Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Kế hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.22 KB, 32 trang )

Đề án Kế hoạch hóa phát triển
MỤC LỤC
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
LỜI MỞ ĐẦU
Qua hơn 25 năm đổi mới kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói
riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bước vào thời kì hội nhập quốc tế nước ta
có nhiều tiềm lực và cơ hội để phát triển hơn nữa trên mọi mặt của đời sống xã hội :
kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng…
Theo đường lối của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược
phát triển ngành du lich giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030 xác định
ngành du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng, là một trong những ngành
thu ngoại tệ lớn của đất nước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra nhiều việc
làm cho xã hội.
Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, năm 2015 Thanh Hóa phấn
đấu trở thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia và tổ chức thành công “ năm du
lịch quốc gia _Thanh Hóa 2015”.
Vì những lý do quan trọng trên nên tôi xác định lựa chọn đề tài : Kế hoạch
phát triển ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 với mục đích làm
rõ cơ sở lý luận kế hoạch phát triển ngành du lịch, đánh giá quá trình thực hiện kế
hoạch và thực trạng du lịch tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 từ đó xây dựng kế hoạch
phát triển cho ngành du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015 và đề xuất các giải
pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch.
Đề tài đề cập đến 3 phạm vi chính bao gồm
•Phạm vi về nội dung : đề cập đến các vấn đề liên quan đến sự phát triển du
lịch tỉnh Thanh Hóa như công tác quản lý du lịch, công tác đầu tư phát triển du lịch
và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh.
•Phạm vi thời gian : Kế hoạch đươc thực hiện trong thời gian 5 năm, từ năm
2011 đến hết năm 2015.
•Phạm vi không gian : Kế hoach được xây dựng cho ngành du lịch tỉnh Thanh
Hóa bao gồm các khu du lịch biển, các khu du lịch sinh thái và các điểm danh lam


thắng cảnh trong địa bàn tỉnh.
Đề tài này sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong việc xây dựng Kế
hoạch cho ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015 như : Phương pháp
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
1
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
cây nguyên nhân, cây vấn đề, phương pháp phân tích SWOT và phương pháp sử
dụng tài liệu thứ cấp.
Nội dung đề tài gồm
Chương 1: Lý luận chung về kế hoạch phát triển và kế hoạch phát triển ngành
du lịch.
Chương 2 : Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch
tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 và nội dung Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2011 – 2015
Chương 3 : Giải pháp cơ bản thực hiện Kế hoạch phát triển ngành du lịch
Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015.

Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
2
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH.
I. Tổng quan về kế hoạch phát triển
1. Khái niệm, vai trò, đặc trưng và hệ thống chỉ tiêu
của kế hoạch phát triển
a. Khái niệm
Kế hoạch hóa phát triển là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế
quốc dân, nó xác định một cách hệ thống những hoạt động nhằm phát triển kinh tế

xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu và các cơ chế chính sách sử dụng trong một
thời kì nhất định.
b. Vai trò
Trong hệ thống kế hoạch hóa ở Việt Nam, kế hoạch phát triển đóng vai trò là
công cụ tổ chức triển khai, theo dõi đánh giá các hoạt động kinh tế xã hội trong từng
giai đoạn nhất định. Kế hoạch có nhiệm vụ cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của
chiến lược, quy hoạch và biến chiến lược, quy hoạch thành thực tiễn. Kế hoạch phát
triển được thể hiện rõ nhất qua hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và những giải
pháp, chính sách thích hợp với từng giai đoạn.
c. Đặc trưng
Những đặc trưng của kế hoạch phát triển được thể hiện rõ qua sự so sánh với
chiến lược theo những khía cạnh sau
+ Tính phân đoạn trong kế hoạch chặt chẽ hơn
Trong kế hoạch, một yêu cầu mang tính nguyên tắc là phải có thời gian rõ
ràng. Kế hoạch phải được lập cho một thời kì hoặc một năm cụ thể ví dụ như kế
hoạch 2001 – 2005, hay kế hoạch 2005. Về mặt thời gian kế hoạch có thể gồm kế
hoạch 5 năm, kế hoạch 3 năm, kế hoạch hàng năm…Trong các khoảng thời gian cụ
thể này, chúng ta cần đạt được một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện các
bước đi của chiến lược và quy hoạch
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
3
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
+ Tính định lượng cụ thể hơn
Mặt định lượng chính là đặc trưng cơ bản của kế hoạch so với chiến lược,
quản lý bằng kế hoạch mang tính cụ thể hơn, chi tiết hơn và nó dựa trên các dự báo
mang tính chất ổn định hơn. Tính định lượng của kế hoạch được thể hiện thông qua
các hệ thống chỉ tiêu phản ánh mục tiêu, kết quả, đầu ra hay hoạt động cần đạt được
trong giai đoạn kế hoạch.
+ Tính kết quả và hiệu quả rõ ràng hơn
Trong khi mục tiêu của chiến lược chủ yếu vạch ra các hướng phát triển chủ

yếu, tính hướng đích là chính thì mục tiêu của kế hoạch thể hiện ở tính kết quả. Vì
vậy, các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển chi tiết và đầy đủ hơn, trên một
góc độ nào đó ở các nền kinh tế hỗn hợp thì nó còn thể hiện tính pháp lệnh, tính
cam kết nhất định.
d. Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển
Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch hóa phát triển là thước đo cụ thể nhiệm vụ
cần đạt được của thời kì kế hoạch, bao gồm cả số lượng và chất lượng. Nó cho phép
xác định nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế xã hội, các bộ phận cấu
thành cụ thể và được nhà nước sử dụng để thực hiện quá trình điều tiết nền kinh tế.
Yêu cấu đặt ra trong đổi mới công tác kế hoạch hóa là tăng phần định tính, giảm
phần định lượng ( giảm bớt số lượng chỉ tiêu ) để bản kế hoạch mềm hơn, năng
động và linh hoạt hơn.
2. Kế hoạch phát triển 5 năm
a. Khái niệm
Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hóa các chiến lược bà quy hoạch phát triển trong
lộ trình phát triển dài hạn của đất nước. Kế hoạch 5 năm xác định các mục tiêu, chỉ
tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời gian 5 năm và xác
định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát
triển của khu vực kinh tế nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực tư
nhân.
b. Vị trí
Nghị quyết Đai hội IX của ĐCSVN đã xác định “ Xây dựng kế hoạch 5 năm
trở thành công cụ chủ yếu của hệ thống kế hoạch hóa phát triển”. Kế hoạch 5 năm
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
4
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
được xác định là trọng tâm trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển bởi :
+ Thời hạn 5 năm là khoảng thời gian đủ ( so với kế hoạch hàng năm ) để có
thể đánh giá chính xác hiệu quả của các dự án đầu tư, hiệu ứng của các giải pháp,
chính sách phát triển kinh tế xã hội.

+ Yêu cầu của kế hoạch là phải xác định hệ thống chỉ tiêu một cách cụ thể,
đo lường nhiệm vụ cần phải đạt được trong một thời ki nhất định vì vậy những kế
hoạch trong phạm vi 5 năm thường đảm bảo đưa ra những chỉ tiêu chính xác hơn,
dễ thực thi hơn những kế hoạch có thời gian dài hạn.
+ Kế hoạch 5 năm thường xác được xác định trong 1 nhiệm kì Đại hội Đảng
và trùng lặp với nhiệm kì của chính phủ. Vì vậy, coi kế hoạch 5 năm là trung tâm là
một quan niệm gắn lãnh đạo chính trị với lãnh đạo kinh tế, cho phép xác định rõ
ràng hơn trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị và tạo thuận lợi cho việc đánh
giá chính xác hiệu quả, hiệu lực của bộ máy lãnh đạo chính trị.
II. Kế hoạch phát triển du lịch
1. Khái niệm kế hoạch du lịch
Kế hoạch du lịch là một bộ phận trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
một nước hoặc địa phương trong đó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu nhằm định
hướng cho sự phát triển, nâng cao chất lượng du lịch, đưa du lịch phát triển theo
hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại trở thành một ngành mũi nhọn trong phát
triển kinh tế xã hội và các giải pháp cơ bản để đạt được các mục tiêu đề ra trong
một thời kì nhất định.
2. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành du lịch
a. Chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch
+ Tính hấp dẫn
Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó
quyết định thực sự sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất
cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự
đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch và nhân văn. Độ hấp dẫn được thể hiện ở
số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình
dịch vụ. Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên : tính hấp dẫn là yếu tố tổng hợp và
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
5
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, sự đa đạng của địa hình,

sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của hiện tượng, cảnh quan tự nhiên,
quy mô của điểm tham quan.
Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên
Mức độ Cảnh quan tự nhiên Cảnh quan độc đáo Loại hình du lich
Rất hấp > 5 3 >5
dẫn
Khá hấp 3 1 1 – 5
dẫn
Trung bình 1 – 2 0 1 – 2
Kém 0 0 1
+ Tính bền vững
Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự
nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiên tượng tự nhiên tiêu cực như
thiên tai…
Các mức độ đánh giá tính bền vững của tài nguyên du lịch
•Rất bền vững : Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại. Khả năng tự
phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn
tại vững chắc từ 20 – 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.
•Trung bình bền vững : Nếu có 1 – 2 bộ phận bị phá hoại đáng kể phải có sự
trợ giúp tích cực của con người mới hồi phục được. Thời hạn hoạt động từ 10 – 20
năm, hoạt động của du lịch diễn ra bị hạn chế.
•Kém bền vững : Có 2 – 3 thành phần, bộ phận bị phá hoại nặng. Tồn tại
vững
chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn.
+ Tính thời vụ
Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong
năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
6
Đề án Kế hoạch hóa phát triển

gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch.Tính thời vụ
của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác, đầu tư quy hoạch kinh
doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Tính thời vụ
được xác định
•Rất dài : Triển khai du lịch suốt năm
•Khá : 200 – 250 ngày / năm
•Trung bình : 100 – 200 ngày / năm
•Kém : < 100 ngày / năm
+ Tính liên kết
•Rất tốt : Nếu có 5 điểm du lịch xunh quanh để thực hiện liên kết
•Khá : 3 – 5 điểm
•Trung bình : 2 – 3 điểm
•Kém : Chỉ có 1 hoặc không có điểm du lịch nào xung quanh để liên kết
b. Chỉ tiêu đánh giá cơ sở du lịch
+ Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch co ý nghĩa quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên du lịch.Cơ sở hạ tầng và kĩ thuật
du lịch được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt
chuẩn của quốc gia.Được thể hiện
• Rất tốt : Cơ sở hạ tầng và kĩ thuật đồng bộ, đủ điều kiện tiện nghi, đạt chuẩn
quốc tế > 3 sao
•Khá : Đạt 1- 2 sao
•Trung bình : Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và chưa đủ tiện nghi
•Kém : Còn thiếu hoặc có thì chất lượng thấp
+ Sức chứa khách du lịch
Là tổng sức chứa lượng khách tại một điểm du lịch cho một đoàn khách du
lịch đến trong một ngày hợp đồng. Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về
quy mô triển khai hoạt động du lịch tại một điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch có
liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách ( Số lượng, thời gian ) , đến
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B

7
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Vì thế sức chứa khách du lịch
không phải theo xu thế ngày càng nhiều càng tốt mà phải càng phù hợp càng tốt.
•Rất lớn : Sức chứa trên 1000 khách / ngày
•Khá lớn : Sức chứa 500 – 1000 khách / ngày
•Trung bình : Sức chứa 100 – 500 khách / ngày
•Kém : Dưới 100 khách / ngày
Qua những lý luận cơ bản về kế hoạch phát triển và kế hoạch phát triển ngành du
lịch cho phép tôi đi sâu hơn nữa vào đề tài “ Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2011 – 2015 ” mà sẽ được trình bày ở chương tiếp theo sau đây.
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
8
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH THANH HÓA
I. Phân tích tiềm năng du lịch tỉnh Thanh Hóa
1. Tiềm năng về vị trí tự nhiên
a. Vị trí địa lý Thanh Hóa
Thanh Hoá nằm ở Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà
Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn
(nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa
ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như : đường sắt
xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước
sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các
vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự

kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách
du lịch.
b. Biển và tài nguyên biển
Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km
2
với những
bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu
thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa
lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản,
trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển
đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha
nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò
Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản với
nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
9
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
Nói đến du lịch biển Thanh Hóa là nói đến Sầm Sơn, nằm cách TP Thanh
Hóa 16 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km, Sầm Sơn xưa kia đã là khu nghỉ mát của
các quan chức người Pháp và nổi tiếng khắp Đông Dương ngay từ thời Pháp thuộc.
Cũng từ đó đến nay, Sầm Sơn luôn được xem là bãi tắm nổi tiếng của cả nước. Với
9 km bờ biển chạy dài từ chân núi Trường Lệ đến cửa Lạch Hới, bãi cát mịn màng,
thoai thoải dốc, làn nước trong xanh, nồng độ mặn vừa phải Sầm Sơn có những bãi
tắm lý tưởng. Bãi biển đẹp bên núi Trường Lệ với vách đá dốc đứng về phía biển
rất phù hợp cho du lịch leo núi. Ở đây còn có nhiều bãi rộng, sườn thoải và xen kẽ
là những đồi thấp phù hợp cho cắm trại, píc-níc, vui chơi giải trí. Phía tây nam dãy
Trường Lệ còn có một bãi tắm rất nguyên sơ. Cách núi Trường Lệ khoảng 4 km về
phía bắc là khu sinh thái Quảng Cư, nơi đây du khách có thể thưởng thức những
món ẩm thực đặc trưng vùng miền và nghỉ lại lều, chõng dưới rừng phi lao xanh tốt
và câu cá trên những đầm hồ. Sầm Sơn nổi tiếng với nhiều món ăn ngon bởi biển là

nơi cung cấp nguồn hải sản lớn với nhiều chủng loại có giá trị như : Tôm, cua, mực,
ghẹ, cá thu và các loại hải sản quý khác Sầm Sơn có thể khai thác và phát triển
nhiều loại hình du lịch với thế cạnh tranh cao như : Tắm biển, tham quan, leo núi,
nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thể thao và lễ hội Bởi
ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam, thắng cảnh
nổi tiếng như các đền : Độc Cước, Cô Tiên, Tô Hiến Thành, Bà Lĩnh, Bà Triều
mỗi di tích đều gắn với một truyền thuyết, một sự tích hấp dẫn, độc đáo.
Ngoài Sầm Sơn dọc xuống phía nam thành phố Thanh Hóa còn có biển Hải
Hòa thuộc địa phận Huyện Tĩnh Gia, đây là một bãi biển hoang sơ với với nhiều bãi
tắm đẹp.Hải Hòa cũng là một tiềm năng về du lịch biển của Thanh Hóa.
c.Rừng và các khu nguyên sinh
Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có
rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m
3
gỗ, hàng năm có thể khai thác
50.000 - 60.000 m
3
. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật
phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như : lát, pơ mu, sa mu, lim
xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng,
nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ…Các
loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su.
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
10
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật
như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim … Đặc
biệt ở vùng Tây nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu
bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi
tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm, đồng thời là các điểm du

lịch hấp dẫn đối với du khách.
Một điểm đặc biệt trong các khu nguyên sinh của Thanh Hóa là suối cá thần ở
Cẩm Lương, đây là suối các tự nhiên với hàng ngàn con gắn với điển tích huyền
bí,sẽ là một điểm du lịch kì thú đối với du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến
thăm Thanh Hóa.
2. Tiềm năng văn hóa
a. Các điểm di tích lịch sử văn hóa
Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào
sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi
Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên
thuỷ, đặc biệt hang Con Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục
của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới. Quá trình chinh phục đồng
bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là
một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang
đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai
đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với
các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương đương với các
văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Dậu - Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Đó là quá trình
chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm lịch sử, văn
hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong lịch sử Việt Nam
Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện
nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi,
Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ Cùng với những
trang lịch sử oai hùng, Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp
hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
11
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình,
Hàm Rồng

b. Các lễ hội văn hóa truyền thống
Với bề dày lịch sử và sự phong phú đa dạng trong đời sống văn hoá nên hàng
năm trên địa bàn tỉnh Thanh có rất nhiều lễ hội được tổ chức, nội dung của các lễ
hội thường là tôn vinh những nhân vật có công với dân, với nước hoặc gắn với tín
ngưỡng thờ Thành Hoàng, Mẫu, chúa Thượng Ngàn…hoặc cầu Thánh-Thần-Trời-
Đất phù hộ cho quốc thịnh dân an, cầu cho nhân dân gặp nhiều thuận lợi trong lao
động sản xuất và may mắn, bình yên trong cuộc sống, một số lễ hội chính ở Xứ
Thanh như : Lễ hội Lam Kinh tổ chức vào các ngày 21 - 23/08 âm lịch trong dịp giỗ
Lê Thái Tổ hằng năm nhằm tưởng nhớ, tri ân người anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng
các vị vua và công thần của triều đại Nhà Hậu Lê tại khu vực Lam Kinh huyện Thọ
Xuân, nơi có điện Lam Kinh và lăng của vua Lê. Lễ hội Bà Triệu được tổ chức vào
các ngày 20 - 23/02 âm lịch hàng năm tại xã Triệu Lộc - Hậu Lộc để tưởng nhớ tới
vị anh hùng Triệu Thị Trinh - người đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô
hộ của nhà Ngô vào năm 248. Lễ hội Lê Hoàn tổ chức vào các ngày 7 - 9/03 âm lịch
hàng năm tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập - Thọ Xuân nhằm tưởng nhớ tới vua Lê
Đại Hành - người đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm
981…
3. Tiềm năng về cơ sở vật chất của các địa điểm du lịch
Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng phát triển và ngành du lịch, nhưng gặp
phải nhiều khó khăn và thách thức do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác nhau.Tuy vậy được sự quan tâm của tỉnh, của Tổng cục Du lịch và của các địa
phương cùng với sự nỗ lực vươn lên, ngành du lịch Thanh Hóa cũng đã đạt được
những kết quả nhất định. Đến nay, trong toàn tỉnh đã có 476 cơ sở lưu trú du lịch
với 8.953 phòng ngủ và 19.900 giường, trong đó có 46 khách sạn, resort được xếp
hạng từ 1 đến 4 sao chất lượng dịch vụ khá chuyên nghiệp, hệ thống dịch vụ du lịch
đạt chuẩn, những điểm mua sắm, ăn uống bảo đảm chất lượng, được du khách hài
lòng, như khách sạn Sao Mai, Noriko, Hạc Trắng, Bộ Xây dựng, Liên đoàn lao
động tỉnh, Bộ Tài chính; trong kinh doanh lữ hành có Công ty CP Quốc tế Hữu
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
12

Đề án Kế hoạch hóa phát triển
Nghị, Công ty Taxi Mai Linh và trong kinh doanh nhà hàng có Công ty CP Dạ Lan,
Rừng trong phố…
Trong thời gian tới ,cùng với công tác quy hoạch Thanh Hóa sẽ có hệ thống cơ
sở vật chất hiện đại hơn nữa phục vụ cho ngành du lịch tỉnh như dự án đầu tư du
lịch sinh thái tại Sầm Sơn của Tổng công ty Sông Đà có tổng số vốn đầu tư 4.000 tỷ
đồng, dự án đầu tư mở rộng khu du lịch sinh thái Vạn Chài của Công ty cổ phần
ABM Việt Nam có vốn đầu tư 112 tỷ đồng; dự án tổ hợp nghỉ dưỡng Hải Hòa của
Công ty Hiền Đức với số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 498 tỷ đồng bên cạnh đó công
tác trùng tu tôn tạo các điểm di tích văn hóa như các đền thờ, chùa chiền cũng đang
được tiến hành. Đây cũng sẽ là tiềm năng của ngành du lịch tỉnh trong việc thu hút
du khách đến với Thanh Hóa.
4. Khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch
Trên địa bàn tỉnh hiện nay hệ thống ngân hàng và tín dụng đang phát triển khá
mạnh, các ngân hàng lớn như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển,
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Sài Gòn thương
tín Hàng năm tổng nguồn vốn huy động tăng bình quân 18%, doanh số cho vay bình
quân tăng 17,3%, tổng dư nợ tăng bình quân hàng năm 17%. Đây là một trong những
kênh huy động vốn quan trọng cho công tác đầu tư phát triển ngành du lịch.
Ngân sách tỉnh cũng là một trong những nguồn vốn đầu tư cho du lịch, mới
đây Chủ tịch UBND tỉnh mới kí phê duyệt đầu tư hơn 7000 tỷ đồng cho phát triển
du lịch giai đoạn 2011 – 2015 trong đó ngân sách nhà nước là 1200 tỷ đồng, còn lại
được huy động từ các tổ chức xã hội khác.
Ngoài nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn có thể huy động từ các tổ chức ngân
hàng tín dụng trên địa bàn tỉnh để phát triển du lịch còn phải kể đến các nguồn vốn
đầu tư của các công ty du lịch, các tổ chức khác như dự án đầu tư du lịch sinh thái
tại Sầm Sơn của Tổng công ty Sông Đà có tổng số vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, dự án
đầu tư mở rộng khu du lịch sinh thái Vạn Chài của Công ty cổ phần ABM Việt Nam
có vốn đầu tư 112 tỷ đồng; dự án tổ hợp nghỉ dưỡng Hải Hòa của Công ty Hiền Đức
với số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 498 tỷ đồng.

Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
13
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
II. Đánh giá thực hiện kế hoạch du lịch tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2006 –2010
1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện kế hoạch du lịch tỉnh giai đoạn
2006-2010
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự quan tâm của tỉnh,
của Tổng cục Du lịch và của các địa phương cùng với sự nỗ lực vươn lên ngành du
lịch Thanh Hóa cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Đến hết năm 2010,
trong toàn tỉnh đã có 476 cơ sở lưu trú du lịch với 8.953 phòng nghỉ và 19.900
giường, trong đó có 46 khách sạn, resort được xếp hạng từ 1 đến 4 sao. Dưới đây là
bảng thống kê qua các năm
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Cơ sở 256 340 389 424 476
Phòng nghỉ 6013 7022 7883 8413 8953
Khách sạn 25 33 37 42 46
( Nguồn : Sở Văn hóa & Du lịch Thể thao Thanh Hóa )
Một thực tế có thể thấy, tốc độ tăng các cơ sở lưu trú du lịch,các phòng nghỉ
và khách sạn tăng nhanh trong các năm 2006 và 2007 tuy nhiên bước vào giai đoạn
cuộc suy thoái kinh tế năm 2008-2009 tốc độ tăng chậm lại điều này được lý giải
bởi : tác động của suy thoái kinh tế khiến các nhà đầu tư, các công ty và tổ chức
trong và ngoài tỉnh thiếu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch. Bước
vào năm 2010 nền kinh tế thoát khỏi suy thoái nhưng tốc độ tăng cũng không cao.
Trong 5 năm (2006 -2010) du lịch Thanh Hóa đã đón được 10,695 triệu lượt
khách, tăng bình quân 22% / năm, trong đó khách quốc tế đạt 98.537 lượt khách, đạt
90% so với chương trình mục tiêu đề ra. Doanh thu từ du lịch đạt 3.753 tỷ đồng,
tăng bình quân trên 35% / năm, tăng gấp 4,29 lần so với giai đoạn 2001-2005, nộp
ngân sách Nhà nước hơn 213 tỷ đồng, đạt 92% so với mục tiêu đề ra. Dưới đây là
thống kê qua các năm

Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
14
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
(Đơn vị : lượt & tỉ đồng )
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng khách 1.6 2.05 2.2 2.33 2.515
Doanh thu 650 732 713 825 833
( nguồn : Sở Văn hóa & Du lịch Thể thao Thanh Hóa )
Với phương châm xã hội hóa du lịch, huy động mọi nguồn lực: nhà nước, các
doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia đầu tư phát triển du lịch, đến cuối năm
2010 đã có 38 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch được triển khai thực hiện với tổng
kinh phí phê duyệt trên 350 tỷ đồng. Ngoài ra, tại các khu, điểm du lịch mới hiện có
48 dự án đã và đang xúc tiến đầu tư kinh doanh du lịch với tổng số vốn đã đăng ký
khoảng 14.000 tỷ đồng. Một số dự án đã được quy hoạch và triển khai, trên thực tế
có thể kể đến như quy hoạch chi tiết khu Du lịch văn hóa Hàm Rồng được UBND
tỉnh phê duyệt năm 2000 với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
nổi tiếng như làng cổ Đông Sơn, cầu Hàm Rồng, núi Ngọc, sông Mã, động Tiên
Sơn, động Long Quang, hồ Kim Quy,quy hoạch chi tiết Suối cá Cẩm Lương (Cẩm
Thủy) được UBND tỉnh phê duyệt năm 2004 - điểm du lịch độc đáo với hàng vạn
con cá kỳ lạ và phong cảnh thiên nhiên kì thú, quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh
thái Quảng Cư được UBND tỉnh phê duyệt năm 2004 quy hoạch chi tiết Khu nghỉ
mát Hải Hòa (Tĩnh Gia) được UBND tỉnh phê duyệt năm 2003
2. Các tồn tại, yếu kém trong thực hiện kế hoạch du lịch tỉnh giai đoạn
2006 -2010
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện kế hoạch giai đoạn
2006 – 2010 ngành du lịch Thanh Hóa còn tồn tại một số điểm yếu kém như :
+ Nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong
những năm qua rất hạn chế và thấp (kể cả nguồn vốn của nhà nước, các doanh
nghiệp và nhân dân).
+ Việc triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch chậm, đầu tư dàn trải

không tập trung cho các công trình trọng điểm nên chưa tạo ra được điểm đến du
lịch hoàn chỉnh. Ngay đô thị du lịch Sầm Sơn - địa danh du lịch biển được xem là
có ưu thế nhất phía Bắc, tuy được ưu tiên đầu tư nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn trong
tình trạng bất cập như thiếu bãi đỗ xe, khu xử lý rác thải…
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
15
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
+ Đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, thì vấn đề chất lượng lao động
trong các cơ sở hoạt động du lịch hiện nay cũng luôn là vấn đề đang được những
người trong ngành rất quan tâm. Bởi lẽ nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết
định thành công của bất kỳ ngành kinh tế nào, trong đó hoạt động du lịch luôn đòi
hỏi và đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân
lực.Có thể thấy, trong những năm qua, hầu hết lao động trong ngành du lịch Thanh
Hoá phần lớn đều từ các ngành nghề khác chuyển sang nên rất thiếu kinh nghiệm và
yếu tay nghề cũng như phong cách phục vụ. Số lao động được đào tạo có nghề và
chuyên môn nghiệp vụ còn rất ít, nhiều cán bộ nhân viên chưa đạt chuẩn nên dẫn
đến tính chuyên nghiệp chưa cao, chưa đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao
của du lịch. Theo số liệu của ngành du lịch tỉnh, cho thấy năm 2010 số lao động
trực tiếp trong toàn ngành khoảng trên 10.000 lao động, trong đó số lao động chưa
qua đào tạo chiếm tới trên 34 %, lao động có trình độ sơ cấp, bồi dưỡng ngắn hạn
chiếm gần 27%, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp hơn 25%, số lao động
có trình độ đại học chỉ chiếm gần 13%. Đặc biệt, là rất khan hiếm lao động có trình
độ ngoại ngữ (chiếm 4%), phần lớn lao động có trình độ ngoại ngữ chỉ tương đương
bằng A, chủ yếu là tiếng Anh, ngoại ngữ khác gần như rất hiếm, nguồn nhân lực du
lịch được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong
tỉnh còn rất hạn chế. Thanh Hoá hiện nay có 5 cơ sở tham gia đào tạo du lịch gồm
Trường Cao đẳng VHNT, trường Trung cấp Thương mại Trung ương 5, trường
Trung cấp Thương mại và Du lịch, Công ty Du lịch Hương Lúa, Công ty CP ăn
uống Dạ Lan. Ngoài ra trường Đại học Hồng Đức cũng có tham gia đào tạo hướng
dẫn viên du lịch của ngành Việt Nam học. Hàng năm các cơ sở này chỉ đào tạo

được khoảng 300 chỉ tiêu ( ước đạt khoảng 25% nhu cầu). Đáng lưu ý là tại Thanh
Hoá chưa có cơ sở đào tạo bậc đại học cho các chuyên ngành du lịch do Tổng cục
Du lịch Việt Nam quy định. Như vậy bức tranh về nguồn nhân lực cho du lịch ở
Thanh Hoá là rất hạn chế và yếu (kể cả nguồn đào tạo khác từ tỉnh ngoài về Thanh
Hóa), đòi hỏi Thanh Hoá phải có một chiến lược hợp lý về bài toán nhân sự
+ Một vấn đề quan trọng khác cũng đang bộc lộ sự non yếu trong kinh
doanh du lịch đó là yếu tố văn hoá trong kinh doanh du lịch. Trong thực tế cho thấy,
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
16
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
du lịch và văn hóa trong kinh doanh du lịch luôn gắn bó mật thiết với nhau, tác
động và hỗ trợ nhau để phát triển.Văn hoá trong kinh doanh du lịch luôn thể hiện ở
hai mặt: một là cách ứng xử của người làm du lịch trong hoạt động du lịch, hai là
trình độ thao tác phục vụ trong du lịch. Thanh Hoá là tỉnh đông dân, nơi có nhiều
điểm du lịch, thu hút khách thập phương đến nghỉ dưỡng và du lịch, hoạt động của
du lịch phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách, tuy nhiên vẫn còn nhiều
những “hạt sạn” cần phải nhặt bỏ để thật sự là điểm đến của du khách. Qua tìm hiểu
thực tế ở một số điểm du lịch trong tỉnh, thấy rõ nhiều du khách muốn đến du lịch,
nghỉ ngơi nhưng có một số nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ bán hàng với giá quá đắt
đỏ, chặt chém khách, hàm lượng văn hoá thể hiện trong giao tiếp với khách còn
nhiều hạn chế. Ý thức văn hoá trong một bộ phận nhân dân và nhân viên phục vụ
trong các nhà hàng, khách sạn chưa cao, cung cách làm du lịch còn yếu, văn hoá
giao tiếp ứng xử của cán bộ, nhân viên, người làm dịch vụ còn nhiều hạn chế chưa
đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Một số cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên du
lịch, người làm dịch vụ du lịch chưa am hiểu và chưa làm thoả mãn nhu cầu tìm
hiểu của du khách khi đến các điểm du lịch.
+ Cuối cùng là nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh chưa được
đầu tư xây dựng nội dung tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch hấp dẫn du khách,
chưa tạo ra được sự phong phú đa dạng các nét văn hoá đặc sắc tiêu biểu của các
vùng miền, điểm du lịch, đồng thời chưa gắn du lịch với hoạt động tham quan, lễ

hội, tâm linh, học hỏi nghiên cứu thu hút đông đảo khách du lịch các tỉnh ngoài và
quốc tế.
3. Nguyên nhân cơ bản của các hạn chế yếu kém trong thực hiện kế hoạch
du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010.
Những hạn chế, yếu kém trong công tác thực hiện kế hoạch du lịch tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2006-2011 xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau
Thứ nhất : Ngành du lịch Thanh Hóa chưa có chính sách cụ thể trong việc mời
gọi các nhà đầu tư, các công ty,tổ chức du lịch trong và ngoài tỉnh bỏ vốn vào đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng,xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Vì vậy
chất lượng hạ tầng du lịch còn chưa cao,chưa tạo được nhiều khác biệt so với các
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
17
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
điểm du lịch khác ngoài tỉnh dẫn đến chưa hấp dẫn được khách du lịch đến với
Thanh Hóa, kể cả khách trong nước và khách quốc tế.
Thứ hai: Chưa có kế hoạch ngân sách du lịch rõ ràng, chi tiết dẫn đến tình
trạng đầu tư dàn trải, không có điểm nhấn, các dự án du lịch được phê duyệt triển
khai chậm, hoàn thành không đúng tiến độ, nguồn vốn đầu tư vào du lịch thất thoát
lãng phí.
Thứ ba: Chưa có chiến lược dài hạn về phát triển nguồn nhân lực cho du lịch,
đào tạo tràn lan không chắt lọc, việc liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín,
trình độ còn hạn chế dẫn đến số lượng nhân viên phục vụ du lịch tuy nhiều nhưng
trình độ và phong cách phục vụ còn kém chưa chuyên nghiệp.chưa đáp ứng được
nhu cầu của du khách khi đến du lịch và nghỉ dưỡng .
Cuối cùng là ngành du lịch và các địa phương trong tỉnh chưa làm tốt công tác
tuyên truyền, tập huấn cho người dân trong việc phát huy các giá trị văn hóa tinh
thần, ý thức nâng cao hình ảnh ngành du lịch tỉnh để thu hút du khách đến với
Thanh Hóa dẫn đến tình trạng ở một số điểm du lịch du khách phải trả một số chi
phí quá cao, bị cò mồi thậm chí bị lừa…ảnh hưởng xấu đến công tác du lịch tỉnh.
Qua những nguyên nhân cơ bản của các hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện

kế hoạch du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010 đòi hỏi tỉnh phải có chiến lược
lâu dài mà trước mắt là Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2011 – 2015 nhằm khắc phục các hạn chế, yếu kém mắc phải trong giai đoạn trước,
sớm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng và thực hiện thành công
năm du lịch quốc gia “ Thanh Hóa 2015”.
III. Nội dung kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2011 – 2015
1. Mục tiêu chung
Huy động mọi nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng từ 2
đến 3 sản phẩm du lịch đặc trưng, hình thành các tour, tuyến du lịch, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả, đáp
ứng nhu cầu đi lại, thăm quan, ăn nghỉ và vui chơi giải trí của du khách.
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
18
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
Phát triển du lịch phải theo hướng bền vững, gắn liền với bảo tồn và phát huy
các di sản văn hóa, sử dụng và khai thác có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ môi trường góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
2. Mục tiêu cụ thể
a. Về đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho du lịch
+ Triển khai thực hiện các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch
như khu Du lịch văn hóa Hàm Rồng với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như làng cổ Đông Sơn, cầu Hàm Rồng, núi Ngọc, sông Mã,
động Tiên Sơn, động Long Quang, Khu du lịch thành nhà Hồ đây là khu di tích lịch
sử nổi tiếng trong cả nước với kỹ thuật xây thành bằng đá quy mô lớn đã tồn tai
tương đối nguyên vẹn qua hơn 600 năm, Khu du lịch văn hóa-sinh thái núi Trường
Lệ, Khu du lịch sinh thái Quảng Cư, Suốicá Cẩm Lương, Khu du lịch Nam Sầm
Sơn gồm 3 xã: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Khu du lịch biển Hải Tiến
,khu nghỉ mát Hải Hòa
+ Phấn đấu hoàn thành các dự án đầu tư của các công ty, tổ chức du lịch đã

triển khai thực hiện như dự án du lịch sinh thái tại Sầm Sơn của Tổng công ty Sông
Đà có tổng số vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng; dự án đầu tư mở rộng khu du lịch sinh thái
Vạn Chài của Công ty cổ phần ABM Việt Nam có vốn đầu tư 112 tỷ đồng; dự án tổ
hợp nghỉ dưỡng Hải Hòa của Công ty Hiền Đức với số vốn đầu tư giai đoạn 1 là
498 tỷ đồng
+ Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có trên 650 cơ sở lưu trú du lịch, với trên
22.000 phòng nghỉ, trong đó có trên 130 khách sạn đạt hạng từ 1 đến 5 sao, với hơn
7.000 phòng
b. Liên kết với các tuor, các tuyến du lịch, các công ty lữ hành để thu hút du khách
+ Xây dựng các tuor du lịch kết hợp giữa du lịch văn hóa, du lịch tâm linh
với du lịch biển và du lịch sinh thái như tuyến Hà Nội _ Ninh Bình _Thanh Hóa
trong đó Thanh Hóa là điểm đến cuối cùng, tuyến Thanh Hóa _Nghệ An _Huế trong
đó điểm khởi hành là Thanh Hóa, Du lịch biên giới với nước bạn Lào tại cửa khẩu
Na Mèo…
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
19
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
+ Liên kết với các công ty lữ hành trong việc thu hút du khách như Công ty
lữ hành Đất Việt, Hà Nội travel…
c. Về phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch
+ Nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch thông qua việc liên
kết với các cơ sở đào tạo du lịch như : Đại học Hồng Đức, Trường cao đẳng du lịch
Hà Nội, Trường Cao đẳng VHNT, trường Trung cấp Thương mại Trung ương 5,
trường Trung cấp Thương mại và Du lịch, Công ty Du lịch Hương Lúa, Công ty CP
ăn uống Dạ Lan…Phấn đấu năm 2015, có hơn 26.000 lao động du lịch trực tiếp, tỷ
lệ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đạt trên 75%, mỗi khu du lịch, điểm du lịch
trọng điểm có ít nhất 2 thuyết minh viên chuyên nghiệp
+ 100% lao động tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch
trọng điểm được bồi dưỡng về văn hóa giao tiếp
d. Về số lượng khách và doanh thu du lịch

+ Phấn đấu đến năm 2015 đón 5.000.000 lượt khách nội địa, mức tăng trưởng
bình quân 10,8%/năm, 110.000 lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng bình quân
25,8% / năm
+ Phấn đấu doanh thu đạt 3300 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân
22,8%/năm
3. Các giải pháp cơ bản
Để thực hiện mục tiêu đề ra trong Kế hoạch du phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau đây :
+ Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao năng lực cạnh tranh
của tỉnh, có chính sách hợp lý trong việc mời gọi các nhà đầu tư, các công ty, tổ
chức du lịch trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng
các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… phục vụ du lịch tỉnh.
+ Xây dựng kế hoạch ngân sách cho du lịch, phân bổ nguồn vốn hợp lý theo
thứ tự ưu tiên cho các dự án du lịch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tránh tình trạng
đầu tư giàn trải, không có trọng điểm, quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả tránh
gây thất thoát lãng phí
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
20
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
+ Tạo lập các mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh có tiềm năng và thế mạnh du
lịch từ đó đề xuất xây dựng các tuyến, các tuor du lịch liên tỉnh để phục vụ du
khách trong và ngoài nước.
+ Xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
du lịch mà trước mắt là đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch trong giai đoạn 2011 – 2015
+ Tăng cường công tác truyền thông, giới thiệu hình ảnh con người và du
lịch xứ Thanh đến khách du lịch. Xây dựng các điểm du lịch đặc trưng để thu hút du
khách đến du lịch và nghỉ dưỡng
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho người dân về ý thức nâng
cao hình ảnh du lịch xứ Thanh thông qua các phương tiện truyền thông…
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B

21
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
DU LỊCH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
I. Dự báo các nhân tố tác động đế kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2011– 2015
1. Những thuận lợi cho phát triển du lịch Thanh Hóa giai
đoạn 2011 – 2015
a. Định hướng phát triển của ngành du lịch và các cơ quan nhà nước
Theo Đường lối của Đảng và chiến lược phát triển ngành du lịch giai đoạn
2011_ 2015 xác định đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng là một trong
những ngành thu ngoại tệ lớn của đất nước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo
ra nhiều việc làm cho xã hội. Rõ ràng theo định hướng như trên trong những năm
tới ngành du lịch Việt Nam sẽ được quan tâm, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa từ các nhà
đầu tư trong nước và quốc tế trong việc xây dựng cơ sơ hạ tầng, xây dựng các sản
phẩm du lịch đặc trưng, phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ nhân viên phục vụ du
lịch…phát triển ngành du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp có chiều sâu từ
đó nâng cao sức cạnh tranh của du lịch nhằm thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến
với Việt Nam, đây cũng là thuận lợi mở ra cơ hội cho ngành du lịch Thanh Hóa
phát triển theo sự phát triển chung của nghành du lịch Việt Nam.
Chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015 cũng
xác định Thanh Hóa phấn đấu trở thành địa bàn trong điểm du lịch vào năm 2015 và
hướng tới tổ chức năm du lịch quốc gia “ Thanh Hóa 2015 ” đây lại là một thuận
lợi cho ngành du lịch Thanh Hóa trong việc dành được sự quan tâm của các cơ quan
nhà nước, của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp công ty du lịch trong và ngoài tỉnh
bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lương du lịch trên cơ sở phân tích
những tiềm năng có triển vọng và nhìn thấy được lợi ích từ du lịch Thanh Hóa
Trên chính là những thuận lợi lớn nhất có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển và việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa trong

giai đoạn 2011 – 2015 xa hơn là tầm nhìn đến năm 2020
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
22
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
b. Thế mạnh của ngành du lịch Thanh Hóa trong giai đoạn 2011 – 2015
Kết quả hoạt động của ngành du lịch Thanh Hóa trong những năm qua đã đạt
được những kết nhất định và tạo ra một số thế mạnh làm bước đà cho sự phát triển
trong những năm tiếp theo. Một số thế mạnh của ngành du lịch Thanh Hóa được thể
hiện qua một số mặt như
+ Du lịch biển nổi tiếng và các dịch vụ kết hợp với du lịch biển đa dạng
Ngoài Sầm Sơn trong những năm tiếp theo một sỗ điểm du lịch biển của
Thanh Hóa cũng sẽ là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch như bãi biển nam Sầm
Sơn, bãi biến Hải Tiến, Hải Hòa…với chất lượng du lịch đang được hoàn thiện,
nâng cao và cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại
+ Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái đang ngày càng
phát triển.
Tác động của tăng trưởng và phát triển kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến việc
cải thiện và nâng cao mức thu nhập, cải thiện mức sống của người dân. Khi mức
sống được nâng cao thì nhu cầu về du lịch của con người lại càng lớn đặc biệt là
nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh. Theo số liệu thống kê của
Sở văn hóa, du lịch và thể thao Thanh Hóa toàn tỉnh hiện nay có 1.535 di tích lịch
sử văn, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp
tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn,
thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng …có nhiều khi du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng như Hồ Kim Quy, Quảng Cư…Đây chính là những điểm hứa hẹn sẽ
đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và văn hóa tâm linh của du khách
trong và ngoài nước khi đến thăm và du lich Thanh Hóa.
+ Cở sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng mở rộng và hiện đại
Toàn tỉnh hiện nay có 476 cơ sở lưu trú du lịch với 8.953 phòng nghỉ và
19.900 giường, trong đó có 46 khách sạn, resort được xếp hạng từ 1 đến 4 sao.

Trong những năm tới, được sự quan tâm và đầu tư của các cơ quan, ngành du lịch
tỉnh và các nhà đầu tư, công ty du lịch ngoài tỉnh, ngành du lịch Thanh Hóa sẽ có
bước phát triển, hiện đại hơn nữa về cơ sở hạ tầng du lịch để đáp ứng nhu cầu của
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
23
Đề án Kế hoạch hóa phát triển
khách du lịch.
2. Những khó khăn, thách thức đối với kế hoạch phát triển du lịch Thanh
Hóa giai đoạn 2011 – 2015
a. Khó khăn
Trong giai đoạn tới ngành du lịch Thanh Hóa có thể đối mặt với nhiều khó
khăn, trong những khó khăn đó nổi cộm lên là vấn đề nâng cao chất lượng cơ sở hạ
tầng do tiến độ của nhiều dự án đã được triển khai sẽ bị chậm dẫn đến không hoàn
thành đúng kế hoạch, chất lượng của đội ngũ phục vụ du lịch cũng sẽ thay đổi rất
chậm do để nâng cao được chất lượng đội ngũ phục vụ du lịch cần có chiến lược lâu
dài và tốn nhiều nguồn lực để đạt được mục tiêu…Ngoài những khó khăn đó phải
kể đến là công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân tại các điểm du lịch
để hạn chế tình trạng chèn ép giá khách du lịch, làm xấu hình ảnh du lịch xứ Thanh
trong mắt du khách, vấn đề truyền thông quảng bá để giới thiệu du lịch Thanh Hóa
với các tỉnh bạn và du khách thập phương…Những vấn đề kể trên sẽ là những bài
toán nan giải thách thức tỉnh Thanh Hóa nói chung, ngành du lịch Thanh Hóa nói
riêng để hướng tới đạt được các mục tiêu về phát triển về du lịch và đến năm 2015
tổ chức thành công năm du lịch quốc gia “ Thanh Hóa 2015 ”
b. Thách thức
Đi liền với những khó khăn kể trên là những thách thức mà ngành du lịch
Thanh Hóa phải đối mặt trong thời gian tới. Một số thách thức lớn phải kể đến là :
Khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng đội ngũ
nhân viên phục vụ du lịch để thu hút và đáp ứng nhu cầu của lượng khách du lịch
nước ngoài khi đến với Thanh Hóa điều đó cũng dẫn đến khả năng cạnh tranh kém
hơn so với các điểm du lịch nổi tiếng khác như Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình,

Nghệ An…Công tác quảng bá hình ảnh du lịch xứ Thanh tới du khách cũng là một
thách thức đòi hỏi ngành du lịch tỉnh phải giải quyết để thu hút được nhiều hơn nữa
lượng khách du lịch đến với Thanh Hóa.
Tổng hợp các phân tích trên ta có thể tổng hợp các điểm thuận lợi, khó khăn
và thách thức mà ngành du lịch Thanh Hóa có thể sẽ gặp phải trong giai đoạn tới
theo ma trận SWOT như sau:
Đỗ Quang Trung Kế hoạch 50 B
24

×