Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

thực trạng thu hút fdi vào ngành du lịch thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.15 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
2.3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ..................................................................................................................................................................29


I, Những vấn đề cơ bản về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với
những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực
tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”.
Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý
doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài
sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước
ngồi là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay
đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh
công ty".
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra
một khái niệm về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực
tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được
từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và
các khoản vay trong nội bộ công ty.
Trong khi đó thì các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước
ngoài là người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của
nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của
nước ngồi để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm
quyền kiểm sốt trong thực thể kinh tế ấy.


Cịn ở Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái
niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào
Việt Nam vốn bằng tiền nước ngồi hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt
Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí
1


nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật
này”.
Từ tất cả những khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia
là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào
quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể
kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hố lợi ích của mình”.
1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành du lịch.
FDI nói chung và FDI vào ngành du lịch nói riêng chủ yếu là đầu tư tư nhân
với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các
nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI. Do đó, phải xây
dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp
lý, để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước
mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các
chủ đầu tư.
Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong
vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành
quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
Thứ ba, tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ
quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được
phân chia dựa vào tỷ lệ này.
Thứ tư, thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, tức là nó mang tính chất

thu nhập kinh doanh chứ không phải là lợi tức.
Thứ năm, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và
tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh
vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô vốn đầu tư cũng như công
nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Lĩnh vực
kinh doanh ở đây là du lịch
Thứ sáu, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận
2


đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được cơng nghệ,
kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành du lịch
1.3.1 Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và
phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà
không thành lập pháp nhân mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại diện có thẩm
quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực
hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Đặc điểm là các bên kí kết hợp
đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể
thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh
doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi
nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn
hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính
đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh
doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước
sở tại. quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong hợp đồng hợp
tác kinh doanh.
Đối với nước tiếp nhận:

-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cơng nghệ, tạo ra thị
trường mới nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều
hành dự án
- Nhược điểm: khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh
vực dễ sinh lời.
Đối với nước đầu tư:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại
vào được những lĩnh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được những thị trường truyền
thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị
trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn
hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư.
3


- Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác
với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại.
1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nươc ngồi gọi tắt là liên doanh là hình thức
được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngồi trên thế giới từ trước
đến nay. Nó cơng cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngồi một cách hợp pháp và
có hiệu quả thơng qua hoạt động hợp tác.
Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc
tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài
chính, luật pháp và bản sắc văn hố; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên
về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có
thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh
doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.
Đối với nước tiếp nhận đầu tư
-Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hố sản phẩm,
đổi mới cơng nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao động làm việc

và học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngồi.
-Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo các vấn đề liên quan đến dự án
đầu tư, thường xuất hiện mâu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác
nước ngồi thường quan tâm đến lợi ích tồn cầu, vì vậy đơi lúc liên doanh phải
chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới
tương lai phát triển của liên doanh.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
-Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại;
được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc hạn
chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những
thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Khơng mất thời gian và chi phí cho việc
nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi
ro đầu tư.
-Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất
4


nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản
góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ
động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh, khó giải
quyết khác biệt về tập quán, văn hoá.
1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động
đầu tư quốc tế.
Theo khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi là một thực thể kinh
doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư
và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành
quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về
môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật

pháp, văn hố, mức độ cạnh tranh…
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi có tư cách pháp nhân là một thực thể
pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đối với nước tiếp nhận:
-Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù cả khi
doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư;
tập trung thu hút vốn và cơng nghệ của nước ngồi vào những lĩnh vực khuyến
khích

xuất

khẩu;

tiếp

cận

được

thị

trường

nước

ngồi.

- Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và cơng nghệ nước ngồi để
nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện được
chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ
động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của
tập đoàn.
- Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí
5


nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; khơng xâm nhập được vào
những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các
cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại.
1.3.5 Đầu tư thơng qua mơ hình cơng ty mẹ và con (Holding company)
Holding company là một trong những mơ hình tổ chức quản lí được thừa nhận
rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một cơng ty khác ở mức đủ
để kiểm sốt hoạt động quản lí và điều hành cơng ty đó thơng qua việc gây ảnh
hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị.
Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn
hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt
động quản lí của các cơng ty con, các cơng ty con vẫn duy trì quyền kiểm sốt hoạt
động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi như:
- Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư khác
nhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ các công
ty trực thuộc trong việc tiếp thị, tiêu thụ hàng hoá, điều tiết chi phí thu nhập và các
nghiệp vụ tài chính.
- Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống
nhất và chịu trách nhiệm về việc ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối
các hoạt động và tài chính của cả nhóm cơng ty.
- Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục

đầu tư. Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các công
ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các cơng ty này.
- Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đối
ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)…
1.3.6 Hình thức cơng ty cổ phần
Cơng ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn) là doanh nghiệp trong
đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đơng có thể là tổ chức cá nhân với số
6


lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu.
Đặc trưng của cơng ty cổ phần là nó có quyền phát hành chứng khốn ra cơng
chúng và các cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác.
Cơ cấu tổ chức, cơng ty cổ phần phải có Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và
giám đốc. Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, cổ đông hoặc nhóm cổ đơng sở
hữu trên 10% số cổ phiếu thường có quyền tham gia giám sát quản lý hoạt động của
công ty cổ phần. Đại hôi cổ đông gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Ở một số nước khác, cơng ty cổ phần hữu hạn có vốn đầu nước ngoài được
thành lập theo cách: thành lập mới, cổ phần hoá doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp
liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) đang hoạt động, mua lại cổ phần
của

doanh

nghiệp


trong

nước

cổ

phần

hố.

1.3.7 Hình thức chi nhánh cơng ty nước ngồi
Hình thức này được phân biệt với hình thức cơng ty con 100% vốn nước ngồi
ở chỗ chi nhánh khơng được coi là một pháp nhân độc lập trong khi công ty con
thường là một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm của công ty con thường giới hạn
trong phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiẹm của chi nhánh theo quy
định của một số nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh, mà
còn được mở rộng đến cả phần tài sản của cơng ty mẹ ở nước ngồi.
Chi nhánh được phép khấu trừ các khoản lỗ ở nước sở tại và các khoản chi phí
thành lập ban đầu vào các khoản thu nhập của cơng ty mẹ tại nước ngồi. Ngồi ra
chi nhánh còn được khấu trừ một phần các chi phí quản lý của cơng ty mẹ ở nước
ngồi vào phần thu nhập chịu thuế ở nước sở tại.Việc thành lập chi nhánh thường
đơn giản hơn so với việc thành lập công ty con. Do không thành lập một pháp nhân
độc lập, việc thành lập chi nhánh không phải tuân thủ theo các quy định về thành
lập công ty, thường chỉ thơng qua việc đăng kí tại các cơ quan có thẩm quyền của
nước

chủ

nhà


1.3.8 Hình thức cơng ty hợp danh
Cơng ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,
7


ngồi các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh
phải là cá nhân có trình độ chun mơn, có uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của cơng ty; thành viên góp vốn
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
cơng ty. Cơng ty hợp danh khơng được phát hành bất kì loại chứng khốn nào. Các
thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý cơng
ty, cịn thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại điều
lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh
nhân danh công ty.
Khác với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi
hình thức đầu tư này mang đặc trưng của công ty đối nhân tiền về thân nhân trách
nhiệm vô hạn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Hình thức đầu tư này trước hết rất phù hợp
với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì có những ưu điểm rõ rệt nên cũng được các
doanh nghiệp lớn quan tâm.
Việc cho ra đời hình thức công ty hợp danh ỏ các nước nhằm tao thêm cơ hội
cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp với yều cầu, lợi ích của họ.
Thực tế cho thấy một số loại hình dịch vụ như tư vấn pháp luật, khám chữa bệnh,
thiết kế kiến trúc.. đã và đang phát triển nhanh chóng. Đó là những dịch vụ mà
người tiêu dùng không thể kiểm tra được chất lượng cung ứng trước khi sử dụng,
nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khởe tính mạng và tài sản của người tiêu dùng khi
sử dụng. Việc thành lập cơng ty hợp danh là hình thức thức đầu tư phù hợp trong
việc phát triển và cung cấp các dịch vụ nêu trên. Trong đó những người có vốn
đóng vai trị là thành viên góp vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn cịn các nhà chun
mơn là thành viên hợp danh tổ chức điều hành, cung ứng dịch vụ và chịu trách
nhiệm vơ hạn bằng tồn bộ tài sản của họ.

1.4 Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.4.1 Đối với nước chủ đầu tư
Thứ nhất, khi tiến hành đầu tư vào một nước, cụ thể là với FDI, chủ đầu tư
nước ngồi có thể tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại
vào được những lĩnh vực hạn chế đầu tư, do đó có thể thâm nhập được những thị
8


trường truyền thống của nước chủ nhà.
Thứ hai, các nước chủ đầu tư sẽ không mất thời gian và chi phí cho việc
nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ, cũng như không bị tác
động lớn do khác biệt về văn hố và cịn chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư với
nước tiếp nhận, nhờ đó tránh những rủi ro bất thường ngồi khả năng kiểm soát.
Thứ ba, nước chủ đầu tư sẽ tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối
tác nước sở tại, được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị
cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Thứ tư, trong một số trường hợp, chủ đầu tư nước ngồi có thể sẽ chủ động
trong quản lý điều hành doanh nghiệp, qua đó thực hiện được chiến lược toàn cầu
của tập đoàn, triển khai nhanh dự án đầu tư. Ngồi ra có thể được quyền chủ động
trong việc tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng u cầu phát triển chung
của tập đồn.
Do đó, có thể tổng kết về vai trò của FDI đối với nước chủ đầu tư đó là giúp
các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm dần, tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi ở thị trường
trong nước đã chuyển sang giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản
xuất ở nước ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh. Ngoài ra FDI có thể giúp cho
các nước chủ đầu tư phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ, và
bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị của mình.
1.4.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư Vai trò của FDI đối với nền kinh tế
Đối với nước tiếp nhận đầu tư, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ

cho chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát
triển. Các nước đang phát triển vốn là những nước cịn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp,
nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này khơng chỉ dựa vào tích luỹ trong
nước mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngồi, trong đó có FDI.
FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp
với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây
chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho
phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện
9


đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các cơng nghệ hiện đại hay chỉ là các công
nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong
việc chủ động hồn thiện mơi trường đầu tư hay không.
FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trị này
của FDI khơng chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển,
đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ.
1.4.3 Vai trò của FDI đối với nền kinh tế
FDI có tác động làm năng động hố nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các
doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì FDI
giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo
kiểu tự cấp tự túc.
FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý
dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức lao
động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.
FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong
nước và vốn ngồi nước. Vốn trong nước được hình thành thơng qua tiết kiệm và
đầu tư. Vốn nước ngồi được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp
và hoạt động FDI. Với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc

biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những quốc gia này luôn lâm vào tình
trạng thiếu vốn đầu tư, hoạt động sản xuất và đầu tư ở những nước này như là một
“vòng đói nghèo luẩn quẩn” (theo Paul A. Samuelson). Để phá vỡ vòng luẩn quẩn
ấy, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra “một cú huých lớn”, mà biện pháp
hữu hiệu là tăng vốn cho đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển nền kinh tế
để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhập tăng.
FDI góp phần tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa. Phần lớn vốn FDI đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ,
trong đó có những ngành chủ chốt như xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác chế biến
dầu khí, hóa chất và sản xuất thiết bị và hàng tiêu dùng. FDI góp phần làm tăng tỉ
10


trọng của những ngành này trong nền kinh tế đồng thời tạo điều kiện để hiện đại
hóa nền sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Khu vực có vốn FDI
cịn giúp hình thành các ngành cơng nghiệp và dịch vụ hiện đại như điện tử, tin học,
viễn thông, lắp ráp ô tô và xe máy, giúp chuyển giao cơng nghệ và kĩ năng quản lí
tiên tiến nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước
ngồi có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp
nhận theo nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh
thổ, cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư…
1.4.4 Vai trò của FDI đối với ngành du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành ngành kinh tế hết sức quan trong của hầu hết
các quốc gia trên thế giới, du lịch được xem như ngành cơng nghiệp khơng khói. Đơ
thị du lịch là trung tâm của các hoạt động du lịch. Để ngành du lịch phát triển tốt tại
các đô thị du lịch thì phải có một cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Với một số
quốc gia, việc huy động đủ vốn trong nước để tạo nguồn vốn ban đầu này là rất khó
khăn. Để có đầy dủ điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển
ngành du lịch thì vai trị của nguồn vốn FDI là vô cùng quan trọng.
FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị,

kinh tế như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước
ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài… nên việc huy
động được số vốn đầu tư lớn cho ngành du lịch là an toàn và khơng khó khăn.
Các dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng cả về hình thức lẫn bản chất nên yêu
cầu về nguồn vốn cũng như các kỹ năng, công nghệ trên toàn thế giới là rất cần
thiết, và khi mà nguồn vốn trong nước khơng đủ hoặc cơng nghệ cịn lạc hậu, chưa
đổi mới thì những nguồn vốn từ bên ngoài như FDI sẽ mang đến cho ngành du lịch
trong nước cơ hội để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển ngành.
Ngồi ra, thơng qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia trên
thế giới có sự xích lại gần nhau hơn, và đó cũng là tiền đề nhất định để cho ngành
du lịch mở rộng hoạt động và phát triển lên tầm cao hơn.

11


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH
DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Sự cần thiết phải thu hút FDI vào ngành du lịch Hà Nội
2.1.1 Thực trạng của ngành du lịch thành phố Hà Nội
2.1.1.1 Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng
hàng đầu. Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều
này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn
đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận
tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành
một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch. Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc
tế. Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông

vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thơng tin liên lạc đảm nhiện việc
vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối
giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế. Trong đời sống hiện đại
nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin
liên lạc.
Các cơng trình cung cấp điện, nước: Khách du lịch là những người rời khỏi
nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm
khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách cịn có nhu cầu đảm bảo
về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố
điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ
ngơi giải trí của khách.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong
đó có du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trị hết sức quan
trọng trong q trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức
độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì
12


vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng của khách du lịch và nhu cầu
xã hội, hệ thống các nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển nhanh, tổng số vốn đầu
tư đạt hơn 65 tỷ đồng phần nào đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của khách đến địa phương.
Tuy nhiên các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân phát triển tự phát khơng có
qui hoạch dẫn đến tình trạng khó quản lýcó thể phá vỡ quy hoạch chung đây là vấn
đề tồn tại cần được khắc phục .
Nhịp độ xây dựng nhanh chóng các cơ sở lưu trú đã làm cơng suất sử dụng
buồng giảm, tuy vậy cũng phải thấy rằng cơ sở vật chất đã được nâng cao rõ rệt do
nhu cầu khách ngày càng cao, một số khách sạn, nhà nghỉ có tiêu chuẩn khá cao
theo qui định. Nhìn chúng hệ thống cơ sở lưu trú nhiều nhưng qui mơ cịn nhỏ số

buồng đáp ứng u cầu của khách quốc tế còn hạn chế, điều này đặt ra cho thành
phố Hà Nội khi phát triển loại hình lưu trú cần ưu tiên xây dựng các khách sạn đạt
tiêu chuẩn sao, có định hướng hạn chế xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ có chất
lượng thấp. Hà Nội hiện có 38 khách sạn hạng từ 3-5 sao với gần 5.700 phịng,
trong đó có 10 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao và khoảng 20 khách sạn 3 sao.
Bên cạnh đó, thành phố dự kiến có thêm 30 dự án khách sạn tương lai với hơn
6.100 phịng; trong đó, 4 dự án là Oriental Pearl, Grand Plaza Ha Noi, Crown Plaza
và Hotel De L’ Opera với gần 1.200 phòng có thể sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm
2010. Hệ thống cơ sở ăn uống đa dạng, hầu hết các nhà nghỉ đều có kinh doanh ăn
uống. Các nhà hàng từ đặc sản đến bình dân ln sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du
khách. Tuy nhiên công tác quản lý vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được quản lý có
khoa học và hiệu quả.
Cơ sở vui chơi, giải trí thể thao cịn nghèo nàn. Đó là ngun nhân khơng lưu
giữ được khách. Ngồi dịch vụ của cơng ty TNHH Đại Hoàng Long phần nào đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch và nhân dân còn lại là những dịch vụ nhỏ như bể bơi
công ty du lịch, bể bơi 30/4, bể bơi Thái Hà...Tổng mức đầu tư khu vực này rất hạn
chế. Một số dự án đang được triển khai xây dựng như công viên nước Hồ Tây, Nhà
thi đấu đa năng, sân vận động đang được nâng cấp góp phần làm đa dạng hơn về
13


loại hình, tuy nhiên về lâu dài các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí sẽ được quan
tâm ưu tiên phát triển. Đây là điều kiện để thành phố Hà Nội có thể lưu giữ khách
du lịch và tăng doanh thu du lịch. Phương tiện vận chuyển khách du lịch có chiều
hướng ngày càng tăng. Hiện tại trên địa bàn có tổng số 26 doanh nghiệp tham gia
kinh doanh vận chuyển khách ( 17 doanh nghiệp nhà nước). Tổng số vốn đầu tư cơ
sở vật chất còn hạn chế đạt 27 tỷ đồng chủ yếu đầu tư xây dựng trụ sở, mua xe, chi
phí đầu tư chiều sâu như quảng bá, thị trường, đào tạo lao động còn ít chiểm khoảng
13% tổng đầu tư. Số lượng xe gồm 38 chiếc ( Không kể xe du lịch của các cá nhân
kinh doanh đơn lẻ kết hợp vận chuyển khách thơng thường). Hà Nợi đã có hơn 800

cơ sở lưu trú các loại với hơn 20.000 phịng; trong đó 222 khách sạn được xếp hạng
với gần 14.000 phòng chất lượng cao, có khả năng phục vụ du khách, từ nguyên thủ
quốc gia đi công cán, đến khách nghỉ dưỡng dài hạn như Chùa Một Cột, Quốc Tử
Giám, Hoàng Thành chứa đựng một chiều sâu thẳm về tinh thần của văn hoá Thăng
Long - Hà Nội, văn hoá Việt Nam.
2.1.1.2 Về chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch của
thành phố Hà Nội
Một trong những điểm yếu của ngành du lịch Hà Nội là đội ngũ lao động cịn
thiếu cả số lượng lẫn trình độ nghiệp vụ. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến
trách nhiệm và tính cạnh tranh, làm giảm mức độ hấp dẫn của du lịch thành phố.
Khoảng 30% lao động của ngành du lịch chưa tốt nghiệp trung học phổ thông. Lao
động được đào tạo đại học và sau đại học về du lịch chỉ chiếm hơn 3% tổng số lao
động toàn ngành, và 45% hướng dẫn viên chưa đạt chuẩn tiếng Anh. Đây là thực
trạng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố tại Hội thảo quốc gia lần
thứ hai về đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội được tổ chức sáng ngày
17/8/2010 tại Hà Nội. “Cung và cầu nhân lực ngành du lịch vẫn cịn khoảng cách
lớn và khơng dễ thu hẹp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,” ơng Mai Tiến
Dũng,Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội nói. Đưa ra dẫn
chứng cụ thể về sự yếu kém của đội ngũ nhân lực ngành du lịch hiện nay, ông Dũng
cho biết, một khảo sát cho thấy có tới 45% hướng dẫn viên du lịch và điều hành tour
không đạt chuẩn tiếng Anh cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Tỷ lệ này ở nhân
14


viên lễ tân là gần 70%, nhân viên nhà hàng là 85%.
Thành phố Hà Nội hiện có 7 trường đại học có khoa du lịch, ngành đào tạo du
lịch hoặc có liên quan đến du lịch, 5 trường trung cấp du lịch và nhiều trung tâm
đào tạo nghề du lịch... Theo dự tính, đến năm 2015, tổng số lao động trực tiếp trong
ngành du lịch của thành phố là 103.202 người. Hà Nội được xem là có một nguồn
nhân lực du lịch khá dồi dào so với các tỉnh, thành phố khác, với hơn 9.000 doanh

nghiệp và cơ sở hoạt động du lịch, sử dụng khoảng 63.000 lao động. Tuy nhiên tại
Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh, đào tạo nghề Hà Nội mới đây cho thấy, Hà
Nội luôn được coi là một trong những thành phố có lượng khách du lịch lớn nhất
nước, là trung tâm du lịch lớn của cả nước song nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển của ngành du lịch.
Do đặc thù của mỗi cơ sở kinh doanh và đặc điểm của nhóm lao động, những
yêu cầu kỹ năng, nghiệp vụ phải thường xuyên được thay đổi để phù hợp với nhu
cầu, thị hiếu của khách du lịch. Vì vậy, nhu cầu đào tạo du lịch về kiến thức, kỹ
năng thực tế phải phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp để thích ứng với các quy
trình mới, ngành nghề mới và lĩnh vực hoạt động dịch vụ mới. Đó là chưa kể nhiều
nghề trong ngành du lịch tuy yêu cầu kỹ năng đơn giản nhưng lại đòi hỏi quy trình
phục vụ khắt khe, chi tiết, có phong thái bản sắc, ấn tượng riêng của mỗi cơ sở cung
cấp dịch vụ du lịch. Vì vậy, cùng với những kiến thức được đào tạo tại các cơ sở
dạy nghề, các cơ sở kinh doanh du lịch cũng cần có phương pháp đào tạo thêm, đào
tạo lại. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đào tạo sinh viên ngành du lịch không nhất
thiết phải cần đến tiến sĩ mà chỉ cần những giáo viên có kinh nghiệm chun mơn,
trong khi những người này lại chỉ tập trung làm ở nhà hàng khách sạn mà khơng
tham gia giảng dạy. Thậm chí, cả những đối tượng được đào tạo chính quy cũng
kém về chất lượng. Số lượng sinh viên ra trường được tuyển dụng vào làm trong
các doanh nghiệp du lịch còn thấp. Một trong những nguyên nhân là họ không đáp
ứng được yêu cầu về chun mơn và ngoại ngữ.
Một tình trạng nữa của nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch thành phố
Hà Nội là thiếu hướng dẫn viên trong mùa cao điểm du lịch nội địa. Mùa hè luôn là
mùa cao điểm của du lịch nội địa nhưng các công ty lữ hành năm nào cũng gặp phải

15


tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch. Khi khách đến đăng kí đi các tour du lịch
tăng mạnh, các cơng ty lữ hành chưa kịp vui mừng thì nỗi lo về việc cung cấp

hướng dẫn viên đã hiện hữu. Ngồi nguồn hướng dẫn viên sẵn có, trong mùa cao
điểm du lịch nội địa, các hãng lữ hành thường xuyên phải sử dụng các cộng tác viên
là các hướng dẫn viên tự do. Tuy nhiên, các hướng dẫn viên tự do lại khơng có ràng
buộc với cơng ty về kỷ luật và giấy tờ nên các cơng ty rất khó khăn trong việc lựa
chọn những người đáng tin cậy. Nhiều cơng ty vì q kẹt hướng dẫn viên đã tuyển
cả sinh viên thực tập ở các trường đào tạo Du lịch nhưng vì chưa có kỹ năng nên
những sinh viên này cũng chỉ được đi phụ giúp, học nghề những hướng dẫn viên
“lão luyện” chứ không được trực tiếp tham gia. Tính chất của người làm hướng dẫn
viên tiếng Việt ngồi kiến thức rộng, phục vụ chun nghiệp cịn phải là người hoạt
náo giỏi, biết cách tổ chức trò chơi và tạo khơng khí vui vẻ trong suốt chuyến đi nên
không phải ai mới vào nghề cũng làm được mà đều phải trải qua thực tế và tích lũy
kinh nghiệm.
2.1.2 Tính tất yếu khách quan của việc thu hút FDI vào ngành du lịch
thành phố Hà Nội
Từ thực trạng trên về ngành du lịch của thành phố Hà Nội, việc thu hút FDI
vào ngành du lịch thành phố là một tất yếu khách quan.
Là thủ đơ 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và
giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội
luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà
Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, có thế mạnh và đủ điều kiện để
phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo. Nằm ở phía Bắc Việt Nam trên
châu thổ sông Hồng, Hà Nội tự hào là thủ đô của nước Việt Nam và là thành phố
lớn thứ hai trong cả nước. Mặc dù không náo nhiệt và sơi động như thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội đã và đang là thành phố rất năng động, với những dịng xe cộ hối
hả khơng dứt, những con phố bận rộn tối ngày và trên từng nẻo đường góc phố, Hà
Nội đang phát triển và thay đổi đáng kinh ngạc. Tuy vậy, Hà nội vẫn gìn giữ và bảo
tồn được nét đẹp truyền thống với nhiều cơng trình kiến trúc cổ độc đáo. Trong số
đó khu Phố Cổ, đền và chùa là những điểm tham quan không thể bỏ lỡ đối với bất

16



kì ai đặt chân đến đất “ Hà Thành” này. Đó là chưa kể đến những cơng viên, những
con hồ thơ mộng, u kiều nằm ngay trong lịng phố sơi động hối hả, những con
đường đại lộ rộng, đẹp và nhiều cây xanh đến bất ngờ. Tất cả, đã khiến Hà Nội trở
thành một điểm đến có sức quyến rũ khó tả.
Từ thủ đơ Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương
tiện giao thông đều thuận tiện. Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa
phận huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội chừng 35km). Sân bay Gia Lâm, vốn
là sân bay chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ là sân bay
trực thăng phục vụ bay dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch. Đường bộ: Xe ô tô
khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước
Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên tồn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên
Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi
Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hồ
Bình, Sơn La, Lai Châu… Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến
đường sắt trong nước. Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều
nước châu Âu. Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà
Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
Tuy nhiên thực tế khá nan giải khi quy hoạch đô thị của Thủ đô chưa dành
diện tích đất thỏa đáng cho việc phát triển hạ tầng du lịch, nhất là trong nội đô. Hạn
chế này Hà Nội cũng đã thấy và đang tìm cách khắc phục. Ngồi ra, có thể nói rằng
hạ tầng giao thơng, đường sá, sân bay của Hà Nội đều có vấn đề.Do đó, nhu cầu về
nguồn vốn đầu tư lớn là rất cần thiết.Ngoài ra lúc này Hà Nội đang hút khách nhờ
các sự kiện văn hoá, lễ hội. Theo thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch
(VHTTDL) Hà Nội: Trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay, khách du lịch
quốc tế đến Hà Nội có sự tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài sụt giảm với
551.600 lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường trọng điểm
có lượng khách đến Hà Nội cao là Đức 104.900 lượt khách, tăng gấp 4 lần so với
cùng kỳ năm trước; Trung Quốc gần 76.600 lượt khách, tăng 32%; Pháp 59.100

lượt, tăng 32%; Nhật Bản 50.900 lượt khách, tăng 20%; Anh 31.900 lượt, tăng 20%;
Australia 46.400 lượt, tăng 7%; Mỹ 35.400 lượt, tăng 1%... Điều đáng nói là du
17


khách tới từ các thị trường này đều có mức chi trả cao, thời gian lưu trú tại Hà Nội
tương đối dài. Đây là cơ hội nhưng cũng là yêu cầu địi hỏi ngành du lịch thủ đơ
phải đầu tư vào cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực… và do đó nhu cầu về FDI
cũng là tất yếu.
Là thành phố lớn thứ 17 trên thế giới, Hà Nội có kho tàng di vản văn hóa vật
thể và phi vật thể phong phú và vô giá, với khoảng 5.000 di tích, danh thắng lịch sử,
trong đó có 2.104 di tích đã được xếp hạng (765 di tích quốc gia và quốc tế) như: Di
sản Văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng long, Di sản Ký ức văn
hóa thế giới Văn Miếu - Quốc Tử Giám, làng Việt cổ Đường Lâm, chùa Hương,
chùa Tây Phương...
Việc đa dạng hóa các sản phẩm, từ tham quan, khám phá những di sản văn
hóa, đến các tour du lịch sinh thái - làng nghề, du lịch sạch, đang và sẽ trở thành
chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô trong việc đưa Hà Nội trở thành một
điểm đến an toàn trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2010, ngành Du lịch Thủ đơ đón hàng triệu lượt khách du lịch (trong 6
tháng đầu năm 2010 đã đạt hơn 5,5 triệu lượt khách, trong đó 10% là khách quốc tế)
đến với Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như là sự kiện văn hóa,
chính trị, xã hội lớn “ngàn năm có một” được mong đợi của tất cả những người con
đất Việt luôn hướng đến trái tim của đất nước, là sự quan tâm của bạn bè năm châu
u mến Hà Nội. Hà Nợi đã có hơn 800 cơ sở lưu trú các loại với hơn 20.000
phòng; trong đó 222 khách sạn được xếp hạng với gần 14.000 phòng chất lượng
cao, có khả năng phục vụ du khách, từ nguyên thủ quốc gia trong các chuyến công
tác, đến khách nghỉ dưỡng dài hạn. Ngành Du lịch với tư cách đại diện cho Hà Nội
đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như: Liên minh các Thành phố lịch sử (LHC),
Hiệp hội quốc tế thị trưởng các Thành phố có sử dụng tiếng Pháp (AIMF), mạng

lưới chính quyền địa phương (City Net), Hiệp hội thế giới các đô thị lớn
(METROPOLIS) và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế.
Hà Nội hiện có 152 dự án khu đơ thị mới có quy mơ trên 20 ha, trong đó có 10
khu đã hình thành, 50 khu đang được triển khai, các dự án xây dựng nhà ở xã hội,
cải tạo chung cư cũ, xuống cấp được chú trọng và đạt kết quả bước đầu. trên 95%
18


cơng trình xây dựng có giấy phép. Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng các
dự án cấp nước sạch hợp vệ sinh, cơng trình phúc lợi, hệ thống điện chiếu sáng; cải
tạo đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản...; và hỡ trợ tới 80% tổng chi phí dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật các làng nghề, cụm công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại,
đào tạo hỗ trợ giải quyết việc làm, khôi phục phát triển nghề truyền thống.
Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc
gia trên 900 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập
từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, cơng trình kiến trúc, danh thắng
nổi tiếng.
Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Du khách có dịp khám phá
nhiều cơng trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật xây dựng qua nhiều thế hệ, trong
suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Những danh thắng tự nhiên đẹp và quyến rũ;
những làng nghề thủ công tồn tại hàng trăm năm; những lễ hội truyền thống - sản
phẩm văn hóa kết tinh nhiều giá trị tinh thần... sẽ là những sản phẩm du lịch hấp
dẫn.
Như vậy việc thu hút FDI vào ngành du lịch thành phố là một tất yếu khách
quan, để có thể phát triển du lịch hơn nữa trong tương lai.
2.3 Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI trong ngành du lịch của thành phố
Hà Nội
2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI vào ngành du lịch
thành phố Hà Nội

2.2.1.1 Yếu tố khách quan và bối cảnh quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
2.2.1.1.1 Xu thế quốc tế hóa và tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, hợp
tác cùng phát triển trên phạm vi tồn thế giới.
Xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Tồn cầu
hố được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là tồn cầu hố kinh tế. "Tồn cầu hố
kinh tế là một xu thế khách quan, lơi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế
này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia
chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa
19


có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng
vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ
kém phát triển. Vì tồn cầu hố là một xu thế, một q trình khách quan cho nên
khơng thể đảo ngược.
Trong tiến trình tồn cầu hóa, đường lối đối ngoại đó sẽ được cụ thế hóa rõ nét
nhất bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới. Việt Nam
đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực. Chúng ta
đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),... Ở cấp
liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương ( APEC ), Diễn đàn hợp tác Á - Âu ( ASEM ), của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Và sự kiện vô cùng quan trọng là chúng ta đã
chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong bối cảnh tồn cầu
hố kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta có
cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh
nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngồi để nhanh chóng tăng cường năng
lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trước những tình
hình đó của bối cảnh thế giới, tình hình thu hút FDI vào ngành du lịch là rất khả
quan và đó là cơ hội lớn của du lịch thành phố Hà Nội.
2.2.1.1.Sự phát triển nhanh chóng của yếu tố khoa học công nghệ
Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có

thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và
khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi
dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm
đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức. Quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra
những tiền đề mới cho sự phát triển KH&CN của nước ta trong thời gian tới. Nền
kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua là điều kiện
thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển KH&CN, đồng thời thúc đẩy đổi mới công
nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế, nhất là trước sức ép về
cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.
2.2.1.2 Những điều kiện thuận lợi của thành phố Hà Nội
20


2.2.1.2.1 Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam với bề dày lịch sử lâu đời
Năm 1010, Hà Nội được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô. Hà Nội nay ln
ln là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố lớn của nước Việt Nam hồ bình, thống
nhất, có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới.
Sau gần 1000 năm, Hà Nội ngày nay và Thăng Long xưa khác nhau nhiều về
địa lý, tự nhiên. Chỉ nói về phạm vi, thành Thăng Long xưa nằm giữa sông Nhĩ Hà
và Tô Lịch; Hà Nội bây giờ bao gồm cả phần đất rộng lớn ở bên ngoài hai con sông.
Trung tâm Thăng Long và trung tâm Hà Nội không trùng nhau. Nhưng những điểm
ưu việt của điều kiện địa lý và tự nhiên của Thăng Long vẫn tạo ra những thế mạnh
cho Hà Nội mà hiếm đâu sánh được.
Thứ nhất, thế đất bằng phẳng, cao ráo, nằm trên đồng bằng mầu mỡ, khí hậu lại ấm
áp. Hà Nội là vùng sinh thái tuyệt vời cho con người định cư, phát triển.
Thứ hai, vị thế trung tâm của Hà Nội, lại nằm bên con sông lớn khiến cho giao
thông với các địa phương khác dễ dàng, thuận tiện. Từ xưa, Hà Nội đã nổi tiếng là
một trung tâm thương mại lớn. Và còn rất nhiều thế mạnh nữa do tự nhiên đem lại
mà Hà Nội đã và sẽ khai thác.
2.2.1.2.2 Hà Nội có điều kiện chính trị xã hội tương đối ổn định

Cơ hội thuận lợi là thủ đơ Hà Nội nói riêng, đất nước nói chung rất giàu tiềm
năng về thiên nhiên, văn hóa, kiến trúc, mơi trường xã hội… Những điều kiện này
sẽ giúp chúng ta phát huy nhiều hơn cùng với quá trình hội nhập kinh tế của đất
nước. Lợi thế do hội nhập mang lại cho du lịch rất lớn. Hội nhập sẽ giúp cho môi
trường đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ngày một thơng thống hơn, sự
cạnh tranh trở nên bình đẳng hơn; mặt khác hội nhập buộc các quốc gia phải có
chính sách phân phối và sử dụng hợp lý các nguồn lực phù hợp với lợi thế của từng
nước... Đó chính là những động lực quan trọng cho du lịch tiếp tục phát triển bền
vững. Một yếu tố hết sức quan trọng là quá trình hội nhập càng sâu, rộng hơn của
Việt Nam với cộng đồng quốc tế sẽ làm cho luồng lưu chuyển người (khách du lịch,
thương nhân, người lao động, sinh viên…) giữa nước ta với các nước ngày càng gia
tăng. Đây sẽ là động lực rất lớn cho ngành Du lịch phát triển.
Hà Nội tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn mà Việt Nam đăng cai như
21


Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nước ASEAN...
Đã có nhiều nhà báo, nhà văn, nhà nhiếp ảnh... nước ngoài đến với Hà Nội. Ấn tượng tốt
đẹp về một "Thủ đô phẩm giá của con người", một "Thành phố vì hịa bình" đã lấp lánh
trong những tác phẩm của họ.
Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn và hấp dẫn.
Ngoài ưu thế dày đặc các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn
hiến, từ khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội nổi lên là địa điểm lý tưởng cho
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lễ hội và làng nghề. Một trong những tạp chí du lịch thương mại có số lượng độc giả đơng đảo nhất ở Đơng Nam Á - Smart Travel Asia
vừa công bố top 10 điểm đến của châu Á và Hà Nội trước thềm Đại lễ nghìn năm đã
lọt vào danh sách này ở vị trí thứ 7 cùng một địa danh khác của Việt Nam là Hội An
xếp thứ 5. Cùng trong top 10 có một số địa danh khác như Bali (Indonesia), Phuket
(Thái Lan), HongKong (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc)... Cuộc bình chọn năm
nay được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 7 với số người bình chọn khoảng 60%
châu Á, 20% châu Âu và 20% Bắc Mỹ. Hà Nội được một số tổ chức có uy tín trên

thế giới bình chọn là 1 trong 5 thành phố tốt nhất châu Á và là thành phố đứng thứ 2
châu Á về du lịch. Hà Nội cũng được bình chọn là “Thành phố vì hịa bình”...
2.2.1.2.3 Hà Nội có tiềm năng lớn trong việc phát triển ngành du lịch
Hà Nội nằm ở hai bên bờ của con sông Hồng, cách thành phố Hồ Chí Minh
1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sơng Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc
Bộ, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hịa
Bình; phía Đơng giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n; phía Tây giáp
tỉnh Hịa Bình và tỉnh Phú Thọ.
Sau khi sát nhập với Hà Tây, Hà Nội cịn có thêm nhiều khu du lịch của Hà
Tây cũ mà du khách cũng khó lịng bỏ qua như: Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua,
Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền,
lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, lễ hội Chử Đồng Tử, chùa Hương...
Đến Hà Nội, những người đam mê nhạc kịch có thể thăm quan Nhà hát Lớn
của thành phố, nằm tại số 1 phố Tràng Tiền do người Pháp xây dựng. Đây là một
22


trong các trung tâm văn hóa của thủ đơ Hà Nội, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt
động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Và cũng là trung tâm của các hội nghị, gặp gỡ
khách.
Là thủ đô 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và
giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội
luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà
Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số
gần 40.000 di tích Việt Nam (trong đó có 1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích
cấp quốc gia ở Việt Nam). Chính vì vậy mà Hà Nội có thế mạnh và đủ điều kiện để
phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo.
Hà Nội còn được gọi là "thành phố xanh" với các hàng cây thuộc nhiều loài
khác nhau, từ cây bản địa đến cây du nhập từ đầu thế kỷ 20, trải khắp phố phường.
Hơn 300 vườn hoa, công viên và thảm cỏ cùng hệ thống tượng đài, các bể phun

nước càng làm tăng thêm vẻ đẹp của thủ đơ. Hà Nội cịn có một hệ thống hồ chiếm
tới 10ha, nằm lẫn vào các khu phố, trong số đó lớn nhất là Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm
và Hồ Bảy Mẫu.
Tiềm năng du lịch Hà Nội còn thể hiện ở nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ
dân gian như nghệ thuật múa rối nước; các lễ hội truyền thống như hội làng Lệ Mật,
hội làng Triều Khúc. Ẩm thực Hà Nội cũng được khách du lịch trong và ngoài nước
đánh giá cao như phở, chả cá, bánh cuốn Thanh Trì, giị chả và Cốm Vịng...
So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có
tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ơ, cùng với các cơng trình kiến trúc, Hà
Nội cịn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng
có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hoá Việt Nam với du khách nước ngồi
thơng qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống…
Ngoài ưu thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn
hiến, Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và
giải trí
Ngồi ra miền quê ngoại thành của thủ đô Hà Nội có rất nhiều điều để khám
phá và thăm thú mà bằng chứng là khơng ít khách du lịch người nước ngoài đều
23


chung một cảm nhận thú vị và ấn tượng khó qn. Thủ đơ Hà Nội có vùng ngoại
thành rộng lớn, phì nhiêu cùng rất nhiều làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử,
lăng tẩm, đền chùa… Đây là những yếu tố, tiềm năng du lịch rất lớn mà ít địa
phương nào có được, nhất lại là khi mà chúng ta vừa sáp nhập thêm toàn bộ địa giới
của tỉnh Hà Tây- nơi được xem là đất trăm nghề cùng những danh lam thắng cảnh
đẹp và cực kỳ nổi tiếng.
3.2.2 Những khó khăn trong việc thu hút FDI vào ngành du lịch thành phố
Hà Nội
2.2.2.1 Một trong những điểm yếu của ngành du lịch Hà Nội là đội ngũ lao
động cịn thiếu cả số lượng lẫn trình độ nghiệp vụ, do đó gây khó khăn trong việc

thu hút FDI.
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 14 lần trong 10 năm qua,
đạt 4,2 triệu lượt người năm 2007. Dự báo đến 2010 Việt Nam sẽ đón 5,5 đến 6
triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu khách nội địa. Ngành du lịch cần
khoảng 1,4 triệu lao động, trong đó 350 nghìn lao động trực tiếp. Lao động nghiệp
vụ (lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bar, bàn, buồng…) chiếm số lượng lớn nhất,
khoảng 308 nghìn người năm 2010 và 467 nghìn năm 2015. Số lượng lao động qua
đào tạo cần tăng khoảng 19 nghìn mỗi năm. Trong khi đó, tổng số cơ sở đào tạo du
lịch hiện nay khoảng 70 trường với 13 nghìn người tốt nghiệp mỗi năm.
Trong khi đó, tại Hà Nội, theo ơng Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội thì “Cung và cầu nhân lực ngành du lịch vẫn cịn
khoảng cách lớn và khơng dễ thu hẹp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Đưa
ra dẫn chứng cụ thể về sự yếu kém của đội ngũ nhân lực ngành du lịch hiện nay,
ông Dũng cho biết, một khảo sát cho thấy có tới 45% hướng dẫn viên du lịch và
điều hành tour không đạt chuẩn tiếng Anh cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Tỷ
lệ này ở nhân viên lễ tân là gần 70%, nhân viên nhà hàng là 85%.
Hiện nay, lao động trong lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội hiện có hơn
550 nghìn người. Trong đó lao động trực tiếp là 150 nghìn người; lao động gián tiếp
là 400 nghìn người. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% số lao động trong ngành đã qua
đào tạo. Trong đó lao động nghiệp vụ (lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bàn –bar24


×