Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Cân đối ngân sách nhà nước và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.16 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử loài người, Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có
giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư
cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ về
nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng chấn áp và các
nhiệm vụ xã hội. Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà nước cần
phải có nguồn lực tài chính – ngân sách nhà nước, đó là cơ sở vật chất cho Nhà
nước tồn tại và hoạt động.
NSNN là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ
chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng
khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính. NSNN là công cụ huy động nguồn
tài chính để đảm bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụ điều tiết vĩ mô
nền kinh tế, đảm bảo cho sự ổn định phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế, và
đảm bảo thu nhập cho người dân.
Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, vấn đề cân đối ngân sách nhà
nước là rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Bỡi vì, ngân sách nhà nước
là công cụ tài chính cốt yếu để Nhà nước điều phối toàn xã hội, giải quyết những
vấn đề khó khăn của đất nước, đem lại sự công bằng cho người dân,. Thực tế ở Việt
Nam trong thời gian vừa qua, ngân sách nhà nước không ổn định và mất cân đối đã
kéo theo những hậu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và nhiều
vấn đề xã hội nãy sinh như: thu vào ngân sách nhà nước không đủ chi dẫn đến nợ
nước ngoài nhiều, lạm phát tăng nhanh, không có nguồn tài chính để đầu tư đúng
mức vào hoạt động kinh tế… Vì vậy khắc phục những vấn đề làm bất cân đối ngân
sách nhà nước là việc làm quan trọng hiện nay và cả trong tương lai Với những lý
do như trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Cân đối ngân sách nhà nước và liên hệ thực tiễn
tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


• Khái niệm, đặc điểm và vai trò của cân đối ngân sách nhà nước
• Khái niệm ngân sách nhà nước
Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2006
định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Quốc gia trong
dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.
Cân đối ngân sách nhà nước là một trong những cân đối vĩ mô quan trọng của
nền kinh tế quốc dân, phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách.Nó
là một bộ phận của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương
tác giữa thu và chi NSNN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước
đã đề ra ở tầm vĩ mô.
• Đặc điểm ngân sách nhà nước
Từ khái niệm về cân đối NSNN nêu trên, có thể thấy cân đối NSNN có các
đặc điểm sau:
• Cân đối NSNN phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN
nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tài khóa. Nó vừa là công cụ thực hiện
chính sách phát triển - xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội.
• Cân đối NSNN là công cụ của chính sách tài khóa, việc thay đổi trạng thái
cân đối thu chi ngân sách đều gây tác động nhất định đến các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội. Vì vậy, cân đối NSNN không phải chỉ là để thu – chi cân đối hoặc
chỉ cân đối đơn thuần về mặt lượng. Cân đối NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu
chiến lược kinh tế - xã hội, thể hiện mối quan hệ so sánh, xu thế phát triển, thay đổi
cơ cấu, mức độ tăng trưởng, tiết kiệm, tiêu dùng, và hiệu quả vĩ mô. Điều này cũng
có nghĩa là các chỉ tiêu kinh tế - xã hội quyết định sự hình thành thu, chi NSNN; tuy
nhiên, sự tính toán thu, chi NSNN không phản ánh một cách thụ động các chỉ tiêu
2
kinh tế - xã hội, mà ngược lại về phần mình, cân đối NSNN có tác động làm thay
đổi hoặc điều chỉnh một cách hợp lý các chỉ tiêu kinh tế - xã hội bằng khả năng
quản lý các nguồn lực và phân bổ các nguồn lực có hiệu quả. Như vậy, vấn đề cốt

lõi của cân đối NSNN là đánh giá và khai thác nguồn thu một cách hợp lý, phân bổ
và sử dụng nguồn lực hiệu quả, phần thiếu hụt sẽ bù đắp bằng vay nợ được đặt
trong một chiến lược quản lý nợ công tối ưu.
• Về nội dung, cân đối NSNN bao gồm cân đối giữa các khoản thu và khoản
chi NSNN, phân bổ chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống NSNN,
đồng thời phải kiểm soát được tình trạng NSNN để thực hiện các mục tiêu kinh tế -
xã hội.
• Cân đối ngân sách mang tính định lượng và tính tiên liệu:
+ Trong quá tình cân đối NSNN, người quản lý NSNN cần phải tính toán cụ
thể về mặt định lượng các con số thu, chi của NSNN trên các góc độ:
• Tổng số thu, tổng số chi NSNN : để xác định trạng thái của NSNN và quy
mô NSNN so với GDP.
• Chi tiết hóa từng khoản thu, chi NSNN hay từng nhóm thu, chi NSNN
nhằm thiết lập cơ chế phối hợp, cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu đáp ứng nhu
cầu chi theo từng hoạt động của NSNN.
• Quy mô của ngân sách trung ương và quy mô của ngân sách các cấp địa
phương để qua đó một mặt đánh giá mức độ phân cấp tài chính giữa các cấp ngân
sách trong hệ thống NSNN, mặt khác có cơ sở để thực hiện phân bổ, chuyển giao
nguồn lực giữa các cấp ngân sách, qua đó các cấp chính quyền có thể thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Cân đối NSNN mang tính kế hoach, có tính chỉ đạo và tiên liêu về kinh tế
vĩ mô, phản ánh quan hệ cân đối phân bổ nguồn lực. Cân đối NSNN phải tiên liệu
được khả năng thu, chi NSNN trong ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo tính ổn định
của chính sách tài khóa. Cân đối NSNN cũng phải tiên liệu sự tác đọng của thu, chi
ngân sách trên tổng thể, đồng thời chi tiết đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế -
xã hội trong ngắn hạn và dài hạn.
3
• Vai trò của cân đối ngân sách nhà nước
Cân đối ngân sách nhà nước là một trong các công cụ để can thiệp vào hoạt động
kinh tế xã hội. Vì thế trong nền kinh tế thị trường, cân đối NSNN đặc biệt quan trọng

trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đó được thể hiện qua các vai trò sau:
* Phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả.
Thật ra, quan hệ giữa cân đối NSNN và phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính
là mỗi quan hệ nhân quả liên hoàn. Cân đối NSNN góp phần phân bổ, sử dụng
nguồn lực tài chính có hiệu quả. Ngược lại, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính
hiệu quả sẽ giúp cho cân đối NSNN kỳ sau thuận lợi hơn.
Cân đối NSNN có thể góp phần phân bổ và sử dụng các nguồn lực hiệu quả
ngay từ khi lập dự toán NSNN bằng cách lựa chọn trình tự ưu tiên hợp lý trong
phân bổ NSNN và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với
công tác lập kế hoạch ngân sách.
Trong phân cấp quản lý NSNN, nếu cân đối NSNN đảm bảo phân định
nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa trung ương với các địa phương hợp lý thì sẽ đảm
bảo thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và
các địa phương nói riêng. Ngoài ra, kiểm soát tốt tình hình thu – chi NSNN, có
những giải pháp tốt để xử lý tình trạng mất cân đối tạm thời trong quá trình chấp
hành NSNN cũng là những khía cạnh thể hiện được vai trò phân bổ và sử dụng
nguồn lực hiệu quả của cân đối NSNN.
* Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới,
kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ
sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ
đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát
triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư
cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt
trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của
4
điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp nhà nước là một trong

những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào
tình trạng cạnh trang không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh
phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các
doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang
cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài
chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng
đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.
Giải quyết vấn đề xã hội
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh
đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các
mặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách
việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng
hoá: nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính
chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu,
dự trũ quốc gia. thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi
tiêu của chính phủ. kiềm chế lạm phát: cùng với ngân hàng trung ương và chính
sách tền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu
của chính phủ.
Tóm lại, thực hiện chính sách cân đối NSNN thông qua chính sách thuế, chính
sách chi tiêu và quyết định mức bội chi NSNN hàng năm sẽ tác động đến tiết kiệm
và đầu tư của khu vực tư cũng như cán cân thương mại quốc tế. Từ đó, góp phần
thực hiện được các mục tiêu của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô:
• Tăng trưởng GDP thực ở tốc độ cao và ổn định.
• Tỉ lệ thất nghiệp thực tế được giữ ở mức tự nhiên.
• Lạm phát duy trì ở mức vừa phải và có thể dự đoán được.
• Ổn định cán cân thương mại chủ động trong quản lý nợ nước ngoài và hạn
chế những áp lực của phần còn lại của thế giới lên hoạt động xuất khẩu quốc gia.
5
• Các lý thuyết về cân đối ngân sách nhà nước

Thế kỷ 20, đặc biệt sau cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất, vai trò của nhà
nước có nhiều thay đổi phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội:
i) Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự can thiệp của nhà nước.
ii) Hệ thống tiền tệ khi đó không ổn định.
iii ) Nền kinh tế phát triển theo xu hướng quốc tế hóa.
Trong bối cảnh đó, NSNN không những là công cụ để nhà nước huy động các
nguồn lực của xã hội nhằm tài trợ mọi nhu cầu chi tiêu của nhà nước, mà còn là
công cụ để nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế xã hội.
Như vậy, từ tài chính công cổ điển đến tài chính công hiện đại, vai trò của
NSNN đã có nhiều thay đổi. Với thực tế đó, quan điểm về cân đối NSNN cũng có
nhiều thay đổi theo thời gian.
• Lý thuyết cổ điển về cân đối ngân sách nhà nước.
Theo quan điểm cổ điển, nhà nước chỉ nên thực hiện những hoạt động như
cảnh sát, tư pháp, quốc phong và đối ngoại, còn những hoạt động khác nên để cho
khu vực tư nhân đảm nhận. Nhất là trong hoạt động kinh tế, nhà nước không can
thiệp mà phải để quy luật thị trường, sự tự do cạnh tranh chi phối. Theo quan niệm
đó thì nhà nước không đóng góp gì vào việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Do
vậy, NSNN chỉ là công cụ cung cấp cho nhà nước những nguồn tài chính cần thiết
nhằm tài trợ cho những hoạt động hành chính, tư pháp, quốc phòng, và nhà nước chỉ
huy động đủ nguồn lực cho nhưng nhu cầu chi tiêu hạn hẹp đó mà thôi. Trong bối cảnh
đó, cân đối NSNN cần phải tôn trọng triệt để nguyên tắc tổng thu thuế = chi NSNN
mỗi năm. Như vậy, theo quan điểm này NSNN phải cân băng tuyệt đối, bội thu hay bội
chi NSNN (nếu có) đều biểu hiện sự lãng phí nguồn lực của nhân dân.
• Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước.
Bước sang thế kỷ 20, có nhiều sự kiện kinh tế - xã hội đáng ghi nhận xảy ra
như chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là siêu lạm phát 1921-1924 ở Đức hay
khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 … Tất cả những sự kiện đó cho thấy rằng
kinh tế thị trường tự do cạnh tranh với cơ chế tự điều tiết không thể duy trì được sự
phát triển bền vững. Do vậy, cần phải có sự can thiệp của nhà nước, và NSNN lúc
6

này trở thành công cụ để nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế. Trong bối cảnh
đó, quan điểm cân đối NSNN cũng có nhiều thay đổi.
• Lý thuyết về ngân sách nhà nước theo chu kỳ.
Nền kinh tế trải qua một chuỗi dài các chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm có 3 giai
đoạn: phồn thịnh – khủng hoảng – suy thoái. Sự vận động có tính chu kỳ tự phát
theo các qui luật kinh tế khách quan của thị trường, sự can thiệp của nhà nước chỉ
có thể giúp cho nền kinh tế không rơi vào tình trạng quá “nóng” hoặc quá “lạnh”
trong chu kỳ của nó, chứ không thể loại trừ hoàn toàn tính chu ky đó. Bởi vậy, thu –
chi NSNN cũng có tính chu kỳ.
Khi nền kinh tế ở giai đoạn phồn thịnh, của cải vật chất được tạo ra nhiều,
năng suất lao động xã hội cao, thất nghiệp it… Do vậy, NSNN có thể huy động
được số thu thuế lớn hơn so với nhu cầu chi tiêu. Mặt khác, trong giai đoạn này
cũng nên tăng thuế suất, giảm chi tiêu chính phủ để kìm hãm nền kinh tế phát triển
qua “nóng”. Trong bối cảnh đó, thặng dư ngân sách là điều dễ hiểu. Nếu không xem
xét cân đối NSNN theo chu kỳ, chính phủ rất dễ dùng số thặng dư này để chi tiêu,
đầu tư vào nhưng hoạt động không cần thiết, hoặc điều chỉnh chính sách thuế để
giảm thu, những hoạt động này dễ làm cho nên kinh tế rơi vào khủng hoảng. Ngược
lại, khi khủng hoảng xảy ra, nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái, năng suất
lao động thấp, thất nghiệp gia tăng… Thu NSNN trong giai đoạn này sẽ khó khăn
hơn. Mặt khác, để kích thích phục hồi kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội thì nhà
nước cần phải giảm thuế và tăng chi tiêu, như thế NSNN sẽ bội chi. Nếu vì ngại bội
chi NSNN, cố giữ cân đối NSNN theo quan điểm cổ điển trên cơ sở hạn chế chi tiêu
thì sẽ làm nền kinh tế khó vượt qua suy thoái hơn.
Như vậy theo quan điểm này, sự cân bằng của NSNN sẽ không duy trì trong
khuôn khổ một năm mà sẽ duy trì trong khuôn khổ của một chu kỳ kinh tế. Nghĩa
là, vẫn duy trì nguyên tắc cân đỗi giữa số thu và số chi của NSNN, nhưng thực hiện
sự cân bằng này trong một thời kỳ gồm nhiều tài khóa liên tục ứng với từng chu kỳ
phát triển kinh tế. Khi đó, tình trang bội thu hay bội chi NSNN trong từng tài khóa
không hản là mất cân đối, chúng có thế bù trừ cho nhau trong cả chu kỳ. Tuy nhiên,
mức bội thu hay bội chi, đặc biệt là bội chi, phải được khống chế trong một giới hạn

nhất định mà chính phủ có thế kiểm soát được.
7
• Lý thuyết về ngân sách nhà nước cố ý thiếu hụt.
Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng nền kinh tế quyết định tài
chính. Vấn đề tài chính công nói chung và NSNN nói riêng phải được giải quyết tùy
theo tình trạng kinh tế và ảnh hưởng của NSNN vào tình trạng kinh tế.
Như đã phân tích, muốn thực hiện nguyên tắc ngân sách cân bằng tuyệt đối
trong giai đoạn kinh tế, nhà nước phải tiết kiệm chi tiêu hoặc/và tăng thuế. Nhưng
cả hai phương pháp này đều kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, nhà
nước thường hi sinh sự cân bằng của NSNN với việc tăng chi tiêu hay giảm thuế.
Tuy nhiên, việc có ý tạo ra sự thiếu hụt NSNN có thể tác động tiêu cực đến tình
hình lưu thông tiền tệ, lạm phát có thể gia tăng bởi vì muốn có tiền tại trợ cho
những chương tình này thì nhà nước thường phải in thêm giấy bạc. Tuy nhiên,
những người ủng hộ lý thuyết này cho rằng sự phát triển của nền kinh tế sẽ đem lại
nguồn thu để NSNN trở về tình trạng cân bằng tương đối và đẩy lùi lạm phát.
Tóm lại, mỗi lý thuyết xem xét cân đối NSNN ở một giác độ nhất định và phù
hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm cổ điển trở nên
hơi cứng nhắc. Duy trì ngân sách tiêu dùng như quan điểm cổ điển là cần thiết,
nhưng là chưa đủ trong điều kiện nền kinh tế bước vào giai đoạn hiện đại. Một mặt
sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước đòi hỏi phải có một ngân sách đủ tiềm
lực đảm bảo hoạt động của bộ máy hành chính, duy trì cải thiện cơ sở hạ tầng, bảo
đảm an ninh quốc phòng, đảm bảo công bằng xã hội và an ninh trật tự xã hội.
Nhưng mặt khác, nhà nước cần phải tổ chức điều hành chính sách kinh tế vĩ mô,can
thiệp hợp lý và đúng cách vào nền kinh tế, đảm bảo cho nên kinh tế xã hội phát
triển bền vững. Bội chi NSNN trong một vài tài khóa là điều không thể tránh khỏi,
và nó cũng chưa hẳn phản ánh tình trạng yếu kém của nền kinh tế hay do thiếu hiệu
quả trong điều hành NSNN của chính phủ. Tuy nhiên dầu chấp nhận bội chi NSNN
theo chu kỳ, hay cố ý gây bội chi thì cũng là để tạo tiền đề nhằm đạt được sự cân
bằng NSNN trong dài hạn.
• Nội dung của cân đối ngân sách nhà nước

• Thu ngân sách nhà nước
Có nhiều cách phân chia các khoản thu NSNN,nhưng căn cứ theo tính chất của
8
các khoản thu với cân đối NSNN thành:
- Thu trong cân đối NSNN: Đây là khoản thu cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong thu
NSNN, mang tính chất ổn định và nó đáp ứng cho hầu hết chi tiêu của NSNN đăc biệt là
chi thường xuyên. Gồm: (1) Thu về thuế
(2) Thu về phí, lệ phí
(3) Thu từ những tài sản của nhà nước
(4) Thu khác: viện trợ, cho, biếu, tặng, …
- Thu bù đắp thâm hụt NSNN
a. Thuế
Thuế là một hình thưc động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định,thuộc phạm
trù phân phối nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân để đáp
ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phục vụ cho các lợi ích công cộng.
Thuế là một nguồn thu phát sinh thường xuyên và không được hoàn trả trực
tiếp, ngang giá cho người nộp thuế. Thuế là nguồn thu chiếm tỉ trọng lớn nhất và
cũng là quan trọng nhất trong các nguồn thu NSNN. Mục tiêu của Quốc hội đề ra
trong những năm tới là động viên về thuế chiếm khoảng 20 đến 25% GDP và ổn
định mức đóng góp về thuế.
Cơ cấu hệ thống chính sách thuế của nước ta gồm các luật thuế và pháp lệnh
thuế áp dụng chung cho các thành phần kinh tế như sau: thuế GTGT, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất
nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá
nhân, thuế nhà đất. Ngoài ra còn có những loại khác như: thuế môn bài, tiền thu sử
dụng đất, tiền thu sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển, chế độ thu sử dụng vốn
ngân sách Nhà nước, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
• Phí
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường
như phí nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không thuần

tùy theo quy định của Pháp luật là khoản tiền ma các tổ chức, cá nhân phải trả khi
sử dụng các dịch vụ công cộng đó.
Trong nội dung bài này, ta chỉ xét đến các loại phí thuộc thu trong cân đối
9
ngân sách.
Các loại phí chia ra:
- Phí thuộc lãnh vực nông nhiệp, lâm nghiệp, thủy sản: thủy lợi phí…
- Phí thuộc lãnh vực công nghiệp, xây dựng: phí xây dựng…
- Phí thuộc lãnh vực thương mại, đầu tư: phí chợ…
- Phí thuộc lãnh vực lưu thông vận tải: phí sử dụng đường bộ…
- Phí thuộc lãnh vực thông tin, liên lạc: phí sử dụng và bảo vệ tần số vô tuyến điện…
- Phí thuộc lãnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: phí trông giữ xe…
- Phí thuộc lãnh vực văn hóa xã hội: phí tham quan…
- Phí thuộc lãnh vực giáo dục và đào tạo: học phí…
- Phí thuộc lãnh vực y tế: viện phí…
- Phí thuộc lãnh vực khoa học, công nghệ và môi trường: phí vệ sinh…
- Phí thuộc lãnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan: phí hoạt động chứng
khoán…
- Phí thuộc lãnh vực tư pháp: án phí…
c. Lệ phí
Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính
pháp lý của NN cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ việc quản lý của NN theo
Pháp luật. Khác với phí, lệ phí là khoản thu của NSNN, chỉ có cơ quan NN hoặc tổ
chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý cuả NN theo quy định mới đc quyền
thu lệ phí.
Theo danh mục Phí và Lệ phí, được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí
và Lệ phí, các loại phí chia ra:
- Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân: lệ phí
tòa án.
- Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:

lệ phí trước bạ…
- Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh, cung cấp thông
tin về Lệ phí Đăng ký kinh doanh.
- Lệ phí quản lý Nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra vào
10
cảng…
- Lệ phí quản lý Nhà nước trong các lãnh vực khác: lệ phí hải quan, lệ phí
chứng thực, lệ phí công chứng.
d. Thu từ các hoạt động kinh tế của NN
Nhà nước của bất kì quốc gia nào cũng có chức năng đầu tư và phát triển kinh
tế. Từ đó hình thành nên kinh tế nhà nước, kinh tế quốc doanh. Kết quả kinh doanh
của các cơ sở kinh tế này là nguồn động viên chủ yếu của NSNN.
Các nguồn thu chủ yếu từ kinh tế nhà nước bao gồm:
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước và lợi tức từ vốn góp cổ phần vào
các doanh nghiệp. Đây là phần quan trọng nhất
- Tiền gốc và lãi suất cho vay của tín dụng nhà nước
- Tiền bán, cho thuê, chuyển nhượng tài nguyên, tài sản nhà nước
e. Thu từ viện trợ
Ngoài các khoản thu trên, thu NSNN còn bao gồm các khoản đóng góp tự
nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, các khoản viện trợ không
hoàn lại bằng tiền, hiện vật của chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân ở nước
ngoài, các khoản đóng góp tự nguyện khác theo quy định của Pháp luật. Tuy nhiên,
đây là một nguồn thu không thường xuyên và chỉ mang tính chất bổ sung cho ngân
sách quốc gia.
f. Thu để bù đắp thâm hụt NSNN
Thu ngân sách nhà nước về thực chất sẽ không bao gồm các khoản vay của
nhà nước. Việc loại các khoản vay ra khỏi nội dung thu NSNN có ý nghĩa kinh tế
quan trọng, nó phản ánh đúng số thực thu của nhà nước, thể hiện chính xác số bội
chi và tỷ lệ bội chi, tránh được sự nhầm lẫn giữa thực tế thu của nhà nước và số nhà
nước phải đi vay để chi. Tìm kiếm nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước cũng

chính là việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Trong khi đó, nguồn bù đắp
thâm hụt ngân sách nhà nước được sử dụng là vay nợ của chính phủ hoặc phát hành
tiền. Phát hành tiền giấy để bù đắp bội chi ở quy mô lớn sẽ đưa đến lạm phát, gây
khủng hoảng tài chính. Lạm phát sẽ khiến kinh tế - xã hội không ổn định. Do đó, để
có nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, việc vay nợ của chính phủ nhằm bù đắp
11
thâm hụt ngân sách nhà nước là một việc làm rất cần thiết.
Các khoản thu để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bao gồm: vay trong nước
và vay nước ngoài.
• Chi ngân sách nhà nước
• Chi theo chức năng nhiệm vụ:
• Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây
dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội.
• Chi bảo đảm xã hội, bao gồm: (1) Giáo dục; (2) Y tế; (3) Công tác dân số;
(4) Khoa học và công nghệ; (5) Văn hóa; (6) Thông tin đại chúng; (7) Thể thao; (8)
Lương hưu và trợ cấp xã hội; (9) Các khoản can thiệp của chính phủ vào các hoạt
động kinh tế; (10) Quản lý hành chính; (11) An ninh, quốc phòng ; (12) Dự trữ tài
chính; (13) Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài; (14) Các khoản chi khác
• Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước được chia ra:
• Chi thường xuyên: là khoản thu không có trong khu vực đầu tư và có tính
chất thường xuyên để tài trợ hoạt động chính phủ. Về nguyên tắc, các khoản này
phải sử dụng các khoản chi không mang tính hoàn trả của NSNN. Các khoản mục:
+ Khoản chi chủ quyền quốc gia: tức là các chi phí mà cơ quan nhà nước cần
phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là trên lĩnh vực quốc phòng an
ninh, ngoại giao, thông tin đại chúng.
+ Chi phí liên quan đến hoạt động và điều hành cơ quan nhà nước để thực hiện
những nhiệm vụ được giao phó.
+ Chi phí do sự can thiệp nhà nước vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội
để cải thiện đời sống nhân dân. Những chi phí này thuộc loại chi phí chuyển
nhượng như: trợ cấp cho các cơ quan NN để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, trợ

cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, trả lãi, nợ của
chính phủ.
• Chi cho đầu tư phát triển, gồm:
+ Chi xây dựng cơ bản
+ Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
12
+ Chi sự nghiệp y tế
+ Chi dân số kế họach hoá gia đình
+ Chi sự nghiệp khoa học và CNMT
+ Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin
+ Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình
+ Chi sự nghiệp thể dục, thể thao
+ Chi lương hưu, đảm bảo xã hội
+ Chi sự nghiệp kinh tế
+ Chi quản lý hành chính
• Bội chi ngân sách nhà nước
• Khái niệm: Bội chi ngân sách nhà nước,hay còn gọi là thâm hụt ngân sách
nhà nước là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản
thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ
thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước.
• Nguyên nhân:
Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN:
- Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng
hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải
quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi
NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong
khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội
chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.
- Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của

Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu
dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư
và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác
động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.
Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn, ),
tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN.
13
CHƯƠNG II
LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
• Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta trong tình trạng yếu
kém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt NSNN cao quá mức, chi tiêu Chính
phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính. Đến giai đoạn từ năm
1986-1990, trước tình hình khó khăn về kinh tế và chính trị, Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu đã cắt giảm dần viện trợ của họ cho nước ta. Trước tình hình khó
khăn đó, Đảng ta tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng
XHCN. Với những bước đi chập chững ban đầu, chính sách tài chính đã có đổi mới
một bước. Tuy nhiên, thu NSNN càng không đủ chi và bù đắp thâm hụt NSNN
không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành.
Mặc dù có nhiều cố gắng đáng kể trong năm 1989, nhưng tình trạng thiếu hụt
NSNN vẫn trầm trọng. Tổng chi đã tăng gấp đôi so với năm 1988, một phần do lạm
phát chuyển từ năm 1988 sang và đã làm tăng giá đáng kể một số mặt hàng và dịch
vụ thiết yếu do Nhà nước cung cấp. Bước vào giai đoạn từ năm 1991-1995, tình
hình đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất và lưu thông hàng hoá đã
có động lực mới, tình trạng thiếu lương thực đã được giải quyết căn bản, lạm phát
siêu mã đã được đẩy lùi. Cơ cấu chi NSNN đã dần dần thay đổi theo hướng tích
cực. Nguồn thu trong nước đã đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay hoặc dựa
vào phát hành cho chi thường xuyên đã chấm dứt. Trong giai đoạn này, chi đúng
đối tượng, có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội được đặt ra. Nhờ những

giải pháp trên, số thâm hụt NSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay
của dân và vay nước ngoài. Trong giai đoạn từ năm 1991-1995, tỷ lệ bội chi NSNN so
với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2%
và năm 1995 là 4,17%). Như vậy, có thể thấy bội chi NSNN trong những năm 1991-
14
1995 là rất thấp, thể hiện chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ này
và đây cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần kiềm chế lạm phát.
Nguồn bộ tài chính
Giai đoạn từ năm 2001-2007, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể. Tốc độ
tăng thu hằng năm bình quân là 18,8%. Tốc độ tăng chi bình quân hằng năm đạt
18,5%. Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được cân đối ở mức 5% GDP
và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội
chi NSNN trong 7 năm trở lại đây tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều (bình
quân khoảng 4,95% GDP) vì giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi NSNN so với
GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức 3,87% so với GDP.
Nguồn Bộ tài chính
Nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP thì chưa thấy hết sự tăng lên của
nó trong những năm gần đây; đặc biệt những năm gần đây, ngoài NSNN được cân
đối, đã có một lượng vốn lớn được đưa ra đầu tư các công trình giao thông và thuỷ
lợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ không cân đối vào NSNN.
Ngoài ra, phải kể đến lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho
đầu tư kiên cố hoá trường lớp học cũng là một lượng tiền lớn cân đối ngoài NSNN.
Nếu cộng cả hai loại trên vào cân đối NSNN, bội chi NSNN trong những năm qua
không phải chỉ 5% GDP mà cao hơn (khoảng 5,8-6,2% GDP).
Thực tế trong 8 năm qua, từ năm 2003 đến nay, tốc độ tăng bội chi NSNN là
khá cao, ở mức 17-18%/ năm. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng trưởng thì còn cao
hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2003: 0,2%; năm 2004: 1,6%; năm 2005: 9,7%;
năm 2006: 8,1%; năm 2007: 9,0%; năm 2008: 11,1%; năm 2009: 7,8%).
Trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát bội chi NSNN từ hai
nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tăng tiền cung ứng thêm ra

thị trường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính phủ cho tiêu dùng
thường xuyên và cho đầu tư là tăng lên.
Nguồn Bộ tài chính
Có thể thấy, chính sách tài khoá trong những năm qua có phần nới lỏng như
15
những năm chúng ta đang phải kích cầu đầu tư. Nếu so sánh tổng chi NSNN so với
GDP trong những năm qua cho thấy, NSNN đã chi một khối lượng lớn tiền tệ
không chỉ ở số tuyệt đối mà cả ở số tương đối.
Như trên đã phân tích, bội chi NSNN tăng cao thể hiện chính sách tài khoá
lỏng lẻo, nói lên sự chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư và thường xuyên vượt quá
mức có thể của nền kinh tế. Nếu như bù đắp bội chi NSNN bằng phát hành thêm
tiền thì trực tiếp tác động gây ra lạm phát, vì đã làm tăng cung tiền tệ nhiều hơn cầu
tiền tệ trên thị trường như giai đoạn từ năm 1986-1990. Tuy nhiên, việc bù đắp
thâm hụt NSNN bằng nguồn huy động từ bên ngoài và từ trong nước về cơ bản,
cũng tăng cung tiền vào thị trường trong nước. Điều này, có thể giải thích là do
phần huy động từ vay nước ngoài đã làm tăng cung lượng tiền vào thị trường trong
nước, vì số tiền vay nước ngoài về để bù đắp thâm hụt NSNN phải đổi ra VND để
chi tiêu trên cơ sở bán cho NHNN là chính, mà NHNN lại phát hành tiền ra để mua
ngoại tệ là cơ bản. Đây chính là phần làm cho lạm phát tăng lên nếu lượng vay từ
bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN quá lớn. Thực tế trong những năm qua,
lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN chiếm khoảng 1/3 số thâm
hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay
lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm hụt NSNN
khoảng 2%-2,5% GDP. Qua thực tế cho thấy, chi NSNN đã tăng từ 27% GDP năm
2001 lên 40,4% năm 2007 là một con số khá lớn trong chi tiêu của Chính phủ.
Còn phần bù đắp thâm hụt NSNN từ nguồn vay trong dân về cơ bản, chỉ thu
tiền từ trong lưu thông vào NSNN và sau đó, lại chuyển ra lưu thông nên không làm
tăng lượng tiền cơ bản trên thị trường mà chỉ làm cho vòng quay tiền tệ có thể tăng
nhanh hơn, tạo ra hệ số tăng tiền cao hơn mức cần thiết. Điều này, cũng tạo ra tăng
cung tiền tệ do vòng quay tiền tệ lớn, có tạo ra tác động một phần gây ra lạm phát,

nhưng không lớn bằng trực tiếp phát hành tiền ra và vay vốn từ bên ngoài để bù đắp
thâm hụt NSNN.
Xét các nguồn thu NSNN theo từng khu vực và địa phương cụ thể, ta có bảng
quyết toán thu – chi của các khu vực và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
Ương năm 2009 sau đây:
16
BỘ TÀI CHÍNH Phụ lục số 09/CKTC-NSNN

QUYẾT TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH CỦA CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 1674/QĐ-BTC ngày 14/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Đơn vị tính: Triệu đồng

STT
TÊN TỈNH,
THÀNH
TỔNG THU
NSNN
TỶ LỆ
PHÂN
TỔNG CHI
CÂN ĐỐI
BỔ SUNG TỪ NSTW CHO NSĐP
TỔNG SỐ
BỔ SUNG
CÂN ĐỐI
BỔ SUNG
CÓ MỤC
TIÊU
TỔNG SỐ (1)

419.278.223
277,859,731 94,679,310 42,025,758 52,653,551
I ĐÔNG
BẮC
30,164,708 36,841,293 21,791,766 10,217,673 11,574,093
1 QUẢNG
NINH
16,317,121 76 5,488,999 614,288 614,288
2 HÀ
GIANG
872,548 100 3,580,536 2,889,645 1,372,901 1,516,744
II TÂY BẮC 3,463,366 12,183,580 9,017,884 4,396,282 4,621,602
12 HÒA
BÌNH
950,140 100 3,126,719 2,242,731 1,089,984 1,152,747
13 SƠN LA 1,039,579 100 3,759,892 2,758,298 1,490,829 1,267,469
III ĐỒNG
BẰNG
SÔNG
HỒNG
118,187,475 66,269,692 12,694,905 5,057,156 7,637,749
16 HÀ NỘI 66,641,687 45 31,653,821 2,796,951 631,066 2,165,885
17 HẢI
PHÒNG
23,487,461 90 5,222,867 800,361 800,361
18 VĨNH
PHÚC
10,843,267 67 6,558,504 170,494 170,494
19 HẢI
DƯƠNG

4,358,774 100 4,254,882 447,498 78,068 369,430
IV BẮC
TRUNG
BỘ
15,215,133 29,581,251 17,131,965 8,381,961 8,750,004
26 THANH
HÓA
3,602,053 100 8,449,566 5,385,969 2,734,310 2,651,659
27 NGHỆ AN 4,125,085 100 7,876,124 4,652,569 2,574,404 2,078,165
31 THỪA
THIÊN -
2,901,909 100 3,589,674 1,093,080 311,193 781,887
17
HUẾ
V DUYÊN
HẢI
MIỀN
TRUNG
30,975,766 31,896,742 9,296,244 3,513,718 5,782,526
32 ĐÀ NẴNG 11,489,983 90 8,556,399 187,434 187,434
33 KHÁNH
HÒA
6,348,642 53 3,867,370 611,594 611,594
34 QUẢNG
NAM
3,049,634 100 5,290,978 2,714,599 1,188,391 1,526,208
VI TÂY
NGUYÊN
9,763,177 16,854,160 7,790,897 3,766,705 4,024,191
40 ĐĂK LĂK 3,009,096 100 4,988,971 2,204,826 1,312,649 892,177

VII ĐÔNG
NAM BỘ
184,577,645 49,214,838 3,670,961 362,873 3,308,088
45 TP. HỒ
CHÍ MINH
121,640,482 26 30,572,324 1,897,882 1,897,882
46 ĐỒNG
NAI
14,430,958 45 5,987,792 134,994 134,994
47 BÌNH
DƯƠNG
12,640,027 40 3,368,428 87,863 87,863
VIII ĐỒNG
BẰNG
SCL
26,930,953 35,018,175 13,284,686 6,329,389 6,955,297
54 CẦN THƠ 5,133,734 96 3,836,598 334,777 334,777
55 HẬU
GIANG
795,576 100 1,913,258 1,190,554 546,158 644,396

Nguồng Bộ tài chính
18
Theo dõi số liệu của bảng quyết toán trên, ta có thể thấy lượng thu NSNN cụ
thể của các khu vực và một số địa phương, cũng như khác biệt giữa các khu vực
khác nhau và các địa phương trong cùng khu vực. Hầu hết các khu vực thuộc vùng
đồng bằng có nguồn thu ngân sách lớn hơn các khu vực khác, khu vực Đông Nam
bộ có số thu lớn nhất là khoảng 184.557 tỷ đồng mà trong đó có thành phố Hồ Chí
Minh là địa phương có thu ngân sách lớn nhất cả nước với trên 121.640 tỷ đồng. Có
thể nhận ra rằng các tỉnh, thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,

Quảng Ninh… có nguồn thu ngân sách hơn hẳn các địa phương nhỏ, tất yếu do
nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội. Địa phương nào có điều kiện kinh tế - xã
hội, trong đó có cả điều kiện về địa lí, tài nguyên thiên nhiên… thuận lợi và phát
triển hơn sẽ đóng góp nhiều hơn vào nguồn thu NSNN. Các khu vực có thu ngân
sách địa phương thấp nhất như khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, một mặt do thành
phần có ít tỉnh, thành phố hơn nhưng phần lớn là do có vị trí địa lí chủ yếu ở miền
núi, điều kiện kinh tế - xã hội nói chung còn nghèo nàn, thấp kém. Tuy nhiên, nếu
so sánh tốc độ tăng thu ngân sách giữa các năm thì những trọng điểm thu của cả
nước hay chính là các tỉnh, thành phố lớn thường khó có khả năng hoàn thành được
chỉ tiêu thu mà Nhà nước đề ra (có tốc độ chậm hơn nhiều so với các địa phương
khác). Điều này cho thấy mặt tích cực là việc Nhà nước đã tăng cường đầu tư có
hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, khu vực còn yếu kém làm
cho nguồn thu ngân sách ở những nơi này tăng tương đối mạnh; bên cạnh đó còn
vấn đề nảy sinh giữa việc đề ra chỉ tiêu và thực hiện chưa đạt chỉ tiêu trong công tác
quản lý nhằm tăng thu ngân sách ở các địa phương lớn, trọng điểm của thu NSNN.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái năm 2010, kinh tế Việt Nam vốn dễ
bị thương tổn bởi các cú sốc bên ngoài sẽ càng gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Các dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho năm 2010 đều ở mức
thấp hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng thực tế năm 2009, song thực hiện các Nghị
quyết của Đảng và Quốc hội, có sự phối kết hợp và nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống
chính trị, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2010 đã đạt được những kết quả quan
trọng: thu cân đối NSNN vượt dự toán (13,4%); chi NSNN đảm bảo thực hiện được
tổng mức dự toán chi Quốc hội đã quyết định, đồng thời sử dụng nguồn vượt thu và
19
tăng bội chi NSNN để tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm kích thích kinh tế,
tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
góp phần tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, tới
suy giảm kinh tế trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Nhìn lại quá trình những năm trước đây có thể thấy, chúng ta đã thực hiện một
chính sách tài khoá lỏng lẻo thể hiện tỷ lệ bội chi NSNN bằng khoảng 5% GDP

hằng năm, cộng với đó là phát hành trái phiếu, công trái giáo dục cho đầu tư. Tuy
nhiên, bội chi NSNN Việt Nam cao còn bởi phương pháp tính mà ta đang áp dụng
hiện nay, bao gồm toàn bộ các khoản vay để bù đắp, có nghĩa là chi ngân sách đối
với các khoản vay này được thực hiện 2 lần: Lần thứ nhất sử dụng nguồn vay cho
các mục tiêu, nhiệm vụ của NSNN; lần thứ 2 bố trí chi ngân sách để trả nợ (gốc và
lãi) khi các khoản vay đến hạn trả. Do đó, mức bội chi NSNN của Việt Nam thường
cao hơn so với phương pháp tính bội chi theo thông lệ quốc tế và trùng lặp khi bố trí
chi ngân sách 2 lần đối với các khoản vay bù đắp bội chi. Theo thông lệ quốc tế,
việc xác định bội chi chỉ bao gồm trả nợ lãi trong và ngoài nước, không bao gồm trả
nợ gốc, nhưng bao gồm cả các khoản vay về cho vay lại. Ở Việt Nam cân đối ngân
sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc thận trọng. Khi cân đối NSNN quán
triệt nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường
xuyên; nếu bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển. Nhưng qua kết quả kiểm toán
cho thấy một số khoản thu phí, lệ phí, học phí, viện phí…không được tính toán cân
đối ngân sách nhà nước mà để lại đơn vị chi tiêu; khi quyết toán sẽ thực hiện ghi
thu, ghi chi vào NSNN. Kết quả kiểm toán cho thấy khoản phí, lệ phí là con số
không nhỏ (ước tính hàng ngàn tỷ đồng) và đây là nguồn thu ngân sách nhà nước
cần phải được đưa vào cân đối, bố trí trong dự toán hàng năm.
• Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và cân đối ngân sách nhà
nước tại Việt Nam
• Thuận lợi
- Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước quyết tâm đổi mới chính sách
cải cách hành chính công nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững

20
Bước vào kỷ nguyên mới, từ năm 2001 chính sách cải cách hành chính công
của Nhà nước đã được vạch rõ với bốn nội dung cơ bản:
- Tái cấu trúc bộ máy Nhà nước;
- Cải cách nguồn nhân lực;
- Cải cách tài chính công;

- Phát triển thể chế.
Việc thực hiện các nội dung đó trong những năm qua đã mang lại những thành
quả nhất định trong phát triển kinh tế – xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý và cân đối NSNN xét trên các khía cạnh:
- Hoàn thiện khung pháp lý (Luật NSNN 2002).
- Đổi mới chính sách chi tiêu công thông qua cơ chế khoán chi, mở rộng quyền tự
chủ của đơn vị sử dụng NSNN, thí điểm thiết lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
- Hội nhập và cải thiện môi trường đầu tư cũng sẽ mang lại những thuận lợi
nhất định cho công tác cân đối NSNN
+ Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, làm
tăng thu NSNN từ các nguồn như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp.Tự do hóa thương mại sẽ làm cho giao thương hàng hóa phát triển mạnh mẽ
hơn,nghĩa là cơ sở thu thuế sẽ có xu hướng tăng lên, từ đó các nguồn thu như thuế
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng lên.
+ Môi trường đầu tư được cải thiện, sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư trong việc bỏ vốn
đầu tư, kinh tế được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh là cơ sở vững chắc để tăng thu
NSNN, để chuyển dịch cơ cấu thu theo hướng nâng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu
NSNN. Điều này sẽ mang lại tính bền vững cho cân đối NSNN trong dài hạn.
+ Để phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là gia nhập
WTO, trong thời gian tới Việt Nam buộc phải rà soát lại toàn bộ cơ chế chi hỗ trợ
trực tiếp từ NSNN. Đây có thể coi như là sức ép để chúng ta thực hiện cân đối
NSNN tích cực, phù hợp hơn với cơ chế thị trường.
• Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi vừa được đề cập, yêu cầu phát triển của nền kinh tế
trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã đặt ra những thử thách không nhỏ đối với cân
đối NSNN Việt Nam trong thời gian tới.
21
- Hội nhập kinh tế thế giới trong điều kiện xuất phát điểm của nền kinh tế còn
nghèo nàn, lạc hậu
Hội nhập vào kinh tế thế giới với xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, Việt

Nam sẽ phải đương đầu với mâu thuẫn giữa tiềm năng tăng trưởng nguồn lực tài
chính có giới hạn với nhu cầu chi rất lớn để thực hiện các mục tiêu chiến lược, hội
nhập thành công. Việc giải quyết mâu thuẫn đó lại được đặt trong bối cảnh cải cách
tài chính công còn diễn ra chậm chạp, kém hiệu quả, chưa khai thác hết nguồn lực
tài chính công phục vụ chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo. Việc thiết lập mối
liên kết giữa các mục tiêu, đầu ra về tăng trưởng và giảm nghèo với tiến trình phân
bổ nguồn lực và soạn lập ngân sách còn thiếu chặt chẽ và cơ sở khoa học. Tính trách
nhiệm, minh bạch và sự tham gia của xã hội trong quá trình soạn lập, chấp hành
ngân sách còn rất yếu. Điều này sẽ tạo sức ép rất lớn cho cân đối NSNN trong thời
gian tới.
- Tính bất ổn của nguồn thu và chi tiêu công trong bối cảnh hội nhập.
Cùng với các cam kết hội nhập thì thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ
giảm, và do đó nguồn thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ giảm mạnh. Bên
cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, NSNN cũng sẽ phải chịu tác động lớn đối với
những cú sốc từ bên ngoài. Chẳng hạn như biến động về giá xăng dầu, giá nông
sản sẽ làm ảnh hưởng đến các khoản chi trợ cấp, chi thực hiện nghĩa vụ nợ dự
phòng của Chính phủ. Do vậy, nếu không tận dụng được những lợi thế của hội nhập
và hoàn thiện công tác dự báo thì tính ổn định của nguồn thu và chi NSNN sẽ bị ảnh
hưởng, cân đối NSNN sẽ gặp khó khăn.
- Năng lực quản lý của Chính phủ còn yếu, trong khi sức ép từ xã hội và cộng
đồng quốc tế đòi hỏi Chính phủ phải nâng cao năng lực quản lý chi tiêu công
Sự phát triển kinh tế yêu cầu ngày càng phải tăng cường tính dân chủ trong hệ
thống chính trị. Công chúng và các tổ chức xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn
đến năng lực quản lý của Chính phủ. Họ yêu cầu Chính phủ quản lý và cân đối
NSNN phải minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả hơn. Cùng với tăng trưởng kinh tế,
các nguồn ODA mà cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam sẽ giảm dần. Bên cạnh
đó, năng lực quản lý đất nước, phẩm chất của quan chức, tinh thần tự trọng trong
22
việc vay mượn… đều là những điểm quan trọng mà cộng đồng quốc tế nghiêm khắc
nhìn vào một quốc gia đang tiếp nhận nhiều ODA. Kinh nghiệm thế giới cho thấy

quốc gia nào xem ODA chỉ là một biện pháp rút ngắn quá trình đi đến tự lập kinh tế
trong tương lai thì sẽ thành công trong phát triển. Nhận thức này phải được thể hiện
và tôn trọng triệt để trong quản lý và cân đối NSNN, trong việc chọn lựa dự án, và
nhất là chọn lựa những người có tài, có đức phụ trách quản lý và điều hành các
khoản vốn này. Rõ ràng, đây cũng là một thách thức nữa đối với cân đối NSNN Việt
Nam, một quốc gia mà năng lực quản lý của Chính phủ còn nhiều yếu kém, tình
trạng tham nhũng được thế giới đánh giá là nghiêm trọng và phổ biến.
• Quy mô NSNN nhỏ, chưa bền vững, hầu hết các địa phương chua tự cân
đối được ngân sách cấp mình. Theo quyết toán thu, chi ngân sách của các tỉnh thành
phố trực thuộc trung ương, ta thấy chỉ có khoảng 15 trong tổng số 64 tỉnh, thành
phố có tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP nhỏ hơn 100%
• Rò rỉ, thất thoát NSNN, đặc biệt là ở thuế và phí. Khoảng cách lớn giữa số
thực thu ngân sách từ thuế và số thuế đáng ra được thu theo quy định của pháp luật.
Vấn đề tồn tại này là do 2 nguyên nhân chính: các ưu đãi thông qua miễn giảm thuế
và những yếu kém tronh quản lý thu thuế. Khi việc miễn giảm được hạn chế và cơ
quan thuế được tăng cường năng lực , khoảnh cách này sẽ giảm dần và có thể bù
đắp cho các khoản thu ngân sach giảm đi.Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, tình
hình thất thu, nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở các địa phương trong cả nước; đặc
biệt là ở các khu vực ngoài quốc doanh (NQD), thu tiền sử dụng đất, thuế thu nhập
cá nhân làm việc trong các văn phòng đại diện nước ngoài và thu nhập cá nhân của
những người lao động hành nghề tự do Vẫn còn nhiều đối tượng nộp thuế
(ĐTNT) chưa tự giác kê khai nộp thuế theo đúng quy định pháp luật và đúng thực tế
kinh doanh. Xuất hiện nhiều trường hợp DN và hộ kinh doanh nộp thuế theo kê
khai thấp hơn so với thuế ấn định trước đây. Mặc dù kinh doanh quy mô rất lớn,
nhưng số thuế nộp rất nhỏ; thuế GTGT đầu ra luôn nhỏ hơn thuế GTGT đầu vào,
trong nhiều tháng liền, nhưng không xin hoàn thuế. Thậm chí, cơ quan chức năng
đã phát hiện có DN dùng 2 hệ thống sổ sách, đối phó với sự kiểm tra của cơ quan
thuế. Một số DN lại dùng biện pháp chuyển giá, chuyển thu nhập về công ty mẹ ở
23
nước ngoài, từ DN có lãi sang DN lỗ thuộc cùng một Tổng công ty để tránh thuế,

trốn thuế. Tài nguyên, khoáng sản của quốc gia bi khai thác trái phép, không những
gây thất thoát hàng tỉ đồng mà còn gây cạn kiệt, ô nhiễm tài nguyên. Hiện tượng
tham ô, tham nhũng còn diễn ra phổ biến.
• Ngân sách từ khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (chiếm 51,5% tổng thu nội địa) đều đạt thấp. Hiệu quả sản xuất kinh
doanh của khu vực này thấp, tình hình tài chính khó khăn, thua lỗ kéo dài: 4/16
doanh nghiệp lỗ 124 tỷ đồng, 11/16 doanh nghiệp lỗ lũy kế 1.058 tỷ đồng (2006).
Các doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hoá được hưởng chính sách ưu đãi về thuế,
có nguyên nhân do một số khoản thu từ doanh nghiệp Nhà nước đến nay không phát
sinh, như thu chênh lệch do nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi ngân hàng
nước ngoài lãi suất thấp, số lãi để lại cho ngành ngân hàng để phục vụ chuyển đổi,
thay thế loại tiền
• Hệ thống Luật NSNN còn có nhiều bất cập,thiếu nhất quán, tính lồng
ghép gây khó khăn cho công Tác hoạch toán cũng như việc cân đối thu chi.
• Các thông tin về nợ công hiện nay còn phân tán. Hiện tại, số liệu nợ nước
ngoài được lưu ở các đơn vị của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước và Quỹ hỗ trợ
phát triển. Vụ tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính lưu các số liệu về các khoản vay
song phương và đa phương chính thức, trong khi Vụ Ngoại hối của Ngân hàng Nhà
nước lại lưu các số liệu về nợ nước ngoài theo hợp đồng của tất cả các doanh nghiệp
nhà nước và tổ chức tín dụng. Việc lưu các số liệu nợ trong nước còn phân tán và
yếu kém.Những cơ sơ dữ liệu này mới dùng ở diện hẹp nhằm đáp ứng nhu cầu
nghiệp vụ của từng đơn vị riêng biệt chịu trách nhiệm về quản lý một loại nợ cụ thể.
Điều này gây ra khó khăn cho các cấp thẩm quyền có được một bức tranh toàn diện
về tình trạng nợ của chính phủ một cách kịp thời. Nó cũng dẫn đến sự trùng lặp số
hiệu không cần thiết trong chính phủ.
• Giải pháp hoàn thiện quản lý cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam

• Biện pháp khắc phục thu – chi ngân sách nhà nước
• Cải cách hệ thống thuế
24

×