Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 90 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 3
DANH MỤC VIẾT TẮT 7
TIẾNG VIỆT 7
CNTT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 7
DN DOANH NGHIỆP 7
TMĐT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7
VN VIỆT NAM 7
TIẾNG ANH 7
ROI RETURN ON INVESTMENT 7
LỜI MỞ ĐẦU 1
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ E – MARKETING VÀ MẠNG XÃ HỘI 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ E – MARKETING 4
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ E – MARKETING 4
1.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA E MARKETING 6
1.1.3 MỘT SỐ ỨNG DỤNG E- MARKETING ĐIỂN HÌNH 6
1.2 TỔNG QUAN VỀ WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 8
1.2.1 WEB 2.0 8
1.2.2 MẠNG XÃ HỘI 10
1.2.2.1 Lịch sử ra đời – Khái niệm 10
1.2.2.2 Phân loại mạng xã hội 11
Lấy cá nhân làm trung tâm (Ego Centric) 11
1.2.2.3. Một số mô hình mạng xã hội phổ biến 12
1.3 E- MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 17
1.3.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ HỆ WEB 2.0 VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 17


1.3.2 E – MARKETING TRONG MÔI TRƯỜNG MẠNG XÃ HỘI VÀ WEB 2.0 18
1.3.3 VAI TRÒ CỦA E – MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 20
CHƯƠNG 2 22
THỰC TRẠNG E – MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 22
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E – MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG
XÃ HỘI CỦA CÁC MẠNG TRÊN THẾ GIỚI 22
2.1.1 SỰ BÙNG NỔ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI 22
2.1.2 HOẠT ĐỘNG E- MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 23
2.1.3 NHỮNG ỨNG DỤNG NỔI BẬT CỦA WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI TRONG MARKETING 26
2.1.3.1 Cá nhân hóa thông tin tới khách hàng 26
2.1.3.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường 28
2.1.3.3 Quảng cáo sản phẩm 29
2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ khách hàng 32
2.1.3.5 Xây dựng thương hiệu 34
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E- MARKETING QUA MẠNG XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG
WEB 2.0 TẠI VIỆT NAM 35
2.2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 35
2.2.1.1 Sự ra đời và phát triển 35
2.2.1.2 Một số mô hình mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam 37
2.2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG E- MARKETING QUA MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG CỤ WEB 2.0 TẠI VN 44
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM HIỆN NAY 54
2.3.1 NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU 54
3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA E – MAKETING THÔNG QUA WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ
HỘI TẠI VIỆT NAM 56
3.1.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG INTERNET CHO HOẠT ĐỘNG E –
MARKETING 57
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG E- MARKETING QUA MẠNG XÃ
HỘI TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 CHO DN VIỆT NAM 60

3.2.1 NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP 60
3.2.2 TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG E – MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 61
3.2.2.1 Xây dựng chiến lược e – Marketing của doanh nghiệp 61
3.2.2.2. Phân tích cơ hội Marketing: 62
3.2.2.3. Nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng 63
3.2.2.4.Lập kế hoạch và chiến lược marketing 65
3.2.2.5. Các vấn đề về nguồn Nhân lực - Tài chính - Cơ sở hạ tầng công nghệ 66
3.2.3 THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG E – MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP THÔNG QUA MẠNG XÃ HỘI 68
3.2.3.1. Xây dựng trang mạng xã hội 68
3.2.3.2. Quảng bá trang mạng xã hội 72
3.2.3.3. Quản lý trang mạng xã hội 73
3.2.4 TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 73
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ
QUẢN LÝ MẠNG XÃ HỘI 75
3.3.1 XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MẠNG XÃ HỘI 75
3.3.2 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 2.1: Khung pháp lý cơ bản cho giao dịch TMĐT tại Việt Nam. Error:
Reference source not found
HÌNH VẼ
MỤC LỤC 1
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 3
DANH MỤC VIẾT TẮT 7
DANH MỤC VIẾT TẮT 7
TIẾNG VIỆT 7
TIẾNG VIỆT 7

CNTT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 7
CNTT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 7
DN DOANH NGHIỆP 7
DN DOANH NGHIỆP 7
TMĐT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7
TMĐT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 7
VN VIỆT NAM 7
VN VIỆT NAM 7
TIẾNG ANH 7
TIẾNG ANH 7
ROI RETURN ON INVESTMENT 7
ROI RETURN ON INVESTMENT 7
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 1 4
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ E – MARKETING VÀ MẠNG XÃ HỘI 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ E – MARKETING VÀ MẠNG XÃ HỘI 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ E – MARKETING 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ E – MARKETING 4
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ E – MARKETING 4
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ E – MARKETING 4
1.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA E MARKETING 6
1.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA E MARKETING 6
1.1.3 MỘT SỐ ỨNG DỤNG E- MARKETING ĐIỂN HÌNH 6
1.1.3 MỘT SỐ ỨNG DỤNG E- MARKETING ĐIỂN HÌNH 6

1.2 TỔNG QUAN VỀ WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 8
1.2 TỔNG QUAN VỀ WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 8
1.2.1 WEB 2.0 8
1.2.1 WEB 2.0 8
1.2.2 MẠNG XÃ HỘI 10
1.2.2 MẠNG XÃ HỘI 10
1.2.2.1 Lịch sử ra đời – Khái niệm 10
1.2.2.1 Lịch sử ra đời – Khái niệm 10
1.2.2.2 Phân loại mạng xã hội 11
1.2.2.2 Phân loại mạng xã hội 11
Lấy cá nhân làm trung tâm (Ego Centric) 11
1.2.2.3. Một số mô hình mạng xã hội phổ biến 12
1.2.2.3. Một số mô hình mạng xã hội phổ biến 12
1.3 E- MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 17
1.3 E- MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 17
1.3.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ HỆ WEB 2.0 VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 17
1.3.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ HỆ WEB 2.0 VÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 17
1.3.2 E – MARKETING TRONG MÔI TRƯỜNG MẠNG XÃ HỘI VÀ WEB 2.0 18
1.3.2 E – MARKETING TRONG MÔI TRƯỜNG MẠNG XÃ HỘI VÀ WEB 2.0 18
1.3.3 VAI TRÒ CỦA E – MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 20
1.3.3 VAI TRÒ CỦA E – MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 20
CHƯƠNG 2 22
CHƯƠNG 2 22
THỰC TRẠNG E – MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 22
THỰC TRẠNG E – MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 22
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E – MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG
XÃ HỘI CỦA CÁC MẠNG TRÊN THẾ GIỚI 22
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E – MARKETING DỰA TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 VÀ MẠNG

XÃ HỘI CỦA CÁC MẠNG TRÊN THẾ GIỚI 22
2.1.1 SỰ BÙNG NỔ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI 22
2.1.1 SỰ BÙNG NỔ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI 22
2.1.2 HOẠT ĐỘNG E- MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 23
2.1.2 HOẠT ĐỘNG E- MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI 23
2.1.3 NHỮNG ỨNG DỤNG NỔI BẬT CỦA WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI TRONG MARKETING 26
2.1.3 NHỮNG ỨNG DỤNG NỔI BẬT CỦA WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ HỘI TRONG MARKETING 26
2.1.3.1 Cá nhân hóa thông tin tới khách hàng 26
2.1.3.1 Cá nhân hóa thông tin tới khách hàng 26
2.1.3.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường 28
2.1.3.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường 28
2.1.3.3 Quảng cáo sản phẩm 29
2.1.3.3 Quảng cáo sản phẩm 29
2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ khách hàng 32
2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ khách hàng 32
2.1.3.5 Xây dựng thương hiệu 34
2.1.3.5 Xây dựng thương hiệu 34
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E- MARKETING QUA MẠNG XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG
WEB 2.0 TẠI VIỆT NAM 35
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E- MARKETING QUA MẠNG XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG
WEB 2.0 TẠI VIỆT NAM 35
2.2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 35
2.2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 35
2.2.1.1 Sự ra đời và phát triển 35
2.2.1.1 Sự ra đời và phát triển 35
2.2.1.2 Một số mô hình mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam 37
2.2.1.2 Một số mô hình mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam 37
2.2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG E- MARKETING QUA MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG CỤ WEB 2.0 TẠI VN 44
2.2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG E- MARKETING QUA MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG CỤ WEB 2.0 TẠI VN 44
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT

NAM HIỆN NAY 54
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM HIỆN NAY 54
2.3.1 NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU 54
2.3.1 NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU 54
3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA E – MAKETING THÔNG QUA WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ
HỘI TẠI VIỆT NAM 56
3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA E – MAKETING THÔNG QUA WEB 2.0 VÀ MẠNG XÃ
HỘI TẠI VIỆT NAM 56
3.1.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG INTERNET CHO HOẠT ĐỘNG E –
MARKETING 57
3.1.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG INTERNET CHO HOẠT ĐỘNG E –
MARKETING 57
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG E- MARKETING QUA MẠNG XÃ
HỘI TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 CHO DN VIỆT NAM 60
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG E- MARKETING QUA MẠNG XÃ
HỘI TRÊN NỀN TẢNG WEB 2.0 CHO DN VIỆT NAM 60
3.2.1 NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP 60
3.2.1 NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG DOANH NGHIỆP 60
3.2.2 TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG E – MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 61
3.2.2 TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG E – MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 61
3.2.2.1 Xây dựng chiến lược e – Marketing của doanh nghiệp 61
3.2.2.1 Xây dựng chiến lược e – Marketing của doanh nghiệp 61
3.2.2.2. Phân tích cơ hội Marketing: 62
3.2.2.2. Phân tích cơ hội Marketing: 62
3.2.2.3. Nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng 63
3.2.2.3. Nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng 63
3.2.2.4.Lập kế hoạch và chiến lược marketing 65
3.2.2.4.Lập kế hoạch và chiến lược marketing 65
3.2.2.5. Các vấn đề về nguồn Nhân lực - Tài chính - Cơ sở hạ tầng công nghệ 66

3.2.2.5. Các vấn đề về nguồn Nhân lực - Tài chính - Cơ sở hạ tầng công nghệ 66
3.2.3 THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG E – MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP THÔNG QUA MẠNG XÃ HỘI 68
3.2.3 THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG E – MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP THÔNG QUA MẠNG XÃ HỘI 68
3.2.3.1. Xây dựng trang mạng xã hội 68
3.2.3.1. Xây dựng trang mạng xã hội 68
3.2.3.2. Quảng bá trang mạng xã hội 72
3.2.3.2. Quảng bá trang mạng xã hội 72
3.2.3.3. Quản lý trang mạng xã hội 73
3.2.3.3. Quản lý trang mạng xã hội 73
3.2.4 TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 73
3.2.4 TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 73
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ
QUẢN LÝ MẠNG XÃ HỘI 75
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ
QUẢN LÝ MẠNG XÃ HỘI 75
3.3.1 XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MẠNG XÃ HỘI 75
3.3.1 XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ MẠNG XÃ HỘI 75
3.3.2 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 76
3.3.2 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 76
KẾT LUẬN 78
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CNTT Công nghệ thông tin
DN Doanh nghiệp
TMĐT Thương mại điện tử
VN Việt Nam
Tiếng Anh
ROI Return On Investment
LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Sự bùng nổ của Internet và tốc độ phát triển của nền kinh tế đã tạo ra nhiều
thay đổi trong đời sống của từng cá nhân trong thế giới hiện đại cũng như đem lại
những cơ hội tiếp cận mới cho doanh nghiệp. Một trong những bước phát triển quan
trọng nhất của Internet đó là sự ra đời của web 2.0 dựa trên nền tảng thế hệ World
Wide Web thứ nhất. Web 2.0 đã tạo nên một bước đột phá trong việc truyền tải
thông tin. Tính năng tương tác tuyệt vời của web 2.0 đã tạo ra một hệ thống tương
tác hai chiều cho phép người sử dụng có nhiều quyền lực hơn trong việc kiểm soát
và sử dụng thông tin. Từ vị trí là đối tượng thu nhận thông tin một chiều, người
dùng đã trở thành người sáng tạo, chia sẻ và sở hữu thông tin. Thêm vào đó, web
2.0 mà ứng dụng điển hình là mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách thức các cư
dân mạng liên kết với nhau. Mối quan hệ giữa các cá nhân đã chuyển từ cách kết
nối đơn giản một – một (one – to - one) sang cách kết nối mạnh mẽ hơn là một –
nhiều (one – to - many).Trên các mạng xã hội, các thành viên có thể tìm kiếm bạn
bè, đối tác dựa theo nhóm (ví dụ tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin
cá nhân (địa chỉ e – mail, tên) hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim
ảnh, sách báo ca nhạc…), lĩnh vực quan tâm các thành viên quan tâm như kinh
doanh, mua bán…Những số liệu thống kê năm 2011 cho thấy Facebook đã vượt qua
Google để trở thành website được yêu thích nhất với 175 triệu lượt người “log in”
mỗi ngày. Cùng với 350 triệu lượt người kết nối qua phương thức điện thoại đi
động, họ đã chia sẻ 30 tỷ dung lượng trên facebook mỗi tháng (Nicholas Carlson,
2011). Nếu như facebook được coi như một quốc gia thì nó sẽ trở thành đất nước có
dân số lớn thứ 3 thế giới.
Không chỉ dừng lại ở đó, sức lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội đã tạo nên
một xu hướng mới cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp trên toàn thế
giới. Có thể nói, đây là mảnh đất màu mỡ để quảng bá thương hiệu công ty mà đặc
biệt là marketing cho sản phẩm của doanh nghiệp mà được rất nhiều doanh nghiệp
sử dụng trên toàn thế giới. Vậy thực sự mạng xã hội đã đem lại lợi ích to lớn cho
1
các doanh nghiệp như thế nào? Các doanh nghiệp đã tận dụng những ưu thế của

mạng xã hội trong việc quảng cáo và tiếp thị ra sao? Thực trạng e – marketing dựa
trên mạng xã hội của các doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay? Đây
là những vấn đề sẽ được đề cập và phân tích sâu sắc trong đề tài Khóa luận tốt
nghiệp “ e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội : thực trạng và
giải pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng ứng dụng e – marketing dựa trên
nền tảng web 2.0 và mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam, để từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng e – marketing tại Việt Nam thông qua các công cụ
mới này.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng về e – Marketing dựa trên nền tảng web
2.0 và mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ
cụ thể sau đây:
Làm rõ kiến thức chung về web 2.0, mạng xã hội cũng như sự phát triển của
mạng xã hội trên thế giới và tại Việt Nam; tổng quan về e – marketing dựa trên
mạng xã hội trong môi trường web 2.0.
Phân tích các vấn đề cơ bản của mạng xã hội, tình hình hoạt động và phát
triển của mạng xã hội; thực trạng e – marketing dựa trên nền tảng web 2.0 qua
mạng xã hội trên thế giới và tại Việt Nam.
Đánh giá chung về thực trạng e – marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và
mạng xã hội; Nêu lên tiềm năng phát triển của e – marketing qua mạng xã hội trong
thời gian tới; Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả việc
thực hiện marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội.
Phạm vi nghiên cứu
Mạng xã hội là một khái niệm khá rộng, trong phạm vi khóa luận này chỉ đề
cập đến mạng xã hội như là các web có tính năng như chat, mail, voice chat, chia sẻ
2

file, blog và xã luận giữa những người dùng có mối quan hệ trên mạng xã hội đó.
Các nhóm cộng đồng như các diễn đàn tinhte.vn, webtretho.com, website chia sẻ
ảnh như Picasa, Flicker; các website chia sẻ tin tức như linkhay, Newsive… không
được đề cập đến trong khóa luận này.
Phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong môi trường web 2.0
và các hoạt động marketing dựa trên mạng xã hội trong giai đoạn từ 2008 – 2011.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng những
phương pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử.
Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ
viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ…đề tài bao gồm 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về e – Marketing và mạng xã hội
Chương II: Thực trạng e – Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và
mạng xã hội trên thế giới và tại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động e –
Marketing trong môi trường web 2.0 và mạng xã hội cho các doanh nghiệp Việt
Nam
Do hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tế của tác giả nên khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những góp ý của
thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện.
Qua đây, tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm
kính trọng đối với tất cả các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Ngoại thương,
đặc biệt là cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân , người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tác giả hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2012
Sinh viên
Vũ Thị Xuân Lộc

3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ E – MARKETING VÀ MẠNG XÃ HỘI
1.1 Tổng quan về e – Marketing
1.1.1. Khái niệm về e – Marketing
Có nhiều cách hiểu marketing điện tử, sau đây là một số khái niệm điển hình
về marketing điện tử (e - marketing):
Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và
xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá
nhân – dựa trên các phương tiện điện tử và Internet (Philip Kotler, 2007).
Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn của khách hàng thông qua mạng Internet và các phương tiện điện tử
(Joe Reedy, Shauna Schullo, Kenneth Zimmerman, 2000).
Marketing điện tử là việc ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện tử
như máy tính cá nhân, máy tính cầm tay (tablet PC, pocket PC)…để tiến hành các
hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ
khách hàng thông qua việc nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá
trị, mức độ trung thành…), từ đó tiến hành các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu
và các dịch vụ qua mạng hướng tới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (Dave
Chaffey, 2006).
Tóm lại trong khóa luận này, marketing điện tử được hiểu là các hoạt động
marketing được tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong
đó, phương tiện điện tử có thể là máy tính, điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số hỗ
trợ cá nhân (PDA – Personal Digital Assistant)…còn mạng viễn thông có thể là
Internet, mạng thông tin di động…
Các hình thức phát triển cơ bản của Marketing điện tử:
Nhìn chung marketing điện tử trải qua 3 giai đoạn phát triển:
Thông tin: Các hoạt động marketing điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá hình
ảnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các website,
catalogue điện tử.

Giao dịch: Các hoạt động giao dịch trực tuyến, tự động hóa các quy trình
kinh doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn trong
4
bán lẻ, dịch vụ ngân hàng, thị trường chứng khoán…
Tương tác: phối hợp, liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân
phối…thông qua chia sẻ các hệ thống thông tin, phối hợp các quy trình sản xuất,
kinh doanh để hoạt động hiệu quả nhất, điển hình là hoạt động của các hãng sản
xuất ô tô, máy tính…
Mục tiêu của marketing điện tử
Jeff Bezos – người sáng lập và đồng thời là chủ tịch của Amazon.com, một
trong những công ty kinh doanh qua mạng hàng đầu thế giới đã phát biểu rằng:
“Mọi công ty đều phải chú trọng tới khách hàng, hướng tới nhu cầu của khách hàng
trước khi đề cập tới sản phẩm của mình, cho dù trong thời đại công nghệ thông tin
hay trong thời đại khác”. Điều này cho thấy, trong thời đại công nghệ thông tin hiện
nay, marketing điện tử cũng hướng tới mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, thị phần…
và đặc biệt là phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên trong môi trường đặc biệt
hơn so với marketing truyền thống là môi trường Internet và web. Hiện tại,
marketing điện tử còn mở rộng môi trường ra các mạng viễn thông khác như mạng
thông tin di động. Về phương tiện thực hiện: marketing điện tử sử dụng Internet và
các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di dộng, và các thiết bị điện tử khác.
Bản chất của marketing điện tử không khác so với marketing truyền thống,
vẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng trong thời đại công
nghệ thông tin sẽ có những đặc điểm khác với khách hàng truyền thống về thói
quen tiếp cận thông tin, quá trình lựa chọn hàng hóa dịch vụ. Hành động mua hàng
khi thực hiện qua mạng cũng khác so với truyền thống. Khách hàng chỉ cần ngồi
nhà và thực hiện mua bán, thanh toán qua mạng. Marketing điện tử vẫn bao gồm từ
việc xác định nhu cầu đến lập các kế hoạch marketing hỗn hợp đối với các sản
phẩm, dịch vụ, ý tưởng, sau đó thực hiện và kiểm tra xem có phù hợp với mục đích
của tổ chức và cá nhân hay không.
5

1.1.2 Đặc điểm của e Marketing
Về tốc độ giao dịch: nhanh hơn so với marketing truyền thống, ví dụ quảng
cáo qua e – mail, phân phối các sản phẩm số hóa như âm nhạc, game, phần mềm, e
– books, hỗ trợ khách hàng qua các forum,…
Về hình thức: Phương thức tiến hành marketing điện tử là sử dụng mạng viễn
thông, đặc biệt là sử dụng mạng Internet. Trong khi marketing truyền thống cần rất
nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ rơi, thư từ,…thì marketing điện tử
sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành tất cả các hoạt động khác của
marketing như: Nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thu thập ý kiến phản hồi từ phía
người tiêu dùng, mua sắm, sản xuất, bán hàng, dịch vụ sau bán…một cách nhanh
chóng, hiệu quả với chi phí thấp hơn.
Thời gian hoạt động liên tục và không giới hạn: các bên tham gia đều có
thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày và liên tục ở bất
cứ nơi nào có mạng viễn thông và các có phương tiện điện tử kết nối với mạng này.
Phạm vi hoạt động: toàn cầu, các rào cản thâm nhập thị trường có thể bị hạ
thấp, khả năng tiếp cận thông tin thị trường của các doanh nghiệp và người tiêu
dùng có thể được nâng cao.
Tăng cường quan hệ khách hàng: nhờ khả năng tương tác, chia sẻ thông
tin giữa doanh nghiệp với khách hàng cao hơn, dịch vụ tốt hơn, thời gian hoạt động
liên tục 24/7/7 thông qua các dịch vụ trực tuyến, các website, diễn đàn, các câu hỏi
thường gặp (FAQs – Frequently Asked Questions)…
Tự động hóa các giao dịch: thông qua các phần mềm thương mại điện tử
như giỏ mua hàng điện tử (shopping cart), doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng
của mình tốt hơn với chất lượng ổn định hơn.
1.1.3 Một số ứng dụng e- Marketing điển hình
a. Nghiên cứu thị trường
Một mặt thương mại điện tử hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các hoạt động
nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên
cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn
sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu

hỏi được thực hiện thông qua công cụ trên nền tảng web (webbased) tiện lợi, nhanh
và chính xác hơn. Ví dụ: bảng câu hỏi trực tuyến (online questionnaire), điểm tự
6
động hóa bán hàng (POS – Point of Sale) và phân tích dữ liệu (data mining) để phân
tích hành vi khách hàng.
b. Hành vi khách hàng
Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi nhiều hơn so với
thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn
xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản
ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và web.
c. Mô hình AIDA trong marketing điện tử
Trong Marketing điện tử mô hình AIDA được áp dụng để đánh giá và đưa ra
các tiêu chuẩn cho website như sau:
+ Attention: website phải thu hút sự chú ý của người xem (đẹp, ấn tượng,
thẩm mỹ cao).
+ Interest: Website cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, thông tin phù hợp nhu
cầu khách hàng mục tiêu.
+ Desire: Website có các biện pháp xúc tiến để tạo mong muốn mua hàng:
giảm giá, quà tặng.
+ Action: Form mẫu đẹp, tiện lợi, an toàn để khách hàng thực hiện giao dịch
dễ dàng.
d. Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu
Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào thị trường mục tiêu dựa
vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý…được bổ sung thêm bởi các
tiêu chí đặc biệt khác của thương mại điện tử như mức độ sử dụng Internet, e- mail,
các dịch vụ trên web…
e. Định vị sản phẩm
Các tiêu chí chính để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ nhất, chất
lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm những
tiêu chí của riêng thương mại điện tử như cung cấp nhiều sản phẩm nhất

(Amazon.com), đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (Dell.com), giá
thấp nhất và dịch vụ tốt nhất (schwab.com)…
f. Các chiến lược marketing hỗn hợp
Bốn chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
cũng chịu tác động của thương mại điện tử. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả
hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa nhà
sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng. Việc định giá cũng chịu tác
động của thương mại điện tử khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu,
7
đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn
cầu đòi hỏi, chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và
phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình
đều chịu sự tác động của thương mại điện tử, đối với hàng hóa hữu hình, quá trình
này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá
trình này nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc
tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của thương mại điện
tử đối với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e- mail,
diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7/365…
1.2 Tổng quan về web 2.0 và mạng xã hội
1.2.1 web 2.0
Web 2.0 là một thuật ngữ phổ biến để mô tả các công nghệ web và các ứng
dụng tiên tiến, bao gồm blogs, wikis, RSS (Really Simple Syndication – Định dạng
tập tin là một ứng dụng cho phép tự cập nhật tin tức trên web 2.0), “user generated
content” (một thuật ngữ để chỉ đơn vị sở hữu website chỉ đóng vai trò cung cấp kho
lưu trữ, tính năng và giao diện, còn lại phần nội dung sẽ được người sử dụng tạo
nên) và mạng xã hội (Efraim Turban et al. 2008)
Mục tiêu của web 2.0 là để tăng cường sự sáng tạo, chia sẻ thông tin và sự
tương tác. Một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa web 2.0 và web truyền thống
là tính tương tác giữa những người sử dụng Internet, nhà cung cấp thông tin và các
doanh nghiệp.

Web 2.0 là một cách tiếp cận mới để sử dụng web như là một nền tảng nơi
mà người dùng cùng nhau tham gia vào việc tạo ra, chỉnh sửa, và xuất bản thông tin
thông qua những công cụ hợp tác sáng tạo nội dung trên nền web. Web 2.0 liên
quan tới người dùng không phải chỉ ở chỗ người dùng tạo ra nội dung mà người
dùng giúp thu thập, tổ chức mô tả, cập nhật, chia sẻ, truyền bá, sắp xếp lại, bình
luận, hiệu đính và hoàn chỉnh nội dung.
Những đặc tính cơ bản:
Web 2.0 được chủ tịch kiêm giám đốc điều hành O’Reilly Media đúc kết 7
đặc tính cơ bản, đó là:
“1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng.
2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng.
3. Dữ liệu có vai trò then chốt.
8
4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng.
5. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng.
6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị.
7. Giao diện ứng dụng phong phú.”
Hình 1.1: Web 2.0
Nguồn: www.web2.wsj2.com
Sự ra đời của web 2.0 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của hàng loạt những
công nghệ mới nhằm làm cho những ứng dụng trên web nhanh hơn, dễ sử dụng hơn,
được xem là nền tảng của web 2.0. Kiến trúc công nghệ của web 2.0 hiện nay vẫn đang
phát triển nhưng cơ bản gồm: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao thức
truyền thống, trình duyệt và ứng dụng. Những công nghệ này được đánh giá là bước
phát triển ấn tượng của thế giới web. Tuy nhiên, web 2.0 được nhấn mạnh hơn tới yếu
tố cộng đồng – người dùng, sự đóng góp trí tuệ tập thể. Nhờ có web 2.0, người dùng
được trao quyền nhiều hơn, sự liên kết với cộng đồng – những người dùng khác mạnh
mẽ hơn. Web 2.0 cho phép mọi người chia sẻ thông tin, tương tác một cách nhanh
chóng tới những người khác. Khả năng tương tác cao chính là một đặc điểm nổi bật
nhất của web 2.0 điều mà web 1.0 không thể làm được.

Một ví dụ điển hình là trang web Wikipedia – trang web được coi là bách
khoa toàn thư, với nội dung hoàn toàn do người dùng đóng góp. Trang web này
ngày càng phát triển gần như không giới hạn. Độ tin cậy của các thông tin mà
Wikipedia mang lại cũng đang từng ngày được khẳng định khi có nhiều người truy
cập vào để lấy nguồn thông tin, đăng tải trên các phương tiện thông tin khác…
9
Những điều này chưa từng xuất hiện ở thế hệ thứ nhất của World Wide Web.
Các sản phẩm điển hình của web 2.0 như wiki, blog, và đặc biệt là mạng xã
hội đang trở thành một xu hướng, có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới thế giới Internet
và là một trào lưu tất nhiên trong giới sử dụng internet hiện nay.
1.2.2 Mạng xã hội
1.2.2.1 Lịch sử ra đời – Khái niệm
Lịch sử ra đời
Mạng xã hội xuất hiện đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate
với mục đích kết nói bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm
1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu
thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi
khi máy chủ của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho nhiều
thành viên.
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded
video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành
viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong một năm,
MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được
tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống
mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành
viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên
khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vượt bậc,
mang lại hàng trăng tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con

số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày. Số lượng
thành viên của Facebook tính đến hết năm 2011 là 799 triệu thành viên (Facebook
usage in the world by Gepgraphic regions, 2011).
Khái niệm
Mạng xã hội là một cấu trúc xã hội được tạo bởi các cá nhân (hoặc tổ chức)
gọi là “các nút” được kết nối bằng một hay nhiều yếu tố cụ thể phụ thuộc lẫn nhau
như giá trị, tầm nhìn, ý tưởng, trao đổi tài chính, thương mại, quan hệ bạn bè, họ
hàng. Các mối quan hệ này tạo nên một cấu trúc phức tạp. Một mạng xã hội, có thể
10
được mô tả như một bản đồ của tất cả các mối quan hệ liên quan giữa các nút. Mạng
lưới này cũng có thể được sử dụng để đo lường giá trị mà cá nhân thu nhận được từ
mạng xã hội (Efraim Turban et al. 2008).
Những thành viên tham gia vào một mạng xã hội có thể tạo trang web của
riêng mình và tự do chia sẻ thông tin, viết blogs; chia sẻ hình ảnh, phim ảnh, các
bản nhạc, ý tưởng và kết nối tới những trang web khác mà họ lưu tâm. Mạng xã hội
đã thay đổi cách thức mà mọi người có thể tương tác với nhau thông qua những ứng
dụng của web 2.0 (trò chuyện trực tuyến, gửi tin nhắn, chia sẻ dữ liệu, đàm thoại,
trao đổi, bình luận…). Các dịch vụ mạng xã hội ngày càng có nhiều phương cách để
các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (tên trường hoặc tên thành
phố), dựa trên thông tin cá nhân (địa chỉ email , tên riêng), hoặc dựa trên sở thích cá
nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm (kinh
doanh, mua bán).
1.2.2.2 Phân loại mạng xã hội
Lấy cá nhân làm trung tâm (Ego Centric)
Ego Centric là kiểu mạng xã hội mà ở đó cá nhân là trung tâm. Các hoạt
động sẽ xoay quay cá nhân.
Điển hình cho mạng này là MySpace, VietSpace
Đặc điểm : Trang chủ thường có nhiều chức năng để các thành viên thực
hiện các thao tác.
Lấy mối quan hệ làm trung tâm (Relationship Centric)

Mạng xã hội này lấy mối quan hệ của các cá nhân với nhau làm trung tâm.
Kiểu mạng xã hội này cho chúng ta biết được bạn mình đang làm gì, nhóm bạn
mình đang làm gì, cũng như những người quan tâm tới bạn biết bạn đang làm gì.
Điển hình : Facebook, Twitter, Mash
Đặc điểm: Mối quan hệ chặt chẽ, các tính năng phải hỗ trợ tối đa nhu cầu này.
Lấy nội dung làm trung tâm (Content centric)
Đặc điểm chung của loại này là trưng bày nội dung do chính cá nhân hoặc
nhóm tạo ra cho bạn bè và công chúng (Bài viết, ảnh, audio, video…v…v)
Tiêu biểu có: Opera, LiveSpace. Những mạng xã hội này giúp dàn trang dễ
dàng, có các tính năng cần thiết giúp công khai nội dung, một chút kết nối bạn bè và
11
giao tiếp.
Các mạng lai
Ngoài 3 mạng cơ bản trên còn có nhiều loại mạng xã hội khác là sự pha
trộn giữa các loại này, cũng như các mạng chuyên biệt cho từng mảng nội
dung, công nghệ…
1.2.2.3. Một số mô hình mạng xã hội phổ biến
Facebook
Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa học
máy tính và bạn cùng phòng Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi ông còn là sinh
viên tại Đại học Harvard. Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại
học Havard với tên gọi Facemash được dựng nên vào ngày 28 tháng 10 năm 2003.
Trang này được phổ biến trong phạm vi ký túc xá Đại học Harvard. Trang web ban
đầu đã thu hút 450 khách và 22 000 lượt xem trong 4 giờ đầu tiên. Đây là tiền thân
của mạng facebook sau này.
Zuckerberg đã mở rộng dự án này bằng cách tải lên 500 hình ảnh, một hình
ảnh mỗi trang cùng với những lời ghi chú. Anh đã mở các trang web lên để các bạn
cùng lớp của mình và mọi người có thể chia sẻ các ghi chú của mình. Các học kỳ
tiếp theo, Zuckerberg đã bắt tay vào một trang web mới từ tháng 01/2004. Ngày
04/02/2004, zuckerberg đã chính thức đưa ra trang “Thefacebook”, ban đầu được

đặt tại thefacebook.com.
Thành viên ban đầu hạn chế cho sinh viên Đại học Havard, và trong tháng
đầu tiên, hơn một nửa số học sinh đã đăng ký trên dịch vụ này, Dustin Moskovitz,
Chris Hughes và một số bạn bè đã nhanh chóng giúp phát triển trang web về lập
trình, đồ họa…Trong tháng 03/2004, Facebook đã mở rộng đến hầu hết tất cả các
trường đại học tại Canada và Hoa kỳ.
12
Hình 1.2: Giao diện Starbucks trên Facebook
Nguồn: />Các thành viên có thể tạo ra các cấu hình với hình ảnh, thông tin liên lạc,
thông tin cá nhân khác trên trang của mình. Giao tiếp với bạn bè và thành viên khác
có thể được thực hiện thông qua tin nhắn cá nhân, tin nhắn công cộng hoặc qua
chức năng chat. Người dùng có thể tạo và tham gia vào các nhóm (groups) hoặc các
trang hâm mộ (like pages hoặc fan pages), một số trong đó được duy trì bởi các tổ
chức như là một phương tiện quảng cáo.
Một tính năng vượt trội của facebook là người dùng có thể tương tác. Nghĩa
là mỗi người dùng có thể đăng bài cho người dùng khác xem, cho phép người dùng
đăng tải hình ảnh hoặc âm nhạc. Trong những năm đầu tiên, người dùng Facebook
bị giới hạn 60 hình ảnh cho 01 album. Đến năm 2009, giới hạn này đã tăng lên 200
bức ảnh cho mỗi album. Không chỉ có vậy, Facebook còn cập nhật những giao diện
mới, hiện tại, giao diện mới nhất của Facebook là timeline. Facebook là trang web
mạng xã hội phổ biến nhất ở trên thế giới. Trong các thị trường Internet khu vực
Facebook thâm nhập cao nhất ở Bắc Mỹ (50,3%), Châu Úc (37,7%), Châu Âu
(27,4%), Mỹ Latinh (25,5%) (Facebook usage in the world by Gepgraphic regions,
2011).
Twitter
13
Twitter là một trang web cung cấp một mạng xã hội cho phép người dùng
gửi và đọc của người dùng khác các thông điệp. Năm 2006, Jack Dorsey đã đưa ra
một phác thảo chi tiết, về một mạng xã hội dựa trên SMS.
Trong cuộc hội họp được tổ chức bởi các thành viên hội đồng quản trị của

công ty Odey, Jack Dorsey giới thiệu ý tưởng của một cá nhân bằng cách sử dụng
một tin nhắn SMS để liên lạc với một nhóm nhỏ.
Nguyên mẫu đầu tiên của Twitter được sử dụng trong nội bộ nhân viên công
ty Odey và phiên bản đầy đủ được giới thiệu vào 15/07/2006. Twitter đã thành lập
công ty riêng của mình vào tháng 4/2007. Cuối năm 2010, có 25 tỉ thông điệp được
đăng trên Twitter, số lượng người sử dụng lên tới 175 triệu người. Tính đến cuối
năm 2011, số người sử dụng đã tăng lên gấp đôi, đạt 18 triệu người dùng và có hơn
100 triệu tài khoản đang hoạt động (Twitter Statistics, 2011).
Twitter là một dịch vụ cho phép bạn bè, gia đình, đồng nghiệp giao tiếp, kết
nối bằng cách trao đổi những câu trả lời nhanh chóng, đơn giản như: Bạn đang làm
gì? Người sử dụng có thể gửi thông điệp qua trang web twitter.com, qua cổng wap
(cổng kết nối không dây của điện thoại di động với mạng Internet) dành cho thiết bị
di động, qua các ứng dụng, tin nhắn hay bằng tin nhắn SMS (áp dụng cho Mỹ,
Canada, Ấn Độ và Anh).
Hình 1.3: Giao diện Twitter của General Electric
Nguồn: />14
MySpace
Vào năm 2002, khi mạng Friendster ra đời, một số nhân viên, của công ty
eUniverse đã nhìn thấy tiềm năng của nó và quyết định bắt chước các tính năng phổ
biến của trang này. Phiên bản đầu tiên của MySpace ra đời vào tháng 8/2003 với
một nền tảng hoàn chỉnh về tài chính, nguồn nhân lực, chuyên môn kỹ thuật, băng
thông và công suất máy chủ.
Những người dùng đầu tiên của trang MySpac là các nhân viên của
eUniverse. Công ty này sau đó đã dùng nguồn lực của mình để đưa MySpace tới
công chúng. Nguồn gốc của tên MySpace.com là một trang web thuộc sở hữu
YourZ.com. Năm 2004, MySpace và MySpace.com – tồn tại như một thương hiệu
gắn liền với YourZ.com – đã có sự chuyển đổi từ trang web lưu trữ ảo sang một
trang web mạng xã hội.
Hình 1.4: Giao diện MySpace
Nguồn: www.myspace.com

MySpace là một trang mạng xã hội cung cấp mạng lưới thông tin giữa người
dùng và bạn bè của họ, cho phép người dùng tạo những hồ sơ cá nhân, viết blog, lập
nhóm, hình ảnh , lưu trữ nhạc và video.
Các tính năng của MySpace khá đa dạng, bao gồm chức năng nhắn tin cá
nhân, chia sẻ video trên Youtube (MyspaceTV), dịch vụ tin tức (MySpace News),
rao vặt, cho phép tải lên các bản ghi âm thanh của mình (MySpace Karaoke), diễn
15
đàn (MySpace Forums).
LinkedIn
LinkedIn là một trang mạng xã hội định hướng kinh doanh. Giám đốc điều
hành củ LinkedIn là Jeff Weiner, trước đây là giám đốc điều hành của Yahoo. Công
ty được thành lập vào tháng 12 năm 2002 và ra mắt vào năm 2003. Tính cuối năm
2011, LinkedIn đã có 115 triệu người dùng đăng kí, trải trên 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên toàn thế giới (LinkedIn Press Center, 2011). Trang này cũng ra các
phiên bản tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Mục đích của trang web này là cho phép người dùng đăng kí để duy trì một
danh sách chi tiết liên lạc của những người mà họ biết và tin tưởng trong kinh
doanh. Người dùng có thể mời bất cứ ai (cho dù có sử dụng trang web nay hay
không) để kết nối. Danh sách các kết nối được sử dụng theo các cách kết nối trực
tiếp, gián tiếp. Người dùng cũng có thể xem thông tin tuyển dụng, sử dụng mạng để
tìm việc làm hay những cơ hội kinh doanh được đề nghị bởi một người trong mạng
lưới.
Hình 1.5: Giao diện LinkedIn
Nguồn: www.linkedin.com
LinkedIn cho phép người dùng tìm kiếm thông tin về công ty. Khi gõ tên của
một công ty trong ô tìm kiếm, thống kê về công ty được cung cấp. Ngoài ra,
16
LinkedIn còn có tính năng hỏi đáp. Những câu hỏi thường mang định hướng kinh
doanh. Đây là một trang lớn nhất dành cho các nhà chuyên môn, cho phép thiết lập
các mối quan hệ kinh doanh mới.

1.3 E- Marketing dựa trên nền tảng web 2.0 và mạng xã hội
1.3.1 Sự phát triển của thế hệ web 2.0 và truyền thông xã hội
Trong vòng hai thập kỷ qua, công nghệ web phát triển không ngừng và có
những đột phá theo nhiều hướng. Giai đoạn web 1.0 (1990- 2000) là nền tảng công
nghệ, gồm hệ thống các giao thức và khổ mẫu, cho phép mạng máy tính giao tiếp và
trình bày thông tin với những máy chủ từ xa và người dùng đầu cuối. Tiếp đến, web
2.0 (2000-2010) dựa trên nền tảng công nghệ web 1.0 để tạo nên hệ thống web
tương tác hai chiều, cho phép người dùng tin tạo ra và chia sẻ nhiểu nội dung thông
tin, trở thành người sáng tạo và sở hữu thông tin hơn là người sử dụng thông tin thụ
động. Quá trình tiến hóa từ web 1.0 sang web 2.0 là sự chuyển đổi mô hình web
theo một chiều (hướng thông tin, chỉ cho phép đọc thông tin) sang mô hình web hai
chiều (hướng con người - xã hội, đọc và viết thông tin). Chính nhờ ưu điểm nổi bật
này mà web 2.0 đã đóng góp một vai trò to lớn trong việc thay đổi cách thức con
người giao tiếp với nhau, và đồng thời tạo nên một bước đột phá trong lĩnh vực
truyền thông. Bên cạnh các kênh truyền thông chính thống như truyền hình, truyền
thanh, báo in, báo điện tử…truyền thông xã hội đang là một xu thế truyền thông tất
yếu hiện nay.
Truyền thông xã hội là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu
mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến của công nghệ web 2.0. Với tính tương
tác cao, khả năng truy cập ở khắp mọi nơi và các kỹ thuật truyền thông mở rộng,
truyền thông xã hội đã thay đổi căn bản cách thức giao tiếp giữa các tổ chức, cộng
đồng cũng như mỗi cá nhân. Hoạt động truyền thông xã hội được thực hiện thông
qua nhiều kênh khác nhau như các diễn đàn trên Internet, các mạng xã hội, blog xã
hội, các tiểu blog (microblogging), các website mở (wiki), các trang chia sẻ ảnh,
video…Thông qua mạng xã hội, người dùng không chỉ là người đón nhận mà còn là
người phát tán thông tin và tham gia vào quá trình phát triển của nội dung thông tin.
Mạng xã hội với mô hình truyền thông xã hội chính là nền tảng đáp ứng nhu cầu đó
17
của công chúng.
Trong khi đó các kênh thông tin truyền thống thường là những kênh cung

cấp thông tin một chiều. Biên tập viên, phát thanh viên sẽ là những người quyết
định nội dung khán giả sẽ xem một khi khán giả chọn kênh truyền hình nhất định.
Cả tivi và radio đều cung cấp sự “kiểm soát quảng cáo có giới hạn” (Khán giả sẽ là
người xem hoặc nghe bất cứ điều gì phát đi cho tới khi chuyển sang đài khác). Với
mạng toàn cầu, người dùng có sự kiểm soát lớn hơn bởi vì người dùng có quyền lựa
chọn nhấn chuột sang các trang web khác hoặc thoát ra khỏi hệ thống. Như vậy,
truyền thông xã hội cho phép người sử dụng có được những thông tin chuyên sâu
hơn bao giờ hết, và có thể đưa ra những ý kiến phản hồi ngày lập tức với người phát
thông tin. Và ngược lại, người đăng thông tin có thể sử dụng truyền thông xã hội để
truyền tải thông điệp tới cộng đồng một cách đầy đủ nhất và lắng nghe lại nhu cầu
và ý kiến từ cộng đồng. Chính nhờ ưu điểm là sự giao tiếp và tương tác lẫn nhau
giữa mọi người tham gia mà truyền thông xã hội và những ứng dụng của web 2.0 đã
tạo nên một hiệu quả vô cùng lớn cho e – marketing.
1.3.2 E – Marketing trong môi trường mạng xã hội và web 2.0
Nhờ có mạng xã hội các cá nhân trên khắp toàn cầu có thể kết nối với nhau
trong một cộng đồng trực tuyến. Thông qua mạng xã hội các cá nhân có thể chia sẻ
những sở thích và hoạt động của bản thân. Mạng xã hội cung cấp rất nhiều tiện ích
để các cá nhân có thể giao tiếp với nhau như blog, email, tin nhắn, bản tin cập nhật.
Không giống như các phương tiện truyền thông khác, các trang mạng xã hội không
chỉ cho phép người dùng có thể giao tiếp được với nhau mà người dùng còn tìm
kiếm những cá nhân có chung sở thích. Các cá nhân có chung sở thích có thể cùng
nhau xây dựng một cộng đồng. Những cộng đồng này sẽ tạo nên “sức mạnh của
đám đông”. Điều này được hiểu là trong mạng xã hội các thành viên có thể cùng lúc
đóng vai trò vừa là người cung cấp nội dung, vừa là người tìm kiếm thông tin.
Người dùng sử dụng công cụ trực tuyến để chia sẻ nội dung, ý kiến, kinh nghiệm,
quan điểm truyền thông chính bản thân họ. Hơn nữa, chính người dùng còn sáng
tạo, truyền bá và sử dụng phương thức truyền thông xã hội để giới thiệu về sản
18

×