Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Xuất khẩu hàng dệt may của công ty tnhh may tinh lợi sang châu âu ( eu ), thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.31 KB, 47 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Phạm Xuân Hiển, sinh viên lớp KTQT - K40B, mã sinh viên:
TC 400234, hệ vừa làm vừa học của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Tôi
xin cam đoan chuyên đề thực tập này do tôi tự tìm hiểu nghiên cứu tại đơn vị
thực tập cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình cuả cô giáo Ngô Thị Tuyết
Mai ( trưởng bộ môn Kinh tế Quốc tế, khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế
của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) và các anh, chị thuộc các phòng chức
năng của Công ty TNHH May Tinh Lợi, không hề sao chép luận văn của các
khoá trước. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chiụ trách nhiệm trước giáo viên hướng
dẫn thực tập và nhà trường.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 18 tháng 8 năm 2011
Sinh Viên
(ký tên)
Phạm Xuân Hiển
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 3
LỜI NÓI ĐẦU 1
SINH VIÊN THỰC HIỆN 2
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI CAM ĐOAN 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 3
LỜI NÓI ĐẦU 1
SINH VIÊN THỰC HIỆN 2
HÌNH VẼ


Hình 1.1 Biểu tượng của tập đoàn Crystal.Error: Reference source not
found
Hình 1.2 Các thành viên của Tập đoàn CrystalError: Reference source
not found
Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công tyError: Reference source not
found
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI NÓI ĐẦU
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực không thể thiếu của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt
là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng các quốc gia cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vì đó là một trong
những cơ sở thúc đẩy nền kinh tế trong nước còn nhập khẩu đảm bảo cho quá
trình sản xuất được liên tục và có hiệu quả. Sau đại hội Đảng VI (tháng 12 năm
1986), nước ta thực hiện chương trình đổi mới về kinh tế, chuyển từ mô hình ưu
tiên đầu tư cho công nghiệp nặng sang mô hình công nghiệp nhẹ (lương thực thực
phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu) , từ đó hoạt động xuất nhập khẩu đưa nền
kinh tế Việt Nam hòa nhập với thế giới tham gia tích cực vào phân công lao động
quốc tế. Cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu cho phép ta tận dụng được những lợi
thế tiềm năng sẵn có của đất nước, mang về nguồn ngoại tệ lớn làm vốn cho nhập
khẩu và dự trữ đồng thời thiết lập được các mối quan hệ về văn hóa xã hội. Hoạt
động nhập khẩu cho phép ta có điều kiện tiếp cận nhanh với đời sống kinh tế,
khoa học công nghệ tiên tiến từ các nước bạn, phục vụ cho sự phát triển của đất
nước. Hai quá trình này tiến hành ngược chiều nhưng giữa chúng có mối quan hệ
hữu cơ mật thiết với nhau trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Thông
qua hoạt động xuất nhập khẩu sản xuất trong nước đã có những biến đổi lớn lao.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “XUẤT
KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI SANG
CHÂU ÂU ( EU ), THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” làm đề tài thu hoạch
thực tập của mình.

Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của bài viết gồm ba chương với
nội dung như sau:
Chương I : Tổng quan về công ty TNHH May Tinh Lợi
Chương II : Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang
Châu Âu ( EU ) .
Chương III : Một số kiến nghị và các giải pháp để công ty TNHH May
Tinh Lợi đẩy mạnh xuất khẩu vào EU.
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
1
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Để hoàn thành bài viết này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận
được sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH May Tinh
Lợi và sự giúp đỡ trực tiếp của cô giáo Ngô Thị Tuyết Mai cùng các thầy cô
trong khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế – Trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân.
Với hạn chế về thời gian thực tập và trình độ có hạn của một sinh viên
trong thời gian nghiên cứu đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn bổ xung của cán bộ công ty,
các thầy cô giáo.
Xin cảm ơn TS.Ngô Thị Tuyết Mai, các thầy cô giáo cùng toàn thể các
cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH May Tinh Lợi đã tận tình tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
Sinh viên thực hiện
Phạm Xuân Hiển
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI
1.1 Thông tin chung về công ty

 Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MAY TINH
LỢI
 Tên giao dịch quốc tế: Regent Garmet Factory Ltd
 Tổng giám đốc: Ông Richard Chin
 Địa chỉ: Khu công nghiệp Nam Sách – TP Hải Dương- Tỉnh Hải
Dương
 Quy mô: Tổng diện tích 92.000 m
2
 Số lao động hiện nay: 5700 người
 ĐT: 0320.3574.168 Fax: 0320.3751.245
 Website: www.crystalgroup.com
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
 Tập đoàn Crystal
Tập đoàn Crystal được Yvonne và Kenneth Lo thành lập tháng 11 năm
1970. Bước đầu khởi lập là nhà máy sản xuất áo len tại Hồng Kông với 70
người lao động, ngày nay Tập đoàn đã có trên 34.000 lao động. Tập đoàn
Crystal đã phát triển và hội nhập vào một tổ chức quốc tế hàng năm sản xuất
và buôn bán 180 triệu sản phẩm may mặc. Với doanh thu hàng năm hơn 800
triệu USD, Crystal trở thành một trong những Tập đoàn kinh doanh hàng may
mặc lớn nhất thế giới.
Công ty trách nhiệm hữu hạn may Tinh Lợi (Từ nay sẽ gọi tắt là “công
ty”) là một thành viên của Tập đoàn Crystal - Hồng Kông.
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
 Biểu tượng
Hình 1.1 Biểu tượng của tập đoàn Crystal
Biểu tượng của tập đoàn Crystal là sự cách điệu của hình ảnh hai bàn tay
bắt vào nhau thể hiện thái độ sẵn sang hợp tác, cung cấp những giảp pháp và
dịch vụ chất lượng cao hơn cả sự mong đợi của khách hàng. Cũng như các

công ty khác cùng là thành viên của Tập đoàn, Công ty TNHH may Tinh Lợi
cũng sử dụng logo này.
 Những công ty thành viên của Tập đoàn Crystal:
Hình 1.2 Các thành viên của Tập đoàn Crystal
( Nguồn : Phòng Hành chính – Nhân sự )
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
Crystal Group of
companies (1970)
Crystal Sweater Ltd
(1982)
Elegance Industrial
Co. Ltd (1974)
Crystal Apparel Co.
Ltd (1982)
Crystal Martin
(2005)
Long Pui Factory
(China)
Jing Hui Factory
(China)
Crystal Sweater
Lanca (Lanca)
CIMA Garment
Factory (China)
Jing Yi Kinnted
Gmt Fty (China)
Ever Smart
(Bangladesh)
Công ty TNHH May
Tinh Lợi

Jing Li Apparel
Factory (China)
YIDA Jeans Factory
(China)
Crystal Martin
ZhongShan (China)
Crystal Martin
Lanka (Lanka)
Crystal Martin
Morocco (Morocco)
4
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
 Bốn ngành hàng sản xuất và kinh doanh chính của Tập đoàn là:
o Dệt kim
o Áo len, áo mùa đông
o Dệt thoi, quần áo bò
o Đồ lót.
 Phạm vi hoạt động: Là tập đoàn có nhiều công ty thành viên tại các
quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau nên phạm vi hoạt động của Tập đoàn
cũng tương đối rộng. Ta có thể nắm bắt được quy mô hoạt động thong qua
bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Số lượng lao động tại các chi nhánh
Quốc Gia Số lao động
Trụ sở tại Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông), Nhật Bản 16.500
Việt Nam 5.700
Sri Lanka 6.200
Morocco 1.000
Mỹ, Anh 600
Bangladesh 4.000
TỔNG CỘNG 34.000

 Công ty TNHH may Tinh Lợi
Công ty TNHH May Tinh Lợi (Regent Garment Factory,.Ltd) được
thành lập theo giấy phép đầu tư số: 06/GP-KCN-HD ngày 31/12/2003 do Ban
Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp.
Bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 6 năm 2006, công ty đã không ngừng
mở rộng về quy mô và ngành hàng sản xuất. Hiện nay, Công ty đã có 3 khu
nhà sản xuất liên hợp, được chia thành nhiều khu vực sản xuất được gọi tên
theo các mẫu ký tự tiếng Anh từ A tới J. Khu nhà sản xuất 1 được xây dựng
năm 2005 và đi vào sản xuất từ tháng 6 năm 2006. Khu nhà sản xuất 2 được
xây dựng sau đó không lâu, từ cuối năm 2006 và đến năm 2007 đã chính thức
đi vào hoạt động. Nhận thấy tiềm năng phát triển và cơ hội vươn xa Công ty
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
tiếp tục cho xây dựng khu nhà sản xuất thứ 3 năm 2009, và tháng 3 năm 2010
chính thức tiến hành hoạt động sản xuất.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ:
 Chức năng:
Công ty TNHH may Tinh Lợi là một doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc phục vụ xuất khẩu. Công ty
nhận các đơn đặt hàng từ công ty mẹ Tập đoàn Crystal Hồng Kông, tiến hành
may gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi trực tiếp giao cho khách hàng.
Công ty TNHH may Tinh Lợi là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư
cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch
theo quy định của pháp luật.
 Nhiệm vụ:
Gia công hàng may mặc phục vụ xuất khẩu:
Tổ chức mở rộng sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Tận dụng
lợi thế lao động rẻ để nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, đóng

góp ngày càng nhiều cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung và tỉnh
Hải Dương nói riêng.
Mở rộng liên kết với các công ty khác của Tập đoàn cũng như với các
doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác kinh tế, ứng dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tích cực vào việc tổ
chức cải tạo sản xuất.
Về mặt xã hội:
Giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn thành phố Hải
Dương, huyện Nam Sách và các huyện, tỉnh lân cận. Góp phần cải thiện đời
sống, thu nhập của người lao động, nâng cao văn hoá và nghiệp vụ cho cán bộ
công nhân viên.
Hỗ trợ cộng đồng trong công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
6
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Vận động cán bộ công nhân viên tham gia các phong trào như Bảo vệ môi
trường, phòng chống tệ nạn xã hội, Kế hoạch hoá gia đình…
Với mục đích có được chiều sâu đội ngũ nhân sự, từ năm 2010 Công ty
tổ chức chương trình trao học bổng hằng năm cho những sinh viên có học lực
khá giỏi (trên 7,0) của các ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Quản lý
công nghiệp và Dệt may của trường đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh. Các
sinh viên sau khi nhận học bổng sẽ cam kết làm việc cho công ty ít nhất 2
năm và sẽ trở thành những Quản Trị Viên Tập Sự, được đào tạo để nắm giữ
những vị trí quản lý của Công ty trong tương lai.
 Đối với Nhà nước:
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều tuân thủ chặt
chẽ và nghiêm túc theo chính sách pháp luật. Trên cơ sở kinh doanh có hiệu
quả, tận dụng năng lực sản xuất, bù đắp các chi phí, tự trang trải vốn và làm
tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, với địa phương bằng cách nộp đầy
đủ các khoản thuế cho Nhà nước.

 Bảo vệ môi trường, an ninh chính trị:
Quá trình sản xuất luôn chú trọng đến vấn đề bảo vệ, thân thiện với môi
trường, xử lý tốt các chất thải, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn
nước sạch. Chấp hành tốt các quy định về phòng cháy chữa cháy, thực hiện an
toàn phòng chống cháy nổ.
Hoạt động sản xuất trong khuôn khổ của pháp luật, hạch toán và báo cáo
trung thực theo chế độ Nhà nước quy định, đồng thời đảm bảo vấn đề an toàn
trong lao động, góp phần giữ gìn an ninh cho địa phương.
1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty.
1.4.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Cơ cấu của Công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng, được
minh hoạ theo hình dưới đây:
Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
( Nguồn : Phòng Hành chính - Nhân sự )
Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty ta có thể thấy Công ty có 4 cấp
quản lý đó là:
o Tổng giám đốc: quản lý toàn bộ các hoạt động của Công ty
o Giám đốc sản xuất và Trưởng các bộ phận chức năng
Giám đốc sản xuất (gồm có Giám đốc sản xuất hàng Âu - Mỹ và Giám
đốc sản xuất xưởng Nhật): quản lý các hoạt động liên quan đến sản xuất trong
phạm vi toàn phân xưởng
Trưởng các bộ phận như: Hành chính- Nhân sự, Tài chính- kế toán….
o Quản lý bộ phận sản xuất:
Bao gồm 4 quản lý là: Quản lý bộ phận may- hoàn thiện xưởng F, G, H,
I, J (sản xuất hàng Âu - Mỹ); Quản lý bộ phận may- hoàn thiện xưởng A, E
(sản xuất hàng Nhật) ; Quản lý bộ phận may- hoàn thiện xưởng B, C, D (sản
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B

Tổng
giám
đốcg
P. Hành
chính -
Nhân
sự
P. Kế
toán –
Tài
chính
P. Dự
án
GĐ Sản
xuất
(hàng
Âu Mỹ)
P. Bảo
trì
P. Xuất
nhập
khẩu
Kho
GĐ sản
xuất
(xưởng
Nh t)ậ
Phòng
ISD
Phòng

IE
Nhà
giặt in
thêu
Phòng
kế
hoạch
Phòng
cắt
Quản lý
chất
lượng
Quản lý
sản xuất
Phòng
kế
hoạch
Phòng
cắt
Quản lý
chất
lượng
Quản lý
sản xuất
8
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
xuất hàng Nhật)
o Quản đốc các xưởng:
Có 10 quản đốc là quản đốc xưởng theo thứ tự từ A đến J (theo bảng chữ
cái tiếng Anh)

1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
 Tổng giám đốc:
Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong công ty. Trưởng các phòng ban
trong công ty có trách nhiệm báo cáo mọi hoạt động cho Giám đốc điều hành,
Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo Tập đoàn về kết quả
kinh doanh của Công ty.
 Giám đốc sản xuất hàng Âu- Mỹ và Giám đốc điều hành xưởng Nhật:
Là người được Tổng giám đốc uỷ quyền chỉ đạo vấn đề sản xuất và chất
lượng sản phẩm, và giải quyết các vấn đề khi Tổng giám đốc vắng mặt trong
phạm vi uỷ quyền.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động của các lĩnh vực
được phân công phụ trách.
Quy định chi tiết điều lệ điều hành các bộ phận, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
 Hành chính- Nhân sự:
Hoạch định kế hoạch tuyển dụng, tuyển dụng lao động; phổ biến các quy
định của công ty tới người lao động mới; quản lý, lưu trữ hồ sơ lao động, hợp
đồng lao động; tổ chức các hội nghị, tiếp khách…
Tham mưu cho tổng giám đốc trong việc đổi mới kiện toàn cơ cấu tổ
chức quản lý kinh doanh của công ty.
Xây dựng chính sách tiền lương thưởng và các vấn đề phúc lợi xã hội
cho công ty.
 Phòng Tài chính- Kế toán:
Phân bổ nguồn tài chính cho các bộ phận phòng ban đồng thời giám sát,
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
kiểm tra quá trình sử dụng nguồn tài chính đó.
Quản lý, nắm bắt các thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của công ty;
lập báo cáo tài chính của quý, năm báo cáo cho ban lãnh đạo; hạch toán
lương, thưởng hàng tháng và thưởng cuối năm…

 Phòng Dự án:
Xây dựng mô hình, lập kế hoạch, báo cáo tình hình và bố trí nhân sự
tham gia các dự án của Công ty
 Phòng Bảo trì:
Theo dõi tình hình sử dụng các máy móc thiết bị, khắc phục sự cố, bảo
trì máy móc, thiết bị…
 Phòng Xuất- Nhập khẩu:
Làm các thủ tục xuất- nhập hàng hoá (thành phẩm, nguyên vật liệu) hoá đơn,
vận đơn; vận chuyển hàng hoá; hoàn thành các thủ tục mua bán với đối tác…
 Phòng ISD:
Quản lý hệ thống các trang thiết bị công nghệ cao trong công ty, thực
hiện công tác quản lý, kiểm soát và bảo mật thông tin
 Phòng IE:
Quản lý về kỹ thuật công nghiệp in, thiết kế kiểu dáng sản phẩm, tham
gia cải tiến kỹ thuật máy móc, nhà xưởng đang làm việc.
 Nhà Giặt- In- Thêu:
Thực hiện các công việc chuyên môn giặt, in, thêu phục vụ nhu cầu của
công ty và một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp
 Kho:
Bảo quản, cung cấp, phân phối nguyên vật liệu, phụ liệu,phụ tùng …
Lưu trữ, bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm…
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty TNHH May Tinh Lợi đã hoạt động sản xuất kinh doanh đuợc
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
10
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
hơn 7 năm. Tình hình hoạt động sản xuất không những ổn định mà phát triển
rất tốt. Hiện nay, các khách hàng của Công ty bên thị trường Nhật, EU và đặc
biệt là Hoa Kỳ đã và đang đánh giá Công ty TNHH may Tinh Lợi là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực về may mặc xuất

khẩu.
Sau 7 năm hoạt động, tốc độ tăng trưởng của công ty không ngừng tăng lên
và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH May Tinh Lợi
TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1. Sản lượng 1.000 tá 1.576 1.687 1.875 2.110 2.703
2.
Tỷ lệ hàng sản xuất đạt
chất lượng
% đơn hàng 100% 100% 100% 100% 100%
3 Tỷ lệ giao hàng đúng hạn
% đơn hàng
giao đúng hạn
100% 100% 100% 100% 100%
4a. Giá trị xuất khẩu Triệu USD 29.7 34.6 42.5 51 78
4b. Doanh thu gia công Tỷ đồng 114 164 205 276 405
5. Lợi nhuận Tỷ đồng (4.8) (6.3) (8.1) (10.3) (12.5)
6. Nộp ngân sách Nhà nước Triệu đồng 178 209 245 291 1.241
7. Thực hiện đóng BHXH Tỷ đồng 4.9 5.8 7.2 9.1 15.9

8
Thu nhập bình quân
(người/tháng)
Triệu đồng 2.7 3.4 3.8 4.1 4.5
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh )
Qua bảng trên ta dễ dàng nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của
của công ty liên tục tăng trong các năm qua. Năm 2006 giá trị xuất khẩu ở
mức 29.7 triệu USD và đến năm 2010 đã đạt 78 triệu USD. Với những khó
khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới trong thời gian qua, Công
ty đã khẳng định được vị thế của mình trên một thị trường đang ngày càng có
nhiều khó khăn và thử thách. Đặc biệt là trong các năm 2008 và năm 2010,
với nhiều biến động lớn trên thị trường tài chính thế giới khiến nhiều công ty
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
11
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
và tập đoàn rơi vào tình trạng khó khăn song công ty vẫn gặt hái được những
kết quả nhất định. Cùng với giá trị xuất khẩu, doanh thu gia công cũng tăng
đều đặn trong giai đoạn này ( từ 114 tỷ đồng năm 2006 lên đến 405 tỷ đồng
năm 2010). Bên cạnh đó, các khoản lợi nhuận thu được, số tiền nộp vào ngân
sách Nhà nước và tiền đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng một cách đều đặn.
Phản ánh xác thực nhất cho các kết quả này thể hiện qua mức thu nhập bình
quân đầu người cũng tăng đều và ổn định ( 2,7 triệu đồng năm 2006 tăng lên
4,5 triệu đồng năm 2010). Nhưng để có được các kết quả này phải kể đến hai
yếu tố quan rất quan trọng đó là chất lượng các đơn hàng và sự chính xác
trong thời gian giao hàng cho đối tác ( tỷ lệ hàng sản xuất đạt chất lượng và tỷ
lệ giao hàng đúng hạn luôn đạt 100%).
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
CỦA CÔNG TY TNHH MAY TINH LỢI SANG EU
2.1. Các quy định về hàng dệt may nhập khẩu tại EU
2.1.1. Quy định về chất lượng sản phẩm
Không có tiêu chuẩn chung của EU cho các sản phẩm may mặc. Đa số
các nhà nhập khẩu, đặc biệt là các tổ chức bán lẻ, làm việc trên cơ sở một số
các yêu cầu tối thiểu. Trên khía cạnh này, nhà nhập khẩu đã hình thành và đưa
ra những yêu cầu chất lượng tối thiểu liên quan đến cả vật liệu và sản xuất.
2.1.2. Các khía cạnh về môi trường liên quan đến sản phẩm
a. Các vấn đề môi trường
Các khía cạnh môi trường đóng một vai trò trong nhóm sản phẩm thường
phục, khi chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, đây được coi là vấn đề
chính hiện nay. Một số quy định của EU với hàng dệt may về khía cạnh môi
trường, an toàn sức khỏe con người:
- Thông tư 2002/61/EC và đã được 27 quốc gia đưa vào luật quốc gia.
Cấm bán sản phẩm dệt may có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư
- Thông tư 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màu xanh
nước biển
- Thông tư 83/264/EC về hạn chế sử dụng chất chống cháy trong sản phẩm
dệt may
- Thông tư 2003/11/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong sản
phẩm dệt may :penta BDE, octa BDE
- Thông tư 94/27/EC về giới hạn Niken trong các vật trang sức và phụ kiện
may mặc…
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
13
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
2.1.3.Quy định về đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn
a. Đóng gói
Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang

EU. Cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề bao bì để đảm bảo bảo vệ hàng hoá trong
quá trình vận chuyển qua nhiều quốc gia. Các sản phẩm phải được bảo vệ
chống lại thời tiết, những thay đổi nhiệt độ, sử lý không cẩn thận và ăn cắp.
Một số nhà nhập khẩu có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến bao bì.
Vì những lý do về môi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như PVC ít
thông dụng đối với người tiêu dùng và trong vài trường hợp, chính phủ có thể
cấm sử dụng loại vật liệu này. Các nhà xuất khẩu từ những quốc gia đang phát
triển cần phải thảo luận về vấn đề này với các khách hàng tiềm năng của mình
và nên dự trù trước các chi phí đóng gói đặc biệt trong giá bán sỉ nếu được
yêu cầu.
- Kích cỡ mark : Các số đo cho con người được sử dụng: chiều dài, vòng
ngực, vòng hông. 3 số đo cơ bản này xác định kích cỡ cho hàng may mặc.
- Ghi nhãn: Việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người tiêu dùng
về tương lai và sản phẩm thực sự mua được. Thông tin cung cấp được ghi trên
nhãn từ thành phần sợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thông tin an toàn
tiêu dùng. Thông thường có 2 lại phương pháp:
- Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy;
- Các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm/hướng dẫn giặt tẩy và
kích cỡ của nhãn.
Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều
quốc gia tại EU. Chương trình sử dụng 5 loại biểu tượng là mã mầu; các biểu
tượng liên quan đến tính bền vững của mầu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh
hưởng của cloren (trong chất tẩy), nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính
khác.
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
2.1.4. Thuế nhập khẩu và hạn ngạch
Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan
thông thường khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU. Nếu không có hiệu

lực của một hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung
được áp dụng. Là một quốc gia đang phát triển nhưng Việt Nam không nằm
trong nhóm các nước được tham gia các hiệp định thương mại ưu đãi như: Hệ
thống GSP, hiệp định Lome`…Do đó các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt
may xuất khẩu sang EU trong đó có Công ty TNHH may Tinh Lợi đều phải
áp dụng hệ thống thuế nhập khẩu chung của EU.
2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị
trường EU
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu:
Từ khi hiệp định VN-EU về hàng dệt may chính thức có hiệu lực vào
năm 1993, giá trị sản phẩm công nghiệp dệt may tăng nhanh rõ dệt làm
thay đổi bộ mặt ngành dệt may nước ta. Kim ngạch xuất khẩu có sự gia
tăng nhanh chóng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1993- 1998 là 42,65%,
(riêng năm 1992 chỉ đạt 161 triệu USD thì đến năm 1993 là 259 triệu, tức là
tăng 55,3%/năm), cao hơn 2 lần tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình
quân cả nước cùng thời kỳ, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
vào EU thường chiếm khoảng 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của cả nước. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị
trường hạn ngạch chiếm 39%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 1998, trong đó
kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm 80% thị trường hạn ngạch. Kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may VN vào EU vẫn có sự tăng trưởng qua các năm:
năm 1994 là 298 triệu USD, năm 1995 là 350 triệu USD. Tháng 9 năm
1996 tại cuộc họp của Ủy ban hàng hóa Việt Nam và EU đã kỹ
chính thức 2 văn kiện chiến lược hợp tác Việt Nam – EU giai đoạn 1996 –
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
2000 dưới tên gọi “Cộng đồng Châu Âu – Việt Nam hướng tới một quan hệ
đối tác toàn diện” và “Chương trình hành động trong 3 năm 1996-1998”. Sau
khi các văn kiện này được ký, số mặt hàng dệt may bị quản lý đã giảm từ

106 Cat xuống còn 29 Cat, kim ngạch xuất khẩu tăng 1,68 lần so với năm
1993 (kim ngạch năm 1996 là 420 triệu USD).
Hiệp định buôn bán hàng dệt may VN-EU giai đoạn 1998-2000 được
ký kết tháng 11/1997 cho phép nâng hạn ngạch từ VN sang EU tăng 40%
so với giai đoạn 1993-1997 với mức tăng trưởng từ 3-6%/ năm, số mặt
hàng quản lý giảm xuống còn 29 Cat, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục
tăng và đạt khoảng 602 triệu USD thị trường EU chiếm 41,52% trong năm
1998. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 1,7 tỷ
USD thì riêng EU đã chiếm khoảng 620 triệu USD, chiếm 35,5%, tăng gần
3% so với năm 1998. Năm 2000, theo số liệu hải quan, thì toàn ngành dệt
may đạt kim ngạch xuất khẩu là 1.892,3 triệu USD tăng 8% so với năm
1999, trong khi thị trường hạn ngạch (chủ yếu là EU chiếm 96%) đạt trên
700 triệu USD, tăng 9,74% so với năm 1999.
Tháng 3/2000, VN đã ký kết với EU hiệp định song phương về hàng dệt
may và giày dép, theo đó EU sẽ tăng hạn ngạch dệt may cho VN lên 27%.
Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ 05/06/2000 và sẽ kéo dài hết năm 2002.
Và nếu đến thời điểm đó hai bên không có ý kiến gì thì hiệp định được
nghiễm nhiên gia hạn thêm một năm. Những ưu ái mà EU dành cho VN đã
cho thấy EU đánh giá cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của VN.
Đây chính là cơ hội để ngành dệt may VN tăng kim ngạch xuất khẩu trong
các năm tiếp theo, cụ thể là năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng lên mức
760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006
vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD (đạt 1,245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49 tỷ USD,
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
tăng 19,74% so năm 2006, tăng 62,2% so năm 2005, gấp gần 3 lần so năm
2003. Giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt gần 1,25 tỷ USD, giảm
3,5% trong điều kiện nhập khẩu chung vào thị trường này và giảm 11% so

với cùng ky năm 2008.
2.2.2 Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu
2.2.2.1 Cơ cấu theo mặt hàng
Là thị trường rất tiềm năng song cũng rất khắt khe về hình thức mẫu mã và
chất lượng sản phẩm, do đó hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường EU chủ yếu dành cho tầng lớp khách hàng bình dân, không có những
đòi hỏi quá cao về sản phẩm. Các mặt hàng dệt may chủ yếu vẫn là quần áo
ngủ, áo thun, quần short, khăn bông, áo jaket, quần áo bơi. Tính riêng đến
tháng 11 năm 2009 các mặt hàng vải của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng
trưởng khá, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2008, 61% so với năm 2006 và
tăng 20% so với các tháng trước trong năm 2009, kim nghạch vẫn đạt mức 49
triệu USD. Bên cạnh các mặt hàng kể trên, để từng bước đa dạng hóa cơ cấu
sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu sang EU, nghành dệt may đang từng bước
khai thác thêm các sản phẩm khác như vải may mặc, các loại quần áo khác để
mở rộng thị phần và gia tăng kim nghạch xuất khẩu.
2.2.2.2 Cơ cấu theo thị trường
Thị trường chính để nghành dệt may Việt Nam khai thác và chiếm lĩnh
chủ yếu vẫn là các quốc gia đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ sớm và đã
có mối quan hệ kinh tế thương mại song phương như Đức, Pháp, Anh, Tây
Ban Nha và một số nước thuộc khu vực Bắc Âu ( Thụy Điển, Đan Mạch).
Trong đó riêng thị trường Đức là nơi có tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may cao
nhất trong khu vực. Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng năm 2010, hàng dệt
may đạt kim ngạch lớn nhất với 8 tỷ USD, tăng 20,6 % . Còn trong tháng 8
năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Đức đạt 43,5 triệu USD, nâng
tổng kim ngạch sang nước này 8 tháng là 284,06 triệu USD.
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Người dân Đức không quá đòi hỏi yêu cầu về kiểu cách và mẫu mã,
quan trọng là chất lượng thành phẩm và sự kỳ công của nhà sản xuất được thể

hiện qua mũi kim đường chỉ, do đó đây sẽ là lợi thế cho hàng dệt may Việt
Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam (trong đó có công ty may Tinh Lợi) khi
muốn đưa hàng dệt may vào thị trường Đức, buộc phải tuân thủ quy chuẩn
của cả EU và của Đức. Tuy nhiên, so với luật chung của EU thì luật của Đức
nghiêm ngặt hơn. Trong đó cần chú trọng đến 3 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ
sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu
dệt may, doanh nghiệp nên tránh các chất gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu
có tính chất tẩy trùng, bởi với các chất không đảm bảo về tiêu chuẩn chất
lượng thì hải quan Đức sẽ tiêu huỷ và chi phí tiêu huỷ do phía Việt Nam chi
trả. Đối với thị trường Tây Ban Nha, Nhà nhập khẩu Tây Ban Nha có thể đặt
ra một số yêu cầu đối với nhà cung cấp hàng dệt may từ các nước đang phát
triển liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ, an toàn đối với môi trường và xã
hội Nhiều khách hàng Tây Ban Nha đòi hỏi các sản phẩm dệt may phải
được sản xuất trong những điều kiện lao động có thể chấp nhận với mức tiền
công hợp lý, trong đó cơ sở sản xuất hàng dệt may phải áp dụng các biện pháp
quản lý rủi ro, phòng tránh tai nạn lao động trong quá trình sản xuất; giữ gìn
vệ sinh khu vực sản xuất; áp dụng đúng quy trình quản lý lưu kho, v.v Đây
là những cơ hội và cũng là những thách thức không nhỏ dành cho nghành dệt
may Việt Nam nói chung và công ty may Tinh Lợi nói riêng khi khai thác
những thị trường này.
2.2.3 Hình thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
Dựa trên đặc điểm và quá trình phát triển của mình, nghành dệt may
Việt Nam đã đi vào thị trường thế giới trong đó có EU theo hai phương thức:
gia công xuất khẩu theo hiệp định và xuất khẩu trực tiếp.
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
18
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
a- Hình thức gia công xuất khẩu theo hiệp định.
Theo hình thức này để nguyên phụ liệu trở thành thành phẩm phải trải
qua ba trung tâm như ba mắt xích của quá trình sản xuất, đó là: nhà sản

xuất- người đặt hàng - người tiêu dùng. Trong đó người đặt hàng giữ vai trò
trung gian. Các nước trung gian nhận đơn đặt hàng của khách hàng và tổ
chức điều hành, tiếp thị, phân phối và các nước nhận gia công tổ chức
giáp nối với mẫu mã và nguyên vật liệu được cung cấp sẵn, phát triển dần
từ hình thức may gia công đến các hình thức sản xuất khác với các công
đoạn phức tạp hơn, giá trị gia tăng cao hơn. Hiện nay, hơn 70% hàng dệt
may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU dưới hình thức này. Một thực
tế có thể thấy ngay là qua trung gian, các nhà sản xuất và công nhân phải
chấp nhận giá công rất thấp. Trung bình các nhà sản xuất chỉ nhận được
khoảng 20% tính trên giá thành xuất khẩu, còn 80% thuộc về người đặt
hàng và các công ty trung gian cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã. Ngoài
ra, chúng ta còn mất quyền chủ động trong kinh doanh. Mặc dù vậy, gia
công xuất khẩu vẫn là phương thức quan trọng để hàng dệt may Việt Nam
tham gia vào thị trường EU. Ưu điểm có thể thấy rõ của phương thức này là
độ rủi ro ít. vốn đầu tư đòi hỏi không nhiều. Hơn nữa, do nhu cầu giải
quyết việc làm, ngành dệt may vẫn tiếp tục khuyến khích thực hiện hợp
đồng gia công xuất khẩu phù hợp với việc phân bổ hạn ngạch.
b-Hình thức xuất khẩu trực tiếp
Đây là kiểu tổ chức sản xuất chỉ bao gồm chủ đặt hàng và người sản
xuất. Theo phương thức này, giá trị gia tăng tạo ra cao hơn phương thức
gia công trong tam giác sản xuất. Giá trị gia tăng bao gồm chi phí nhân
công và chi phí nguyên phụ liệu. Các nhà sản xuất Việt nam có thể thoả
thuận với chủ đặt hàng về việc sử dụng nguyên phụ liệu trong nước có thể
sản xuất ra.
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Hiện nay, tỷ lệ xuất khẩu hàng dệt may vào EU theo hình thức này
còn nhỏ, chỉ chiếm từ 20% - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam vào thị trường này. Tăng lượng xuất khẩu theo giá FOB là mục

tiêu của ngành bởi bán hàng theo hình thức này đem lại lợi nhuận cao. Thị
trường EU nổi tiếng là khó tính và đòi hỏi hàm lượng chất xám cao trong
sản phẩm, phần lợi nhuận lớn nằm trong các công đoạn đòi hỏi chất xám
đó. Bên cạnh đó xuất khẩu theo hình thức này giúp cho các nhà sản xuất có
thể tiếp cận trực tiếp với thị trường, nắm được nhu cầu thị hiếu và các xu
hướng, tránh được tính mùa vụ và những bị động mà hình thức gia công gặp
phải. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và người tiêu dùng bắt đầu
biết được hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu hàng dệt
may theo phương thức này các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm chắc các
thông tin về thị trường, về các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, thông tin
khách hàng Chính sự yếu kém trong công tác thông tin hiện nay là
nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ hàng dệt may xuất khẩu trọn gói theo
giá FOB thấp. Trong thời gian tới khắc phục sự yếu kém này.
2.3. Thực trạng xuất khẩu của công ty TNHH may Tinh Lợi vào thị
trường EU
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty. Vì vậy ngay từ thành
lập công ty đã chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Kim ngạch xuất
khẩu của công ty được thể hiện dưới bảng số liệu sau :
Bảng 1.2 : Kim ngạch xuất khẩu của Công ty
Chỉ tiêu
2008
(USD)
2009
(USD)
2010
(USD)
Xuất khẩu 20.694.543 51.563.854 78.933.000
(Báo cáo tài chính công ty)
Hàng dệt may của công ty được xuất đi khoảng 10 quốc gia trên thế giới
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B

20
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
nhưng thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Pháp . Trong đó Mỹ
và EU là thị trường đang có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong kim ngạch
xuất khẩu của công ty.
EU là thị trường rất tiềm năng nhưng không phải thị trường dễ tính,
nhưng khi đảm bảo được vấn đề chất lượng và mẫu mã thì giá cả không phải
là vấn đề quá khó xử lý. Do đó hàng của các nước thi nhau đổ vào trong đó có
Việt Nam. Bởi vậy chiến lược của công ty là đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trường này
Đa dạng hoá thị trường là chiến lược xuyên suốt của công ty ngay từ khi
thành lập. Bên cạnh những thị trường truyền thống là Nhật Bản, EU, công
ty đã đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới ở Châu á, Châu Mỹ và
Châu Phi.
Sự đa dạng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giúp công ty
tránh được rủi ro do phụ thuộc quá mức vào một thị trường nào đó. Tuy
nhiên, công ty vẫn cần duy trì các thị trường truyền thống- nơi mà công ty đã
am hiểu và có kinh nghiệm kinh doanh.
2.3.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu vào EU
2.3.1.1. Cơ cấu theo mặt hàng
Hàng dệt may của công ty xuất khẩu sang thị trường EU đáp ứng nhu
cầu của tầng lớp bình dân tại thị trường này. Các mặt hàng dệt may xuất khẩu
chủ yếu là áo jacket, áo sơ mi, quần và hàng dệt kim. Các mặt hàng này đơn
giản, giá rẻ nên được người dân có thu nhập trung bình lựa chọn.Cơ cấu mặt
hàng dệt may xuất khẩu của công ty sang thị trường EU được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
21
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bảng 2.1: Cơ cấu mặt hàng dệt may XK của công ty sang

thị trường EU
Mặt
hàng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Áo jacket 8.347.272 40 17.890.963 34.7 24.733.250 31.3
Áo sơ mi 7.435.000 35 15.432.170 30 21.753.067 27.5
Quần 2.738.635 13 9.890.964 19 16.465.444 21
Quần áo
khác
2.713.636 12 8.349.758 16.3 15.981.239 20.2
Tổng
KNXK
sang EU
20.694.543 100 51.563.854 100 78.933.000 100

( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh )
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty sang thị trường EU là áo jacket
và áo sơ mi. Áo sơ mi là một trong những mặt hàng xuất khẩu đầu tiên của

công ty sang thị trường EU . Công ty xuất khẩu áo sơ mi nam và nữ dệt kim
vải cotton. Giá trị xuất khẩu của mặt hàng này cũng tăng nhưng không tăng
mạnh bằng sản phẩm áo jacket. Năm 2010 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này
đạt 21.753.067 USD, tăng xấp xỉ 3 lần về giá trị so với năm 2008, chiếm
27.5% tổng kim nghạch nhưng lại giảm 8.5% tỷ trọng so với năm 2008
(35.9%), . Trong đó mặt hàng áo jaket đạt tỷ trọng 24.733.250 USD, chiếm
31.3% giá trị tổng kim ngạch, tăng gấp 3 lần giá trị và giảm 9% tỷ trọng so
với năm 2008 (40%), . Trong đó các mặt hàng quần và các loại quần áo khác
đã tăng dần cả về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu của công ty. Năm 2008, giá trị xuất khẩu của mặt hàng quần áo khác chỉ
đạt 2.713.636 USD nhưng sau 2 năm đã đạt mức con số 15.981.239 USD,
chiếm 20% tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu năm 2010 và tăng 7% so với năm
2008. Thông qua bảng số liệu trên cho thấy chỉ sau 2 năm đã có sự chuyển
Phạm Xuân Hiển KTQT_ K40B
22

×