Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực sông Cầu qua các hoạt động sản xuất công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.6 KB, 19 trang )

Đề tài: Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực sông Cầu
qua các hoạt động sản xuất công nghiệp.
MỤC LỤC
I. Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra cho tất cả
các quốc gia.Phát triển công nghiệp, dù ở mức độ nào, cũng đều gây nên tình
trạng ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện yêu cầu phát triển bền
vững.Với Việt Nam hiện nay, hàng loạt vấn đề về môi trường đang đặt ra hết
sức cấp thiết dù trình độ phát triển công nghiệp chưa cao.
Sự phát triển công nghiệp là nhân tố quan trọng gây cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên.Sự cạn kiệt gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.Sự
cạn kiệt, sự suy giảm của các nguồn tài nguyên tự nhiên, trong đó có cả nguồn
tài nguyên tưởng như vô tận, thiết yếu cho cuộc sống là không khí và nước.
Chất thải công nghiệp đang là một trong những nguồn chính gây ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của con người làm ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí.
Các loại chất thải độc hại khó tan như dầu, mỡ, chất hữu cơ; các loại khí độc hại
như SO
2,
CO
2
, CF
2
… làm huỷ diệt môi trường sống của sinh vật.Lượng phế thải
công nghiệp, sinh hoạt khó bị phân huỷ dồn lại làm ứ động tích tụ trở thành
nhân tố gây nên sự quá tải so với sức chịu đựng của môi trường sinh thái và trở
thành nguồn ô nhiễm nặng nề, giảm khả năng tái tạo, tự hồi phục của môi
trường sinh thái. Việc khai thác, sử dụng thiếu í thức môi trường và lạm dụng
tài nguyên tự nhiên trong sản xuất công nghiệp gây ra mất cân bằng sinh thái
nghiêm trọng. Những thảm hoạ môi trường như lũ lụt động đất, song thần, lốc
xoáy, mưa axit… thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho con người.
Trong đề tài: “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở lưu


vực sông Cầu qua các hoạt động sản xuất công nghiệp” này sẽ đề cập về vấn
đề ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Cầu, một hiện tượng xảy ra rất bất
cập song song với sự phát triển mạnh mẽ của 6 tỉnh: Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương với 1 phần Hà Nội. Thực trạng ô
nhiễm hiện nay của lưu vực sông Cầu, cùng với vài kiến nghị đã qua tham khảo
ở các nguồn tin cậy.
1
II. Giới thiệu lưu vực sông Cầu
1. Đặc điểm tự nhiên
Sông Cầu là phụ lưu của sông Hồng; lưu vực sông Cầu có diện tích 6.030
km
2
là một phần của lưu vực sông Hồng-Thái Bình (chiếm khoảng 8% diện tích
lưu vực sông Hồng-Thái Bình trong lãnh thổ Việt Nam). Lưu vực có tổng chiều
dài các nhánh sông vào khoảng 1.600 km bao gồm các tỉnh phụ cận: Bắc Cạn,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc và một phần Hà
Nội (huyện Đông Anh, Sóc Sơn).
Lưu vực sông Cầu có cả ba vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền
núi. Địa hình chung của lưu vực theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối phát triển. Các
nhánh sông chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính, nhưng các nhánh
sông tương đối lớn đều nằm ở phía hữu ngạn lưu vực như các sông: Chợ Chu,
Đu, Công, Cà Lồ… Trong toàn lưu vực có 68 sông suối có độ dài từ 10km trở
lên.
Tổng lượng nước trên lưu vực sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m
3
/ năm, trong đó
đóng góp của sông Công, sông Cà Lô là khoảng 0,9 tỷ m
3
/năm. Dòng chảy các

sông thuộc lưu vực sông Cầu được phân biệt rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt. Mùa
lũ thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10; lượng dòng chảy mùa lũ không vượt
quá 75% lượng nước cả năm. Mùa kiệt dài từ 7 đến 8 tháng, chiếm khoảng 18-
20% lượng dòng chảy cả năm.
Trong lưu vực có Vườn quốc gia Tam Đảo và Vườn quốc gia Ba Bể, khu
bảo tồn thiên Tam Hỷ và các khu văn hoá lịch sử môi trường với giá trị sinh thái
cao. Lưu vực sông Cầu khá dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài
nguyên rừng đa dạng, tài nguyên nước dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong
phú… Độ che phủ rừng trong lưu vực sông Cầu được đánh giá là trung bình, đạt
khoảng 45%.Tuy nhiên, rừng bị phá huỷ mạnh mẽ cùng những hoạt động phát
triển kinh tế xã hội khác như công nghiệp, khai thác mỏ, làng nghề thủ công và
hoạt động nông nghiệp gây áp lực lớn lên môi trường lưu vực.
2
2. Đặc điểm kinh tế xã hội:
Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng dân số 6 tỉnh thuộc
lưu vực năm 2009 khoảng gần 7,7 triệu người. Trong đó nông thôn chiếm
khoảng 6,3 triệu người, dân số thành thị khoảng 1,4 triệu người. Mất độ dân số
khoảng 447 người/km
2
, cao hơn 2 lần so vơí mật độ trung bình của quốc gia.
Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân số thấp nhất trong
lưu vực, chiếm khoảng 63% diện tích toàn lưu vực nhưng dân số chỉ chiếm
khoảng 16% dân số lưu vực. Mật độ dân số cao ở vùng trung tâm và khu vực
đồng bằng, gần Hà nội.
Cơ cấu kinh tế dựa trên nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản đóng góp
không đáng kể vào cơ cấu này.GDP tăng trưởng mạnh mẽ, tăng gần gấp đôi
trong 5 năm tại hầu hết các tỉnh; Hải Dương là tỉnh có GDP tăng cao nhất.
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỉ lệ trung bình quốc gia.
Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 24% và có xu
hướng giảm. Các tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc tăng

trưởng nhanh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Theo niên giám thông kê 2005, bảng 1.1 thể hiện tóm tắt các đặc điểm kinh
tế xã hội của lưu vựu sông Cầu.
Bảng 1.1 Tóm tắt đặc điểm kinh tế xã hội của LVS Cầu.
Tỉnh
Diện tích
(km
2
)
Dân số
( Nghìn
người)
Mật độ
(người/km
2
)
GDP
(tỷ
đồng)
Thu nhập bình
quân(nghìn
đồng/tháng)
Tốc độ tăng
trưởng so với
2004(%)
Bắc Cạn 4.857,2 289,9 60 1.032,7 1.050,2 114,5
Thái Nguyên 3.542,6 1.109,0 313 6.459,0 1.229,1 117,8
Bắc Ninh 807,6 998,4 1236 8.356,8 1.099,4 121,5
Bắc Giang 3.822,7 1.581,5 414 7.559,8 1.095,3 123,0
Hải Dương 1.648,3 1.711,4 1038 13.664,7 1.242,7 118,2

Vĩnh Phúc 1/271,4 1.169,0 852 9.565,3 1.025,9 122,0
III. Hoạt động sản xuất công nghiệp lưu vực sông Cầu:
Công cuộc đổi mới của đất nước, với chủ trương phát triển công từng
3
vùng, phù hợp với từng địa phương đã biến các tỉnh lưu vực sông Cầu trở thành
khu kinh tế trọng điểm khu vực miền Bắc. Khu vực này đã hình thành được cơ
cấu công nghiệp nhiều thành phần (khu vực này tập chung cả công nghiệp nhẹ,
công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung trong nước lẫn các
ngành công nghiệp kĩ thuật cao); đạt được tốc độ phát triển ổn đinh và cao trong
thời gần đây. Sự mở rộng quy mô lẫn số lượng và chất lượng làm tăng nhanh
chóng về sô khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong 6 tỉnh thuộc lưu vực sông.
Sự thay đổi cơ cấu từ 1 vùng sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất
công nghiệp được thể hiện rõ qua diện tích sử dụng đất nông nghiệp hẹp dần và
thay vào đo là các khu công nghiệp được mọc lên.
Lưu vực sông Cầu tiếp nhận nước thải của sáu tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần nước thải của Hà
Nội. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong lưu vực chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp. Trong đó, sản xuất công nghiệp "đóng góp"
lượng thải không nhỏ ra nguồn nước sông Cầu.Theo thống kê không chính thức
thì tính đến năm 2010, toàn bộ lưu vực sông Cầu có hơn 2500 doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở 69 cụm công nghiệp mà 40 khu công
nghiệp trên địa bàn các tỉnh thuộc lưu vực. Trong đó, tỉnh Bắc Giang chiếm tỉ lệ
cao nhất là 32%, sau đó là Hải Dương 24% và Bắc Ninh 23%. Các ngành sản
xuất lưu vực sông Cầu bao gồm: luyện kim, chế biến thực phẩm, chế biến lâm
sản, vật liệu xây dựng, sản xuất phương tiện vận tải… Các khu công nghiệp và
nhà máy lớn tập trung nhiều ở Thái Nguyên và Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc
Giang.Hiện tại Thái Nguyên là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất 6 tỉnh lưu
vực sông Cầu với 27 khu công nghiệp.Trong đó có hơn 12 khu công nghiệp đã
đi vào hoạt động.Mỗi ngành công nghiệp có đặc trưng nước thải khác nhau,
nước thải từ ngành cơ khí, ngành luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ

khoáng, nước thải ngành dệt nhuộm giấy chứa nhiều chất thải rắn lơ lửng, chất
hữu cơ khó phân huỷ và chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều
chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất hữu cơ sinh học dễ phân huỷ sinh học
4
(BOD), chất dinh dưỡng như hợp chất nitro, phốt pho…. Đáng chú ý nhất là sự
tập trung phát triển công nghiệp khai khoáng và tuyển quặng ở hai tỉnh thượng
nguồn Bắc Cạn và Thái Nguyên. Nước thải của nhiều doanh nghiệp trong số đó
được thải trực tiếp ra sông Cầu, trong khi đa số các mỏ khai thác ở lưu vực sông
đều không có hệ thống xử lý nước thải.
Hoạt động sản xuất của các làng nghề cũng thải ra sông Cầu một lượng lớn
nước thải chưa qua xử lý. Theo thống kê, trên lưu vực sông Cầu có hơn 200
làng nghề như làng nghề sản xuất giấy, nấu rượu, mạ kim loại, tái chế phế thải,
sản xuất đồ gốm Các làng nghề này tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh và một số ở
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Lưu lượng nước thải làng nghề lớn, mức
độ ô nhiễm cao, không được xử lý và thải trực tiếp xuống các nguồn nước mặt.
Tại một số làng nghề đã có các dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung nhưng hoạt động không hiệu quả.
1III. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Cầu
1. Thực trạng ô nhiễm
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, lưu vực sông Cầu bị ô nhiễm
nặng bởi trên 2.000 doanh nghiệp sản xuất hoá chất, luyện kim, chế biến thực
phẩm, xây dựng… thuộc các tỉnh, thành như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội. Khoảng 200 làng nghề nấu rượu, sản
xuất đồ gốm, mạ kim loại, sản xuất giấy, tái chế phế thải…; hằng trăm cơ sở
khai khoáng, tuyển quặng cũng xả nước thải ra sông. Chất lượng nước hệ thống
sông Cầu ở hầu hết các địa phương đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nước
sông đục, màu đen và có mùi.
Sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Cạn có dấu hiệu ô nhiễm. Khi chảy vào thành
phố Thái Nguyên do chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp,
khai thác khoáng sản nên mức độ ô nhiễm gia tăng.


Vùng hạ lưu sông Cầu (đoạn chảy qua Bắc Giang và Bắc Ninh), chịu ảnh
hưởng do tiếp nhận nước của sông Cà Lô tại Bắc Giang và sông Ngũ Huyện
5
Khê tại Bắc Ninh. Nước thải từ các khu công nghiệp xả vào sông đã 1 phần
được qua xư lí nên mức độ ô nhiễm chưa vượt qua Quy chuẩn Việt Nam (2008).
Sông Công là sông lớn thứ 2 trong lưu vực sông Cầu, chảy qua địa phận
Thái Nguyên.Khu vực này chịu ảnh hưởng từ bởi các hoạt động tàu du lịch, tàu
khai thác cát trên sông, nước thải của các hoạt động khai thác khoáng sản và
nước thải từ các khu công nghiệp sông Công.khu công nghiệp gang thép Thái
Nguyên mỗi năm có hơn 1,3 triệu m3 nước thải được đổ ra sông Cầu. Nước thải
phát sinh trong quá trình sản xuất gang thép chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại
như dầu mỡ, phenol, xianua Nước sông khu vực này đen, đục và bốc mùi.
Sông Cà Lô chảy qua địa bản tỉnh Vĩnh Phúc và một phần thành phố Hà
Nội (huyện Sóc Sơn, Đông Anh) chủ yếu bị ô nhiễm do các khu công nghiệp và
1 phần nước thải sinh hoạt.
Sông Ngũ Huyện Khê là khu vực ô nhiễm nặng nhất trong các vùng thuộc
lưu vực sông Cầu do các khu công nghiệp và đặc biệt là ở các làng nghề trải
suốt từ Đông Anh, Hà Nội cho đến cống Vạn An ở Bắc Ninh. Nước từ các làng
nghề chưa được xử lí đã thải trực tiếp vào sông.
Các nguồn gây ô nhiễm chính
Luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc; tập chung chủ yếu ở
Thái Nguyên với tổng lượng nước thải khoảng 16.000 m
3
/ngày. Trong đó, nướ
thải của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên có ảnh hưởng lớn nhất tới chất
lượng nước sông. Nước thải của khu công nghiệp qua hai mương dẫn rồi chảy
vào sông Cầu với lưu lượng ước tính 1,3 triệu m
3
/năm. Hoạt động sản xuất théo

phát sinh nước thải có chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol và
xianua từ quá trình hoá cốc.Đến nay, khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ
thống xử lí nước thải nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm.Khu công nghiệp lớn thứ
hai của Thái Nguyên là khu công nghiệp sông Công nằm trên thị xã sông Công
với các nhà sản xuất cơ khí, chế tạo máy động lực. Khu công nghiệp này hoạt
động từ năm 2001 nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lí nước thải tập
chung, hầu hết các nhà máy trong khu công nghiệp cũng chưa có hệ thống xử lí
6
nước thải, hoặc chỉ có hệ thống xử lí lắng cặn sơ bộ rồi trải thẳng ra sông Công.
Nước thải của khu công nghiệp này chứa nhiều dầu mỡ, kim loại nặng do đặc
thù của ngành sản xuất cơ khí.
Sản xuất giấy: là nguồn thải gây ô nhiễm đáng kể đối với lưu vực với tổng
tải lượng khoảng 3500 m
3
/ ngày. Nước thải của nhà máy đổ ra Sông Cầu chứa
các chất ô nhiễm vô cơ, COD, xơ sợi khó lắng, nước có màu đen, độ kiềm cao
và bốc mùi. Nhà máy sản xuất giấy được lưu í trong khu vực này với mức độ
ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (Thái
Nguyên).
Chế biến thực phẩm: hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm tại các tỉnh
thuộc lưu vực với lượng nước thải vào khoảng 2000 m
3
/ngày, không được xử lí
và đổ thẳng vào các công, mương, kênh, rạch, sông. Thành phần nước thải chủ
yếu là các chất hữu cơ gluxit, lipit, vi khuẩn, coliform… làm cho nguồn nước
hôi thối, bốc mùi nghiêm trọng.
2. Tình hình xả thải, nhiễm độc
Với quy mô rộng lớn cả về số lượng lẫn lĩnh vực hoạt động của các khu
công nghiệp, doanh nghiệp lưu vực sông cầu nên lượng nước thải xả của khu
vực này đứng thứ 2 trong 4 vùng kinh tế xả thải lên đến 155055 m3/ ngày. Đây

là ước lượng lượng nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp thuộc lưu vực
sông cầu (chiếm 74% tổng lượng nước thải từ các hoạt động) .
7
Hình 3.1 Ước tính lượng các chất ô nhiễm trong nước thải KCN lưu vực
sông Cầu năm 2009.
Hai nhóm ngành chiếm tỉ lệ cao nhất là khai thác, chế biến và luyện kim
lần lượt là 55% và 29%. Hai ngành này có đặc thù là sản phẩm xả thải ra là các
chất rắn, dầu mỡ khó tan lại tập chung chủ yếu ở thượng nguồn lưu vực sông
Cầu. Khu công nghiệp sông Công – Thái Nguyên là nơi tập chung nhiều các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nước thải ở khu vực này không
được xử lí triệt để, trôi xuống hạ nguồn lại trở thành nguồn nước cung cấp cho
các doanh nghiệp, hộ gia đình ở dưới hạ nguồn để sinh hoạt sản xuất.Nhìn vào
biểu đồ 3.2 thấy rõ rằng việc phát triển chưa đồng đều giữa các ngành công
nghiệp, các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho đời sống bình thường chiếm tỉ
trọng quá ít (chưa đến 10%) trong tổng cơ cấu của lưu vực sông Cầu. Tập trung
phát triển các ngành dựa trên lợi thế của vùng là một điều đúng, tuy nhiên phát
triển quá nhanh không có sự quản lí về tài nguyên, quy hoạch dẫn đến trong
tương lai sẽ cạn kiệt về tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường. Hậu quả
sẽ do con cháu gánh chịu.
8
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ xả thải của một số ngành sản xuất chính
(Nguồn, Cục bảo vệ môi trường 2009)
Do đặc thù chịu ảnh hưởng của hoạt động phát triển các ngành công
nghiệp nên trên lưu vực sông cầu có nhiều đoạn bị ô nhiễm nặng bởi các chất ô
nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lủng và cục bộ có những dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ.
Biểu đồ dưới đây thể hiện diễn biến ô nhiễm dầu mỡ dọc sông cầu qua các năm
2007, 2008, 2009.
Biểu đồ 3.3 Diễn biến dầu mỡ dọc sông Cầu
9
Ô nhiễm dầu mỡ có tác động rất nguy hiểm đến chất lượng nước, hệ sinh

thái hai bên bờ các sông thuộc lưu vực sông Cầu.Khoa học và thực tế đã chỉ ra
rằng dầu mỡ khi nhiễm vào đất sẽ tác động lên sự phát triển của cây cối, sự nảy
mầm (cây chỉ phát triển được 20-30% chiều cao cực đại ở đất nhiễm dầu).Nhìn
vào biểu đồ trên ta thấy được mức độ nhiễm dầu mỡ rất cao ở khu vực cầu Hoà
Long (năm 2009) là hơn 1,0mg/l. Các khu vực còn lại cũng đều vượt mức Quy
chuẩn Việt Nam 2008: B1.Với ô nhiễm dầu mỡ ở mức độ B1 là ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống sinh thái của các loài động thực vật. Độ nhiễm là
0,1mg/l đã có thể gây chết các loài sinh vật phù du, mức độ ô nhiễm của các
khu vực này là gần 0,4mg/l dẫn đến các sinh vật thuỷ sinh chết hàng loạt do
thiếu oxy hoà tan trong nước. Dầu bám vào các loài cá, tôm sẽ làm giảm giá trị
sử dụng do gây mùi khó chịu. Dầu còn ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của con
non và ấu trùng sinh vật đáy; làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị
ung thối.
Biểu đồ 3.4 thể hiện chất thải rắn BOD
5
qua các năm 2005-2009. BOD
5
là chỉ tiêu để đánh giá lượng oxy cần để phân huỷ các chỉ số trong môi trường
nước, để từ đó theo dõi gián tiếp lượng chất thải thải vào môi trường nước.
10
Biểu đồ 3.4.Diễn biến hàm lượng BOD
5
năm 2005-2009 dọc sông Cầu.
Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rằng tính từ năm 2005 đến năm 2009 đã có
sự thay đổi rõ rệt về hàm lượng BOD
5
ở các khu vực. Tại năm 2005, ta còn có
thể thấy được 4 khu vực đạt tiêu chuẩn về hàm lượng BOD
5
là Cầu Phà (Bắc

Cạn); Hoàng Văn Thụ, Cầu Mây (Thái Nguyên); Vạn Phúc (qua Bắc Giang,
Bắc Ninh). Tuy nhiên đến năm 2009, trong toàn bộ lưu vực sông Cầu đã không
còn khu vực nào đạt mức chuẩn và rất nhiều khu vực còn ở dưới mức Quy
chuẩn Việt Nam A1 ví dụ như: Thác Giềng (Bắc Cạn); Hoà Bình, Sơn Cẩm
(trước khi vào Tp.Thái Nguyên); Cầu Vắt, Hương Lâm (qua Bắc Giang, Bắc
Ninh). Điều này cho thấy mức độ gia tăng ô nhiễm vài năm trở lại của lưu vực
sông Cầu phát triển theo chiều hướng xấu và diễn ra rất nhanh.
Biểu đồ 3.5 là thể hiện hàm lượng axit trông các sông.Chỉ tiêu NH
4
+
cũng
được dung đển đánh về mức độ oxy hoá, nếu lượng NH
4
+
tồn tại nhiều trong
nước sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ oxy có trong nước của các loài
sinh vật thuỷ sinh và cả con người. NH
4
+
tồn tại trong nước, cơ thể hấp thụ
lượng nước tồn tại NH
4
+
khi đi vào sẽ tranh oxy với hồng cầu dẫn đến tình trạng
thiếu máu trong cơ thể, biểu hiện sẽ là xanh da. Việc hấp thụ NH
4
+
hàm lượng
vượt ngưỡng cho phép thì sau một thời gian thấy những khối u sinh ra trong
gan, phổi, vòm họng.

11
Biểu đồ 3.5.Diễn biến hàm lượng NH
4
+
năm 2006-2009 các sông LV sông
Cầu.
Nhìn vào biểu đồ hầu hết các khu vực đều đã vượt ngưỡng cho phép mức
độ A1 (năm 2009). Đặc biệt tại khu vực Cầu Đào Xá thuộc sông Ngũ Huyện
Khệ đã vượt ngưỡng cho phép B2 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
con người và môi trường sống của sinh vật thuỷ sinh.
Kết quả phân tích nước sông Cầu lấy mẫu nước mặt và nước ngầm của các
thôn thuộc phạm vi bốn xã Đồng Phúc, Tư Mại, Thắng Lợi Thượng và Yên Lư
thuộc huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cho thấy, vào mùa mưa, nước sông Cầu có
chỉ số pH dao động từ 7,03 - 8,09, trung bình giá trị pH kiểm tra các mẫu nước
trong mùa mưa là 7,41. Trong mùa khô pH đạt giá trị trung bình 7,71, trong đó
giá trị pH của nước sông dao động từ 7,5-8,2. Theo đó, giá trị pH ở mùa khô
đều cao hơn mùa mưa, điều này cho thấy nước sông Cầu có xu thế kiềm hóa về
mùa khô.
IV. Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước tại lưu vực sông Cầu
1. Ảnh hưởng sức khoẻ con người do ô nhiễm môi trường nước
Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người có thể thông qua hai con đường: một là
12
do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thuỷ hải sản được nuôi
trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm
trong quá trình sinh hoạt và lao động. Theo thống kê của Bộ y tế, gần một nữa
trong 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm môi trường
nước. Điển hình là các bệnh tiêu chảy cấp, tả, thương hàn, các bệnh khác về
đường tiêu hoá…
Các con sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho đô thị và nông thôn.
Đặc biệt người dân nông thôn chưa có điều kiện tiếp xúc với các nguồn nước

sạch thì việc sử dụng nước sông làm nước sinh hoạt là điều thường xuyên xảy
ra.Trong lưu vực sông Cầu thì người dân chưa tiếp cận với nguồn nước sạch
chiếm tỉ lệ không nhỏ.
2. Ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái
Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước
mặt.Chất lượng nước mặt có liên quan đến mật thiết đến điều kiện môi trường
và loại hình sử dụng đất trong lưu vực sông.Sự thay đổi cấu trúc lòng sông thảm
sinh vật cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Nước thải chứa hàm lượng hữu cơ có thể thuận lợi cho thực vật phát triển
nhưng nếu vượt quá sẽ gây hiện tượng phú dưỡng làm giảm lượng oxy trong
nước, các loài thuỷ sinh sẽ bị thiếu oxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự
xuất hiện của các chất độc hại như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hoá chất
trong nước sẽ tác động thực vật thuỷ sinh và dần đi vào chuỗi thức ăn tự nhiên.
Ở lưu vực sông Cầu, việc dung hoá chất trong tuyển rửa khoáng sản gây
ô nhiễm các chất độc hại, đã ảnh hưởng tới chất lượng nước sông. Tại các khu
mỏ, hàm lượng thiếc và chì trong nước sông cao.Lượng nước thải từ các mỏ
than khá lớn lại chứa bụi sét và bụi than đã gây ô nhiễm nước mặt và ô nhiễm
nước canh tác quanh khu vực mỏ.Thêm vào đó, các mỏ than khai thác lộ thiên
thường nằm thấp hơn mực nước ngầm nên đã làm hạ sâu mực nước và suy giảm
trữ lượng nước ngầm quanh khu vực mỏ.
Trước năm 2005, ở một số đoạn sông, đặc biệt là sông Huyện Ngũ Khê,
13
các chất hữu cơ và nhiều hoá chất độc hại nguy hiểm có trong nước sông đã
khiến nước sông không còn thể dùng vào ăn uống, tắm giặt, thậm chí các loài
thuỷ sinh cũng không thể tồn tại.
3. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế
Lưu vực sông Cầu có tổng lưu lượng nước hàng năm thuộc dạng trung
bình khá của cả nước.Việc ô nhiễm nguồn nước làm cho việc phân bố, cung cấp
nguồn nước cho các mục đích sử dụng khác nhau gặp nhiều khó khăn.Đặc biệt
là vào mùa khô khoảng tháng Giêng và tháng Ba, hiện tượng thiếu nước trầm

trọng diễn ra ở nhiều nơi.Làm chậm quá trình sản xuất gây ra những ảnh hưởng
về kinh tế.
Trong một nghiên cứu mới về đánh giá các tác động kinh tế do vệ sinh
môi trường ở Việt Nam đã cho thấy, vệ sinh môi trường kém gây ra ô nhiễm
môi trường nước, và từ đó gây ra những tổn thất kinh tế để xử lí nước thải, nước
uống và nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt. Ngoài ra việc này còn tạo tổn thất
cho việc nuôi trồng thuỷ sản do các điều kiện về môi trường.
Thực tế tại Việt Nam, các quy định, chế tài về môi trường cũng như các
hình thức xử phạt chưa thực sự thể hiện được tính nghiêm minh.Đi kèm với
điều đó là có sự làm việc không chính xác giữa các doanh nghiệp và các cơ
quan nhà nước.Sự không chính xác này dẫn đến thâm hụt cho nguồn phí bảo vệ
môi trường, doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với
môi trường.Theo nhận định của Đại tá Lương Minh Thảo - Phó Cục trưởng Cục
Cảnh sát Môi trường, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam không có quy định về
việc áp dụng hồi tố. Thực tế này làm việc gây ô nhiễm trở nên phổ biến hơn.
Không ít khu vực, sông, hồ, bị ô nhiễm nặng trở thành các khu vực “chết”, sông
“chết” nhưng không xác định được tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nào phải
chịu trách nhiệm về tình trạng đó. Điều này cũng đã được ông Nguyễn Văn
Cương nhận xét: “Việc truy cứu trách nhiệm khó khăn cả về mặt thực tế và
pháp lý”. Đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ & Môi trường Quốc Hội Nghiêm Vũ
14
Khải thừa nhận rằng chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chỉ là giải pháp tạm thời có
tính chất cảnh cáo. Mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng trong khi phải đầu tư
thiết bị xử lý môi trường hàng tỷ đồng, với mức phạt này các DN sẵn sàng chịu
phạt.
VI. Kiến nghị
Xây dựng và thực hiện các đề án bảo vệ môi trường quốc gia tương
ứng phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của lưu vực sông Cầu: việc
quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp cần tính đến các yếu tố môi trường,

đảm bảo cân bằng sinh thái. Đi kèm theo đó là các đề án quy hoạch vùng ô
nhiễm, vùng cần xử lí ô nhiễm… để phù hợp. Thành lập các tổ chức về bảo vệ
môi trường có tư vấn của các chuyên gia để đưa ra các giải pháp, đề án tổng thể
trong việc bảo vệ môi trường trong định hướng dài hạn của khu vực và quốc
gia.
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường đi kèm
với việc hoàn thiện hệ thống tổ chức môi trường: Rà soát đánh giá lại hiệu
lực, hiểu quả của hệ thống chính sách, pháp luật trong công tác bảo vệ môi
trường từ đó đề xuất bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về môi
trường đảm bảo hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ. Đồng thời thực hiện các
điều chỉnh pháp luật phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và các điều
ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam là thành viên trong đó.Cần làm
rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lí, tránh việc chồng chéo trách nhiệm. Có
sự tách bạch rõ ràng chức năng quản lí nhà nước với các đơn vị thực thi theo
quy định pháp luật.
Xử lí triệt để các nguồn gây ô nhiễm nước: Xử lí ngay các nguồn gây ô
nhiễm nước trên lưu vực sông đặc biệt là ở các khu công nghiệp và làng nghề.
Hạn chế một số ngành sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước
trên một số khu vực trên lưu vực sông như ngành khai thác và chế biến quặng ở
Thái Nguyên.
Nghiên cứu các phương án bổ sung nguồn nước cho khu vực: Nghiên
15
cứu xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông để bổ sung, dự trữ nước sạch
cho hạ nguồn. Trước mắt, xem xét lại các quy định vận hành các hồ, cống, trạm
bơm, để tăng tối đa nguồn nước trong mùa khô nhằm pha loãng nồng độ các
chất gây ô nhiễm.
Đẩy mạnh các hoạt động quan trắc và thông tin môi trường: xây dựng
các trạm quan trắc ở những nơi trọng điểm về vấn đề ô nhiễm để có thể thường
xuyên báo cáo về tình trạng ô nhiễm trong môi trường nước ở lưu vực này.
Thực hiện công khai hoá các kết quả thu được từ những hoạt động quan trắc,

thông tin chi tiết mức độ ô nhiễm của từng doanh nghiệp để tạo áp lực xã hội
mạnh mẽ đối với các cơ sở này.
Nâng cao năng lực: tăng cường nguôn nhân lực có trình độ, trách nhiệm
cho công tác quản lí ô nhiễm môi trường không chỉ ở mình lưu vực sông Cầu
mà trên cả nước. Tăng cường tài chính cho công tác bảo vệ, đa dạng hoá nguồn
cung cấp tài chính cho việc bảo vệ môi trường.
16
V. Kết luận
Giai đoạn 2006-2010 đánh đấu nhiều sự kiện quan trọng đặc biệt đối với
công tác bảo vệ môi trường.Đây là giai đoạn triển khai các nghị quyết, chính
sách của Đảng về bảo vệ môi trương trong thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Hệ thống chính sách, pháp luật từng bước được xây dựng và
hoàn thiện, đánh dấu bằng việc Quốc hội thông qua luật bảo vệ môi trường năm
2005 và Luật đa dạng sinh học 2008, nhiều nghị định của chính phủ, nghị quyết
của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi trường đã được ban hành và thực thi.
Bộ máy các cấp hoạt động có hiệu quả hơn và dần đi vào ổn định.
Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với những tác động
tiêu cực của biến đổi khí hậu và thiên tai đã tạo nên nhiều áp lực đối với môi
trường. Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, đặc biết là ô nhiễm tại lưu vực
sông Cầu đã tới mức báo động. Ô nhiễm do các khu công nghiệp, làng nghề rất
đáng báo động, chất thải chưa được thu gom và xử lí triệt để. Đa dạng sinh học
suy giảm nghiêm trọng, số loài bị đe doạ bởi thay đổi môi trường sinh thái,
nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Những năm qua đã cho thấy, công tác quản lí môi trường còn nhiều bất
cập và khó khăn này bắt nguồn từ sự quản lí chồng chéo trong quản lí môi
trường, chưa rõ ràng trong các quy định của các văn bản Quy phạm pháp luật
dẫn đến hàng loạt vấn đề phát sinh, từ hệ thống quản lí môi trường đến việc
triển khai các hoạt động quản lí và bảo vệ môi trường. Áp dụng các công cụ
trong quản lí môi trường chưa thực sự phát huy hiệu quả, đầu tư cho các công
tác bảo vệ môi trường chưa thực sự hiệu quả. Các nhà quản lí chưa xác lập được

cơ chế khuyến khích, ưu đãi phù hợp trong đầu tư bảo vệ môi trường cũng như
cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế nhà nước với các
thành phần kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Kinh tế và quản lí công nghiệp”. Nhà XB ĐH KTQD.
2. Giáo trình “Kinh tế Việt Nam”. Nhà XB ĐH KTQD.
3. Báo cáo môi trường Việt Nam 2008.
4. Báo cáo môi trường Việt Nam 2009.
5. Báo cáo môi trường Việt Nam 2010.
6. Niên giám thông kê 2005.
7. “Chỉ tiêu về môi trường” Bộ môi trường Việt Nam.
8. “ Báo cáo điều tra tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước
vào lưu vực sông Cầu” Cục quản lí tài nguyên nước, 2010.
9. “Báo cáo kết quả quan trác lưu vực sông Cầu” của 6 tỉnh thành thuộc lưu
vực.
18

×