SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
CHO HỌC SINH THPT
TRONG GIỜ DẠY HỌC NGỮ VĂN
Người thực hiện: Trần Thị Minh Loan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
.
THANH HÓA NĂM 2013
Trang 1
M ỤC L ỤC
Trang
Trang 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. Lí do chọn đề tài 1
II. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I.Cơ sở lí luận của việc tích hợp về biển đảo Việt Nam cho học sinh
THPT trong môn Ngữ Văn
3
1. Tích hợp trong môn Ngữ Văn 3
2. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong
các giờ dạy học Ngữ Văn
3
II. Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho
học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn…
4
1.Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho
học sinh THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn
4
2. Kết quả của tích hợp giáo dục về biển đảo cho học sinh THPT
trong các giờ dạy học Ngữ Văn
5
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Một số địa chỉ và nội dung, cách thức tích hợp giáo dục về biển
đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ
Văn
1.1. Chương trình Ngữ Văn 10
1.2. Chương trình Ngữ Văn 11
1.3. Chương trình Ngữ Văn 12
1.4. Nhận xét chung
6
6
6
7
8
10
2. Một số giáo án mẫu
2.1. Giáo án thứ nhất (Chương trình Ngữ Văn 10)
2.2.Giáo án thứ hai (Chương trình Ngữ Văn 11)
2.3. Giáo án thứ ba (Chương trình Ngữ Văn 12)
10
10
12
16
3. Một số lưu ý khi thực hiện. 18
4.Kiểm nghiệm 18
4.1. Về phía học sinh 18
4.2. Về phía giáo viên 29
C. Kết luận và đề xuất 20
I. Kết luận 20
II. Kiến nghị, đề xuất 20
Thư mục tham khảo
Phụ lục
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam
Á. Toàn bộ diện tích: đất liền và đảo là 331212Km
2
với 3260Km bờ biển; hơn 4000
đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển đảo Việt Nam có vai
trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Biển Việt
Nam án ngữ trên tuyến đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương; biển có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu
mỏ, khí đốt; biển Việt Nam có nhiều cảng nước sâu, nhiều bãi tắm đẹp; biển và đảo
có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ cho đất nước ở phía biển. Chính
vì thế trong chiến lược biển đến năm 2020 Đảng, Nhà nước ta đã xác định mục
tiêu: vươn ra biển, làm giàu từ biển.
Vùng biển đảo trong đó bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc
chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta có nhiều tài
liệu pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực trên. Thế
nhưng, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền
vùng biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn mà theo đó toàn bộ
2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc Trung Quốc. Trung Quốc
ngang nhiên mời thầu khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa thuộc đặc quyền kinh
tế của Việt Nam. Trung Quốc chiếm nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam. Những hành động ấy của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc
tế, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Vì thế, vấn đề về
biển đảo đang trở thành tâm điểm trong đời sống chính trị của đất nước.
Học sinh THPT thuộc lứa tuổi từ 16 đến 18. Đó là thế hệ trẻ quyết định đến
tương lai không xa của đất nước. Các em sẽ là những người chịu trách nhiệm xây
dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền của Tổ quốc. Vì thế,
giáo dục về biển đảo quê hương cho các em học sinh nói chung và học sinh THPT
nói riêng là vô cùng cần thiết. Giáo dục về biển đảo quê hương sẽ nâng cao nhận
thức của các em về chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng yêu nước, đánh thức trách
nhiệm công dân. Đó là cách để chúng ta tạo nên lực lượng xung kích bảo vệ chủ
quyền đất nước khi cần thiết.
Ngữ Văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Văn
học đem đến cho học sinh những tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; làm phong
phú đời sống tâm hồn, hướng học sinh đến những giá trị của Chân, Thiện, Mỹ. Ngữ
Văn còn rèn luyện cho các em những kỹ năng để trở thành những con người có ích
cho xã hội. Con đường giáo dục của Văn học là đi từ tình cảm, nhận thức đến hành
động. Vì vậy, nó dễ tác động và thấm sâu, thấm lâu trong lòng con người. Vì thế
tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ
Văn là rất phù hợp và mang tính thực tiễn cao.
Trang 4
Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá
trình dạy học môn Ngữ Văn tại trường THPT Triệu Sơn 2, tôi muốn chia sẻ với các
đồng nghiệm kinh nghiệm : Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học
sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn.
II.PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phạm vi đề tài.
- Tập trung vào đối tượng học sinh THPT.
- Chỉ chủ yếu đề cập đến những vấn đề về biển đảo Việt Nam có liên quan đến
chương trình Ngữ Văn THPT.
2. Phương pháp nghiện cứu.
- Điều tra.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp.
- Thực nghiệm.
- Tích hợp, liên ngành.
Trang 5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT
NAM CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN.
1.Tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn.
1.1. Tích hợp.
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được thực
hiện ở nhiều trường học trên thế giới. Nội hàm khoa học của khái niệm tích hợp có
thể hiểu một cách khái quát là “sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối
tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành
phần đối tượng chứ không phải phép cộng đơn giản những thuộc tính của các thành
phần ấy”. Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản là tính liên kết và tính toàn vẹn.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là “sự kết hợp một cách hữu cơ, có
hệ thống, những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuốc các môn học khác
nhau hoặc các hợp phần của phân môn thành một nội dung thống nhất”.
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi người học là
trung tâm, dạy học theo quan điểm thích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy
học đem lại hiệu quả cao.
1.2. Tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn.
- Theo xu hướng chung, trong những năm qua việc tích hợp trong môn Ngữ Văn
được thực hiện khá phong phú với nhiều nội dung và hình thức tích hợp: giáo dục
bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống…
- Việc tích hợp đã đem đến cho giờ học không khí sôi nổi và mang tính thực tiễn
cao.
2. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong giờ dạy học môn Ngữ Văn
THPT.
2.1. Mục tiêu tích hợp.
a. Về kiến thức:
- Học sinh nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, về thế mạnh, vị trí chiến
lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Học sinh nắm được những cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Học sinh biết thêm về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề
biển đảo, các phong trào, các cuộc vận động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa
b. Về tư tưởng, hành động.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với đất nước.
- Từ đó các em tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động tìm hiểu về biển đảo
2.2 Nội dung về vấn đề Biển đảo Việt Nam tích hợp trong giờ dạy học Ngữ Văn
THPT.
Trang 6
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020” và những văn bản chỉ đạo, định hướng chiến lược khác, và các
hướng dẫn về nội dung tuyên truyền về biển đảo Việt Nam của Đảng và Nhà nước
ta trong thời gian gần đây;
Căn cứ vào nội dung cụ thể của chương trình Ngữ Văn THPT. Qua thực tế
dạy học Ngữ Văn của bản thân, tôi thấy có thể tích hợp nhiều nội dung khác nhau
về vấn đề biển đảo Việt Nam vào các tiết học. Trong đó tiêu biểu là các nội dung
sau:
- Về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển
đảo.
- Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, các văn bản Pháp luật về biển đảo
của Nhà nước ta.
- Các văn bản liên quan đến vấn đề biển đảo, như: Công ước của Liên Hiệp
quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ửng xử các bên ở biển Đông (DOC)
- Về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tập quán sinh hoạt, văn hóa của ngư dân vùng biển, ven biển
2.3 Nguyên tắc tích hợp.
Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam trong môn Ngữ Văn là phù hợp.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc tích hợp phát huy hiệu quả tối đa.
Muốn thế việc tích hợp phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn.
- Căn cứ vào từng đơn vị kiến thức cụ thể trong từng bài học mà đưa vào liều
lượng và hình thức tích hợp phù hợp.
- Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện;
- Phát huy tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của
HS, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ DẠY HỌC MÔN NGỮ
VĂN.
1.Thực trạng của vấn đề tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh
THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn.
1.1. Thực trạng của vấn đề giáo dục về biển đảo Việt Nam trong chương trình
THPT.
Có thể khẳng định vấn đề biển đảo chưa có vị trí xứng đáng trong chương
trình học ở bậc THPT. Khảo sát ở các môn học có liên quan cho thấy:
Ở môn Địa lý: Đây là môn học nghiên cứu kỹ nhất về các vấn đề liên quan
đến điều kiện tự nhiên (trong đó có phần biển đảo), xã hội và tình hình phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước. Tổng thu nhập từ các ngành kinh tế biển chiếm hơn
50% GDP hàng năm, nhưng phần biển đảo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ ở phần Địa lý 12.
Gồm 1 mục ở bài 2; 1 mục ở bài 8 và bài 42. Tổng thời lượng chưa đầy 2 tiết
Trang 7
học.Thời lượng ngắn nên dù muốn giáo viên cũng không thể chuyển tải hết các nội
dung có liên quan về vấn đề này.
Ở môn Lịch sử: Phần lịch sử liên quan đến biển đảo chưa được học thành
mục, bài riêng.
Ở môn Giáo dục Công dân: phần biển đảo chỉ lồng ghép vào bài học về quốc
phòng an ninh ở lớp 11.
Ở môn Giáo dục Quốc phòng: nội dung này cũng chỉ được học đề cập sơ
qua.
Ở môn Ngữ văn: không có nội dung nào, bài nào, văn bản (kể cả các đoạn
văn, văn bản ví dụ) trực tiếp đề cập đến vấn đề biển đảo.
Vừa qua Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo có mở lớp bồi
dưỡng chuyên đề Tuyên truyền về biển đảo và tích hợp vào các giờ học Ngoài giờ
lên lớp. Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện ở các trường còn nhiều hạn chế.
1.2.Thực trạng của việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh
THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn.
Trong những năm trước đây, do chương trình nhiều kiến thức và khi ấy chủ
quyền biển đảo chưa trở thành vấn đề nóng trong đời sống chính trị của đất nước
thì hầu như nội dung này không được tích hợp vào giờ dạy học Ngữ Văn.
Từ năm học 2012-2013, cùng với quá trình tuyên truyền rộng rãi của Đảng,
Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, đoàn TNCS Hồ Chí Minh về chủ quyền
biển đảo Việt Nam, nhiều giáo viên Ngữ Văn đã tích hợp nội dung này vào bài dạy
học.
Qua khảo sát tình hình cụ thể ở các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu
Sơn, tôi thấy thực trạng vấn đề “Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học
sinh THPT trong giờ dạy học Ngữ Văn” nổi lên mấy điểm sau:
- Vì những kiến thức về vấn đề biển đảo không liên quan đến nội dung thi
Tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng nên nhiều giáo viên xem nhẹ.
- Nội dung, phương pháp tích hợp còn chưa phong phú.
- Việc tích hợp còn mang tính ngẫu hứng, tự phát chưa có mục tiêu, nội dung
mang tính hệ thống, liên tục.
- Cũng có khi cao hứng, giáo viên sa đà vào kiến thức mở rộng về chủ đề
biển đảo làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài học.
2. Kết quả của thực trạng.
Có thể thấy việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT
nói chung và trong giờ dạy học Ngữ Văn nói riêng mới đang trong giai đoạn thử
nghiệm. Vì vậy, thực trạng ấy dẫn đến kết quả như sau:
Học sinh còn nhận thức lơ mơ về vấn đề biển đảo và chủ quyền biển đảo của
Tổ quốc. Cụ thể, khi hỏi nhiều em về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa, em nào cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng
liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng,
Trang 8
thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải học sinh nào cũng trả lời được.
Thậm chí cá biệt có những học sinh coi đó là vấn đề của người lớn, của Nhà nước,
không ảnh hưởng đến mình nên thờ ơ không quan tâm.
Thực trạng ấy đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục về biển đảo Việt
Nam cho học sinh THPT lồng ghép vào các môn học trong đó có môn Ngữ Văn.
Vậy làm thế nào để tích hợp có hiệu quả nội dung này vào các giờ dạy học Ngữ
Văn ở bậc THPT. Tức là vừa nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm của học
sinh về biển đảo quê hương vừa không ảnh hưởng đến chuẩn kiến thức, kỹ năng
của môn học. Đó quả là một vấn đề không dễ. Đề tài của tôi là một kinh nghiệm
nhỏ để giải quyết câu hỏi trên.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Một số địa chỉ và nội dung, cách thức tích hợp giáo dục về biển đảo Việt
Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy học môn Ngữ Văn
1.1. Chương trình Ngữ Văn 10.
STT Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung và cách thức tích hợp
1 Tổng quan
Văn học
Việt Nam
Mục II.2 Con
người Việt Nam
trong quan hệ
quốc gia, dân
tộc.
GV tích hợp giáo dục cho HS về ý thức
độc lập, tự chủ, và tinh thần chống giặc
ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc
của cha ông.
2 Văn bản Trong phần tìm
hiểu các ví dụ để
hình thành khái
niệm và đặc
điểm văn bản.
Ngoài các ví dụ đã có trong SGK, GV
có thể đưa thêm 1 số ví dụ khác là văn
bản có liên quan đến chủ đề biển đảo
Việt Nam (lấy từ nguồn tin cậy). Ví dụ:
bài Giới thiệu về quần đảo Hoàng
Sa( lấy từ nguồn “ Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia”);Văn bản “Tuyên bố về
ứng xử các bên ở biển Đông” (DOC)
3 Trình bày
một vấn đề
Phần luyện tập GV chia nhóm, cho học sinh thảo luận
lập đề cương trình bày vấn đề: Bảo vệ
môi trường biển đảo.Sau đó đại diện
các nhóm lên trình bày, GV nhận xét,
bổ sung.
4 Lập dàn ý
văn bản
thuyết minh
Phần II.Lập dàn
ý bài văn thuyết
minh
GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà để
lập dàn ý giới thiệu về địa danh bãi
biển Sầm Sơn. Trên lớp GV định
hướng để HS biết cách lập dàn ý của
một bài văn thuyết minh.
5 Bạch Đằng Mục giới thiệu HS tham khảo SGK trả lời các câu hỏi
Trang 9
giang phú –
Trương Hán
Siêu
về địa danh Bạch
Đằng ở phần
Tiểu dẫn.
về vị trí địa lý của cửa biển Bạch Đằng;
những chiến công trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc ta trên sông
Bạch Đằng.GV nhận xét, bổ sung.
6 Viết bài số
5 (Văn
thuyết
minh)
Gv ra đề cho Hs thuyết minh biển Việt
Nam.
1.2. Chương trình Ngữ Văn 11
STT Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung và cách thức tích hợp
1 Bài ca ngất
ngưởng –
Nguyễn
Công Trứ
Phần Tiểu dẫn
nói về cuộc đời,
sự nghiệp của
Nguyễn Công
Trứ.
- GV liên hệ mở rộng cho học sinh biết
thêm về công lao của Nguyễn Công Trứ
trong quá trình khai hoang, lấn biển của
nhân dân ta. Ông có sáng kiến chiêu mộ
dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai
sinh các huyện Kim Sơn (thuộc
tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền
Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào
những năm cuối thập niên 1820. Ông
được nhân dân ở đây lập đền thờ ngay
khi còn sống.
2 Sa hành đoản
ca – cao Bá
Quát
- Trong phần
Tiểu dẫn nói về
cảm hứng sáng
tác của bài thơ.
- Trong khi tìm
hiểu hình tượng
con đường.
GV gợi ý để học sinh nhớ lại những kiến
thức đã biết về Địa lí Việt Nam liên
quan đến khu vực biển miền Trung. Bờ
biển ở các tỉnh như Quảng Bình, quảng
Trị có nhiều bãi cát trắng nối tiếp
nhau.Đó là nguồn tài nguyên khoáng sản
có giá trị kinh tế cao dùng để sản xuất
thủy tinh, pha lê, chất bán dẫn
3 Phong cách
ngôn ngữ
báo chí
Tìm hiểu một số
thể loại báo chí
Ngoài các ví dụ trong SGK, GV có thể
sử dụng máy chiếu đưa thêm cho học
sinh 1 bài phóng sự về một chuyến ra
thăm đảo Trường Sa đăng trên các báo.
4 Bản tin - Phần mục đích,
yêu cầu của bản
tin
- Phần thực hành
viết bản tin
- Gv cung cấp cho học sinh một số tin
tức thời sự về vấn đề biển đảo.
- GV cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
Từ đó yêu cầu học sinh đưa tin về đêm
Trang 10
khai mạc Du lịch hè Sầm Sơn năm 2013
5 Xuất dương
lưu biệt –
Phan Bội
Châu
Hai câu thơ cuối:
Muốn vượt bể
Đông theo cánh
gió/ Muôn trùng
sóng bạc tiễn ra
khơi.
- Giáo viên phân tích: Nhà thơ lấy hình
ảnh hùng vĩ, mạnh mẽ của sóng biển để
nói lên nhiệt huyết, khát vọng lớn lao
của mình.
- “ Vượt bể Đông” là vượt biển Đông để
sang Nhật tìm đường cứu nước.
1.3. Chương trình Ngữ Văn 12.
STT Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung và cách thức tích hợp
1 Phát biểu theo
chủ đề
Phần luyện tập Gv cho HS chuẩn bị trước. Trên lớp
chia nhóm thảo luận phát biểu về chủ
đề “Góp đá xây Trường Sa”.
2 Đất Nước
( Trích trường
ca “ Mặt
đường khát
vọng”) -
Nguyễn Khoa
Điềm
- Hai câu thơ : “
Đất là nơi con
chim phượng
hoàng bay về hòn
núi bạc/ Nước là
nơi con cá ngư
ông móng nước
biển khơi”
- Các câu thơ có
nói đến các địa
danh ven biển:
Hòn Trống mái,
Sông Cửu Long,
Vịnh Hạ Long
- GV mở rộng thêm về các điệu hò của
cư dân ven biển, một nét văn hóa đặc
sắc của vùng đất này.
- GV hỏi học sinh trả lời: Em biết gì
về các địa danh này?
Từ đó GV mở rộng giới thiệu về các
địa danh và đi đến kết luận: biển có
ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm tự
nhiên của nước ta. Biển góp phần tạo
nên những cảnh đẹp kì thú. Cái sâu
sắc của Nguyễn Khoa Điềm là ở chỗ
ông đã thấy rằng chính những câu
chuyện thần thoại, cổ tích liên quan
đến đạo đức, lối sống của nhân dân đã
làm cho các địa danh ấy có hồn,
nhuốm màu huyền thoại và bất tử.
3 Sóng – Xuân
Quỳnh
- Hoàn cảnh sáng
tác: Khi đi thực tế
ở vùng biển Diêm
Điền (Thái Bình).
- Hình tượng sóng
- GV cho Hs biết thêm về biển Diêm
Điền.
- GV lồng ghép trong quá trình phân
Trang 11
tích để thấy Sóng là một hiện tượng kì
thú của biển, sóng có khi dữ dội, ồn
ào, có khi dịu êm; sóng tồn tại ở mọi
tầng không gian; mọi con sóng đều xô
về bờ Nhà thơ Xuân Quỳnh đã lấy
sóng để biểu hiện cho tâm hồn người
phụ nữ khi yêu.
4 Người lái đó
sông Đà –
Nguyễn Tuân
Hình tượng sông
Đà
- Sau khi hướng dẫn HS làm rõ 2 đặc
điểm của sông Đà: hung bạo và trữ
tình, GV cho HS biết thêm ở phần sau
Nguyễn Tuân đã cung cấp khá tỉ mỉ về
địa lí, lịch sử liên quan đến sông Đà
.Sông Đà là một trong những con sông
có trữ lượng thủy điện lớn nhất nước
ta.
5 Bắt sấu rừng
U Minh Hạ -
Sơn Nam
Giới thiệu về rừng
U Minh Hạ ở
phần Tiểu dẫn
GV giới thiệu thêm cho HS về rừng U
Minh và rừng ngập mặn ven biển nước
ta nói chung.
6 Chiếc thuyền
ngoài xa –
Nguyễn Minh
Châu
- Phát hiện về
cảnh đẹp thiên
nhiên thơ mộng
- Cuộc đời, số
phận của gia đình
người đàn bà
hàng chài.
- GV chỉ cho Hs thấy đó là cảnh thiên
nhiên đặc trưng của một vùng đầm
phá ven biển, tháng 7 vẫn còn sương
mù buổi sáng sớm.
- GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu thêm
về đời sống của ngư dân ở các làng
chài ven biển: mọi sinh hoạt đều trên
thuyền; đời sống khó khăn.Vì thế để
cải thiện đời sống cho họ cần phải có
một hệ thống giải pháp cụ thể.
7 Phát biểu tự
do
Phần luyện tập GV dẫn dắt để HS tiến hành phát biểu
tự do về vấn đề: trách nhiệm của học
sinh đối với biển đảo quê hương.
8 Phong cách
ngôn ngữ
hành chính
Phần văn bản
hành chính
Ngoài các ví dụ trong SGK, GV sử
dụng máy chiếu đưa ra cho học sinh
văn bản Luật biển Quốc tế năm 1982;
Tuyên bố về các bên liên quan ở biển
Đông (DOC).Sau đó khi hình thành
khái niệm,tìm hiểu các đặc trưng cần
chú ý để phân tích vào các ví dụ về
vấn đề biển đảo.
Trang 12
1.4. Nhận xét.
Qua phần thống kê tổng hợp trên có thể thấy:
- Số lượng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam trong
chương trình NGữ Văn THPT chiếm tỉ lệ khá, 19 bài thống kê trên là những bài
điển hình.
- Ở phần Đọc văn: Số lượng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục về biển
đảo Việt Nam là không nhiều. Địa chỉ để tiến hành tích hợp thường gắn với một chi
tiết, một hình ảnh, hoặc một hình tượng trong tác phẩm.Vì thế, khi tích hợp đòi hỏi
giáo viên phải rất khéo léo để không làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài.
Cách thức tích hợp chủ yếu là GV liên hệ mở rộng hoặc tiến hành phát vấn-đàm
thoại với học sinh. Thời lượng tích hợp ngắn.(Tối đa khoảng 5 phút)
- Ở phần Tiếng Việt và Làm văn: Trong quá trình dạy học Ngữ Văn và
nghiên cứu làm đề tài khoa học này, tôi nhận thấy hầu như tất cả các bài phần
Tiếng Việt và Làm văn đều có thể tích hợp ở mức độ, liều lượng khác nhau nội
dung giáo dục về biển đảo Việt Nam. Đặc điểm của phần Tiếng Việt và Làm văn là
có tính chất mở, cuối bài dạy lý thuyết có phần luyện tập thực hành nên giáo viên
có thể đưa thêm các văn bản, các nội dung về biển đảo có liên quan để học sinh
thực hành. Ở phần này, nội dung kiến thức tích hợp phong phú; thời gian tích hợp
nhiều hơn; phương pháp tích hợp đa dạng trong đó đặc biệt phát huy được tính chủ
động tích cực của học sinh.Vì vậy, học sinh sẽ thu nhận được nhiều kiến thức bổ
ích về biển đảo quê hương nếu giáo viên biết cách tích hợp có hệ thống, liên tục.
- Ngoài ra, giáo viên còn có thể tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam
trong các tiết dạy Tự chọn. Từ thực tế dạy Tự chọn ở cả 3 khối 10,11,12 tôi thấy
rằng, giáo viên có thể tích hợp các nội dung về biển đảo trong các chủ đề về Tiếng
Việt, Làm văn. Đặc điểm của phần Tự chọn là bám sát nội dung chương trình học
chính trong SGK. Mục tiêu chủ yếu của giờ Tự chọn là củng cố, nâng cao những
kiến thức đã học. Vì thế, ở các tiết Tự chọn thời gian để học sinh thực hành nhiều.
Giáo viên có thể đưa những kiến thức sâu hơn, rộng hơn về biển đảo Việt Nam để
học sinh thảo luận.
2. Một số thiết kế giáo án mẫu.
2.1. Giáo án thứ nhất: (Chương trình Ngữ Văn 10)
LÀM VĂN:
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Lập được dàn ý và nắm được yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của
một bài văn thuyết minh.
Trang 13
- Cách lập dàn ý khi triển khai bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng
- Vận dụng những kiến thức đã họ về văn thuyết minh và kỹ năng lập
dàn ý để lập được một dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen
thuộc.
- Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen
thuộc.
3. Mục tiêu tích hợp giáo dục về biển đảo: Hướng dẫn HS thực hành
thuyết minh về một địa danh thuộc chủ đề biển đảo.
I.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, Thiết kế bài dạy học; máy chiếu.
- HS: SGK, vở ghi, vở soạn, bút lông, giấy A4.
2. Phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ học theo hình thức trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi.
II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV Hướng dẫn học sinh
trả lời nhanh phần I.
I. Dàn ý bài văn thuyết minh:
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh
lập dàn ý thuyết minh về một danh
nhân.
GV chia nhóm thảo luận Làm dàn ý
cho bài văn thuyết minh về Đại thi hào
Nguyễn Du
( Học sinh có thể tham khảo phần giới
thiệu trong SGK Ngữ Văn 10 tập II
(92))
II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh.
1. Thuyết minh về một danh nhân.
a. Phần mở bài:
- Giới thiệu về Nguyễn Du.
b. Phần thân bài:
- Cuộc đời:
+ Thời đại ND sống
+ Vốn sống phong phú
+ Ảnh hưởng đến sáng tác
- Sự nghiệp:
+ Các sáng tác chính
+ Nội dung chính
+ Nghệ thuật
c. Kết bài:
- Trở lại đề tài phần mở bài.
- Lưu lại cảm xúc của người thuyết
Trang 14
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh
lập dàn ý về môt danh lam thắng cảnh.
(Tích hợp giáo dục về biển đảo: cho
HS lập dàn ý thuyết minh về biển Sầm
Sơn)
GV đã chia nhóm, giao nhiệm vụ cho
HS chuẩn bị trước ở nhà. GV cho Hs
hội ý và cho các nhóm trình bày bài thu
hoạch. GV nhận xét, đánh giá cho
điểm. (Tham khảo phần Phụ lục 1)
minh.
2. Thuyết minh về một danh lam thắng
cảnh
Ví dụ: Thuyết minh về biển Sầm Sơn.
a. Mở bài: Giới thiệu chung.
b. Thân bài:
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
- Các địa danh nổi tiếng
- Các câu chuyện truyền thuyết có liên
quan.
- Giá trị văn hóa, du lịch của Sầm Sơn.
c. Kết bài
- Đánh giá chung
Hoạt động 4: Theo em, phải làm gì để
việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh
đạt kết quả tốt? Cho Hs đọc phần Ghi
nhớ.
III. Kết luận: (Ghi nhớ SGK)
Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS làm
phần luyện tập
Em hãy trình bày dàn ý giới thiệu về
tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.
* Dặn dò: Chuẩn bị soạn bài Bạch
Đằng giang phú – Trương Hán Siêu
IV. Luyện tập:
1. Giới thiệu một tác giả văn học: Tác
giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.2. Giáo án thứ hai (Chương trình Ngữ Văn 11)
ĐỌC VĂN:
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
(Sa hành đoản ca)
Cao Bá Quát
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh
lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà
Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
-Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật cả
bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh
- Nội dung tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam: giới thiệu về vùng
biển, ven biển miền Trung.
Trang 15
II. CHUẨN BỊ
-Giáo viên: SGK, SBT, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu
-Học sinh: SGK, SBT, bài soạn, phần sưu tầm về tác giả tác phẩm
III. PHƯƠNG PHÁP:
-GV hướng dẫn, gợi mở cho HS hiểu và trả lời câu hỏi trong phần Hướng
dẫn học bài
-Kết hợp các phương pháp dạy bài thơ cổ: đọc diễn cảm văn bản, so sánh bản
dịch với nguyên bản chữ Hán, phân tích từ ngữ, phân tích hoàn cảnh lịch sử, phân
tích khía cạnh văn hoá, địa lý mà bài thơ đặt ra.
-Có thể cho HS thuyết trình hay thảo luận, tranh luận để tạo ra hứng thú cho
bài học.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN-HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc bài thơ Bài ca ngất ngưởng
Bài thơ làm hiện lên con người NCT như thế
nào?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
phần Tiểu dẫn
-Từ phần tiểu dẫn, nêu vài nét về tác giả Cao
Bá Quát?
-Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Tích hợp giáo dục về biển đảo: GV giới
thiệu thêm về vùng biển miền Trung. Nhấn
mạnh: ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị có
những bãi cát trắng nối tiếp nhau. Đó là
nguồn khoáng sản có giá trị cao.(Tham
khảo phần Phụ lục 2)
-Trình bày hiểu biết của em về thể loại của
bài thơ
Hoạt động 2: Đọc văn bản
I- TIỂU DẪN.
1. Tác giả
-Là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh
-Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê
phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì
trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng
khai sáng có tính chất tự phát, phản
ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt
Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ
XIX
2. Tác phẩm
-Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được
hình thành trong khi ông đi thi Hội,
qua các tỉnh miền Trung đầy cát
trắng như Quảng Bình, Quảng Trị
-Thể loại: thể hành- một thể thơ cổ,
có tính chất tự do phóng khoáng,
không gò bó về số câu, độ dài của
câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
Trang 16
-HS đọc bài thơ. GV nhận xét và nêu hướng
tìm hiểu bài thơ:
+Bốn câu đầu: hình ảnh bãi cát dài và người
đi trên cát
+Sáu câu tiếp:Tâm sự của nhà thơ
+Sáu câu cuối: khúc ca về con đường cùng
Hoạt động 3: Đọc hiểu bài thơ
-Bốn câu đầu bài thơ giúp em hình dung ra
không gian, thời gian và con người như thế
nào?
HS thảo luận trả lời. GV nhấn mạnh lại.
Tích hợp giáo dục biển đảo:
- Có ý kiến cho rằng cảnh trong 4 câu đầu là
cảnh trong tưởng tượng, chỉ có ý nghĩa
tượng trưng. Lại có ý kiến khác: đây là cảnh
thực, chỉ có ý nghĩa thực. Và ý kiến thứ 3:
đây là cảnh thực, vừa có ý nghĩa thực, vừa
có ý nghĩa tượng trưng.Ý kiến của em như
thế nào?
HS lựa chọn, phân tích, phát biểu
GV nhận xét, định hướng
Trước hết, đây là cảnh thực, việc người
đi trên cát cũng là thực-chính bản thân tác
giả đã nhiều lần đi qua những bãi cát
trắng mênh mông ở bờ biển Quảng Bình,
Quảng Trị để vào Huế thi Hội. Hình ảnh
bãi cát mênh mông, dường như bất tận,
nóng bỏng, trắng xoá là hình ảnh thiên
nhiên đẹp mà dữ dội, khắc nghiệt của miền
Trung nước ta.
Cảnh còn có ý nghĩa tượng trưng: bãi cát
dài là con đường phải vượt qua để vào
kinh thi Hội, để có thể mưu cầu sự nghiệp,
công danh
Hai câu thơ là lời tự trách. Lời tự trách mình
này cũng toả sáng nhân cách CBQ.
II- ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN
1.Hình ảnh bãi cát dài và người đi
trên cát
-Không gian: bãi cát, lại bãi cát dài
Điệp từ gợi ra không gian mênh
mông cát trắng, hoang vắng đến rợn
người
-Thời gian: mặt trời lặn
-Con người: đi một bước lại lùi một
bước
Nước mắt rơi
điệp từ, đặt trong cách ngắt nhịp
2/3 liên tiếp gợi lên cái cảm giác của
bước chân người đi luôn luôn bị kéo
giật lạithể hiện rất sâu cảm giác
sốt ruột, căng thẳng và mệt mỏi của
người đi
=> Tả cảnh bãi cát, sự việc đi trên
bãi cát để dẫn dắt suy nghĩ về con
đường công danh , rộng hơn là con
đường đời đầy chông gai, nhọc nhằn
mà người đi trên cát-người trí thức
thời phong kiến buộc phải dấn thân
để mưu cầu sự nghiệp, công danh
cho bản thân, cho gia đình, cho
dòng họ Lối cảm vật nhi động
thường thấy trong thơ trung đại.
Thái độ của nhà thơ: đã nhận ra
sự mịt mờ của con đường công danh
mà mình đang đi, mệt mỏi, chán
ngán, bế tắc
Trang 17
-Em hiểu cụm từ “phường danh lợi” như thế
nào?
HS trả lời, GV nhận xét
“Phường danh lợi” : những kẻ coi công danh
là con đường tìm kiếm phú quý vinh hoa
(mồi danh lợi, bả công danh).CBQ đã nhắc
đến loại người này với sự chán ghét, khinh
bỉ.
-Hai câu tiếp cho em những hình dung gì?
(Hình ảnh về một quán rượu ngon, mọi
người say men rượu mà đổ xô đến)
-Cả 6 câu thơ cho thấy, CBQ đã nhận ra điều
gì về con đường công danh mà mình đang
theo đuổi
GV: Em hãy cho biết tác dụng của việc lặp
lại hai từ “trường sa”?
GV: Hãy cho biết hình ảnh, tâm trạng người
đi đường?
Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện vừa là cảnh
thực vừa bao hàm nghĩa tượng trưng: những
con đường đi tới đều đầy khó khăn hiểm trở.
-Bài thơ kết thúc bằng một câu hỏi tu từ.Có
người cho rằng câu hỏi đó thể hiện sự bế tắc
tuyệt vọng, cô đơn của nhà thơ.Em nghĩ thế
nào?
2. Tâm sự của người đi trên cát
-Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi
Lời tự trách mình
-Xưa nay phường danh lợi Tất tả
trên đường đời
Niềm trăn trở của tác giả trước
hiện thực xã hội: công danh đã bị
biến tướng, gắn liền với danh lợi, và
người đời đua chen nhau vì danh lợi.
CBQ đã nhận thấy tính chất vô
nghĩa của lối học khoa cử, của con
đường công danh theo lối cũ và tỏ rõ
thái độ chán ghét của mình, bộc lộ
cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo trước hiện
thực
3. Khúc ca về con đường cùng
-Trường sa, trường sa…
Điệp từ kết hợp với câu hỏi tu từ
đã thể hiện những trăn trở của nhà
thơ về bước đường đi tớiSự bế tắc
của nhà thơ
-Hãy nghe ta hát khúc đường cùng:
- Phía bắc núi bắc…
Điển cố, điệp ngữ
Tác giả đã cố gắng lựa chọn cho
mình một con đường mới, một
hướng đi mới nhưng vẫn lâm vào bế
tắc
-Anh đứng làm chi trên bãi cát?
câu hỏi mang âm hưởng của một
lời thúc giục: nhân vật trữ tình tự
giục mình, từ bỏ con dường trước
mắt, con đường công danh mờ mịt,
cần phải thoát khỏi cơn say danh lợi
Trang 18
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS khái quát
giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Hoạt động 5: GV cho HS luyện tập
vô nghĩaKhao khát thay đổi cuộc
sống
III- TỔNG KẾT
IV- LUYỆN TẬP
Qua bài thơ này, hãy thử lí giải vì
sao CBQ đã khởi nghĩa chống lại
nhà Nguyễn
2.3. Giáo án thứ ba (Chương trình Ngữ Văn 12)
TIẾNG VIỆT: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính
để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác : chính luận khoa học và nghệ
thuật.
- Có kỹ năng hoàn chỉnh văn bản theo mẫu in sẵn của nhà nước, hoặc có
thể tự soạn thảo những văn bản thông dụng như : đơn từ, biên bản, khi cần thiết.
- Nội dung tích hợp về biển đảo Việt Nam: Các văn bản pháp lý của
Quốc tế và Việt Nam về vấn đề biển đảo.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Giáo viên tổ chức giờ học theo cách kết hợp gợi tìm, vấn đáp, trao đổi thảo
luận.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới.
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu một
số văn bản
I. NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH LÀ GÌ?
GV lần lượt chỉ định từng
HS đọc to các văn bản trong
SGK, sau đó nêu câu hỏi tìm
hiểu:
a) Kể thêm các văn bản cùng
loại với các văn bản trên.
b) Điểm giống nhau và khác
nhau giữa các văn bản trên là
gì?
1. Tìm hiểu văn bản
a) Các văn bản cùng loại với 3 văn bản trên:
+ Văn bản 1 là nghị định của Chính phủ (Ban
hành điều lệ bảo hiểm y tế). Gần với nghị định là
các văn bản khác của các cơ quan Nhà nước
(hoặc tổ chức chính trị, xã hội) như: thông tư,
thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị
quyết,…
+ Văn bản 2 là giấy chứng nhận của thủ trưởng
Trang 19
Nội dụng tích hợp giáo dục
về biển đảo: GV sử dụng
máy chiếu đưa ra cho học
sinh xem một số văn bản
hành chính pháp lí về biển
đảo Việt Nam. Như Luật
Biển quốc tế 1982; Tuyên bố
về ứng xử các bên có ở biển
Đông (DOC); Hướng dẫn của
MTTQVN hướng dẫn thực
hiển tuyên truyền về biển đảo
năm 2013 (Tham khảo
phần Phụ lục 3)
một cơ quan Nhà nước. Gần với giấy chứng nhận
là các loại băn bản như: văn bằng, chứng chỉ,
giấy khai sinh,…
+ Văn bản 3 là đơn của một công dân gửi một
cơ quan Nhà nước hay do Nhà nước quản lí. Gần
với đơn như: bản khai, báo cáo, biên bản,…
b) Điểm giống nhau và khác nhau giữa các văn
bản:
+ Giống nhau: Các văn bản đều có tính pháp lí,
là cơ sở để giải quyết những vấn đề mang tính
hành chính, công vụ.
+ Mỗi loại văn bản thuộc phạm vi, quyền hạn
khác nhau, đối tượng thực hiện khác nhau.
Hoạt động 2: Tổ chức tìm
hiểu ngôn ngữ hành chính
trong văn bản hành chính
GV yêu cầu HS tìm hiểu
ngôn ngữ được sử dụng trong
các văn bản trên (cần lưu ý
đến các văn bản về biển đảo)
a) Đặc điểm kết cấu, trình
bày.
b) Đặc điểm từ ngữ, câu văn.
- HS làm việc cá nhân (khảo
sát các văn bản) và trình bày
trước lớp. Các HS khác có thể
nhận xét, bổ sung (nếu cần).
2. Ngôn ngữ hành chính trong văn bản hành
chính
+ Về trình bày, kết cấu: Các văn bản đều được
trình bày thống nhất. Mỗi văn bản thường gồm 3
phần theo một khuôn mẫu nhất định:
- Phần đầu: các tiêu mục của văn bản.
- Phần chính: nội dung văn bản.
- Phần cuối: các thủ tục cần thiết (thời gian,
địa điểm, chữ kí,…).
+ Về từ ngữ: Văn bản hành chính sử dụng
những từ ngữ toàn dân một cách chính xác.
Ngoài ra, có một lớp từ ngữ hành chính được sử
dụng với tần số cao
+ Về câu văn: có những văn bản tuy dài nhưng
chỉ là kết cấu của một câu
Hoạt động 3: Tổ chức tìm
hiểu khái niệm phong cách
ngôn ngữ hành chính
Từ việc tìm hiểu các văn bản
trên, GV hướng dẫn HS rút ra
khái niệm phong cách ngôn
ngữ hành chính.
3. Ngôn ngữ hành chính là gì?
Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong
các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm
vi các cơ quan Nhà nước hay các tổ chức chính
trị, xã hội (gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ
quan với người dân và giữa người dân với cơ
quan, hay giữa những người dân với nhau trên cơ
sở pháp lí.
Hoạt động 4: Tổ chức luyện
tập
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Hãy kể tên một số Bài tập 1: Một số loại văn bản hành chính
Trang 20
loại văn bản hành chính
thường liên quan đến công
việc học tập trong nhà trường
của anh (chị)
GV cho HS các nhóm thi xem
nhóm nào kể được nhiều và
đúng.
thường liên quan đến công việc học tập trong nhà
trường: Đơn xin nghỉ học, Biên bản sinh hoạt
lớp, Đơn xin vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
Giấy chứng nhận, Sơ yếu lí lịch, Bằng tốt nghiệp
THCS, Giấy khai sinh, Học bạ, Giấy chứng nhận
trúng tuyển vào lớp 10, Bản cam kết…,
Hoạt động 5: Dặn dò
Chuẩn bị bài mới
3. Những lưu ý khi thực hiện.
Để việc tích hợp phát huy hiệu quả tốt cần chú ý các vấn đề sau:
3.1. Về phía giáo viên.
- Bám sát nguyên tắc tích hợp.
- Có sự chuẩn bị chu đáo cho bài dạy học cả về thiết kế bài học và vận dụng các
thiết bị máy chiếu.
- Phát huy hiệu quả kỹ năng thực hành của học sinh bằng việc giao nhiệm vụ cho cá
nhân, nhóm.
- Có thể cho học sinh tham quan thực tế.
- Cần đa dạng về phương pháp và hình thức tích hợp.
- Cần phối kết hợp chặt chẽ với hoạt động tuyên truyền về vấn đề biển đảo của
trường và cả nước.
3.2. Về phía học sinh.
- Tích cực chủ động trong giờ học.
- Tìn hiểu thêm các thông tin có liên quan đến bài học và đến nội dung về biển đảo
Việt Nam theo sự định hướng của giáo viên.
- Thu thập thêm các kiến thức thực tế.
- Vận dụng những điều học được vào thực tiễn cuộc sống.
IV. KIỂM NGHIỆM
Trong năm học 2012-2013 tôi đã tích hợp có hệ thống, liên tục với nội dung
khá phong phú về vấn đề biển đảo Việt Nam trong các giờ dạy học Ngữ Văn ở
trường THPT Triệu Sơn 2, cụ thể là các lớp 10B7, 11A2, 11A7, 12C2, 12C8
(Trong đó 3 lớp 10B7, 11A2 và 12C8 có học Tự chọn Ngữ Văn). Qua khảo sát đối
tượng học sinh và trao đổi ý kiến với các giáo viên, kết quả thu được như sau:
1. Về phía học sinh.
- Học sinh rất thích thú và tích cực với những nội dung về biển đảo tích hợp
vào giờ dạy học Ngữ Văn. Số học sinh có ý kiến này là 100%.
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh ngoài việc nắm được các kiến
thức Ngữ Văn còn hiểu thêm nhiều vấn đề về vấn đề biển đảo. Các em chủ động
tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, vai trò của biển đảo; các em
Trang 21
nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo; các em nắm được các cơ sở pháp lý
chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông và ở hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa
- Từ đó góp phần tạo nên sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của
học sinh. Các em đã tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo
Việt Nam, quan tâm đến tình hình thời sự của đất nước
Để đánh giá sự chuyển biến của học sinh về vấn đề biển đảo Việt Nam, tôi
đã tiến hành kiểm nghiệm như sau:
- Đối với lớp 10: trong bài viết số 5 (gần cuối học kỳ 2), tôi cho học sinh
thuyết minh về một địa danh thuộc chủ đề biển đảo mà em yêu thích.
- Đối với lớp 11: Trong bài Luyện tập viết bản tin (Cuối kỳ 2), tôi tiến hành
kiểm tra 15 phút với đề bài: Viết bản tin ngắn đưa tin về khai mạc hè Sầm Sơn
2013.
- Đối với lớp 12: Trong bài ôn tập Làm văn, tôi cho học sinh lập dàn ý bài
văn nghị luận xã hội : Trách nhiệm của học sinh với biển đảo quê hương.
Kết quả thu được như sau:
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu
12C2 78% 16% 6% 0%
12C8 72% 15% 13% 0%
11A2 85% 11% 4% 0%
11A7 75% 14% 11% 0%
10B7 75% 10% 15% 0%
Đặc biệt trong tháng 3 năm 2013,trường THPT Triệu Sơn 2 đã tổ chức cho
học sinh toàn trường làm bài thi “ Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam năm 2013”
Học sinh trong toàn trường đã tham gia tích cực với tổng cộng gần 1200 bài
dự thi. Trong đó, tập thể lớp 11A2 do tôi chủ nhiệm và dạy Ngữ Văn đã đạt thành
tích xuất sắc ( Tập thể: giải nhất; Cá nhân: 1/1 giải nhất; 2/2 giải nhì; 3/3 giải ba;
4/6 giải KK). Thành tích ấy là kết quả thực tiễn ghi nhận hiệu quả của việc tôi đã
tích hợp giáo dục biển đảo Việt Nam vào bài dạy học Ngữ Văn.
2. Về phía giáo viên.
Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên đặc biệt là các giáo viên có nhiều
năm kinh nghiệm, hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao tính thực tiễn của việc tích
hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ
Văn . Điều đó không chỉ góp phần cao nhận thức về vấn đề biển đảo, về chủ quyền
của Tổ quốc mà còn tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút cho giờ dạy học Ngữ Văn.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trang 22
I. KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu trên có thể rút ra những kết luận sau:
Đóng góp của đề tài là ở chỗ: từ quan điểm tích hợp và thực tế từng bài trong
chương trình Ngữ Văn THPT người viết đã vận dụng giáo dục về biển đảo Việt
Nam với nội dung, liều lượng phù hợp và linh hoạt vào từng bài học cụ thể.
Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT trong giờ dạy
học Ngữ Văn rất phù hợp và có tính thực tiễn cao. Việc tích hợp này không chỉ góp
phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho học sinh về biển đảo quê hương. Mà
thông qua các nội dung được tích hợp vào bài dạy học, giáo viên sẽ phát huy được
tính chủ động, tích cực của học sinh, làm cho Văn học gắn bó với cuộc sống, từ đó
tạo nên sự hấp dẫn cho giờ dạy học Ngữ Văn.
.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
- Cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về vấn đề biển đảo Việt Nam
không chỉ tới đối tượng học sinh mà là nhân dân cả nước đặc biệt là khu vực nông
thôn và vùng cao, vùng sâu.
- Khi biên soạn lại sách giáo khoa THPT cần tăng cường số tiết tìm hiểu về biển
đảo; đưa nội dung giáo dục về biển đảo tích hợp vào nhiều môn học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện
Trần Thị Minh Loan
THƯ MỤC THAM KHẢO
Trang 23
1. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 10,NXBGDVN,H,2010.
2. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 11,NXBGDVN,H,2010.
3. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 12,NXBGDVN,H,2010.
4. Nhiều tác giả, SGK Địa lý 10,11,12, NXBGD, H, 2009
5. Nhiều tác giả, SGK Lịch Sử 12, NXBGD, H, 2009
6. Nhiều tác giả, SGK Giáo dục công dân 10,11,12, NXBGD, H, 2009
7. Nhiều tác giả, SGK Quốc phòng 10,11,12, NXBGD, H, 2009
8. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ Văn 10, NXBGD,H,2009.
9. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ Văn 11, NXBGD,H,2009.
10. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ Văn 12, NXBGD,H,2009.
11.Tài liệu Tuyên truyền về biển đảo của Ban tuyên giáo Trung Ương.
12. Nguồn từ Internet.
Trang 24
PHỤ LỤC
1. Thuyêt minh về biển Sầm Sơn – Thanh Hóa.
Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố
Thanh Hóa 16km. Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người
Pháp khai thác từ năm 1906.
Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ
năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông
Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua
Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn.
Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cá
thu, mực Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những
thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách. Bãi biển
Sầm Sơn là một trong những bãi biển rộng và đẹp ở phía bắc.
Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ.
Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù
hợp với sức khoẻ con người.
Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng
cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ chạy dài
theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc
Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề ngắm cả một
vùng trời nước mênh mông. Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi Trường lệ là
một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng, hòn Trống Mái
được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ còn Đền Độc Cước là
nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân làm hai nửa, một
trên bờ bảo vệ dân làng, một xuống nước diệt trừ Thuỷ quái.
Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ cuối
đời Nhà Lê ( thế kỷ 17 ) ( đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và Mẫu Liễu
Hạnh) theo lối kiến trúc cổ. Đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm
mỗi khi đến Sầm Sơn.
Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi
trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại
trong tương lai.
2. Giới thiệu về biển miền Trung.
Tại hội thảo Quốc gia với chủ đề “Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển
bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối
hợp với Ủy ban Nhân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức mới đây, nhiều nhà nghiên cứu, nhà
khoa học đã khẳng định miền Trung là vùng có điều kiện sinh thái đặc thù, có vị trí
địa lý, chính trị, kinh tế chiến lược quan trọng.
Trang 25