Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo khoa
Thương mại và Kinh tế quốc tế đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá
trình học tập. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới cô giáo, TS.
Ngô Thị Tuyết Mai, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa này.
Em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH
Thương mại Vạn An, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian
thực tập tại Công ty.
Sinh viên
Phạm Thị Tuyết Minh
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thị Tuyết Minh – MSSV: TC3901558, sinh viên lớp
Kinh tế quốc tế 40B, khoa Thương mại và kinh tế quốc tế, hệ vừa làm vừa
học. Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa được thực hiện với sự
tìm tòi nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, trách
nhiệm của cô giáo TS. Ngô Thị Tuyết Mai và sự giúp đỡ của các cô chú,
anh chị trong Công ty TNHH Thương mại Vạn An. Tôi xin cam đoan các
số liệu trong chuyên đề là trung thực, không sao chép các bài luận văn tốt
nghiệp của khóa trước. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm với nhà trường và khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế.
Sinh viên
(Ký tên)
Phạm Thị Tuyết Minh
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
MỤC LỤC
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký tự viết tắt Diễn giải
1 CP Chi phí
2 CPKDNK Chi phí kinh doanh nhập khẩu
3 CPNK Chi phí nhập khẩu
4 DT Doanh thu
5 LN Lợi nhuận
6 NK Nhập khẩu
7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
9 TSLN Tỷ suất lợi nhuận
10 VLĐBQ Vốn lưu động bình quân
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH
Bảng biểu:
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty (2007-2010) Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường công ty năm
2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Bảng kết quả KDNK hàng hóa của công ty (2007- 2010) Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Công ty (2007 – 2010) Error:
Reference source not found
Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của Công ty (2007 -2010) 19
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Error: Reference
source not found
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty 16
Hình:
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế thế giới
của thế kỷ 21, mỗi quốc gia tồn tại và phát triển ổn định không thể tách rời
hoạt động thương mại quốc tế. Giữa các quốc gia sự trao đổi của thương
mại quốc tế thông qua hành vi mua bán hay là hành vi kinh doanh xuất
nhập khẩu; hành vi mua bán này phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
về kinh tế giữa các quốc gia. Thương mại quốc tế mang tính chất sống còn
cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước; phát
huy được lợi thế so sánh của một quốc gia so với các nước khác. Thương
mại quốc tế tạo tiền đề cho quá trình phân công lao động xã hội một cách
hợp lý và tạo nên sự chuyên môn hoá trong nền sản xuất nhằm nâng cao
hiệu quả của nhiều ngành.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. Song
song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập
khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà
nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội
địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng
hội nhập với khu vực và thế giới. Lĩnh vực kinh doanh hàng hóa nhập khẩu
đã làm thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm và làm thay đổi lượng hàng hoá
lưu thông trong một quốc gia.
Công ty TNHH Thương mại Vạn An là một công ty tư nhân mới
thành lập, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu. Trong thời gian
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
qua, công ty đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với
các công ty quốc doanh hay công ty liên doanh với nước ngoài cùng hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa với số vốn lớn và
nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Trong thời gian thực tập,em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng hiệu quả nhập
khẩu của công ty. Mặc dù, những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên
để hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước và trở
thành bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài nhưng bên cạnh đó vẫn còn
những tồn tại khiến công ty vẫn không đạt được hiệu quả cao trong hoạt động
nhập khẩu của mình. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả
nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Thương mại Vạn An”
2. Mục đích của đề tài
Chuyên đề đánh giá hiệu quả nhập khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty
TNHH Thương mại Vạn An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Thương
mại Vạn An.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu hiệu quả nhập khẩu hàng hóa của Công ty
TNHH Thương mại Vạn An từ năm 2006 đến năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trinh xây dựng đề tài này
là: phương pháp phân tích, so sánh, thống kê tổng hợp để làm sáng tỏ vấn
đề nghiên cứu
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Số liệu dựa trên những báo cáo của công ty về tình hình hoạt động
kinh doanh trong các năm gần đây là chủ yếu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Vạn An
Chương 2: Thực trạng hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty
TNHH Thương mại Vạn An
Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu
quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH Thương
mại Vạn An.
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN AN
1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Công ty TNHH
Thương mại Vạn An
Công ty TNHH Vạn An được thành lập từ ngày 15 tháng 5 năm 2000,
trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển. Theo giấy phép kinh doanh,
Công ty TNHH Thương mại Vạn An được phép kinh doanh nhiều lĩnh vực
khác nhau, nhưng trên thực tế công ty chỉ tập trung hoạt động trên lĩnh vực
nhập khẩu hàng hóa. Chủng loại mặt hàng chính là sàn gỗ, giấy dán
tường,thiết bị nội thất phòng tắm và điện dân dụng .
Từ trụ sở đầu tiên ở 112 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội,
hệ thống phân phối của công ty đã dần lớn mạnh bao phủ theo dọc hình chữ
S. Đến tháng 5/2000, ngoài các thị trường trung tâm ở các thành phố lớn
trực thuộc Trung ương, hệ thống phân phối đã được phủ kín tại hầu hết các
tỉnh từ Bắc đến Nam:
- Trụ sở chính: phụ trách hệ thống phân phối phía Bắc và Bắc Trung
Bộ đến tỉnh Bình Định.
Địa chỉ: 112 Lĩnh Nam - Mai Động - Hoàng Mai - Hà Nội
Giám đốc đại diện: Ông Dương Tiến Việt
- Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: phụ trách hệ thống phân phối phía
Nam và Nam Trung Bộ từ tỉnh Phú Yên đến Cà Mau.
Địa chỉ: 168D Đường Văn Thánh Bắc, Phường 25 Quận Bình Thạnh -
Tp. Hồ Chí Minh.
Giám đốc đại diện: Ông Dương Việt Tuấn
Tên giao dịch quốc tế: VanAn trading Limited Company.
Website: www.vanan.vn
Mã số thuế: 0101018067
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty TNHH
Thương mại Vạn An
1.2.1 Chức năng của công ty
- Là trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng là một
mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối nên công ty còn có chức
năng giao tiếp - phối hợp giữa công ty với các nhà cung cấp và các bạn
hàng của mình; từ đó liên kết giữa các bên trong quá trình mua và bán, tư
vấn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh trong đó
có kế hoạch nhập khẩu theo đúng chức năng mà mình đã đăng ký.
- Tự tạo nguồn vốn để đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính, bảo toàn
vốn, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và nhập khẩu của đất nước,
quản lý và sử dụng theo đúng chế độ và có hiệu quả các nguồn vốn đó.
- Tiếp cận thị trường trong nước, nghiên cứu về nhu cầu của thị
trường, tìm kiếm các nguồn hàng mới, mẫu mã mới để tăng năng lực canh
tranh cho hàng hóa và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước
- Tìm mọi biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận.
- Tuân thủ các chế độ, chính sách, luật pháp quy định liên quan đến
hoạt động của Công ty.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng ngoại thương.
- Tuân thủ sự quản ký của cấp trên thực hiện đúng nghĩa vụ với cơ
quan cấp trên với nhà nước.
- Không ngừng cải thiện điều kiện lao động nhằm nâng cao năng suất
lao động từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và có hiệu quả
kinh tế.
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban là:
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ
hoạt động của công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi
của cán bộ nhân viên công ty theo quy định. Giám đốc là người chịu phụ
trách chung, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:
+ Tổ chức nhân sự, sử dụng các quỹ công ty.
+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về phát
triển kinh doanh trong và ngoài nước.
+ Quản lý xây dựng cơ bản và đổi mới điều kiện làm việc, điều kiện
kinh doanh.
+ Ký kết hợp đồng kinh tế
+ Ký duyệt phiếu thu chi, thanh toán theo định kỳ
1.3. Bộ máy tổ chức quản lý và nguồn nhân lực của Công ty
TNHH Thương mại Vạn An
Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Thương mại Vạn An
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
6
Phòng
kế toán
Phòng
kinh
doanh
Bộ phận
văn
phòng
Kho và
phòng
mẫu
Giám đốc
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Phòng kế toán có 2 nhân viên: giúp đỡ giám đốc công ty quản lý sử
dụng vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm,
hàng quý.
Phòng kinh doanh có 7 nhân viên: có chức năng giúp giám đốc từ
chuẩn bị đến triển khai các hợp đồng kinh tế, khai thác nguồn hàng gắn với
địa điểm tiêu thụ.
+ Tổ chức công tác tiếp thị Marketing quảng cáo.
+ Phát triển mạng lưới bán hàng của công ty.
+ Triển khia công tác kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
+ Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp ban giám đốc đưa ra
những quyết định kinh doanh đúng đắn
+ Tổ chức khai thác nguồn hàn nhằm tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất,
phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất
Bộ phận văn phòng có 2 nhân viên: tổ chức mua sắm phương tiện
làm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình làm việc của các phòng
ban
+ Tồng hợp truyền đạt các quyết định của giám đốc cho các phòng ban
+ Chuẩn bị thông báo các cuộc họp cho các bộ phận trong công ty
+ Chuẩn bị tiếp đón khách
Kho và phòng mẫu có 3 nhân viên:
+ Kho: cất trữ hàng hóa và sản phẩm của công ty
+ Phong mẫu: trưng bày hàng hóa
Bộ phận vận chuyển có 2 nhân viên: giao hàng đến cho khách
hàng
- Tổng số nhân viên 16 nhân viên, trong đó nam 7 người, nữ 9. Trình
độ đại học chiếm 85%.
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của
Công ty TNHH Thương mại Vạn An
1.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
* Môi trường kinh tế quốc dân:
Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á với số dân hơn
86 triệu người. Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh trong
những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7%, đưa
đời sống của người dân ngày càng cao, gia tăng các nhu cầu về sử dụng các
thiết bị điện dân dụng, thiết bị vệ sinh, các sản phẩm trang trí nhà cửa nhập
khẩu. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển nhanh đi kèm với lạm phát và trượt
giá. Các sản phẩm bán ra với giá thành cao hơn nhưng không kiếm được
nhiều lợi nhuận do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp.
* Môi trường chính trị và pháp luật: nhìn chung môi trường chính trị
và luật pháp của nước ta có nhiều sự phát triển của công ty.
Sự ổn định về chính trị: đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
cho phép mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, khuyến khích xuất nhập
khẩu hàng hóa để phát triển đất nước. Hệ thống luật pháp và hệ thống thuế
ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với đầu tư nước ngoài sửa
đổi năm 1996, luật thuế giá trị gia tăng, tất cả những điều này có tác dụng
khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành nghề kinh
tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng lực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước.
Ngoài ra các nhân tố môi trường văn hóa xã hội, môi trường khoa học
công nghệ, môi trường tự nhiên cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển của
công ty.
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong
khu vực và trên thế giới. Chúng ta lần lượt tham gia vào các khu vực kinh
tế như ASEAN, APEC. Điều này tạo ra cơ hội cho người tiêu dùng trong
nước có thêm nhiều sự lựa chọn. Việt Nam gia nhập WTO đem lại nhiều cơ
hội nhưng cũng không ít thách thức, các sản phẩm của Công ty đã và đang
gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước do sự xuất hiện
của nhiều đối thủ cạnh tranh cũng kinh doanh mặt hàng giống như công ty.
Các sản phẩm của Công ty phải chịu sự cạnh tranh cả về chất lượng và giá
cả, bên cạnh đó các sản phẩm của công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường do có nhiều mặt hàng được nhập lậu, hàng
giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, tiếp thị
sản phẩm trên thị trường trong nước.
1.5. Đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Vạn An
Theo giấy phép kinh doanh, Công ty TNHH Thương mại Vạn An
được phép kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng trên thực tế công ty
chỉ tập trung hoạt động trên lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa. Chủng loại mặt
hàng chính là sàn gỗ, giấy dán tường,thiết bị nội thất phòng tắm và điện
dân dụng.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được thực hiện với
nhiều đối tác nước ngoài khác nhau như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Italia. Các mặt hàng này công ty nhập khẩu và thực hiện phân phối cho thị
trường nội địa dưới hình thức đại lý ký gửi hoặc đại lý hoa hồng. Trong quá
trình kinh doanh của mình, công ty luôn tìm kiếm những nguồn hàng mới
để đa dạng hóa chủng loại, đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hàng hóa để
hoạt động kinh doanh có thể tiến hành liên tục và thông suốt.
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
1.5.1. Đặc điểm về sản phẩm
Công ty TNHH Thương mại Vạn An với phương châm đem lại cho
khách hàng những lựa chọn tốt nhất. Chính vì vậy công ty luôn có sự đa
dạng hóa, mở rộng mặt hàng kinh doanh, ban đầutừ chỗ chỉ kinh doanh các
loại thiết bị vệ sinh như sứ vệ sinh, sen vòi, cho tới nay đã mở rộng ra với
nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau:
Nhóm sản phẩm điện dân dụng nhập khẩu từ Trung Quốc
+ Máy hút khói, khử mùi
+ Quạt thông gió
Nhóm sản phẩm thiết bị vệ sinh nhập khẩu từ Italia
+ Bình nóng lạnh
+ Sứ vệ sinh
+ Bồn tắm
+ Chậu Inox
+ Sen vòi
Giấy dán tường nhập khẩu từ Hàn quốc
+ Best of classic
+ Vân nổi labelle eropa
+ Sweet Little world
+ Vân nổi Memory
Sàn gỗ nhập khẩu từ Đức
+ Glomax classic
+ Glomax tropical
+ Glomax premium
- Nhóm sản phẩm giấy dán tường và sàn gỗ là những nhóm hàng mà
những năm gần đây, tại thị trường Việt Nam đã được người tiêu dùng biết
đến như một loại vật liệu cao cấp, thích nghi và thuận lợi hơn để tô điểm
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
cho các không gian nội thất.
+ Về sàn gỗ là một sản phẩm của thiên nhiên, sàn gỗ Glomax tạo nên
môi trường phù hợp đối với người sử dụng có các tính năng như không bạc
màu, giữ nguyên độ sáng bóng sau nhiều năm sử dụng, chịu được các loại
hóa chất nhẹ, độ hút ẩm thấp, dễ lau chùi,
+ Về giấy dán tường: thích hợp sử dụng cho phòng khách, phòng inh
hoạt chung, phòng karaoke, phòng cho trẻ em, nhà hàng, khách sạn, sản
phẩm có thể tự dán, tự trang trí, tự thay đổi sắc diện các không gian nhà
cửa, việc làm mới một bức tường không bề bộn, không bụi bặm, không
vương vãi như sơn và kỹ thuật không phức tạp.
- Nhóm sản phẩm điện dân dụng và thiết bị vệ sinh là nhóm sản phẩm
đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bền và được bảo hành, có giá cả phù
hợp với người có mức thu nhập cao và trung bình, và nhu cầu tiêu dùng cho
mỗi gia đình là từ 1- 3 sản phẩm cho một hộ.
1.5.2. Đặc điểm về nguồn tài chính
Khi mới bắt đầu đi vào hoạt động số vốn điều lệ của Công ty TNHH
Thương mại Vạn An là 1,2 tỷ đồng trong đó 80% là tài sản lưu động tồn tại
dưới dạng là tiền mặt hoặc hàng hóa. Sau 4 năm hoạt động, số vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp đã tăng lên đến 3,2 tỷ đồng (tăng khoảng 271%).
Năm 2009, tổng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh của
công ty là 13 tỷ đồng và chủ yếu được huy động từ các nguồn sau:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu : 3,2 tỷ đồng chiếm 23,68%
+ Nguồn vốn từ các khoản vay ngân hàng: 9,3 tỷ đồng, chiếm 68,11%
+ Các khoản tín dụng của người bán: 387 triệu đồng, chiếm 2,82%
+ Các khoản nợ khác: 740 triệu đồng, chiếm 5,39 %
Như vậy trong tổng số nguồn vốn của công ty Vạn An, nguồn vốn chủ
sở hữu chiếm 23,6%, nguồn vốn từ các khoản vay từ ngân hàng chiếm
68,11%, các hoản tín dụng của người bán chiếm 2,82%, các khoản nợ như
ngân sách Nhà nước,các khoản trả trước của người mua, nợ công nhân
viên chiếm 5,39%. Chi phí sử dụng vốn của công ty là khá lớn, chủ yếu là
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
chi phí sử dụng vốn vay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN AN
2.1. Phân tích tình hình kinh doanh và hiệu quả nhập khẩu của
Công ty
2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chính của Công ty
TNHH Thương mại Vạn An. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng qua
các năm (Bảng 2.1), có được thành công đó chính là nhờ vào sự mở rộng
ngành hàng kinh doanh, quan hệ kinh doanh đối với các đối tác nước ngoài.
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty (2007-2010)
Năm
Kim ngạch nhập khẩu
thực tế (USD)
Mức tăng giảm so với năm trước
Giá trị (USD) Tỷ lệ (%)
2007 3.381.472 _ _
2008 3.955.906 574434 16,98
2009 2.439.222 -1516684 -38,34
2010 2.803.234 364012 14,9
Nguồn: Báo cáo kế toán của công ty qua các năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH
Thương mại Vạn An có xu hướng tăng qua các năm 2007 – 2008.
+ Năm 2007 , tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3381472 tỷ USD
+ Năm 2008, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3955906 tỷ USD tăng
16,98% so với năm 2007, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong năm năm
qua
+ Năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2439222 tỷ USD giảm so
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
với năm 2008 là 38,34%, đây là năm mà nền kinh tế giới bắt đầu bước vào
cuộc khủng hoảng nên cũng tác động đến việc kinh doanh của công ty.
+ Năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 2803234 tỷ USD tăng
14,9% so với năm 2009.
Hình 2.1: Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của công ty (2007-2010)
Đơn vị: USD
Nguồn: Báo cáo kế toán của công ty qua các năm
Nhìn chung tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty có xu hướng
tăng qua các năm ngoại trừ năm 2009 do tác động của suy thoái kinh tế
toàn cầu.
2.1.2. Mặt hàng nhập khẩu
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
13
2007 2008 2009 2010
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Công ty TNHH Thương mại Vạn An đang sử dụng hình thức kinh
doanh nhập khẩu đa dạng hóa với bốn nhóm hàng chính là thiết bị vệ sinh,
điện dân dụng, giấy dán tường và sàn gỗ.
- Công ty nắm vững được thông tin về người tiêu dùng, các nhà
cung cấp sản phẩm trên thị trường; tình hình hàng hóa và dich vụ, đối
thủ cạnh tranh.
- Khả năng đào tạo được những cán bộ kinh doanh, nhân viên nhập
khẩu giỏi; có chuyên môn cao; trình độ hiểu biết về hàng hóa kinh doanh
chuyên sâu hơn.
- Vì việc kinh doanh ít chủng loại mặt hàng nên có thể giảm thiểu
được rủi ro trong kinh doanh, ứ đọng hàng hóa, quay vong vốn nhanh.
2.1.3 Thị trường nhập khẩu
Công ty TNHH Thương mại Vạn An trên con đường phát triển của
mình luôn coi việc mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng và tìm kiếm các
bạn hàng mới là nhiệm vụ quan trọng. Hiện nay, công ty nhập khẩu chủ
yếu ở các thị trường là Hàn Quốc, Italia, Trung Quốc và Đức (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường của công ty
năm 2010
Đơn vị: USD
Thị trường
Năm 2010
Giá trị (USD) Tỷ trọng (%)
Hàn Quốc 357265 12,74
Trung Quốc 529300 18,88
Italia 872317 31,12
Đức 1044352 37,26
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Tổng 2803234 100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng
thị trường của công ty: nguồn hàng chính của công ty được nhập từ Đức
với tỷ trọng nhập khẩu là 37,26% , sau đó đến Italia với tỷ trọng là
31,12%, đứng thứ 3 là Trung Quốc với tỷ trọng là 18,88%, cuối cùng là
Hàn Quốc với tỷ trọng 18,88%.
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu kim ngạch NK theo từng thị thị trường 2010
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
2.1.4. Hình thức nhập khẩu
Hình thức nhập khẩu công ty sử dụng là nhập khẩu trực tiếp. Mặc dù
nhập khẩu theo hình thức này đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn lớn trong
một thời gia tương đối dài nhưng công ty có thể vay ngân hàng. Ở hoạt động
này, công ty chủ động tính toán, trực tiếp tìm nguồn hàng, ký kết hợp đồng
nhập khẩu và công ty sẽ tự bỏ vốn ra để nhập khẩu rồi phân phối cho các đại
lý. Khi tiến hành nhập khẩu theo hình thức này phòng kinh doanh sẽ phải
nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trong nước để biết được họ cần nhập
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
15
37,26 %
37,26 %
18,88 %
18,88 %
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
khẩu mặt hàng gì sau đó tiến hành xem xét nguồn hàng và thị trường cung
cấp. Sau khi lựa chọn đúng chủng loại mặt hàng cần nhập và bạn hàng cung
cấp, phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh và đệ trình lên
giám đốc để phe duyệt. Nếu phương án kinh doanh được chấp thuận thì phòng
kinh doanh sẽ bắt đầu tiến hành nhập khẩu. Đây là hình thức mang lại hiệu
quả cao vì lợi nhuận đạt được thường cao hơn phí ủy thác, hơn nữa công ty
còn nắm quyền chủ động về nguồn hàng và bạn hàng kinh doanh. Tuy nhiên
mức độ rủi ro của hình thức này cũng cao hơn vì có nhiều khả năng hàng hóa
nhập về không bán được hoặc phải bán với giá thấp.
2.1.5. Kênh tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu
Quá trình tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại
Vạn An được thực hiện đồng thời ở cả thị trường trong nước và ngoài nước.
Song song với việc tiến hành các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu, công
ty cũng thực hiện các hoạt động tìm kiếm đầu mối tiêu thụ, quảng bá và giới
thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng tại thị trường trong nước.
Sơ đồ 2.1: Quy trình kinh doanh nhập khẩu của công ty
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
16
Lập phương
án kinh doanh
Giao dịch, đàm
phán, ký kết hợp
đồng nhập khẩu
Tổ chức thực
hiện hợp đồng
nhập khẩu
Tổ chức đưa
hàng đến nơi tiêu
thụ
Nhận đơn đặt
hàng của khách
hàng
Tìm kiếm đầu
mối tiêu thụ hàng
nhập khẩu
Nghiên cứu thị
trường trong
nước và quốc
tế
Nghiên cứu
kết quả tiêu
thụ hàng nhập
khẩu và báo
cáo tồn kho kỳ
trước
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu
2.2.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết
quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề duy trì và tái
sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.
Công thức: P = R – C
Trong đó: P: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
R: doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
C: tổng chi phí kinhdoanh nhập khẩu
Tổng CPKDNK = Tổng CPNK hàng hóa+ CP lưu thông hàng
hóa+Thuế
Bảng 2.3: Bảng kết quả KDNK hàng hóa của công ty (2007- 2010)
Đơn vị : 1000 đồng
Năm Doanh thu thuần Tổng chi phí LN sau thuế
2007 84536800 79126444,8 3679041,536
2008 98502059,4 92568200,4 4035024,12
2009 60004861,2 57077794,8 2195299,8
2010 70921820,2 65595675,6 3994608,45
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Bảng 2.3 ta thấy: lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm
2007 - 2008: năm 2008 tăng 9,7% so với năm 2007. Đến năm 2009 thì do
nên kinh tế thế giới bị suy giảm doanh thu của công ty giảm 45,5% so với
năm 2008, năm 2010 tăng 81,9% so với năm 2009.
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Hình 2.3: Biểu đồ kết quả KDNK hàng hóa của công ty (2007- 2010)
Đơn vị : 1000đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Có sự gia tăng lợi nhuận hàng năm như trên là do có sự gia tăng về
doanh thu. Tuy nhiên, mức tăng lợi nhuận của công ty có tốc độ cao hơn so
với mức độ tăng doanh thu.
2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi
phí đưa vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu lợi
nhuận.
Công thức: Dc = P/C
Trong đó: Dc: tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
P: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
C: tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
19
2007 2008 2009 2010
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của công ty (2007 – 2010)
Đơn vị : 1000 đồng
Năm Tổng chi phí LN sau thuế TSLN/CP
2007 79126444,8 3679041,536 4,6
2008 92568200,4 4035024,12 4,4
2009 57077794,8 2195299,8 3,8
2010 65595675,6 3994608,45 5,6
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Nhìn vào bảng ta thấy Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí năm 2007 là
4,6%, năm 2008 là 4,4%, năm 2009 là 3,8%,năm 2010 là 5,6%. Nghĩa là
1đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 0,056 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: chỉ tiêu này cho biết lượng lợi
nhuận thu được từ một đồng doanh thu trong kỳ.
Công thức: Dr = P/R
Trong đó: Dr: tỷ suất lợi nhuận theo
P: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
R: tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của công ty (2007 -2010)
Đơn vị : 1000 đồng
Năm Doanh thu thuần LN sau thuế
TSLN/DT
2007 84536800 3679041,536 4,3
2008 98502059,4 4035024,12 4,1
2009 60004861,2 2195299,8 3,6
2010 70921820,2 3994608,45 5,6
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
Từ bảng trên ta thấy, Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu các năm 2006
-2009 cụ thể như sau :năm 2006 là 4.3%, 2007 là 4,1%, 2008 là 3,6%, 2009
Sinh viên: Phạm Thị Tuyết Minh MSSV: TC3901558
20