Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Thực trạng các điều kiện phát triển du lịch tại tỉnh thái nguyên. giải pháp phát huy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.21 KB, 42 trang )

Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN.
2
1.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2
1.1.1Khái niệm đầu tư: 2
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhàm
thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết
quả đó 2
1.1.2.Khái niệm đầu tư phát triển: 2
1.1.3.Khái niệm du lịch: 2
CHƯƠNG 2 9
THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 9
2.1. TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN 9
2.2.1.CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ.

20
2.3 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN

21
2.3.2.Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 27
2.3.3.Đầu tư vào khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn 29
2.3.4.Đầu tư vào nguồn nhân lực 30
2.3.5.Đầu tư các chương trình quảng cáo xúc tiến du lịch 31
2.4. THÀNH TỰU VÀ HAN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.

31
CHƯƠNG 3 36
GIẢI PHÁP 36


3.1.XÂY DỰNG MỘT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.

36
3.2.HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LUÂT PHÁP NGÀNH DU LỊCH.

37
3.3.ĐẦU TƯ NGUỒN LỰC CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH.

37
3.4.TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN THÔNG TIN.

39
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch, một ngành dịch vụ đang có những bước phát triển nhanh của nước ta.
Đặc biệt với những lợi thế của một đất nước được nhiều sự ưu đãi như Việt
Nam thì du lịch đã trở thành một ngành được ưu tiên phát triển. Và với đường
lối chính sách đó đã kéo theo vô số những dự án dịch vụ du lịch đầu tư mang
lại hiệu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế và cho xã hội.
Thái Nguyên,một Tỉnh trung du miền núi phía bắc, nơi có những thắng cảnh
đẹp đẹp hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng hay những di tích hào hùng của dân
tộc Việt Nam ta, và hơn nữa là nơi có những truyền thống văn hóa đặc sắc
không hề bị phai mòn, tất cả sẽ tạo nên những ấn tượng sâu trong lòng mỗi du
khách khi đặt chân lên Thành Phố Thái Nguyên. Trong những năm gần đây,
được sự chú trọng của đảng và nhà nước Thái Nguyên đã có những bước phát
triển nhanh cả về văn hóa- xã hội đến kinh tế-kĩ thuật. Và một trong những
thành công của mình là việc đưa ra định hướng phát triển Thái Nguyên trở
thành một địa điểm du lịch trọng điểm quốc gia.
Với định hướng phát triển du lịch, sẽ hứa hẹn một sự thay đổi lớn trong con

đường phát triển của Tỉnh.
1
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN.
1.1.Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1Khái niệm đầu tư:
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhàm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
1.1.2.Khái niệm đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển là việc cho dung vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt
động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết
bị ) và tài sản trí tuệ(tri thức, kĩ năng ), gia tăng lực sản xuất, tạo thêm việc
làm và vì mục tiêu phát triển.
1.1.3.Khái niệm du lịch:
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch
họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch
là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư
Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng
biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một
2
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với

mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công
trình văn hoá, nghệ thuật, …
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên,
truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu
đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt
kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là
hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
1.1.4.Khái niệm về đầu tư phát triển du lịch: Đầu tư phát triển du lịch là việc
đầu tư vào các ngành dịch vụ, khu vui chơi giải trí, tận dụng các thế mạnh của
địa phương, vùng miền để tạo diều kiện cho sự phát triển kinh tế.
1.1.5.Các căn cứ xác định đầu tư ngành du lịch.
• Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, vùng và quốc gia; Đối với mỗi vùng, miền của mỗi
quốc gia đều có những thế mạnh riêng, những nơi giàu tài nguyên
thiên thì sẽ phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, những nơi có đất
đai khí hậu tốt nên phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt, những nơi
có thiên nhiên đẹp nên phát triển ngành du lịch xen lẫn với ngành dịch
vụ. Do đó việc xác định thế mạnh của vùng để phát triển ngàn nghề là
một yêu cầu cần thiết trong việc quy hoạch phát triển kinh tế của vùng
miền đó. Phát triển du lịch yêu cầu: tại nơi vùng miền đó có danh lam
thắng cảnh đẹp, có lịch sử phát triển lâu dài gắn với lịch sử của đất
nước, có phong tục tập quán thuần phong thể hiện được đặc trưng riêng
biệt của mỗi vùng miền nơi đó.
• Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường
du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; Sau khi đã xác định được địa
điểm phát triển du lịch chúng ta cần tiến hành phân tích các điều kiện
3
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
tự nhiên-xã hội để đưa ra phương hướng xây dựng phát triển du lịch.

Đây cũn là một bước quan trọng trong việc phát triển bền vững khu du
lịch. Đánh giá tiềm năng là việc xem xét khách quan về tình hình khả
năng thu hút du lịch. Việc đánh giá phải nghiên cứu trên cả góc độ địa
lý, kinh tê-xã hội của vùng miền. Góc độ địa lý: xem xét về hiện trạng
tài nguyên du lịch như tại địa phương đó có những địa điểm nào?
Những di tích văn hóa nòa? từ đó đưa ra đánh giá khả quan về sự thu
hút du lịch. Góc độ kinh tế-xã hội: xem xét các mặt về thị trường du
lịch và các nguồn lực phát triển du lịch. Sau đó tổng hợp đánh giá, đưa
ra các nhận định về tiềm năng phát triển du lịch cho địa phương, vùng
miền đó.
• Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khu vực
quy hoạch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển
du lịch; Một dự án nói chung thì việc cần có quy hoạch tổng thế là một
điều không thể thiếu. Trong quá trình quy hoạch tổng thể dự án chúng
ta cần xác định rõ quan điểm đầu tư, mục tiêu đầu tư của dự án? Quy
mô phát triển xây dựng dự án?. Ngoài ra cần xác định rõ danh mục các
khu vực đầu tư, các khu vực có dự án được ưu tiên, nhu cầu sử dụng
đất, vốn đầu tư để qua đó đưa ra các phương hướng đầu tư.
• Tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật
du lịch; Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư; nhu
cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch qua đó xác
định nguồn vốn đầu tư. Tạo cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống hạ tầng,
giao thông là tiền đề để cho ngành du lịch phát triển thuận lợi. Do đó
chúng ta cần làm tốt công tác này. Đặc biệt là phát triển các công nghệ
phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch: nhân viên hướng dẫn tham quan,
nhà nghỉ khách sạn, và các khu vui chơi giải trí phục vụ cho việc phát
triển.
4
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
1.2.Nội dung đầu tư phát triển du lịchTỉnh Thái Nguyên.

Đối với ngành du lịch, trước tiên cần có những chính sách đầu tư xây dựng cơ
bản, để tạo điều kiện cho ngành du lịch nói chung cũng như các hoạt động
liên quan phát triển theo.
• Đầu tư vào xây dựng vào cơ sở hạ tầng du lịch: đường xá, giao
thông… Đối với một dự án du lịch, điều đầu tiên cần lưu ý là hệ thống
đường xá, nhất là những con đường lưu thông đến những điểm du lịch,
giao thông thuận tiện sẽ giúp giảm bớt thời gian đi lại; du khách sẽ có
nhiều thời gian để thăm quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của danh lam.
Ngoài ra, khi đầu tư vào xây dựng cơ sở giao thông còn giúp thay đổi
đời sống của những người dân xung quanh, giúp họ có thêm thu nhập
bằng cách mở các dịch vụ phục vu nhu cầu của du khách. Hơn thế, đầu
tư vào xây dựng đường xá sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào xây
dựng các công ty du lịch hay mở rộng các tour đến những nơi mà trước
đó không thể. Do đó cần có chính sách đầu tư xây dựng phù hợp, tập
trung ở các điểm có khả năng phát triển phù hợp, lên lấy một vài điểm
du lịch là điểm nhấn cho hoạt động đầu tư du lịch.
• Đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú: nhà nghỉ, khách sạn… Tiếp sau việc
xây dựng các cơ sở giao thông là đầu tư vào hệ thống lưu trú phục vụ
các du khách phương xa hay khách ngoại quốc. Công việc này đòi hỏi
phải có quy hoạch cụ thể trong kế hoạch xây dựng, do trong quá trình
xây dựng có thể sẽ gây ảnh hưởng tới kết cấu cấu của khu du lịch làm
mất đi cảnh quan của danh lam. Do đó cần có những quy định cụ thể
trong công việc xây dựng tránh việc lấn chiếm đất du lịch gây ảnh
hưởng tới quá trình phát triển sau này.
• Đàu tư vào tân tạo vào các khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các
khu đền chùa, làng nghề. Đây là một điểm quan trọng trong đầu tư du
lịch, do đó cần có những kế hoạch sửa chữa tu bổ nhằm tạo thêm những
quan cảnh đẹp mắt tạo ấn tượng đến khách lữ hành. Tuy nhiên cần chú
5
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên

ý trong việc tu bổ, tuyệt đối không được làm sai lệch các di tích các
điển cố đã có. Mặt khác, cần có những kiến tạo mới nhằm tô điểm, tạo
sắc mới cho khu du lịch.
• Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch. Nguồn nhân
lực bao gồm: ban tổ chức quy hoạch các địa điểm du lịch, các hướng
dẫn viên chuyên nghiệp… Đối với ban tổ chức, quy hoạch : có nhiệm
vụ quy hoạch các khu du lịch vào kế hoạch phát triển chung của Tỉnh,
hay việc đề ra các giải pháp phát triển cho ngành trong thời gian dài
nhằm đưa du lịch phát triển thành một ngành thế mạnh. Điêu này tất
yếu đòi hỏi những chuyên gia có tầm nhìn xa, sâu rộng về lĩnh vực.
Hướng dẫn viên du lịch: Đòi hỏi cần có đội ngũ chuyên nghiệp, hiểu
biết rõ về địa phương, khu du lịch nhằm giới thiệu sâu rộng về cảnh
quan, vẻ đẹp đến với khách du lịch. Ngoài ra cần có sự hiểu biết về các
thứ tiếng để tiếp đoán các đoàn khách quốc tế.
• Đầu tư vào các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch. Đây là một
chiến lược của ngành du lịch, nhằm giới thiệu đến cho các du khách
trong và ngoài nước những vẻ đẹp của khu du lịch. Do đó cần có những
kế hoạch cụ thể để quảng bá hình ảnh tới các du khách.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển du lịch.
• Trình độ phát triển kinh tế của địa phương, vùng miền, nơi dự án được
xây dựng. Nền kinh tế phát triển đặc biệt là kinh tế dịch vụ phải phát
triển tương xứng. Phát triển du lịch đi đôi với việc phát triển ngành
dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế vùng miền, địa
phương. Trình độ phát triển của địa phương sẽ ảnh hưởng tới việc cung
cấp vốn, lao động cho ngành dịch vụ.
• Quy mô cơ cấu kinh tế. Việc phân định, quy hoạch cho các ngành sản xuất
sẽ tác động mãnh mẽ tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành du lịch.
• Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Các nghi thức, lễ hội hay lối
sống của mỗi nơi đều mang đậm tính lịch sử phát triển của mỗi địa
6

Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
phương, quốc gia. Đây cũng là sự khác biệt tạo nên sự hấp dẫn cho
ngành du lịch.
• Mức sống và nhu cầu thực tế của dân cư địa phương. Với việc phát
triển ngành du lịch mục tiêu không chỉ là thu hút các du khách từ nơi
khác đến, mà dân cư địa phương cũng là những khách hàng của dự án.
Do đó cần chú ý đến mức thu nhập của người dân địa phương để có
những phương hướng phát triển.
• Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa. Đây là nhân tố quan trọng nhất
tác động tới dự án, với thế mạnh của tự nhiên: cảnh quản đẹp, khu di
tích kịch sử lâu đời…là yếu tố không thể thiếu trong mỗi dự án du lịch.
1.4.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động du lịch.
• Lượng khách du lịch đến thăm quan mỗi năm. Đây là một chỉ
tiêu đánh giá quan trọng trong việc đánh giá hoạt động đầu tư
phát triển du lịch. Lượng khách du lịch liên quan tới doanh thu
của ngành du lịch ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư trong
ngành. Nếu thực tế diễn ra với lượng khách du lịch tăng nhanh
qua các năm, điều này sẽ thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư tham
gia vào đầu tư xây dựng các dự án.
• Số lượng các nhà nghỉ, khách sạn, được xây dựng.
Với chỉ tiêu đánh giá này chúng ta có thể đánh giá được khả
năng thu hút vốn cũng như tình hình phát triển của ngành du lịch.
Nếu số lượng nhà nghỉ, khách sạn tăng qua các năm, thì có thể
thấy đây là điểm du lịch đang thu hút được nhiều du khách.
• Đóng góp GDP của ngành du lịch. Đối với các dự án phát triển
thì mục đích cuối cùng luôn là mức độ hiệu quả của dự án đó cho
nền kinh tế và cho xã hội, do đó chỉ tiêu mức đóng góp GDP của
ngành sẽ đo lường sự phát triển của ngành đó.
• Tác động của phát triển du lịch tới kinh tế-xã hội. Đây là chỉ tiêu
phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động tới xã hội. Theo

7
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
nghiên cứu đánh giá của ngành du lịch dịch vụ, thì phát triển du
lịch sẽ tạo điều kiện cho các ngành giao thông, cơ sở vật chất,
được cải thiện. Hơn thế nữa hoạt động trong phát triển du lịch
còn tạo điều kiện cho người dân quang vùng có cơ hội tăng thu
nhập.
• Số lao động được tạo việc làm trong ngành du lịch.
8
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN.
2.1. Tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền
núi Bắc bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hiện nay là hơn 1 triệu
người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.
Vị trí địa lý:
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với
Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn
và Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là
một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của
vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu
kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ.
9
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh và
khu vực các tỉnh trung du miền núi Bắc bộ.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền

văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa,
giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
Các điều kiện để phát triển tiềm năng du lịch.
Thái Nguyên có các điểm du lịch chính như sau:
+ Khu du lịch Hồ Núi Cốc.
Hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố
Thái Nguyên 15km về hướng tây nam. Nơi đây nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo
tự bao năm nay và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công -
chàng Cốc.

10
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
Ði theo tỉnh lộ Ðán - Núi Cốc trải nhựa
phẳng phiu, uốn lượn qua những cánh rừng
bạt ngàn, tít tắp là tới khu du lịch Núi Cốc.
Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kì
thú sơn thuỷ hữu tình.

Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm. Núi Cốc tên gọi
một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu
chuyện tình thuỷ chung trong truyền thuyết Nàng Công - Chàng Cốc.

Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang
dòng sông Công, nằm trên địa phận huyện
Ðại Từ, ở trên cao lưng chừng núi. Hồ được
khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành
cơ bản năm 1994. Hồ gồm một đập chính
dài 480m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ
khoảng 25km
2

. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, có
đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê
hương của loài dê, có đảo có đền Bà chúa Thượng Ngàn.
Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát đẹp. Hiện nay hệ thống nhà
nghỉ và bến tắm đã được quy hoạch và xây dựng tương đối tốt, phục vụ
khách du lịch đến thăm quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
+ Khu du lịch Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà.
Cảnh đẹp thiên tạo lại ẩn mình triệu năm trong lòng mạch núi đá vôi cao ngất
đỉnh vờn mây trắng, sườn núi được bao phủ trùng điệp mầu xanh vĩnh cửu
của rừng già - một khu rừng đặc dụng hiếm hoi, nhiều gỗ quý và muông thú,
11
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai.
Nay du lịch mở mang, đường từ huyện lỵ lên danh thắng được mở rộng thay
đường mòn, đã phẳng phiu, thuận tiện cho khách đến thăm. Tuy thế, chặng
đầu du ngoạn suối, hang, khách vẫn được hưởng cái thú leo núi trên đường đá
dốc vừa sức người leo, nhưng lại có được cảm giác chinh phục núi non hiểm
trở, bởi những đoạn khuất khúc, quanh co, đôi chỗ lởm chởm bãi đá tai mèo.
Trên đỉnh là một vòm hang bên trong sâu thăm thẳm chứa nhiều bí ẩn "treo"
trên vách núi!.
Hang Phượng Hoàng rộng, yên tĩnh và rượi mát, mà không tối và ẩm thấp do
được ánh ngày từ hai cửa hang chiếu sáng. Vì thế không khí trong lành và
khách có thể thỏa thuê ngắm nhìn thật kỹ cơ man là tác phẩm tạo hình thạch
nhũ sống động mà huyền ảo của tạo hóa treo bày trên trần vòm hang từ thuở
hoang sơ.
Dưới chân núi có hang Suối Mỏ Gà. Cửa hang rộng chừng 10m, có khe nước
chảy từ trong hang ra. Phía trước hang có nhiều thác nước nhỏ nhiều bến tắm,
nhiều mô đá hình ghế ngồi, đảo đá, nước mát trong, phong cảnh hữu tình. Sau
khi du khách vãn cảnh trên núi Phượng Hoàng, suối nước và bến tắm hang
Mỏ Gà là nơi dừng chân nghỉ ngơi, rửa chân tay, tắm mát nhất là những ngày

hè, thời tiết nóng bức.
+ Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá. Với lịch sử ra đời của Đội Việt
Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt
Nam). Đây cũng là nơi Bộ Tổng Tư lệnh QĐNDVN làm việc trong thời gian
kháng Pháp. Bạn có thể tới du ngoạn núi Hồng, hồ Bảo Linh - hai cảnh quan
đẹp ở huyện Định Hoá - hoặc ghé qua xã Đồng Thịnh - nơi có di tích diễn tập
(1953) để đánh chiếm Điện Biên Phủ. Tại ATK Định Hoá còn có một số địa
12
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
danh di tích tiêu biểu như Đồng Đau, Đồng Rằm, Nong Nia. Trên đường tới
xã Phú Đình - trung tâm ATK - cảnh trí rất trữ tình. Khu di tích Tỉn Keo,
Khuôn Tát mỗi ngày đón hàng trăm lượt khách tham quan và du khách có thể
dừng chân chụp một bức ảnh bên lán Tỉn Keo - nơi mà cuối năm 1953, Bác
Hồ cùng Bộ Chính trị họp bàn chỉ đạo kế hoạch tác chiến chiến dịch Đông
Xuân mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Từ Tỉn Keo, du khách có thể đi khoảng 1-2km tới thác Bảy tầng, suốt ngày
nước reo lao xao rừng Khuôn Tát. Tỉn Keo cũng là nơi mà hàng năm, vào
ngày mùng 10 tháng Giêng, có hội Lồng Tồng, thu hút rất đông người tham
dự. Mùa hội năm 2005, nơi đây có tới hơn 3 vạn người tham dự. Mỗi dịp như
thế, du khách lại có cơ hội khám phá phong cảnh, tìm hiểu những dấu ấn cách
mạng, và đồng thời được có dịp thưởng thức những sản vật địa phương như
cơm lam, trám bùi, mướp đắng, măng đắng, bồ khai, rau ngót Mới đây,
ngày 19/5/2005, trong khu vực quần thể Khu di tích lịch sử - Làng Văn hoá
du lịch (do Tổng cục Du lịch và tỉnh Thái Nguyên đầu tư), Đền thờ Bác Hồ đã
được xây dựng. Đó là một điểm mà du khách khó thể bỏ qua.
Đến với khu di tích ATK - Định Hoá, ngoài việc tham quan các di tích lịch sử
truyền thống, du khách còn rất nhiều cơ hội tìm hiểu đời sống người dân địa
phương, khám phá những nét đẹp văn hoá mà chỉ nơi này có được, đồng thời
chứng kiến cảnh sắc ngày một đổi thay trên mảnh đất giàu truyền thống cách
mạng. Một vài món quà du khách mua ở những phiên chợ quê vùng cao hẳn

cũng sẽ đầy thú vị.
+ Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (tại thành phố Thái Nguyên)
và các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú Lương),
chùa Hang ( Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành
phố Thái Nguyên).
13
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Điều kiện xã hội.
Chính sách thu hút vốn đầu tư: Vốn đầu tư là một yếu tố quan trọng của mỗi
dự án, đặc biệt với Tỉnh Thái Nguyên-là một tỉnh đang trong giai đoạn phát
triển, cơ sỏ vật chất còn chưa được khanh trang do đó để phát triển Tỉnh cần
một lượng vốn tương đối lớn-thì nguồn vốn phát triển là một nhân tố rất quan
trọng. Với yêu cầu cấp bách như trên thì Tỉnh Thái Nguyên đã đề ra chính
sách nhằm kêu gọi và thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư:
Tỉnh Thái Nguyên luôn mở rộng chào đón và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư được giải quyết về địa điểm đầu tư, các ưu đãi đầu tư theo
quy định và bảo đảm được bàn giao mặt bằng, nhận quyền sử dụng đất trong
thời gian nhanh nhất.
Nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung Chính phủ đã
ban hành về các loại thuế.
Nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ một phần tiền đền bù giải phóng mặt bằng nếu dự
án đầu tư thuộc vào các danh mục, lĩnh vực được tỉnh khuyến khích đầu tư
hoặc dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
Nhà đầu tư sẽ được cung cấp các dịch vụ đầu tư kịp thời theo nhu cầu và được
giải quyết các thủ tục hành chính nhanh nhất theo cơ chế một cửa.
Ngoài ra Tỉnh còn đưa ra một số chính sách miễn giảm:
Chính sách ưu đãi về đất đai - Về giá thuê đất: áp dụng giá thuê đất với
mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ theo từng địa bàn huyện,
thành, thị Về miễn giảm tiền thuê đất: Được miễn giảm theo quy định tại

Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc thi hành
Luật Khuyến khích.
14
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
Chính sách ưu đãi về thuế.
Chính sách hỗ trợ đầu tư :tạo điều kiện vay vốn và hỗ trợ lãi suất tín dụng
cho các nhà đầu tư trong nước - Nhà đầu tư được vay vốn từ các tổ chức tín dụng
để tổ chức sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư có đủ tiêu chuẩn được cấp Chứng
nhận ưu đãi đầu tư được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. Nếu vay vốn từ
các Ngân hàng thương mại khác thì được xem xét cấp bù lãi suất chênh lệch giữa
vay tại Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển và Ngân hàng thương mại.
Các biện pháp thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư: Giảm thời gian
cấp phép đầu tư - Đối với các dự án đầu tư trong nước: Tuỳ từng loại hình đầu
tư, nhà đầu tư sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng
từ 3 đến 10 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế
hoạch và Đầu tư nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh. - Đối với các dự án
đầu tư nước ngoài: + Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư (GPĐT): Trong thời hạn
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. (Quy định chung là 15
ngày) + Thẩm định dự án cấp GPĐT: thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ. (Quy định chung thời gian tối đa là 30 ngày) + Điều
chỉnh GPĐT: thẩm định điều chỉnh GPĐT thực hiện trong thời hạn 15 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu việc điều chỉnh không cần
thẩm định, thời gian tối đa là 07 ngày làm việc.
Trong những năm qua 2006-2010 Tỉnh đã thu hút được 428 dự án được
chấp thuận đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên
tới 105 nghìn tỷ đồng; trong đó số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư là
188 dự án với số vốn đăng ký 66 nghìn 823 tỷ đồng, được chấp thuận đầu tư
240 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 38 nghìn 149 tỷ đồng.
15
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên

2.1.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị
trường du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch;
Về hiện trạng tài nguyên.
Như đã đưa ra các đặc điểm của Thái Nguyên bên trên chúng ta có thể thấy
được Tỉnh có một vị trí địa lý tương đối tốt là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa
giữa trung tâm thủ đô đất nước với các Tỉnh miền núi phía bắc khác, một nơi
có mặt hồ thơ mộng với câu chuyện tình yêu bất tử, là nới có hang động hùng
vĩ hình con phượng, và là nơi chứa đựng lịch sử khánh chiến chống thực dân
Pháp hào hùng của dân tộc ta.
Do Thái nguyên là chiếc cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với
vùng miền núi phía Bắc của Tổ quốc. Nơi đây tập trung rất nhiều thành phần
dân tộc, do đó, sự giao lưu văn hoá diễn ra, đã đem lại những nét văn hoá
phong phú và đa dạng cho Thái Nguyên. Tuy nhiên, các dân tộc sinh sống
trên địa bàn Thái Nguyên đều giữ được những nét bản sắc riêng biệt của mình
như: Điệu hát “pả dzung” trong các ngày lễ tết của người Dao, lễ cưới độc
đáo của người Nùng Phàn Sình, truyền thống đan lát, dệt vải và điệu hát “sli
”, hát “lượn” của người Tày, Nùng Dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên
đều mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn
hoá Nhưng họ đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong một cộng đồng,
tạo thành một nền văn hoá đặc trưng của Thái Nguyên. Và như một điều hiển
nhiên khi du khách đến nơi đây sẽ được đắm chìm trong không khí cổ xưa,
những điệu hát dao cổ, những điệu múa truyền thống. Hay với các cảnh quan
thiên nhiên hùng vĩ nước non của Hồ Núi Cốc và hang động Phượng Hoàng-
suối Mỏ Gà du khách đều có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của chúng.
Ngoài ra là khu di tích lịch sử khánh chiến của dân tộc ta: ATK nơi mà Đảng
đã chọn để làm cơ quan kháng chiến chống Pháp.
16
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
Với những tiềm năng của ình Tỉnh Thái Nguyên hoàn toàn có thể trở thành
một địa điểm du lịch lý tưởng.

2.2. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển du lịch.
Vốn đầu tư:
Định hướng phát triển du lịch, trong những năm qua Tỉnh Thái Nguyên luôn
chú trọng đầu tư. Với các dự án lớn:
• Dự án Hồ Núi Cốc: Là điểm nhấn trong chiến lược phát triển du lịch
của Tỉnh, do đó Tỉnh đã có chính sách quy hoạch phát triển, khai thác
khu du lịch Hồ Núi Cốc có tầm nhìn đến năm 2030. Hiện dự án đang
được triển khai giai đoạn I với số vốn 9.645 tỉ đồng. Trong đó vốn được
sử dụng để xây dựng các khu vui chơi, sân golf, nhà nghỉ sinh thái đáp
ứng nhu cầu của du khách. Ngoài con số 9.645 tỷ của ngân sách nhà
nước ra dự án hồ núi cốc còn nhận được sự đầu tư của tư nhân vào các
lĩnh vực: Khu du lịch sinh thái và vui chơi có thưởng với tổng kinh phí
đầu tư khoảng 30 triệu USD, Dự án Tổ hợp du lịch sinh thái - nghỉ
dưỡng và dược liệu Hồ Núi Cốc trị giá khoảng 20 triệu USD. Bên cạnh
việc đầu tư xây dựng dự án Hồ Núi Cốc Tỉnh còn cho đấu thầu thêm
các dự án nhỏ nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho khu du
lịch: Triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, san nền, cấp thoát
nước, cấp điện với số vốn đầu tư là 820 tỷ đồng. Và con đường nối Hồ
Núi Cốc với trung tâm thành phố cũng được mở rộng và nâng cấp, với
chiều dài 12,876km (đây là con đường chính nối liền khu du lịch Hồ
Núi Cốc với trung tâm thành phố) dự án được triển khai đầu năm 2009
với quy mô vốn lên tới 1500 tỷ đồng.
• Dự án du lịch An Toàn Khu(ATK): Với chủ trương chính sách đẩy
mạnh phát triển du lịch, ngoài ra còn tạo điều kiện cho vùng đất đã
17
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
từng có công trong cách mạng được phát triển. Thái Nguyên đã mạnh
dạn đầu tư vào khu du lịch ATK với số vốn 400 tỷ đồng. Dự án được
triển khai vào giữa năm 2009 với việc xây dựng các hạng mục công
trình : khu lễ hội, khu di tích lịch sử, nhà bảo tàng. Hiện dự án đã được

hoàn tất và đưa vào sử dụng đón tiếp các doàn khách du lịch.
• Dự án khu du lịch Hang Phượng Hoàng-Suối Mỏ Gà: Với việc mở rộng
và liên kết với các điểm du lịch khác của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên đã kêu gọi hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư để xây dựng khu
danh lam thắng cảnh này. Và được sự hỗ trợ vốn của các nhà đầu tư
Thái Nguyên đã cho khởi công xây dựng với số vốn thực hiện 5 triệu
USD tương đương với 200 tỷ đồng.
Bên cạnh các dự án lớn Tỉnh còn triển khai đầu tư một số các dự án khác
như: Khu du lịch Hang phượng Hoàng-Suối Mỏ Gà với số vốn (500 tỷ
đồng). Cuối năm 2010 sau khi xem xét và tổng kết lại Tỉnh đã công bố các
dự án đã được triển khai và thực hiện từ năm 2008-2010:
18
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
Tên dự án Số vốn thực hiện(tỷ
đồng)
Năm thực hiện
Xây dựng Khu nghỉ dưỡng, Khu
du lịch sinh thái, lịch sử Đát
Ngao
50 2008
Xây dựng Khu nghỉ dưỡng, Khu
du lịch sinh thái Cửa Tử.
50 2008
Hồ du lịch sinh thái và khu nghỉ
dưỡng Khuôn Tát xã Phú Đình
100 2008
Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc 10.000 – 40.000 2009
Làng du lịch văn hoá dân tộc Đại
Từ, Định Hoá
200 2009

Khu du lịch suối Mỏ gà, hang
Phượng Hoàng, Võ Nhai
500 2009
Dự án quy hoạch và đầu tư xây
dựng các điểm du lịch tạo quần
thể du lịch tổng hợp vui chơi văn
hóa thể thao trung tâm Thái
Nguyên
120 2009
Dự án khu du lịch Nam Hồ Núi
Cốc
1600 2009
Dự án khu du lịch và khách sạn 2
bên bờ sông cầu
2000 2009
Khu công viên núi Tảo ven sông
Công, thị xã Sông Công
200 2009
Dự án xây dựng công viên văn
hóa vùng Việt Bắc
500 2009
Dự án đầu tư xây dựng Chợ La
Hiên
20 2010
Dự án đầu tư Xây dựng siêu thị
Đình Cả
20 2010
Chợ trung tâm (Trung tâm 50 2010
19
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên

thương mại thị xã Sông Công)
Dự án xây dựng các siêu thị tại
khu vực trung tâm TPTN (7 siêu
thị)
500 2010
Dự án xây dựng khách sạn 3 sao
21 tầng Lương Thế Vinh
100 2010
Khách sạn cao cấp 4-5 sao Hồ
Núi Cốc
200 2010
Xây dựng khách sạn, nhà nghỉ tại
trung tâm thị trấn Đình Cả (5-7
tầng)
240 2010
Dự án xây dựng khách sạn (5 sao,
4 sao, 3 sao, )
20 2010
31470
Với con số ước tính 31470 tỷ đổng được thực hiện đầu tư vào ngành du lịch
trong 3 năm qua đã cho thấy chính sách đương lối của Thái Nguyên quyết tâm
đưa Tỉnh trở thành vùng đất du lịch.
2.2.1.Cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
Nguôn vốn từ ngân sách: Tuy đang trong giai đoạn phát triển, với sự thiếu hụt
của ngân sách địa phương, nhưng với phương châm quyết tâm đưa Thái
Nguyên trở thành một Thành Phố du lịch, Tỉnh đã có những bước đi mạnh
dạn trong quá trình đầu tư. Trung bình từ năm 2006 trở lại đây, hàng năm
Tỉnh đều bỏ ra 10.192 nghìn tỷ đồng tương đương với 10% so với doanh thu
ngân sách của tỉnh. Trong năm 2010 và 2011 số tiến từ ngân sách của tỉnh cho
du lịch dịch vụ có xu hướng cao hơn năm 2010 :15.36 nghìn tỷ, năm 2011:

chỉ trong 8 tháng đầu năm Tỉnh đã chi 18.93 nghìn tỷ cho ngành du lịch. Do
trong 2 năm qua Tỉnh đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản và quảng bá, giới
thiệu địa danh lên số vốn cho ngành tăng mạnh. Năm 2010 dự án Hồ Núi Cốc
đang đi vào quá trình xây dựng, năm 2011 có sự kiện liên hoan Carnaval trà
20
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên. Đây là những hoạt động vô cùng thiết thực nhằm tạo điều kiện
cho ngành du lịch phát triển.
Nguồn vốn đầu tư của tư nhân:
Với chính sách phát triển của Tỉnh, phải nói rằng đây chính là cơ hội đầu tư
cho các tư nhân. Do đó mà vốn đầu tư tư nhân luôn tăng đều qua những năm
qua. Trong những năm 2006-2010 Tỉnh đã thu hút được 9.34 nghìn tỷ đồng
đầu tư vào các hoạt động trong ngành du lịch chiếm gần 28% số vốn đầu tư
vào ngành. Năm 2009 công ty khách sạn Dạ Hương thái nguyên đã đầu tư vào
đầu tư 500 tỷ chô việc xây dựng nhà nghỉ du lịch đồng thời cũng mở rộng
hoạt động mở các tour du lịch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra, Tỉnh
còn khuyến khích tư nhân đầu tư vào hoạt động xây dựng các hạ tầng cơ sở để
phát triển du lịch.
Vốn đầu tư nước ngoài:
Cùng với chiến lược quảng bá thương hiệu, Thái Nguyên mong muốn được
sự quan tâm của các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà còn cả các nhà đầu
tư nước ngoài. Và trong các năm vừa qua, đối với vốn đầu tư nước ngoài thì
thật sự Thái Nguyên chưa thể có những điểm nhấn trong việc hấp dẫn các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào du lịch Thái Nguyên. Trong năm 2009 khi
mà vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư đạt 250,9 triệu USD với 20 dự án
phát triển nhưng trong đó chỉ có 1 dự án đầu tư vào hoạt động ngành du lịch.
Do đó Tỉnh cần có chính sách tốt hơn nữa trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài.
2.3 Nội dung phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
2.3.1.Đầu tư phát triển các khu du lịch.

Thật sự thì tài nguyên du lịch Thái Nguyên, nhất là tài nguyên du lịch tự
nhiên chưa đủ sức lôi cuốn đối với du khách. Trong nhiều năm qua, quan
điểm phát triển du lịch của tỉnh cũng chưa rõ nét, cho nên việc quy hoạch du
21
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
lịch đón đầu, định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn gặp khó
khăn, thậm chí đầu tư không hiệu quả. Nền kinh tế địa phương nhìn chung
còn nghèo, đường giao thông, hệ thống cấp nước sạch và hạ tầng du lịch; cơ
sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, v.v còn thiếu và yếu. Ðội ngũ chuyên môn làm du
lịch chưa chuyên nghiệp. Hình ảnh của du lịch Thái Nguyên đối với du khách
và các hãng lữ hành hiện khá mờ nhạt và thiếu tính hấp dẫn cần thiết. Tỉnh
cũng chưa có được một khu du lịch nào được đầu tư hoàn chỉnh, hiện đại và
có được tiếng vang tương xứng tầm quốc gia, thu hút đông du khách, đặc biệt
là khách quốc tế.
Với những hạn chế và khó khăn hiện tại, trước mắt, du lịch Thái Nguyên nên
tập trung phát triển du lịch tham quan văn hóa - lịch sử và giáo dục truyền
thống cách mạng dựa trên tiềm năng khu di tích lịch sử Chợ Chu - ATK Ðịnh
Hóa, chú trọng đầu tư, quảng bá cho du lịch cuối tuần Hồ Núi Cốc và đón
khách quốc tế quá cảnh đường bộ. Trong đó, du lịch tỉnh cần quảng bá nhằm
vào những đối tượng khách phổ biến đi theo đoàn vừa và lớn từ 15 đến 30
khách/đoàn, chủ yếu là học sinh, sinh viên và khách hơn 55 tuổi là người hưu
trí, cựu chiến binh. Ðây là đối tượng khách quan tâm đến lịch sử, truyền thống
cách mạng. Tiếp theo là khách du lịch trong nước đi theo gia đình, theo nhóm
hoặc theo cơ quan, đoàn thể đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận để tham quan
và nghỉ tại Hồ Núi Cốc theo chương trình đi trong ngày hoặc ở lại một đêm.
Cuối cùng là khách quốc tế đi theo các tua vòng cung đông bắc do các hãng
lữ hành quốc tế tổ chức. Trên hành trình của mình, họ có thể ghé thăm Thái
Nguyên, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và một số điểm du lịch
khác.
Từ thực trạng phát triển du lịch và đối tượng thị trường khách, để phát triển,

du lịch Thái Nguyên phải có sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh Tuyên Quang,
Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn. Xu hướng phát triển độc lập sẽ làm cho sản
phẩm du lịch của Thái Nguyên vốn đã không phong phú càng trở nên kém đa
22
Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên
dạng và thiếu sức lôi cuốn. Quan điểm liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong phát
triển du lịch theo vùng nên được thống nhất trong mọi sự chỉ đạo, định hướng
và thể hiện rõ trong công việc cụ thể. Ngành du lịch tỉnh nên kiên quyết áp
dụng quan điểm "làm lại từ đầu" trong quy hoạch, đầu tư xây dựng ở một số
điểm du lịch và cả trong cách tiếp cận, làm thay đổi quan niệm của du khách
cũng như của các hãng lữ hành về du lịch Thái Nguyên. Vấn đề là cần chọn
một điểm nhấn cho quá trình "làm lại" này của tỉnh. Có thể chọn một điểm du
lịch phù hợp là trọng tâm cho đầu tư xây dựng hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ,
rồi quảng bá mạnh mẽ đưa ra thị trường để thu hút du khách. Hồ núi cốc là
một địa danh đã khá quen thuộc với các du khách, là một địa điểm với những
cảnh quan đẹp, do đó chúng ta có thể phát triển địa danh này làm điểm nhấn
thu hút khách du lịch qua đó giới thiệu thêm cho du khách về các địa điểm
ATK( an toàn khu), hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà, hay bảo tàng dân tộc
học…Ngày 25-6-2011 thủ tướng chính phủ đã quyết định công bố quy hoạch
vùng du lịch quốc gia hồ Núi Cốc đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và trao
giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp. Theo quy hoạch, vùng Hồ Núi
Cốc là khu du lịch trọng điểm quốc gia, khu du lịch sinh thái có quy mô gần
200 km2, gồm 9 xã và 1 thị trấn thuộc thành phố Thái Nguyên và 2 huyện
(Phổ Yên, Đại Từ), trong đó diện tích thuộc Thành phố Thái Nguyên trên
5.400 ha, diện tích thuộc huyện Đại Từ trên 10.000 ha và diện tích thuộc
huyện Phổ Yên hơn 3.400 ha. Dự tính đến năm 2020, dân số toàn vùng quy
hoạch từ 60,5 đến 62 nghìn người; đến năm 2030 từ 68 đến 70 nghìn người.
Vùng du lịch này được định hướng phát triển thành phân vùng phát triển kinh
tế bao gồm khu vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, vùng
trồng chè tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp, vùng rừng tự nhiên, phòng hộ

và Khu vực phát triển du lịch, thương mại dịch vụ và đô thị. Toàn bộ vùng du
lịch này được chia thành 5 khu chức năng bao gồm: Du lịch, thể thao, thương
mại dịch vụ tổng hợp với số vốn đầu tư 850-900 tỷ đồng; Khu giải trí, sân
23

×