Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo cáo về nghiệp vụ thực tập tại NHN0&PTNT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.27 KB, 23 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
************
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
CHI NHÁNH NHNo&PTNT– HUYỆN THANH SƠN
TỈNH PHÚ THỌ
Giáo viên hướng dẫn : TẠ THỊ KIM DUNG
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bích
Mã sinh viên : 5TD1025QT
Lớp : TC10
Hà nội, tháng 11 năm 2011


Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AgriBank) được
thành lập từ năm 1988, là một trong bốn Ngân hàng thương mại Nhà Nước lớn
nhất tại Việt Nam. Với phương châm “” Mang phồn thịnh đến với khách hàng”.
AgriBank đã có hơn 20 năm hoạt động và lớn mạnh với sự phấn đấu liên tục, kiên
trì vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để từng bước vững chắc đi lên.

Nhận thức việc thực tập là cần thiết, với mục đích cọ sát với môi trường làm
việc, củng cố thêm kỹ năng. Em đã chọn NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Tây
Hồ- Hà Nội là nơi thực tập. Với kiến thức học được ở nhà trường, em đã cố gắng

tiếp cận và tìm hiểu các công việc trong ngân hàng mà cụ thể là Phòng Kế toán
Ngân quỹ nơi đã tiếp nhận em về thực tập.
Nội dung bài báo cáo của em được chia làm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ.
Phần 2: Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ-
Hà Nội
Phần 3: Một số giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NH
Do trình độ và khả năng còn hạn chế, nên trong một thời gian ngắn em không
thể nghiên cứu hết tất cả các vấn đề cũng như không thể trình bầy đầy đủ nhất,
khoa học nhất các nội dung của báo cáo. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô
và các cô chú trong ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình
của giảng viên cô TẠ THỊ KIM DUNG, cùng các cán bộ công nhân viên chức

ở NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ- Hà Nội để bài viết của em được
hoàn thành.
Em xin chân thành cám ơn !
Báo cáo thực tập
2
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH
TÂY HỒ- HÀ NỘI
1.1: Qúa trình hình thành và phát triển chi nhánh:
Để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng cũng như phục vụ tốt hơn nhu cầu
của khách hàng mà NHNo & PTNT Việt Nam đã quyết định thành lập NHNo &

PTNT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ- Hà Nội theo quyết định số 18/QĐ/HĐQT –
NHNN của Hội đồng Bộ trưởng và UBND TP Hà Nội ngày 18/03/1996 NHNo &
PTNT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ- Hà Nội trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam
Hà Nội.
Những năm đầu hoạt động, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, kết quả kinh
doanh yếu kém, không có hiệu quả. Nguyên nhân là do hoạt động trên địa bàn mà
các hoạt động sản xuất thương mại, dịch vụ chưa phát triển mạnh. Đến năm 1999,
NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hồ- Hà Nội được nâng cấp lên thành chi nhánh ngân
hàng cấp 3 tại quyết định số 656/QĐ – NHNN - 02, ra ngày 28/08/1999, biên chế
lao động tăng dần và tính độc lập của chi nhánh ngân hàng trong hoạt động được
nâng lên.
Ngày 8/5/2004 Chi nhánh khai trương hoạt động tại 296 Nghi Tàm – Tây

Hồ- Hà Nội trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam Quảng An. Việc khai trương chi
nhánh tại Tây Hồ- Hà Nội không chỉ góp phần phát triển nền kinh tế trên địa bàn
Hà Nội, khai thác khả năng nguồn vốn nội lực tại các đô thị lớn phục vụ nhu cầu
vốn cho sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn mà còn góp phần thay đổi
bộ mặt văn hoá xã hội của địa bàn.
Ngày 10/4/2008 Chi nhánh trở thành chi nhánh cấp I, trực thuộc NHNo &
PTNT Việt Nam.
1.2. Cơ cấu tổ chức tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ- Hà Nội.
- Ban Giám đốc: 03 người
- Phòng Hành chính và Nhân sự: 09 người
- Phòng Kế toán và Ngân quỹ: 16 người
Báo cáo thực tập

3
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
- Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: 16 người
- Phòng Kinh doanh Ngoại hối: 04 người
- Phòng Kiểm Tra Kiểm soát nội bộ: 03 người
- Phòng Điện toán: 03 người
- Phòng dịch vụ & Marketing: 05 người
- Phòng Giao dịch 21: 05 người
- Phòng Giao dịch 22: 07 người
- Phòng Giao dịch 05: 12 người
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam, chi
nhánh đã thực hiện tốt việc bố trí đúng, đủ số cán bộ phù hợp với trình độ năng lực

sở trường ở từng vị trí, bộ phận, do đó đã đạt được hiệu qủa cao trong công tác
lãnh đạo và chỉ đạo.
Cũng như những chi nhánh cấp 1 khác cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh
khá đơn giản, được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức tại NHNo&PTNT Tây Hồ như sau:

Ban giám đốc gồm:01 giám đốc, 02 phó giám đốc.
Giám đốc:
Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo các nhiệm vụ quy
định, chỉ đạo kiểm tra, điều chỉnh theo phân cấp ủy quyền của NHNo&PTNT Việt
Nam đối với các chi nhánh.
Báo cáo thực tập

4
BAN GIÁM ĐỐC
(Gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc)
Phòng
HC và
NS
Phòng
KH và
KD
Phòng
KTKS
NB

Phòng
KD
NH
Phòng
DV&
Marketing
Phòng
Điện
Toán
Phòng
KT và
NQ

Phòng GD
21
Phòng GD
22
Phòng GD
số 5
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo ủy quyền của tổng giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam về các mặt nghiệp vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm trước
pháp luật. hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về các quyết
định của mình.
Phó giám đốc:

Thực hiện chức năng của mình và giúp việc cho giám đốc cụ thể:
+ Được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc đi vắng
(theo văn bản ủy quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi giám
đốc có mặt tại đơn vị.
+ Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc giao và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về quyết định của mình.
+ Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện nghiệp vụ
của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Phòng kế toán ngân quỹ:
Là phòng chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước,
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, xây dựng chỉ tiêu kế
hoạch tài chính quản lý, thực hiện thu chi tiền mặt, chấp hành chế độ kế toán theo

quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.
Phòng kinh doanh ngoại hối:
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua – bán, chuyển đổi) thanh
toán quốc tế trực tiếp, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, nghiệp vụ tín dụng,
bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, thực hiện các dịch vụ kiều
hối và chuyển tiền ra nước ngoài…
Phòng hành chính tổ chức:
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa tài sản cố định, làm đầu mối
thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, chăm lo đời sống vật
chất văn hóa – tinh thần cho cán bộ nhân viên … và những công việc mang tính
chất hành chính, phục vụ cho guồng máy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn cơ quan.

Báo cáo thực tập
5
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ:
Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt
động kinh doanh.
Tổ chức kiểm tra, xác minh tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư
thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh
đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại
đơn vị mình.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Là một bộ phận giữ vai trò quan trọng, có chức năng chuyên sâu về nghiệp

vụ kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn và sử dụng vốn, là đầu mối thẩm định các
dự án đầu tư trung dài hạn, nghiên cứu, đề xuất chiến lược KH, chiến lược huy
động vốn tại địa phương. Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn theo
định hướng của NHNo&PTNT-CN Tây Hồ.
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch
đến các chi nhánh NHNo trên địa bàn. Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc chi
nhánh giao.
Phòng Điện Toán:
Chức năng: Giúp Giám đốc Ngân hang Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn Tây
hồ quản lý và tổ chức ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực hoạt động của Ngân hang
Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn Tây Hồ.
Nhiệm vụ: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt

động của chi nhánh, Nghiên cứu, xây dựng và các ứng dụng các chương trình
CNTT vào công tác chuyên môn, công tác quản lý của cơ quan…
Phòng dịch vụ Marketing:
Trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với khách hàng. Hướng dẫn khách hang các thủ
tục giao dịch về mở tài khoản Tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng
dẫn cải tiến dể không ngừng đáp ứng sự hài lòng của KH.
Báo cáo thực tập
6
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
PHẦN 2
CÁC NỘI DUNG NGHIỆP VỤ THỰC TẬP TẠI NH NN

0
&PTNT
CHI NHÁNH TÂY HỒ - HÀ NỘI
2.1. CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn đình của nguồn vốn, Ngân hàng NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ Hà Nội chú trọng công tác huy động, sử dụng công cụ lãi
suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Vì vậy, kết quả huy động
vốn trong những năm vừa qua có những sự phát triển đáng kể, thể hiện qua bảng:
Bảng 2.1. Tăng trưởng huy động vốn qua các năm 2008 - 2010
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010

So sánh
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1. Phân loại theo thời hạn
Ngắn hạn 113.557 173.491 108.614 59.934 52,8 -64.877 -37,4
Trung dài hạn 123.943 745.687 1.040.609 621.744 501,6 294.922 39,6
2. Phân loại theo đối tượng
Cá nhân 145.842 508.464 769.613 362.622 248,6 261.149 51,4
Các tổ chức kinh tế 91.658 410.714 379.610 319.056 348,1 -31.104 -7,6
3. Phân loại theo loại tiền
Nội tệ 230.638 903.142 1.126.714 672.504 291,6 223.572 24,8
Ngoại tệ (Quy đổi) 6.862 16.036 22.509 9.174 133,7 6.473 40,4

Tổng 237.500 919.178 1.149.223 681.678 287,0 230.045 25
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ Hà Nội.)
Năm 2008 lạm phát tăng đã tạo ra cuộc đua về lãi suất huy động vốn giữa
các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất chung lên cao làm cho hoạt động kinh doanh
ngân hàng gặp nhiều khó khăn, NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ chủ trương thực
hiện thắt chặt tiền tệ, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, khống chế
mức tăng trưởng tín dụng. Vì vậy huy động vốn của Ngân hàng NN
0

&PTNH chi
nhánh tây hồ Hà Nội năm 2008 chỉ ở mức 237.500 triệu đồng. Bước vào đầu năm
2009 nền kinh tế toàn cầu đối mặt với cơn khủng hoảng tài chính nhưng chi nhánh
ngân hàng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng huy động vốn lớn, tổng mức huy động
vốn là 919.178 triệu đồng, tăng 681.678 triệu tương ứng 287%. Năm 2010 tổng
Báo cáo thực tập
7
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
mức huy động vốn là 1.149.223 triệu đồng, tăng 230.045 triệu tương ứng 25%, sự
suy giảm này là do thị trường tài chính biến động bất thường.
Xét về tăng trưởng huy động vốn phân theo thời gian, huy động vốn trung
dài hạn đạt mức tăng trưởng cao hơn ngắn hạn, tăng trưởng huy động vốn ngắn hạn

chỉ đạt 52,8% và - 37,4% còn của trung dài hạn là 501,6% và 39,6%. Đây là loại
vốn mang tính ổn định, rủi ro thấp nên tăng trưởng loại vốn này phù hợp với mục
tiêu dài hạn của Ngân hàng.
Xét về tăng trưởng huy động vốn phân theo đối tượng, ta thấy nguồn vốn
huy động của ngân hàng chủ yếu hình thành từ tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá
nhân, tăng trưởng qua các năm đạt mức 248,6% và 51,4%. Còn tiền gửi từ các tổ
chức kinh tế ở mức thấp và đang có xu hướng giảm mạnh, 348,1% và - 7,6% qua
các năm vì vậy chi nhánh cần có phương án tăng vốn huy động từ TCKT.
Xét về tăng trưởng huy động vèn phân theo loại tiền, ta thấy nguồn vốn huy
động bằng nội tệ là khả quan, luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2008, tổng
nguồn vốn nội tệ đạt 230.638 triệu đồng, năm2009 là 903.142 tiệu tăng 291,6%,
năm 2010 là 1.126.714 triệu tăng 24,8%. Hoạt động huy động ngoại tệ của chi

nhánh ngân hàng chỉ mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2008, bước đầu chú trọng
huy động từ tiền gửi khách hàng và trên thị trường liên ngân hàng, tổng vốn ngoại
tệ đạt 6.862 triệu đồng. Sang đến năm 2009 và 2010 đạt mức tăng 133,7% và
40,4% điều này chứng tỏ công tác huy động vốn đã được thực hiện có hiệu quả và
đúng chủ trương chú trọng công tác huy động nội tệ.
Có được kết quả như trên là do trong các năm, chi nhánh ngân hàng đã thực
hiện tốt việc mở rộng các hình thức huy động ví dụ ngoài hình thức tiền gửi truyền
thống như tiền gửi tiết kiệm VNĐ, tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm
bằng vàng; hiện ngân hàng còn có hình thức tiền gửi quà tặng, tiền gửi xuân, tiền
gửi phát lộc, tiền gửi tiết kiệm phụ nữ Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm cao niên với
mức lãi suất huy động đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng loại đối tượng và đáp
ứng được nhu cầu cơ bản của khách hàng.

Về kỳ hạn huy động vốn, hiện chi nhánh thực hiện huy động các kì hạn khá
đa dạng, khách hàng có thể chủ động gửi tiền hạn theo tháng, theo quý hay theo
năm tùy theo nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã thực hiện tăng
cường các biện pháp marketing như triển khai chương trình khuyến mại “Ngập
Báo cáo thực tập
8
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
tràn quà tặng - triệu triệu niềm tin” khách hàng khi đến gửi tiền được nhận quà
tặng nhằm thu hút khách hàng. Chi nhánh cũng đã triển khai dịch vụ Ngân hàng
trực tuyến, SMS Banking, Phone Banking, xác thực hành hàng bằng máy tra vân
tay tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho khách hàng khi đến thanh toán.
2.2. Công tác sử dụng vốn.

2.2.1. Dư nợ cho vay.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh tổng hợp, nó
có thực sự đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng nguồn
vốn mà ngân hàng đã huy động được. Do đó việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả
và đảm bảo an toàn vốn là một nhiệm vụ khó khăn. Hiểu rõ được tầm quan trọng
của việc sử dụng vốn, từ năm 2008 hoạt động cho vay của Ngân hàng đã phát triển
mạnh, thể hiện qua:
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay NH NN
0
& PTNT chi nhánh tây hồ, Hà Nội.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010

So sánh
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1. Phân loại theo thời hạn
Nợ ngắn hạn 84.388 128.147 78.202 43.759 51,9 -49.945 -39,0
Nợ trung dài hạn 90.172 369.422 661.137 279.25
0
309,7 291.715 79
2. Phân loại theo đối tượng
Cá nhân 106.899 330.502 462.224 223.60
3
209,2 131.722 39,9

Các tổ chức kinh tế 67.661 167.067 277.115 99.407 146,9 110.047 65,9
3. Phân loại theo loại tiền
Nội tệ 171.515 486.343 723.132 314.82
8
183,6 236.789 48,7
Ngoại tệ (Quy đổi) 3.045 11.226 16.207 8.180 268,6 4.982 44,4
Tổng 174.560 497.569 739.339 323.009 185,0 241.770 48,6
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ Hà Nội)
Về tổng mức dư nợ, cuối năm 2009 dư nợ cho vay Ngân hàng là 497.569
triệu đồng, tăng 323.009 triệu đồng tương ứng 185% so với năm 2008 là 174.560

triệu đồng. Tuy nhiên mức tăng trưởng của năm 2010 là 739.339 triệu đồng, chỉ
tăng 241.770 triệu đồng (48,6%) so với cuối năm 2009, một phần phù hợp theo chủ
trương kiểm soát tín dụng của NHNN và kiểm soát chất lượng tín dụng của NH.
Báo cáo thực tập
9
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
Xét về tình hình dư nợ phân theo thời gian, qua bảng ta có thể thấy hầu hết
các khoản vay đều là cho vay ngắn hạn với mục đích chủ yếu chính là duy trì, phát
triển cho các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Nợ ngắn hạn của Ngân
hàng tại thời điểm 2009 là 128.147 triệu đồng, tăng 51,9% so với thời điểm 2008,
số nợ này năm 2010 giảm so với 2009 là - 39% do huy động vốn ngắn hạn tăng
trưởng âm nên ngân hàng giảm cho vay loại nợ này.

Xét về tình hình dư nợ phân theo đối tượng, nợ từ cá nhân của Ngân hàng tại
thời điểm 2009 là 330.502 triệu đồng, tăng 223.603 triệu đồng tương ứng 209,2%
so với 2008 là 106.899 triệu đồng; năm 2010 là 462.244 triệu đồng, tăng 131.722
triệu đồng tương ứng 39,9%. Nợ từ tổ chức kinh tế năm 2009 là 167.068 triệu
đồng, tăng 99.407 triệu đồng tương ứng 146.9 % so với 2008, năm 2010 nợ từ
TCKT là 277.115 triệu đồng, tăng 110.047 triệu tương ứng 65,9%. Chi nhánh chủ
yếu cho vay đối với cá nhan và các hộ kinh doanh cá thể.
Xét về tình hình dư nợ phân theo loại tiền, Bên cạnh đó, dư nợ nội tệ năm
2009 là 486.343 triệu đồng, tăng 183,6% so với năm 2008 là 171.515 triệu đồng,
nội tệ năm 2010 là 723.132 triệu đồng, tăng 48,7% so với năm 2009. Dư nợ ngoại
tệ năm 2009 là 11.226 triệu đồng, tăng 268,6% so với năm 2008 là 3.045 triệu
đồng; năm 2010 là 16.207 triệu đồng, tăng 44,4 % so với 2009. Ngân hàng cần có

biện pháp tăng cho vay nội tệ.
2.2.2 Chất lượng cho vay .
2.2.2.1 Tình hình dư nợ quá hạn
Tỷ lệ dư nợ quá hạn cũng là một trong một những chỉ tiêu đánh giá về hoạt động
của ngân hàng. Tình hình dư nợ quá hạn của ngân hàng NN &PTNT chi nhánh tây
hồ,hà nội.
2.3 bảng dư nợ quá hạn
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh
2009/2008 2010/2009
Báo cáo thực tập
10

Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
Tổng dư nợ 174.560 497.569 739.339 185% 48,6%
Nợ xấu 8.242 7.894 5.756 -4,2% -27%
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ Hà Nội)
Chỉ tiêu tỉ lệ nợ xấu phản ánh rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng .qua bảng
trên ta thấy nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng giảm rõ rệt năm 2009 .cụ thể tỷ lệ
dư nợ quá hạn năm 2009 giảm so với năm 2008 là -4,2% và năm 2010 lại giảm
-27% so với năm 2009.đây là dấu hiệu đánh mừng cho thấy chất lượng tín dụng
của chi nhánh rất tốt.qua đó ta thấy bộ phận thẩm định hoạt động rất hiệu quả trong
những năm vừa qua.vì vậy cần phát huy hiệu quả hơn nữa để có kết quả tốt hơn

trong những năm tới.
2.2.3. Sự cân đối về qui mô giữa sử dụng vốn và huy động vốn.
Bảng 2.4. Tương quan giữa sử dụng vốn và huy động vốn 2008-2010.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng dư nợ cho vay 174.560 497.569 739.339
Tổng huy động vốn 237.500 919.178 1.149.223
% Tổng dư nợ cho vay/ Tổng huy động vốn 73,5% 54,1% 64,3%
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ Hà Nội.)
Nguồn vốn huy động của NH NN

0
&PTNT chi nhánh tây hồ về cơ bản đã
đáp ứng được nhu cầu đầu tư và cho vay đối với khách hàng trên địa bàn, tỷ lệ dư
nợ cho vay trên huy động vốn nhìn chung là hợp lý (Dưới 75%).
Đầu năm 2008 NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ đã tăng vốn điều lệ từ 200
tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, do vậy mặc dù lạm phát tăng, với nguồn vốn tự có dồi
dào cộng với nguồn vốn huy động là 237.500 triệu đồng, tổng dư nợ cho vay là
174.560 triệu đồng, chiếm ở mức cao (Tỷ lệ 73,5% trên tổng vốn huy động).
Năm 2009 vốn huy động là 919.178 triệu đồng, cho vay 497569 triệu đồng,
tỷ lệ dư nợ cho vay chiếm giảm còn 54,1% tổng huy động vốn, phù hợp với chủ

trương thắt chặt tín dụng của ngân hàng mà đáp ứng được nhu cầu vay vốn trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Báo cáo thực tập
11
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
Năm 2010 dư nợ cho vay đạt mức tăng lớn ngay khi ngân hàng hoàn tất tăng
vốn từ 1.000 tỷ lên 2.000 tỷ trong tháng 8/2010, dư nợ cho vay là 739.339 triệu
đồng, vốn huy động là 1.149.223 triệu đồng, như vậy dư nợ cho vay chiếm 64,3%
tổng huy động vốn, phù hợp với phương án sử dụng vốn từ đợt tăng vốn lên 2.000
tỷ để mở rộng kinh doanh.
2.3. Dịch vụ thanh toán:
2.3.1. Thanh toán trong nước.

Chi nhánh hiện đã triển khai các phương thức thanh toán trong nước như
thanh toán tiền mặt gồm: Thanh toán trong hệ thống nội bộ ngân hàng, thanh toán
giữa ngân hàng Nhà nước với ngân hàng, thanh toán giữa ngân hàng với khách
hàng; Thanh toán không dùng tiền mặt gồm thẻ ATM, séc, ủy nhiệm thu/chi, lệnh
thu/chi, ngân hàng điện tử (Internet Banking, Mobile Banking, Telephone
Banking, trả lương tự động qua tài khoản).
Bảng 2.5. doanh thu từ hoạt động thanh toán trong nước.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
So sánh
2008/2009 2009/2010
+/- % +/- %

Doanh thu (triệu đồng) 1.150 2.126 4.266 976 8,5 2.140 100,6
+Thanh toán dùng tiền mặt 380 900 1.680 520 136,8 780 86,7
+Thanh toán không dùng
tiền mặt
770 1.226 2.586 456 59,2 1.360 52,6
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ, Hà Nội.)
Sau khi kết nối thành công hệ thống Banket vào năm 2008, số lượng tài khoản tăng
trưởng còn ở mức thấp,năm 2008 số lượng tài khoản mới tương đương với số tiền
thu được là 73 triêu đồng,2009 là 118 triệu ,2010 là 214 triệu, chiếm tỷ lệ 6,2% và
8,1% giai đoạn 2008-2010 do cơ sở hạ tầng

của chi nhánh chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của mạng lưới thẻ, chi nhánh chưa
có nhiều cột ATM trên địa bàn hoạt động.
Trong những năm qua thanh toán trong nước đã phát triển mạnh với doanh
thu từ 1.150 triệu năm 2008 đến 2.126 triệu năm 2009 và 4.266 triệu năm 2010.
Báo cáo thực tập
12
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
Trong đó thanh toán không dùng tiền mặt tăng 136,8% và 86,7%. Thanh toán
không dùng tiền mặt tăng 59,2% và 52,6%, tính riêng đến năm 2010 đã có 53
khách hàng đăng ký sử dụng Internet banking, 35 khách hàng đăng ký phone
banking và mobile banking, 4 tổ chức kinh tế đăng ký trả lương qua tài khoản
2.3.2. Thanh toán quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng NN
0
&PTNT chi nhánh Tây
Hồ, Hà Nội bắt đầu từ năm 2008 bao gồm thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, tín
dụng chứng từ.
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh.
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Chuyển tiền 7,68 18,40 32,59 10,72 13,9 14,19 77,1

Nhờ thu 5,23 12,11 21,36 6,88 131,5 9,25 76,4
Tín dụng chứng từ 3,14 9,12 17,13 5,98 19,0 8,01 87,8
Tổng 16,50 39,63 46,26 23,13 140,2 6,63 16,7
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ Hà Nội.)
Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ
mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm và đang trong quá trình hoàn thiện và phát
triển. Trong năm 2008, tổng mức thanh toán quốc tế của chi nhánh đạt 16,05 triệu
USD. Trong năm 2009 là 39,63 triệu USD, tăng 23,13 triệu USD (140,2%). Đến

năm 2010, tổng mức thanh toán là 46,26 triệu USD tiếp tục tăng trưởng 6,63 triệu
USD (16,7%). Điều này cho thấy các hoạt động thanh toán của chi nhánh đang
phát triển tốt.
2.4. Dịch vụ bảo lãnh.
Hiện ngân hàng đang triển khai các gói dịch vụ bảo lãnh khá đa dạng như
bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng
trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh trả thuế và các bảo lãnh khác. Tổng doanh số
bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng đạt 525 triệu đồng năm 2008, giảm còn 430,4
triệu năm 2009, tăng lên 660,3 triệu năm 2010. Trong đó bảo lãnh thanh toán và
bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm còn lại các loại
Báo cáo thực tập
13

Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
bảo lãnh khác chiếm tỷ trọng thấp hơn. Các gói bảo lãnh đang được chi nhánh tích
cực tiếp tục hoàn thiện.
2.5. Các dịch vụ khác.
Ngoài các dịch vụ trên, ngân hàng đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các
dịch vụ khác như dịch vụ kho quỹ, tư vấn đầu tư, kinh doanh vàng bạc đá quý, dịch
vụ ủy thác và cung cấp thông tin tư vấn. Bước đầu ngân hàng đã được cấp phép
thành lập công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản bắt đầu hoạt động vào tháng
5/2009 để triển khai các hoạt động trên.
2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh.
- Về thu nhập.
Bảng 2.7. Kết quả thu nhập các năm 2008-2010.

Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Thu nhập từ hoạt động tín dụng 23.820 39.378 75.193
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.815 2.669 5.162
Thu nhập khác 1.596 1.646 1.795
Tổng thu nhập 27.231 43.702 82.150
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ Hà Nội.)
Tổng thu nhập năm 2009 là 43.702 triệu đồng, tăng là 16.471 triệu đồng ương
ứng 60,4% so với 2008 là 27.231 triệu đồng. Đến năm 2010 tổng thu nhập là 82.150
triệu đồng, tăng là 38.448 triệu đồng tương ứng 87,9% so với 2009. Như vậy tổng

thu nhập của chi nhánh thời kỳ 2008-2009 thấp hơn so với thời kỳ 2009-2010, thu
nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng, ngoài ra chi nhánh còn thu từ các hoạt động
dịch vụ chủ yếu từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ bảo lãnh.
- Về chi phí.
Bảng 2.8. Kết quả chi phí các năm 2008-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chi phí từ hoạt động tín dụng 11.663 26.513 60.551
Chi phí từ hoạt động dịch vụ 1.469 2.160 4.130
Chi phí khác 1.372 1.164 1.463
Tổng chi phí 14.504 29.837 66.144
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NH NN

0
&PTNT chi nhánh tây hồ Hà Nội.)
Báo cáo thực tập
14
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
Tổng chi phí năm 2009 là 29.837 triệu đồng, tăng là 15.333 triệu đồng tương
ứng 105,7% so với 2008 là 14.504 triệu đồng, năm 2010 tổng chi phí là 66.144
triệu đồng, tăng là 36.307 triệu đồng tương ứng 121,6% so với năm 2009. Như vậy
chi nhánh thời kỳ 2009-2010 phải chi ra nhiều hơn so với thời kỳ 2008-2009, chi
phí chủ yếu cho hoạt động tín dụng, ngoài ra còn chi cho việc mở rộng thanh toán
không dùng tiền mặt như mở thêm cây ATM, máy làm thẻ, dịch vụ Internet
banking, máy quẹt vân tay

- Về chênh lệch thu chi.
- Bảng 2.9: Chênh lệch thu chi các năm 2008-2010.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng thu nhập 27.231 43.702 82.150
Tổng chi phí 14.504 29.837 66.144
Chênh lệch thu chi 12.727 13.865 16.006
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh NH NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ Hà Nội.)
Ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng đáng kể so với
2008. Thu nhập tăng mà bên cạnh đó chi phí cũng tăng đáng kể do trong thời kỳ

khủng hoảng của nền kinh tế, ngân hàng tăng vốn điều lệ đồng thời tăng quy mô
hoạt động và mở rộng mạng lưới hoạt động, vì vậy chênh lệch thu chi vẫn là số
dương. Năm 2008 chênh lệch thu chi là 12.727 triệu đồng, 2009 chênh lệch thu chi
là 13.865 triệu đồng. Sang đến năm 2010 chênh lệch thu chi là 16.006 triệu đồng.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm đã có hiệu quả tốt.
Báo cáo thực tập
15
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
PHÂN 3
NHỮNG THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG
CƯỜNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH NN
0

&PTNT CHI NHÁNH
TÂY HỒ- HÀ NỘI.
3.2. Thành tựu đạt được của chi nhánh.
Với vị thế 1 ngân hàng phát triển vì nông nghiệp nông thôn , trong những
năm vừa qua Ngân hàng NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ đã đạt được những bước
phát triển nhất định.
- Về công tác huy động vốn: Nguồn vốn huy động nhìn chung đã đáp ứng
được nhu cầu sử dụng vốn. Hình thức huy động phong phú, kì hạn gửi đa dạng,
khách hàng có thể gửi theo tháng, quý hoặc năm. Cách thức huy động đã được đổi
mới, mở rộng. Ví dụ như thời gian giao dịch của chi nhánh cả trong giờ nghỉ trưa,

tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền. Sản phẩm huy động vốn khá đa dạng dựa
trên nền tảng công nghệ cao và văn hóa doanh nghiệp tiên tiến như tiền gửi tiết
kiệm phụ nữ, dịch vụ tiền gửi tiết kiệm cao niên dành cho người về hưu. Tiết kiệm
thịnh vượng dành cho các hộ gia đình kinh doanh Tốc độ tăng trưởng vốn khá
cao và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập của chi nhánh.
- Về công tác sử dụng vốn: Toàn chi nhánh đã thực hiện chủ trương nâng
cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc và có trình tự ưu tiên đối với các đối
tượng khách hàng khác nhau. Hình thức cho vay đa dạng, nhìn chung đã bước đầu
đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng có
một hệ thống kiểm tra kiểm soát, đánh giá rủi ro hiện đại trên toàn chi nhánh cũng
như với khách hàng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng nhìn chung là khả quan, tăng
trưởng ổn định qua các năm.

- Đội ngũ cán bộ nhìn chung trẻ năng động dễ dàng tiếp thu các công nghệ
mới, chi nhánh đã thực hiện một số chủ trương khuyến khích nhân viên như cho
vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên lâu năm, thưởng cổ phiếu ưu đãi cho
những cán bộ có đóng góp nhiều cho ngân hàng vì vậy đã góp phần gắn quyền lợi
ngân hàng với nhân viên.
Báo cáo thực tập
16
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
- Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng luôn tạo được mối quan hệ tốt và
nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp ủy, ban, ngành địa phương và đặc biệt là sự
quản lý chỉ đạo của Ngân hàng NN
0

&PTNT việt nam, đây là yếu tố tích cực góp
phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của toàn CN.
3.3. Những hạn chế.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, em nhận thấy chi nhánh ngân hàng còn tồn tại
những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau:
Thứ nhất: Công tác huy động vốn:
- Huy động từ tiền gửi ngắn hạn và huy động từ các TCKT ở mức tăng
trưởng âm, nguyên nhân là do nhiều cán bộ còn chưa tích cực chủ động tìm kiếm
khách hàng, chưa có sáng kiến cụ thể trong việc huy động vốn; chi nhánh cũng
chưa triển khai các dịch vụ tư vấn dành cho doanh nghiệp nên huy động từ nguồn
này thấp.
- Một số khách hàng chưa được cán bộ hướng dẫn tận tình nên họ chưa hiểu

rõ về một số dịch vụ từ ngân hàng như tiết kiệm thả nổi, tiết kiệm thịnh vượng
Lãi suất huy động chưa thực sự hấp dẫn, các hình thức huy động chưa đáp ứng hết
được nhu cầu của khách hàng so với các NHTM có nguồn vốn lớn.
Thứ hai: Công tác sử dụng vốn.
- Hoạt động cho vay chỉ dừng lại ở các hộ kinh doanh cá thể, chưa mở rộng
được cho vay với các doanh nghiệp cũng như cá nhân ở các lĩnh vực như thương
mại, xây dựng đây là đặc điểm do Ngân hàng vì nông nghiệp nông thôn nên chỉ
mới có quan hệ sẵn có với các hộ nông dân, hộ nuôi trồng thủy sản hay các công ty
trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Thủ tục tiếp xúc khách hàng đến giải ngân còn qua nhiều giai đoạn, thủ
tục, giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian.
- Chi nhánh chưa chú trọng đến việc kiểm tra kiểm soát sử dụng vốn vay sau

khi cho vay.
Thứ ba: Các dịch vụ khác
Dịch vụ mở tài khoản cá nhân, internet banking, home bankig các phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa được chú tâm phát triển đúng mức.
Báo cáo thực tập
17
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
Thứ tư: Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng, thiết bị của Ngân hàng chi nhánh chưa phát triển kịp với nhu
cầu, còn ít chi nhánh trên địa bàn, cácn bộ nhân viên còn chưa chủ động tìm kiếm
khách hàng, chưa có nhiều máy ATM Westernbank trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thứ năm: Trình độ năng lực cán bộ

Còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ đã được trẻ hóa nên bên cạnh ưu điểm
năng động, thích nghi nhanh với công việc thì nhược điểm là còn thiếu kinh
nghiệm trong tiếp xúc khách hàng dẫn đến tâm lý e ngại khi khách hàng gửi tiền,
vay vốn.
3.4. Ý kiến đề xuất.
Thứ nhất: Công tác huy động vốn
- Chi nhánh cần tổ chức quản lý quy mô và cơ cấu huy động vốn một cách
phù hợp. Mục tiêu là tăng quy mô và thay đổi cơ cấu hiệu quả. Vì vậy trước tiên
cần phân chia khách hàng thành nhóm khách hàng có tiền gửi lớn, nhóm khách
hàng truyền thống, nhóm khách hàng nhạy cảm với sự thay đổi công nghệ, lãi suất
và chất lượng dịch vụ. Cần có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể cho từng giai đoạn
huy động.

- Chi nhánh cũng cần hoàn thiện một chính sách lãi suất huy động linh hoạt,
hợp lý phù họp với từng đối tượng khách hàng. Với khách hàng là dân cư, thực
hiện huy động với lãi suất hấp dẫn, kết hợp với việc áp dụng lãi suất linh hoạt, .
Với khách hàng là các doanh nghiệp; tổ chức kinh tế, ngân hàng cần chủ động tiếp
cận tạo mối quan hệ với từng doanh nghiệp , đưa ra nhiều ưu đãi, khuyến mại dành
cho doanh nghiệp
- Ngân hàng cũng cần tổ chức thêm các hình thức chăm sóc khách hàng sau
khi cung cấp dịch vụ .
Thứ hai: Công tác sử dụng vốn.
Phát triển thêm dịch vụ cho vay đối với khách hàng có thu nhập cao như
phát triển mảng thẻ tín dụng, visa card, master card
Báo cáo thực tập

18
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
- Tiến hành thẩm định kỹ lưỡng các dự án đầu tư, chỉ cấp vốn cho các doanh
nghiệp có tình hình kinh doanh khả quan và dự án khả thi. Phân bổ các cán bộ theo
dõi tình hình khách hàng sau khi cho vay.
Thứ ba: Các dịch vụ khác.
- Phương thức thanh toán qua Ngân hàng góp phần đẩy mạnh huy động vốn
của các NHTM, đặc biệt là trên địa bàn đô thị như thành phố Hà Nội, vì vậy theo
em chi nhánh nên đẩy mạnh việc mở tài khoản cá nhân của khách hàng. Bởi vì, tài
khoản tiền gửi cá nhân có ưu điểm lớn là; việc rút tiền mặt trên tài khoản dễ dàng,
thuận tiện như rút tiền gửi tiết kiệm. Việc này giúp tạo cho người dân tiếp cận và
sử dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt , từ đó mở rộng ra sử dụng

các dịch vụ khách của chi nhánh.
- Trong bôi cảnh thị trường nhiều biến độ như hiện nay, Ngân hàng cần đa
dạng hóa các hình thức đầu tư, mở rộng thêm các hình thức đầu tư khác như đầu tư
vào chứng khoán, đầu tư trên thị trường tiền tệ, mở thêm dịch vụ tư vấn cho
khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp tiến tới hình thành hệ thống dịch vụ ngân
hàng trọn gói đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thứ tư: Cơ sở hạ tầng Chi nhánh cần tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng
như mở thêm các cột ATM tại các điểm đông dân cư hay liên hết với các cột của
Ngân hàng khác qua hệ thống POS.
Thứ năm: Trình độ năng lực cán bộ
Chất lượng dịch vụ ngân hàng phục thuộc rất nhiều vào yếu tố con người,
một ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy sáng tạo sẽ giúp ngân hàng đó bền

vững và phát triển, chất lượng huy động vốn cũng sẽ được nâng cao. Vì vậy rất cần
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ, tham gia các
buổi hội thảo nhằm giúp cán bộ trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, học tập
xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình huy động vốn và dịch vụ khác.
- Thực hiện nhiều các chính sách đãi ngộ lương thưởng nhằm thu hút nhân
tài, thường xuyên bổ sung tuyển chọn cán bộ mới có kinh nghiệm, trình độ tin học,
ngoại ngữ và đạo đức .
Báo cáo thực tập
19
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
KẾT LUẬN

Thực tập tốt nghiệp là chương trình quan trọng trong quá trình đào tạo đại
học, nhằm tạo điều kiện để sinih viên củng cố kiến thức đã học, đồng thời tiếp cận
kỹ năng nghề nghiệp về Tài chính - Ngân hàng ở đơn vị thực tập, góp phần nâng
cao khả năng thực hành nghề nghiệp.
Qua thời gian thực tập, em nhận thấy Ngân hàng NN
0
&PTNT chi nhánh tây
hồ, Hà Nội là một trong những doanh nghiệp quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế
tại địa bàn. Cũng như các NH khác, Ngân hàng NN
0
&PTNT chi nhánh tây hồ, Hà
Nội đều phải nâng cao khả năng tài chính, ổn định nguồn vốn và kinh doanh có lãi.

Vì vậy phải đưa ra các biện pháp huy động vốn hiệu quả và ổn định.
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, với kinh nghiệm thực tế chưa có, sự
nhìn nhận các vấn đề chủ yếu trên góc độ lý thuyết là chính nên bài báo cáo của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của
các thầy cô giáo, đơn vị thực tập để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo
Tạ Thị Kim Dung cùng tập thể cán bộ trong Ngân hàng NN
0
&PTNT - Chi nhánh
tây hồ, Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn. !
Báo cáo thực tập

20
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HN
NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP
––––––––––––––––––––
NGÂN HÀNG NN
0
&PTNT VIÊT NAM ,CHI NHÁNH
TÂY HỒ- HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn: Tạ Thị Kim Dung
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuấn Anh
MSV : 5TD1013LT

Lớp : TC 10





Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Chữ ký GVHD
Báo cáo thực tập
21
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HN

NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP
––––––––––––––––––––
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
NGÂN HÀNG NN
0
&PTNT VIÊT NAM,CHI NHÁNH
TÂY HỒ -HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn: Tạ Thị Kim Dung
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuấn Anh
MSV : 5TD1013LT
Lớp : TC 10






Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Chữ ký
Báo cáo thực tập
22
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh: MSV - 5TD1013LT LỚP: TC 10
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1

Phần 1: Tổng quan về NHN
0
&PTNT Việt nam chi nhánh Tây Hồ - Hà
Nội 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh 2
1.2. Cơ cấu tổ chức tại NHN
0
&PTNT Việt Nam chi nhánh Tây Hồ -
Hà Nội 2
Phần 2: Các nội dung nghiệp vụ thực tập tại NHN
0
&PTNT Việt Nam

chi nhánh Tây Hồ - Hà Nội 6
2.1. Công tác huy động vốn 6
2.2. Công tác sử dụng vốn 8
2.2.1. Dư nợ cho vay 8
2.2.2. Sự cân đối về qui mô giữa sử dụng vốn và huy động vốn 10
2.3. Dịch vụ thanh toán 10
2.3.1. Thanh toán trong nước 10
2.3.2. Thanh toán quốc tế 11
2.4. Bảo lãnh 12
2.5. Các dịch vụ khác 12
2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh 13
Phần 3: Định hướng phát triển và một số ý kiến đề xuất nhằm tăng

cường hiệu quả huy động vốn tại NHN
0
&PTNT Việt Nam chi nhánh
Tây Hồ - Hà Nội 15
3.1. Định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể năm 2011 15
3.2. Thành tựu đạt được của chi nhánh 15
3.3. Những hạn chế 16
3.4. Những đề xuất 18
Kết luận 21
Báo cáo thực tập
23

×