Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.95 KB, 24 trang )

Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm và đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:
1.1 Khái niệm
1.2 Đặc điểm và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
2. Quá trình hình thành nguồn vốn FDI
3. Vai trò của FDI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Những điều kiện thuận lợi góp phần thu hút nguồn vốn FDI
2. Thành tựu FDI của thành phố Hồ Chí Minh
3. Hạn chế FDI của thành phố Hồ Chí Minh
3.1 Hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn FDI
3.2 Tác động tiêu cực trong việc sử dụng nguồn vốn FDI
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
1. Tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI.
2. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI .
KÉT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM
LỜI MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
Việt Nam có 64 tỉnh thành, trong đó nổi bật với thành phố Hồ Chí Minh- có thể nói đây
là thành phố có sự phát triển kinh tế mạnh nhất nước ta. Và cũng là một trong những địa
phương dẫn đầu cả nước trong việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài- một trong
những nguồn vốn quan trọng đối với cả nước, trong đó FDI được coi là nguồn vốn thích hợp.
Dẫn đầu cả nước về việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một thời


gian dài, nhưng trong một vài năm gần đây việc thu hút nguồn vốn này tại TP.Hồ Chí Minh
đang có xu hướng giảm dần khi đang tồn tại những vần đề cần được nghiên cứu, giải quyết.
Mặt khác trong điều kiên cạnh tranh đang hết sức gay gắt như hiện nay thì để đạt được mức độ
phát triển như mong muốn chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là vùng kinh tế trọng điểm phía nam đã, đang và sẽ có
nhiều đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.Vì vậy vấn
đề đặt ra là phải biết cách lựa chọn cũng như biết cách thu hút nguồn vốn FDI góp phần xây
dựng hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta một cách toàn diện hơn.
Đất nước ta đang chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn, rộng hơn với nền kinh tế trên
khu vực và thế giới. Đặc biệt vào tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sự kiên này đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội thuận
lợi để vươn mình ra thế giới hợp tác làm ăn với nước bạn, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra
không ít những thách thức đòi hỏi chúng ta phải có hướng đi đúng đắn.
Vì những lí do trên, sinh viên chuyên ngành kinh tế học chúng tôi đã quyết định tìm
hiểu, nghiên cứu và ra mắt đề tài: ” Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng
nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI của nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua”.
2/ Mục đích nghiên cứu:
 Làm rõ một số vấn đề lí luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
 Đem đến cho mọi người có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong việc thu hút
và sử dụng nguồn vốn FDI tại TP.Hồ Chí Minh trong những năm qua. Đồng thời thấy được
những hạn chế. Từ đó, đưa ra các giải pháp thích hợp góp phần nâng cao số lượng cũng như
chất lượng các dự án đầu tư vào TP.Hồ Chí Minh nói riêng và VN nói chung.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP.HCM về những thành tựu đạt được trong
thời gian qua. Qua đó, chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: những vấn đề liên quan đến thành tựu và hạn chế trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Phạm vi thời gian: Từ năm 1988-10/2008

- Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố HCM .
2
Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp linh hoạt các phương pháp:
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
 Trong thu thập, xử lí và hệ thống nguồn tài liệu.
3
Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Trong thời đại ngày nay, với điều kiện kinh tế mở, hội nhập cạnh tranh quốc tế, vấn đề
mở rộng phát triển quan hệ giữa các nước với nhau, kinh tế quốc tế ngày càng trở nên tất yếu,
cấp bách. Đối với Việt Nam lại càng cưc kì quan trọng bởi nó không những thúc đẩy nền kinh
tế nước ta đi lên mà còn tạo dựng tiền đề cơ sở cho nhà nước xã hội chủ nghĩa phát triển bền
vững và ổn định, có chổ đứng trên trường quốc tế, hội nhập mạnh mẽ vào xu hướng chung của
toàn cầu. Nói đến quan hệ kinh tế quốc tế thì một hình thức chủ yếu và quan trọng không thể
không đề cập đó là đầu tư quốc tế. Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc thu hút nguồn vốn đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ngày càng lớn tạo điều kiện hướng tới sự phát triển kinh tế
bền vững, tăng trưởng cao. Vậy làm sao để biết được FDI được hình thành từ đâu? Nguồn nào
thực sự tốt cho doanh nghiệp? Thu hút bằng cách nào? Sử dụng ra sao? Có những ưu nhược
điểm gì?
Những câu hỏi đặt ra sẽ được giải đáp ngay sau đây với dẫn chứng cụ thể được coi là
môi trường lớn thuận lợi cho đầu tư FDI là thành phố Hồ Chí Minh- nơi tập trung các ngành
kinh tế trọng điểm của nước ta.
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐÂU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
FDI:

1.1 khái niệm:
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment theo nghĩa đầu tư trực tiếp nước
ngoài.Thực chất khái niệm FDI rất rộng, có nhiều khái niệm về nó mà sau đây là một số khái
niệm điển hình mang tính chất tổng quát.
 Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMP, FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài
theo đó một tổ chức trong nền kinh tế được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền
kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý
doanh nghiệp đặt tại các nền kinh tế khác đó.
 Tổ chức thương mại WTO định nghĩa FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phưong diện quản lý là từ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trường hợp cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là cơ
sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó nhà đầu tư hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài
sản được gọi là “công ty con” hay chi nhánh công ty.
 Còn theo các nhà kinh tế quốc tế: đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhà sỡ hữu tại nước
này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là khoản tiền mà nhà đầu tư
trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh
tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc
không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường
hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền
kiểm soát công ty.(tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD)
4
Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM
 Còn đối với Việt Nam thì sao? FDI được hiểu là đầu tư trực tiếp, sử dụng nguồn tiền
có xuất xứ hoặc sở hữu từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trên lãnh thổ Việt Nam, vận hành trên các tài sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm
nhà xưởng, bất động sản, tư liệu sản xuất và cả nhân công Viêt Nam (dù tỉ trọng có thể ít hay
nhiều). Đã là đầu tư FDI thì thường là có dự án, nhà xưởng, cơ sở vận hành và nhà đầu tư trực
tiếp điều hành bằng công việc kinh doanh hị mang vào.

Theo luật đầu tư 2005 có đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp FDI, cụ thể như sau:
“đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào tham gia quản lý hoạt
động đầu tư”
Trên đây là rất nhiều định nghĩa, khái niệm về FDI song chúng đều có một đặc điểm
chung được hiểu một cách khái quát như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác
đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý
hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của
mình.
1.2 Đặc điểm và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
* Trong thực tiễn, FDI được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó bao
gồm các hình thức đựoc áp dụng phổ biến (căn cứ vào hình thức góp vốn):
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn
của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu
tư nước ngoài.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BT.
4. Đầu tư phát triển kinh doanh.
5. Đầu tư việc thực hiện sát nhập và mua lại doanh nghiệp.
6. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Khác với các hình thức đầu tư quốc tế cũ như đầu tư chứng khoán, trái phiếu, với FDI nước
đầu tư vốn được quyền tham gia quản lý hoạt động kinh tế...
* Ngoài ra còn một số hình thức đầu tư FDI như FDI tìm kiếm thị trường, FDI tìm kiếm hiệu
quả, FDI tìm kiếm tài sản chiến lược.
 FDI tìm kiếm thị trường là hình thức đầu tư sản xuất cùng loại sản phẩm với nước đầu
tư và tiêu thụ sản phẩm tại nước nhận đầu tư, được gọi là FDI theo chiều ngang. Hình thức này
là động cơ chính đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của các nước đang phát triển
5
100% vốn nước ngoài(40.44%)

Liên doanh(37.38%)
Hợp đồng hợp tác kinh
doanh(20.51%)
Công ty cổ phần(1.2%)
Công ty mẹ-con(0.24%)
Hợp đồng BOT,BT,BTO(0.23%)
Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM
trong các thập kỉ 60- 70 của thế kỉ XX. Đây là thời kì thịnh vượng của công nghiệp hóa thay
thế nhạp khẩu ở các nền kinh tế mới công nghiệp hóa. Hình thức này xuất hiện do các rào cản
thương mại và chi phí vận chuyển cao.
 FDI tìm kiếm hiệu quả là hình thức trong đó nhà đầu tư phân bổ một số công đoạn sản
xuất ở nước ngoài để tận dụng chi phí nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, được gọi là FDI
theo chiều dọc chủ yếu áp dụng cho các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu. Hình thức
cổ điển nhất của nó là đầu tư sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm các nguồn lao động
chi phí thấp.
 FDI tìm kiếm tài sản chiến lược là hình thức xuất hiện ở giai đoạn phát triển cao của
toàn cầu hóa sản xuất, khi các công ty đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm khả năng hợp tác
nghiên cứu và triển khai (R&D)
2.QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH NGUỒN VỐN FDI:
FDI được hình thành do sự chênh lệch tỉ suất lợi nhuận của vốn đầu tư giữa các nước
nhận đầu tư, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nước ngoài khắc phục hạn chế của
rào cản thuế quan, hạn ngạch buôn bán khai thác lợi thế và cước phí vận tải thấp về nguồn
nguyên vật liệu tại chổ, giá nhân công rẻ ở các nước đang phát triển.
Akamastu Kanme(1962) cho rằng: sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở các
nước đầu tư sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu
điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu
chuyển sang sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước
ngoài. Khi nhu cầu của thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa nhu
cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình
thành FDI.

- Sự hình thành của FDI được giải thích bằng các lý thuyết kinh tế vĩ mô và vi mô: Ví
dụ như : Lý thuyết Stephen Hymer, lý thuyết của Vernon về chu kỳ sản phẩm, lý thuyết chu kỳ
sản phẩm bắt kịp của Akamatsu, hay lý thuyết Kojima, lý thuyết Krugman về thương mại và
đầu tư quốc tế, mô hình lý thuyết Macdougall- Kemp…..
Ở Việt Nam, vấn đề thu hút vốn đầu tư FDI được đặt ra từ lâu.
Luật đầu tư nước ngoài 1987 đã xác định các mô hình tổ chức chủ yếu, hợp đồng kinh
doanh xí nghiệp hoặc các công ty liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
Năm 1992, có luật sửa đổi bổ sung, mở ra các hình thức mới: khu chế xuất, hợp đồng
xây dựng, kinh doanh-chuyển giao (BOT) hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Năm 1996, có luật bổ sung hình thức mới, hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao.
Từ kì họp thứ 2, Quốc hội khóa VIII đã thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đặt cơ
sở pháp lý quan trọng đầu tiên cho sư nghiệp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Thực chất FDI được tiến hành từ mấy thập kỉ qua và ngày càng có vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế thế giới, trong đó có các nước đang phát triển cần sự hổ trợ như Việt
Nam, mà ưu tiên hàng đầu là các tỉnh thành phố có hướng phát triển tốt, tiềm năng cao như
thành phố Hồ Chí Minh.
3.VAI TRÒ CỦA FDI:
6
Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM
Tại hội nghị tổng kết 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 24/1/2008, Bộ
trưởng bộ kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc đã đánh giá cao vai trò của vốn đầu tư nước ngoài
đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 20 năm qua. Nó là nguồn vốn bổ sung quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng cao đặc biệt là những nước kém hay đang phát triển như Việt Nam:
có ít vốn, tích luỹ nội bộ thấp, đưa nước ta từ một nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế
thị trường.
Thông qua FDI, Việt Nam đã thu hút và chuyển giao được công nghệ cao, góp phần
khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước như nhân lực, đất đai, tài nguyên dồi
dào. Từ đó đóng góp một tỉ lệ không nhỏ vào GDP của cả nước và tăng dần qua các
năm:1995:6.5%; 2000:14.8%;2008: 8.027 tỉ USD mặc dù tỉ trọng vốn đầu tư giảm dần: giai
đoạn 1994-1995:30-31% đến năm 2005, FDI chiếm 16.3% trong tổng vốn đầu tư xã hội.

FDI còn góp phần vào việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu: các
dự án đầu tư FDI chú trọng đến những ngành công nghiệp nặng:dầu khí, ô tô, máy điều hoà,
xây dựng cơ sở hạ tầng…Ví dụ: 100% vốn đầu tư nước ngoài ở ngành khai thác và sản xuất
dầu khí, ô tô, máy điều hoà, 60% cán thép, 76% dụng cụ y tế, 28% xi măng…Mức độ tăng
trưởng cao 15.7% và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng trung bình của cả
nước chiếm 54.6%(2004).Qua đó tạo điều kiện cho nước ta dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tức là tỉ trọng công nghiệp nhất là công nghiệp chế tạo
tăng lên, tỉ trọng nông nghiệp giảm xuống.
Hơn nữa, khu vực đầu tư nước ngoài phát triển sẽ kéo theo các khu vực kinh tế khác
phát triển (như doanh nghiệp tư nhân trong nước).Như thế họ sẽ tự đầu tư, đổi mới hoặc liên
doanh vào công ti nước ngoài để học hỏi khoa học công nghệ kĩ thuật, kinh nghiệm và kĩ năng
quản lí hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất. Nếu không họ sẽ bị phá sản.
Các công ty nước ngoài còn cung cấp một lượng lớn công việc, giải quyết việc làm cho
người lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Hiện tại, các dự án có vốn FDI ở Việt
Nam sử dụng khoảng hơn 730.000 lao động, chiếm 1.5% tổng lao động có việc làm. FDI xuất
hiện trong các ngành công nghiệp tập trung vốn và sử dụng lao động có trình độ cao, mức thu
nhập trung bình của công nhân cũng cao hơn gấp hai lần các doanh nghiệp khác. Họ được tiếp
cận với công nghệ hiện đại, kỉ luật lao động tốt, học hỏi các phương thức sản xuất tiên tiến.
Nhiều chuyên gia Việt Nam có trình độ có thể hoàn toàn thay thế chuyên gia nước ngoài đảm
nhiệm việc quản lí doanh nghiệp và điều khiển các công trình hiện đại. Nó cung gián tiếp tạo
việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ, ngành công nghiệp phụ trợ thông qua quan hệ mua bán
nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp vào
nguồn thu ngân sách nhà nước và địa phương trong quá trình hoạt động kinh doanh thông qua
các loại thuế, thu phí vận chuyển.
Đây là những tác động của nguồn vốn FDI đến kinh tế xã hội Việt Nam và thành phố
Hồ Chí Minh cũng nằm trong hệ thống ảnh hưởng đó. Là một trong những khu vực có tốc độ
phát triển kinh tế hằng năm ở mức cao khoảng 8% và nằm trong vùng trọng điểm phía Nam,
có nguồn nhân lực đồi dào, thuận lợi về giao thông, hệ thống cảng biển phát triển, nhiều khu
công nghiệp tập trung…thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Và nguồn vốn FDI đã trở thành
nguồn vốn quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Kinh tế thành phố trở nên năng động, phát triển bậc nhất của cả nước với diện mạo thay đổi
theo từng ngày. Sự xuất hiện nhiều khu vực công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, khu chế
7
Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM
xuất: Tân Thuận, Linh Trung, Tân Cảng và một số khu đang có dự án đầu tư như Thủ Thiêm
với vốn 1 tỉ USD. Nhiều toà nhà chọc trời, khu thương mại, trung tâm mua sắm mọc lên do các
nhà đầu tư rót vốn vào lĩnh vực dịch vụ và bất động sản, cơ sở hạ tầng được xây dựng: cầu
đường thuận lợi cho việc đi lại. Nhà nước ta muốn đưa thành phố Hồ Chí Minh thành một cực
kinh tế phát triển nhất nước như vậy cũng sẽ kéo theo nhiều tỉnh lân cận phát triển: Đồng Nai,
Bình Phước, Bình Dương, Vũng Tàu… trở thành vành đai kinh tế vững mạnh.
Trong những năm qua, nguồn vốn FDI đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng
nguồn vốn đầu tư trên địa bàn thành phố khoảng 30% và 21.5% GDP của thành phố năm 2007.
Khu vực doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất: 22%/năm. Ngoài sự chuyển
giao công nghệ cao, khu vực này đã giải quyết một số các vấn đề bức xúc xã hội như việc làm,
nhà ở, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
8
Những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Tp HCM
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGỒI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI GĨP PHẦN THU HÚT NGUỒN
VỐN FDI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng nối liền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu
Long, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc
giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh
Long An và Tiền Giang. Nằm ở Miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà
Nội 1730 km theo đường bộ, trung tâm Thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường
chim bay.Với vò trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á ,Thành phố Hồ Chí Minh là một
đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ , đường thuỷ và đường không, nối liền các
tỉnh trong vùng và cũng là cửa ngõ quốc tế.

+Khí hậu : Nằm trong vùng trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố
Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa –khô rõ rệt .Lượng mưa
trung bình đạt 1949mm/yên một năm. Thành phố Hồ Chí Minh chòu ảnh hưởng bởi hai
hướng gió chính là gió mùa Tây-Tây Nam và Bắc –Đông Bắc có thể nói Thành phố
thuộc vùng không có gió bão
+ Cơ sở hạ tầng:
 Hệ thống thông tin liên lạc:
 Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam ,Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay có 38 đơn vò báo chí thành phố và 113 NXB
 Hệ thống thông tin liên lạc rất phát triển nhiều mạng điện thoại ra đời cạnh
tranh lẫn nhau tạo nên mang lưới rộng khắp với giá cả phù hợp và chất lượng tốt tạo điều
kiên thuận lợi đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Dòch vụ bưu điện và internet phát
triển rộng khắp trở thành người bạn thân thiết giúp mọi người cập nhật trao đổi thông tin
và kết nối bạn bè trong nước và quốc tế
 Lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm phân bổ ngân sách cho các dự án cung
cấp cơ sở hạ tầng như cầu đường điện nước sẵn sàng tới chân hàng rào của các dự án
tiềm năng.Trong đó chú trọng đầu tư vào lónh vực cảng biển , năng lượng, các tuyến
đường cao tốc vành đai kết nối các tỉnh.
 Hệ thống sân bay liên tỉnh quốc tế ngày càng được mở rộng . Bên cạnh các
hãng hàng không trong nước còn có các hãng của nước ngoài tạo lích trình bay đa dạng
phục vụ tốt nhu cầu đi lại giao lưu trong và ngoài nước.
 Ngoài ra cảng biển cũng là một trong những điểm giúp thu hút vốn đầu tư của
nước ngoài. Cảng Sài Gòn là cảng quốc tế rất thuận tiện cho việc giao lưu xuất nhập
9

×