Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề cương ôn tập môn văn lớp 10 học ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.64 KB, 23 trang )

Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MƠN NGỮVĂN LỚP 10
PHẦN LÀM VĂN.
Bài: Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
Kiến thức cơ bản:
1. Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
- Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự vật, hiện tượng khách
quan. Do vậy, tính chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của văn bản thuyết minh.
- Để đạt được tính chuẩn xác cần phải:
+ Tìm hiểu thấu đáo về đối tượng trước khi viết.
+ Thu thập đầy đủ tài liệu.
- Chú ý thời điểm xuất bản của các tài liệu.
2. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Văn bản thuyết minh cần phải có tính hấp dẫn để thu hút người đọc, người nghe.
- Để tạo tính hấp dẫn cần phải:
+ Sử dụng nhiều hình tượng sinh động.
+ Sử dụng so sánh để làm nổibạc sự khác biệt, gây ấn tượng.
+ Tình cảm chân thật.
* Chất lượng của văn bản thuyết minh phụ thuộc vào tính chuẩn xác nhưng văn bản thuyết
minh cũng cần phải hấp dẫn để loi cuốn người nghe, người đọc.
Bài: Phương pháp thuyết minh.
1. Khái niệm phương pháp thuyết minh: Là hệ thống các thao tác, cách thức mà người thuyết
minh dùng để đạt tới mục đích làười đọc, người nghe nắm được điều mình muốn nói.
2. Những phương pháp thuyết minh thường gặp là: định nghĩa, chú thích, liệt kê, phân loại,
phân tích, giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,...
3. Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo những
ngun tắc sau đây:
+ Khơng xa rời mục đích thuyết minh.
+ Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật.


+ Làm cho người đọc, ngươì nghe tiếp nhận dễ dàng, hứng thú.
Bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh.
Để viết tốt một đoạn văn thuyết minh cần phải:
- Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết văn thuyết minh.
- Có đủ các tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của cả đoạn.
- Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, rành mạch.
- Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở
nên sinh động, hấp dẫn.
Bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh.
1.
Mục đích: Nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản đó.
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 1


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

2.
Yêu cầu: Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với nội dung của văn bản gốc.
3.
Cách tóm tắt:
+ Xác định mục đích u cầu tóm tắt.
+ Đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh.
+ Tìm bố cục của văn bản
+ Viết tóm lượt các ý chính để hình thành văn bản.
Bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận:
1.
Tác dụng của việc lập dàn ý: Giúp người viết bao quát được những nội dung chủ yếu,
những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận...nhờ đó mà tránh được

xa đề, lạc đề, thiếu ý hoặc triển khai ý không cân xứng.
2.
Cách lập dàn ý:
Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận cần phải nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống
luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.
Bố cục: 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
+ Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ.
+ Nhấn mạnh hoặc mở rộng ý
Bài: Lập luận trong văn nghị luận:
1.
Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận: Là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn
dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đó mà người viết, người nói muốn đạt tới.
2.
Cách xây dựng lập luận: Để xây dựng lập luận trong văn nghị luận cần phải:
Xác định luận điểm chính xác, minh bạch,.
Tìm luận cứ thuyết phục.
Lựa chọn các phương pháp lập luận hợp lí
Bài: Các thao tác nghị luận:
1.
Khái niệm thao tác nghị luận: Là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu
cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
2.
Một số thao tác nghị luận thường gặp: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh
3.
Yêu cầu khi sử dụng các thao tác nghị luận: Mỗi thao tác đều có ưu điểm và hạn chế
riêng. Cần phải vận dụng các thao tác thích hợp để hoạt động nghị luận đạt hiệu quả.
Bài: Viết quảng cáo.
1.
Khái niệm văn bản quảng cáo: Là loại văn bản thông tin, thuyết phục khách hàng về

chất lượng, lợi ích, sự tiện dụng,...của sản phẩm, dịch vụ do đó họ thích mua hàng, sử dụng
dịch vụ.
2.
Yêu cầu: Ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng pháp luật,
thuần phong mĩ tục.
3.
Cách viết:
Chọn nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt, tiện ích của sản phẩm.
Trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng từ ngữ tuyệt đối.

PHẦN TIẾNG VIỆT
Bài: Khái quát lịch sử phát triển của tiếng Việt.
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 2


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

1.
Lịch sử phát triển của tiếng Việt:
Lịch sử tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Tiếng Việt thuộc họ ngơn ngữ Nam Á, dịng Mơn – Khmer.
Tiếng Việt có quan hệ học hàng với tiếng Mường; quan hệ tiếp xúc với tiếng Hán, Thái.
Tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, uyển chuyển, có đầy đủ khả năng đảm đương
vai trị ngơn ngữ quốc gia trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.
Chữ viết của tiếng Việt:
Chữ Nơm là thành quả văn hóa lớn lao, biểu hiện ý thức độc lập, tự chủ cao của dân tộc và là
phưpwng tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nơm ưu tú, nhưng do có nhiều hạn chế nã

được thay thế bằng chữ quốc ngữ, một hệ thống chữ viết ưu việt, có vai trị quan trọng trong
đời sống xã hội vàự phát triển của đát nước ta.
Bài: Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
1.
Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt.
a/ Về ngữ âm:
Khi nói cần phát âm đúng âm thanh chuẩn của tiếng Việt.
Khi viết, cần viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết.
b/Về từ ngữ:
Khi nói và viết, việc dùng từ ngữ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ trong tiếng Việt.
Đúng ý nghĩa của từ.
Đúng các đặc điểm ngữ pháp của từ.
c/Về ngữ pháp:
Câu văn phải cấu tạo theo đúng quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt, diễn đạt đúng các
quan hệ ý nghĩa và dấu câu thích hợp.
Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản
mạch lạc, thống nhất.
d/ Về phong cách ngơn ngữ:
Cần nói và viết phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực của từng phong cách ngôn ngữ.
2.
Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:
Khi nói và viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó, mà cịn
có thể sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và quy tắc
chung theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp
cao.
Bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1.
Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật:
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các tác phẩm văn chương, khơng

chỉ có chức năng thơng tin mà cịn thõa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ
được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật
– thẩm mĩ.
2.
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
Tính hình tượng
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 3


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

+ Nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc về cái đẹp phải được biểu hiện qua các hình tượng cụ
thể.
+ Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ.
+ Tính hình tượng dẫn đến tính đa nghĩa, tính hàm súc của ngơn ngữ nghệ thuật.
Tính truyền cảm
+ Thể hiện ở chỗ làm cho người đọc, người nghe dồng cảm với người viết.
+ Có được nhờ lựa chọn ngơn ngữ để diễn đạt, bình giá.
Tính cá thể hóa.
+ Ngơn ngữ nghệ thuật thể hiện giọng điệu riêng, phong cách riêng của từng tác giả, bắt
nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết.
+ Bộc lộ ở vẻ riêng trong lời nói của nhân vật, trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình
ảnh, tình huống trong tác phẩm.
+ Tính cá thể hóa tạo cho ngơn ngữ nghệ thuật sự sáng tạo, mới lạ, không trùng lặp.
Bài: văn bản văn học
1. Khái niệm:
Ngày nay một văn bản được coi là văn bản văn học khi:
Nó phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thõa mãn nhu

cầu thẩm mĩ nào đó.
Ngơn từ có nhiều tìm tịi, sáng tạo, nhiều hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc.
Được viết theo một thể loại nhất định.
2.
Cấu trúc của văn bản văn học:
Văn bản văn học mang nhiều tầng lớp: Tầng ngơn ngữ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa. Đi
sâu vào các tầng lớp đó sẽ hiểu tác phẩm văn học.
Bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học.
Các khái niệm được coi là thuộc về nội dung: Đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng
Các khái niệm được coi là thuộc về hình thức: ngơn từ, kết cấu, thể loại.
Nội dung và hình thức của văn bản văn học là hai mặt khơng thể chia tách. Nội dung
chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định và hình thức nào cũng mang nội dung.
Bài: Thực hành phép điệp, phép đối.
Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt ( vần, nhịp, cụm từ, câu) nhằm
biểu đạt cảm xúc và gợi hình tượng nghệ thuật.
Phép đối: Là cách sắp xếp các từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống
nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt.

PHẦN VĂN HỌC.
Bài: PHÚ SƠNG BẠCH ĐẰNG
1.
Giá trị nội dung:
Thể hiện lịng u nước, niềm tự hào dân tộc: tự hào về truyền thống yêu nước( thể hiện
qua việc ngợi ccs chiến công trên sơng Bạch Đằng); tự hào về truyền thống đạo lí nhân nghĩa
( qua việc ngợi ca đuecs lớn của nhân tài, của vua Trần, cũng là của dân tộc)
Tư tưởng nhân văn qua sự khẳng định, đề cao con người, đạo lí, nhân nghĩa.
2.
Giá trị nghệ thuật.
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp


Trang 4


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

Là đỉnh cao của thể phú trong văn học trung đại, cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt
chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, ngơn từ vừa trang trọng, hào sảng,
vừa lắng đọng, gợi cảm.
Bài: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
1. Giá trị nội dung:
Nội dung xuyên suốt là tư tưởng nhân văn gắn liền với độc lập dân tộc.
- Đoạn 1: (Từng nghe....chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập
dân tộc của nước Đại Việt ( nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lượt
- Đoạn 2: (....ai bảo thần dân chịu được): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.
- Đoạn 3: (....Cũng là chưa thấy xưa nay): Kể lại diễn biến của cuộc chiến
- Đoạn 4: (...ai nấy đều hay): Tuyên bố kháng chiến thắng lợi, rút ra bài học lịch sử.
2. Giá trị nghệ thuật.
- Nghệ thuật kết cấu: Vận dụng sáng tạo kết cấu chung của bài cáo.
- Nghệ thuật lập luận: Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộ là cơ sở chân lí để triển khai lập
luận, lí lẽ ln gắn liền với chứng minh bằng thực tiễn.
- Bút pháp nghệ thuật: Kết hợp giữa bút pháp tự sự, trữ tình với bút pháp anh hùng ca.
- Hình ảnh: giàu sức biểu cảm.
Bài: TỰA TRÍCH DIỄM THI TẬP
1. Giá trị nội dung:
- Các nghuyên nhân khiến cho thơ ca Việt Nam qua các thời đại trước thế kỉ XV không được
lưu truyền đầy đủ.
- Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với nền thơ ca dân tộc, ý thức
đôc lập thể hiện qua công việc sưu tầm gian khổ và cao đẹp.
2. Giá trị nghệ thuật.
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha.

Bài: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
1. Giá trị nội dung:
- Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia: có quan hệ sống cịn đến sự suy
vong của đát nước.
- Khắc bia tiến sĩ là việc làm khích lệ nhân tài, khơng những có ý nghĩa đương thời mà cịn có
ý nghĩa đối với hậu thé.
- Thấy được chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tơng, từ đó rút ra bài học lịch
sử quý báu.
2. Giá trị nghệ thuật.
Kết cấu chặt chẽ, lạp luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục.
Bài: HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Phẩm chất của Hưng Đạo đại vươngTrần Quốc Tuấn
1. Giá trị nội dung:
- Trung quân ái quốc.
- Tài năng mưu lượt.
- Đức độ lớn lao
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 5


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

2. Giá trị nghệ thuật.
- Nghệ thuật kể chuyện: tạo hứng thú cho người đọc.
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử sắc nét, sống động
Bài: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
1. Giá trị nội dung:
Nhân cách của Trần Thủ Độ: Thắn thắng, độ lượng, cầu thị, nghiêm minh, chí cơng vơ tư.
2. Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật, xây dựng tình

huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắc giá.
Bài: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
1. Giá trị nội dung:
- Phẩm chất dũng cảm, kiên cường của Ngơ Tử Văn đại biểu cho chính nghĩa chống lại gian
tà.
- Ngụ ý phê phán:
+ Hồn tên tướng giặc xâm lược
+ Thánh thần, quan lại ở cõi âm.
2. Giá trị nghệ thuật.
- Kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính.
- Kết cấu chặt chẽ, logic, thu hút người nghe.
Bài: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
1. Giá trị nội dung:
- Nỗi đau khổ của người chinh phụ sống trong cảnh xa chinh phu. Đó là nỗi cơ đơn, tâm trạng
đau khổ vì mong muốn tha thiết được có cuộc sống trong tình u lứa đơi hạnh phúc nhưng
người chồng cứ xa vắng biền biệt.
- Từ bi kịch này toát lên ý nghĩa chống chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
- Giá trị nhân đạo, đề cao quyền sống và trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người.
2. Giá trị nghệ thuật.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
- Thể thơ song thất lục bát phù hợp với việc diễn tả nội tâm nhân vật.
Bài: TRAO DUYÊN
1. Giá trị nội dung:
- Tình yêu sâu nặng của Kiều: Thể hiện qua ý nghĩa của các kỷ vật tình yêu.
- Bi kịch tình yêu: thể hiện qua việc Kiều nghĩ đến cái chết và qua lời đối thoại của Kiều.
2. Giá trị nghệ thuật.
Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
Bài: NỖI THƯƠNG MÌNH
1. Giá trị nội dung:
- Số phận bi kịch của Kiều trong cảnh sống ở lầu xanh.

- Nỗi thương thân, xót phận và ý thức về phẩm giá của Kiều
- Sự chuyển biến trong ý thức về cá nhân của con người trong văn học trung đại.
2. Giá trị nghệ thuật.
- Nghệ thuật ngôn từ:
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 6


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

+ Bút pháp ước lệ
+ các kết cấu đối xứng
Bài: CHÍ KHÍ ANH HÙNG
1. Giá trị nội dung:
- Lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm
chất và chí khí phi thường.
2. Giá trị nghệ thuật.
Nghệ thuật miêu tả người anh hùng:
+ Hình tượng có tính ước lệ
+ Hình tượng con ngươi vũ trụ.
Bài: THỀ NGUYỀN
1. Giá trị nội dung:
Kể về lễ thề nguyền giữa Kim Trọng và Kiều mà Kiều đóng vai trị chủ động, sự chủ động
này có hai lí do:
+ Hiện thực: Tình yêu mãnh liệt.
+ Ám ảnh bởi định mệnh.
2. Giá trị nghệ thuật.
Hai loại ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ kể, tả của tác giả

+ Ngôn ngữ nhân vật.
Bài: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
1. Giá trị nội dung:
- Tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi
- Tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu, Quan, Trương- biểu tượng của lòng trung nghĩa.
- Hồi trống gieo vào lòng người đọc âm vang của chiến trận.
2. Giá trị nghệ thuật.
- Câu chuyện giàu kịch tính, đậm đà khơng khí chiến trận và khí phách anh hùng.
- Lối kể chuyện giản dị, không tô vẽ, khơng bình phẩm, hầu như nhường tất cả cho tiếng
trống.
..........................................................................
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN
ĐỀ: Thuyết minh về Tác phẩm Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu
Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học
yêu nước thời Lí- Trần. Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình.
Thời trẻ, ơng từng là mơn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai
cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba.Ông từng giữ nhiều chức vụ
quan trọng trong triều Trần, là người học vấn un thâm, tính tình cương trực, được các vua

Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 7


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời
Thịnh Trần.
Tác phẩm của ơng bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ
vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hồi cổ. Ngơn ngữ trong văn chương của

Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành cơng những hình dung từ giàu sắc thái trữ
tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi
dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô
Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ
viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương
Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể
loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xi có xen lẫn văn vần, có
nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời. Bài “Phú sơng Bạch
Đằng” có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn
phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong
dạ cũng nhiều”. Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão
kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm nào khiến cho “Ánh nhật
nguyệt chừ phải mờ-Bầu trời đất chừ sắp đổi” với ‘Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phớiHùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Khách và các bơ lão bình luận về tầm vóc của
chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua
Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn:
Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan mn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao
“Phú sông Bạch Đằng” là bài phú tiêu biểu bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào
về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của đất nước ta. Bài phú còn thể
hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, tâm sự hoài cổ tha thiết của tác giả. Tác phẩm có cấu tứ đơn
giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào
hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. Tác phẩm được đánh giá là
đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phú của văn học trung đại Việt Nam.
..........................................................................
Anh (chị) hãy viết một bài thuyết minh để giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của
Nguyễn Trãi.
I. YÊU CẦU CHUNG :

- Biết cách làm văn thuyết minh văn học, vận dụng tốt các hình thức kết cấu và các
phương thức biểu đạt.

Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 8


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ
pháp.
- Vận dụng các phương pháp thuyết minh đã học, có thể kết hợp thêm các yếu tố tự sự,
biểu cảm.
II. YỀU CẦU CỤ THỂ :
* Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý
chính sau :
1. Mở bài :
- Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới có những
đóng góp lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.
2. Thân bài :
- Giới thiệu về cuộc đời Nguyễn Trãi
+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức trai, quê gốc ở Chi Ngại (Hải Dương) sau dời về
Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội).
+ Giới thiệu về cha, mẹ của Nguyễn Trãi.
+ Cuộc đời ông gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của dân tộc : giặc Minh sang xâm
lược, Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê…
+ Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một người anh hùng lẫy lừng nhưng lại oan khuất
và bi kịch nhất trong lịch sử.
- Giới thiệu về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi :

+ Nói Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận xuất sắc bởi ơng có một khối lượng lớn các tác
phẩm chính luận sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, nhân nghĩa. Nghệ thuật viết chính luận
của ơng cũng lên đến bậc thầy.
+ Nguyễn Trãi cịn là nhà thơ trữ tình xuất sắc :
 Về mặt nội dung : Thơ ông phản chiếu vẻ đẹp của tâm hồn ông trong sáng, đầy sức sống.
Nguyễn Trãi hiện lên trong thơ vừa là người anh hùng vĩ đại, vừa là con người trần thế
bình dị.
 Về mặt nghệ thuật : Ơng đã có những cách tân lớn trên hai phương diện thể loại và ngơn
ngữ. Ơng đã đan xen thành công những câu thơ lục ngôn vào thể thơ thất ngơn Đường luật.
Ơng đã góp phần Việt hóa ngơn ngữ thơ Nơm.
- Đánh giá về đóng góp của Nguyễn Trãi với văn hóa, văn học dân tộc :
+ Ông đã trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí – Trần đồng
thời mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới.
+ Ông đã để lại tập thơ Nôm sớm nhất làm di sản thơ Nôm Việt Nam độc đáo.
+ Nguyễn Trãi đã đưa ý thức dân tộc lên đến đỉnh cao kết tinh tư tưởng Việt Nam thời
trung đại.
3. Kết bài:
- Nguyễn Trãi sống mãi trong tâm hồn người đọc bởi ông vừa là nhà thơ vừa là danh
nhân văn hóa lớn.

Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 9


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

- Nguyễn Trãi được coi là người đặt nền móng cho thơ Nơm Việt Nam phát triển và lên
đến đỉnh cao.
..........................................................................

Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du
1 - Cuộc đời:
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên;
- Sinh ngày 23/11/1765 mất 18/9/1820.
- Quê:
+ Gốc làng Canh Hoạch - Sơn Nam;
+ Làng Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh
- Xuất thân: trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và nhiều người sáng tác văn
chương.
+ Cha và anh: đều giữ chức tước cao trong triều đình Lê-Trịnh.
+ Mẹ: Trần Thị Tần người Kinh Bắc (đây cũng chính là ngọn nguồn của vốn văn học dân gian
ăn sâu vào hồn thơ văn và tài thơ văn của ông)
- Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng,
loạn lạc bốn phương: khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn, Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt
Nguyễn, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh huy hoàng một thuở.
- Biến động của xã hội đưa Nguyễn Du từ chỗ là con em đại gia đình quý tộc phong kiến đến
chỗ chấp nhận cuộc sống của anh đồ nghèo.
- Ơng chính là chứng nhân của lịch sử xã hội cụ thể:
+ Thời thơ ấu và thanh niên: sống sung túc và hào hoa ở Thăng Long trong nhà anh trai
Nguyễn Khản.. Năm 1783 Nguyễn Du thi hương đậu Tam trường và nhận một chức quan võ
nhỏ ở Thái Nguyên.
+ Mười năm gió bụi lang thang ở quê vợ, rồi quê hương trong nghèo túng.
+ Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại, bị bắt rồi được tha, về ẩn dật ở quê nội.
+ Làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn (Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ tuế
cống nhà Thanh), ốm, mất ở Huế ngày 10/8/1820 (năm Canh Thìn).
2- Con người - ảnh hưởng của quê hương, gia đình - những vùng văn hố
- Q cha Hà Tĩnh, núi Hồng, sơng Lam anh kiệt, khổ nghèo.
- Quê mẹ Kinh bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan họ.
- Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến lộng lẫy hào hoa.
- Quê vợ đồng lúa Thái Bình lam lũ.

- Gia đình quan lại có danh vọng lớn, học vấn cao nổi tiếng:
“ Bao giờ Ngàn Hồng hết cây
Sông Rum (Lam) hết nước, họ này hết quan”.
- Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều mối u uẩn khơng nói ra được.
- Ơng ln cảm thấy bức bối, mất tự do vì sống trong xã hội q gị bó.
- Nguyễn Du có cái nhìn hiện thực sâu sắc
- Một tấm lịng lo đời, thương người của Nguyễn Du, ln đi bảo vệ cơng lí, bảo vệ cái đẹp.
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 10


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

II-Sự nghiệp sáng tác
1. Các sáng tác chính
Phong phú và đồ sộ gồm: văn thơ chữ Hán và chữ Nôm
a. Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài, ba tập
- Thanh Hiên thi tập (78 bài);
- Nam trung tạp ngâm (40 bài);
- Bắc hành tạp lục (131 bài).
b. Sáng tác bằng chữ Nôm:
*Truyện Kiều
- Nội dung
+ Vận mệnh con người trong xã hội phong kiến bất cơng, tàn bạo;
+ Khát vọng tình u đơi lứa;
+ Bản cáo trạng đanh thép của xã hội đã chà đạp lên quyền sống, tự do hạnh phúc của con
người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Nguyễn Du đã tái hiện hiện thực sâu sắc của cuộc sống tạo nên gía trị nhân đạo tác phẩm.
+ Quan niệm nhân sinh: “chữ tài” gắn liền với chữ “mệnh“; chữ “tâm” gắn với chữ “tài”.

* Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)
- Viết bằng thể thơ lục bát;
- Thể hiện tấm lịng nhân ái mênh mơng của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ,
không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ Vu lan (rằm tháng bảy) ở Việt
Nam.
2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du.
a. Nội dung:
- Chữ tình.
- Thể hiện tình cảm chân thành.
- Cảm thơng sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người - những con người nhỏ bé,
những số phận bất hạnh, những phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
- Triết lí về số phận đàn bà hai lần vang lên sâu thẳm và bi thiết trong Truyện Kiều và Văn
chiêu hồn.
- Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp
quyền sống con người.
- Là người đầu tiên đặt vấn đề về những người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh
với tấm lịng và cái nhìn nhân đạo sâu sắc.
- Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và ngợi ca tình u lứa đơi tự do, khát vọng tự do
và hạnh phúc của con người (mối tình Kiều- Kim, về nhân vật Từ Hải).
b. Nghệ thuật:
- Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngữ ngôn, thất ngôn, ca, hành.
- Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại.
- Tinh hoa ngơn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du - nhà phân
tích tâm lí bậc nhất, bậc đại thành của thơ lục bát và song thất lục bát.
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 11


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011


Anh (chị) hãy viết một bài thuyết minh để giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của
Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông
xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn
chương tuyệt vời là Truyện Kiều.
Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng
Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 –
1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần
Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là
Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh
hưởng tới nhà thơ.
Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không
màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều
trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan
trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ơng là tiếng nói trong trái
tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ơng đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ
bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình q tộc,
sống trong khơng khí văn chương bác học, nhưng ơng có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ
hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.
Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn.
- Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường
nón Văn tế sống 2 cơ gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ơng,
sự hồ biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người.
- Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và
những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ
trước cảnh đời loạn lạc.
- Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40
bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.
Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim

Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh
Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có
nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh
học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của
2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn
được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở
văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến
đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện
Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 12


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch
ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả
người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có
đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ
quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương
Pháp không một tác phẩm nào được phổ thơng, được tồn dân sùng kính và u chuộng bằng
quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác
phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm
1965 được Hội đồng Hồ bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông
xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn
chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một
Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn
Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống

bình n cho dân tộc, cho nhân dân.
-----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------Anh (chị) hãy viết một bài thuyết minh để giới thiệu Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên của Nguyễn Dữ. (Trích Truyền kì mạn lục).
I.

U CẦU CHUNG :
- Biết cách làm bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học. Xác định được các luận điểm đúng
đắn, luận cứ xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn lưu lốt, đúng ngữ pháp, chính tả...
II.
U CẨU CỤ THỂ :
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung
cơ bản dưới đây:
1.
Mở bài:
- Chuyện chức phán sụ đền Tản Viên là một tác phẩm thành công trong việc xây dựng nên
hình tượng người trí thức đất Việt khẳng khái, cương trực chống lại cái ác và gian tà.
- Cùng với những tác phẩm khác, truyện đã góp phần làm nên sức sống của Truyền kì mạn lục
– một áng “thiên cổ kì bút”.
2.
Thân bài:
- Giới thiệu chung về tác phẩm:
+ Tác giả: Nguyễn Dữ là người có cơng lớn trong việc phát triển thể loại tự sự hình tượng
trong trong văn học chữ Hán thơng qua Truyền kì mạn lục. Ơng là người học rộng lại có tài
viết văn.

Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 13



Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

+ Thể loại: Truyền kì có nguồn gốc từ Trung Quốc. được truyền vào Việt Nam cuối thế kỉ
XV, đầu thế kỉ XVI. Trưyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất dân gian, yếu tố hiện thực và
tinh thần nhân văn sâu sắc.
+ Xuất xứ: Được rút từ tập Truyền kì mạn lục cuả Nguyễn Dữ.
- Giới thiệu tóm tắt nội dung tác phẩm: Dựa trên những sự kiện chính của tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị của tác phẩm:
+ Giá trị nội dung:
 Ngợi ca Ngơ Tử Văn – hình ảnh một người trí thức nước Việt yêu nước, dũng cảm, khẳng
khái chống lại gian tà, bảo vệ cho Thổ công đất Việt.
 Gửi gắm ước mơ cơng lí, thể hiện niềm tin ở sự chiến thắng cảu cái thiện với cái ác, chính
với tà.
 Đặt vào bối cảnh lịch sử của thời đại, truyện còn mang một giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Giá trị nghệ thuật:
 Sự kết hợp thành công yếu tố ảo và thực.
 Là sự tổng hòa các phương diện nghệ thuật từ cốt truyện đến bố cục, tình tiết.
- Đánh giá về đóng góp và giá trị của tác phẩm trong đời sống văn học và với mỗi người:
+ Đánh dấu bước phát triển quan trọng của văn xuôi tự sự bằng chữ Hán, của thể loại truyền
kì.
+ Dạy ta về lịng dũng cảm; đem đến cho ta niềm tin vào cuộc sống, vào sự chiến thắng của
chính nghĩa.
3.
Kết bài:
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là bài ca chiến đấu và chiến thắng hào hùng của kẻ sĩ
cương ktrực giữa đời.
- Truyện còn cho ta bài học nhân sinh: Phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu cho
cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.
Viết bài văn ngắn khoảng 500 chữ về truyền thống “ Tôn sư trọng đạo ” của dân tộc ta.

Yêu cầu cần đạt:
A/ Yêu cầu về kĩ năng:
_ Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học
_ Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt,
dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả.
B/ Yêu cầu về kiến thức:
Đây là loại đề mang tính hỗn hợp về hai kiểu bài: vừa thuyết minh vừa nghị
luận về một vấn đề xã hội mang tính văn hóa của đất nước.vì vậy cần chú ý:
1.
Thuyết minh về truyền thống tơn sư trọng đạo của dân tộc.
Tôn sư trọng đạo là gì?
Vì sao dân tộc ta có truyền thống này?
Truyền thống này được lưu giữ như thế nào qua các thời đại?
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 14


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

2.
Nghị luận về truyền thống “Tơn sư trọng đạo” của dân tộc.
Phân tích những vẻ đẹp truyền thống.
Nhận xét đánh giá về truyền thống này.
3. Suy nghĩ về những băng hoại đạo đức của con người Việt Nam thời hiện tại, phải có niềm
tin vào truyền thống, vào tương lai.
Lưu ý: + HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của
mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề.
+ Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng
tạo.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------CÁCH CHO ĐIỂM PHẦN TẬP LÀM VĂN:
ĐIỂM 5,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú, giàu sức thuyết phục.
- Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục.
- Diễn đạt trơi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 2,5: - Đáp ứng nửa những yêu cầu nêu trên
- Nắm được phương pháp thuyết minh.
- Bố cục có chỗ chưa hợp lí, biết chọn dẫn chứng.
- Văn chưa trơi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, không nhiều lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 1,0: - Còn lúng túng trong phương pháp, chưa biết cách thuyết minh.
- Nội dung còn sơ sài, dẫn chứng chưa đúng, chưa tiêu biểu.
- Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, nhiều lỗi diễn đạt
ĐIỂM 00,0: - Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.
..........................................................................

Tư Liệu Tham Khảo:
Thuyết minh về nguyễn trãi
Biên sọan: Đòan Minh Thiện
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương)
sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học
giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời
Trần.
Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy
học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 15



Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung
Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khun , ơng trở về,
nhưng bị qn Minh bắt giữ. Sau đó, ơng tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ơng đã
góp cơng lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì
bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ơng được tha, nhưng khơng cịn được tin cậy như
trước. Ơng buồn, xin về Cơn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái
Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều cơng việc quan trọng. Ơng đang hăng hái
giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa
thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ơng âm mưu giết vua, khép
vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.
Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho
sưu tầm lại thơ văn ơng và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt
Nam trong thời đại phong kiến. O*? Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một
nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà tho* tầm cỡ kiệt xuất.
Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ
gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.
+ SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
- Nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ơng
cịn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. "Quân trung từ mệnh tập" là những thư từ gửi cho các
tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế "đánh vào
lịng", ngày nay gọi là địch vận. "Bình Ngơ đại cáo" lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống
giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian
nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hịa bình cho đất nước. "Lam Sơn thực

lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. "Dư địa chí" viết về địa lý lịch sử nước ta. "Chí
Linh sơn phú" nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy
đều là văn bằng chữ Hán.
Về thơ, có hai tập: "Ức trai thi tập" bằng chữ Hán, "Quốc âm thi tập" bằng chữ Nôm,
tức chữ Việt, đó là thơ cả một đời, từ lúc trẻ đến tuổi già, nhiều nhất là khoảng 10 năm tìm
đường và thời gian về nghỉ ở Côn Sơn. Nội dung thấy rõ trong đó là tâm tình đối với q
hương, gia đình, với nước, với dân, với bao éo le trong cuộc đời...
- Tình yêu quê hương gia đình: Nội dung thơ văn ơng rất phong phú. Đây chỉ nói vắn
tắt một vài khía cạnh. Nét đầu tiên là niềm tha thiết với thiên nhiên ở quê hương. Bắt đầu là
những cái nhỏ nhặt, tưởng như không đâu, nhưng chan chứa thân thương. Rau muống, mồng
tơi, râm bụt, cây chuối, cây đa, cây mía... đều thành vần điệu. Đào, liễu, tùng, trúc cao sang
đứng liền bên cạnh rau muống, mồng tơi q mùa một cách tự nhiên. Khơng chút gì phân biệt
sang hèn. Tất cả đều được lịng ơng trìu mến. Ơng nói một cách trang trọng: "Hái cúc, ương
lan, hương bén áo, Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn", mà cũng vừa vui tươi chân chất:
"Ao cạn, vớt bèo cấy muống, Trì thanh, phát cỏ ương sen". Ơng phát hiện ra cái đẹp bình dị
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 16


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

rất bất ngờ: Đêm trăng gánh nước thì gánh ln trăng đem về ("Chè tiên nước ghín nguyệt
đeo về"). Bầu trời khơng mây, trong suốt một màu xanh, ơng thấy đó là một bầu ngọc đông lại
("Thế giới đông nên ngọc một bầu"). Thuyền bè chen nhau gối đầu lên bãi, ơng nhìn thành
một đám tằm lúc nhúc ("Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi"). Con rùa, con hạc, núi, chim,
mây, trăng, ông coi là con cái, là láng giềng, là anh em: "Rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn, U ấp
cùng ta làm cái con...", "Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam". Có
lúc, ơng như hịa tan mình vào thiên nhiên đến mức dòng suối, tảng đá phủ rêu, vịm thơng tán
trúc như hịa nhập với ơng làm một: "Cơn Sơn có suối rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên

tai, Cơn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, Trong lèn thông mọc như
nêm, Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm, Trong rừng có bóng trúc râm, Giữa màu xanh mát
ta ngâm thơ nhàn"... (Côn Sơn ca - dịch).
Tiếp theo là niềm tha thiết với bà con thân thuộc ở quê nhà. Thời cịn giặc Minh, nhiều
năm ơng phải lẫn tránh khắp nơi, xa nhà, xa quê, xa bà con thân thuộc với bao nỗi buồn rầụ
Đêm thu, xa nhà, bên ngọn đèn khuya, ơng day dứt: :Gió thu đến, lá rụng rồi. mình vẫn lận
đận quê người, Đêm mưa, bên ngọn đèn leo lét, hồn mộng cứ vẫn vơ mãi nơi đất khách"
(Đêm thu đất khách - dịch). Tiết Thanh minh đến, theo tục, con cháu phải về thăm mồ mã ông
bà, sửa sang, bồi đắp, thắp nén hương tưởng nhớ, cho đúng đạo làm con cháu, thế mà đã bao
năm ơng khơng về được. Ơng chỉ não lịng: "Thân mình xa ngàn dặm, mồ mã ơng bà ở q
khơng sao giẫy cỏ thắp hương, Mười năm đã qua, những nguời ruột thịt, quen thân cũ đã
chẳng còn ai, Đành mượn chén rượu ép mình uống, khơng cho lịng cứ ngày ngày xót xa nỗi
nhớ q" (Thanh minh - dịch).
Ơng mất mẹ lúc mới lên sáu. Lòng con thương mẹ càng nồng. Ơng bà ngoại, cậu, dì
đều ở Cơn Sơn. Quê nội nhiều đời cũng ở đó. Một lần đi thuyền về thăm, ông ôn lại bao nỗi
đắng cay trong những ngày lưu lạc. Nghe sao mà tha thiết: "Mười năm rồi mình trơi dạc như
cánh bèo, Đêm ngày nổi nhớ quê cứ như giày vò trong lòng, Bao lần đã gửi hồn tìm về quê
cũ, Nhưng rồi đành nhỏ nước mắt thấm máu mà gội rửa trong tưởng tượng nấm mồ mẹ, mồ
mã ơng bà, cịn xóm làng, bà con, trong lúc giặc giày xéo thì tránh sao được những hành vi
bạo tàn của chúng! mà mình thì cứ đang phải thương xót sng, Trời: biết làm sao đây! Một
đêm trôi qua bên gối, không cách nào nhắm mắt được" (viết trên thuyền về Côn Sơn - dịch).
- Đời sống trong sạch, suốt đời một lịng vì nước vì dân: Trở về với nơng thơn, ơng n
lịng và tự hào: "Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao". Cấy cày là niềm
vui: "Một cày một cuốc thú nhà quề, Áng chúc lan chen vãi đậu kê". Người dân bùn lấm đáng
được biết ơn: "Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày". Cuộc sống giản dị, nghèo mà thanh: "Bữa ăn dầu có
dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là", "Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh, Áo bơ quen cật vận xềnh
xồng", xa lánh chốn lợi danh nham hiểm: "Co qoe thay bấy ruột ốc, Khúc khuỷu làm chi trái
hịe". Ơng ca ngợi chi tiết của tùng, trúc, mai, ba cây không chịu khuất phục trước giá lạnh
mùa đông và ông luôn giữ một tấm lòng trong sạch, một tấm "lòng thơm".
Lòng thơm ấy là lịng u nước thương dân. Có khi ơng gọi đó là "lịng trung hiếu",

"lịng ưu ái". Nó suốt đời sơi nổi: "Bui có một lịng trung liễn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm
chăng đen", "Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đơng". Nó dựa trên
lý tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa là một tư tưởng cao qúy xuyên thấm cuộc đời và thơ văn
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 17


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

ông. Đối với ông, nhân nghĩa là "yên dân", "trừ bạo" hay "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược".
Được như vậy mới thực sự "Có nhân, có trí, có anh hùng". Nhân trí, anh hùng ấy thuộc lịng
u nước cao cả của ơng, u nước bằng tư tưởng, tình cảm, bằng hành động cứu nước lo dân
tuyệt vời. Nói cụ thể như : "cái nhân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại
xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân". Đất nước bị ngoại xâm, nó hiện
thành lịng lịng căm thù giặc cao độ và ý chí kiên trì, gang thép tiêu diệt quân thù: "Căm giặc
nước thề không cùng sống", "Nếm mật nằm gai, há phải một sớm hai tối, Quên ăn vì giận,
sách lược thao suy xét đã tinh". Quân giặc quét sạch rồi, nó là khát khao xây dựng một đất
nước hưng thịnh, nhân dân đời đời ấm no hạnh phúc: "Xã tắc từ đây bền vững, Giang sơn từ
đây đổi mới...., Muôn thởu nền thái bình vững chắc".Năm 1433, Thái Tổ mất, thái tử Nguyên
Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Những năm đầu, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính điều
hành triều chính. Nguyễn Trãi tham gia giúp vua mới. Nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi
khuyên nhà vua:
"Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thơn cùng xóm vắng khơng
có tiếng ốn hận sầu than".
Năm 1435, ơng soạn sách Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm tự
hào và ý thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước.
Bị các quyền thần đứng đầu là Lê Sát chèn ép, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Cơn Sơn,
Chí Linh, thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
Tuy nhiên, trái với dự tính của Lê Sát, Thái Tơng cịn ít tuổi nhưng khơng dễ trở thành

vua bù nhìn để Sát khống chế mãi. Năm 1437, nhà vua anh minh nhanh chóng chấn chỉnh
triều đình, cách chức và giết các quyền thần Lê Sát, Lê Ngân; các lương thần được trọng dụng
trở lại, trong đó có Nguyễn Trãi. Lúc đó ơng đã gần 60 tuổi, lại đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm
thêm chức Hàn lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc (cả nước chia
làm 5 đạo). Thời gian phò vua Thái Tông, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy được tài năng của
ơng. Tuy nhiên khi triều chính khá n ổn thì cung đình lại xảy ra tranh chấp.
Vua Thái Tơng ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hồng tử. Các bà vợ
tranh chấp ngơi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột. Vua truất hồng hậu
Dương Thị Bí và ngơi thứ tử của con bà là Lê Nghi Dân lên 2 tuổi, lập Nguyễn Thị Anh làm
hoàng hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một
bà vợ khác của vua là Ngơ Thị Ngọc Dao lại sắp sinh, hồng hậu Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt
mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng một người vợ thứ là
Nguyễn Thị Lộ tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hồng tử Tư
Thành (tức vua Lê Thánh Tơng sau này).
Tháng 7 năm 1442, vua Lê Thái Tông về qua nhà Nguyễn Trãi tại Cơn Sơn (Chí Linh,
Hải Dương ngày nay), vợ Nguyễn Trãi là bà Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Trên đường về
kinh Vua đột ngột qua đời tai vườn hoa Lệ Chi Viên nay thuộc Gia Bình, Bắc Ninh. Nguyễn
Trãi bị triều đình do hồng hậu Nguyễn Thị Anh cầm đầu khép tội giết vua và bị giết cả 3 họ
(tru di tam tộc) ngày 16 tháng 8 năm 1442. "Tru di tam tộc" là giết người trong họ của người
bị tội, họ bên vợ và họ bên mẹ của người đó. Theo gia phả họ Nguyễn, ngồi những người họ
Nguyễn cùng họ với ơng, cịn có những người họ Trần cùng họ với bà Trần Thị Thái mẹ ông,
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 18


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

người trong họ bà Nhữ thị vợ thứ của Nguyễn Phi Khanh, những người trong họ của các bà vợ
Nguyễn Trãi (kể cả vợ lẽ), tất cả đều bị xử tử.

Thái tử Bang Cơ mới 1 tuổi, con trai Nguyễn Thị Anh được lập làm vua, tức là Lê
Nhân Tông
Được minh oan
Theo một số nghiên cứu gần đây, thủ phạm gây ra cái chết của vua Thái Tơng chính là
hồng hậu Nguyễn Thị Anh và bà đã đổ tội cho Nguyễn Trãi.
Tuy nhiên, ngay đương thời đã có nhiều người biết việc oan khuất của Nguyễn Trãi.
Hơn 10 năm sau, mẹ con vua Nhân Tông bị người con cả Thái Tông là Nghi Dân giết chết để
giành lại ngôi vua. Nhưng rồi Nghi Dân nhanh chóng bị lật đổ. Người con thứ của Thái Tơng
là Khắc Xương từ chối ngôi báu nên người con út là Tư Thành được vợ chồng Nguyễn Trãi
cứu thoát trước kia, nay được Nguyễn Xí rước lên ngơi, tức là Lê Thánh Tông.
Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Con cháu ơng được
tìm lại và bổ dụng. Người con út sinh ra sau khi ông qua đời là Nguyễn Anh Vũ được Lê
Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cấp cho 100 mẫu
ruộng gọi là "Miễn hoàn điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng.
Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tai Hà, làng Dự Quần, lấy sọ
dừa, cành dâu táng làm cốt; lấy ngày mất của Nguyễn Trãi - 16 tháng 8 là ngày giỗ họ[2]
Minh oan cho Nguyễn Trãi, vua Thánh Tông ca ngợi ông: "Ức Trai tâm thượng quang
Khuê tảo" (tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Năm 1467, vua Thánh Tông ra lệnh sưu
tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn băn khoăn chưa rõ vì sao một vị vua được coi là anh
minh và quyết đoán như Lê Thánh Tông, đã minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công thần
sáng lập vương triều Lê, người đã cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con
nhà vua lúc gian nan, mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn cả tước hầu vốn được Lê Thái Tổ
ban phong khi ơng cịn sống. Các cơng thần khác của nhà Hậu Lê thường được các vua đời
sau truy tặng tước cao hơn, như công và sau nữa lên vương.
Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận
ông là danh nhân văn hóa thế giới
..........................................................................
Tư liệu thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi ( tư tưởng
nhân nghĩa).

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một triết lý sâu sắc, cốt lõi,
bao trùm tồn bộ cuộc đời ơng. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa trên nhiều khía
cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân
nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế
thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn
đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 19


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

Trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một trí thức lớn, một trong những
lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Ơng đã có những đóng góp to lớn trong
việc hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược, sách lược chống quân Minh xâm lược, giải
phóng dân tộc. Hơn thế, Nguyễn Trãi còn là một nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam ở thế
kỷ XV. Ông đã có cơng tổng kết, khái qt những vấn đề có tính quy luật của sự nghiệp dựng
nước và giữ nước trong điều kiện lịch sử – cụ thể của Việt Nam; từ đó, nâng tư duy của người
Việt Nam lên một tầm cao mới. Thông qua các tác phẩm chủ yếu và tiêu biểu của ông, như
Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngơ đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,
chúng ta thấy tư tưởng Nguyễn Trãi đã phản ánh nhiều mặt của đời sống nước ta đương thời:
về chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hố; về vai trị của nhân dân, về lý tưởng xã hội, v.v..
Những tư tưởng ấy của Nguyễn Trãi khơng chỉ có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn đối với xã
hội đương thời, mà còn có ảnh hưởng sâu sắc trong tồn bộ lịch sử tư tưởng Việt Nam nói
chung.
Suốt nhiều trăm năm qua, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tư tưởng
Nguyễn Trãi trên nhiều phương diện chính trị, văn hoá, văn học, nghệ thuật,… Tuy nhiên,
việc nghiên cứu tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi vẫn còn là khá mới mẻ. Trong bài viết

này, chúng tôi muốn đề cập đến tư tưởng nhân nghĩa – một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm
toàn bộ cuộc đời và hoạt động cống hiến của nhà tư tưởng kiệt xuất này.
Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một tư tưởng, hơn nữa, là một phương pháp luận hết sức
quan trọng. Trong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi mà chúng ta cịn lưu giữ được thì chữ
“nhân” đã được nhắc đến 59 lần và chữ “nghĩa” – 81 lần. Tổng cộng hai chữ “nhân”, “nghĩa”
được ông sử dụng đến 140 lần. Qua đó, có thể thấy, một trong những quan điểm nền tảng
trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi là “nhân nghĩa”. Tất nhiên, ở đây cần nhấn mạnh
rằng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, mặc dù kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của Khổng –
Mạnh, nhưng cũng đã có sự khác biệt rất lớn so với tư tưởng Khổng – Mạnh – nó mang ý
nghĩa tích cực, mở rộng và nâng cao hơn.
Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì
dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ
có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an
dân”(1). Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân.
Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương
tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước.
Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống
mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”(2).
Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa
giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại
trong”(3). Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần
yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát
triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 20



Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận
dân, an dân là một yêu cầu cao, một hồi bão lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới.
Trước Nguyễn Trãi hàng nghìn năm, nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử triết học Trung Quốc
như Mạnh Tử… đã từng nêu rõ vai trò quan trọng của dân, sức mạnh của dân, tai mắt và trí óc
sáng suốt của dân. Ở Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào thời Lý – Trần.
Trong thời kỳ đó, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân, v.v. đã xuất hiện và đã
góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Đến Nguyễn Trãi, quan
điểm về an dân đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt
động của mình. An dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược
đối với dân. An dân cịn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống n bình. An dân
là khơng được nhũng nhiễu “phiền hà” dân. Với tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một
chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân làm sức mạnh
của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được
nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường
tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Có một khía cạnh rất đáng q trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng
trọng dân, biết ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau
khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc
sống mới. Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là do
ở nhân dân; rằng điện ngọc cung vàng của vua chúa cũng đều do mồ hơi nước mắt của nhân
dân mà có: “thường nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”(4). Chính
xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua
ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm mưa, những người
lao động cực nhọc. Ông viết: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Trong suốt cuộc đời của mình,
Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hồ mình vào nhân dân. Do đó,
ơng đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha
thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.
Đặc biệt, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở

sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Có thể nói, đây là nét độc đáo riêng có
trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chiến lược “tâm công” Nguyễn Trãi đã thực hiện
trong kháng chiến chống Minh chính là sự thể hiện nét độc đáo riêng có ấy. “Tâm cơng” –
đánh vào lịng người – sách lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu tóm cái tinh hoa
trong các sách về binh pháp xưa và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh giải phóng
dân tộc ở Việt Nam đương thời. “Tâm cơng” tức là dùng lý lẽ tác động vào tinh thần, vào ý
thức kẻ địch, nói rõ điều hơn lẽ thiệt, thuyết phục, cảm hố chúng, từ đó đập tan tinh thần
chiến đấu của chúng, làm cho chúng nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngũ, tiến tới chấp nhận
con đường hoà giải, rút quân về nước. Tất nhiên, chiến lược “tâm công” ấy luôn được nghĩa
quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí, quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã
chứng tỏ rằng, chiến lược đó là hồn tồn đúng đắn.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn nổi bật ở quan điểm về cách đối xử với kẻ
thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự “khoan dung” của dân
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 21


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói riêng. Nguyễn
Trãi cũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương không giết để hả
giận tức thời, mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an tồn và khơng
mất thể diện. Trong thư gửi Vương Thông, ông viết: “Cầu đường sửa xong, thuyền xe sắm đủ,
hai đường thuỷ lục, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn mn phần”(5). Theo Nguyễn
Trãi: “Trả thù báo ốn là thường tình của mọi người; mà khơng thích giết người là bản tâm
của người nhân”. Để dân yên vui, nước hoà bình, đó là khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi.
Bởi thế, ơng nói: “Dùng binh cốt lấy bảo tồn cả nước làm trên hết. Để cho bọn Vương Thông
trở về nói với vua Minh trả lại đất đai cho ta, đó là điều ta cần khơng gì hơn thế nữa” (6).
“Tuyệt mối chiến tranh”, “bảo toàn cả nước là trên hết” đã thể hiện lập trường chính trị nhân

nghĩa của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đó là một tinh thần nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh
sâu sắc.
Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình mn thuở” bằng nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh
cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã
kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa: “nghĩ kế
nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hoà hảo cho hai nước, dập tắt
chiến tranh cho mn đời”(7). Đó thật sự là tư tưởng lớn của một con người có tài “kinh bang
tế thế” và là một tư tưởng có sức sống “vang đến muôn đời”.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cịn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây
dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tơi hiền, bên dưới khơng cịn tiếng giận ốn
sầu: “thánh tâm dục dữ dân hưu túc, văn trị chung tu chí thái bình” (lịng vua chỉ muốn dân
n nghỉ, xếp võ theo văn, nước trị bình) (8); “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn. Dường
ấy ta đà phỉ sở nguyền”(9). Như vậy, theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ là đất nước
có cuộc sống phồn vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hồ thuận, n vui với các nước khác. Có
thể nói, lý tưởng chính trị – xã hội của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, ước mơ của
dân tộc, nhân dân; đạt tới tầm cao nhất và rộng nhất trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho
phép. Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế, là một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân
bản.
Tầm chiến lược, nhìn xa trơng rộng và khoa học trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi còn được thể hiện ở tư tưởng cầu người hiền tài giúp nước, giúp dân. Nguyễn Trãi quan
niệm rằng, nhân tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là nhân dân.
Làm thế nào để phát huy hết được những yếu tố tích cực của quần chúng nhân dân? Trong sức
mạnh của nhân dân thì yếu tố nào là động lực mạnh mẽ nhất? Nguyễn Trãi đã chỉ ra, đó là yếu
tố nhân tài. Trong Chiếu cầu hiền tài, ông cho rằng: “người tài ở đời vốn khơng ít”, nên triều
đình phải cầu hiền bằng nhiều đường, nhiều cách như học hành thi cử; hoặc tiến cử “văn võ
đại thần, công hầu, đại phu từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều
đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi qn,
thì… tùy tài trao chức”; hoặc ứng cử “người có tài ở hàng kinh luân bị khuất ở hàng quân
nhỏ”, “người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẫn ở hàng binh lính” phải tự mình đề đạt để gánh

vác việc dân, việc nước. Như vậy, rõ ràng rằng, Nguyễn Trãi đã rất chú trọng đến việc đào tạo,
Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 22


Đề cương ơn tập học kì II mơn Ngữ văn 10 năm học 2010 – 2011

bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhân tài vào việc trị quốc, an dân. Có thể nói, chiến lược con
người của Nguyễn Trãi, cho đến nay, vẫn mang đậm tính thời sự đối với chúng ta.
Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ
thống tư tưởng triết học – chính trị của ơng. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngồi
đường lối chính trị thơng thường, đạt tới mức độ khái qt, trở thành nền tảng, cơ sở của
đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc
gia.
Khơng chỉ có ý nghĩa to lớn trong thời đại mình, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi,
một mặt, tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam; mặt khác, cịn có ảnh
hưởng sâu rộng đến thực tiễn chính trị của đất nước trong những thời đại sau này. (Nguồn
)
..........................................................................

Tổ Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Trang 23



×