Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Doanh nghiệp xã hội – lời giải cho bài toán khó về giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.59 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với mức tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng trong những năm gần
đây, sự gia tăng các vấn đề xã hội và môi trường tại Việt Nam cũng trở thành
mối lo ngại lớn: khoảng 15 triệu người sống dưới mức nghèo đói, hơn 180
nghìn người nhiễm HIV, 5 triệu người khuyết tật, 3 triệu trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn… Bên cạnh đó là sự khiếm khuyết trong hoạt động thị
trường, sự hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ công của nhà nước và sự
hạn chế về nguồn lực tài chính bền vững cũng như nhân sự điều hành chuyên
nghiệp của các tổ chức xã hội truyền thống. Trong bối cảnh ấy, Doanh
nghiệp xã hội là một lời giải phù hợp cho bài toán khó về giải quyết những
vấn đề xã hội, môi trường hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững. Có
thể nói Doanh nghiệp xã hội chứa đựng sự linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với
cộng đồng, mang đến sự đa dạng nguồn vốn, khả năng độc lập về doanh thu,
đáp ứng nhu cầu của xã hội về kinh doanh có đạo đức và quan trọng hơn là
cung cấp những dịch vụ, hoạt động cần thiết cho xã hội nhưng ít người dám
làm. Không những đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã
hội nó còn giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội, môi trường, góp phần hướng
tới sự phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay loại hình
doanh nghiệp này chưa được nhiều người biết tới và ít nhận được sự đầu tư,
phát triển từ nhà nước và các tổ chức khác. Nhận thức được điều đó,và đồng
thời có sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn- Th.s Nguyễn Hương Thảo tôi
quyết định làm đề tài nghiên cứu : “ Doanh nghiệp xã hội – lời giải cho bài
toán khó về giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, hướng tới sự phát triển
ổn định và bền vững “. Bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp xã hội
Chương 2:Thực trạng các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
1
Chương 3: Một số kiến nghị để phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội
ở Việt Nam
Nhằm phần nào giới thiệu cho mọi người về loại hình doanh nghiệp khá


thú vị này và một số kiến nghị về giải phát phát triển nó hiện nay ở Việt Nam.
Bài viết không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô
và các bạn để đề tài này có thể hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !
2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp xã hội và doanh nhân xã hội
Trong khoảng 15 – 20 năm gần đây, xuất phát từ các tranh luận xoay
quanh điểm mạnh và điểm yếu của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức
dân sự xã hội, khái niệm mới về DOANH NGHIỆP XÃ HỘI – đã được thảo
luận sôi nổi trên các diễn đàn quốc tế và được công nhận là cách tiếp cận mới
với các giải pháp sáng tạo và bền vững trong việc mang lại sự thay đổi căn
bản các vấn đề xã hội (Lafuente C.,2005).
Thông thường kinh tế của mỗi quốc gia được khái quát gồm ba khu vực
(Billis, 1993; Pearce 2003). Thứ nhất là khu vực kinh tế nhà nước được gọi là
khu vực công, bao gồm các tổ chức, cơ quan của nhà nước, hoạt động phục vụ
cho hoạt động quản lý điều hành nhà nước. Thứ hai là khu vực kinh tế tư
nhân, tồn tại song song và cạnh tranh với nhà nước. Nó bao gồm các hoạt
động kinh doanh giúp người dân tự kiếm tiền và nuôi sống bản thân và gia
đình. Khu vực thứ ba – khối phi lợi nhuận là các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu
tập thể hoạt động, điều hành trên tinh thần tự nguyện nhằm đạt được mục tiêu
chung của cộng đồng hoặc xã hội.
Doanh nghiệp xã hội không phải là 1 thực thể, mà chỉ một cách tiếp cận
mới. Nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào hệ thống
pháp luật hiện hành, môi trường kinh tế chính trị và hệ thống phúc lợi tại từng
địa phương, cũng như truyền thống và văn hóa của khối phi lợi nhuận…Khái
niệm doanh nghiệp xã hội không để thay thế khái niệm về khối phi lợi nhuận
hay khối kinh tế xã hội. Nó là cầu nối giữa 2 khối này:
Tập trung vào phát huy động lực doanh nhân (entrepreneurial dynamics)
của các sáng kiến xã hội
3

Đưa mục tiêu xã hội và môi trường vào hệ giá trị cốt lõi và vào sứ mệnh
của doanh nghiệp
Cũng giống như các doanh nghiệp – thuộc khu vực thứ hai, họ xây dựng
các tổ chức, doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm hay dịch vụ vì lợi nhuận,
các doanh nghiệp xã hội cũng được tạo lập để hiện thực hóa các ý tưởng, tạo
ra những sản phẩm hay dịch vụ nhằm giải quyết các vấn đề xã hội hay môi
trường. Hiện tại không có định nghĩa thống nhất về doanh nghiệp xã hội mà
khái niệm này tùy thuộc vào điều kiện ở từng địa phương và tùy vào từng góc
độ nhìn nhận về doanh nghiệp xã hội. Tuy vậy, vẫ có một số cách hiểu phổ
biến nhất hiện nay về doanh nghiệp xã hội bao gồm:
“Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp lấy lợi ích xã hội làm mục đích
chính. Giá trị thặng dư tạo ra được chủ yếu để tái đầu tư và thực hiện các mục
tiêu xã hội hoặc môi trường, thay vì để tối đa hóa lợi nhuận của các cổ đông
và chủ sở hữu của doanh nghiệp”
(Bộ Kinh doanh, Doanh nghiệp và Cải cách Thể chế Anh)
“Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức thành lập theo nhiều mô hình
khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân
và theo đuổi cả mục tiêu xã hội lẫn kinh tế”
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD)
4
Doanh nghiệp xã hội có thể xuất phát từ khu vực
này
Khu vực kinh tế thứ 3
Tổ chức từ
thiện, tình
nguyện
Dịch vụ
công
Doanh
nghiệp xã

hội mới
Kinh
doanh có
trách
nhiệm về
xã hội
Kinh doanh
thông
thường
“Doanh nghiệp xã hội một tổ chức hoặc doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh
về xã hội và môi trường của mình thông qua việc sử dụng các phương thức
hoạt động của doanh nghiệp” (A “social enterprise” as “an organization or
venture” that advances its primary social or environmental mission using
business methods.)
(Liên minh Doanh nghiệp Xã hội ở Mỹ - The Social Enterprise Alliance
(SEA) )
“Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức được thành lập nhằm giải quyết
các vấn đề xã hội thông qua các mô hình kinh doanh đảm bảo sự bền vững về
mặt tài chính của họ. Các doanh nghiệp xã hội tìm cách tạo ra không chỉ các
lợi nhuận về tài chính mà cả về mặt xã hội cho đối tượng phục vụ của họ.”
Liên minh Doanh nghiệp Xã hội ở Malaysia -The Malaysian Social
Enterprise Alliance (SEA)
Theo quan điểm của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng
(CSIP), định nghĩa dưới đây có thể coi là hoàn chỉnh và bao quát nhất:
Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các
doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và
điều kiện hoạt động cụ thể. Doanh nghiệp xã hội lấy lợi ích xã hội làm mục
tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục
tiêu xã hội/môi trường và mục tiêu kinh tế.
Những phân tích và ví dụ dưới đây sẽ giúp làm rõ hơn về khái niệm

doanh nghiệp xã hội:
Doanh nghiệp xã hội là các hoạt động kinh doanh để giải quyết các vấn
đề xã hội. Lợi nhuận chủ yếu để phục vụ cộng đồng, không tối đa hóa cho chủ
đầu tư. VD: Opendream (Thái Lan), Grameen Bank (Bangladesh), LifeArt
(Vietnam)
5
Doanh nghiệp xã hội chỉ các hoạt động mà doanh nhân xã hội thực hiện
để đạt mục tiêu xã hội và/hay môi trường nhất định. Do đó, doanh nghiệp xã
hội có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như tổ chức xã hội phi lợi nhuận,
doanh nghiệp hay tổ chức hỗn hợp.
Theo nghĩa rộng hơn, doanh nghiệp xã hội bao gồm cả các tổ chức phi
lợi nhuận đã phát huy yếu tố doanh nhân và có định hướng thị trường, và
doanh nghiệp có định hướng xã hội rõ ràng.
Ví dụ Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam:
CECEM Tủ sách dòng
họ
KOTO LifeArt, ToHe,
Thiên Tâm
Mai handicraft,
6
T/c PLN có định
hướng thị
trường (4)
DN có định
hướng xã hội
(5)
DNgXH (1)
T/c PLN
(2)
DN

Hỗn
hợp (3)
DNgXH
(1)
DNgXH
(1)
T/c PLN
(2)
Hỗn
hợp
(3)
Và định nghĩa về doanh nhân xã hội cũng vậy :
Doanh nhân xã hội là người làm kinh doanh, nhưng vì lợi ích công cộng
hoặc xã hội thay vì chỉ chú trọng vào mục đích kinh tế. Doanh nhân xã hội có
thể làm thể làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan thuộc chính phủ hoặc công
cộng, tổ chức phi chính phủ bán độc lập hoặc làm việc tình nguyện cho cộng
đồng.
(Theo trường đào tạo Doanh nghiệp xã hội, Vương quốc Anh)
Doanh nhân xã hội là những người sử dụng các kỹ năng, phẩm chất như
một doanh nhân để tìm kiếm các giải pháp có định hướng thị trường nhằm
giải quyết tận gốc rễ các vấn đề xã hội và môi trường cấp bách như quyền trẻ
em, HIV/ AIDS, biến đổi khí hậu, quyền của người khuyết tật.vv.vv
(Theo Skoll centre Social entrepreneurship, 2010)
Còn với Việt Nam doanh nghiệp xã hội cũng như doanh nhân xã hội là
một khái niệm khá mới mẻ. Nhưng thực tế nó đã xuất hiện từ khá lâu rồi.Đó
là người sử dụng những phẩm chất kỹ năng như các doanh nhân để trực tiếp
xây dưng các tổ chức / doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã
hội hay môi trường cụ thể. Khác với doanh nhân kinh tế, doanh nhân xã hội
đánh giá thành công của mình không phải thông qua lợi nhuận mà bằng
những tiến bộ xã hội mà họ đóng góp cho cộng đồng. Doanh nhân xã hội có

thể là doanh nhân, nhân viên xã hội, nhà hoạt động từ thiện điều đó tùy thuộc
mô hình hoạt động của họ. Tuy nhiên, doanh nhân xã hội khác với những
người hoạt động xã hội, từ thiện kiểu truyền thống ở chỗ họ sở hữu những
phẩm chất, kỹ năng như một doanh nhân thực thụ. Họ nhạy bén trong việc
phát hiện, sử dụng các nguồn lực tiềm năng, đam mê, khát vọng tạo ra sự thay
đổi, trực tiếp tạo lập, điều hành các tổ chức/ doanh nghiệp, dám chấp nhận
thách thức. Đặc biệt doanh nhân xã hội là người có đầu óc sáng tạo khi luôn
đưa ra cách thức mới, sản phẩm mới để giải quyết vấn đề, Họ không ngừng
7
mở rộng hoạt động để mang lại những thay đổi cho cộng đồng.
1.2. Bản chất của doanh nghiệp xã hội và doanh nhân xã hội
Doanh nghiệp xã hội (có lợi nhuận và không có lợi nhuận) giống với các
doanh nghiệp khác vì đều tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội được
thành lập để giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội (như đói nghèo, nước
sạch, ô nhiễm môi trường, bảo vệ trẻ em và các nhóm yếu thế, v.v). Doanh
nghiệp xã hội đo thành công của mình thông qua những thay đổi/tác động xã
hội mà nó mang lại. Mục tiêu lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu và
cơ bản của doanh nghiệp xã hội Nói cách khác, doanh nghiệp xã hội hoạt
động vì mục tiêu trên cả lợi nhuận.
Những doanh nghiệp đóng góp một phần lợi nhuận của mình vào hoạt
động xã hội và từ thiện, cũng như những doanh nghiệp đạt được cả 3 mục
tiêu : lợi nhuận, xã hội và môi trường rất cần được tuyên truyền và phát triển.
Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp này không đặt mục tiêu giải quyết vấn đề xã
hội hay môi trường là mục tiêu chủ đạo và xuyên suốt của doanh nghiệp thì
doanh nghiệp này không được gọi là doanh nghiệp xã hội.
Rất nhiều doanh nghiệp tự xem mình là thực hiện mục tiêu xã hội nhưng
sự cam kết này dựa trên điều kiện rằng các mục tiêu xã hội đó phải là công cụ
(hoặc một phần công cụ) để tối đa hóa giá trị về mặt tài chính (hay lợi nhuận
lâu dài) của doanh nghiệp (và các chủ đầu tư). Đó không phải là doanh nghiệp

xã hội. Doanh nghiệp xã hội KHÔNG đem lại bất kỳ lợi ích nào cho chủ đầu
tư của nó ngoại trừ sự tin tưởng rằng hoạt động của doanh nghiệp xã hội sẽ
giúp sớm hiện thực hóa các mục đích phúc thiện cho một (hoặc một số) nhóm
cộng đồng mà doanh nghiệp xã hội đó hướng tới.
Nhiều doanh nhân trong khi tiến hành các hoạt động kinh doanh vì mục
đích lợi nhuận vẫn tiến hành các hoạt động từ thiện thông qua công ty của họ
8
và chấp nhận một khoản lỗ cho việc này (hoàn toàn không được bất kỳ lợi ích
nào, ví dụ: tặng quà cho trẻ em mồ côi mà không dựa vào đó để PR hay lăng
xê doanh nghiệp của họ). Tuy nhiên những doanh nghiệp như thế vẫn không
được coi là doanh nghiệp xã hội trừ khi các mục tiêu xã hội được xem là mục
đích hoạt động duy nhất của doanh nghiệp đó. Sự khác biệt này có thể diễn tả
bằng hai cụm từ "Làm từ thiện BẰNG CÁCH làm kinh doanh" (cho Doanh
nghiệp xã hội) và "Làm từ thiện TRONG KHI làm kinh doanh" (cho doanh
nghiệp có hoạt động từ thiện nhưng không là doanh nghiệp xã hội).
Doanh nghiệp xã hội mang đặc tính đôi, đó là đặc tính của doanh nghiệp
và đặc tính xã hội. Điều đó được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:
Đặc tính doanh nghiệp Đặc tính xã hội
Có hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc
dịch vụ liên tục theo định hướng thị
trường
Được khởi tạo bởi nhóm công dân
Mức độ tự chủ, sáng tạo cáo Quyền ra quyết định không phụ
thuộc vào sở hữu tài chính. Hướng
tới mục tiêu xã hội. Tối ưu nhưng
không tối đa hóa lợi nhuận
Chấp nhận mức độ rủi ro kinh tế Có sự tham gia của đối tượng có ảnh
hưởng trực tiếp từ hoạt động của
doanh nghiệp.
Hạn chế số lượng lao động trả lương

hành chính
Hạn chế việc phân phối lợi nhuận
cho người sở hữu tài chính.
Lợi nhuận dùng để tái đầu tư cho các
mục tiêu xã hội
Đánh giá về hiệu quả tác động rõ
ràng
Mục tiêu mang lại lợi ích cho cộng
đồng được thể hiện rõ và nhất quán
9
Có câu hỏi đặt ra là liệu những người hoạt động từ thiện, các nhà hoạt
động xã hội có phải là doanh nhân xã hội không? Thực tế, một số người trong
đó là là doanh nhân xã hội (DNhXH). Tuy nhiên, việc hoạt động trong lĩnh
vực từ thiện hay là những nhà hoạt động xã hội không tự làm cho những
người này trở thành doanh nhân xã hội. Cũng như trong kinh doanh, không
phải ai cũng là doanh nhân. Điều này không có nghĩa là họ ít quan trọng hơn
hay đóng góp ít hơn so với doanh nhân xã hội.
Chúng ta có thể có một số đặc điểm để phân biệt doanh nhân xã hội với
những nhà hoạt động từ thiện hay xã hội khác :
Tính sáng tạo: doanh nhân xã hội thường đi đầu trong việc phát hiện ra
những sản phẩm mới, cách thức mới để giải quyết được nguyên nhân gốc rễ
của vấn đề xã hội hay môi trường tại cộng đồng cụ thể thay vì việc đơn thuần
cung cấp các dịch vụ xã hội có sẵn cho một cộng đồng hạn chế.
Kết quả tác động: Doanh nhân xã hội thường không dừng lại ở mô hình
nhỏ ban đầu mà đi tới cùng để phát triển mô hình, tạo ra thị trường rộng lớn
cho các ý tưởng của mình.
Hành động trực tiếp: Doanh nhân xã hội cũng là người trực tiếp tổ chức
và hành động để giải quyết vấn đề xã hội. Họ không bao giờ lùi bước, dám
chấp nhận thách thức và mạo hiểm để đạt mục tiêu đề ra.
1.3. Các tiêu chí đánh giá về một doanh nghiệp xã hội

Để đánh giá một doanh nghiệp xã hội thường thông qua các hạng mục
như mục tiêu của tổ chức, các sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp,
phương thức quản trị và các nguồn lực tài chính giúp tổ chức hoạt động. Các
tiêu chí này có thể do doanh nghiệp tự đánh giá hoặc sự đánh giá của các tổ
chức có khả năng, cơ sở và thẩm quyền. Được thể hiện cụ thể dưới bảng sau:
10
Hạng mục Diễn giải đánh giá
Mục tiêu của tổ chức Có thể kết hợp mục tiêu
xã hội và mục tiêu kinh
tế. Mục tiêu xã hội là
tối cao.
Sản phẩm, dịch vụ (i) Hướng tới giải
quyết các vấn đề xã hội,
môi trường cụ thêt mà
chưa được đáp ứng
hoặc chưa được đáp
ứng hiệu quả.
(ii) Cung cấp các dịch
vụ công
(iii) Phát triển kinh tế
địa phương là tạo việc
làm cho nhóm lề hóa.
Quản trị Theo cơ chế thành viên
hay cơ chế đại diện cho
các bên liên quan khác
nhau.
Nguồn lực tài chính Đa dạng hóa nguồn lực
( từ hoạt động dịch vụ
thị trường, từ nguồn tài
trợ, từ nguồn trao đổi)

Tuy nhiên ở Việt Nam thì việc đánh giá doanh nghiệp xã hội vẫn chưa
được cụ thể và rõ nét vì đây là loại hình khá mới mẻ, chưa được quan tâm
nhiều và chưa có những tiêu chí đánh giá một cách cụ thể.
1.4. Các nhân tố tác động tới doanh nghiệp xã hội
11
Chung tay vì cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, lợi
nhuận thu được không dành chủ yếu cho chủ sở hữu mà phần lớn lợi nhuận
thu được dành cho các hoạt động xã hội, tái hoạt động phục vụ lợi ích của
cộng đồng, đó là mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp xã hội, tuy
nhiên, trong nền kinh tế thị trường cùng với các loại hình doanh nghiệp khác,
doanh nghiệp xã hội cũng chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố.
Bao gồm các yếu tố bên ngoài là môi trường vĩ mô : môi trường, điều
kiện tự nhiên, nền kinh tế , văn hóa xã hội, chính trị, pháp luật Và môi
trường vi mô : Nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn,
sản phẩm thay thế và thị trường lao động. Doanh nghiệp xã hội là một loại
hình khá đặc biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, nó có 1 thị trường
đặc biết, rất ít đối thủ cạnh tranh (cạnh tranh về mặt xã hội), đối thủ tiềm ẩn ít
gây ảnh hưởng. Các yếu tố bên trong như nguồn lực về con người, tài chính,
kỹ thuật, công nghệ và văn hóa doanh nghiệp…quyết định rất nhiều thành
công của hoạt động doanh nghiệp.Đặc biệt là sự ảnh hưởng của doanh nhân
xã hội, những người quyết định cách thức hoạt động, thành công của doanh
nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.
1.5. Lợi ích mà các doanh nghiệp xã hội mang lại
Doanh nghiệp xã hội đóng vai trò là động lực quan trọng cho việc đưa ra
các giải pháp sáng tạo , hiệu quả và bền vững cho xã hội.
+ Lợi ích cho xã hội :
Như chúng ta biết, các tổ chức tình nguyện thì phải tìm kiếm các nguồn
tài trợ mới nhằm vượt qua thời kỳ suy thoái và duy trì các chương trình của
mình để có thể cung cấp dịch vụ và mang lại cơ hội cho nhưng người có hoàn
cảnh khó khăn, còn các doanh nghiệp xã hội sử dụng phương pháp tiếp cận

kinh doanh và thường nỗ lực để đảm bảo cả ba nội dung chủ chốt : tài chính,
đáp ứng tiêu chuẩn của một khu vực tư nhân và xã hội. Doanh nghiệp xã hội
12
khuyến khích sự thay đổi tích cực và tái hòa nhập xã hội. Doanh nghiệp xã
hội hỗ trợ các tổ chức dân sự xã hội, nâng cao khả năng kinh tế cho những
người có hoàn cảnh khó khăn và phát triển kinh tế. Doanh nghiệp xã hội cho
phép các cộng đồng tự chịu trách nhiệm về mình.
Các doanh nghiệp xã hội có thể cải thiện kinh tế cho cộng đồng, tạo việc
làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Các doanh nghiệp xã hội tiến hành phản
biện và hỗ trợ chính phủ cái thiện cách thức thiết kế và cung cấp dịch vụ công
+ Lợi ích cho môi trường :
Khắc phục vấn nạn ô nhiễm môi trường, xử lỹ chất thải, biến chúng
thành các sản phẩm tái sử dụng có ích, các doanh nghiệp xã hội đã góp phần
giải quyết một số vấn đề chưa được nhà nước đầu tư. Từ những chất thải gây
ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp xã hội đã sản xuất ra các sản phẩm
phục vụ cho nhân dân, tạo doanh thu, việc làm. Hầu hết các doanh nghiệp xã
hội đều quan tâm đặc biệt tới môi trường, và không vì lợi ích trước mắt mà bỏ
qua ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, tới con người.
Như vậy, các doanh nghiệp xã hội có vai trò rất quan trọng đối với việc
kinh doanh trong tương lai. Bằng cách mang lại kinh tế cho những người khó
khăn, hoặc bằng cách cải thiện môi trường hoặc xã hội, các doanh nghiệp xã
hội đang nâng cao sự thịnh vượng và công bằng xã hội cùng một lúc( theo
(Gordon Brown)The United Kingdom’s international organisation for
cultural relations and educational opportunities).
Doanh nghiệp xã hội và doanh nhân xã hội có tầm quan trọng rất lớn cho
một xã hội đang phát triển như bây giờ vì nó phát triển theo xu hướng ổn định và
bền vững. Họ sẽ áp dụng những mô hình kinh doanh bền vững nhưng xuất phát
điểm là để phục vụ và giải quyết những vấn đề xã hội, và những vấn đề này hiện
tại đang là với khối nhà nước và khối tư nhân chưa được đáp ứng được.
1.6.Sự phát triển hình thức doanh nghiệp xã hội trên thế giới

13
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, phong trào Doanh nghiệp xã hội đã phát
triển mạnh mẽ trong suốt 20 năm qua đặc biệt ở các nước như Anh, Mỹ, Phần
Lan, Canada, Pháp, Ireland, Brazil, India, Thái Lan, Hồng Kong, Singapore,
Indonesia…Do sự đa dạng về mô hình hoạt động ở các bối cảnh khác nhau
trên thế giới, đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung thống nhất toàn cầu
nào về lĩnh vực này. Mặc dù vậy, doanh nghiệp xã hội được thừa nhận là một
trào lưu mới đầy triển vọng qua sự hưởng ứng tích cực và hỗ trợ phát triển từ
các chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư và cơ quan tài trợ
phát triển quốc tế. Một vài ví dụ về bức tranh hoạt động cụ thể ở những khu
vực điển hình sẽ minh chứng cho nhận định về sự phát triển và triển vọng của
phong trào này.
1.6.1. Doanh nghiệp xã hội tại Anh
Hơn 60,000 doanh nghiệp xã hội với tổng doanh thu 27 tỉ bảng Anh
3.3% lực lượng lao động làm việc trong các Doanh nghiệp xã hội
1.9% dân số đang nỗ lực thành lập Doanh nghiệp xã hội
Các dự án Khởi động tập trung nhiều ở các cộng đồng dân tộc thiểu số
Doanh nghiệp xã hội Anh làm gì?
- Cải thiện việc cung cấp dịch vụ công tại các địa phương: như cung cấp
dịch vụ vận chuyển, tái chế rác thải, vui chơi giải trí, chăm sóc trẻ em.
- Giải quyết các khiếm khuyết của thị trường qua việc đáp ứng nhu cầu ở
những thị trường mà cả khu vực công lẫn khu vực tư nhân ko đáp ứng.
- Tăng cường quyền năng của cộng đồng qua việc chuyển tài sản công
thành những tài sản do cộng đồng sở hữu.
- Tăng cường quyền năng của qua hoạt động xây dựng lớp người tiêu
dùng thông thái có trách nhiệm.
14
- Hỗ trợ khu vực tình nguyện tăng cường tính bền vững qua nỗ lực tạo ra
một phương hướng mới để tăng cường tính độc lập thông qua hoạt động
doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xã hội Anh hoạt động dưới những hình thức nào?
1.6.2 Doanh nghiệp xã hội ở Châu Âu
Các mô hình hợp tác truyền thống ở Tây Ban Nha, Italia và Phần Lan:
các hợp tác xã công nghiệp và nông nghiệp
Doanh nghiệp xã hội tại Pháp: giúp những người thất nghiệp dài hạn
hoặc bị cô lập về mặt xã hội trở lại làm việc
Phong trào Thương mại công bằng (Fair Trade)
1.6.3 Doanh nghiệp xã hội ở Châu Á
Hồng Kông :
Tập trung vào hỗ trợ hòa nhập và đào tạo cho người thất nghiệp
Nhu cầu xây dựng Doanh nghiệp xã hội từ cấp cơ sở lên
Trung tâm tạo nguồn Doanh nghiệp xã hội Hồng Kông: hỗ trợ và đào tạo
Thái Lan:
Chính phủ thành lập Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp xã hội Thái lan
(có văn phòng, ngân sách riêng).
Chiến lược hỗ trợ: nâng cao nhận thức và năng lực, xây dựng chính sách
hỗ trợ phù hợp, kết nối nguồn lực
Ước tính có 116,298 doanh nghiệp xã hội thuộc 6 nhóm chính:
15
Doanh nghiệp xã hội dựa vào cộng đồng (HTX, tổ chức tài chính địa
phương…)
Doanh nghiệp xã hội do nước ngoài thành lập/ hỗ trợ
Doanh nghiệp xã hội do nhà nước thành lập
Doanh nghiệp xã hội do Doanh nhân xã hội thành lập
Doanh nghiệp xã hội do doanh nghiệp lập
Tổ chức khác
Mạng lưới doanh nghiệp xã hội Châu Á được thành lập với mục tiêu là
thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp xã hội châu Á trong việc
đưa ra và nhân rộng các giải pháp cho các thách thức ngày càng gia tăng và
phức tạp trong khu vực, cụ thể mạng lưới đang ưu tiên cho 4 nhiệm vụ chính

sau:
+ Xây dựng mạng lưới, chia sẻ kiến thức và quan hệ đối tác
+ Nâng cao năng lực
+ Tạo điều kiện tiếp cận thị trường
+ Thúc đẩy nguồn vốn để nâng cao tác động xã hội
 Vậy tại sao cần phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam?
+ Nó giúp cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội : “Doanh
nghiệp xã hội” là “một cách tiếp cận sáng tạo, có định hướng thị trường để
giải quyết những nguyên nhân cơ bản của những vấn đề xã hội và môi trường
gay gắt nhất. Nó tạo ra những thay đổi có hệ thống và đưa ra những giải pháp
bền vững”. (Skoll Centre for Social Entreprenuership, 2010). Sử dụng các tiếp
cận này, các doanh nhân xã hội là những người sử dụng các kỹ năng, phẩm
chất như của một doanh nhân để tìm kiếm các giải pháp có định hướng thị
trường nhằm giải quyết tận gốc rễ các vấn đề xã hội và môi trường cấp bách .
+ Lời giải cho các vấn đề xã hội : Cùng với mức tăng trưởng kinh tế khá
ấn tượng trong những năm gần đây, sự gia tăng các vấn đề xã hội và môi
16
trường tại Việt Nam cũng trở thành mối lo ngại lớn: khoảng 15 triệu người
sống dưới mức nghèo đói, hơn 180 nghìn người nhiễm HIV, 5 triệu người
khuyết tật, 3 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Bên cạnh đó là sự
khiếm khuyết trong hoạt động thị trường, sự hạn chế trong việc cung cấp các
dịch vụ công của nhà nước và sự hạn chế về nguồn lực tài chính bền vững
cũng như nhân sự điều hành chuyên nghiệp của các tổ chức xã hội truyền
thống.Trong bối cảnh ấy, Doanh nghiệp xã hội là một lời giải phù hợp cho
bài toán khó về giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường hướng tới sự phát
triển ổn định và bền vững. Có thể nói Doanh nghiệp xã hội chứa đựng sự linh
hoạt, sáng tạo và phù hợp với cộng đồng, mang đến sự đa dạng nguồn vốn,
khả năng độc lập về doanh thu, đáp ứng nhu cầu của xã hội về kinh doanh có
đạo đức và quan trọng hơn là cung cấp những dịch vụ, hoạt động cần thiết cho
xã hội nhưng ít người dám làm.

17
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
hiện nay
2.1.1. Tình hình chung của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
Tại Việt Nam, mặc dù khái niệm về doanh nghiệp xã hội mới được
Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng giới thiệu từ cách đây 03
năm, nhưng thực tế những mô hình hoạt động theo phương pháp tiếp cận này
đã được bắt đầu từ những thập kỷ trước. Tuy là mới chỉ là số ít nhưng họ
xứng đáng là những người tiên phong đi đầu trong phong trào doanh nghiệp
xã hội còn mới mẻ ở Việt Nam. Điển hình phải kể đến KOTO Quốc Tế; Mai
Handicraft; Craftlink; Sao Mai…. Họ chính là những mô hình doanh nghiệp
linh hoạt, sáng tạo, phù hợp cộng đồng, chủ động,đa dạng và kiểm soát được
nguồn thu giúp tăng khả năng đảm bảo tính bền vững, từ đó giúp doanh
nghiệp/ tổ chức của mình theo đuổi đến cùng tầm nhìn chiến lược của mình.
Họ đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn tại
những cộng đồng yếu thế. Doanh nghiệp xã hội đã có nhiều dịch vụ và hoạt
động họ làm rất sáng tạo và bền vững mà các tổ chức kinh tế thương mại khác
không muốn tham gia vì do khả năng tiếp cận khó khăn và hiệu quả sinh lời
thấp. Doanh nghiệp xã hội là một phương thức hiệu quả để kết hợp mục tiêu
xã hội với mục tiêu kinh tế thông qua việc triển khai thực hiện các hoạt động
thương mại trực tiếp liên quan đến giải quyết vấn đề xã hội; các lợi nhuận
được chuyển một phần lớn trở lại phục vụ cho mục tiêu xã hội của tổ chức; cơ
chế giá linh hoạt: giảm giá cho nhóm đối tượng bị thiệt thòi và tăng giá thay
mặt nhóm đối tượng này tại các thị trường chung; tạo việc làm, đào tạo và cơ
hội phát triển cho nhóm thiệt thòi…
18
Cũng giống như phong trào doanh nghiệp xã hội trên thế giới, ngày càng
có nhiều Doanh nghiệp đưa các giá trị và mục tiêu xã hội vào sứ mệnh của

doanh nghiệp và hình thành nên các tổ chức doanh nghiệp xã hội của riêng
mình, không chỉ dừng lại làm hoạt động về trách nhiệm xã hội (CSR) truyền
thống. Các hình thức phổ biến hiện nay gồm:
Thương mại công bằng (VD: Mai Vietnam Handicraft- VN, Divince
Chocolate _ UK)
Các doanh nghiệp hướng tới thị trường đáy (VD: Danon-Grameen,
Adidas-Grameen…)
Các doanh nghiệp định hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến xã hội
và môi trường (Các sản phẩm tiết kiệm điện của GE đạt doanh thu 17 tỉ USD
năm 2008 và dự kiến 25 tỉ USD năm 2010. TNT – cung cấp dịch vụ logistics
để phân phát cứu trợ khẩn cấp …)
2.1.2. Một số doanh nghiệp tiêu biểu cho các hoạt động xã hội và môi
trường
+ Doanh nghiệp hoạt động nhằm tạo việc làm và điều kiện hòa nhập
cộng đồng của các nhóm yếu thế:
Trung tâm tư vấn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật trí tuệ, gọi
tắt là Trung tâm Sao Mai, được sáng lập bởi bác sĩ Đỗ Thúy Lan là một tổ
chức xã hội phi lợi nhuận trực thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.
Hoạt động chủ yếu của trung tâm là cung cấp dịch vụ tư vấn phát hiện sớm,
can thiệp sớm và chăm sóc trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) và trẻ tự kỷ thông
qua các phương pháp khoa học giúp cho trẻ KTTT có thể phát huy tối đa khả
năng của bản thân để hòa nhập xã hội. Trung tâm Sao Mai nhận được rất
nhiều hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để xây dựng cơ sở vật chất phù hợp, nâng
cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa hoạt động để phục vụ cho trẻ KTTT.
Đồng thời, Sao Mai cũng huy động được nguồn kinh phí đóng góp của các
19
phụ huynh của trẻ cho dịch vụ của trung tâm, nhằm chi trả các chi phí vận
hành. Do tính chất và đặc thù đối tượng hoạt động là trẻ KTTT, mô hình tổ
chức phi lợi nhuận là mô hình phù hợp với Sao Mai để thu hút được các hỗ
trợ phù hợp, nhưng cũng đảm bảo vận hành trung tâm tự vững về tài chính.

Hoặc như, mô hình doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận như công ty cổ
phần Tò He do chị Phạm Thị Ngân và chị Nguyễn Thị Thanh Tú sáng lập,
nhằm tạo sân chơi sáng tạo cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời
tạo ra dòng sản phẩm thời trang và đồ trang trí gia đình thân thiện với môi
trường từ việc sử dụng các sản phẩm sáng tạo của trẻ em thiệt thòi. Tò He
cam kết 50% lợi nhuận thu được sẽ để đầu tư cho các hoạt động xã hội phục
vụ chính đối tượng trẻ em khó khăn này. Công ty TNHH Dịch vụ sinh thái
Ecolife do doanh nhân xã hội Nguyễn Thu Huệ và Hồ Thị Yến Thu sáng lập
một ví dụ khác về doanh nghiệp xã hội hoạt động thúc đẩy việc bảo vệ môi
trường biển trong lành và cải thiện đời sống người dân ven biển thông qua các
hoạt động đầu tư xã hội và kinh doanh dịch vụ sinh thái biển và ven biển có
sự tham gia của cộng đồng.
Trong khi đó, Trung tâm Nghị Lực Sống được Nguyễn Công Hùng &
Hoàng Xuân Nguyên thành lập như là một doanh nghiệp xã hội hỗn hợp
nhằm mục đích hỗ trợ hòa nhập toàn diện cho người khuyết tật( NKT) thông
qua các hoạt động đào tạo công nghệ thông tin, hướng nghiệp, giới thiệu việc
làm, kết nối các cơ sở sản xuất tìm đầu ra cho sản phẩm của NKT. Nghị Lực
sống gồm hai hợp phần chủ chốt là trung tâm Nghị lực sống và công ty cổ
phần Nghị Lực Sống. Trung tâm Nghị Lực sống là một tổ chức xã hội phi lợi
nhuận đào tạo miễn phí CNTT cho NKT và thực hiện các chương trình hỗ trợ
người khuyết tật, và cộng đồng, cũng như các hoạt động gây quỹ, vận động
tài trợ từ các cá nhân, tổ chức quan tâm. Bên cạnh đó, công ty cổ phần Nghị
Lực Sống thực hiện các hoạt động kinh doanh vừa tạo được việc làm cho
20
NKT ngay chính tại trung tâm, vừa tạo nguồn thu hướng đến bền vững tài
chính của Nghị Lực Sống
+ Doanh nghiệp hoạt động nhằm cung cấp dịch vụ cho nhóm hay cộng
đồng bị lề hóa :
Với mục đích phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng nghiện Internet ở
thanh thiếu niên, dự án “Hỗ trợ thanh thiếu niên nghiện Internet” do hai doanh

nhân xã hội là Lê Minh Công và Ngô Minh Uy xây dựng, mô hình ứng dụng
tâm lý học chuyên sâu vào việc đánh giá, can thiệp trị liệu cho thanh thiếu
niên nghiện Internet, đồng thời với việc xây dựng các chương trình huấn
luyện sử dụng Internet hiệu quả. Trong dài hạn, dự án hướng tới thành lập
một Trung tâm hỗ trợ thanh thiếu niên nghiện Internet chuyên biệt đầu tiên ở
Việt Nam.Mô hình Trung tâm sẽ được xây dựng theo hướng:
* Xây dựng các chương trình huấn luyện/ đào tạo cho cha mẹ, các em
học sinh nhằm nâng cao nhận thức và phòng tránh tình trạng nghiện Internet ở
các em.
* Phát triển mô hình cơ sở đánh giá và can thiệp với thanh thiếu niên
nghiện Internet chuyên biệt. Mô hình của cơ sở này theo hướng đa ngành, đa
trị liệu (bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý trị liệu, công tác xã hội, ), phù hợp với
một số mô hình tiên tiến.
Trong 12 tháng thử nghiệm, Minh Công ( Phó trưởng khoa Tâm lý lâm
sàng, Bệnh viện Tâm thần trung ương 2, Thư ký Hội khoa học tâm lý – giáo
dục Đồng Nai) & Minh Uy ( Phó giám đốc phụ trách chuyên môn của trung
tâm tâm lý hịc ứng dụng Sông Phổ) sẽ tập trung vào xây dựng, hoàn thiện và
triển khai thử nghiệm mô hình, dịch vụ; kết hợp với truyền thông nâng cao
nhận thức cộng đồng về vấn đề này tại Việt Nam.
+ Doanh nghiệp hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề chưa được nhà
nước đầu tư rộng rãi :
21
Ô nhiễm từ các cơ sở tái chế ắc quy tự phát là một trong mười vấn đề
môi trường tồi tệ nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, ắc quy chì được được tái chế
trong các lò nấu kim loại thủ công, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người lao động và cộng đồng. Với 28 triệu xe máy
và 1,4 triệu ô tô, xe tải được đăng ký và cứ khoảng 1-3 năm lại phải thay ắc
quy 1 lần, tiềm năng cho chì tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, chì tái chế thủ công
ở Việt Nam chất lượng rất thấp. Các nhà sản xuất pin, ắc quy ở Việt Nam phải
sử dụng 100% chì nhập khẩu, trị giá hàng triệu đô la hàng năm.Là một doanh

nhân môi trường được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm làm việc tại một số
nước trong lĩnh vực này, Phạm Phương Linh rất bức xúc trước các tác động
lên sức khỏe (dị tật bẩm sinh, thần kinh) do việc tái chế chì không đúng cách
ở Việt Nam. Chị muốn tạo ra sự khác biệt bằng việc loại bỏ những tác động
tiêu cực lên sức khỏe và môi trường do việc tái chế chì gây ra.Gratia là dự án
xây dựng nhà máy tái chế hiện đại và thân thiện với môi trường đầu tiên ở
Việt Nam nhằm thu gom, xử lý và tái chế ắc quy chì (ô tô, xe máy, máy phát
điện). Ngoài việc giảm lượng chất thải độc hại (a xít và chì), nhà máy còn
cung cấp thiết bị bảo vệ, an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và tạo thu nhập ổn
định cho 800 người thu gom ắc quy chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM.Trong
những năm tới, chị Linh đặt ra mục tiêu xây dựng Gratia thành 1 doanh
nghiệp môi trường hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận.
2.2. Đánh giá về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xã hội ở
Việt Nam
2.2.1.Điểm mạnh của các doanh nghiệp xã hội
Trên thực tế ta thấy, cho đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp xã hội
hoạt động hiệu quả và đứng vững trong vòng xoáy thị trường, điều đó đã
chứng tỏ phần nào tính tự vững, chất sáng tạo của các doanh nhân xã hội.
Hoạt động của doanh nghiệp xã hội được kết hợp hài hòa giữa mục tiêu
22
kinh tế và mục tiêu xã hội. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh
nghiệp xã hội có thị trường hoạt động khá đặc biệt mà ở đó nhu cầu của thị
trường đó chính là nhu cầu của xã hội, và nó được các doanh nghiệp xã hội
coi là mục tiêu, là tiêu chí, là sứ mệnh mà các doanh nghiệp xã hội theo đuổi.
Doanh nghiệp sẽ sử dụng những kỹ năng, kiến thức để hiện thực hóa những ý
tưởng, sáng tạo của mình nhằm bền vững hóa về mặt kinh tế, tạo ra các tác
động tích cực cho xã hội.
Doanh nghiệp xã hội hoạt động ở Việt Nam chúng ta chưa nhiều và cạnh
tranh chủ yếu là về mặt xã hội, vì vậy các đối thủ cạnh tranh không nhiều, ít
cạnh tranh trong yếu tố kinh tế. Đồng thời các doanh nghiệp xã hội thường

được dẫn dắt bởi các cá nhân có uy tín, có tầm nhìn, có trình độ cao, nhiệt
huyết, có đầu óc và có tâm.Ngoài những nguồn tài chính thông thường, các
doanh nghiệp xã hội với đặc tính xã hội nên còn được nhận các nguồn tài trợ
ưu đãi
Với những thực trạng nêu trên, phong trào Doanh nghiệp xã hội tại Việt
Nam được nhận định sẽ có sự lan tỏa và lớn mạnh trong tương lại gần từ
nhiều hướng khác nhau.Trước hết, do nguồn tài trợ không hoàn lại từ các nhà
đầu tư đang có xu hướng giảm dần rõ rệt, sẽ có một sự chuyển đổi mạnh mẽ
từ khối các tổ chức xã hội phi lợi nhuận truyền thống sang mô hình Doanh
nghiệp xã hội. Những tổ chức xã hội có định hướng thị trường rõ ràng và phát
huy yếu tố doanh nhân trong chiến lược phát triển của mình sẽ là những người
tiên phong trong sự thay đổi này. Họ sẽ sử dụng khả năng gây quĩ và thu hút
vốn cũng như kinh nghiệm quản lý hoạt động phát triển và công tác xã hội
của mình một cách hiệu quả và bền vững. Nhiều phương thức chuyển đổi mô
hình đã thể hiện sự thành công. Cụ thể là hình thành thêm các nhánh kinh
doanh tạo thu nhập để duy trì hoạt động cơ bản và tự tạo nguồn lợi nhuận chủ
động phục vụ mục tiêu xã hội ban đầu của mình. Nhánh kinh doanh này vẫn
23
đảm bảo 3 giá trị nền tảng về Mục tiêu xã hội – Sở hữu tập thể - định hướng
doanh nghiệp (VD: Oxfam, Nghị Lực Sống). Có những tổ chức chỉ cần
chuyển đổi cơ cấu tổ chức và chiến lược hoạt động của mình để tận dụng và
phát huy tối đa lợi thế của tổ chức để tạo thêm nguồn thu như CECEM, Green
Net Cooprative…
Với văn hóa nhân văn và tài năng của thế hệ trẻ Việt Nam, sẽ có một trào
lưu mới của sự hình thành các doanh nghiệp xã hội mới được lãnh đạo bởi lớp
Doanh nhân xã hội trẻ có tính tự chủ cao. Ngay từ đầu các Doanh nghiệp xã
hội này đã có mục tiêu xã hội rất rõ ràng và là chủ đạo xuyên suốt trong các
hoạt động của tổ chức. Tính tự chủ cao của họ thể hiện qua định hướng thị
trường rõ nét và các sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao. Ví dụ cụ thể
của xu hướng này chính là Lifeart Ltd.Co - Tò He -

www.tohe.vn
2.2.2. Những khó khăn còn tồn tại của các doanh nghiệp xã hội ở
Việt Nam
Tuy vậy, hiện nay các tổ chức doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đang
gặp phải không ít các thách thức để thực thi sứ mệnh và mục tiêu hoạt động
đầy ý nghĩa của mình. Những thách thức chính mà họ gặp phải là :
(i) khung pháp lý chưa hoàn chỉnh để tạo điều kiện phát triển cho khu
vực này.
Cho đến nay, chưa có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng để điều tiết hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ / xã hội dân sự ở Việt Nam. Các văn bản
dưới luật riêng lẻ liên quan đến các yếu tố khác nhau của xã hội dân sự mới
được ban hành gần đây. Tuy nhiên, các quy định rời rạc trên chưa tạo thành
một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và đầy đủ cho việc hình thành và hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ/ các tổ chức thuộc xã hội dân sự. Luật về Hiệp
hội đã thảo luận từ hơn 10 năm nay nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Điều này
24

×