Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thi Lilama

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.5 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình để phát triển, không
nằm ngoài vòng quay đó các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và các doanh
nghiệp xây dựng nói riêng phải tuân theo quy luật của nền kinh tế, tự tạo thế lực cho
mình để có thể có chỗ đứng trên thị trượng. Hòa cùng vào bối cảnh đó, hoạt động đấu
thầu trong thời gian qua cũng phát triển nhanh chóng. Trong cơ chế thị trường hiện
nay, đấu thầu ngày càng phát huy được những lợi thế mà nó mang lại. Tuy nhiên, tại
Việt Nam đấu thầu vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Các nhà thầu trong quá trình tham gia
đấu thầu đang phải tự điều chỉnh thích ứng với cơ chế mới. Vì thế công tác đầu thầu
tại các doanh nghiệp không tránh khỏi những bất cập và khó khăn.
Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Lilama là một trong những công
ty được thành lập theo mô hình tổng công ty mẹ và con, đáp ứng yêu cầu phát triển
của xã hội. Ngay từ những ngày đầu khó khăn đi vào hoạt động, nhưng với đội ngũ
công nhân viên trẻ năng động và nhiệt tình, công ty đã dần khẳng định được thương
hiệu trong ngành xây lắp. Công ty đang có những bước đi vững chắc trên các mặt
hoạt động của mình. Trong đó hoạt động đấu là là một trong những hoạt đông quan
trọng của công ty cũng đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên là một
công ty còn non trẻ trong lĩnh vực xây dựng nên công ty vẫn còn những hạn chế
trong hoạt động đấu thầu của mình.
Trong thời gian thực tập tại công ty dưới sự hướng dẫn của Cô Trần Mai
Hương và sự giúp đỡ tận tình của các anh chị cô chú trong công ty em nhận thấy
công tác dự thầu tại công ty vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động của công ty nói chung và kết quả trúng thầu nói riêng. Vì vậy em quyết
định chọn đề tài” Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty Cổ phần đầu tư xây
dựng và phát triển đô thi Lilama” làm đề tài cho chuyên đề này, với mong muốn


góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao năng khả năng thắng thầu của
công ty. Kết cấu của chuyên đề này gồm 2 chương:
Chương I : Thực trạng công tác đấu thầu tại công ty CPDT&PTDT Lilama
Chương II : Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu
của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thi Lilama
Sau một thời gian nghiên cứu em đã hoàn thành chuyên đề này. Trong quá
trình tìm hiểu và hoàn thiện chuyên đề, sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót, em
mong nhân được sự đánh giá và góp ý của cô và các cô chú, anh chị để bản báo cáo
của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
1
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY
CPDT&PTDT LILAMA
1.1 Khái quát chung về công ty.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Lilama thuộc Tổng công ty lắp
máy Việt Nam Lilama, là công ty cổ phần được hình thành với số vốn điều lệ
50.000.000.000 VNĐ theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội số 0103002144 ngày 23 tháng 04 năm 2003.
Tên giao dịch là Lilama Urban Development anh Contruction Investiment
Joint Stock Company, tên viết tắt Lilama UDC.,JSC.
Trụ sở chính: số 124 Minh Khai, Phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Địa điểm giao dịch phòng 506, toà nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Ngoài ra, công ty
còn có văn phòng đại diện đặt tại số 148 Hoà Phong, Gia Cầm, Việt Trì, Phú Thọ.
Công ty thành lập với sự góp vốn của 3 cổ đông chính vào năm 2003 như sau:
- Tổng công ty lắp máy Việt Nam – 124 Minh Khai, Hà Nội với 75% cổ

phần.
- Công ty trách nhiêm hữu hạn Đông Dương – 47A Huỳnh Thúc Kháng, Hà
Nội với 15% cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiến trúc sư Hồ Thiều Trị và cộng sự - Tầng
2 số 100 Lò Đúc, Hà Nội với 10% cổ phần.
Là công ty con của Tổng công ty lắp máy Việt Nam nên quá trình phát triển
của công ty gắn liền với sự phát triển của LILAMA. Trong suốt quá trình hoạt động
công ty vẫn giữ tên là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Lilama.
Công ty đã có những bước tiến rõ rang trong từng năm hoạt động của mình. Hoạt
động có hiệu quả cùng với sự giúp đỡ của Tổng công ty nên lợi nhuận của công ty
ngày càng tăng qua các năm đồng thời số vốn kinh doanh của công ty cũng tăng mạnh.
Công ty đã khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường xây dựng khi tham gia dự
an Nhà máy Thủy Điện Uông Bí, Dự án Trầm Sào, Dự án Nam Đồng Mạ. Hiện nay
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
2
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu
Cuối năm 2006, do có biến động về cổ đông tham gia công ty nên công ty đã
được tổ chức lại với danh sách cổ động cụ thể như sau:
- Tổng công ty lắp máy Việt Nam, tỷ lệ góp vốn 75%.
- Công ty cổ phần Lilama 10, tỷ lệ góp vốn 15%.
- Các thể nhân khác, tỷ lệ góp vốn 10%.
Công ty đã tiến hành đăng ký kinh doanh lại và được chấp nhận vào ngày 04
tháng 01 năm 2007 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
1.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Là thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư
xây dựng và phát triển đô thị Lilama có chức năng chính là tham gia hoạt động xây
dựng các công trình dân dụng và các cụm, khu công nghiệp. Với vai trò là tổng thầu
EPC, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đảm nhận mọi công việc từ tư vấn, thiết kế

và xây lắp. Tổng công ty giao cho Lilama UDC chức năng xây dựng trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Mặt khác, công ty đã thực hiện những gói thầu xây dựng riêng
trong ngành xây dựng và đã đạt được những thành công nhất định. Các lĩnh vực
hoạt động của công ty bao gồm:
- Đầu tư các khu đô thị bao gồm các công trình ngầm, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở
và các công trình dân dụng.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu đô thị và công nghiệp.
- Kinh doanh nhà ở, văn phòng.
- Tổng thầu từ khâu thiết kế (có trong chứng chỉ hành nghề), cung cấp chế tạo
thiết bị vật tư và xây lắp các công trình hạ tầng, nhà ở, dân dụng, công nghiệp, giao
thông và thuỷ lợi.
- Khai thác và sản xuất các vật liệu xây dựng và cấu kiện.
- Thi công các công trình từ công tác làm đất, móng, tường chắn, công trình
ngầm, các công trình hạ tầng đô thị, dân dụng, công nghiệp, giao thông và thuỷ lợi.
- Tư vấn dự án và công trình bao gồm: khảo sát, lập dự án, thiết kế (có trong
chứng chỉ hành nghề), tư vấn đấu thầu, giám sát và đào tạo vận hành các loại công
trình dân dụng và công nghiệp (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
3
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
thẩm quyền cho phép).
- Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, cấp thoát nước, xử
lý và bảo vệ môi trường.
- Kinh doanh thiết bị máy móc, vật tư ngành xây dựng.
- Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất đối với
công trình dân dụng và công nghiệp.
- Thẩm định thiết kế và dự toán công trình dân dụng và công nghiệp (chỉ thẩm
định trong phạm vi các thiết kế đã đăng ký).
- Kinh doanh môi giới, cho thuê, quản lý bất động sản (không bao gồm hoạt

động tư vấn về giá đất).
- Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ công cộng bao gồm: chăm
sóc cảnh quan, kinh doanh siêu thị, khách sạn, nhà hàng, bảo trì, sửa chữa các tiện
ích công cộng trong khu công nghiệp, khu đô thị.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Như các doanh nghiệp xây dựng khác công ty luôn gắn chặt với mục tiêu lợi
nhuận, nâng cao chất lượng đời sống cho cán bộ công nhận viên. Vi vậy công ty
luôn quan râm xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ mà đem lại hiệu quả cao nhất.
Ta có thể tổng hợp cơ cấu tổ chức của công ty CPĐTXD&PTĐT Lilama thông qua
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty CPĐTXD&PTĐT Lilama
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
4
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
5
Nguồn: Điều lệ công ty CPĐTXD&PTĐT_ Phòng tổ chức
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
•Hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Hội đồng
cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty
•Hội đồng quản trị: hiện nay gồm 5 thành viên, là bộ máy quản lý của công
ty, có quyền nhân danh công ty để ra quyết định những vấn đề có liên quan đến mục
đích và quyền lợi của công ty.
•Ban giám đốc: là người đại diện cho công ty trong các quan hệ đối nội, đối
ngoại, trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty trước cơ quan chủ quản, cơ quan pháp luật. Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và 3
phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực chuyên môn giúp việc cho Giám đốc.
- Giám đốc công ty: là người có thẩm quyền cao nhất điều hành chung mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đại diện pháp nhân của công ty trước
pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về đời sống
vật chất tinh thần cũng như mọi quyền lợi của cán bộ công nhân viên và chịu sự
kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện
nhiệm vụ của mình.
- Phó Giám đốc công ty: gồm 3 phó giám đốc phụ trách chức năng khác
nhau trong công ty: bao gồm phó GĐ kinh doanh, Phó GĐ dự án và Phó GĐ kỹ
thuật. Chức năng nhiệm vụ của các phó giám đốc được cụ thể như sau:
+ Phó tổng giám đốc kinh doanh: được tổng giám đốc uỷ quyền phụ trách các
hoạt động kinh doanh và đối ngoại của công ty. Chịu trách nhiệm trước tổng giám
đốc về chỉ đạo các hoạt động về các lĩnh vực kinh tế, thống kê tài chính, vật tư vận
tải…
+ Phó tổng giám đốc dự án: Khi công ty nhận được một dự án thì phó tổng
giám đốc dự án có trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án từ khâu chủ trương, mục tiêu,
lập dự án, thẩm định dự án, tiến hành thi công và nghiệm thu công trình đi vào sử
dụng. Phó tổng giám đốc dự án được quyền thành lập các ban quản lý dự án dưới
quyền để phân cấp quản lý giúp hoàn thành dự án một cách hiệu quả nhất.
+ Phó tổng giám đốc kỹ thuật: phụ trách toàn bộ về công trình như giám sát thi
công công trình, hướng dẫn thi công, kiểm tra chất lượng công trình, tổ chức
nghiệm thu và bàn giao công trình, phụ trách công tác đấu thầu, lập hồ sơ quyết
toàn và thu hồi vốn.
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
6
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
•Các phòng ban chức năng: Có chức năng tham mưu, quản lý nghiệp vụ, chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh
vực công tác của mình trên phạm vi toàn công ty.
+ Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Hội đồng quản trị và ban Giám
đốc về chiến lược, kế hoạch tài chính tín dụng. Cụ thể có các chức năng như sau: -

Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng
quy định của Luật kế toán.
- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt
động SXKD nhằm mục đích phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công
ty.
- Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống diễn biến của các
nguồn vốn cấp, vốn vay, giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc huy động vật tư,
nguyên liệu, hàng hoá trong SXKD của công ty.
- Tham mưu cho Giám đốc công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện chế độ quản
lý tài chính, tiền tệ theo quy định của Bộ tài chính và cơ quan chủ quản.
+ Phòng Kinh tế kỹ thuật: có trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động có liên
quan đến kỹ thuật, giúp công ty thi công công trình một cách nhanh chóng và chính
xác. Cụ thể các chức năng như sau:
- Xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm và kế hoạch SXKD dài hạn của công
ty trên cơ sở tổng hợp và phân tích kế hoạch của các đơn vị. Định kỳ tổng hợp để
báo cáo lãnh đạo công ty tình hình thực hiện kế hoạch SXKD.
- Chịu trách nhiệm xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch tiếp thị và liên kết
kinh tế, chịu trách nhiệm quản lý việc mua hồ sơ thầu, làm hồ sơ dự thầu đạt chất
lượng và tham gia kiểm tra chỉ đạo việc đấu thầu và thắng thầu theo kế hoạch của
công ty, góp phần tạo đủ việc làm cho các đơn vị sản xuất.
- Kiểm tra và trình ban Giám đốc duyệt bản tiến độ thi công, biện pháp thi
công do các đơn vị lập trước khi triển khai thi công các công trình.
- Lập tiến độ thi công điều chỉnh các mũi thi công sao cho phù hợp với tiến độ
chung của dự án, chỉ đạo các đội về công tác kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng tiến độ
và thường xuyên làm việc với các kỹ sư tư vấn để thống nhất về giải pháp thi công.
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
7
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
- Phối hợp với phòng Tài chính kế toán nghiệm thu khối lượng đã thi công

hàng tháng để thanh toán với chủ công trình, tổng nghiệm thu toàn bộ công trình,
lập hồ sơ và bàn giao toàn bộ công trình cho chủ đầu tư.
+ Phòng phát triển dự án: tham mưu cho hội đồng quản trị, ban Giám đốc
công ty về chiến lược phát triển công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển và
quản lý các dự án đầu tư phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp, khu dân
cư, khu đô thị và các công trình nhận thầu. Đồng thời, trên cơ sở bản thiết kế kỹ
thuật do phòng Kinh tế kỹ thuật lập, phòng phát triển dự án có nhiệm vụ phối hợp
với phòng này để theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện
đúng tiến độ chất lượng công trình theo hợp đồng đã ký với khách hàng hoặc hợp
đồng nội bộ do công ty giao khoán.
+ Phòng hành chính: tham mưu cho ban Giám đốc về tổ chức quản lý và thực
hiện công tác hành chính quản trị của công ty, phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi
cho các phòng ban, đơn vị, các tổ chức đoàn thể của cán bộ công nhân viên chức
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thế là bố trí, sắp xếp nơi làm việc, quản lý
trang thiết bị mua sắm văn phòng phẩm, thực hiện các chế độ chính sách lao động,
bảo hiểm và các công tác quản trị hành chính, an ninh trật tự của công ty.
+ Phòng tổ chức: tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất
kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Đồng thời,
quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ công nhân viên, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng,
thôi việc , bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu… Quản lý, xây dựng
kế hoạch lao động, tiền lương, định kỳ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi nâng
cao tay nghề cho cán bộ, nhân viên và công nhân. Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách
hành chính và con dấu, thực hiện công tác bảo mật và lưu trữ đầy đủ các tài liệu.
+ Các tổ đội thi công: Công ty bao gồm 7 đội thi công xây lắp được đánh số
từ 1 đến 7, là đơn vị sản xuất có chức năng thi công thực hiện các công trình mà
công ty đã nhận thầu thi công.
1.1.4 Năng lực hoạt động của công ty
• Cơ cấu tổ chức
Như đã giới thiệu chung về công ty. Ta có thể dễ dàng nhận thấy công ty tổ
chức thành 3 nhánh chức năng. Các nhánh quan hệ chặt chẽ với nhau, luông thông

SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
8
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
tin nhanh, mô hình tổ chức phù hợp với yêu cầu khách hàng và phản ứng nhanh
trước sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài. Người lãnh đạo doanh nghiệp được sự
giúp sức của các phòng ban chức năng, các chuyên gia tìm ra các giải pháp tối ưu
để giải quyết những vấn đề phức tạp và đưa đến các phòng ban thực hiện. Các
phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc cũng như toàn bộ hệ
thống để có quyết định tốt nhất.
Sơ đồ 2: Mô hình điều hành quản lý SXKD Công ty CPĐTXD&PTĐT Lilama
Nguồn: phòng tổ chức Lilama – UDC
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
9
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng phát triển dự án
Phòng hành chính
Phòng tổ chức
CÁC TỔ ĐỘI THI CÔNG
Các yêu
cầu, mệnh
lệnh quản
lý, chỉ
đạo…
Các yêu cầu,
đề xuất kiến
nghị giải

quyết
Chỉ đạo,
hướng dẫn,
phối hợp
thực hiện
Yêu cầu, đề
xuất kiến
nghị thực tế
+ Kết quả
thực hiện
nhiệm vụ
SXKD
theo
tháng,
quý
+ Kiến
nghị, đề
xuất
Phê
duyệt,
chỉ thị,
mệnh
lệnh
hướng
dẫn
thực
hiện
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
• Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của công ty không ngừng tăng cao kể từ khi thành lập tới nay và
điều đó được thể hiện qua bảng sau đây
Bảng4 : Vốn và tài sản của Lilama –UDC
Đơn vị: triệu đồng
STT Nội dung 2007 2008 2009 2010 2011
1 Tổng tài sản có 75.234 227.148 252.19 368.752
423.387
Tài sản lưu động 50.46 188.71 216.426 343.516 353.559
Tài sản cố định 24.774 38.438 35.764 25.236 69.828
2 Nguồn vốn 75.234 227.148 252.19 368.752
423.387
Nợ phải trả 24.433 38.129 41.295 157.426 219.903
Nguồn vốn chủ sở hữu 50.914 189.018 210.895 211.326
203.484
3 Lợi nhuận trước thuế 940 13.452 17.808 19.375
9.254
4 Lợi nhuận sau thuế 698 10.179 14.692 14.531
6.94
5 Tổng doanh thu 16.282 50.131 59.328 102.223 129.913
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2011
Quan sát trên bảng trên ta thấy, qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
không ngừng tăng qua các năm. Cuối năm 2007 tổng tài sản vào khoảng hơn 75 tỷ
thì năm 2011 đã tăng lên trên 423 tỷ. tài sản lưu động của công ty cũng tương đối
dồi dào từ con số trên 50 tỷ từ năm 2007 năm 2008 đã có bước nhảy vọt lên trên
188 tỷ. Tính đến 31/12/2011 thì tài sản lưu động của công ty trên 353 tỷ. Đây có thể
coi là một thế mạnh của công ty khi tham gia đấu thầu. Lợi nhuận của công ty cũng
tăng lên theo từng năm. Ta có thể nhìn thấy rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2: Tổng doanh thu của LilamaUDC (2007-2011)
Đơn vị: triệu đồng
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F

10
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
Bên cạnh đó các chỉ tiêu tài chính sau cũng cho ta thấy được năng lực tài chính
của công ty
Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính (2008-2011)
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1
Tỉ số thanh toán hiện
hành(tsnh/ nợ ngắn hạn) 4.95 5.24 1.10 0.99
2
Tỉ số tổng nợ( tổng nợ/ tổng
nguồn vốn) 0.17 0.94 0.96 0.98
3 Số nhân vốn chủ sở hữu 1.20 1.20 1.03 1.41
4 Tỷ số tổng nợ/ VCSH 0.20 1.13 1.68 2.05
Tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty Lilama- UDC (2008-2011)
Qua các biểu đồ và số liệu ở trên ta có thể thấy sự chuyển biến tài chính tích cực
qua từng năm hoạt động của công ty. Doanh thu hàng năm của công ty không
ngừng tăng cao, bên cạnh đó các chỉ tiêu tài chính biến đổi theo chiều hướng tốt
hơn. Nhìn tổng thể có thể nói công ty có một nền tẳng tài chính tương đối tốt, là qua
từng năm công ty càng khẳng định được năng lực tài chính của mình. Điều này cảng
khẳng định rõ khi năm 2011 là năm tương đối khó khăn với nền kinh tế Việt Nam , tuy
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
11
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
nhiên công ty vẫn đạt được doanh thu đáng kể, chỉ số tài chính giảm xuống nhưng vẫn
ở mức mà các nhà đầu tư chấp nhận được trong điều kiện kinh tế hiện nay.
•Nhân sự - con người
Tuy quỹ đạo hoạt động của công ty dần dần đi vào ổn định. Song so với các

công ty xây dựng đã tồn tại lâu đời thì Lilama – UDC vẫn là một doanh nghiệp xây
dựng mới trên thị trường xây dựng. Vì vậy công ty rất chú trọng vào công tác tuyển
dụng vào đào tạo nguồn nhân lực của mình. Trình độ chuyên môn của các cấp lãnh
đạo cũng như kỹ sư xây dựng, lao động có tay nghề cao là chìa khóa thành công của
của doanh nghiệp có thời gian hoạt động chưa lâu như Kilama – UDC.
Nguồn nhân lực là một nhân tố không thể thiếu trong mọi thành phần kinh
tế, dù là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay là cơ quan quản lý Nhà nước.
Nguồn nhân lực trực tiếp tác động lên máy móc trang thiết bị để tạo ra sản
phẩm dịch vụ hay vật chất, chỉ khi những người lãnh đạo, cán bộ hay công
nhân có trình độ chuyên môn tay nghề cao thì doanh nghiệp, cơ quan mới hoạt
động có hiệu quả thu về nhiều lợi ích cho xã hội. Nguồn nhân lực luôn có vai
trò quan trọng không chỉ trong quá trình sản xuất mà cả trong quá trình đấu
thầu. Để xây dựng được một hồ sơ dự thầy luôn cần đưa ra nhiều lương án, các
phướng án này cần được tính toán cẩn thận để có thể không chỉ đem lại lợi
nhuận cho chủ đầu tư mà còn làm tăng lợi nhuận cho công ty. Vì thế cốt lõi của
mọi vấn đề đó là con người. Nắm bắt được yếu tố đó công Lilama –UDC luôn
tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâm cao chất lượng nguồn nhân lực. Đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của công ty không ngừng phát triển cả về số
lượng và chất lượng trong những năm qua. Tính đến tháng 12/2011, công ty có
256 cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
Bảng 3: Tổng hợp số lượng - chất lượng LĐ tính đến ngày 31/12/2011
STT Bộ máy quản lý
Tổng
số
(người)
Giới tính Trình độ

Nam Nữ
Đại
học
Cao
đẳng
Khác
1 Hội đồng quản trị 05 03 02 05
2 Ban giám đốc 04 04 04
3 Phòng tài chính kế toán 07 05 02 06 01
4 Phòng kinh tế kỹ thuật 07 07 05 02
5 Phòng phát triển dự án 07 03 04 07
6 Phòng hành chính 08 02 06 05 03
7 Phòng tổ chức 08 04 04 04 04
8 Các đội xây dựng 210 130 80 39 9 162
9 Tổng số 256 158 98 75 18 163
Nguồn: Phòng tổ chức_Lilama UDC
Bảng tổng hợp cho ta thấy số lượng lao động của Công ty so với các tổng công
ty xây dựng là khá khiêm tốn nhưng nó lại phù hợp với yêu cầu một bộ máy gọn
nhẹ, phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng là số lượng lao động tuyển theo
mùa vụ nhiều hơn. Do đặc điểm của ngành xây dựng là cần rất nhiều lao động phổ
thông để thực hiện thi công các công trình nên số lưọng lao động luôn biến đổi theo
mùa vụ, nhiều khi công ty không sử dụng đúng theo chức danh nghề nghiệp của
người lao động. Các cán bộ lãnh đạo, quản lý có chuyên môn, trình độ cao chiếm tỷ
lệ nhỏ trong tổng số lao động nhưng lại có chức năng vô cùng quan trọng vì chính
họ là người ra chỉ thị, nhiệm vụ, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát các lao động thi
công công trình. Nhất là các kỹ sư xây dựng, người trực tiếp chỉ đạo tổ đội xây
dựng của mình lại càng có vai trò quan trọng, Trình độ chuyên môn của đội ngũ
lãnh đạo này càng cao thì năng lực cạnh tranh của công ty sẽ ngày càng cao.
Về chất lượng lao động, số lượng kỹ sư, cử nhân kinh tế chiếm số lượng lớn
(không xét đến các công nhân xây dựng có trình độ đào tạo khác nhau do xuất phát

SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
13
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
từ nhiều nguồn). Đồng thời, lực lượng thợ được tuyển chọn phục vụ thi công tại các
công trường cơ bản được tuyển chọn từ đội ngũ tay nghề cao, có kinh nghiệm thực
tiễn. Điều này chứng tỏ công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ chỉ huy, cán
bộ kỹ thuật mạnh có đủ năng lực để quản lý và thi công các dự án lớn. Đội ngũ thợ
vận hành, sửa chữa thiết bị ngày càng đông về số lượng, giỏi về chuyên môn, có thể
vận hành thành thạo các trang thiết bị, máy móc hạng nặng với công nghệ tiến tiến
trong thi công các công trình. Lực lượng công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề ngày
càng tăng, có thể đảm đương được những công việc đòi hỏi cao về thẩm mỹ.
•Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc
Gắn liền với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu là sự phát
triển của khoa học công nghệ. Ngày nay máy móc không thể thiếu trong bất cứ loại
hình sản xuất nào. Trong lĩnh vực xây dựng cũng vậy, máy móc giúp cong người
trong những công việc sử dụng nhiều về thể lực. Đặc biệt, năng lực kỹ thuật và
công nghệ có ảnh hưởng nhiều đến giá thành và chất lượng công trình cũng như
việc thành công hay thất bại của một công ty nói chung và của Công ty cổ phần đầu
tư xây dựng và phát triển đô thị Lilama nói riêng.
Từ những ngày đầu tiên mới thành lập, công ty đã chú trọng đầu tư trang thiết
bị công nghệ hiện đại, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường xây
dựng, có đủ khả năng, năng lực tham gia thi công các dự án lớn và đòi hỏi cao về
tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và tiến độ. Trong quá trình hoạt động, công ty đã bỏ
ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm, tu sửa, đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ
cho các lĩnh vực xây dựng đòi hỏi công nghệ cao như thi công công trình ngầm, thi
công san nền, bốc xúc, vận chuyển, thi công công trình giao thông, thuỷ điện, thuỷ
lợi, công nghiệp, xây dựng dân dụng… Danh sách cụ thể trang thiết bị của công ty
như sau:
Bảng 6: Trang thiết bị máy móc Lilama UDC tính đến hết 12/2011

STT Danh mục thiết bị Công suất Xuất xứ Số lượng Chất lượng
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
14
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
I Thiết bị vận tải 26
1 Xe vận tải Huyndai 15 tấn Hàn Quốc 04 80-90%
2 Xe vận tải Kamaz 12 tấn Liên Xô 05 80%
3 Xe vận tải Maz 12 tấn CH Beland 05 70-80%
4 Xe vận tải Isuzu 5 tấn Nhật Bản 05 90%
5 Xe vận tải Kia 2,5 tấn Hàn Quốc 07 80-90%
II Máy đào 12
1 Máy đào Caterpillar 375 4,4 m3 Mỹ 01 100%
2 Máy đào Kobelco 1,4 m3 Nhật Bản 02 90%
3 Máy đào Samsung SEL 200 1,2 m3 Hàn Quốc 02 80%
4 Máy đào Hitachi EX 120 0,6m3 Nhật Bản 07 85%
III Máy ủi 11
1 Máy ủi Caterpillar D9 405 HP Mỹ 01 80%
2 Máy ủi Komatsu D155 205 HP Nhật Bản 03 80%
3 Máy ủi Komatsu D85A 300 HP Nhật Bản 02 85%
4 Máy ủi T130 130HP Nga 03 80-90%
5 Máy ủi B170 180HP Nga 02 100%
IV Máy lu 07
1 Lu lung Sakai 12 tấn Nhật Bản 02 80%
2 Lu Mitsubishi 12 tấn Nhật Bản 02 80%
3 Lu Watawadinapac 10 tấn 03 70-80%
V Máy san gạt 05
1 Máy gạt Caterpillar 14H 205 HP Mỹ 02 80%
2 Máy gạt Komatsu GD 31 120HP Nhật Bản 03 70-80%
VI Máy xúc lật 03

1 Xúc lật Komatsu WA350 3m3 Nhật Bản 01 80%
2 Xúc lật Komatsu WA 120 1,3 m3 Nhật Bản 02 95%
VII Cẩu 03
1 Cẩu PPM - Đức 12 tấn Đức 02 75%
2 Cẩu ADK - Đức 15 tấn Đức 01 80%
VIII Máy phát điện 02
1 Máy phát điện Atlas Copco 105 175KVA Thuỵ Điển 02 90%
IX Máy nén khí 05
1 Máy nén khí XAS 90 Atlas Copco 8m3/phút Thuỵ Điển 02 90%
2 Máy nén khí XAS 125 Atlas Copco
11,6m3/ph
út
Thuỵ Điển 01 80%
3 Máy nén khí Trung Quốc 5 m3/phút Trung Quốc 02 75%
X Xe bơm bê tông, máy trộn bê tông 10
1 Trạm trộng bê tông IPA 30m3/h 01 95%
2 Máy trộn bê tông VN04TMB00068 30 m3/phút 04 90%
3 Xe vận chuyển bê tông Kamaz 6 m3 Nga 05 85%
Nguồn: Phòng Kinh tế kỹ thuật_Lilama UDC
Dựa vào danh mục trên cho thấy máy móc thiết bị thi công của Công ty rất đa
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
15
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
dạng về chủng loại, bảo đảm thi công nhiều công trình khác nhau. Hầu hết máy móc
thiết bị của công ty đều có chất lượng cao trên 80% được nhập từ các nước có nền
công nghệ cao như: Nga, Nhật, Trung Quốc, Pháp… Một số thiết bị là do công ty
mua trả góp hoặc thuê của các nhà cung cấp, do nguồn vốn đầu tư cho máy móc
thiết bị của công ty còn hạn chế. Tổng lực lượng trang bị của Công ty tính đến
tháng 12/2011 bao gồm 84 phương tiện vận tải, máy móc thi công của 10 chức năng

xây dựng khác nhau. Điều này cũng cho ta thấy được năng lực về máy móc thiết bị
của công ty là tương đối. Trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đảm bảo đủ tiêu chuẩn để
thi công tạo ra các sản phẩm xây dựng đạt chất lượng tốt, tăng thêm uy tín cho công
ty trên thị trường.
Hiện nay, công ty đang thi công nhiều công trình như: dự án khu nhà ở Trầm
Sào, Dự án khu nhà ở Nam Đồng Mạ, dự án khu đô thị Sơn Đồng, dự án khu nhà
D3 – D4 Giảng Võ… đòi hỏi phải có một hệ thống máy móc đầy đủ. Tuy cùng một
lúc phải tham gia thi công nhiều công trình quan trọng nhưng với sự điều phối hợp
lý máy móc thiết bị nên công ty vẫn đảm bảo đủ số lượng máy móc thiết bị thi công
đúng tiến độ với công suất tối đa.
Bên cạnh đó công ty còn tập trung đầu tư cho thiết bị phục vụ công tác tư vấn
thiết kế, quản lý dự án, trang bị máy móc hiện đại, phần mềm chuyên dụng đảm bảo
cho mỗi cán bộ đều có thế làm thiết kế trên máy tính cá nhân
Bảng 7: Trang thiêt bị phục vụ cho thiết kế quản lý dự án
TT Tên thiết bị Đơn vị Chủng loại
Số
lượng
I Thiết bị phục vụ thiết kế, QLDA
1 Máy vi tính dùng cho thiết kế Bộ
Điện tử COMPAQ,
IBM, Pentium III,IV
350
2
Máy vi tính dùng cho làm ảnh phục vụ
cho các dự án
Bộ
Điện tử IBM;
PentiumIV
30
3 Máy in Laze A4 Cái Điện tử Singapore 35

4 Máy in Laze A3 Cái Điện tử Singapore 15
5 Máy in phun màu A4 Cái Điện tử Nhật 5
6 Máy in phun màu A3 Cái Điện tử Nhật 4
7 Máy in phun màu Ao,A1,A2 Cái Điện tử Nhật 5
8 Máy Photocopy A3,A4 Cái Điện tử Nhật 3
9 Máy Photocopy Ao,A1,A2 Cái Điện tử Mỹ 3
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
16
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
10 Máy vẽ Proste Cái Điện tử Nhật 1
11 Máy quét Skenne Ao Cái Điện tử Nhật 1
II Thiết bị phục vụ cho khảo sát-đo đạc
1 Máy khoan tay Bộ Đức 3
2 Bộ khoan CBY -150 ZUB, XY-1A-4 Bộ Nhật 2
3 Máy khoan XRB-50M, XY-1A Bộ Nga 2
4 Máy xuyên tĩnh GOUDA Bộ Nga 1
5 Máy xuyên động Bộ Nhật 1
6 Máy cắt nén 3 trục Bộ Mỹ 1
7 Phòng thí nghiệm đất, đá cát Phòng Liên danh 2
8 Máy toàn đạc điện tử TC-600 Nikon Cái Nhật 2
9 Máy kinh vĩ THEO 20 Cái Nhật 2
10 Máy thuỷ bình Cái Nhật 2
11 Máy WILD DISTOMAT DI 35 Cái Nga 1
III
Thiết bị phục vụ cho thí nghiệm vật
liệu & giám sát kỹ thuật
1 Súng bắn bê tông Cái Nhật 5
2 Máy khoan cắt bê tông Cái Nhật 10
3 Máy siêu âm cốt thép Cái Nhật 3

4 Máy ép cọc & thiết bị thử tải cọc Bộ Nhật 2
IV Thiết bị phục vụ cho đánh giá tác
động của môi trường, địa chấn
1 Máy đo gió, lưu tốc Cái Đức 2
2 Máy địa chấn , chuyền dẫn Bộ Nhật 2
3 Máy đo độ PH Cái Nhật 1
Bên cạnh những kết quả đạt được như vậy trong đầu tư máy móc thiết bị, công
ty vẫn gặp không ít những khó khăn. Đó là việc bảo quản những trang thiết bị vật tư
trước ảnh hưởng của thời tiết, công ty chưa có một số trang thiết bị có công suất lớn
đủ khả năng cạnh tranh với các “đại gia” trong ngành xây dựng như xe tải loại 54
tấn hay máy đào 4 khối rưỡi…
Tóm lại, với năng lực máy móc thiết bị của công ty như hiện nay công ty cần
phải có chiến lược đầu tư đúng đắn và hợp lý hơn nữa để có được hệ thống máy
móc lý tưởng, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu xây dựng cùng chính sách sử
dụng hợp lý giúp Công ty luôn chủ động trong thi công, đảm bảo chất lượng công
trình cao.
•Năng lực kinh nghiệm
Kế thừa truyền thống của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, công ty
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
CPĐTXD&PTĐT Lilama đã xây dựng được uy tín cao trong lĩnh vực xây dựng.
Với một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và công nhân
lành nghề, địa bàn hoạt động rộng, công ty đã và đang tham gia xây dựng nhiều
công trình quan trọng. Vì vậy, kinh nghiệm xây dựng của công ty cũng ngày một
được nâng cao hơn. Các dự án của công ty luôn luôn hoàn thành đúng tiến độ, chất
lượng và được các chủ đầu tư đánh giá cao.
Mặc dù mới hoạt động trong ngành xây dựng được gần 8 năm nhưng công ty
đã tích luỹ được kinh nghiệm trên một số lĩnh vực xây dựng khác nhau. Không

bằng được các Tổng công ty lớn khác trong ngành với kinh nghiệm trên 15 thậm chí
30 năm trong nghề, công ty không thể dựa vào kinh nghiệm để cạnh tranh vì là thế
hệ đi sau. Nhưng những gì công ty thể hiện trong 8 năm hoạt động đã khẳng định
bước tiến vững mạnh, xứng đáng là thế hệ kế tục và phát triển. Có thể thấy kinh
nghiệm của công ty trên một số khía cạnh như sau:
Bảng 8: Kinh nghiệm của Lilama UDC
STT Tính chất công việc Năm kinh nghiệm
1 Xử lý địa chất và nền móng 08
2 Thi công các công trình ngầm 06
3 Thi công xây dựng các nhà cao tầng 08
4 Kinh doanh nhà ở, văn phòng 06
5 Cung cấp, chế tạo vật tư xây dựng 07
6 Thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng, thiết kế kiến trúc 08
7 Khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng 07
8 Thi công các công trình chuyên dụng 07
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
18
Nguồn: Phòng kinh tế kỹ thuật_Lilama UDC
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
Trên đây cho thấy, công ty đã gắn liền các lĩnh vực kinh doanh với thời gian
hoạt động của mình. Nhờ các công trình thắng thầu mà công ty đã tích luỹ được
những kinh nghiệm cần thiết trong nghề. Cùng với sự phát triển của công ty là sự
tăng lên của số năm kinh nghiệm trong nghề nên công ty phải có hướng phát triển
lĩnh vực trọng tâm, lấy đó làm nền móng để phát triển về sau này.
•Tốc độ thi công
Tiến độ là một trong bốn mục tiêu cạnh tranh cơ bản: năng lực kinh nghiệm,
kỹ thuật và chất lượng thi công, tiến độ thi công , chi phí thực hiện công trình( giá
chào thầu. Đặc biệt với những công trình cần đảm bảo mục tiêu về thời gian thì yếu
tố tiến độ thi công được quan tâm đặc biệt. Để có thể lập được tiến độ thi công thì

công ty sử dụng phần mềm Quản lý dự án Microsoft Project để có thể tính toán
chính xác nhất tiến độ thực hiện. Phần lớn các công trình công ty thi công đều đảm
bảo đúng tiến độ, đây cũng là một yếu tố làm tăng sức thuyết phục đối với các chủ
đầu tư khi công ty tham gia vào những gói thầu tương tự.
Tuy nhiên trên thực tế do chịu ảnh hưởng cả những yếu tố khách quan như
thời tiết, địa hình, sự thay đổi thiết kế và những yếu tố chủ quan như máy móc thiết
bị, nhân sự… nên tiến độ thi công nhiều công trình không được đảm bảo, ảnh
hưởng đến uy tín cạnh tranh của công ty.
1.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Từ khi thành lập tới nay công ty đã đạt được những thành quả nhất định trong
các lĩnh vực hoạt động của mình. Trong lĩnh vực đầu tư xây lắp công ty đã tham gia
nhiều công trình có giá trị hàng chục tỷ đồng ( công trình đường quốc lộ 3, công
trình đường Hồ Chí Minh, công trình đường ven biển Hà Tĩnh, công trình sửa chữa,
nâng cấp hồ nước sông Rác…). Bên cạnh đó ở lĩnh vực đầu tư dự án công ty cũng
đã có những dấu ấn quan trọng ( Khu nhà ở Nam Đồng Mạ, Khu nhà ở Trầm Sào,
Chung cư D3-D4 Giảng Võ). Ở lĩnh vực hoạt động kinh doanh công ty cũng đã có
những thành qua riêng.
Tổng kết lại bằng chất lượng. tiến độ thực hiện các công trình, dự án, công ty
LILAMA UDC đã có được một chỗ đứng trong thị trường xây dựng. Điều đó được
thể hiện qua giá trị sản lượng của công ty ở bảng sau:
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
19
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
Bảng1 : Giá trị sản lượng công ty Lilama UDC ( 2007 -2011)
Đơn vị: tỷ đồng


Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007 – 2011
Nhìn vào bảng sản lượng thực hiên ta có thể thấy sản lượng công ty không

ngừng tăng cao. Đặc biệt năm 2007 sang 2008 sản lượng có sự biến động mạnh, tốc
độ tăng định gốc là 349% và tốc độ tăng liên hoàn là 249%. Có sự biến động này là
do năm 2007 công ty có sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn, hướng hoạt động mới. Từ
năm 2009 hoạt động của công ty dần dần đi vào ổn định tốc độ tăng đinh gốc lần
lượt là 456% năm 2009 586% năm 2010 và 618% năm 2011, tương ứng với nó tốc
độ tăng liên hoàn là 356%, 486% và 518%. Trong năm 2011 tốc độ tăng định gốc
và liên hoàn có phần giảm sút là do ảnh hưởng chung của nền kinh tể cả nước khiến
sản lượng của công ty giảm xuống so với kế hoạch. Song nhìn mặt bằng chung sản
lượng của công ty có xu hướng tăng. ( biểu đồ 1)
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
2007 2008 2009 2010 2011
Giá trị sản lượng 40.9 142.7 186.3 239.7 252.9
Xây lắp 31.7 70.6 58.3 76.5 45.4
Bất động sản và
TVTK 9.2 72.1 128 167.2 207.5
Tốc độ tăng định gốc 100% 349% 456% 586% 618%
Tốc độ tăng liên hoàn 249% 356% 486% 518%
20
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
Bên cạnh đó doanh thu của công ty không ngừng tăng khiến lợi nhuận của
công ty cũng liên tục tăng.
Biểu đồ 1 : Giá trị sản lương giai đoạn 2007 -2011
Đơn vị: tỷ đồng
Qua biểu đồ trên có thể thấy sản lượng của công ty liên tục tăng qua các băm,
tuy mức độ tăng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo hoạt động ổn định của công ty.
Trong giai đoạn này có thể thấy sản lượng của công ty tăng đáng kể từ 40.9 năm
2007 thì đến năm 2011 giá trị sẳn lượng đó là 252.2 bất chấp năm 2011 là năm
tương đối khó khăn đối với nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng.
Bảng 2: Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh 2007-2011

Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu 14.737 34.098 46.518 94.219
121.915
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 1.367 4.167 12.407 27.428 21.211
Doanh thu hoạt động tài chính 1.545 15.633 12.303 7.789 7.998
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 940 13.448 17.301 19.24 9.468
Thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập khác 0 4 507 215 0
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
21
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác 0 4 507 215 -214
Tổng lơi nhuận trước thuế 940 13.452 17.808 19.375
9.254
Thuế thu nhập doanh nghiệp 241 3.273 3.116 4.863 2.313
Lợi nhuận sau thuế 698 10.179 14.692 14.531
6.94
Nguồn: báo cáo tài chính 2007-2011
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên ra thấy doanh thu và lợi nhuận của
công ty liên tục tăng từ năm 2007 đến 2009. Đặc biệt năm 2007 -2008 lợi nhuận sau
thuế và doanh thu của công ty tăng đáng kể, doanh thu bán hàng 14.737 triệu đồng
năm 2007 thì đến năm 2008 doanh thu là 34.098 triệu đồng tăng 231% so với năm
2007. Có được mức doanh thu này là do một số hạng mục công trình của công ty đã
thi công và nghiệm thu xong. Tuy nhiên sang năm 2010 do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế trên cả nước khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn,
lilama UDC cũng không phải là ngoại lệ. Song với mức giảm không đáng kê. Lợi
nhuận năm 2009 từ 24.692 giảm xuống còn 14.531 năm 2010 chỉ đạt 99% so với
2009, và năm 2011 ảnh hưởng của khủng hoảng càng thể hiện rõ lên công ty lợi
nhuận giảm xuống còn 6.940 triệu động, còn 48% so với năm 2010. Mặc dù lợi

nhuận công ty năm 2011 giảm tương đối so với năm 2010, nhưng so với mặt bằng
chung của ngành thì công ty vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh chủa mình.
Như vậy quá trình hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty luôn đem lại lợi
nhuận đáng kể. Trong 2 năm gần đây lợi nhuận có xu hướng giảm xuống nhưng do
ảnh hưởng tất yếu của khủng hoảng kinh tế khiến lợi nhuận công ty giảm xuống là
điều không thể tránh khỏi.
1.2 Thực trạng công tác đấu thầu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và
phát triển đô thị Lilama.
1.2.1 Qui mô và số công trình tham gia đấu thầu
So với các công ty xây dựng có tên tuổi trên thị trường xây dựng, thì công ty
CPDTXD&PTDT Lilama còn đang thiếu vị trí trên thì trượng. Do vậy các gói thầu
công ty tham gia thường có giá trị chưa cao. Tuy nhiên công ty vẫn không ngừng
phát triển thị trường của mình bằng cách nâng cao số lượng gói thầu và giá trị mà
các gói thầu mình tham gia. Để thấy rõ được điều đó ta xem xét bảng sau:
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
22
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
Bảng 11: Kết quả đấu thầu công thi giai đoạn 2007 – 2011
Năm Số gói thầu tham dự Số gói thầu trúng thầu
Số lượng
Giá trị
( triệu
đồng)
Số lượng
Giá trị ( triệu
đồng)
2007 18 359.72 8 165.684 20.711
2008 26 845.745 15 475.737 31.716
2009 24 678.634 12 456.576 38.048

2010 23 643.745 11 468.545 42.595
2011 13 324.674 7 238.526 34.075
Nguồn : phòng phát triển dự án
Qua bảng trên ta có thể nhận thấy được công ty chủ yếu tham gia các gói thầu
vừa và nhỏ. Giá trị các gói thầu của công ty tham gia chưa cao chủ yếu chỉ vài chục
tỷ. Các công trình mà công ty tham dự vẫn chủ yếu là các công trình xây dựng dân
dụng, các dự án khu nhà ở. Mới đầu công ty chỉ tham gia các công trình nhà ở, các
công trình được tổng công ty Lilama thuê làm nhà thầu con. Qua các năm hoạt động
của mình công ty đã tự đứng ra đấu thầu và mở rộng các công trình thi công của
mình. Công ty cũng tham gia nhiều các công trình hơn như các công trình về hạ
tầng kỹ thuật, gia thông … Từ bảng trên có thể nhận thấy công ty đang chú trọng
vào việc tăng giá trị quy mô của các gói thầu. Nếu như năm 2007 giá trị trung bình
của 1 gói thầu chỉ là hơn 20 tỷ thì đến năm 2010 con số này đã gấp đôi lên hơn 42
tỷ. Tuy nhiên năm 2011 giá trị trung bình của một gói thầu bị giảm xuống còn 34 tỷ
đồng do tác động của khủng hoảng kinh tế Việt Nam tới công ty.
Có thể nói, về quy mô gói thầu của công ty so với các tổng công ty lớn là chưa
cao. Nhưng đối với một công ty còn non trẻ trên thị trường xây dựng thì đây là dấu
hiệu đáng mừng khi tốc độ phát triển liên hoàn giá trị bình quân 1 gói thầu luôn trên
100%.
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
23
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Trần Mai Hương
Bảng 12: tốc độ phát triển liên hoàn giá trị bình quân 1 gói thầu
Năm
Giá trị bình quân 1 gói
thầu trúng thầu (tr đồng)
Tốc độ phát triển
liên hoàn
2007 20.711


2008 31.716
153%
2009 38.048
120%
2010 42.595
112%
2011 34.075
80%
Nguồn: phòng phát triển dự án
Nhìn chung, trong thời gian qua công ty đã có những bước tiến tích cực trong
công tác tham dự thầu của mình. Qui mô các gói thầu của công ty không ngừng
tăng cao qua từng năm. So với các công ty có bề dày lịch sử thì quy mô đó còn chưa
cao. Nhưng so với các công ty có cùng tuổi đời thì đây là một thành quả mà nhiều
công ty mong đợi.
1.2.2 Quy trình tham gia đấu thầu của công ty
Tuy là một công ty mới trong ngành xây dựng nhưng công ty cũng đã xây
dựng cho mình một quy trình tham dự thầu phù hợp với công ty và Luật đấu thầu
qui đinh, đây là một cách làm chuyên nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả thắng thầu
của công ty. Quy trình nêu rõ trình tự, cách thức và nhiệm vụ của từng phòng ban
trong việc tham gia đấu thầu của công ty
SV: Nguyễn Ngọc Vân Lớp: Đầu tư 50F
24

×