâm [65].
Khi tiến hành xét nghiệm NST của 61 cặp vợ chồng có tiển sử sảy thai liên
tiếp từ 2 lần trở lên, Jiang Jing và cs (2001) đã phát hiện 7 cặp vợ chồng có 1 trong
2 người mang rối loạn NST, trong đó có 6 người mang chuyển đoạn và 1 người
mang NST đảo đoạn quanh tâm [49].
Kết quả nghiên cứu của M. Azim và cs (2003) khi phân tích NST ở 300 cặp
vợ chồng phát hiện 14 cặp mang rối loạn cấu trúc NST, trong đó 7 trường hợp
chuyển đoạn, 5 trường hợp đảo đoạn và 2 trường hợp mất đoạn [17].
Kết quả nghiên cứu của Dubey và cs năm 2005 trong số 22 người mang
rối loạn cấu trúc NST có 19 trường hợp là chuyển đoạn và 3 trường hợp là mất
đoạn NST [30].
Luận văn thạc sĩ khoa học
Trương Thị Thuỳ Linh Cao học K20 - Sinh học
17
Năm 2006, Razied Dehghani Firoozabadi và cs đã phân tích NST của 165
cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp đã phát hiện các trường hợp rối loạn cấu
trúc NST sau: 2 trường hợp chuyển đoạn, 1 trường hợp mất đoạn và 2 trường hợp
lặp đoạn NST [75].
Năm 2008, Hossein Mozdra và cs khi phân tích NST của các cặp vợ
chồng sảy thai liên tiếp đã phát hiện 16 trường hợp mang rối loạn NST cấu trúc
gồm các dạng rối loạn: đảo đoạn 5 trường hợp, chuyển đoạn 3 trường hợp, lặp
đoạn 7 trường hợp [46].
Usha R.Dutta và cs (2010) khi phân tích NST của 1162 cặp vợ chồng có tiền
sử sảy thai liên tiếp ở vùng phía nam Ấn Độ đã phát hiện 78 trường hợp mang rối
loạn NST, phần lớn là chuyển đoạn tương hỗ cân bằng [95].
Năm 2012, Feaza Abdel Mogib và cs đã phát hiện 7 trường hợp mang rối
loạn NST về cấu trúc trong 73 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai ít nhất 2 lần. Trong
đó có 3 trường hợp là chuyển đoạn tương hỗ, 1 trường hợp chuyển đoạn hòa hợp
tâm, 2 trường hợp đảo đoạn và 1 trường hợp mất đoạn [31].
Ali karaman và Pasa Ulug (2013) khi phân tích NST của 158 cặp vợ chồng
có tiền sử sảy thai liên tiếp đã phát hiện 20 trường hợp rối loạn cấu trúc NST bao
gồm: 7 trường hợp chuyển đoạn tương hỗ, 7 trường hợp chuyển đoạn hòa hợp tâm,
4 trường hợp đảo đoạn gồm tâm động, 2 trường hợp đảo đoạn ngoài tâm [13].
Theo báo cáo của Flyn H và cs (2013) thì từ 1/1992 đến 1/2001 đã có 11.971
cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp được phân tích NST. Trong nghiên cứu này, các tác
giả đã ghi nhận 278 trường hợp rối loạn cấu trúc NST. Trong đó các kiểu rối loạn
được phân bố như sau: 177 trường hợp mang chuyển đoạn tương hỗ (chiếm 64%),
43 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm (chiếm 15%), 21 trường hợp đảo
đoạn NST gồm tâm động (chiếm 8%), 21 trường hợp đảo đoạn NST không gồm
tâm động (chiếm 8%), và 16 trường hợp rối loạn khác [34].
1.4.3.3. Sự phân bố các kiểu chuyển đoạn tương hỗ
Theo Zarina A L và cs thì chuyển đoạn tương hỗ chiếm 0.2% trong dân số.
Tuy nhiên ở những cặp vợ chồng sảy thai trên 3 lần ở 3 tháng đầu thì tỉ lệ này có thể
tăng tới 9.2% [99].