Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và tinh chế Mangostin trong vỏ quả măng cụt Garcinia Mangostnan L. làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 62 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




MAI THỊ HIÊN




NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TÁCH CHIẾT
VÀ TINH CHẾ MANGOSTIN TRONG VỎ QUẢ MĂNG CỤT
GARCINIA MANGOSTANA L. LÀM THUỐC HỖ TRỢ
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội - 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






MAI THỊ HIÊN


NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TÁCH CHIẾT
VÀ TINH CHẾ MANGOSTIN TRONG VỎ QUẢ MĂNG CỤT
GARCINIA MANGOSTANA L. LÀM THUỐC HỖ TRỢ
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ


Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ THỊ TUYÊN


Đề tài được thực hiện tại phòng CNSH Enzyme, Viện CNSH


Hà Nội - 2011
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1.1 Giới thiệu cây măng cụt 2
1.1.1 Sự phân bố của cây măng cụt 2
1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây măng cụt 2
1.2 Các hợp chất xanthone có trong vỏ quả măng cụt 3
1.2.1 Cấu trúc hợp chất xanthone 3
1.2.2 Một số dẫn xuất xanthone quan trọng trong vỏ quả măng cụt 4
1.3 Hoạt tính sinh học của mangostin và các dẫn xuất xanthone khác 6
1.3.1 Hoạt tính kháng khuẩn 6
1.3.2 Hoạt tính kháng nấm 7
1.3.3 Hoạt tính kháng viêm 7
1.3.4 Hoạt tính chống oxi hóa 8
1.3.5 Hoạt tính chống ung thƣ 8
1.4 Peroxidase 10
1.5 Peroxy hóa lipid 12
1.6 Giới thiệu một số vi sinh vật gây bệnh ở ngƣời 13
1.6.1 Staphylococcus aureus 13
1.6.2 Pseudomonas aeruginosa 13
1.6.3 Candida albicans 14
1.7 Tình hình nghiên cứu mangostin 15
1.7.1 Trên thế giới 15
1.7.2 Ở Việt Nam 17
1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2 CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 18
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm

Mai Thị Hiên iii

2.1 Nguyên liệu và hóa chất 18
2.1.1 Nguyên liệu 18
2.1.1.1 Chủng vi sinh vật 18
2.1.1.2 Động vật thí nghiệm 18
2.1.1.3 Nguyên liệu thực vật 18
2.1.2 Hóa chất 18
2.2 Các thiết bị thí nghiệm 20
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 20
2.3.1 Tách chiết -mangostin và xác định cấu trúc 20
2.3.2 Tối ƣu điều kiện tách chiết 21
2.3.2.1 Tối ƣu dung môi 21
2.3.2.2 Tối ƣu tỷ lệ dung môi chiết 21
2.3.2.3 Tối ƣu thời gian tách chiết 22
2.3.2.4 Tối ƣu nhiệt độ tách chiết 22
2.3.3 Các phƣơng pháp tinh sạch 22
2.3.3.1 Tinh sạch bằng tách phân đoạn 22
2.3.3.2 Tinh sạch bằng sắc kí cột 22
2.3.4 Sắc kí bản mỏng 23
2.3.5 Xác định làm lƣợng malondialdehyde 23
2.3.6 Xác định hoạt độ peroxidase 24
2.3.7 Định lƣợng protein 24
2.3.8 Xác định khả năng ức chế vi sinh vật 25
2.3.9 Phƣơng pháp thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa của -
mangostin……………. 26
2.3.9.1 Phƣơng pháp thử nghiệm trên chuột 26
2.3.9.2 Phƣơng pháp lấy mẫu gan 27
2.3.10 Xử lý số liệu 27
3.1 Tách chiết và tinh sạch -mangostin từ vỏ quả măng cụt 28

3.1.1 Tối ƣu điều kiện tách chiết 28
3.1.1.1 Tối ƣu dung môi chiết 28
3 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên iv

3.1.1.2 Tối ƣu tỷ lệ dung môi 29
3.1.1.3 Tối ƣu thời gian chiết 29
3.1.1.4 Tối ƣu nhiệt độ tách chiết 30
3.1.2 Tinh sạch -mangostin 31
3.2 Hoạt tính kháng khuẩn của -mangostin 33
3.2.1 Hoạt tính kháng S. aureus 33
3.2.2 Hoạt tính ức chế sự sinh trƣởng của P. aeruginosa 34
3.2.3 Hoạt tính ức chế Candida albicans 34
3.3 Hoạt tính chống oxi hóa của -mangostin 35
3.3.1 Trọng lƣợng cơ thể chuột ở các nhóm nghiên cứu 35
3.3.2 Khả năng bảo vệ gan của α-mangostin dƣới tác dụng của CCl
4
37
3.3.3 Ảnh hƣởng của -mangostin lên hoạt độ peroxidase trong gan
chuột……………… 39
3.3.4 Ảnh hƣởng của -mangostin lên hàm lƣợng MDA trong gan
chuột………… 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 48
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Quả măng cụt. 2
Hình 1.2. Cấu trúc khung xương của phân tử xanthone. 4
Hình 1.3. Cấu tạo hóa học của một số xanthone từ vỏ quả măng cụt 5
Hình 1.4. Cơ chế xúc tác phản ứng của peroxidase. 10
Hình 1.5. Cấu trúc nhân hem của peroxidase. 11
Hình 1.6. Hình dạng vi khuẩn Staphylococcus aureus. 13
Hình 1.7. Hình dạng vi khuẩn P. aeruginosa. 14
Hình 1.8. Hình dạng nấm C. albicans. 14
Hình 2.1. Qui trình tách chiết và tinh chế -mangostin. 21
Hình 2.2. Đường chuẩn peroxidase. 24
Hình 2.3. Đường chuẩn Bradford với BSA làm chuẩn. 25
Hình 3.1. Tối ưu dung môi chiết. 28
Hình 3.2. Tối ưu tỷ lệ dung môi chiết. 29
Hình 3.3. Tối ưu thời gian chiết. 30
Hình 3.4. Tối ưu nhiệt độ tách chiết 30
Hình 3.5. Kiểm tra độ sạch của sản phẩm -mangostin tinh sạch. 31
Hình 3.6. Hoạt tính kháng S. aureus của -mangostin. 33
Hình 3.7. Hoạt tính ức chế sinh trưởng P. aeruginosa. 34
Hình 3.8. Hoạt tính ức chế nấm C. albicans của -mangostin. 35
Hình 3.9. Sự thay đổi trọng lượng cơ thể chuột trong quá trình thí nghiệm. 36
Hình 3.10. Hình ảnh thể gan ở các nhóm chuột nghiên cứu. 37
Hình 3.11. Sự thay đổi trọng lượng gan chuột ở các nhóm nghiên cứu. 38
Hình 3.12. Hoạt độ peroxidase trong gan chuột dưới tác dụng của -mangostin. 39
Hình 3.13. Sự thay đổi hàm lượng MDA trong gan dưới tác động của -mangostin.
41

Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Danh sách hóa chất chính được sử dụng trong thí nghiệm. 19
Bảng 2.2. Thành phần các loại đệm và dung dịch. 19
Bảng 2.3. Thành phần môi trường nuôi cấy vi sinh vật. 19
Bảng 2.4. Các thiết bị thí nghiệm. 20
Bảng 2.5. Các nhóm chuột xử lí hóa chất. 26
Bảng 3.1. Tỷ lệ sản phẩm tách chiết so với nguyên liệu thô. 32
Bảng 3.2. Trọng lượng chuột trước và sau thí nghiệm. 36
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của -mangostin lên tỷ lệ trọng lượng gan/trọng lượng cơ thể.
38
Bảng 3.4. Hoạt độ peroxidase trong gan chuột. 39
Bảng 3.5. Hàm lượng MDA trong gan chuột dưới tác dụng của -mangostin. 41
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên vii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DMSO
Dimethyl sulfoxide
ĐC
Đối chứng
EDTA
Ethylenediamine tetraacetic acid
EP
Ether petroleum
EtOAC
Ethyl acetate
EtOH
Ethanol
HPLC
High-performance liquid chromatography

LB
Luria broth
LDL
Low density lipoprotein
MDA
Malondialdehyde
MeOH
Methanol
MIC
Minimum inhibitory concentration
OD
Optical density
Rf
Retention factor
SD
Standard deviation
SDS
Sodium dodecyl sulfate
SOD
Superoxide dismutase
TB
Trung bình
TBA
Thiobarbituric acid
TL
Trọng lượng
TLC
Thin layer chromatography
TMB
3,3´-5,5´-tetramethyl benzidine

TN
Thí nghiệm
TT
Thể trọng
v/v
Volume/volume
v/w
Volume/weight
w/v
Weight/volume
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 1

MỞ ĐẦU
Ung thư là mối nguy hiểm không thể kiểm soát của xã hội loài người hiện nay.
Cuộc chiến chống ung thư được chính thức bắt đầu cách đây hơn 40 năm. Cho đến
nay, Viện ung thư quốc gia Mỹ đã dùng đến 90 tỉ USD cho cuộc chiến phòng chống
ung thư [11]. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2007 đến 2030 số ca
tử vong sẽ tăng từ 7,5 triệu người lên đến 11,5 triệu người, số người mới mắc ung
thư trong giai đoạn này sẽ tăng từ 11,3 triệu người lên đến 15,5 triệu người.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư khá cao. Theo Nguyễn Bá Đức và cộng sự,
trong giai đoạn từ 1/1/2001 đến 31/12/2004 có 32,944 ca ung thư mới mắc được ghi
nhận tại 5 tỉnh: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ
().
Hiện nay, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu, tìm các hợp chất
có khả năng ngăn chặn tác dụng của các tác nhân gây ung thư, giúp loại bỏ nguy cơ
ung thư. Trong đó, các hợp chất từ tự nhiên, chủ yếu từ thực vật đang được quan
tâm đặc biệt nhờ ưu điểm ít gây tác dụng phụ như các hợp chất hóa học tổng hợp.
Các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên như vinblastine từ lá cây dừa cạn
(Catharanthus roseus), taxol của cây thông đỏ (Taxus brevifolia), colchicine từ cây

tỏi độc (Colchicum autunale), scutebalcaletone từ cây bán chi liên
(Scutellaria barbata), một số hoạt chất từ lá cây chè xanh (Camellia sinensis), đã
được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân ung thư. Trong khi đó, măng cụt
Garcinia mangostana L. là cây ăn quả được trồng khá nhiều ở miền Nam, Việt
Nam. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ quả măng cụt còn có thể được dùng để điều trị
nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên việc khai thác và ứng dụng các hoạt chất
sinh học từ vỏ cây măng cụt ở nước ta vẫn chưa được quan tâm nhiều.
Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và tinh
chế mangostin trong vỏ quả măng cụt Garcinia mangostana L. làm thuốc hỗ trợ
điều trị ung thư” được thực hiện với mục tiêu: tách chiết và tinh chế -mangostin từ
vỏ quả măng cụt và nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của -mangostin.
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 2

1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu cây măng cụt
1.1.1 Sự phân bố của cây măng cụt
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L. thuộc họ Bứa
(Clusiaceae), là loại cây ăn quả được trồng ở các vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt
phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Sri Lanka. Ở Việt Nam măng cụt chủ
yếu được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích lên tới
4900 ha, cho sản lượng khoảng 4500 tấn. Theo dự án phát triển sản xuất và xuất
khẩu rau, hoa quả tươi của Việt Nam, dự kiến phát triển diện tích trồng măng cụt ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long lên khoảng 11300 ha, cho sản lượng 24000 tấn.
Trong đó tập trung trồng chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bình
Dương. Măng cụt đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt khe, khí hậu nóng và ẩm. Do
đó, cây măng cụt chỉ phân bố ở các vùng có khí hậu ấm áp, không tiến xa ra vùng
khí hậu lạnh phía bắc mà chỉ dừng lại ở Huế.








Hình 1.1. Quả măng cụt.
1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây măng cụt
Măng cụt thuộc loại thân gỗ vừa có chiều cao 12-25 m, thân có nhiều nhánh đối
chéo nhau và nằm ngang, nhựa cây màu vàng. Thân non màu xanh lục, thân già
màu nâu đen sẫm, sần sùi có nhiều rãnh nứt dọc, tiết diện tròn. Lá đơn, mọc đối,
không có lá kèm. Phiến lá bóng, dày và dai, hình elip thuôn dài, gốc gần tròn, mũi
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 3

nhọn, màu xanh lục mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa nguyên, dài 19-22 cm, rộng
8-10 cm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở hai mặt, gân phụ dày đặc có
khoảng 40-50 cặp song song khít nhau. Cuống lá hình trụ phẳng ở mặt trên và hơi
phình ở đáy, có nhiều sọc ngang lồi lõm, màu xanh, dài 2-2,5 cm. Hoa mọc riêng rẽ
hoặc 2-3 hoa ở nách lá hay đầu cành. Hoa đều, lưỡng tính, có màu trắng hoặc hồng
nhạt. Cuống hoa ngắn hơi phình ở gốc, màu xanh, mặt ngoài có nhiều khía dọc, tiết
diện đa giác, dài 0,8-1 cm. Quả hình cầu có đường kính khoảng 4-7 cm, vỏ ngoài
màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá đài,
phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6-10 hạt, quanh hạt có áo ăn được. Măng
cụt thường ra hoa vào khoảng tháng hai đến tháng năm, tạo quả từ tháng năm cho
đến tháng tám. Cây lớn rất chậm, sau hai, ba năm cây chỉ cao đến đầu gối, chỉ bắt
đầu cho quả sau 10-15 năm.
1.2 Các hợp chất xanthone có trong vỏ quả măng cụt
Từ rất lâu, vỏ quả măng cụt được sử dụng làm thuốc trong y học Trung Quốc và
Ấn Độ. Vỏ quả măng cụt khô được dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ, chữa đau bụng,
làm khô vết thương, chống nhiễm trùng da [30], trị mụn trứng cá, chữa lở loét mãn

tính, nước sắc vỏ quả được dùng làm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Một số nghiên cứu
chỉ ra rằng các hợp chất có trong vỏ quả măng cụt còn có khả năng kìm hãm sự phát
triển khối u [40], chống oxi hóa [22], có khả năng kháng lại một số vi khuẩn như
Staphylococcus aureus, Shigella dysenteriae, Shigella flexneri, Escherichia coli,
Vibrio cholerae. Theo một số nghiên cứu hóa sinh thực vật, trong vỏ quả măng cụt
có chứa một số hợp chất thứ sinh như tannin, chrysanthemin, resin, garcinone,
gartanin, vitamin B1, B2, C, các hợp chất có hoạt tính sinh học, và đặc biệt đáng
chú ý là các dẫn xuất của xanthone [38, 46].
1.2.1 Cấu trúc hợp chất xanthone
Xanthone là hợp chất có hoạt tính chống oxi hóa mạnh, thậm chí còn mạnh hơn
cả vitamin E và vitamin C. Xanthone có cấu trúc dạng mặt phẳng gồm các vòng
6 carbon nối với nhau bởi nhóm carbonyl và nguyên tử oxi tạo thành khung xương
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 4

chính của phân tử. Khung xương chính này được nối với các mạch bên khác nhau
tạo thành nhiều loại xanthone có đặc tính vật lý, hóa học, sinh học khác nhau.





Hình 1.2. Cấu trúc khung xương của phân tử xanthone.
1.2.2 Một số dẫn xuất xanthone quan trọng trong vỏ quả măng cụt
Măng cụt là loài thực vật giàu các dẫn xuất xanthone nhất được phát hiện cho
đến nay. Trong số hơn 200 dẫn xuất xanthone được tìm thấy ở thực vật thì có đến
60 dẫn xuất ở măng cụt, chủ yếu tập trung ở phần vỏ quả [16]. Trong số các dẫn
xuất xanthone có trong vỏ quả măng cụt thì -mangostin có hàm lượng cao nhất,
chiếm khoảng 0,02-0,2% trọng lượng khô. Tiếp đến là -mangostin và -mangostin,
chiếm khoảng 0,016-0,07%. Hàm lượng của các chất gacinone, đặc biệt là

garcinone E chiếm khoảng 0,01-0,035%, đây là một chất có hoạt tính ức chế mạnh
sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư, cho nên đang được nhiều nhà khoa học
quan tâm [33, 39]. Hiện nay, các dẫn xuất xanthone từ măng cụt, đã và đang được
các nhà khoa học quan tâm nhờ các hoạt tính sinh học quan trọng, đặc biệt là hoạt
tính chống ung thư, nhằm mục đích tìm ra hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên làm
thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.






Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 5



































Hình 1.3. Cấu tạo hóa học của một số xanthone từ vỏ quả măng cụt [22].
Garcinone E
Mangostinone
Garcinone D
Cudraxanthone G
Garcimangosone B
8-Hydroxycudraxanthone G
8-Deoxygartanin
1-Isomangostin
Mangostingone
Gartanin


Smeathxanthone A
Tovophyllin A
-Mangostin
-Mangostin

-Mangostin
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 6

1.3 Hoạt tính sinh học của mangostin và các dẫn xuất xanthone khác
Mangostin và các dẫn xuất xanthone khác từ vỏ quả măng cụt có một số hoạt
tính sinh học như kháng nấm, kháng khuẩn, chống oxi hóa, kháng viêm, chống ung
thư. Cơ chế hoạt động của các hợp chất này đang là một lĩnh vực rộng mở cho các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
1.3.1 Hoạt tính kháng khuẩn
Mangostin và các dẫn xuất xanthone khác có trong vỏ quả măng cụt có khả năng
diệt khuẩn khá mạnh. Theo nghiên cứu của Pothitirat và cộng sự (2009) thì
mangostin có khả năng kháng lại P. acnes, một loại vi khuẩn gram dương tồn tại
trên bề mặt da của con người với nồng độ MIC là 1,95 g/ml [34]. Đây là loài vi
khuẩn được biết đến như là một tác nhân góp phần gây nên triệu chứng mụn trứng
cá. Ngoài ra, P. acnes còn liên quan đến một số bệnh viêm nhiễm như nhiễm trùng
khớp chân, tay giả; nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương; viêm màng trong của tim;
nổi hạch ở phổi gan; viêm màng bao mắt sau phẫu thuật; viêm tủy xương; viêm phế
nang dị ứng [20]. Vi khuẩn P. acnes còn được tìm thấy ở tuyến tiền liệt của người
viêm tuyến này, và được dự đoán có liên quan đến nguyên nhân gây ung thư tuyến
tiền liệt [13].
Mangostin có thể hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn kháng lại kháng
sinh, những vi khuẩn này có nguy cơ gây bệnh không thể kiểm soát đối với người
đã điều trị bằng loại kháng sinh đó trong thời gian dài. Iinuma và cộng sự (1996) đã
đề cập khả năng hạn chế sự phát triển S. aureus kháng methicillin của mangostin,

khả năng này được tăng lên khi kết hợp với hoạt động của vancomycine [19]. Trong
nghiên cứu của Sakagami và cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng mangostin có khả năng
chống lại vi khuẩn Enterococci kháng vancomycin ở nồng độ MIC là 6,25 g/ml và
chống lại S. aureus kháng methicillin với nồng độ MIC 6,25-12,5 g/ml [37]. Hoạt
tính sinh học này của mangostin góp phần vào kiểm soát sự nhiễm trùng do
Enterococci và S. aureus gây ra.
Như vậy, mangostin và các dẫn xuất xanthone khác có trong vỏ quả măng cụt có
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 7

thể có khả năng giúp cơ thể người kháng lại một số bệnh do vi khuẩn, ngăn chặn
nguy cơ bùng phát dịch bệnh do xuất hiện các vi sinh vật kháng kháng sinh gây ra.
1.3.2 Hoạt tính kháng nấm
Các hợp chất xanthone được tách chiết từ vỏ quả măng cụt có khả năng kháng
một số loại nấm gây bệnh ở thực vật, là nguyên nhân gây thiệt hại cho mùa màng
như F. oxysporum, A. tenuis, D. oryzae [18]. Ngoài ra, -mangostin còn có khả
năng kháng lại nấm C. albicans, một loại nấm gây bệnh răng miệng cho người và
động vật ở nồng độ MIC 1000 g/ml và nồng độ MFC 2000 g/ml. Cơ chế kháng
nấm của mangostin và các dẫn xuất của xanthone hiện nay vẫn chưa được làm rõ.
Người ta dự đoán rằng có thể các hợp chất này đã tấn công vào cấu trúc và chức
năng của tế bào nấm, đặc biệt là ergosterol, là loại lipid quan trọng nhất trong màng
tế bào nấm, mà không có ở màng tế bào động vật [10].
1.3.3 Hoạt tính kháng viêm
Bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh hen suyễn, viêm da có liên quan đến sự đáp ứng
miễn dịch, được qui định bởi kháng nguyên đặc biệt ở tế bào T-CD4, bạch cầu ái
toan và các tế bào mast. Các chất trung gian gây ra phản ứng viêm ở giai đoạn sớm
là histamine và serotonin, ở giai đoạn muộn là các phân tử prostaglandin,
lymphokine và monokine.
Trong nghiên cứu của Nakatani và cộng sự (2002), đã chứng minh rằng cao
chiết xanthone từ vỏ quả măng cụt có khả năng ức chế quá trình giải phóng

histamine và tổng hợp prostaglandin E2. Do đó, vỏ quả măng cụt có thể được sử
dụng sản xuất thuốc chống dị ứng và kháng viêm [30]. Bumrungpert và cộng sự
(2010) đã chứng minh rằng -mangostin và -mangostin có thể ức chế hoạt động
của LPS (lipopolysaccharide có trong plasma ở người béo phì) lên sự biểu hiện của
các gen qui định protein-enzyme liên quan đến phản ứng viêm và kháng insulin ở
đại thực bào. Hai dẫn xuất xanthone có từ vỏ quả măng cụt này có thể làm suy giảm
khả năng cảm ứng biểu hiện interleukin-6, yếu tố gây hoại tử (TFN) [12].
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 8

1.3.4 Hoạt tính chống oxi hóa
Các gốc tự do là một sản phẩm tất yếu của các quá trình sinh lý sinh hóa trong
cơ thể. Sự tăng quá mức số lượng các gốc tự do làm cho hệ thống chống oxi hóa của
tế bào không đáp ứng được sẽ gây ra sự phá hủy protein, DNA, chất béo, gây tổn
thương tế bào và quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây ra ung
thư.
Williams và cộng sự (1995) đã chứng minh rằng mangostin có khả năng hoạt
động như một chất thu dọn các gốc tự do để ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do
lên LDL (Low density lipoprotein) trong ống nghiệm [44]. Phân tử LDL rất dễ bị
tấn công bởi các gốc tự do, chuyển thành các dạng biến thể khác nhau, là nguyên
nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch, tăng tích lũy cholesterol trong máu [41]. Từ
nghiên cứu này cho thấy mangostin có thể được sử dụng làm thuốc trong chống xơ
vữa động mạch, giảm tỷ lệ bệnh tim mạch ở người.
Trong một nghiên cứu khác, Sun và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng mangostin có
thể trung hòa được các gốc hydroxyl tự do, superoxide anion, ức chế sự hình thành
MDA (malondialdehyde) trong quá trình nuôi cấy tế bào bạch cầu [42].
1.3.5 Hoạt tính chống ung thư
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng chống ung thư của mangostin
và các dẫn xuất xanthone có trong măng cụt. Matsumoto và cộng sự (2004) đã
nghiên cứu các cơ chế liên quan đến hoạt tính kích thích lên quá trình chết theo chu

trình của tế bào ung thư máu HL60 ở người của mangostin. Trong các tế bào ung
thư được điều trị với mangostin, xuất hiện sự hoạt động của caspase-9 và caspase-3
(cystein-aspartate protease, là loại protein quan trọng cho quá trình chết theo chu
trình của tế bào) nhưng caspase-8 thì không có. Từ kết quả này, tác giả đã đưa ra giả
thuyết rằng mangostin có thể có tác dụng gián tiếp lên các quá trình chuyển hóa
trong ty thể để gây chết theo chu trình của tế bào. Các yếu tố liên quan đến sự rối
loạn chức năng của ty thể như sự căng phồng, khả năng mất màng của ty thể, suy
giảm năng lượng ATP, tích tụ gốc tự do trong tế bào xuất hiện sau 1-2 giờ điều trị
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 9

bằng mangostin. Mặt khác không thấy dấu hiệu cho thấy sự ảnh hưởng của
mangostin lên họ protein BCL-2 và hoạt động của MAP-kinase, điều này cho thấy
mangostin ưu tiên tấn công vào ty thể ở giai đoạn sớm gây ra sự chết theo chu trình
của tế bào ung thư máu HL60 [25].
Nghiên cứu của Nakagawa và cộng sự (2007) đã chứng minh rằng -mangostin
có thể gây biến dạng và gây chết tế bào ung thư ruột kết DLD-1 ở nồng độ 20 mol.
Khi nuôi tế bào ung thư trong môi trường có chứa -mangostin tác giả đã quan sát
thấy, không có sự hoạt động của các caspase trong tế bào, các endonuclease-G được
giải phóng ra từ ty thể với sự giảm điện thế màng. Hàm lượng phospho-Erk1/2
(MAP kinase) được tăng lên ở giai đoạn sớm (sau 1 giờ điều trị với mangostin) sau
đó giảm xuống và tăng lên ở giai đoạn muộn. Ngoài ra hàm lượng phospho-Akt
giảm mạnh sau 6 giờ điều trị. Hàm lượng microRNA-143 điều khiển ngược âm quá
trình dịch mã của Erk5 tăng dần cho đến 24 giờ điều trị [29].
Shibata và cộng sự (2011) đã chứng minh rằng mangostin từ vỏ quả măng cụt có
thể gây chết một số dạng tế bào ung thư ở trong cơ thể. Chuột BALB/c được gây
ung thư vú bằng cách tiêm tế bào di căn BJMC3879luc2 mang đột biến p53. Sau khi
được điều trị bằng -mangostin hàng ngày với hàm lượng 20 mg/kg trọng lượng cơ
thể có tỷ lệ sống sót cao hơn so với chuột không được điều trị. Ngoài ra, khối lượng
khối u và sự da dạng của các tế bào bạch huyết di căn ở hạch bạch huyết được ức

chế đáng kể. Khi nghiên cứu trong ống nghiệm, α-mangostin gây ra quá trình chết
theo chu trình của các tế bào ở trung kì và ngừng pha G1, ức chế pha S trong chu kỳ
tế bào. Vì thế, có thể kết luận rằng, -mangostin có khả năng kích thích sự chết theo
chu trình và ức chế sự phát triển, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư. Từ phát hiện
này đã mở ra một hướng mới trong điều trị lâm sàng đối với các bệnh nhân ung thư,
và trong quá trình bổ sung tá dược vào thuốc điều trị ung thư [40]. Như vậy, cơ chế
tác động của -mangostin lên các tế bào ung thư chủ yếu là thông qua các hoạt
động ở ty thể nhằm gây ra sự biến dạng và quá trình chết theo chu trình của các tế
bào này.
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 10

1.4 Peroxidase
Gốc tự do nội sinh là một sản phẩm tất yếu của quá trình sinh lý và sinh hóa tế
bào. Gốc tự do cũng là vũ khí tiêu diệt các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể. Tuy
nhiên, số lượng gốc tự do nội sinh tăng lên một cách bất thường, vượt qua sự kiểm
soát của hệ thống chống oxi hóa của cơ thể sẽ dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng.
Khi đó, các gốc tự do nội sinh sẽ tấn công, gây phá vỡ cấu trúc các protein, DNA
của tế bào, làm rối loạn sự kiểm soát quá trình phiên mã, dịch mã, và chết theo chu
trình tế bào, có thể dẫn đến căn bệnh ung thư. Đối với gốc O
2

được sinh ra từ O
2

trong chuỗi vận chuyển điện tử sẽ bị SOD phân hủy, tuy nhiên quá trình phân giải
này lại tạo ra nhiều phân tử H
2
O
2

mà nó cũng là chất độc đối với tế bào. Vì vậy,
việc loại bỏ H
2
O
2
là rất cần thiết, đảm bảo các hoạt động nội bào diễn ra bình
thường. Peroxidase sử dụng H
2
O
2
như là một chất nhận điện tử xúc tác cho nhiều
phản ứng oxy hóa khử khác nhau trong đó H
2
O
2
bị khử thành H
2
O.
Peroxidase là một nhóm enzyme xúc tác các phản ứng oxy hóa khử :

AH
2
+ H
2
O
2
A + H
2
O










Hình 1.4. Cơ chế xúc tác phản ứng của peroxidase.
()
peroxidase
(1)
Oxi hóa, chlor hóa
Enzyme ban đầu
Phức hợp I
Phức hợp II
Oxi hóa
(2)
(3)
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 11

Hầu hết các peroxidase có cùng cơ chế xúc tác phản ứng phân giải H
2
O
2
.
Peroxidase bị oxi hóa bởi các peroxide (H
2
O

2
) tạo thành phức hợp PorFe
4+
=O (Phức
hợp I), giải phóng ra một phân tử H
2
O. Tính đặc hiệu cơ chất của enzyme trong sự
tạo thành phức hợp I rất cao. Các peroxide như H
2
O
2
, methyl hydrogen peroxide,
ethyl hydrogen peroxide chỉ có thể tương tác với peroxidase mới tạo thành phức
hợp hoạt động (phức hợp I). Tính đặc hiệu của các phức hợp cơ chất-enzyme này
đối với chất cho hydrogen ở giai đoạn 2 và 3 là khá thấp (Hình 1.4), nên chúng có
thể phản ứng với nhiều cơ chất hữu cơ (AH
2
) khác như ferrocyanide, indophenol,
aminophenol, 4-aminoantipyrine, leucodye, cytochrome C và một số amino acid tạo
thành phức hợp II, sau đó giải phóng enzyme về dạng ban đầu [43].
Những peroxidase khác nhau có mức độ oligomer khác nhau, như
myeloperoxidase (MPO), lactoperoxidase (LPO) là homodimer, horseradish
peroxidase (HRP) là homoheptamer. Tuy nhiên hầu hết các monomer của
peroxidase có 10 dải xoắn  đối song và chứa một nhân hem nằm giữa đầu N và
đầu C tận cùng. Đầu C tận cùng mang phối tử thứ 5 liên kết với ion Fe là gốc
histidine chứa vòng imidazol nằm vuông góc với mặt phẳng porphyrin heme, vòng
này còn có một nguyên tử N khác tham gia hình thành liên kết hydrogen với nhóm
cacboxyl của gốc aspartate (Hình 1.5).








Hình 1.5. Cấu trúc nhân hem của peroxidase.
()
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 12

Cũng như catalase và superoxide dismutase, peroxidase là enzyme chống oxy
hóa quan trọng trong hệ thống sinh học. Chúng có vai trò chính là giải độc tế bào
bằng cách chuyển hóa H
2
O
2
thành H
2
O. Peroxidase còn tham gia vào những phản
ứng sinh hóa quan trọng khác trong cơ thể như chuyển hóa và tổng hợp lignin, sinh
tổng hợp thành tế bào và một số hormone như PG (prostaglandin), thyroxine,
ethylene, tham gia vào quá trình trao đổi IAA (indole-3-acetic acid), quá trình phân
hủy auxin. Ngoài ra, peroxidase còn có vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh xâm
nhiễm vào tế bào và mô, đáp ứng bảo vệ những tổn thương [3].
1.5 Peroxy hóa lipid
Peroxy hóa lipid là quá trình oxy hóa các phân tử lipid có chứa nối đôi trong
mạch carbon. Lipid peroxide là những sản phẩm không chứa gốc tự do được dẫn
xuất từ acid béo, phospholipid, glycolipid, cholesterol có chứa nối đôi trong mạch
carbon. Sự hình thành các sản phẩm này xảy ra trong các phản ứng oxy hóa do
enzyme xúc tác hoặc phản ứng quang oxy hóa và tự oxy hóa mà không cần enzyme

xúc tác, nhưng đều có liên quan đến các gốc tự do. Sản phẩm peroxy hóa sơ cấp là
những phân tử peroxide chứa nối đôi có thể chuyển thành dạng liên hợp. Các sản
phẩm này có thể bị biến đổi thành phân tử lớn hơn nhờ quá trình dimer hóa. Quá
trình peroxy hóa lipid bị ức chế bởi các chất chống oxy hóa: -tocopherol,
ascorbate, formate, β-caroten, manitol, vitamin E, cấu trúc phân tử sẽ chuyển hóa
thành sản phẩm peroxy hóa thứ cấp, hoặc là những phân tử nhỏ hơn bởi sự phân cắt
liên kết C-C (hydrocarbon, aldehyde, epoxide).
MDA cũng có thể được tạo ra từ tiền chất PG (prostaglandin) bằng phản ứng
xúc tác enzyme như thromboxane synthetase tổng hợp MDA từ PG endoperoxide.
MDA có thể tham gia phản ứng tạo thành sản phẩm cộng với amino acid tự do hay
với protein để hình thành những liên kết ngang trong những phân tử protein này, khi
đó có thể cảm ứng gây biến đổi mạnh mẽ những đặc tính hóa sinh của chúng.
Hiện nay MDA được coi là chất chỉ thị quan trọng để đánh giá mức độ ảnh
hưởng và tốc độ phản ứng peroxy hóa lipid diễn ra trong tế bào, cũng như có thể
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 13

xác định được hàm lượng các gốc tự do, từ đó cho thấy mức độ, tính chất nguy hại
của những tác nhân lạ được đưa vào cơ thể sinh vật.
1.6 Giới thiệu một số vi sinh vật gây bệnh ở người
1.6.1 Staphylococcus aureus






Hình 1.6. Hình dạng vi khuẩn Staphylococcus aureus.
()
Staphylococcus aureus hay tụ cầu vàng là chủng vi khuẩn bắt màu gram (+),

đứng thành đám như chùm nho, không sinh bào tử, thường không có vỏ (Hình 1.6).
Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển được ở 10-45C và nồng độ muối cao
tới 10%. Sinh trưởng được trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Trên môi trường
thạch thường, tụ cầu vàng phát triển thành khuẩn lạc S, đường kính 1-2 mm, nhẵn.
Sau 24 giờ ở 37C, khuẩn lạc thường có màu vàng chanh.
S. aureus thường gây ra mưng mủ ở da và nhiễm trùng mô mềm. Sự nhiễm trùng
mô mềm do loài vi khuẩn này gây ra có thể dẫn đến sự xâm nhiễm và gây bệnh
nhiễm trùng huyết. Sự nhiễm trùng của loài này đối với người và động vật không
kích thích sự đáp ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch [36]. Hội chứng nhiễm
trùng do S. aureus gây ra là một vấn đề đáng lo ngại trong bệnh viện, đặc biệt là
nhiễm trùng hậu phẫu, khi xuất hiện một số chủng có hiện tượng kháng lại kháng
sinh.
1.6.2 Pseudomonas aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa (vi khuẩn mủ xanh) là các trực khuẩn gram (-), thẳng
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 14

hoặc hơi cong, có một lông roi duy nhất ở một cực (Hình 1.7). Vi khuẩn
P. aeruginosa rất dễ nuôi cấy, hiếu khí tuyệt đối, có sinh chất thơm và sắc tố gồm 2
loại: pyocarnin có màu xanh lá mạ, pyoverdin là sắc tố huỳnh quang bắt màu xanh
khi chiếu tia cực tím. Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng là 37C, nhưng chúng có
thể mọc được trong khoảng dao động từ 5 đến 42C; pH thích hợp từ 7,2–7,5.






Hình 1.7. Hình dạng vi khuẩn P. aeruginosa.
(;

P. aeruginosa là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm trùng với phổ vật
chủ rất rộng, có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở bệnh nhân xơ nang.
P. aeruginosa được phân lập với nhiều dạng biến đổi khác nhau trong phổi của
bệnh nhân bị xơ nang [26].
1.6.3 Candida albicans






Hình 1.8. Hình dạng nấm C. albicans.
(; )
C. albicans là loại nấm lưỡng bội, sinh trưởng chủ yếu ở 37-40C, pH 7
(Hình 1.8). Kiểu hình nảy chồi chiếm ưu thế ở nhiệt độ hoặc pH thấp, trong khi đó
kiểu hình dạng sợi chiếm ưu thế ở nhiệt độ và pH cao.
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 15

Nấm C. albicans có thể sinh trưởng và gây nhiễm trùng trên bền mặt của khoang
miệng, âm đạo và đường tiêu hóa. Dạng nhiễm trùng do C. albicans gây ra có hai
dạng: nhiễm trùng bề mặt như bệnh tưa miệng, nhiễm nấm ở bề mặt âm đạo; nhiễm
trùng sâu như bệnh viêm cơ tim và nhiễm trùng huyết [28]. Cũng như S. aureus và
P. aeruginosa, C. albicans là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng
nhiễm trùng, đặc biệt và nhiễm trùng hậu phẫu.
1.7 Tình hình nghiên cứu mangostin
1.7.1 Trên thế giới
Mangostin và các hợp chất xanthone có trong cây măng cụt đã được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Năm 1930, mangostin lần đầu tiên được tách chiết
từ nhựa cây măng cụt và được miêu tả là hợp chất màu vàng [32]. Năm 1958, Yates

và cộng sự đã nghiên cứu cấu trúc của mangostin [45]. Từ đó cho đến nay đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu các tác dụng sinh học của hợp chất mangostin được
công bố.
Williams và cộng sự (1995), đã chứng minh rằng mangostin có khả năng bảo vệ
phân tử lipoprotein có mật độ thấp (LDL) khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ
đó, có thể hạn chế được chứng xơ vữa động mạch do sự biến đổi của phân tử LDL
gây ra [44].
Iinuma và cộng sự (1996) đã công bố khả năng hạn chế sự phát triển của
S. aureus kháng methicillin bởi mangostin [19]. Như vậy, mangostin có thể được sử
dụng làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên góp phần vào việc hạn chế các bệnh viêm
nhiễm do các vi khuẩn kháng kháng sinh gây nên, ngăn chặn tình trạng mất kiểm
soát dịch bệnh.
Trong nghiên cứu của Gopalakrishnan và cộng sự (1997) cho thấy các hợp chất
xanthone bao gồm mangostin có thể ngăn chặn các loại nấm gây bệnh cho cây nông
nghiệp như F. oxysporum, A. tenuis, D. oryzae [18].
Nakatani và cộng sự (2002), đã chứng minh cao chiết xanthone từ vỏ quả măng
cụt có khả năng ức chế quá trình giải phóng histamine và tổng hợp
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 16

prostaglandin E2, nhờ đó mangostin có tác dụng chống viêm và chống dị ứng [30].
Matsumoto và cộng sự (2004) đã chứng minh rằng sự tác động của mangostin
lên quá trình chết theo chu trình của tế bào ung thư máu HL60 ở người có liên quan
đến các hoạt động sinh hóa trong ty thể. Mangostin ưu tiên tấn công lên ty thể nhằm
gây ra sự chết theo chu trình của các tế bào này ở giai đoạn sớm [25].
Sakagami và cộng sự (2005) đề cập đến khả năng chống lại vi khuẩn
Enterococci kháng vancomycin ở nồng độ MIC là 6,25 g/ml của mangostin. Một
lần nữa khẳng định lại kết quả nghiên cứu của Iinuma và cộng sự (1996) về khả
năng chống lại S. aureus kháng methicillin với nồng độ MIC 6,25-12,5 g/ml [37].
Nakagawa và cộng sự (2007) đã chứng minh rằng -mangotin có thể gây biến

dạng và gây chết tế bào ung thư ruột kết DLD-1 ở nồng độ 20 mol. Mangostin gây
chết tế bào ung thư bằng cách tác động lên ty thể làm giảm điện thế ở màng ty
thể [29].
Sun và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng mangostin có thể tham gia vào quá trình
bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân oxi hóa bằng cách trung hòa được các gốc hydroxyl
tự do, superoxide anion, ức chế sự hình thành MDA. Khả năng này của mangostin
được nhận thấy trong quá trình nuôi cấy tế bào bạch cầu K562 [42].
Shibata và cộng sự (2011) đã chứng minh rằng mangostin từ vỏ quả măng cụt có
thể gây chết tế bào ung thư ở trong cơ thể chuột bị gây ung thư vú bằng cách tiêm
dòng tế bào di căn BJMC3879luc2 mang đột biến p53. Hoạt chất α-mangostin gây
ra quá trình chết theo chu trình của các tế bào ở trung kì, ngừng pha G1 và ức chế
pha S trong chu kỳ tế bào. Như thế, có thể kết luận rằng, -mangostin có thể kích
thích sự chết theo chu trình, ức chế sự phát triển, và hạn chế sự di căn của tế bào
ung thư [40].
Như vậy, mangostin có rất nhiều đặc tính sinh học đặc biệt như có khả năng
chống oxi hóa, chống ung thư, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm. Các công
trình nghiên cứu này góp phần mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng mangostin trong
sản xuất thuốc phục vụ cho phòng và chữa bệnh ở người.
Luận văn thạc sĩ Sinh học thực nghiệm
Mai Thị Hiên 17

1.7.2 Ở Việt Nam
Trong các bài thuốc dân gian, măng cụt đã được sử dụng làm thuốc trị các bệnh
nhiễm trùng [5]. Vỏ quả măng cụt đã được sử dụng làm nguồn nguyên liệu trong
quá trình sản xuất thuốc trị bệnh đi ngoài. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, khai thác và
ứng dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học trong vỏ quả măng cụt vẫn chưa được
chú trọng. Cho đến nay, chỉ có một vài nghiên cứu được chính thức công bố, nhưng
chỉ dừng lại ở việc tách chiết, và nghiên cứu các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm.
Nguyễn Thị Mai Phương và cộng sự (2004) đã nghiên cứu thành phần
polyphenol trong vỏ quả măng cụt và tác dụng ức chế sự sinh acid của vi khuẩn gây

sâu răng S. mutants [8]. Trương Văn Châu và cộng sự (2004) phát hiện ra các chất
phenol trong dịch chiết ethanol và methanol từ vỏ quả măng cụt có tác dụng kìm
hãm sự phát triển của vi khuẩn P. aeruginosa và S. aureus [1]. Đào Hùng Cường và
cộng sự (2009) đã tinh sạch và xác định được năm dẫn xuất xanthone là gartanin,
α-mangostin, 3-isomangostin, BR-xanthone A, garcinon D trong dịch chiết vỏ măng
cụt bằng dung môi ethanol từ phổ IR và LC-MS [2]. Nguyễn Thị Mai Phương và
cộng sự (2010) đã tạo chế phẩm XGC gồm các xanthone có trong vỏ quả măng cụt,
và chứng minh rằng chúng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với các vi khuẩn
gram (+) là S. mutans và S. aureus, có hoạt tính gây độc mạnh đối với dòng tế bào
ung thư phổi và ung thư máu [7]. Cũng trong năm 2010, Đỗ Thị Tuyên và cộng sự
đã tách được α-mangostin từ dịch chiết ethanol của vỏ quả măng cụt sử dụng
phương pháp sắc ký cột, hoạt chất -mangostin tinh sạch có khả năng ức chế vi
khuẩn B. subtilis XL62 [9].

×