Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển – chi nhánh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.28 KB, 31 trang )

Báo cáo tổng quan
MỤC LỤC
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
Báo cáo tổng quan
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
Báo cáo tổng quan
LỜI MỞ ĐẦU
“Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”
Ngân hàng thương mại có các chức năng là trung gian tín dụng, chức năng
trung gian thanh toán và chức năng “tạo tiền” cho nền kinh tế. Với những
chức năng trên, có thể khẳng định rằng: Ngân hàng thương mại đóng một vai
trò quan trọng thúc đẩy và phát triển nền kinh tế tiến tới ổn định và vững
mạnh.
Với mạng lưới ngân hàng thương mại phát triển rộng khắp đáp ứng nhu
cầu sử dụng vốn trong những năm gần đây . Để tìm hiểu thêm về ngân hàng
thương mại, hoạt động và chức năng của ngân hàng thương mại, em đã chọn
thực tập ở “ Ngân Hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ” chi nhánh Bắc Ninh
. Sau một thời gian thực tập, em có cơ hội chứng kiến một phần hoạt động
thực tế của ngân hàng, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong
chi nhánh, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng quan này

SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
1
Báo cáo tổng quan
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ


PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BẮC NINH
1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Tên doanh nghiệp: Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
(NHĐT&PT Việt Nam).
Tên giao dịch: Banh for Investment and Development of Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV
Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.2220.5544
Fax: 04.2220.0399
Email:
Ngân hàng ĐT&PTVN chính thức hoạt động từ ngày 26/04/1957 với tên
gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, BIDV là ngân hàng thương mại lâu
đời nhất Việt Nam. Qua 54 năm hoạt động, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt
động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày
càng được cải thiện, uy tín Ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Ngân hàng ĐT&PTVN với quy mô 114 chi nhánh và trên 500 điểm giao
dịch, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Trải qua
hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành với hai lần đổi tên, bổ sung chức năng
nhiệm vụ, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng đinh vai trò chủ lực phục vụ
đầu tư phát triển. Các danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương độc
lập hạng I, Huân chương lao động hạng I, và đặc biệt Danh hiệu anh hùng lao
động thời kỳ đổi mới - là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về những thành
tích trong suốt hơn 50 năm qua của BIDV.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy
đủ các sản phảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
2

Báo cáo tổng quan
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế
phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn
đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh
trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án,
trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước
như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển
đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Nhân lực
- Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được
đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa
thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng
lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư
(BSC), Công ty Cho thuê tài chính I & II, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với
20 chi nhánh trong cả nước…
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối
tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng
Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp
BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam
Partners (đối tác Mỹ)…
Công nghệ
- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác
quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
SV: Trần Thị Tuyết

Lớp: NH2 - K1
3
Báo cáo tổng quan
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT
Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và
nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu
vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.
Cam kết
- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm
dịch vụ đã cung cấp
- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành
công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên: Luôn coi con người là nhân tố quyết định
mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong
cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
Thương hiệu BIDV
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và
cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một
trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng
trong 54 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất
nước.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng ĐT&PT - chi
nhánh Bắc Ninh
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc Ninh có trụ sở chính tại số 1
đường Nguyễn Đăng Đạo – Phường Suối Hoa – TP Bắc Ninh – Tỉnh Bắc
Ninh được thành lập theo quyết định 265/QĐ-NHĐT&PT ngày 26/12/1997
theo quyết định số 265 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu Tư và

Phát Triển Việt Nam, được tách ra từ Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
4
Báo cáo tổng quan
Bắc, cùng với sự tái lập của tỉnh Bắc Ninh. Ngân hàng với xuất phát điểm
thấp, khi bắt đầu tái lập với tổng tài sản 114 tỷ đồng, dư nợ 102 tỷ đồng,
nguồn vốn 46 tỷ đồng. Quá trình kinh doanh của Chi nhánh đồng hành với
biết bao khó khăn và thách thức; mạng lưới hoạt động hạn hẹp trong khi các
NHTM trên địa bàn đã có chi nhánh cấp III tại các huyện, thị trong tỉnh; đối
tượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các doanh nghiệp Nhà nước; môi
trường kinh doanh trên địa bàn không thuận lợi; các dự án đầu tư ít tính khả
thi; đội ngũ cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm thực tế…
Là một chi nhánh mới được thành lập, nhưng sau hơn 10 năm hoạt động,
không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh
đã đạt được những kết quả rất khả quan chứng tỏ được vị thế của mình trong
sự phát triển chung của tỉnh. Một số chỉ tiêu sau khi thành lập NHĐT&PT
Bắc Ninh:
- Tổng số cán bộ nhân viên: 156 người
- Mạng lưới tổ chức:
+ Hội sở: 1
+ Phòng giao dịch: 5
+ Quỹ tiết kiệm: 4
- Tổng dư nợ tín dụng: 55 tỷ (nợ quá hạn 6%/tổng dư nợ)
- Nguồn vốn: 60 tỷ
- Thu từ các dịch vụ khác tín dụng: 300 triệu đồng/năm.
Điểm nổi bật sau khi thành lập tỷ lệ nợ quá hạn chiếm rất lớn trong tổng
dư nợ khoảng 6% ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh.
Từ một chi nhánh có rất nhiều khó khăn từ khi mới thành lập: thiếu vốn,

chi phí kinh doanh cao, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu… Nhưng nhờ kiên
trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp
tỉnh ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của NHĐT&PTVN, chi
nhánh Ngân hàng tỉnh Bắc Ninh không những đã khẳng định được mình mà
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
5
Báo cáo tổng quan
còn vươn lên trong cơ chế thị trường.
Trước những yêu cầu đổi mới, phát triển của nền kinh tế và nhu cầu vốn
ngày càng lớn với phương châm “đi vay để cho vay”, do vậy Chi nhánh
NHĐT&PT Bắc Ninh đã đề ra chiến lược huy động vốn: Mở rộng mạng lưới
tiết kiệm (tăng lãi suất tiền gửi…), cải tiến các phương tiện thanh toán… Đặc
biệt với chương trình INCAS – mạng lưới máy tính hiện đại đồng bộ gửi tiền
một nơi nhưng khách hàng có thể rút tiền ở nhiều nơi, khách hàng có thể giao
dịch được tiền từ nhiều nơi khác nhau mà ko phải gặp mặt trực tiếp. Với
chương trình INCAS, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Ninh đã thực sự thành công
khi thu hút được một lượng tiền nhàn rỗi khá lớn trong dân cư, trong các tổ
chức kinh tế… đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Số tiền được gửi vào tài khoản trong thời gian không sử dụng sẽ được tính
theo lãi suất không kỳ hạn.
Ngoài việc cho vay theo phương thức truyền thống, NHĐT&PT Bắc
Ninh đang đẩy mạnh triển khai phát triển sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế “
Visa, Marter card”, với tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại trong tương lai nó sẽ
chiếm 1 tỉ trọng tương đối trong cơ cấu cho vay.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng ĐT&PT – chi
nhánh Bắc Ninh
1.3.1 Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của
các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn. Tiết
kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Tiết kiệm dự thưởng,
tích lũy…
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
1.3.2 Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
6
Báo cáo tổng quan
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
1.3.3 Ngân quỹ
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho
bạc…)
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá…
1.3.4 Bảo lãnh
- Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
1.3.5 Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận,
thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P)
và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
1.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế.

- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt.
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
7
Báo cáo tổng quan
1.4 Bộ máy tổ chức và chức năng của các phòng ban Ngân hàng
ĐT&PT – chi nhánh Bắc Ninh
1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân hàng
ĐT&PT Bắc Ninh
5.
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
8
Phòng
Quan
hệ KH

Nhân
Phòng
Quan
hệ KH
Doanh
Nghiệp
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
Kế
hoạch

tổng
hợp
Phòng
Quản
lý tín
dụng
Phòng
Quản
lý rủi
ro tín
dụng
Phòng
Dịch
vụ
khách
hàng
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Tổ
Kho
quỹ
Ban Giám Đốc
5 Phòng Giao dịch và 4 bàn tiết kệm
Phòng
Giao
dịch
KCN

Quế Võ
Phòng
Giao
dịch
KCN
Tiên Sơn
Phòng
Giao
dịch
KCN
Gia
Bình
Phòng
Giao
dịch
KCN
Thuận
Thành
Phòng
Giao
dịch
KCN
Yên
Phong
4 Bàn
tiết
kiệm
Báo cáo tổng quan
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh gồm có: Ban
lãnh đạo, phòng Dịch vụ khách hàng, phòng Tài chính kế toán, phòng Kế

hoạch tổng hợp, phòng Quan hệ KH Cá Nhân, phòng Quan hệ KH Doanh
Nghiệp, phòng Quản lý tín dụng, phòng Quản lý rủi ro tín dụng, phòng Tổ
chức hành chính, Tổ kho quỹ, 5 phòng giao dịch là Quế Võ, Gia Bình, Yên
Phong, Thuận Thành, 4 bàn tiết kiệm. Tổng số lao động tại Chi nhánh là 156
cán bộ, nhân viên trong đó có 1 Tiến sỹ, 3 Thạc sỹ, 112 cử nhân, 22 cao đẳng,
18 trung cấp và nguồn khác với tuổi đời bình quân là 32. Như vậy, tuổi lao
động của Chi nhánh còn rất trẻ, năng động và nhanh nhạy trong việc tiếp thu
công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu hiện đại
hóa Ngân hàng.
Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Ninh có bộ máy hoạt động linh hoạt với
nhiều phòng ban. Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi về nghiệp
vụ. Đa số cán bộ trong Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Ninh đã tốt nghiệp đại học,
có những cán bộ của Ngân hàng đã tốt nghiệp cao học. Bên cạnh đó Chi
nhánh NHĐT&PT Bắc Ninh không ngừng bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao
nghiệp vụ phù hợp với những đổi mới tại Ngân hàng.
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Ngân hàng Đầu Tư
Và Phát Triển Bắc Ninh
1.4.2.1 Ban Giám Đốc
Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, có nhiệm vụ điều
hành hoạt động hàng ngày của cả Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc và Hội đồng quản trị của Ngân hàng.
Ban giám đốc phải kiểm tra, đôn đốc, xử lý các hoạt động của các phòng
ban và Chi nhánh cấp dưới hàng ngày để đảm bảo cả Chi nhánh hoạt động
hiệu quả; xây dựng các chính sách; đề ra các chiến lược phát triển trình cho
Tổng giám đốc, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng ; quyết định và thực hiện
các hoạt động đối ngoại trong thẩm quyền được phép; trực tiếp tham gia vào
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
9
Báo cáo tổng quan

các hoạt động đối ngoại trong thẩm quyền được phép; trực tiếp tham gia vào
Ban tín dụng để xét duyệt cho vay đối với khách hàng; tổ chức đào tạo nâng
cao kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, đề ra các kế hoạch mở rộng
Chi nhánh đồng thời phải liên hệ chặt chẽ với Hội sở và các Chi nhánh trong
cùng hệ thống.
1.4.2.2 Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp
A. Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh
nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến tín dụng, nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh
ngoại tệ phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam.
B. Nhiệm vụ
1. Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ, Ngoai tệ từ khách hàng là các doanh
nghiệp.
2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, tư vấn
cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHĐT&PTVN: Tín dụng, đầu
tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ dịch vụ
ngân hàng điện tử
3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho khách hàng có
nhu cầu về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp thẩm quyền quyết định
theo quy định của NHĐT&PT.
4. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
Nhận xét và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín
dụng khác.
Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình
thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHĐT&PTVN.
Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1

10
Báo cáo tổng quan
hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ kịp thời
đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký.
6. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng chi trả
tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
7. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu
cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch với Chi nhánh.
1.4.2.3 Phòng Khách Hàng Cá Nhân
A. Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các nhân, để khai
thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,
quản tri các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hướng
dẫn của Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (NHĐT&PTVN).
B. Nhiệm vụ
1. Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ, Ngoại tệ từ khách hàng là cá nhân
theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) và NHĐT&PTVN.
2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, tư vấn
cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHĐT&PTVN: Tín dụng, đầu
tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ dịch vụ
ngân hàng điện tử…
3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho khách hàng có
nhu cầu về tín dụng và tài trợ thương mại.
4. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp: quản lý tài sản theo quy định.
5. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng/ tổ quản
lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định của chi nhánh NHĐT&PTVN.
1.4.2.4 Phòng Quản Lý Rủi Ro
A. Chức năng
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về
công tác quản trị rủi ro của chi nhánh: Quản lý giám sát thực hiện danh mục

SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
11
Báo cáo tổng quan
cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.
Thẩm định hoặc tái thầm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín
dụng.
B. Nhiệm vụ
Quản lý rủi ro
1. Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát
triển
theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt
động ngân hàng…
2. Thực hiện thẩm định độc lập (theo cấp độ quy định của
NHĐT&PTVN hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng
chi nhánh) hoặc tái thẩm định:
- Thẩm định, xác định giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho
khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Thẩm định các khoản vay, các dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp
tín dụng khác có độ phức tạp theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh hoặc hội
đồng tín dụng chi nhánh.
3. Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp
tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của giám
đốc chi nhánh hoặc hội đồng tín dụng chi nhánh.
4. Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích lập rủi ro cho từng khách
hàng theo quy định hiện hành.
5. Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín
dụng với Chi nhánh.
1.4.2.5 Phòng Tài Chính Kế Toán

A. Chức năng
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng:
các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản trị tài chính, chi
tiêu nội bộ tại Chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến
nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
12
Báo cáo tổng quan
B. Nhiệm vụ
I/ Nhiệm vụ chung
1. Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ từ khách hàng tổ chức,
cá nhân.
2. Tổ chức huy động vốn của dân cư (bằng VNĐ và Ngoại tệ) theo quy
định của NHNN và NHĐT&PT.
3. Tiếp thị hỗ trợ khách hàng, phối hợp với các Phòng làm công tác
chăm sóc khách hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến các
khách hàng.
II. Bộ phận kế toán
1. Phối hợp với bộ phận thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch
trên máy: Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày, nhận các dữ
liệu/ tham số mới nhất từ Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, thiết
lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.
2. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng.
- Mở/ đóng các tài khoản ( ngoại tệ và VNĐ )
- Thực hiện giao dịch gửi/ rút tiền từ tài khoản.
- Bán Séc, ấn chỉ thường… cho khách hàng theo quy định.
- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán chuyển
tiền bằng VNĐ, chuyển tiền ngoại tệ.
- Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch thẻ, Séc bảo chi, Séc

du lịch, Séc chuyển khoản, nhờ thu phí thương mại…
- Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu lãi, thu nợ…
3. Thực hiện kiểm soát sau
- Kiểm tra tất cả các bút toán tạo mới và bút toán điều chỉnh.
- Thực hiện việc kiểm soát tài khoản điều chỉnh vốn ( ngoại tệ và
VNĐ ) với trụ sở chính, kiểm soát với ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển
tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân.
- Kiểm tra, đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán.
4. Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện
tử, thanh toán liên ngân hàng.
5. Quản lý Séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng tử
gốc… của các giao dịch viên và toàn bộ chi nhánh.
1.4.2.6 Phòng Tổ Kho Quỹ
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
13
Báo cáo tổng quan
A. Chức năng
Phòng tổ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý tiền tệ kho quỹ, quản lý
quỹ tiền mặt theo quy định của NNHNN và NHĐT&PTVN. Ứng và thu tiền
mặt các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu tiền mặt
cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.
B. Nhiệm vụ
1. Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn tiền mặt VNĐ và Ngoại tệ, thẻ
trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo quy định của
NHNN và NHĐT&PTVN.
2. Thực hiện ứng tiền và thu tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm, các điểm
giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng
theo quy chế.
3. Thu, chi tiền mặt có giá trị giao dịch lớn, thu chi lưu động các doanh

nghiệp, khách hàng.
4. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện các hiện tượng sự cố ảnh hưởng
đến an toàn kho quỹ, báo cáo ban giám đốc kịp thời xử lý.
1.4.2.7 Phòng Hành Chính Tổ Chức
A. Chức năng
Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng công
tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách
của Nhà nước và quy định của NHĐT&PTVN. Thực hiện công tác quản trị và
văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác
bảo vệ an ninh, an toàn tại Chi nhánh.
B. Nhiệm vụ
1. Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHĐT&PTVN có liên quan
đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Thực hiện quản trị lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng
lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của Chi nhánh.
3. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại Chi nhánh.
4. Quản lý và sử dụng ôtô, sử dụng điện thoại và các trang thiết bị khác
của Chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ôtô theo quy định, đảm bảo lái
xe an toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
14
Báo cáo tổng quan
Chi nhánh.
5. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan.
1.4.2.8 Phòng Dịch Vụ Khách Hàng
A. Chức năng
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng về
huy động vốn và cho vay theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Đầu Tư Và
Phát Triển Việt Nam, thực hiện hạch toán kế toán, quản lý an toàn tiền tệ, kho

quỹ, tài sản, trang thiết bi, phương tiện làm việc theo đúng chế độ quy định.
B. Nhiệm vụ
1. Cấp tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân trong
mức thẩm quyền được Giám đốc Chi nhánh giao, đảm bảo tuân thủ các quy
định hiện hành về nghiệp vụ tín dụng và mức cấp tín dụng cho một khách
hàng theo quy định của NHNN, NHĐT&PTVN.
2. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
của các tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN, NHĐT&PTVN.
- Thực hiện phát hành, thanh toán giấy tờ có giá và các hình thức huy
động vốn khác theo quy định.
3. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng:
- Mở, quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản, tiền
gửi khách hàng là cá nhân, tổ chức bằng VNĐ và ngoại tệ theo quy định.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền VNĐ, ngoại tệ cho tổ
chức, cá nhân, mua ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân; thanh toán Séc du lịch;
chi trả kiều hối…
4. Quản lý an toàn tài sản, hồ sơ khách hàng, trang thiết bị, phương tiện
làm việc theo quy định hiện hành của NHNN, NHĐT&PTVN và pháp luật.
5. Thực hiện tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu cung cấp các thông tin
về các sản phẩm, dịch vụ mà phòng dịch vụ thực hiện cho khách hàng.
1.4.2.9 Phòng Quản Lý Tín Dụng
A. Chức năng
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch về huy động vốn và cho vay
theo quy định của Nhà nước và NHĐT&PTVN.
B. Nhiệm vụ
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
15
Báo cáo tổng quan

1. Đối với nghiệp vụ cấp tín dụng: được thực hiện nghiệp vụ cấp tín
dụng cho các đối tượng khách hàng sau:
- Hộ gia đình, cá nhân.
- Các tổ chức có đảm bảo 100% bằng số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm và
giấy tờ có giá do tổ chức phát hành nằm trong danh mục NHĐT&PTVN quy
định.
2. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
của các tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN, NHĐT&PTVN.
- Thực hiện việc phát hành, thanh toán giấy tờ có giá và các hình thức
huy động vốn khác theo quy định.
3. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng
- Mở, quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản, tiền
gửi khách hàng là tổ chức, cá nhân bằng VNĐ và ngoại tệ theo quy định.
4. Thực hiện quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu cung cấp thông tin về
các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng thực hiện với khách hàng.
1.4.2.10 Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
Phòng kế hoạch tổng hợp là một phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc cơ
cấu tổ chức của Ngân hàng, có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Ngân hàng
trong công tác tổng hợp về kế hoạch và định hướng phát triển của Ngân hàng.
1.5 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh
1.5.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng và
vay tiền của khách hàng. Ngân hàng ĐT&PT huy động vốn dưới các hình
thức:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác
dưới dạng hình thức tiền gửi không kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của

tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.
Hiện tại, Chi nhánh huy động vốn chủ yếu là từ tiền gửi cá nhân và tiền
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
16
Báo cáo tổng quan
gửi các tổ chức kinh tế. Huy động tiền gửi là hoạt động chiếm tỷ trọng cao
trong huy động tiền gửi của khách hàng, bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền
gửi tiết kiệm và tiền gửi ký quỹ với lãi suất hấp dẫn và nhiều tiền ích cho
khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh.
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
17
Báo cáo tổng quan
1.5.2 Hoạt động tín dụng
Tín dụng ngân hàng là hoạt động cơ bản, thường xuyên nhất của ngân
hàng chiếm 60% tổng tài sản của ngân hàng, đây là hoạt động đem lại phần
lớn lợi nhuận cho ngân hàng.
Tại Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh có các nghiệp vụ cho vay chủ yếu sau:
- Sản phẩm cho vay dành cho cá nhân.
•Cho vay tiêu dùng.
•Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
•Cho vay trả góp mua xe.
•Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà, mua nhà và nền nhà.
•Cho vay mua cổ phiếu.
•Cho vay chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá.
- Sản phẩm cho vay dành cho doanh nghiệp.
•Cho vay bổ sung vốn lưu động.

•Cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị.
1.5.3 Thanh toán quốc tế
Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh có các phương thức thanh toán như sau:
- Thanh toán hàng nhập khẩu:
•Thanh toán chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – TT)
•Thanh toán bộ chứng từ nhờ thu trả ngay (D/P), trả chậm (D/A)
•Tín dụng thư nhập khẩu (L/C nhập)
- Thanh toán hàng xuất khẩu.
- Thanh toán nhờ thu xuất khẩu.
- Tín dụng thư xuất khẩu (L/C xuất)
- Tài trợ xuất khẩu.
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
18
Báo cáo tổng quan
1.5.4 Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: với nguồn ngoại tệ dồi dào, phong phú, hệ
thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm
sẽ đáp ứng được nhu cầu mua, bán, hoán đổi ngoại tệ theo yêu cầu của khách
hàng.
Dịch vụ chi lương hộ: Chi nhánh thực hiện trả lương vào tài khoản cho
mỗi cán bộ - công nhân viên theo danh sách được cung ứng, thông tin hoàn
toàn bảo mật giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, nhân sự, tạo điều kiện
cho cán bộ - công nhân viên của doanh nghiệp làm quen với các dịch vụ tài
chính Ngân hàng, tăng tính chuyên nghiệp của đơn vị…
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
19
Báo cáo tổng quan
CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH BẮC NINH
2.1 Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với đặc
trưng cơ bản là “đi vay để cho vay”. Nguồn vốn huy động hay còn gọi là đầu
vào của Ngân hàng có vai trò quan trọng, là cơ sở quyết định cho các hoạt
động tiếp theo của Ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ngân hàng
ĐT&PT Bắc Ninh luôn coi trọng việc huy động vốn dưới mọi hình thức để
đảm bảo quy mô vốn, tiếp tục tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.1: Tình hình Huy động vốn của NHĐT&PT Bắc Ninh theo
đối tượng giai đoạn 2009-2011.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
2010/2009 2011/2010

∆ % ∆ %
Tổng vốn
huy động
820 100 1163 100 1715 100 343 41,8
2
552 47,5
TGDN 235 28,65 475 40,84 488 28,45 240 102,
0
13 2,7
Dân cư 572 69,76 555 47,72 773 45,07 -17 -7,23 218 39,3
GTCG 13 1,59 53 4,56 12 0,70 40 307,6 -41 -77,4
(Nguồn: Cân đối vốn kinh doanh tổng hợp NHĐT&PT Bắc Ninh giai
đoạn 2009-2011)
Nhận xét: Qua bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh
có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao đặc biệt là tiền gửi dân
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
20
Báo cáo tổng quan
cư. Cụ thể như tiền gửi của doanh nghiệp năm 2009 là 235 tỷ đồng đến năm
2010 tăng lên 240 tỷ đồng với tỷ lệ tăng rất cao 102% đến năm 2011 thì
khoản tiền gửi này tăng 2,7% tương ứng tăng lên 13 tỷ đồng. Cuối năm 2010,
tổng vốn huy động là 1163 tỷ đồng, tăng 343 tỷ so với năm 2009, tương ứng
với 41,8%. Cuối năm 2011, tổng vốn huy động đạt 1175 tỷ đồng, tăng 552 tỷ
so với năm 2010, tương ứng với 47,5%. Nguồn vốn tiền gửi dân cư là nguồn
vốn lớn nhất trên thị trường nhàn rỗi, bởi chính dân cư mới là chủ thể tiết
kiệm và đầu tư trong nền kinh tế. Trong dân cư quá trình sản xuất kinh doanh
dịch vụ, ngoài của ăn còn tích lũy được một phần của để, trong khi đó thị
trường tài chính trực tiếp như thị trường chứng khoán cổ phiếu, trái phiếu,
chưa thu hút người dân thì nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư chủ yếu được gửi

vào ngân hàng. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng
trong những năm gần đây tăng trưởng tương đối nhanh.
Có thể nói, vốn huy động của NHĐT&PT Bắc Ninh tăng trưởng đều đặn
trong 3 năm qua. Loại tiền gửi này đang có sự san sẻ tỷ trọng cho các loại tiền
gửi khác như Tiền gửi Doanh nghiệp và Tiền gửi Định chế tài chính. Điều
này cho thấy NHĐT&PT Bắc Ninh đang ngày một đa dạng hóa nguồn vốn
huy động.
2.2 Hoạt động cho vay
Sử dụng vốn là một hoạt động quan trọng của Ngân hàng. Nếu một Ngân
hàng huy động vốn tốt nhưng sử dụng không hiệu quả thì ảnh hưởng lớn đến
kết quả hoạt động kinh doanh và nguy hại đến sự tồn tại của Ngân hàng đó.
Với bản chất “đi vay để cho vay”, công tác sử dụng vốn là một hoạt động cần
thận trọng, linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Ngân
hàng.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay nền kinh tế theo kì hạn tại
NHĐT&PT Bắc Ninh giai đoạn 2009-2011.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
21
Báo cáo tổng quan
Chỉ tiêu
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

%

%
Cho vay 1156 100 1589 100 1947 100 433 37,46 358 22,53
Cho vay ngắn hạn 702 60,73 1030 64,82 1344 69,03 328 46,72 314 30,49
Cho vay trung hạn 308 26,64 402 25,30 364 18,70 94 30,52 -38 -9,45
Cho vay dài hạn 131 11,33 151 9,50 233 22,45 20 15,27 72 47,68
Cho vay tài trợ ủy
thác
14 1,3 6 1,38 16 0,82 -8 -57,14 10 -166,67
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh tổng hợp NHĐT&PT Bắc Ninh giai đoạn
2009-2011)
Nhìn vào Bảng 2.2 ta thấy, tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng trưởng
khá nhanh nhưng tốc độ tăng lại giảm. Năm 2010, dư nợ cho vay là 1589 tỷ
đồng, tăng 433 tỷ so với năm 2009, tương ứng 37,46%. Năm 2011, dư nợ cho
vay đạt 1947 tỷ đồng, tăng 358 tỷ so với năm 2010, tương ứng 22,53%.
Khi phân tích sự thay đổi của Dư nợ cho vay tại NHĐT&PT Bắc Ninh
theo kì hạn, yếu tố Cho vay ngắn hạn giữ vai trò quan trọng nhất, bởi tỷ trọng
loại hình này chiếm tỷ trọng cao nhất và đang có xu hướng tăng dần trong 3
năm trở lại đây. Nếu năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn chỉ đạt 702 tỷ thì tính
hết năm 2011, con số này đã lên tới 1344 tỷ, tăng gần gấp đôi so với năm
2009 và tăng 30,49% so với năm 2010.

Nguyên nhân do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế năm 2008, năng lực sản
xuất giảm, tỉ lệ lạm phát tăng cao, Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm đối tác cho vay và các Doanh nghiệp cũng e ngại tìm đến nguồn vốn
Ngân hàng khi lợi nhuận làm ra chưa chắc đủ khả năng trả nợ. Năm 2010 –
2011 nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, nhu cầu vốn của doanh
nghiệp tăng, nhờ đó hoạt động cho vay tiếp tục được mở rộng. Song Ngân
hàng chủ yếu cho vay trong thời hạn ngắn hạn để bù đắp nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn vốn trong khi cho vay trung
và dài hạn đang tiềm ẩn những rủi ro khó lường bởi diễn biến phức tạp của
nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, nếu tiếp tục mở rộng
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
22
Báo cáo tổng quan
cho vay với kì hạn ngắn, sẽ dẫn đến tình trạng “trứng để cùng một giỏ”, Ngân
hàng đang ý thức được điều này và kìm hãm tốc độ tăng trưởng của Cho vay
ngắn hạn, cố gắng đẩy mạnh hơn nữa Cho vay trung và dài hạn.
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT Bắc Ninh
giai đoạn 2009-2011.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
∆ % ∆ %
Thu nhập 490 197 292 -293 -60 95 48
Chi phí 466 172 240 -294 -63 68 40
Lợi nhuận 24 25 52 1 4 27 108
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh tổng hợp NHĐT&PT Bắc Ninh giai đoạn
2009-2011)
Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng Đầu Tư Và Phát

Triển Bắc Ninh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, tổng lợi nhuận là
25 tỷ đồng tăng 1 tỷ so với năm năm 2009. Năm 2011, tổng lợi nhuận đạt 52
tỷ đồng, tăng 108% so với năm 2009.
Năm 2009, thu nhập của Ngân hàng rất cao, nhưng chi phí cũng bị đẩy
lên rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt của
Nhà nước, Ngân hàng phải huy động với lãi suất rất cao đồng thời lãi suất cho
vay cũng bị đẩy cao lên để đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Theo số liệu từ Báo cáo phân tích dư nợ và Báo cáo Tiền gửi bình quân
của Chi nhánh, lãi suất cho vay bình quân là 14,80% trong khi lãi suất huy
động bình quân cả năm lên tới 13,69%. Sang năm 2010, lãi suất huy động
giảm, lãi suất cho vay giảm làm cả thu nhập và chi phí của Ngân hàng bị kéo
xuống nhưng tốc độ giảm của chi phí nhanh hơn nên lợi nhuận của Ngân hàng
vẫn tăng 1 tỷ đồng, tương đương 4%. Đây là con số chưa cao, chưa đạt kế
hoạch đặt ra của Ngân hàng.
Sang năm 2011, tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 292 tỷ đồng, tăng
48% so với năm 2010, tổng chi phí là 240 tỷ đồng, tăng 40% so với năm
SV: Trần Thị Tuyết
Lớp: NH2 - K1
23

×