Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Giới thiệu Nghề Công tác Xã hội - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.19 KB, 58 trang )


Tr
Tr
ung tâm Ng
TruTri
hiên c
ứu


Tư v
ấn CTXH & PTCĐ

Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”
NĂNG ĐỘNG NHÓM

Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng
Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho
NVCTXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.

Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & PTCĐ
Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”
GIỚI THIỆU
NGHỀ
CÔNG TÁC XÃ
HỘI



Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 1




Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
MỤC LỤC

MỤC LỤC …………………………………………………………………………
1
Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI …………………………………
2
I. Khái quát nghề Công tác xã hội
……………………………………………… 2
1. Các khái niệm về Công tác xã hội
……………………………………………… 2
2. CTXH như là ngành khoa học
…………………………………………………… 3
II. Lịch sử hình thành nghề CTXH …………………………………………………
4
1. Quá trình hình thành CTXH như một khoa học
………………………………… 4
2. Sự hình thành ngành CTXH ở Việt Nam
………………………………………… 7
3. Những thách thức và cơ hội của nghề CTXH tại Việt Nam
………………………. 7
Bài 2: MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI ………….

11
I. Mục đích của CTXH
……… 11
1. Mục đích của CTXH
………………………………………………………………. 11
2. Mục tiêu của CTXH
……………………………………………………………… 12
3. Các nhiệm vụ của CTXH
………………………………………………………… 13
II. Chức năng của CTXH
…………………………………………………………… 13


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 2


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
III. Những vai trò khác nhau của CTXH
……………………………………………… 15
IV. Thực hành CTXH
…………………………………………………………………. 16
1. Khái niệm thực hành CTXH

………………………………………………………. 16
2. Các mô hình can thiệp của CTXH thực hành
…………………………………… 17
3. Các yêu cầu đối với NVXH
……………………………………………………… 19
Bài 3: TRIẾT LÝ, GIÁ TRỊ, NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ CTXH
……………. 20
I. Nền tảng triết lý của CTXH
………………………………… 20
1. Các quan điển cơ bản trong CTXH
…………………………………………… 20
2. Các quy điều đạo đức trong CTXH
………………………………………………… 21 II. Các giá trị của CTXH
………………………………………………………………. 22
1. Khái niệm các giá trị
……………………………………………………………… 22
2. Những vấn đề khó xử về giá trị
………………………………….………………… 23
3. Các hướng dẫn trong việc giải quyết những vấn đề khó xử
………………………… 23
III. Các nguyên tắc của CTXH
………………………………………………………… 24
Bài 4: CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
……………… 28
I. Các lĩnh vực hoạt động trong
CTXH……………………………………………… 28


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012


Trang 3


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
II. Các dịch vụ xã hội
…………………………………………………………………. 34
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………… 35


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 4


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI

Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI


I. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI (CTXH)
CTXH được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ
gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt động khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết
như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn
thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng
Tuy nhiên, ở Việt Nam CTXH thường còn một số người nghĩ như là một việc làm
từ thiện. Để cho thấy CTXH không phải là công việc đơn giản như công tác từ thiện,
cần có cái nhìn đầy đủ ý nghĩa về CTXH. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về
CTXH, dưới đây là một số định nghĩa về CTXH:
1. Các khái niệm CTXH
-
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004)
 Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ
GIÚP. Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm
phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng
đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
-
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW)
 CTXH là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng
đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ, để giúp họ
thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với
các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).
 CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và
nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ
tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999: )
1
.

1

Charles H, Zastrow, CTXH thực hành,Cole Publishing Company, 1999.


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 5


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
-
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc
tế Montreal, Canada tháng 7/2000:
 CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết vấn
đề trong mối quan hệ con người, hướng tới sự tăng quyền lực và giải
phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng
thoải mái và dễ chịu. CTXH vận dụng các lý thuyết về hành vi con
người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương
tác giữa con người và môi trường của họ.
CTXH dưới nhiều hình thức đa dạng của nó, nhằm vào vô số các tương tác
phức hợp giữa con người và các môi trường của họ. Sứ mạng của CTXH là tạo
năng lực giúp người dân phát triển tối đa tiềm năng, làm phong phú đời sống của
họ và ngăn ngừa các trục trặc. CTXH chuyên nghiệp tập trung vào quá trình giải
quyết các vấn đề và sự thay đổi. Do đó, nhân viên CTXH (hay được gọi là
NVXH-NVCTXH) là những tác nhân đổi mới trong xã hội, trong đời sống của

các cá nhân, gia đình, cộng đồng mà họ phục vụ. CTXH là một hệ thống liên
kết các giá trị, lý thuyết và thực hành.
2. CTXH như là ngành khoa học
CTXH phát triển như là một chuyên ngành khoa học ứng dụng, cung cấp một
lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn bao
gồm: các giá trị, nguyên tắc, và những kỹ thuật nhằm giúp đỡ những thành phần
yếu kém trong xã hội có được các dịch vụ xã hội mong muốn, và các liệu pháp
tâm lý cho cá nhân, gia đình, và nhóm có vấn đề, hỗ trợ cộng đồng cải thiện các
dịch vụ y tế và xã hội.
Mô hình CTXH chuyên ngành:






Ch
ức năng
CTXH
- Công cụ
- Kỹ thuật
- Kỹ năng
TRIẾT

CTX
H

Nhân viên
CTXH
An sinh XH

Dịch vụ xã hội
Phát triển XH

Ki
ến thức
cơ bản
Qui đi
ều
đạo đức
TIẾN TRÌNH
GIÚP ĐỠ
SỰ THAY ĐỔI
CÓ KẾ HOẠCH
THÚC ĐẨY
XÃ HỘI


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 6


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI














Phân biệt CTXH với công tác từ thiện
Nội dung
so sánh
Hoạt động từ thiện CTXHchuyên nghiệp
1. Mục đích

- Xuất phát từ thiện tâm, thiện
chí và nhân đạo mà giải quyết
vấn đề khó khăn của đối
tượng.
- Nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lí
cá nhân (làm phước, để đức,
khẳng định vị trí xã hội,…)
- Xuất phát từ thiện tâm,
thiện chí và nhân đạo mà
giải quyết vấn đề khó khăn
của đối tượng.
- Xem đối tượng và lợi ích

của họ là mối quan tâm duy
nhất.
2. Phương
pháp
- Vận động sự đóng góp của
người khác rồi phân phối vật
chất quyên góp được hay hàng
- Giúp đối tượng “có vấn đề”
phát huy tiềm năng của
mình để tự giải quyết vấn
Giá tr

CTXH

Nguyên t
ắc
CTXH
Các y
ếu tố
CTXH
Đánh giá
Kế hoạch
Thực hiện
Lượng giá
Kết thúc


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 7



Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
Nội dung
so sánh
Hoạt động từ thiện CTXHchuyên nghiệp
hóa viện trợ đến đối tượng
hưởng lợi.

- Giải quyết vấn đề cấp bách
như cứu trợ thiên tai, hỏa
hoạn…
- Mang hình thức xin - cho, ban
phát.
đề của chính họ và đóng
góp cho xã hội.
- Giải quyết vấn đề có tính
lâu dài, toàn diện và tận
gốc.
- Phương pháp khoa học xã
hội dựa trên kiến thức và kỹ
năng chuyên môn để giúp
cho đối tượng “tự giúp” và
“tự cứu” mình.

3. Mối
quan hệ
giữa người
giúp đỡ và
được giúp
đỡ

- Lỏng lẻo, nhất thời, hoặc
không có mối quan hệ nào
- Từ trên xuống với thái độ ban
ơn
- Chủ động, quyết định, áp đặt,
làm thay
- Thụ động.
- Là mối quan hệ nghề
nghiệp chặt chẽ, mật thiết
- Bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau
- Tìm hiểu nhu cầu, tôn trọng
quyền tự quyết và phát huy
tiềm năng của đối tượng,
gây ý thức và “làm với” đối
tượng
- Chủ động tham gia giải
quyết vấn đề của chính
mình.
4. Kết quả
- Vấn đề khó khăn thực sự chỉ
được giải quyết tạm thời,
không triệt để. Đối tượng có

thể trông chờ, đòi hỏi hoặc ỷ
- Vấn đề khó khăn thực sự
được giải quyết. Đối tượng
được giúp đỡ khắc phục
khó khăn và tự lực vươn


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 8


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
Nội dung
so sánh
Hoạt động từ thiện CTXHchuyên nghiệp
lại. lên.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGHỀ CTXH
1. Quá trình hình thành CTXH như một khoa học
-
Năm 1800, Hiệp hội các tổ chức từ thiện (COS) và các cơ quan tư nhân
cùng tham gia để (1) cung cấp dịch vụ trực tiếp cho các cá nhân và gia đình
- đây là tiền thân của CTXH cá nhân - một cách tiếp cận của CTXH; (2) lập
kế hoạch và phối hợp những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân để đáp ứng các

vấn đề xã hội tại cộng đồng - Đây là tiền thân của tổ chức cộng đồng và
cách tiếp cận lập kế hoạch xã hội.
 Đồng thời với phong trào COS thành lập nhà ở định cư vào cuối
những năm 1800. Nhà ở định cư được sử dụng nhằm thay đổi kỹ
thuật được gọi là nhóm hành động xã hội, hoạt động xã hội, và tổ
chức cộng đồng.
 Những NVCTXH đầu tiên được trả lương là thư ký điều hành của tổ
chức từ thiện xã hội vào cuối những năm 1800. Vào thời điểm đó COS
nhận được một số hợp đồng từ các thành phố, trong đó họ được yêu
cầu quản lý quỹ cứu trợ. Sau đó, họ thuê những người thư ký điều
hành tổ chức và đào tạo các "người viếng thăm thân thiện" và thiết lập
các chế độ sổ sách kế toán để giải trình các khoản tiền nhận được.
 Đào tạo CTXH thực sự bắt đầu từ năm 1898 khi Tổ chức Từ thiện
đưa ra một khóa đào tạo mùa hè cho người làm công tác từ thiện.
-
Năm 1900, Gốc rễ của CTXH có thể được tìm thấy qua những trợ giúp
định cư và các hoạt động tổ chức từ thiện.
 Năm 1917, Mary Richmond xuất bản cuốn Chẩn đoán Xã hội, lần đầu
tiên một cuốn sách mô tả lý thuyết và các phương pháp của công tác
xã hội. Cuốn sách tập trung vào làm thế nào để NVCTXH can thiệp
giúp đỡ cá nhân. Quy trình bao gồm: thu thập thông tin, chẩn đoán kế


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 9


Gi
ới thiệu nghề Công tác X

ã h
ội


SDRC - CFSI
hoạch giải quyết (những gì cần làm để trợ giúp thân chủ). Cuốn sách
có ý nghĩa quan trọng bởi nó đưa ra cách thức trợ giúp cá nhân/trường
hợp.
-
Vào cuối Chiến tranh Thế giới I, CTXH bắt đầu được xem như là một
nghề nghiệp riêng biệt.
 Thành lập Hiệp hội Mỹ các NVCTXH Y khoa (1918)
 Thành lập Hiệp hội các Trường học Đào tạo cho CTXH sau này trở
thành Hiệp hội trường học và CTXH (AASSW)
 Thành lập Hiệp hội Quốc gia CTXH (1919)
 Thành lập Hiệp hội Mỹ các NVCTXH (1920)
 Thành lập Hiệp hội NVCTXH Mỹ (1926)
 AASSW phát triển các yêu cầu về giáo dục để đảm bảo các tiêu chuẩn
trong đào tạo.
-
Cuộc Đại suy thoái mở ra nhiều con đường cho các NVCTXH trong
khối nhà nước (1929)
 Cuộc suy thoái những năm 1930 và việc ban hành bộ luật An ninh Xã
hội năm 1935 đã mang lại sự phát triển các dịch vụ xã hội công và cơ
hội nghề nghiệp cho các nhân viên xã hội (NVXH).
 Thành lập Hiệp hội của Nhóm NVXH(1936) Mỹ và các nhóm khác
 Thừa nhận NASSA như là một cơ quan cung cấp chương trình cử nhân
(1943)
 Thành lập Hội đồng Quốc gia về Giáo dục NVCTXH (NCSWE) để
phối hợp với các hoạt động của ASSW và NASSA (1946)

 Thành lập Hiệp hội của tổ chức Cộng đồng và Nghiên cứu (1946)
 Thành lập Nhóm Nghiên cứu NVCTXH(1949)
 Thành lập Hội đồng CTXH (CSWE) sát nhập AASSWW và NASSA
(1952)
 Soạn thảo ra Văn bản Chính sách CSWE đầu tiên (1952)


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 10


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
 Thành lập Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW) (1955). Mục đích
của hiệp hội này là nâng cao điều kiện sống của xã hội và nâng cao
chất lượng và hiệu quả của các hoạt động xã hội.
 Thành lập Hiệp hội Quốc gia NVCTXH Tây Ban Nha (1955)
 Xuất bản cuốn sách Nghề CTXH đầu tiên (1956)
 NASW chấp nhận Bộ luật Dân tộc thiểu số (1960)
 Chiến tranh chống lại nạn đói tập trung chú ý vào những thay đổi xã
hội (những năm1960)
 CSWE phát triển các tiêu chí cho chương trình BSW (1962)
 Thành lập Hiệp hội quốc gia NVCTXH da đen (NABSW) (1968)
 Thành lập Hiệp hội các NVCTXH Puetto Rico (NAPRSSW) (1968)

 Thành lập hiệp hội NVCTXH Ấn độ gốc Mỹ (1969)
 Thành lập tổ chức NVCTXH Hoa Kỳ (1969)
 CSWE với chương trình BSW (1974)
 NASW thành lập Hoạt động Chính trị cho cuộc bình bầu Đại biểu
(PACE) (1976)
 Hợp nhất Hiệp hội Hoa Kỳ của các Ủy ban NVCTXH (AASSWB)
nhằm thống nhất chứng chỉ, văn bằng, các quy trình cấp (1979)
 Thành lập Tổ chức các Nhóm NVCTXH Tiến bộ (AASWG) (1982)
 CSWE tuyên bố thành lập nền tảng phổ biến chung cho cả hai chương
trình BSW và MSW (1984)
 NASW xây dựng Trung tâm Chính sách và Hành động xã hội nhằm
tuyên truyền các thông tin về chính sách phúc lợi xã hội (1987)
 Thành lập của trường đào tạo Chứng chỉ tú tài cho các NVCTXH
(ACBSW) (1991)
 NASW chấp thuận việc chỉnh sửa Bộ luật dân tộc Thiểu số (1996).
-
NVCTXH của Hoa Kỳ kỷ niệm hơn 100 năm lao động xã hội.


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 11


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội



SDRC - CFSI
-
Sự phát triển phúc lợi xã hội và CTXH có thể được nguồn gốc từ những
thay đổi xảy ra trong một xã hội cụ thể tại một đất nước giàu mạnh cùng với
những tác động xảy ra trong mối quan hệ quốc tế của đất nước đó đối với
các nước khác.
-
CTXH với vai trò là một nghề gần đây. Đào tạo chính thức CTXH lần đầu
tiên được đưa ra trong trường đại học từ đầu những năm 1900, và NVXH
được sử dụng là vào khoảng năm 1900.
-
Năm 1901 trường CTXH chính quy đầu tiên được thành lập ở New York
(Mỹ) với thời gian học 8 tháng. Sau đó, có các trường khác ở Philadelphia,
Boston, Chicago.
-
Ở Châu Á, Ấn Độ là nước đầu tiên du nhập ngành CTXH khoa học, với
việc thành lập trường CTXH Bombay, năm 1939.
-
Trung Quốc cũng đã tiếp cận ngành CTXH khoa học từ tháng 4 năm 1950.
-
CTXH được công nhận là một nghề ở Vương quốc Anh, Canada, Hoa Kỳ,
Ấn Độ, và nhiều nước khác. Người ta ngày càng công nhận rằng người dân
ở mọi quốc gia luôn phụ thuộc lẫn nhau. Những khó khăn và vấn đề xảy ra
ở quốc gia này có thể sẽ ảnh hưởng đến các nước khác. Tại một số các
trường cao đẳng và đại học ở nhiều quốc gia có xuất hiện xu hướng "quốc tế
hóa" các chương trình giảng dạy. Học sinh, sinh viên cần có hiểu biết và
đánh giá cao về tính đa dạng mang tầm quốc tế. Người dân của tất cả các
quốc gia đều đang gặp các vấn đề về xã hội như nghèo đói, bệnh tâm thần,
tội phạm, ly dị, bạo lực gia đình, HIV/AIDS,.v.v. Một số vấn đề chỉ có thể
được giải quyết khi có các nỗ lực phối hợp mang tính quốc tế. NVXH trong

tương lai sẽ ngày càng cần thiết và các quan điểm quốc tế trong việc phân
tích và giải quyết các vấn đề xã hội cần được chú ý (Zastrow, 1996: 61-62).


2. Sự hình thành ngành CTXH ở Việt Nam
-
Sự phát triển của CTXH như một ngành chuyên môn là một quá trình tự
phát, vì cơ quan chính quyền có liên quan là ngành Lao động Thương binh


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 12


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
Xã hội lúc đầu không có khái niệm nào về An sinh Xã hội (ASXH), và
CTXH như những ngành khoa học. Nó xuất phát từ nhu cầu bức bách của
xã hội với những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó là sự
hiện diện của nhóm NVCTXH sẵn sàng đáp ứng.
-
Năm 1949, với sự giúp đỡ của Hội Hồng Thập Tự và Đại sứ quán Pháp tại
Sài Gòn, trường Cán sự xã hội Caritas được thành lập do các nữ tu dòng
Vinh Sơn thành lập, thời gian học 3 năm.

-
Năm 1968, Trường CTXH Quốc gia, thuộc Bộ Xã hội (cũ) được thành lập
với sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc (UNICEF và UNDP), chương trình học
2 năm cho chức danh Cán sự xã hội và cấp Kiểm sự xã hội và 1 năm cho
phó kiểm sự xã hội. Bên cạnh đó là một số tổ chức như các tổ chức tôn
giáo, Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số cở
ban ngành như UBDSGĐ và TE, Hội chữ thập đỏ gửi người đi học các
khóa cán sự xã hội ngắn hạn và các khóa tập huấn về công tác Phát triển
cộng đồng.
-
Năm 1975, cả hai trường đều giải thể. Song vẫn còn một nhóm các nhà
khoa học tâm huyết đã cố gắng duy trì ngành học này tại một vài cơ sở
đào tạo ở TP.HCM.
-
Đến năm đến năm 1992, bộ môn CTXH mới được thành lập trở lại tại Khoa
Phụ nữ học thuộc trường Đại học Mở - Bán Công TP.HCM, với hệ cử nhân
và cao đẳng. Thành phần giảng viên từ các anh chị NVCTXH từ trường
CTXH và Caritas. CTXH được giảng dạy với đầy đủ các tiết về lý thuyết và
thực hành để sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành một NVCTXH chuyên
nghiệp. Các tổ chức tôn giáo, Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long và một số cơ sở ban ngành như Ủy ban Dân số Gia đình và
Trẻ em, Hội chữ thập đỏ gửi người đi học các khóa cán sự xã hội ngắn
hạn và các khóa tập huấn về công tác Phát triển cộng đồng.
-
Tháng 10 năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã ngành với
chương trình khung đào tạo cử nhân ngành CTXH bậc đại học và bậc cao
đẳng tạo bước ngoặc căn bản trong sự phát triển của nghề CTXH ở Việt
Nam. Đến nay đã có 38 trường ĐH, cao đẳng đào tạo ngành CTXH.



Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 13


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
-
Đặc biệt, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
32 về việc phê duyệt Đề án phát triễn ngành CTXH giai đoạn 2010 - 2020.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề
CTXH trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
-
Ngày 15/7/2011 Bộ Trưởng Bộ Y tế cũng đã ký Quyết định số 2514/QĐ-
BYT về Đề án Phát triển nghề CTXH trong ngành Y giai đoạn 2011 - 2020.
Đề án này nhằm cụ thể Quyết định số 32 của Thủ tướng Chính phủ vào thực
tiễn của lĩnh vực y tế góp phần giải quyết những nhu cầu bức thiết trong
chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ như làm gia tăng sự
hài lòng của người dân khi sự dụng các dịch vị y tế.
3. Những thách thức và cơ hội của nghề CTXH tại Việt Nam
-
Những bước tiến đột phá:
 Tháng 10/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê chuẩn mã
ngành học CTXH.
 Tháng 3/2010: Thủ tưởng phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH

 Tháng 8/2010: Ban hành mã ngạch CTXH cùng với chức danh tiêu
chuẩn
 Hội CTXH ở Việt Nam được thành lập và ra mắt vào 23/6/2011
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành
CTXH đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong thời gian tới.Về cơ hội thì các
tổ chức xã hội quốc tế sẽ tăng cường đầu tư vào VN thông qua các dự án phát
triển và sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành CTXH, nhà nước quan tâm nhiều hơn
về ngành này nhất là chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực trong các hoạt động của
các đoàn thể xã hội và của ngành Lao động - Thương Binh Xã hội. Hợp tác quốc
tế sẽ mở rộng hơn trong nghiên cứu và đào tạo. Một hội đoàn chuyên nghiệp sẽ
hình thành để bảo vệ quyền lợi và tăng cường chuyên môn cho các thành viên của
mình.
-
Cơ hội


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 14


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
 Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ, CTXH nói chung và

ngành CTXH nói riêng ngày càng được chú trọng. Năm 2004, Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành khung chương trình quốc gia đào tạo CTXH
bậc đại học và cao đẳng và giúp các trường đại học, cao đẳng làm cơ
sở thiết kế chương trình đào tạo và cấp mã ngành cho ngành CTXH.
 Tiếp theo sự phê duyệt của Chính phủ về đề án phát triển nghề CTXH
là phê duyệt mã nghề CTXH vào ngày 25/8/2010 theo Thông tư số
08/2010/TT-BNV, các chức danh CTXH viên chính (mã số 24191),
CTXH viên (mã số 24292), và NVXH (mã số 24293) nghề còn rất mới
lạ trong xã hội.
 Vấn đề đào tạo CTXH đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều tổ chức
quốc tế, các trường đào tạo CTXH trên thế giới.
-
Thách thức
Những người tâm huyết với sự phát triển ngành CTXH ở Việt Nam vui
mừng trước những bước tiến trong thời gian qua, tuy nhiên chúng ta cũng
đang đối mặt với nhiều thách thức hiện hữu lẫn tiềm ẩn.
 Nhu cầu nghề CTXH tại Việt Nam: Thực tế hiện nay chúng ta có
khoảng 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực CTXH, tuy nhiên 81%
chưa qua đào tạo, chưa được học những kỹ năng cần thiết về CTXH.
Tính đến thời điểm năm 2009, toàn quốc mới có khoảng 1.500 sinh
viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành CTXH. Do chương trình đào tạo
CTXH trong các trường đại học, cao đẳng mới được biên soạn, đội
ngũ giảng viên tiếp cận môn khoa học mới này chưa lâu, còn thiếu
nhiều kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tiễn nên chất lượng của
chính số sinh viên được đào tạo chính quy trên cũng không được bảo
đảm tốt.
 Sự thừa nhận của xã hội đối với nghề công tác xã hội: CTXH
chuyên nghiệp chưa có được sự thừa nhận rộng rãi của xã hội từ người
dân cho đến phần lớn cán bộ nhà nước trong bộ máy quản lý từ trung



Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 15


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
ương đến cơ sở. Ngay trong ngành lao động thương binh và xã hội vẫn
còn nhiều người chưa từng nghe đến CTXH chuyên nghiệp. Điều này
cũng dễ hiểu vì trong các ngành nghề hiện hữu chưa có nghề làm
CTXH chuyên nghiệp. Vả lại theo suy nghĩ của xã hội từ trước đến
nay cho rằng làm CTXH là làm những việc công ích hoặc làm từ thiện
cứu trợ. Vì vậy, có người đồng hóa CTXH là từ thiện. Từ đó, xã hội
cho rằng ai cũng có thể làm CTXH được. Nhận thức này là phổ biến
trong đội ngũ những người xem CTXH là việc làm thêm khi nghỉ hưu,
hay công tác đoàn thể ở khu phố…
 Sự nở rộ của việc mở ngành đào tạo CTXH ở các trường đại học cao
đẳng: Trước sự lớn mạnh của ngành CTXH ai cũng mừng nhưng đồng
thời lại lo âu về nhiều mặt về hiện tượng phát triển không cân đối này.
Ai cũng thấy được những thách thức trong quá trình đào tạo CTXH
phải đối mặt như về sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; về thực tập và
cơ sở thực tập.
 Công tác thực tập CTXH cho sinh viên: Thực tập là một phần không
thể thiếu trong công tác đào tạo công tác xã hội. Hiện nay, các trường

đang đứng trước những khó khăn về cơ sở thực tập, về đội ngũ kiểm
huấn viên, về tài liệu hướng dẫn thực tập. Chúng ta đang thiếu các cơ
sở xã hội sẵn sàng tiếp nhận sinh viên đến thực tập do nhiều nguyên
nhân như cơ sở chưa chuẩn bị, cơ sở không hiểu mục đích thực tập
CTXH là gì, cơ sở không có người chuyên môn CTXH để hướng dẫn
sinh viên; và có cơ sở ngại nhận sinh viên đến vì sợ bận rộn… Bản
thân kiểm huấn viên có người chưa được tập huấn công tác kiểm huấn.
Có nơi lấy cán bộ tại cơ sở làm kiểm huấn viên trong khi họ không
phải NVXH chuyên nghiệp.
 Đầu vào của sinh viên CTXH: Một mâu thuẫn trong tình hình đào
tạo hiện nay là giữa số lượng đầu vào và chất lượng đầu ra của sinh
viên ngành CTXH. Trường nào cũng mong muốn tuyển sinh nhiều,
trong khi năng lực đào tạo không đáp ứng. Đó cũng là thách thức và
nguy cơ của giáo dục đào tạo CTXH ở Việt Nam.


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 16


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
Nhận thức của xã hội đối với nghề CTXH đã tạo ra không ít khó khăn, do
đó cần có lộ trình nâng cao nhận thức của người dân và đồng thời cũng cần

nâng cao trình độ chuyên môn cho NVCTXH để nghề CTXH được chuyên
môn hóa và phát triển bền vững.
-
Vai trò của tổ chức phi chính phủ quốc tế trong phát triển nghề
CTXHtại Việt Nam
Các tổ chức phi chính phủ Quốc tế (INGOs) góp phần thúc đẩy và phát triển
ngành CTXH - mở nhiều dự án phát triển, kéo theo nhiều chuyên gia tư vấn
về phương pháp và kỹ năng CTXH. Nhiều mô hình ứng dụng CTXH thành
công tạo tiền đề cho thực hành CTXH chuyên nghiệp.
 Vai trò của các tổ chức này rất nổi trội trong hoạt động giảm nghèo,
phát triển cộng đồng, trợ giúp nhân đạo, cung cấp dịch vụ xã hội, nhất
là dịch vụ công và dịch vụ xã hội cơ bản, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Những năm vừa qua các tổ chức phi chính phủ quốc tế có hoạt động
tại Việt nam liên tục tăng và hoạt động rất tích cực, đem lại hiệu quả
tích cực.
 Số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hiện đang hoạt
động tại Việt Nam tăng từ 560 tổ chức năm 2004, tăng lên 750 tổ chức
năm 2009. Lĩnh vực hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trên
cũng rất đa dạng và không phải tổ chức nào cũng có lĩnh vực hoạt
động trong ngành CTXH như: bảo vệ và chăm sóc trẻ em; y tế, chăm
sóc sức khỏe cho người khuyết tật, người nhiễm HIV; giới; xóa đói
giảm nghèo và Phát triển cộng đồng…
Tóm tắt ý chính
- CTXH là một ngành nghề ứng dụng thực hành và mang tính khoa học nhằm
thúc đẩy sự thay đổi xã hội qua việc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ở
những nhóm người dễ bị tổn thương.
- CTXH đã được hình thành ở Việt Nam từ trước 1975 và sau đó năm 1992
CTXH được khôi phục và phát triển ngày càng chính thống bởi sự cho phép
đào tạo (có mã ngành) và sự phát triển Đề án 32 (có mã nghề) là những nỗ lực



Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 17


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
không ngừng của Đảng và Nhà nước.






Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 18


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội



SDRC - CFSI

Bài 2: MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ
HỘI

I. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
1. Mục đích của công tác xã hội
-
Theo các định nghĩa, mục đích của CTXH là giúp đỡ các cá nhân, nhóm và
cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn có khả năng phục hồi các chức năng
xã hội và để tạo các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được các mục đích cá
nhân (NASW, 1973), cụ thể là:
 Giúp đối tượng đáp ứng được nhu cầu và tăng cường chất lượng cuộc
sống, thông qua việc tìm ra những tiềm năng, nội lực của họ, và tiềm
năng trong xã hội để giải quyết vấn đề của chính họ.
 Giúp cho việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, hỗ trợ cho nhu
cầu của đối tượng.
 Giúp xây dựng một cộng đồng biết đáp ứng nhu cầu của người dân.
-
CTXH ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới hướng tới các can thiệp xã hội vì
mục đích phát triển, bảo vệ, ngăn ngừa và/ hoặc chữa trị. Dựa vào các tài
liệu có sẵn, các phản hồi từ các đồng nghiệp trong quá trình tư vấn và các
bài bình luận về định nghĩa quốc tế của công tác xã hội, các mục đích chính
của CTXH (www.ifsw.org/p38000255.html, 4/4/2003) được xác định như
sau:
 Tạo điều kiện thuận lợi hòa nhập cộng đồng cho những nhóm người bị
cách ly khỏi xã hội, bị xã hội xua đuổi, bị tước đoạt tài sản, dễ bị tổn
thương và đang trong nguy hiểm.
 Xóa bỏ những rào cản, thách thức, không bình đẳng và không công

bằng tồn tại trong xã hội.


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 19


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
 Hỗ trợ và huy động các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng
cao chất lượng sống và năng lực giải quyết vấn đề của họ.
 Khuyến khích con người tham gia vào các hoạt động liên quan tới các
mối quan tâm của vùng, quốc gia, khu vực và thế giới.
 Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp với các nguyên
tắc đạo đức của nghề.
 Hỗ trợ sự thay đổi các điều kiện để trợ giúp cá nhân trong tình trạng
cách ly với xã hội, không có tài sản và dễ bị tổn thương.
 Làm việc theo hướng bảo vệ những người có hoàn cảnh không tự bảo
vệ được bản thân họ, như trẻ em có nhu cầu chăm sóc và những người
bị tâm thần hay chậm phát triển trí tuệ, trong khuôn khổ của pháp luật
được thừa nhận và hợp với luân thường đạo lý.
-
DuBois and Miley, (2005) đề xuất các mục đích của CTXH như sau:
 Hiệp hội NVXH Quốc gia định nghĩa mục đích của CTXH là thúc đẩy

hoặc khôi phục sự tương tác lẫn nhau về lợi ích giữa các cá nhân và xã
hội nhằm nâng cao chất lượng sống của mỗi người. CTXH được biết
đến như một quan điểm tích hợp mà nó tập trung vào xem xét con
người trong bối cảnh của môi trường tự nhiên và xã hội của họ.
 Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, NVCTXH củng cố chức năng con
người và nâng cao hiệu quả của các cấu trúc trong xã hội mà chúng
cung cấp các nguồn lực và cơ hội cho người dân. NVCTXH phấn đấu
giải phóng sức mạnh con người, do đó con người có thể hiện thực hóa
tiềm năng của mình và đóng góp vào nâng cao chất lượng sống của xã
hội (Dubois and Miley, 2005:10).
2. Mục tiêu của CTXH
- Các mục tiêu của nghề CTXH biến mục đích chung của CTXH thành các
phương hướng cụ thể hơn để hành động. Các mục tiêu này hướng
NVCTXH đến việc nâng cao ý thức của thân chủ về khả năng, kết nối họ
với các nguồn lực và khuyến khích sự thay đổi, làm cho các tổ chức và các


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 20


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
thể chế xã hội đáp ứng nhiều hơn đối với các nhu cầu của người dân

(NASW, 1981).
-
CTXH chú trọng mối tương tác giữa con người và môi trường vì vấn đề
của thân chủ có liên quan đến nhiều yếu tố tác động: gia đình, công việc,
cộng đồng hoặc yếu tố tâm lý, sức khỏe, kinh tế Do đó, để thực hiện
được mục đích nói trên, NVCTXH cùng làm việc với thân chủ để đạt các
mục tiêu sau:
 Giúp thân chủ nâng cao năng lực và tăng cường khả năng đối phó hay
giải quyết vấn đề của họ. NVCTXH hỗ trợ thân chủ các kỹ năng cá
nhân, hướng dẫn các chiến thuật giải quyết vấn đề.
 Giúp thân chủ tiếp cận các nguồn tài nguyên cộng đồng như các dịch
vụ công cộng, trung tâm y tế, trường học
 Giúp cho các tổ chức đáp ứng nhu cầu của thân chủ.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho những tác động hỗ tương giữa con người
thân chủ và môi trường.
 Tác động đến các mối quan hệ hỗ tương giữa các tổ chức và thể chế.
 Tác động đến chính sách xã hội và môi trường.










Phương châm của CTXH “
Cho c
ần

câu để câu cá”, phát huy tối đa
nguồn tiềm năng của đối tượng,
giúp họ thấy được trách nhiệm
tham gia và đóng góp tích cực cho
quá trình giải quyết vấn đề vì an
sinh của họ nói riêng và của toàn xã
hội nói chung
NVCTXH cần xác
định:
Làm gì?
Làm như thế nào
trong quá trình giúp
đỡ đối tượng giải
quyết vấn đề


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 21


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI






Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 22


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI
3. Các nhiệm vụ của CTXH
-
Nâng cao năng lực của con người trong giải quyết vấn đề, đương đầu và
hành động có hiệu quả. Để hoàn thành mục tiêu này, NVCTXH đánh giá
những cản trở đối với khả năng thực hiện chức năng của thân chủ.
NVCTXH cũng xác định các nguồn lực và những thế mạnh, nâng cao kỹ
năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát triển các kế hoạch để giải
quyết và ủng hộ các nỗ lực của thân chủ để tạo ra những thay đổi trong cuộc
sống và hoàn cảnh của họ.
-
Nối kết thân chủ với các nguồn lực cần thiết. Giúp đỡ thân chủ sử dụng các
nguồn lực mà họ cần thiết để thay đổi có hiệu quả tình trạng của họ.
NVCTXH ủng hộ các chính sách và dịch vụ cung cấp phúc lợi tốt nhất,
nâng cao giao tiếp giữa các nhà chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ, xác định
những lỗ hổng, những trở ngại trong các dịch vụ xã hội cần phải giải quyết.

-
Thúc đẩy chất lượng mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội. Mục tiêu này có
nghĩa là NVCTXH cần đảm bảo rằng hệ thống cung cấp các dịch vụ xã hội
mang tính nhân đạo và cung cấp các nguồn lực và dịch vụ cho con người.
Để hoàn thành mục tiêu này, NVCTXH tham gia và ủng hộ các kế hoạch
tập trung vào thân chủ, có hiệu lực và hiệu quả, kết hợp với các biện pháp
trách nhiệm giải trình.
-
Thúc đẩy sự công bằng xã hội thông qua phát triển chính sách xã hội. Đối
với việc phát triển các chính sách xã hội, NVCTXH nghiên cứu các vấn đề
xã hội để thực hiện chính sách, đưa ra những đề xuất các chính sách mới và
biện hộ để đừng áp dụng thực hiện các chính sách không hữu ích. Ngoài ra,
NVCTXH cụ thể hóa các chính sách chung thành các chương trình và các
dịch vụ cụ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người.
II. CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
Như đã trình bày, CTXH là các hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ cá nhân,
nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực đối với việc thực hiện các chức năng xã hội và
cải thiện cuộc sống.


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 23


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội



SDRC - CFSI
Do đó, CTXH thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng như phòng ngừa, chữa trị,
phục hồi và hướng tới sự phát triển, cụ thể như sau:
-
Chức năng Phòng ngừa: Ngăn ngừa các vấn đề xã hội nảy sinh bằng các
chương trình với những giải pháp cụ thể phù hợp từng loại đối tượng, giúp
họ không rơi vào tình huống cần có sự can thiệp của NVCTXH.
Ví dụ: Tạo nên các dịch vụ vui chơi giải trí nhằm ngăn chặn trẻ em hư hỏng.
Phát triển dịch vụ tư vấn gia đình để tránh rạn nứt, đổ vỡ…
-
Chức năng Giải quyết vấn đề của đối tượng (chức năng chữa trị): Giúp
đối tượng giải quyết các vấn đề xã hội theo một quy trình giúp đỡ.
Ví dụ: Trẻ bị lạm dụng tình dục đã và đang phải trải qua sự khủng hoảng về
cả thể lý và tâm lý. NVCTXH cần phải thực hiện tiến trình giúp đỡ như tiếp
cận và tìm hiểu rõ vấn đề bằng các kỹ thuật vấn đàm, tham vấn, vãng gia
-
Chức năng Phục hồi: giúp đối tượng đã và đang bị thiệt thòi có khả năng
tái hòa nhập vào đời sống xã hội.
Ví dụ: Giúp đỡ những người khuyết tật, các cụ già neo đơn, các đối tượng tệ
nạn xã hội không những trở lại cuộc sống bình thường mà còn hòa nhập vào
xã hội một cách hài hòa.
-
Chức năng Phát triển:
+ Giúp đối tượng phát triển thành con người mới toàn diện với đầy đủ
năng lực về thể chất, tinh thần và sống có ích cho bản thân, gia đình
và xã hội.
Ví dụ: Dạy học và dạy nghề phù hợp cho trẻ khuyết tật nhằm tăng
thu nhập cho bản thân và gia đình các em.
+ Giúp cộng đồng nâng cao năng lực và tăng cường khả năng giải

quyết vấn đề xã hội.
Ví dụ: Cho vay vốn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để đối tượng
thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu một cách bền vững.

Chức năng
Phòng ngừa
Chức năng Giải
quyết vấn đề
Chức năng
Phục hồi
Chức năng
Phát triển


Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 24


Gi
ới thiệu nghề Công tác X
ã h
ội


SDRC - CFSI











Năm 1958 Ủy ban Thực hành của Hiệp hội NVCTXH Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra
một công bố về những vấn đề đã được chấp nhận là ba mục đích, cũng là chức năng
của công tác xã hội.
-
Chức năng phục hồi của CTXH. Khía cạnh phục hồi chức năng nhằm đưa
con người về trạng thái bình thường trong thực hiện chức năng xã hội của
họ. Ví dụ: giúp đỡ cô gái mại dâm thay đổi thông qua tham vấn giúp cô gái
ấy tận dụng cơ hội học tập, đào tạo kỹ năng và việc làm hợp pháp.
- Chức năng phòng ngừa của CTXH liên quan đến việc phát hiện sớm, kiểm
soát, và loại bỏ những điều kiện có hại về đến việc thực hiện chức năng xã
hội. Ví dụ: tư vấn về các vấn đề trước hôn nhân và gia đình khác, giáo dục
giới tính cho thanh niên để ngăn chặn cuộc hôn nhân sớm, lạm dụng tình
dục…và thực hiện hỗ trợ việc ban hành pháp luật và chính sách có thể giúp
ngăn ngừa lạm dụng phụ nữ và trẻ em.
-
Chức năng phát triển của CTXH. Mục đích là để giúp các cá nhân sử
dụng tối đa tiềm năng và năng lực của mình, đồng thời tăng cường hiệu quả
các nguồn lực xã hội hoặc cộng đồng sẵn có. Chức năng này thường mang
khía cạnh giáo dục. Ví dụ: giúp những người lao động chính trong gia đình
bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm tận dụng những cơ hội đào tạo kỹ năng,
dịch vụ hỗ trợ cần thiết.
THỰC HIỆN
CHỨC NĂNG CTXH
NVCTXH

THÂN CH


×