Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỰA CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG BAN CHỈ HUY ĐỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.61 KB, 9 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỰA CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG
BAN CHỈ HUY ĐỘI
PHẦN THỨ NHẤT
I/. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là nhiệm vụ rất quan trọng.
Ban chỉ huy Đội gồm có: Ban chỉ huy Liên đội và Ban chỉ huy Chi đội. Ban
chỉ huy vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của người đội viên, vừa phải là “nòng
cốt” của Chi đội, Liên đội, Ban chỉ huy có nhiệm vụ điều hành các hoạt động
của Đội, thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi,
đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Muốn phát huy chất lượng tự quản và chất lượng hoạt động Đội, vấn đề
lựa chọn bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là một yêu cầu cấp thiết.
Từ thực tiễn công tác Đội, tôi thấy còn một số khó khăn về vấn đề này
như sau:
1. Do yếu tố chủ quan:
Việc lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội chưa được quan tâm đúng
mức. Đội ngũ giáo viên phụ trách Đội khi lựa chọn Ban chỉ huy Chi đội có
khi còn áp đặt, chưa phát huy được tính dân chủ của các em, còn hạn chế
trong việc lựa chọn những em có năng lực và phẩm chất của người chỉ huy.
Việc bồi dưỡng Ban chỉ huy cũng chưa được quan tâm đúng mức vì đội ngũ
giáo viên phụ trách Đội chưa xác định đầy đủ nội dung phương pháp và hình
thức bồi dưỡng cho Ban chỉ huy. Có những Ban chỉ huy Đội hoạt động còn
yếu kém chưa phát huy được vị trí vai trò trong tập thể. Lựa chọn và bồi
dưỡng Ban chỉ huy của phụ trách Đội còn chiếu lệ, hình thức đó là nguyên
nhân chính làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động Đội.
2. Do yếu tố khách quan:
Môi trường giáo dục ở địa phương biến động phức tạp có nhiều tác
động xấu đến các em, phương tiện phục vụ cho hoạt động Đội chưa đáp ứng
được với yêu cầu thực tiễn. Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường,
xã hội ở địa phương còn có những bất cập chưa được khắc phục.


Những yếu tố chủ quan và khách quan trên đã làm giảm hiệu quả hoạt
động Đội.
Từ thực tiễn công tác tôi đã rút ra được những kinh nghiệm về lựa chọn
và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội. Những kinh nghiệm này đã giải quyết được
những khó khăn trên và nâng cao được chất lượng tự quản và chất lượng hoạt
động Đội.
Trang 1
PHẦN THỨ HAI
II/. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Việc lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là một nội dung quan
trọng và cấp thiết để nâng cao chất lượng tự quản và chất lượng hoạt động
Đội cần phải có những biện pháp lựa chọn và bồi dưỡng phù hợp.
1. Phát hiện và chọn lựa Ban chỉ huy Đội:
Vấn đề lựa chọn Ban chỉ huy Đội là tiền đề rất quan trọng cho việc bồi
dưỡng, vì có lựa chọn được những em có năng lực và phầm chất thì mới đào
tạo bồi dưỡng cho các em trở thành Ban chỉ huy Đội năng động, sáng tạo và
hoạt động có hiệu quả.
Do đó giáo viên phụ trách Đội cần giúp đỡ các em lựa chọn chỉ huy cho
chính xác vừa đảm bảo những đặc thù của Chi đội, Liên đội vừa mang tính
phổ biến.
Định hướng của phụ trách Đội về việc lựa chọn Ban chỉ huy Đội cần
phải công khai, công bằng, khách quan và dựa vào những căn cứ như:
- Căn cứ vào Điều lệ Đội và các chỉ dẫn về công tác tổ chức của Đội.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của từng Chi đội hoặc Liên đội để lựa
chọn Ban chỉ huy cho phù hợp.
- Căn cứ vào yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung cần có của Ban chỉ
huy:
+ Về học lực: khá, giỏi
+ Về đạo đức: tốt
+ Biết tổ chức điều hành các hoạt động Đội.

+ Có nhiều hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Chủ động, sáng tạo, nhanh nhẹn, tháo vát trong các hoạt động.
+ Công bằng, tự chủ và yêu mến Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Có khả năng quản lý,chỉ huy tập thể.
Khi lựa chọn Ban chỉ huy, việc kế thừa những ưu điểm đã có ở các em
là rất cần thiết, nhưng không phải vì thế mà chỉ tiếp nhận những cái đã có mà
người phụ trách cần phải nhìn nhận được những em có tiềm năng nhưng chưa
bộc lộ để đào tạo bồi dưỡng cho Ban chỉ huy.
- Khi hướng dẫn cho các em lựa chọn Ban chỉ huy, giáo viên phụ trách
Đội cần phân tích, giúp các em hiểu và biết cách đánh giá con người một cách
khách quan, toàn diện. Từ đó hướng dẫn để các em lựa chọn cho mình một
Ban chỉ huy có phẩm chất và năng lực. Cần phải tôn trọng quyền lựa chọn
Ban chỉ huy của các em.
- Thông qua các hoạt động Đội, qua học tập, lao động, giao tiếp để tìm
những em có năng lực, phát hiện ra nòng cốt để chọn ban chỉ huy.
- Để Đội viên lựa chọn đúng đối tượng bầu vào ban chỉ huy, giáo viên
phụ trách cần giúp các em nắm được tiêu chuẩn của ban chỉ huy, nhiệm vụ
Trang 2
của Chi đội hoặc Liên đội, sau đó mỗi đội viên cần độc lập, cân nhắc kĩ lưỡng
trước khi lựa chọn.
- Khi lựa chọn ban chỉ huy qua các kỳ Đại hội Đội thì trong đại hội,
giáo viên phụ trách phải để các em tự điều hành đại hội, tôn trọng quyền đề
cử, ứng cử và bầu cử của đội viên. Không được áp đặt, tạo không khí vui tươi
thoải mái phát huy cao nhất nguyên tắc dân chủ tự quản của đội viên.
Một Ban chỉ huy do các em bầu chọn và tín nhiệm thì các em mới ủng
hộ và như thế ban chỉ huy ấy mới quản lý, chỉ huy được đơn vị mình hoạt
động đạt hiệu quả.
2. Nội dung, hình thức bồi dưỡng ban chỉ huy:
Lựa chọn bao giờ cũng phải đi đôi với bồi dưỡng. Bồi dưỡng Ban chỉ
huy là việc làm thường xuyên cần thiết của giáo viên phụ trách Đội. Ban chỉ

huy là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động Đội. Bồi dưỡng Ban chỉ huy là
phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy những tiềm
năng cón tiềm ẩn trong các em giúp các em vươn tới những phẩm chất năng
lực cần có của người chỉ huy. Vì vậy nội dung, hình thức bồi dưỡng Ban chỉ
huy phải toàn diện, chọn lọc, cụ thể và phù hợp với khả năng nhận thức của
các em.
a) Nội dung bồi dưỡng Ban chỉ huy:
* Bồi dưỡng phương pháp công tác của ban chỉ huy:
- Hướng dẫn cho Ban chỉ huy cách thực hiện các loại sổ sách Đội, ghi
chép biên bản, dự thảo nghị quyết, báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo thi đua.
- Hướng dẫn cách tổ chức điều khiển một cuộc hội họp.
- Hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch (kế hoạch tháng, kế hoạch thi đua
theo chủ đề).
- Hướng dẫn cách tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, hoạt động ngoại
khoá, hoạt động tập thể (sinh hoạt các cấp chi đội, liên đội).
- Hướng dẫn cách kiểm tra đánh giá các phong trào thi đua: dựa vào tiêu
chuẩn, có mức độ đánh giá, các hình thức đánh giá, có thang điểm.
* Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức điểu hành của Ban chỉ huy:
- Hướng dẫn thực hiện các nghi lễ thủ tục của Đội và phương pháp tổ
chức: Lễ phát động chủ đề, lễ kết nạp đội viên, lễ công nhận chi đội, lễ trưởng
thành, sinh hoạt Đội, các hội thi.
- Hướng dẫn sinh hoạt Đội bằng nhiều hình thức thi đua sôi nổi, nội
dung phong phú hấp dẫn, phương pháp linh hoạt nhằm giáo dục đội viên theo
mục tiêu của Đội. Thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt như: Sinh
hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất
thường, sinh hoạt vui chơi giải trí.. kết hợp với bồi dưỡng các kỹ năng sau:
+ Tập hợp thu hút điều khiển buổi sinh hoạt Đội.
+ Điểu khiển tổ chức và hướng dẫn Chi đội, Liên đội thực hiện tốt nội
dung chương trình đã chuẩn bị.
Trang 3

+ Hướng dẫn Chi đội, Liên đội các hoạt động học tập, văn nghệ, thể dục
thể thao, vui chơi giải trí.
- Hướng dẫn cách tổ chức Đại hội Đội, cần bồi dưỡng cho Ban chỉ huy:
+ Cách điều khiển nghi lễ thủ tục như: tuyên bố lý do, giới thiệu đại
biểu, chào cờ, giới thiệu chủ tịch đoàn điều khiển đại hội.
+ Cách viết báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ Đội của nhiệm
kỳ mới.
+ Cách điều khiển đại hội: Hướng dẫn đội viên thảo luận, bầu ban chỉ
huy Đội thông qua nghị quyết đại hội.
+ Tổ chức các hoạt động chào mừng như: biển diễn văn nghệ, trò chơi,
báo tường, vẽ tranh.
- Hướng dẫn tổ chức và tham gia các hoạt động lớn của Đội như: phát
động thi đua theo chủ đề, chủ điểm, tổ chức trò chơi lớn, tham gia hoạt động
ngoại khoá… nhằm mục đích tập hợp thu hút đội viên, tạo phong trào và sân
chơi cho đội viên thi đua rèn luyện theo chủ đề năm học hoặc chủ điểm từng
đợt. Cần bồi dưỡng một số nội dung sau:
+ Công tác chuẩn bị cho hoạt động: Họp ban chỉ huy, định hướng nội
dung và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, phổ biến nội dung hoạt động, phân
công nhiệm vụ đến từng người trong ban chỉ huy.
+ Tổ chức hoạt động: Thực hiện lần lượt các nội dung đã chuẩn bị, lựa
chọn các hình thức và phương pháp cho phù hợp với nội dung. Huy động các
đội viên trong nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ đã giao. Trong hoạt động phải
kiểm tra đánh giá.
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: đánh giá rút kinh
nghiệm việc tổ chức điểu hành các hoạt động, kết quả hoạt động.
* Bồi dưỡng tư cách tác phong ban chỉ huy:
- Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, bồi dưỡng cho các em có tư
cách tác phong chuẩn mực như lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động, thái độ ý
thức trong giao tiếp và phối hợp với người khác, giúp các em thạo việc, hiểu
người trong hoạt động chuyên môn và hoạt động chung.

- Đào tạo bồi dưỡng Ban chỉ huy trở thành những cán bộ mẫu mực, có
kĩ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể là tấm gương và điểm tựa trong Chi
đội, Liên đội.
* Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội:
- Cung cấp nội dung nghi thức Đội và hướng dẫn phương pháp thực
hiện nghi thức.
- Hướng dẫn phương pháp tổ chức các hoạt động: Trò chơi, hoạt động
trại, các kỹ năng nút dây, dấu đi đường, mật thư, truyền tin, morse,
semaphore… dạy hát, dạy múa, kể chuyện.
- Khi bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù
hợp như:
+ Tập luyện cho đội nòng cốt.
Trang 4
+ Thực hiện luyện tập chung.
+ Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi.
* Bồi dưỡng ban chỉ huy Đội nhằm giúp các em có phương pháp quản
lý chỉ huy, biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân
công, có khả năng tổ chức và quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện khoa
học, biết xử lý và giải quyết các tình huống của Đội một cách linh hoạt, đào
tạo mẫu người cán bộ Đội có phẩm chất, năng lực, có uy tín, bản lĩnh được tín
nhiệm tin cậy.
b) Hình thức bồi dưỡng Ban chỉ huy:
* Bồi dưỡng định kỳ:
Tổng phụ trách Đội lập kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng Ban chỉ huy
vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.
+ Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cách tổ chức điều
khiển đại hội Chi đội, Liên đội. Phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động,
dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách Đội.
+ Giữa năm học: Bồi dưỡng cho Ban chỉ huy kĩ năng nghiệp vụ công
tác Đội như nghi thức, nút dây, dấu đi đường, truyền tin, morse, semaphore…

mật thư, trò chơi, múa hát, kể chuyện và phương pháp tổ chức điều khiển sinh
hoạt tập thể.
+ Cuối năm học: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua,
kiểm tra công nhận Chi đội, Liên đội mạnh.
* Bồi dưỡng thường xuyên:
Tổng phụ trách Đội xây dựng chương trình bồi dưỡng ban chỉ huy trong
kế hoạch hoạt động của Liên đội ngay từ đầu năm học theo các nhiệm vụ liên
quan tới chức năng, nhiệm vụ của từng ủy viên và của từng Chi đội, Liên đội.
Thời gian bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kì.
+ Ban chỉ huy Liên đội: Hai đợt một học kì: nội dung hoạt động, biện
pháp thực hiện.
+ Ban chỉ huy Chi đội: Hai tháng một lần: Hướng dẫn nội dung yêu cầu
cách tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm, định kỳ, chuyên đề.
* Bồi dưỡng theo chuyên đề:
Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng cấp chỉ huy ở các
khối lớp (lớp 4, lớp 5) nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động giữa
các khối lớp. Tổ chức cho ban chỉ huy dự các buổi sinh hoạt, hoạt động của
các Chi đội để giao lưu học hỏi.
* Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn:
Ban chỉ huy Liên đội và ban chỉ huy các Chi đội kết hợp tổ chức tham
gia các hoạt động như: Hội thi vẻ đẹp đội viên, Hội thi nghi thức Đội, vui để
học, giao lưu học sinh giỏi. Qua các hoạt động, các em chính thức được tham
gia thực hiện, được quan sát nhận xét, ban chỉ huy sẽ rút ra được những kinh
nghiệm thực tiễn.
Trang 5

×