Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.42 KB, 17 trang )

Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng với hai chức năng cơ bản
nhất là huy động vốn và sử dụng vốn, là cầu nối hút vốn từ nơi nhàn rỗi, bơm
vào nơi khan thiếu vốn. Do đó, vai trò của ngân hàng thương mại, đặc biệt
trong nền kinh tế hiện đại rất quan trọng.
Đối với Việt Nam, nền kinh tế đã có những đổi mới toàn diện đặc biệt
là trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Trên con đường hội nhập, từ một hệ
thống đơn cấp, ngành ngân hàng của Việt Nam đã chuyển mình và thay đổi
theo hệ thống đa cấp. Một số lớn những ngân hàng thương mại cổ phần đã
được thành lập và sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
các ngân hàng liên doanh đã làm bức tranh ngân hàng của Việt Nam thêm
phần đa dạng. Có thể thấy rằng ngành ngân hàng Việt Nam đang chuyển dần
tới một hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.
Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng
thương mại lâu đời nhất Việt Nam và luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam. |Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo
thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc thực hiện
mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong
khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
Xuất phát từ những kiến thức đã học và tìm hiểu, sau quá trình thực tập
tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Điện Biên, được sự
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Ths. Phan Thị Hạnh, cùng các cán bộ hướng
dẫn thực tập tại Chi nhánh Điện Biên, em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập
tổng hợp.


SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
1
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
1.1. Tổng quan về Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 26 tháng 4 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị định số
177/ TTG thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính
hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản, tiền thân
của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay. Trải qua các
giai đoạn phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có những tên
gọi khác nhau:
 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ( từ ngày 26/4/1957)
 Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam ( từ ngày 24/6/1981)
 Từ ngày 14/11/1990 đến nay ngân hàng có tên đầy đủ là Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là Bank for
Investment and Development of VietNam. ( Tên viết tắt: BIDV)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà
nước hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước ( tập
đoàn ) mang tính hệ thống , thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các
công ty trong toàn quốc.
Trọng tâm hoạt động và cũng là nghề nghiệp truyền thống của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển các dự án,
thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
2
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh

hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng, phục vụ các thành phần kinh
tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghiệp , Tổng công ty. Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với
hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với hơn 50 ngân hàng trên thế giới.
Với hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực
cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công
nghệ và tri thức, với hành trang truyền thống 50 năm phát triển, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng
to lớn hơn trở thành một Tập đoàn tài chính Ngân hàng có uy tín trong nước ,
trong khu vực và vươn ra thế giới
1.1.2. Nhiệm vụ và phương châm hoạt động
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đơn vị kinh doanh đa
ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi
ngân hàng phù hợp với qui định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi
nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ
phát triển kinh tế đất nước.
Với phương châm hoạt động :
 Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của
BIDV
 Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công
Và chính sách kinh doanh là : Chất lượng - Tăng trưởng bền vững -
Hiệu quả an toàn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn hướng đến
mục tiêu trở thành Ngân hàng chất lượng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
3
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
1.1.3. Sản phẩm và dịch vụ
 Các sản phẩm và dịch vụ lĩnh vực ngân hàng : : là một ngân

hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phảm, dịch vụ ngân
hàng hiện đại và tiện ích.
 Các sản phẩm và dịch vụ lĩnh vực bảo hiểm : cung cấp các sản
phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản
phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
 Các sản phẩm và dịch vụ lĩnh vực chứng khoán: cung cấp đa
dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển
nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc
 Lĩnh vực đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu
tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của
đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển
đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
1.1.4. Cam kết
1.1.4.1. Với khách hàng
 Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện
ích nhất.
 Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
1.1.4.2. Với các đối tác chiến lược
BIDV giữ vững phương châm : ¨Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công ¨
2.1.4.3 Với cán bộ công nhân viên
 Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
4
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
 Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương
châm “ Mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế cạnh tranh” về cả năng
lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
1.1.5. Mạng lưới
 Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 114 chi nhánh và trên 500 điểm

mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
 Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư
(BSC), Công ty Cho thuê tài chính I & II, Công ty Bảo hiểm Đầu tư
(BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước
 Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar,
Nga, Séc
 Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public
(đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào)
Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên
doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư
BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
1.2. Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
tỉnh Điện Biên
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Là đơn vị trực thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, thời gian đầu chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lai Châu
(nay là tỉnh Điện Biên) hoạt động chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách cho các
công trình xây dựng cơ bản, định canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới,
phát triển thuỷ lợi của tỉnh.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
5
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
Cùng với toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt
động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lai Châu trước (nay
là tỉnh Điện Biên) thật sự khởi sắc là từ năm 1990 trở lại đây, cùng với sự
chuyển mình mạnh mẽ đi lên của đất nước.Từ ngày 01/01/1995 chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Điện Biên lúc đó mới thực sự là ngân hàng
kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại thực thụ.
Ngày 29/03/1990 Tổng giám đốc NHNN Việt Nam ra quyết định số
20/QĐ-TCCB cho phép Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được

thành lập phòng đầu tư và xây dựng tại các tỉnh. Ngày 25/4/1990 Tổng Giám
đốc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam ký quyết định số 89/QĐ-
TCCB về thành lập Phòng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh
Điện Biên) Trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
Do chia tách tỉnh Lai Châu trước thành 02 tỉnh, tỉnh Điện Biên và tỉnh
Lai Châu. Ngày 25/12/2003, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra
quyết định số 5366/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị về đổi tên chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lai Châu cũ thành chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển tỉnh Điện Biên.
Trong những năm qua chi nhánh luôn bám sát chủ trương, chính sách,
nghị quyết của Đảng và Nhà nước về các mục tiêu phát triển kinh tế, để có
những bước đi thích hợp, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các cơ chế, chính
sách đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả đúng pháp luật, trên cơ sở an toàn
bền vững và hội nhập. Vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
góp phần xoá đói giảm nghèo. Các dự án, các công trình trọng điểm đều có
vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tham gia từ sản xuất gạch tuynel, sản
xuất than đá, bê tông đúc sẵn, chiết nạp ga, sản xuất chế biến chè, chế biến
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
6
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
thức ăn gia súc đến các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, trường,
trạm, kiên cố hoá kênh mương…từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp nhà nước đến các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, Cty cổ phần, Cty TNHH, từ lưu thông phân phối đến kinh tế trang
trại, kinh tế hộ…
1.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Thực hiện việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2 của toàn hệ thống Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Điện
Biên được chia thành các khối theo TA 2 như sau:

 Khối Quan hệ khách hàng (Gồm 2 phòng)
 Khối Quản lý rủi ro (Gồm 1 phòng)
 Khối Tác nghiệp (Gồm 3 phòng, tổ)
 Khối trực thuộc
 Khối Quản lý nội bộ (Gồm 4 phòng, tổ)
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
7
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Điện Biên có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu
1.2.3.1. Chức năng của các phòng ban
 Ban giám đốc ( gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc )
Chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
 Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Cho vay, bảo lãnh….với khách hàng là doanh nghiệp, tiềp thị các sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng.
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
8
Ban Giám
đốc
Khối trực
thuộc
Khối Quan
hệ KH
Khối Quản
lý rủi ro
Khối Tác
nghiệp
Khối QL
nội bộ

P. Quan hệ
khách hàng
doanh
nghiệp
P. Quản lý
rủi ro
P. Quản
trị tín dụng
P. Dịch vụ
KH
Tổ Dịch vụ
và Quản lý
kho quỹ
P. Kế
hoạch tổng
hợp
P. Tài
chính kế
toán
P. Tổ chức
hành chính
Tổ điện
toán
Phòng Giao
dịch Bản
Phủ
Quỹ tiết
kiệm Nam
Thanh
Quỹ tiết

kiệm Him
Lam
P. Quan
hệ khách
hàng cá
nhân
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân
Cho vay với khách hàng là cá nhân, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng.
 Phòng quản lý rủi ro
Xử lý các rủi ro như nợ quá hạn, người vay sử dụng vốn vay sai mục đích…
 Phòng quản trị tín dụng
Thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ
Ngân hàng đối với các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.
 Phòng quản lý dịch vụ kho quỹ
Có chức năng thu- chi tiền mặt, đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân, đảm bảo an toàn cho kho quỹ.
 Phòng dịch vụ khách hàng
Thực hiện đầy đủ các dịch vụ của Ngân hàng tại điểm giao dịch theo mức
phán quyết được giám đốc ủy quyền. Thu chi tiền mặt.
 Tổ điện toán
Đảm bảo cài đặt và vận hành toàn bộ các chương trình phần mềm ứng dụng
trong nghiệp vụ Ngân hàng, đảm bảo thanh toán qua các Ngân hàng qua mạng
và dịch vụ Ngân hàng qua mạng thông suốt
 Phòng kế hoạch tổng hợp
thống kê các báo cáo, đầu mối, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch
kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của chi
nhánh
 Phòng kế toán tài chính

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.Xây
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
9
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ
tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp
cấp trên phê duyệt…
 Phòng tổ chức hành chính
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách
nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám
đốc chi nhánh phê du Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ
thể và giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự,
kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của
chi nhánh…
1.2.3.2. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh BIDV Điện Biên
 Huy động vốn ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ.
 Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ cho mọi
thành phần kinh tế.
 Đại lý uỷ thác cấp vốn cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức của Chính phủ các nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài với các
doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
 Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua
mạng máy tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
 Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu,
thanh toán chi trả kiều hối cung ứng tiền mặt.
 Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ.
 Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
 Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác theo Luật của Ngân hàng
Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.

SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
10
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
1.2.3.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
 Hoạt động huy động vốn
 Hoạt động Tín dụng
 Hoạt động Dịch vụ và phát triển các sản phẩm dịch vụ
 Các hoạt động khác
• Công tác xử lý nợ xấu
• Công tác an toàn kho quỹ
• Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ
• Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
• Công tác kế toán và kết quả kinh doanh
• Công tác quản trị điều hành, quản lý rủi ro
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
11
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Công tác huy động vốn
Nguồn vốn của chi nhánh BIDV- Điện Biên
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực
hiện 2009
Thực
hiện 2010
Thực
hiện 2011

Tốc độ tăng trưởng năm 2011 so với năm
2009, 2010
So với 2009 So với 2010
%
Số tuyệt
đối
%
Số tuyệt
đối
Huy động cuối kỳ 265.007 477.740 690.473 92,0 228.799 80,3 212.733
Huy động bình
quân
247.017 326.022 405.027 47,9 105.528 32,0 79.005
Tiền gửi TCKT 84.674 210.637 336.6 160,0 129.630 148,7 125.963
Tiền gửi dân cư 180.333 267.103 353.873 59,0 99.169 48,1 86.770
Trong đó :
+ TG tiết kiệm 179.377 209.396 239.415 47,3 67.253 16,7 30.019
+ KP, TP, CCTG 956 57.707 114.458 123,7 31.916 5.936,3 56.751
(Nguồn: báo cáo hoạt đông kinh doanh các năm 2009-2011)
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
12
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
Qua kết quả huy động nguồn vốn thời kỳ 2009 – 2010 – 2011 ta thấy số
dư nguồn vốn huy động của Chi nhánh ngày càng tăng, bình quân hàng năm
tăng nhanh. Đặc biệt là huy động vốn từ TCKT và trong dân cư tăng nhanh:
• Năm 2010: tiền gửi của TCKT tăng 160% so với năm 2008 (STĐ
tăng 129.630 triệu đồng), tăng 148,7% so với năm 2009 (STĐ tăng 125.963
triệu đồng); tiền gửi trong dân cư tăng 59% so với năm 2008 (STĐ tăng
99.169 triệu đồng), tăng 48,1% so với năm 2009 (STĐ tăng 86.770 triệu
đồng).

2.2. Công tác sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại bao giờ cũng bắt nguồn
từ hai mục tiêu: Kinh doanh và tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mục
tiêu kinh doanh giúp cho ngân hàng ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ đối với
Nhà nước còn có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì, mở rộng và phát triển hoạt
động của bản thân ngành. Mục tiêu phục vụ tác động thúc đẩy nền kinh tế
phát triển có ý nghĩa cả trước mắt và lâu dài. Khi mà nền kinh tế càng phát
triển thì hoạt động của ngân hàng càng được mở rộng. Giữa hai mục tiêu này
có mối quan hệ biện chứng với nhau, nó vừa là tiền đề vừa là động lực thúc
đẩy lẫn nhau cùng phát triển mà trong đó nền kinh tế phát triển giữ vai trò nền
tảng cho hoạt động Ngân hàng phát triển.

SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
13
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
Bảng số liệu tăng trưởng tín dụng của BIDV Điện Biên:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực
hiện
2009
Thực
hiện
2010
Thực
hiện
2011
Tốc độ tăng trưởng năm 2011 so
với năm 2009, 2010
So với 2009 So với 2010

% SL % SL
Doanh số cho
vay
354.915 458.440 572.257 61,2 217.342 24,8 113.817
Doanh số thu
nợ
336.030 416.994 613.776 82,7 277.746 47,2 196.782
Tổng dư nợ 429.997 479.009 427.589 (0,1) (2.408) (11)
(51.420
)
Ngắn hạn 183.126 242.118 198.095 8,2 14.969 (18)
(44.023
)
Trung, Dài hạn 246.871 236.891 229.494 (0,7)
(17.377
)
(0,3) (7.397)
Nợ quá hạn 435 3.296 6.329 1.355 5.894 92 3.033
Tỷ lệ NQH 0,1% 0,7% 1,5%
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
14
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
Qua bảng số liệu trên, Doanh số cho vay, thu nợ của Chi nhánh đều có
sự gia tăng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh năm 2011 có sự sụt
giảm, cụ thể:
Tổng dư nợ giảm 0,1% so với năm 2009 (STĐ giảm 2.046 triệu đồng),
giảm 11% so với năm 2009 (STĐ giảm 51.420 triệu đồng).
Trong đó:
• Dư nợ ngắn hạn: tăng 8,2% so với năm 2009 (STĐ tăng 14.969 triệu
đồng), giảm 18% so với năm 2010STĐ giảm 44.023 triệu đồng).

• Dư nợ trung, dài hạn: giảm 0,7% so với năm 2009(STĐ giảm 17.377
triệu đồng), giảm 0,3% so với năm 2010STĐ giảm 7.397 triệu đồng).
Nguyên nhân của sự sụt giảm dư nợ tại Chi nhánh: Năm 2011là một
năm đầy biến động của kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của hệ thống ngân hàng. Đứng trước những khó khăn thách thức, Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Điện Biên đã nghiêm túc tuân thủ định
hướng chỉ đạo tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Xác định tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, xác định khách hàng
tốt để cho vay, không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá.
Nợ quá hạn có sự gia tăng, nguyên nhân là do những khó khăn của
doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ cuộc khủng khoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nhưng nợ quá hạn của Chi nhánh vẫn nằm trong tầm kiểm soát và vẫn trong
giới hạn cho phép của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên trong
thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu nhất định chất lượng dịch
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
15
Báo cáo tổng hợp GVHD: Th.S Phan Thị Hạnh
vụ ngày càng được nâng cao tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó
khăn . Vốn huy động của Chi nhánh NHĐT & PT tỉnh Điện Biên chủ yếu
vẫn là huy động của dân và các tổ chức kinh tế trong địa bàn thành phố.
Các hình thức huy động vốn chưa phong phú, chủ yếu là tiền gửi tiết
kiệm.
+ Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh chưa hợp lý. Vốn huy động dài
hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng chưa cao không đáp ứng được nhu cầu
cho vay dài hạn đối với các tổ chức đơn vị kinh tế.
+ Dịch vụ của Chi nhánh chưa thật sự đa dạng, mới chỉ dừng ở mức
các nghiệp vụ mang tính chất truyền thống cho khách hàng.Chưa có

nhiều dịch vụ mới như: các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán séc du
lịch…điều này ảnh hưởng tới nguồn thu dịch vụ của chi nhánh .Nguyên
nhân chủ yếu do trên địa bàn tỉnh không có nhiều các hoạt động xuất nhập
khẩu để phát triển mảng thanh toán quốc tế .
Tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn chưa cao chính vì vậy có thể
gặp nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng .Trong khi có rất
nhiều các dự án lớn được nhà nước đầu tư như dự án đường Điện Biên Đông
hay tuyến đường Hà Nội - Điện Biên cùng nhiều dự án khác trên địa bàn tỉnh
cần nguồn vốn dài hạn chính vì vậy ngân hàng phải tìm cách để huy động
được nguồn vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu cấp thiết của dự án .
SV: Nguyễn Thị Thùy Dung Lớp: Ngân hàng A
16

×