Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Triết học Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.37 KB, 14 trang )

Tiểu luận triết học
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta được biết, nước ta nằm trong khu vực thuở xa xưa đã có một nền
văn minh cổ đại vững chắc, đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn đã đủ sức tạo nên một cốt
lõi có sức hấp thụ, thích nghi, chuyển hóa du nhập về sau một cách nhuần nhuyễn.
Đành rằng hai ba ngàn năm phải nằm ở một miền ngoại vi của nhiều nền văn minh,
đành rằng chưa tự tạo nên một hệ thống triết học, một ý thức hệ tôn giáo, dân tộc Việt
Nam đã có thể kết hợp những yếu tố tôn giáo nội sinh với những yếu tố kế thừa của
văn minh Trung Quốc, Ấn Độ và gần đây của Châu Âu để tạo nên một bộ mặt tôn giáo
tín ngưỡng Việt Nam thống nhất và đa dạng.
Như vậy, Việt Nam một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, trong đó Phật giáo là
một tôn giáo lớn đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà
khoa học hiện nay cho rằng Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ trước công nguyên.
Mặc khác, Phật giáo đã thấm sâu vào nền văn minh Việt Nam (văn hóa vật chất, văn
hóa tinh thần tâm linh và văn hóa xã hội) và nền văn minh Việt Nam đã dung hóa (bản
địa hóa) trở thành một bản chất và bản sắc dân tộc, phù hợp với đời sống và tâm hồn
người Việt Nam.
Phật giáo truyền vào Việt Nam, đã hội nhập vào cuộc sống của con người, đã xóa
tan mọi khoảng cách giữa người và thần thánh. Con người Việt Nam thường sợ thần,
sợ thánh, sợ ma, sợ quỷ. Nhưng với Bụt thì không hề có một ý niệm sợ hãi, bởi vì Bụt
hiền lành, bởi ông Bụt tuy có quyền năng vô hạn như có thể thấy trong truyện Tấm
Cám luôn giúp cho người hiền lành, không hề có ý niệm trừng phạt ai. Và trong công
cuộc xây dựng đất nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử, các vị thiền sư và tín đồ
Phật giáo đều đã có mặt và đóng góp sự hy sinh của mình trong các cuộc đấu tranh
chiến thắng quân xâm lược và sau đó xây dựng đất nước.
Cùng hòa nhịp với sự phát triển của đất nước, Phật giáo tại Việt Nam cũng theo
dòng lịch sử thăng trầm của đất nước, để rồi ngày nay vẫn đứng vững chắc và hòa
quyện với dân tộc, đã góp phần vào sự phát triển của xã hội, đã hội nhập vào lòng
người một cách sâu sắc với những giáo lý căn bản và cũng đã đóng góp một phần
không nhỏ cho nền văn hóa bản xứ.
Đề tài “Triết học Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đến Việt Nam” được em


quan tâm ngay từ đầu và đã lắng nghe rất kỹ bài thuyết trình của các bạn nhóm 1. Dưới
đây, em xin phép được tiếp tục nghiên cứu đề tài này, dưới góc độ bổ sung thêm vào
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
1
Tiểu luận triết học
những nghiên cứu của các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Trong phạm vi cá nhân,
chắc chắn em sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong được cô góp ý để em được hoàn thiện
kiến thức, phục vụ tốt cho kỳ thi học phần. Em xin chân thành cảm ơn cô!
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
2
Tiểu luận triết học
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam được chia làm 3 thời kỳ chính: Thời
kỳ từ đầu công nguyên; Thời kỳ độc lập tự chủ (938) qua các triều dại Đinh, Lê, Lý,
Trần đến triều nguyễn; Thời kỳ Pháp thuộc và sau 1954.
Ở thời kỳ đầu công nguyên: Phật giáo được xác định là du nhập vào nước ta thế
kỷ II-SCN bằng đường biển và đường bộ từ Ấn Độ và Trung Quốc tại Giao Chỉ và
Chăm Pa; Trước nhà Đường xuất hiện dòng thiền đầu tiên là Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi (do
ngài Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi người Ấn Độ sáng lập) ở nhà nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế,
với tư tưởng thiền là “Tức tâm tức phật”; Thời nhà Đường xuất hiện dòng thiền thứ hai
là Vô Ngôn Thông (do ngài Vô Ngôn Thông người Trung Quốc sáng lập), Với tư
tưởng “Tức tâm tức phật” và có bổ sung phần y báo đức Phật trong tâm. Điểm nổi bật
của dòng thiền này là sự xuất hiện hình thức Cư sĩ-Thiền sư.
Ở thời kỳ độc lập tự chủ, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đến triều
Nguyễn: Nhà Đinh và Tiền Lê đã đưa Phật giáo lên thành quốc giáo với chức tăng
thống và thiền sư có vai trò cố vấn cho các nhà vua; Thời nhà Lý, Phật giáo phát triển
cực thịnh, là quốc đạo và xuất hiện dòng thiền thứ ba là Thảo Đường (do ngài Thảo
Đường người Trung Quốc sáng lập). Điểm nổi bật của dòng thiền này là vai trò của
giới cư sĩ được khẳng định một cách chính thức. Giai đoạn này có sự hiện diện của cả 3

dòng thiền và Phật giáo có xu hướng nhập thế mạnh mẽ; Nhà Trần là triều đại của Phật
giáo với vai trò nổi bật của Trần Nhân Tông-Người sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm
Yên Tử. Tư tưởng của dòng thiền này là phát triển đỉnh cao quan niêm “Tức tâm tức
phật”; Thời Hậu Lê Phật giáo chính thức bước vào thời kỳ suy thoái với nhiều nguyên
nhân, trong đó nổi bật là do Hồ Quý Ly ra sức phát triển Nho giáo vào cuối thế kỷ XIV
và nhà Minh xâm lược Đại Việt vào đầu thế kỷ XV; Sau khi Mạc Đăng Dung cướp
ngôi nhà Lê thì nước ta chia cắt thành xứ đàng trong (vua Lê-chúa Trịnh) và đàng
ngoài (chúa Nguyễn). Xứ đàng trong Phật giáo phát triển mạnh trên cơ sở một nền học
lý mới nhờ vai trò của chúa Nguyễn Phúc Chu (được ví là Trần Nhân Tông thứ hai
trong lịch sử Phật giáo), nền học lý mới đó là dòng Tào Động, dòng Lâm Tế. Xứ đàng
ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Khi Gia Long lên ngôi vào
đầu thế kỷ XVIII, xã hội Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng tư tưởng trầm trọng, đất
nước rơi vào họa ngoại xâm, phật tử và nhân dân tự đứng dậy khởi nghĩa.
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
3
Tiểu luận triết học
Ở thời kỳ Pháp thuộc và sau năm 1954: Thời Pháp thuộc, Thiên Chúa giáo được
hậu thuẫn và Phật giáo bị khủng bố, đàn áp gắt gao vì thế Phật giáo giai đoạn này có xu
hướng nhập thế và chấn hưng mạnh mẽ; Sau 1954, trên cả hai miền Nam Bắc, Phật
giáo đều chưa có cơ hội để phát triển, nhưng sau 1975 nhờ chính sách tự do tôn giáo
của Đảng và nhà nước, Phật giáo có điều kiện phát triển mạnh mẽ và dần lấy lại vị thế
của mình.
2. Ảnh hưởng của Phật Giáo đến xã hội Việt Nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ I sau công nguyên kết hợp với phong
tục, tập quán truyền thống dân tộc Việt Nam hình thành nên Phật giáo Việt Nam. Trải
qua một khoảng thời gian dài, Phật giáo ở Việt Nam không ngừng phát triển, lớn mạnh
vàđã tạo nên một dấu ấn sâu đậm trong việc hình thành đạo đức, nhân cách con người
Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam. Những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo vẫn đang
được con người Việt Nam phát huy để phục vụ cuộc sống. Song bên cạnh đó, Phật giáo
cũng có những ảnh hưởng tiêu cực. Trong chương này chúng ta sẽđi sâu phân tích các

vấn đề trên.
2.1. Đạo phật với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Phật giáo là một tôn giáo, như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng gồm có giáo lý
và hoạt động tín ngưỡng. Giáo lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con
người, về cách thức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi, những nghi lễ
cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện. Cả hai đều có ý nghĩa đối với việc hình thành
nhân cách của các tín đồ.
Hơn lúc nào hết, trong mấy chục năm qua người Phật từ Việt Nam hiện nay rất
chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình. Họ chăm chú lên chùa trong
những ngày sóc, vọng; họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ; họ
siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm thiện. Mặt khác, nhà chùa luôn sẵn sàng
thực hiện các yêu cầu của họ như giải oan, cầu siêu. Tất cả những điều đó vừa củng cố
niềm tin vào giáo lý, vừa quy định tư duy và hành động của họ, tạo cơ sở để hình thành
những nhân cách riêng biệt.
Con người Phật giáo nhìn sự vật trong mối quan hệ nhân quả, xem cái gì cũng là
kết quả của một cái trước và là nguyên nhân của cái sau. Mỗi khi gặp một sự việc hệ
trọng có liên quan đến bản thân hay người nhà, họ đều nghĩ đến nguyên nhân để tìm
cách khắc phục. Họ còn nhìn thế giới, xã hội con người ở trong dòng vận động không
ngừng, ở đó không có cái gì là tồn tại mãi, cái gì cũng đang chuyển biến từ cái này
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
4
Tiểu luận triết học
sang cái khác. Khi người thân trong gia đình lão già, yếu đau, chết chóc, họ đều xem
đó là điều không thể tránh khỏi và lấy đấy làm điều an ủi. Lý thuyết nhân duyên sinh,
vô thường, vô ngã của nhà Phật đã chi phối ý nghĩ và hành động của họ.
Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam
ngày nay. Nhân cách đó có tác dụng hai mặt. Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của
thế giới và con người, sống có nền nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của
người khác, thương người, vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác
làm đầu Mặt tiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha trộn chất hư vô chủ nghĩa,

nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép màu nhiệm của một vị siêu nhiên mà nhẹ về
tin tưởng năng lực hoạt động của con người, nếp sống thì khổ hạnh và không tránh
khỏi nương theo những nghi lễ thần bí. Đặc biệt là có hiện tượng mê tín dị đoan như:
Lên đồng, đốt vàng mã, những đồ dùng bằng giấy. Những tư tưởng mê lầm đó vừa
phung phí tiền bạc, thời gian lại làm xuất hiện trong xã hội những loại người chỉ dựa
vào những nghề nghiệp ấy mà kiếm sống gây ra một sự bất công trong xã hội.
Tuy nhiên, nhân cách con người Phật giáo có những điều phù hợp với xã hội hiện
nay. Nhưng những điều đó chỉ giới hạn trong những trường hợp nhất định và chúng ta
phải phát huy những mặt đó. Vượt qua những giới hạn đó, nó sẽ có những mâu thuẫn
với giáo lý và trở nên lạc lõng, mất hiệu quả. Vậy con người am hiểu đạo lý, mến đạo,
mộđạo không phải chỉ là con người tu hành một cách cần mẫn mà phải có cả phần trí
tuệđể biết vận dụng giáo lý vào cuộc sống một cách hữu ích. Hiểu được và làm được
như thế, con người sẽ thấy đạo đức Phật đẹp đẽ và cao thượng biết bao.
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo tới tư duy của con người Việt Nam
Phật giáo là một tôn giáo nhưng trong đó nhưng trong đó hai yếu tố tôn giáo và
triết học luôn hoà quện vào nhau làm cơ sở luận chứng cho nhau. Ở đây chúng ta lưu ý
đến yếu tố triết học, về mặt này, Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến tư duy của người Việt
Nam, trong đó có những giá trị và nhiều hạn chế nhất định.
Tiếp thu Phật giáo, tư duy người Việt Nam có thêm một số khái niệm và phạm trù
nói nên bản thể luận là những vấn đề cơ bản của triết học. Trong thế giới quan phức
hợp nhiều thành phần của người Việt Nam thì Phật giáo là có ý nghĩa nhiều nhất.
Hơn tất cả các học thuyết của phương Đông, Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự
nhiên của con người, đó là sinh, lão, bệnh, tử. Bốn chặng đó của cuộc đời đã nói lên sự
phát triển tất yếu của con người mà nếu ai đó nhận thức được sẽ không sợ hãi trước sự
thay đổi của cuộc đời thậm chí sống lạc quan bình thản trước cái chết. Nhiều nhà sư
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
5
Tiểu luận triết học
trong Lý - Trần đã có quan niệm như thế.
Phật giáo đã đề cập đến vấn đề ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, thành, thức là những vấn

đề có ý thức luận sâu xa. Tuy đối tượng đó là tâm và tính chất là duy tâm nhưng trong
quá trình ngũ uẩn chứ đựng một quá trình nhận thức hợp lý; Từ sự vật khách quan
(sắc), con người cảm thụ được (thụ), suy nghĩ (tưởng), rồi đem hiện (hành) và cuối
cùng là biết (thức). Ở đây nếu đem bóc cái thần bí ra ta thấy có những hạt nhân hợp lý.
Phật giáo đã đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những quan niệm biện chứng với các khái
niệm “vô thường”, “vô ngã” cho thấy Phật giáo nhìn sự vật trong sự vận động biến đổi
liên tục không có gì là trụ lại mãi mãi, không có ai là tồn tại mãi. Tuy nhận thức đó chỉ
nhìn thấy cái biến đổi mà không nhìn thấy cái ổn định tương đối, chỉ thấy được cái vận
động mà không thấy được cái hình thức vận động sẽ đi đến chiều hướng bi quan buông
xuôi nhưng mặt khác phải thấy nhận thức được như vậy là cũng có chiều sâu, là thấy
được phương diện cơ bản của sự phát triển sự vật. Phật giáo đề cập đến mối nhân
duyên, đến mối quan hệ nhân quả, đến việc xét sự vật phải từ kết quả tìm ra nguyên
nhân và xem kết quả này là nguyên nhân từ kết quả khác trong mối quan hệ khác.
2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo tới đạo đức, lối sống
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở
thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các
chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người,
ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.
Đạo lý truyền thống của người Việt Nam đã hình thành trong hàng nghìn năm,
qua đấu tranh trường kỳ của dân tộc để tạo dựng và gìn giữ một đất nước có chủ quyền,
có văn hoá cũng như tiếp thu các hệ tư tưởng từ các nền văn minh khác, đặc biệt là
Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo. Những tư tưởng ấy được người dân mang theo và vận
dụng vào cuộc sống ngay từ những ngày đầu trên vùng đất mới Gia Định. Trong từng
ấy năm, Phật giáo đã tạo cho mình một phong cách riêng, dần dần chiếm vị trí quan
trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng khá lớn đến quan niệm sống, chuẩn mực đạo
đức đến phong tục tập quán, lễ hội của người dân.
Ngoài sự đa dạng về thành phần dân cư, chưa có vùng nào trên đất nước mà Phật
giáo lại mang sắc thái phong phú, đa dạng như Phật giáo Nam Bộ nói chung và Phật
giáo Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Dần dần để tồn tại và phát triển, Phật giáo đã
thay đổi, thích ứng với người dân nơi đây Phật giáo ngày càng gắn bó chặt chẽ giữa

đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế cao, đặc biệt trong các hoạt động xã hội và lao
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
6
Tiểu luận triết học
động sản xuất. Nhiều chùa ở thành phố có đất ở ngoại thành dùng vào việc cấy lúa,
trồng đậu, rau xanh để tự túc lương thực. Các chùa còn nhận đóng sách, làm nhang
tạo thêm kinh phí để dành một phần chi phí cho bảo dưỡng, tu sửa, duy trì hoạt động
của chùa, phần còn lại dành hết cho hoạt động từ thiện. Đất trong chùa ngày càng bị
thu hẹp và bị lấn chiếm, nhưng nhà chùa vẫn tận dụng số đất ít ỏi để trồng trọt, xây một
số phòng dùng vào việc chữa bệnh miễn phí và làm chỗ nghỉ cho khách lỡ đường.
Với tư tưởng từ bi, cứu khổ, chùa đã dang rộng vòng tay đón các bác xe ôm, xích
lô các bà bán hàng rong, các cháu bán báo, vé số, đánh giày, ăn xin vào nghỉ trưa ở
ghế đá, dưới bóng mát của các tán cây và họ thường được mời ăn bữa cơm chay đạm
bạc cùng với tăng ni trong chùa. Hình ảnh đó đã trở thành quen thuộc với nếp sống
thường ngày của nhiều ngôi chùa, đặc biệt các ngôi chùa ở những nơi đông dân cư.
Nhiều người coi chùa là ngôi nhà thử hai của mình, những ngôi chùa ấy trở thành nơi
nghỉ ngơi, nơi chia sẻ bớt những khó khăn của họ lúc thiếu thốn, ốm đau, căng thẳng
của cuộc sống đời thường.
Những năm gần đây, đời sống kinh tế của người dân nâng cao, tạo điều kiện cho
nhiều người đi chùa lễ Phật thường xuyên hơn. Ngoài cầu nguyện Phật ban phúc, phù
hộ, người dân còn quan tâm hơn tới việc nghe giảng giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tu tập
đức hạnh. Các buổi nghe giảng giáo lý ngày càng thu hút nhiều người, kể cả những
người không phải Phật tử. Để thấm nhuần đạo pháp, ngoài nghiên cứu giáo lý qua sách
vở thì việc nghe giảng trực tiếp là rất quan trọng, bởi không phải ai nghiên cứu giáo lý
qua sách vở cũng có thể hiểu được, vì giáo lý Phật giáo rất uyên thâm. Thông qua buổi
nghe giảng, mọi người có thể hỏi tăng ni những điều chưa hiểu. Các buổi giảng trang bị
cho họ những hiểu biết về giá trị đạo đức thể hiện trong ngũ giới, thập thiện, lục độ
lấy Đức Phật làm gương sáng, ghi khắc những giới răn ở trong lòng và thực hiện nó
trong đời sống, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Phật giáo chủ trương khuyến thiện, tránh ác, giữ tâm trong sạch, cổ xúy hành vi

công ích cứu tế, giúp người neo đơn, cơ nhỡ, tàn tật, trẻ mồ côi, cho thuốc chữa bệnh
với phương châm:
“Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người”
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
7
Tiểu luận triết học
Đạo Phật đã tạo được cảm tình, niềm tin và sự tôn trọng của nhiều người dân.
Đến nay, hầu hết chùa của Thành phố đều có phòng thuốc Đông y - Nam y từ thiện
chữa bệnh miễn phí. Các tuệ tĩnh đường, trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật, cô nhi viện
lần lượt ra đời. Các hoạt động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, xoá đói giảm nghèo, xây
nhà tình nghĩa, trường học, trạm y tế diễn ra thường xuyên trong những năm qua thật
sự có ý nghĩa sâu sắc, xuất phát từ tư tưởng đại từ đại đức, từ bi, cứu khổ, cứu nạn của
đạo Phật. Chỉ trong năm 2004, Phật giáo Thành phố đã ủng hộ quỹ từ thiện với số tiền
lên đến 47.041 triệu đồng (Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 2004). Đây là
số tiền không nhỏ góp phần giải quyết phần nào cho những người gặp hoàn cảnh khó
khăn.
Các giá trị đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng không ít tới môi trường sống
của Thành phố Hồ Chí Minh, bởi vì đạo Phật là tiếng nói của một con người gửi tới
những con người khác, để cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Vì thế, đạo Phật mang tính xã hội và đạo đức rất cao. Phật giáo không chỉ dừng lại ở
công việc chia sẻ những khó khăn của xã hội như hòa bình, thịnh vượng, công bằng,
mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm phương tiện và mục
đích để đạt tới hạnh phúc cho con người. Với quan niệm nhân quả và nghiệp báo "gieo
nhân nào thì gặt quả ấy", kiếp trước làm nhiều điều ác thì kiếp sau sẽ bị báo ứng (ác giả
ác báo), các tăng ni, Phật tử đã không ngừng “gieo nhân lành để gặt quả tốt" bằng
những việc làm hữu ích, góp phần vào sự ổn định, phát triển của Thành phố.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, một loạt hiện tượng tiêu cực cũng xuất hiện,
như nghiện hút, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo. Nhiều tăng ni, Phật tử cùng với nhân dân
không sợ khó khăn, nguy hiểm vẫn đến tận cùng ngõ hẻm của các gia đình có con em

lầm lỡ để giáo dục, thăm hỏi, động viên, tặng quà. Những nghĩa cử cao đẹp mang nặng
triết lý nhân sinh ấy giúp nhiều con người lầm lỡ, đau khổ được an ủi, động viên,
hướng thiện.
Trong làm ăn kinh tế, một số người vì sự lôi cuốn của đồng tiền muốn làm ít
hường nhiều, muốn làm giàu nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường pháp luật
chà đạp nghiêm trọng tới đạo đức, lối sống truyền thống. Với quan niệm tiêu dùng của
cải vật chất hợp lý, không quá coi trọng tài sản đến mức trở thành nô lệ của nó, không
ăn của người, cuộc sống an vui giải thoát chỉ đạt được khi con người đạt được chân
thiện mỹ, hạnh phúc của người này có được không phải bằng cách giẫm đạp lên hạnh
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
8
Tiểu luận triết học
phúc của người khác, phải đem an vui đến cho mọi người, Phật giáo đã phần nào tác
động tốt tới nhân cách, lối sống các tín đồ.
Vào những ngày rằm, mồng một, những ngày lễ tết, hay những ngày đại lễ Phật
Đản, Vu Lan (được tổ chức ở chùa Vĩnh Nghiêm và nhiều chùa khác hàng năm), đông
đảo khách thập phương với đủ mọi thành phần đã quy tụ về chùa. Thông qua các đại lễ,
họ cảm thấy gắn bó với nhau hơn, tình yêu quê hương đất nước được khơi dậy (ân đất
nước), nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã có công nuôi lớn, dưỡng dục mình (ân cha
mẹ).
"Công cha nhu núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Những câu ca dao trên mang đậm tư tưởng Phật giáo. Các lễ hội ấy giúp cho các
tín đồ Phật tử và người dân nâng cao tình yêu thương đồng loại, nảy nở đức hy sinh,
lòng vị tha, vun đắp lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô mang ý nghĩa
giáo dục rất lớn (Trần Hồng Liên, 2004).
Con người Thành phố Hồ Chí Minh là sản phẩm của nhiều hoàn cảnh, hội tụ
nhiều tư tưởng, tôn giáo khác nhau khá đa dạng. Nhưng ở họ vẫn có điểm chung trong

tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ các vị anh hùng dân tộc. Đa số trong
nhà mỗi người dân đều có bàn thờ cúng tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng, dưới góc nhà là
thờ thần Tài, ông Địa, trước cửa nhà thờ Thiên. Khi trong nhà có người qua đời, nhiều
gia đình không phải là Phật tử vẫn làm lễ cầu siêu cho người chết trước khi đem chôn.
Nếu thiêu, họ gửi một phần tro lên chùa để thờ cúng, chứng tỏ dấu ấn rất sâu đậm của
Phật giáo. Ngoài ra, những người chết bất đắc kỳ tử, không có nguồn gốc, khi thiêu
xong cũng được chùa tiếp nhận để gửi thác những linh hồn không có nơi nương tựa,
điều này thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc.
Phật dạy đệ lử nên sống giản dị để loại trừ lòng tham, ăn, mặc, ngủ không được
quá thừa thãi. Phật giáo không chủ trương con người phải sống nghèo đói, thiếu thốn,
mà khuyến khích tiết kiệm, nếu hưởng thụ vật chất quá cao không có chừng mực sẽ
làm cho tinh thần người ta trở nên nhu nhược. Ghi nhớ lời Phật dạy, đa số tăng ni ăn
mặc gọn gàng, sạch đẹp, nhưng vẫn giữ được sự giản dị cần thiết. ăn uống cũng đạm
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
9
Tiểu luận triết học
bạc tiết kiệm. Lời nói nhỏ nhẹ, từ tốn, chân thật. Những biểu hiện ấy là tấm gương sáng
cho tín đồ noi theo, tác động tích cực tới suy nghĩ và hành vi của mọi người.
Lấy con người là trung tâm, thấy được nỗi khổ của chúng sinh và mong muốn
chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân biển khổ. Bằng chủ trương cứu nhân độ thế, từ
bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, đạo Phật hướng con người tu tập nhân tâm, vượt qua mọi cám
dỗ để hoàn thiện dần nhân cách. Những chuẩn mực trong giá trị đạo đức của Phật giáo
mang tính triết lý nhân văn sâu sác ngoài việc hoàn chỉnh đạo đức, nó còn ăn sâu vào
suy nghĩ, hành vi, lối sống của mỗi người dân, góp phần vào việc giữ gìn và nâng cao
đạo đức truyền thống. Vì vậy, Nghị quyết 24-NQ/TW năm 1990 của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, đã ghi rõ: "Đạo đức tôn giáo có
nhiều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới " (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1990).
Như vậy, Phật giáo đã ảnh hường tích cực tới đạo đức, lối sống của nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh trong những năm qua.
Xưa kia, trước khi nhập Niết Bàn, Phật tổ từng dặn dò đệ tử không được bói toán,

xem sao, xem tường làm mê hoặc quần chúng. Nhưng một số kẻ lợi dụng chùa làm nơi
bói toán, lên đồng, xem sao, xem tướng, giải hạn để kiếm tiền bất chính. Trước cổng
chùa bày bán đủ loại sách tử vi, cúng sao, giải hạn không có nguồn gốc xuất xứ, làm
mê hoặc quần chúng. Lợi dụng lòng tốt của khách đến chùa, một số người trẻ tuổi, lành
lặn, khỏe khoắn, lười lao động ngồi dọc lối vào chùa hành nghề ăn xin, níu kéo làm
mất lòng khách. Biểu hiện móc túi, lừa đảo khách bán đồ giả có xu hướng gia tăng.
Trong các ngôi chùa có trang bị thùng rác, nhưng vẫn có người thiếu ý thức xả rác bừa
bãi, gây ô nhiễm môi trường.
Những năm gần đây, người đến chùa ngày càng đông. Đa số cử chỉ nhã nhặn, ăn
mặc trang nhã, thể hiện sự thành kính ở chốn thiêng liêng. Nhưng vẫn có hiện tượng
một số người trang phục hở hang không phù hợp với cảnh chùa.
Vì vậy để xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực như đã nêu, khai thác những ảnh hưởng
tích cực của Phật giáo tới đạo đức, lối sống nhân dân, chính quyền và các cơ quan chức
năng cần có những biện pháp nhằm loại trừ các tệ nạn trên, ổn định trật tự an toàn xã
hội, giữ gìn sự tinh khiết của Phật giáo.
2.4. Đạo phật đối với việc phát triển nền văn hoá Việt Nam.
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
10
Tiểu luận triết học
Nhìn vào đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội Việt Nam trong những năm qua,
ta thấy hiện tượng Phật giáo đang được phục hồi và phát triển. Bên cạnh sự phát triển
ngày một lớn mạnh của kiến trúc hiện đại, Việt Nam vẫn phục hồi kiến trúc cổ xưa qua
việc tu sửa lại những đền chùa, miếu mạo, những danh lam thắng cảnh. Đó là những
nơi mà dấu ấn của đạo phật thể hiện rõ nhất.
Ở thời nhà Lý, nghệ thuật kiến trúc đã đạt tới đỉnh cao với những công trình
mang tính quy mô to lớn, vượt hẳn thời trước và cả những thời sau đó. Như nền chùa
Quế Giạm ( Quế Võ- Hà Bắc) trải rộng trên một diện tích với những vết tích còn lại
gồm ba cấp trải rộng trên một diện tích gần 120 mét, rộng 70 mét. Các ngôi tháp đời lý
gồm nhiều tầng, cao chót vót: Tháp Bảo - thiên cao vài mươi trượng ( khoảng trên 60
mét) gồm 12 tầng, tháp Sùng-thiện-diên- linh ( chùa Đọi, Duy Tiên, Nam Hà) cao 13

tầng, tượng Phật Di-lặc chùa Quỳnh Lâm( Đông Chiều, Quảng Ninh) cao 6 trượng,
khoảng 20 m. Chùa Một Cột là một sách tạo về nghệ thuật, tượng trưng cho 1 toà sen
nở trên mặt nước. Những kiến trúc đó thường hoà hợp với cảnh trí thiên nhiên chung
quanh tạo nên một khung cảnh kiến trúc hài hoà với ngoại cảnh.
Nghệ thuật kiến trúc của đời Lý lại được đời Trần kế tục truyền thống và phát
triển mang tính chất phóng khoáng, khoẻ và hiện thực hơn. Tháp Phổ Minh, Bình Sơn
là những công trình kiến trúc có giá trịởđời Trần, Tháp Bình Sơn cao 11 tầng, có bố
cục chặt chẽ cân xứng.
Sang đời nhà Nguyễn nghệ thuật kiến trúc có chiều hướng ngày càng sa sút, tuy
nhiên cũng có những sáng tạo nhất định như Văn Miếu ( Hà Nội) và một sốđình, chùa
ở các làng. Đỉnh cao của kiến trúc nhà Nguyễn là chùa Tây Phương( Thạch Thất, Hà
Tây) xây dựng thành ba lớp là lối kiến trúc phổ biến của các chùa trong nam. Chùa Tây
Phương cũng là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị, trong đó nổi tiếng nhất là chùa
Tuyết Sơn và mười tám vị La Hán. Các bức tượng lấy đề tài trong sự tích đạo Phật
nhưng vẫn thế hiện những con người Việt Nam Hiện thực và gợi cảm.
Ngày nay, những nghệ thuật, kiến trúc đó vẫn còn tồn tại và được trùng tu, sửa
sang để làm nơi du lịch của khách thập phương và nơi lễ bái của nhân dân trong vùng.
Những công trình đó tuy mang đậm dấu ấn Phật giáo nhưng vẫn là sáng tạo nghệ thuật
dân gian phản ánh đời sống tinh thần của con người Việt Nam xưa.
2.5. Đạo phật với chiến tranh và hoà bình ở Việt Nam.
Đạo Phật chủ trương từ, bi, hỷ, xả. Xã hội loài người thực hiện được bốn chữ từ,
bi, hỷ, xả trong cuộc sống hàng ngày là một xã hội an lạc, hạnh phúc.
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
11
Tiểu luận triết học
Đạo Phật chủ trương một cuộc sống vị tha, một cuộc sống hoà hợp, loại trừ mọi
oán thù. Lịch sử Phật giáo chứng minh, trong suốt 2500 năm truyền bá trong khắp cõi
áĐông. Đạo Phật không làm rơ một giọt máu nào.
Trong giáo lý Phật, ở phần giới luật, giới thứ nhất là giới sát: với giới luật này,
chúng ta càng thấy rõ đạo Phật chủ trương ôn hoà, hoà bình và hoà hợp giữa các dân

tộc, không muốn cho chúng sinh nói chung, loài người nói riêng tàn sát lẫn nhau.
Nhưng ởđây chúng ta phải hiểu giới sát với đúng tinh thần trong giáo Phật.
Giới sát có nghĩa là giới bất tàn sát.
Tàn sát có nghĩa là giết hại chúng sinh một cách hung ác, tàn bạo. Giáo lý Phật
căn cứ vào tâm ýđể phân biệt thiện ác mà không căn cứ vào hành động. Nói thế có
nghĩa là một hành động chỉđược coi là thiện, ác khi căn cứ vào hành động ấy mà mưu
đồ làm hại cho người khác hay cứu giúp người khác. Trong kinh có câu: “ Nhất niệm
khởi, thiện ác dĩ nhân. Muốn cho tâm niệm mỗi khi khởi lên là một tâm niệm thiện thì
Phật dạy đệ tử luôn phải giữ tâm trong chính niệm “.
Như vậy, chúng ta phải hiểu giới sát đúng với thần trong giáo lý Phật và áp dụng
cho đúng. Nếu ta giết người với mục đích để diệt trừ quân xâm lăng hung ác để bảo vệ
dân nước thì việc làm đó là việc thiện vì hành động của ta xuất phát từ một ý niệm
thiện. Chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước chống xâm lược để mang lại hoà
bình, hạnh phúc cho nhân dân, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc là một cuộc phóng
sinh vĩđại, là một việc thiện, một việc chính nghĩa.
Trái lại, nếu chúng ta giết người để thỏa lòng tham ác, để mưu lợi ích kỷ cho bản
thân ta thì việc chém giết ấy là một việc ác, hành động ấy xuất phát từ một ý niệm ác.
Chiến tranh xâm lược do đế quốc tiến hành chống các nước yếu hơn, phá hoại
độc lập, hoà bình, an ninh của các dân tộc, hủy diệt môi trường sống là một tội ác. Vấn
đề căn cứ vào tâm, niệm để phân biệt thiện, ác là rất quan trọng. Lịch sử Việt Nam đã
chứng minh những điều nói trên bằng các gương người thực việc thực.
Dưới triều Lý và Trần, giặc Nguyên kéo đại quân gồm 30 vạn rồi 50 vạn quân
sang xâm lược nước ta tiến hành một cuộc chiến tranh đại dã man. Để chống quân xâm
lược, Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, những ông vua rất sùng đạo,
yêu nước này lại trở về sống tu hành ăn chay niệm Phật.
Trong những năm gần đây, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp tiến hành hai cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp vàđế quốc Mỹ. Thấm nhuần giáo lý Phật nói chung và luật
giới sát nói riêng, Phật tử xuất gia ở 2 miền Nam - Bắc đã tham gia trực tiếp chiến đấu
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
12

Tiểu luận triết học
hoặc phục vụ chiến đấu chống giặc một cách anh dũng. Các đệ tử Phật đã nhận thức
được đâu là chiến tranh xâm lược, đâu là chiến tranh vệ quốc và đã kiên quyết đứng về
phía nhân dân. Đó chính là một việc thiện, một cuộc phóng sinh vĩ đại.
2.6. Đạo Phật với vấn đề chính trị.
Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ vào đời
sống chính trị xã hội. Ngày nay, người ta nhấn mạnh vai trò chính trị của các nhà sư
thời Lý, Trần, nhấn mạnh ý nghĩa chính trị xã hội trong một số hoạt động của phật tử
hiện đại.
Dưới triều Lý, Trần, các nhà sư trở thành một tầng lớp phong kiến tăng lữ có thế
lực trong xã hội. Nhiều nhà sư tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị và giữ
những cương vị quan trọng trong triều đình. Như sư Vạn - Hạnh là người đã vận động
đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triều Lý. Sư Đa - Bảo và Viên - Thông được
tham dự, bàn bạc và quyết định các việc trong triều như cố vấn của nhà vua.
Ngày nay, các nhà sư giữ những chức vụ cao trong Giáo hội cũng tham gia vào
hoạt động chính trị. Nhưng bên cạnh những công tác phục vụ cho công cuộc xây dựng
đất nước thì cũng có một số phần tửđã lợi dụng chức vụ của mình để gây rối. Hay
trường hợp của LêĐình Nhàn (tức Thích Huyền Quang) thường xuyên gây phiền nhiễu
với các nhà sư khác cùng tu trong chùa. Thêm vào đó, nhiều vụ tự tử của các nhà sư
với những nguyên nhân ngoài đạo đã bị cách phe phái phản động đưa tin xấu, coi đó là
những hành vi tử vìđạo. Và khi những người đại diện pháp luật can thiệp thì chúng cho
đó là hành vi bắt bố sư sãi, đàn áp Phật giáo.
Để trả lời những thông tin sai lầm đó, chính phủ Việt Nam đã khẳng định luôn
luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân nhưng những kẻ lợi dụng tôn giáo
để hoạt động chính trị cũng sẽ bị xử phạt như bất kỳ một công dân Việt Nam nào khác.
Bởi lẽ bất kỳ một sư sãi của tổ chức nào thì trước hết cũng là công dân của nhà nước
Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, những người theo đạo là một
bộ phận khăngkhít của khối đại đoàn kết dân tộc đã có những đóng góp xứng đáng vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, đối với Phật giáo, chính phủ Việt Nam
là không có lý do gìđể phân biệt đối xử Phật tử Việt Nam là những người yêu nước,

luôn gắn bó với dân tộc qua mọi bước thăng trầm của lịch sử, luôn đứng về phía Tổ
quốc đấu tranh chống ngoại xâm. Đạo Phật đối với Việt Nam không chỉ là một tôn giáo
mà còn là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc truyền thống.
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
13
Tiểu luận triết học
PHẦN III: KẾT LUẬN
Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những
giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của Phật giáo
giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không
gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân ái, yêu thương
nhau, xã hội yên bình. Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ thì như
thế vẫn chưa đủ. Bước sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà một thanh niên cần
cóđòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả năng chinh
phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm. Đạo đức thế kỷ XXI do vậy có thể
khai thác sự đóng góp tích cực của Phật giáo để xây dựng đạo đức nhân văn toàn thiện
hơn, tự giác cao hơn vì sang thế kỷ XXI, bên cạnh sự phát triển kỳ diệu của khoa học,
những mâu thuẫn, chiến tranh giành quyền lực rất có thể sẽ nổ ra và dưới sự hậu thuẫn của
khoa học, các loại vũ khí sẽ được chế tạo hiện đại, tàn nhẫn hơn, dễ dàng thoả mãn cái ác
của vài cá nhân và nguy cơ gây ra sự huỷ diệt sẽ khủng khiếp hơn. Khi đó đòi hỏi con
người phải có đạo đức, nhân cách cao hơn để nhận ra được cái ác dưới một lớp vỏ tinh vi
hơn, “ sạch sẽ” hơn.
Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và
ảnh hưởng tới cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực
hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ
trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp của xã hội - gia
đình - nhà trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả truyền thống
và hiện đại. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cường tráng về
thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, đạo đức tác phong trong sáng kế
thừa truyền thống cha ông cũng như những giá trị nhân bản Phật giáo sẽ góp phần bảo

vệ và xây dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển.
Nguyễn Thị Liên Lớp: CH20G
14

×