Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Vấn đền đặt ra là có những bất cập gì trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện hành ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.76 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà ngày nay là nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kể từ ngày được thành lập (2/9/1945) đến nay
luôn quan tâm đến việc tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc,khiếu kiện của
người dân về những việc làm sai trái của chính quyền các cấp cũng như các
viêc chức trong bộ máy nhà nước.Quan điểm này được thể hiện rõ qua câu
nói của Hồ Chí Minh: “ Đồng bào có oan ức, có thắc mắc mới khiếu nại,ta
phải giải quyết nhanh, tốt các khiếu nại, đồng bào thấy Đảng và Chính phủ
quan tâm, lo lắng đến họ, do đó mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với
Đảng và Chính phủ được củng cố tốt hơn ”(1).
Từ nhận thức như vậy,ngay sau khi lập nước Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh
số 64/SL ngày 23/11/1945 lập ra Ban thanh tra đặc biệt với nhiều nhiệm vụ
quan trọng,trong đó có việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người dân
đối với các cơ quan của Chính phủ và nhân viên các cơ quan này.
Lần đầu tiên quyền khiếu nại được ghi nhận trong Điều 29 Hiến pháp
nắm 1959: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại
và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của
nhân viên cơ quan Nhà nước.Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và
giải quyết nhanh chóng.Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân
viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường ”.
Nhìn chung,công tác giải quyết khiếu nại được Nhà nước quan tâm ngay
từ khâu xây dựng thể chế chính sách.Trên thực tế,ngoài các văn bản pháp luật
chuyên về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính,hầu hết các luật,pháp
lệnh điều chỉnh các quan hệ khác nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
đều có quy định về khiếu nại và giả quyết khiếu nại trong lĩnh vức đó.Có thể
nêu lên một loạt các văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy định
về giải quyết khiếu nại tố cáo, như:Luật đất đai,Luật sở hữu chí tuệ,Luật
chứng khoán,Bộ luật lao động…
Năm 1981,Hội đồng Nhà nước Việt Nam ban hành Pháp lệnh quy định
về việc xét,giải quyết khiếu nại,tố cáo của công dân.Năm 1991,Hội đồng Nhà


nước ban hành Pháp lệnh khiếu nại,tố cáo của công dân thay thế cho Pháp
lệnh năm 1981.Năm 2004 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi,bổ sung một số
điều của Luật khiếu nại,tố cáo.
Tuy nhiên,dường như các quy định về giải quyết khiếu nại,tố cáo ngày
càng đầy đủ,hoàn thiện,nhưng thực tiễn thì lại diễn ra không được như mong
muốn của các làm luật và áp dụng pháp luật giả quyết khiếu nại tố cáo.Số
lượng đơn thư khiếu nại tố cáo tăng và ngày càng phức tạp.
Vấn đền đặt ra là có những bất cập gì trong cơ chế giải quyết khiếu nại
hành chính hiện hành ở nước ta ?
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH
KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
1.1 Tình hình khiếu nại hành chính
Nhìn chung về tính chất của khiếu nại,tố cáo vẫn rất gay gắt,phức
tạp.Một số vụ khiếu nạ kéo dài nhiều năm ( cả lĩnh vực hành chính lẫn tư
pháp), tuy đã được giả quyết nhưng công dân chưa đồng tình và vẫn tiếp tục
khiếu nại. Số đoàn đông người lên Trung ương khiếu nại,tố cáo vẫn còn
nhiều,tính chất khiếu nại, tố cáo rất bức xúc,gay gắt.Trong năm 2004, Hà Tây
có 47 đoàn,Bắc Ninh có 28 đoàn,Hưng Yên có 16 đoàn, các tỉnh An
Giang,Đồng Tháp,Đồng Nai,Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều người đến trụ
sở các cơ quan trung ương, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo của Đảng ,Nhà
nước để khiếu nại. Đơn khiếu nại,tố cáo gửi còn tràn lan,vượt cấp vẫn còn rất
nhiều.Có người khi khiếu nại,tố cáo còn có hành động quá khích.
Từ năm 2006 đến nay,tình hình khiếu nại tố cáo tiếp tục tăng có những
diễn biến phức tạp với nhiều biểu hiện bức xúc:
 Khiếu nại,tố cáo vượt cấp lên Trung ương nhiều và có chiều hướng
gia tăng,với 41750 lượt người và 939 lượt đoàn đông người,riêng năm 2006,
có 554 đoàn đông người tăng 31% so với năm 2005 ,9 tháng năm 2007, có
385 lượt đoàn đông người của 52 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
 Tính chất khiếu nại phức tạp,nhiều tổ chức có người cầm đầu,chỉ

huy,có người lợi dụng các đối tượng chính sách,người già và trẻ em để đi
khiếu kiện,đả đảo cán bộ lãnh đạo,đả đảo chính quyền địa phương …
 Nội dung khiếu nại: chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai…
(2)
1.2 Nguyên nhân phát sinh khiếu nại
 Nguyên nhân đầu tiên là: cơ chế,chính sách,nhất là trong lĩnh vực
quản lý đất đai, quy hoạch đô thị,đền bù,giải phóng mặt bằng… có nhiều bất
cập,bất hợp lý,chưa phù hợp thực tế,thiếu nhất quán,tạo nên những yếu tố
không công bằng.Nhiều chính sách(về đền bù giải tỏa,sử dụng đất đai…)
thiếu sự tham gia của người dân,không tính tới quyền lợi, nguyện vọng của
người dân,gây xáo trộn sinh hoạt,đời sống của nhân dân,tạo kẽ hở cho những
hành vi tiêu cực ,gây bất bình đẳng trong xã hội. Những bất cập,xung đột lợi
ích phát sinh trong quá trình thực thi các chính sách về đất đai,quy hoạch ,đền
bù giải phóng mặt bằng,bảo vệ môi trường…không được giả quyết một cách
công khai,minh bạch,công bằng,kịp thời.Thực tế cho thấy rằng,tính hợp pháp
của quyết định giải quyết khiếu nại có thể được bảo đảm nhưng không ít
trường hợp,tính hợp lý của quyết định giải quyết khiếu nại thì lại chưa được
đảm bảo.
 Nguyên nhân thứ hai là: công tác chỉ đạo,điều hành và quản lý nhà
nước còn nhiều yếu kém,nhất là quản lý đất đai bị buông lỏng trong thời gian
dài( quy hoạch treo,chậm thực hiện quy hoạch,quy hoạch không đồng bộ,tính
khả thi chưa cao,thiếu tình bền vững,dân chủ,tình trạng lấn chiếm đất
công,xây dựng trái phép…).
 Nguyên nhân thứ ba: kỷ -cương hành chính trong giả quyết khiếu lại
–không nghiêm, ý thức trách nhiệm của công chức,cơ quan nhà nước – còn
nhiều bất cập.Không ít nơi chính quyền chưa tập trung giả quyết khiếu nại, có
hiện tượng né tránh đùn đẩy lên cấp trên hoặc trả về cấp cơ sở. Có nơi cán bộ
có thái độ cửa quyền,coi thường, làm ngơ trước các đơn thư khiếu nại,kiến
nghị của công dân,không ít trường hợp giải quyết khiếu nại vi phạm trình tự,
thủ tục, thời gian giải quyết mà luật đã quy định,có trường hợp không ban

hành quyết định giải quyết khiếu nại,mà chỉ ra thông báo kết luận,hoặc không
trả lời…
 Nguyên nhân thứ tư: pháp luật về thủ tục giả quyết khiếu kiện hành
chính thiếu đồng bộ, còn có những bất cập,chồng chéo,mâu thuẫn,gây mâu
thuẫn,gây khó khăn cho việc áp dụng,tuân thủ pháp luật về khiếu kiện hành
chính.Không ít đơn khiếu nại sau khi được giả quyết nhưng vẫn không thỏa
mãn được người đi khiếu nại,mặc dù người giải quyết khiếu nại đã lỗ lực tuân
thủ đúng pháp luật khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
 Nguyên nhân thứ năm:sự thiếu đồng bộ,không tương thích giữa các
quy định về giải quyết khiếu nại hành chính giữa Luật “ chung ” và luật
chuyên “ ngành”- đang là một trong nhiều khó khăn gây bất cập trong việc
giải quyết các khiếu nại hành chính.Luật khiếu nại,tố cáo được coi như là
“khuôn khổ pháp lý chung ” làm căn cứ vận hành của cơ chế giả quyết khiếu
nại tố cáo.Trong khi đó Luật đất đai,Luật xây dựng…đều có quy định về giải
quyết khiếu nại hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể.
 Nguyên nhân thứ sáu:cơ chế giải quyết khiếu nại hiên nay còn quá
phức tạp,rườm rà cả về thẩm quyền giả quyết,cũng như trình tự thủ tục giả
quyết,thời hiệu khiếu nại,thời hạn giải quyết khiếu nại…Có thể nhận định một
cách không cường điệu rằng cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay
đang còn rất nhiều bất cập.Cơ chế này chưa bảo đảm được việc giải quyết
khiếu nại hành chính một cách khách quan,công bằng,minh bạch.
 Nguyên nhân thứ bảy:có quá nhiều thiết chế tham gia hoặc có vai trò
trong việc giải quyết khiếu nại.Tuy nhiên thẩm quyền,trách nhiệm của mỗi thiết
chế này chưa phân định rạch ròi,xác định cụ thể.Các thiết chế khiếu nại chưa
thực sự có năng lực giả quyết khiếu nại hành chính.Có không ít vụ việc được xử
lý không đúng thẩm quyền pháp luật quy định.Vẫn xảy ra tình trạng các cơ quan
liên quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi giải quyết đơn khiếu nại.
 Nguyên nhân thứ tám:công tác tuyên truyền,giáo dục pháp luật khiếu
lại,tố cáo,công tác hòa giải ở cơ sở còn bất cập,trong khi ý thức chấp hành
pháp luật,sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế…

CHƯƠNG II
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Trên cơ sở của Luật khiếu nại,tố cáo,cũng như các luật chuyên nghành(
Luật đất đai,Luật xậy dựng,Luật bảo vệ môi trường….) thẩm quyền giả quyết
khiếu nại hành chính được xác định thoe nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
nền hành chính Việt Nam,nghĩa là quản lý hành chính theo nghành và theo
lãnh thổ( nguyên tắc song trùng trực thuộc ) .Điều này có nghĩa là một khiếu
nại hành chính trước hết phải được giải quyết theo đại bàn lãnh thổ nơi chính
quyền địa phương( cấp xã,huyện,tỉnh) đã ban hành quyết định hành chính
hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại.Theo nguyên tắc lãnh thổ,công dân
có thể khiếu nại lần thứ nhất đối với các hành vi hành chính do công chức
chính quyền địa phương thực hiện,hoặc các quyết định hành chính được ban
hành bởi chính chính quyền địa phương – Uỷ ban nhân dân(xã/phường),mà
vụ việc thuộc thẩm quyền được phân cấp cho địa phương.Đối với những lĩnh
vực,vụ việc không phân cấp thẩm quyền cho địa phương,công dân có thể
khiếu kiện về hành vi hành chính,quyết định hành chính theo nghành,hoặc
lĩnh vực cụ thể(tài chính,thuế,đất đai….).Bộ trưởng thủ trưởng nghành là cấp
giải quyết cuối cùng ở cấp cao nhất theo hệ thống hành chính.(3).
Khởi kiện ra tòa hành chính: Người khiếu nại có thể thực hiện quyền
khởi kiện tranh chấp hành chính ra trước Tòa án hành chính,nếu trong vòng
30 ngày(hoặc 45) ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà
khiếu nại không được giải quyết,hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải
quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý.(4).
CHƯƠNG III
QUYỀN KHIẾU NẠI CỦA NHÂN DÂN
1.1 Việc thực hiện thủ tục hành chính trong khiếu nại
Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ cơ quan, đơn vị (nếu có)
của người khiếu nại. Họ tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác của người bị
khiếu nại, ghi rõ nội dung sự việc cung cấp các bằng chứng, tài liệu cần thiết
và yêu cầu giải quyết.

Trường hợp nhiều người khiếu nại trong cùng một đơn vị về một sự việc
thì từng người phải ghi rõ họ tên, địa chỉ và ký tên vào đơn. Nếu trực tiếp
trình bày thì cử đại diện đến trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(Điều 4 Nghị định 38/HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc
thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân).
Khi thực hiện quy định này, công dân còn có vi phạm:
Trong đơn kể lể quá nhiều về lịch sử bản thân, gia đình như là một bản
sơ yếu lý lịch. Cung cấp sự việc, bằng chứng, tài liệu không rõ ràng. Đơn viết
dàn trải, nặng về phê phán các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước
hoặc hành vi xâm hại cảu nhân viên nhà nứoc. Thường giấu kín những vi
phạm của bản thân mình hoặc của gia đình; đòi khôi phục hiện trạng ban đầu
hoặc đòi bồi thường thiệt hại không đúng quy định.
1.2 Những bất cập về sự minh bạch của các cơ quan,công chức giải
quyết khiếu nại lần đầu
Đây thực sự là một quy định bất hợp lý và gây ra bất lợi cho công dân
trong việc thực hiện quyền khiếu nại của mình.Việc cơ quan,công chức ban
hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại –cũng
đồng thời là chủ thể trực tiếp giải quyết khiếu nại lần đầu đã bảo đảm được sự
minh bạch ?.Thực tế cho thấy,hầu như chưa bao giờ tranh chấp được giả
quyết dừng lại ở “cấp giải quyết lần đầu”.Đây cũng là lý do vì sao nhiều luật
gia có lý khi phê phán quy định của pháp luật hiện hành về “cấp giải quyết lần
đầu” – là cấp bị khiếu nại.Nhiều luật gia cho rằng quy định như vậy chỉ làm
mất thêm thời gian,gây thêm sự phức tạp,không khách quan trong quá trình
giải quyết.
Ngoài ra, Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức thành
viên yếu, nhiều khi còn “sợ thù vặt”.Vì vậy cần phải quán triệt nguyên tắc
khách quan,độc lập trong việc giả quyết mọi loại tranh chấp.
1.3 Những khó khăn của người dân trong việc khiếu nại đến đúng cơ
quan có thẩm quyền
Quá trình thay đổi liên tục chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ

quan quản lý(điển hình là việc tách lập các đơn vị hành chính theo lãnh thổ và
các cơ quan quản lý theo nghành và lĩnh vực) đã dẫn đến việc xác định thẩm
quyền của cơ quan việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại là hết sức khó khăn.
Về mặt thẩm quyền,các cơ quan hành chính của Việt Nam,theo nghành
hoặc theo lãnh thổ,vẫn trong tình trạng chồng chéo về quyền hạn,nhiệm
vụ.Các thiết chế thanh tra,quản lý,điều hành của các cơ quan hành chính
chuyên nghành,của chính quyền địa phương không rõ ràng,làm cho người dân
hết sức lúng túng trong việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết
vụ việc của mình.
Tóm lại,việc pháp luật quy định nghĩa vụ của người khiếu nại đến đúng
cơ quan có thẩm quyền giải quyết thực sự là gây khó khăn cho công dân,đồng
thời cũng tạo ra nguy cơ đối vơi người dân sẽ bị các cơ quan từ chối vì cho
rằng mình không có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết.
1.4 Quyền khiếu nại,tố cáo đông người vượt cấp của công dân
Tại khoản 4, Điều 6 của Nghị định 136/2006/NĐ-CP như sau: “Đối với
đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn
quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên
yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn
đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử
lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu
nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của
mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý”.
Thực tế, theo khảo sát trên phạm vi cả nước, có hàng vạn đơn thư khiếu
nại vượt cấp, quá thời hạn vẫn không giải quyết hoặc bị “phớt lờ” không giải
quyết nhưng chưa có trường hợp nào bị xử lý theo quy định nêu trên.
Nguyên nhân:
•Hiện nay có nhiều hiện tượng người dân khiếu nại vượt cấp, nguyên
nhân chủ yếu là nhận thức của người dân cho rằng vấn đề giải quyết khiếu nại
của cấp dưới không thể tốt bằng cấp trên .
•Việc khiếu nại của người dân chậm được giải quyết.

•Cơ quan chức năng chưa đối thoại trực tiếp với người dân nên những
xung đột cơ bản khó giải quyết.
•Việc giải quyết khiếu nại của cơ quan cùng cấp chưa thực sự khách quan
•Pháp luật chưa được thực thi nghiêm túc
•Nhà nước chưa nghiêm túc trong việc xử lý vi phạm. Địa phương chưa
giải thích kịp thời và tận tình cho người dân
Một vấn đề ngày càng có tình phổ biến ở nước ta mà không dễ né tránh
nhưng pháp luật lại để ngỏ,đó là việc nhiều người dân cùng tiến hành việc
khiếu nại,tố cáo các cơ quan Đảng và nhà nước về cùng một số vấn đề mà họ
cho là cơ quan nhà nước đã có sự vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho một số
người.Đây là mối lo ngại của các cơ quan nhà nước vì tính chất phức tạp và
tầm ảnh hưởng không tốt đến xã hội.Vì vậy cần phải bổ sung đầy đủ các quy
định cụ thể và thủ tục và nội dung để đảm bảo quyền khiếu nại của đông
người…Chỉ có như vậy các cơ quan nhà nước mới vừa có thể đảm bảo quyền
khiếu nại của người dân vừa giảm được những ảnh hưởng tiêu cực của nó.
CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
1.1 Giải quyết khiếu nại – trách nhiệm chính thuộc về ai ?
Mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với Chánh
thanh tra các cấp – được coi là mối quan hệ cơ bản,trung tâm trong công tác
giải quyết khiếu nại hành chính.
Cho đến nay vẫn chưa giải quyết được những bất cập,khó khăn liên quan
tới mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với Chánh
Thanh tra nghành,các cấp trong việc giải quyết khiếu nại hành chính.
Các tổ chức Thanh tra Nhà nước,những người luôn được coi là đóng vai
trò quan trọng yếu trong công tác này thì về mặt luật pháp cũng chẳng có
quyền hạn bao nhiêu.Các tổ chức Thanh tra không phải là cơ quan giải quyết
khiếu nại,chỉ là những cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại.Mặc dù,trực
tiếp thẩm tra,xác minh vụ việc,nhưng cơ quan Thanh tra chỉ có quyền ra kết

luận và kiến nghị hướng giải quyết khiếu nại.Trong khi đó,thẩm quyền quyết
định giải quyết khiếu nại – lại thuộc về thủ trưởng cơ quan hành chính nhà
nước – là một thiết chế không rõ ràng(cá nhân hay tập thể ?),không nắm bắt
một cách sâu sắc nội tình của vụ việc.
1.2 Bất cập ,thách thức phát sinh từ thẩm quyền,trách nhiệm của các
chủ thể giải quyết khiếu nại
Mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với các cơ
quan tham mưu(thanh tra hoặc cơ quan chuyên môn) là mối quan hệ theo
nguyên tắc thủ trưởng.Điều này khiến cho các cơ quan tham mưu nhiều khi
phải “đón ý”, “lựa ý” thủ trưởng để đề xuất kiến nghị giải quyết khiếu nại
trong những vụ việc “nhậy cảm”.Tính khách quan của nhữn kiến nghị giải
quyết khiếu nại,do vậy khó được bảo đảm. Về mặt tâm lý,những cán bộ làm
công tác thanh tra không mấy hào hứng với công việc giải quyết khiếu nại
hành chính.Tính chất công việc này chỉ mang lại sự mệt mỏi căng
thẳng.Trong khi đó,nếu được tham gia vào đoàn Thanh tra kinh tế - xã hội
,dường như công việc đó có vẻ hấp dẫn,lý thú hơn.
Về những người làm công tác giải quyết khiếu nại,không phải ai cũng
được trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết.Điều này làm ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng,từ góc độ tính hợp pháp của các kết luận,kiến nghị
do cán bộ Thanh tra đề xuất với thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước để
ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Về mặt thể chế,có thể coi những bất cập khó khăn trong mối quan hệ
giữa chủ thể cơ quan hành chính với Chánh Thanh tra nghành,các cấp là một
vấn đề chủ yếu trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính.Vấn đề này chỉ
có thể được giải quyết khi cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính được cải
cách,đổi mới một cách cơ bản.
1.3 Bất cập,thách thức phát sinh từ công tác tiếp dân
giải quyết khiếu nại
Công tác tiếp dân được coi là vấn đề hết sức quan trọng trong toàn bộ
công tác giải quyết khiếu nại hành chính.Có thể nói ở địa phương nào cũng có

một nơi(trụ sở,văn phòng…). Tuy nhiên,khi nghiên cứu các quy định của
pháp luật và tiến hành khảo sát cụ thể tại một số địa phương thì lại thấy công
tác tiếp dân –mang tính chất hình thức,không mang lại hiệu quả bao nhiêu
cho việc giải quyết khiếu nại.
Có thể nói thẳng thắn rằng,hiệu quả hoạt động của các văn phòng này là
rất thấp hầu như các cơ quan nhà nước đều nhận thấy điều đó nhưng nó vẫn
được duy trì như là giải pháp có tính chất vỗ về người dân để họ có chỗ đến
mà trình bày,thắc mắc thay vì họ đến “ quấy nhiễu” các cơ quan hay đến nhà
riêng các vị lãnh đạo cao cấp.
Thực chất,cách tổ chức công tác tiếp dân như hiện nay chẳng giúp gì
nhiều cho công tác tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại hành chính của công
dân.Được biết,Thanh tra Chính phủ đang trình các cơ quan có thẩm quyền Đề
án đổi mới công tác này,nhưng nếu tiếp tục tổ chức công tác tiếp dân với một
quan niệm cũ kỹ và hời hợt như vậy thì khó có thể được chấp nhận.
Tóm lại,có thể nói,năng lực chuyên môn,vai trò chuyên trách,tính
chuyên nghiệp,và tinh thần chuyên tâm của những người tham gia giải
quyết khiếu nại hành chính –đang thực sự là một vấn đề lớn,đòi hỏi các giải
pháp đồng bộ về pháp luật,thể chế,và nguồn nhân lực.
CHƯƠNG V
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KHIẾU NẠI Ở VIÊT NAM
1.1 Một số kết quả trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính
Nhiều bộ, ngành địa phương chú trọng hơn đến việc kiểm tra ,đôn đốc
trách nhiệm cấp dưới trong công tác tiếp dân,giải quyết khiếu nại,tố cáo.Năm
2003,ngành Thanh tra đã tiến hành 1295 cuộc kiểm tra ở 3177 cơ quan,đơn
vị, năm 2004 đã tiến hành 1160 cuộc kiểm tra ở 2748 đơn vị.
Trong 6 năm(chỉ tính từ năm 1998 đến năm 2004),các cơ quan có thẩm
quyền đã thụ lý 614.717 vụ,việc khiếu nại hành chính,trong đó đã giải quyết
được 513.409 vụ,việc( đạt tỷ lệ 80%) và thụ lý 89.510 vụ,việc tố cáo,trong đó
đã giải quyết được 63.708 vụ,việc (đạt tỷ lệ trên 70%)(5).Tuy nhiên,số lượng
vụ việc được giải quyết đúng pháp luật là không cao.Chẳng hạn,trong năm

2003,chỉ có khoảng 50%-60% vụ,việc khiếu nại được giải quyết đúng.
Năm 2006 cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiến tiếp nhận
46.555 đơn khiếu nại,trong đó có 38.790 đơn khiếu nại thuộc thẩm
quyền.Các cơ quan nhà nước đã giải quyết được 28.403 đơn khiếu nại(chiếm
73,2%).Qua kiểm tra,xác minh 265 vụ đã có quyết định giải quyết khiếu nại
cuối cùng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì đã thống nhất với quyết định của
Uỷ ban nhân dân tỉnh là 125 vụ(chiếm 47,17%),kiến nghĩ sửa đổi bổ sung
quyết định giải quyết đối với 55 vụ(chiếm 20,75%),kiến nghi hủy bỏ 27 quyết
định(chiếm 10,18%).(6).
Rõ ràng tình hình giải quyết khiếu nại nói trên chỉ ra những yếu kém bất
cập trong việc thực hiện các quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện
quyền khiếu nại của công dân.
1.2 Những biểu hiện hạn chế bất cập của công tác giải quyết khiếu nại
hành chính
 Nhân dân rất khó khăn trong việc thực thi quyền khiếu nại của
mình.Pháp luật chưa có nhiều quy định về thủ tục nhằm đảm bảo quyền khiếu
nại của công dân.Hoạt động trợ giúp pháp lý,và vai trò của Luật sư – chưa
phát huy được trong việc hỗ trợ công dân thực thi quyền khiếu nại hành
chính.
 Quy trình,thủ tục,tiêu chí giải quyết khiếu nại hành chính chưa đầy
đủ,thiếu rõ ràng,phức tạp,khép kín và chưa thực sự minh bạch.
 Quá trình thẩm tra,xác minh,kết luận,giải quyết khiếu nại,và thực thi
quyết định giải quyết khiếu nại – chưa đảm bảo khách quan,độc lập,và còn
manh mún.
 Chưa phân định rõ ràng về thẩm quyền,trách nhiệm của các công
chức,cơ quan hành cính nhà nước trong việc tiếp nhận,thẩm tra,xác minh,kết
luận,giải quyết khiếu nại,và thực thi quyết định giải quyết khiếu nại.
 Công chức nhà nước chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm giải quyết
khiếu nại hành chính,không ít trường hợp cho rằng đây chỉ là công việc
phụ,không quan trọng bằng các nhiệm vụ quản lý hành chính thuộc lĩnh vực

quản lý của công chức,trong một số trường hợp ý thức kỷ luật công vụ chưa
cao khi xử lý đơn thư khiếu nại.
 Năng lực của đội ngũ cán bộ giải quyết khiếu nại hành chính – còn
nhiều điểm bất cập,thiếu tính chuyên môn, chuyên nghiệp.
 Có quá nhiều cơ quan tổ chức tham gia vào quá trình giả quyết khiếu
nại với nhiều công đoạn rườm rà,phức tạp(tiếp nhận đơn thư,phân loại,xác
định thẩm quyến giả quyết,chuyển gửi đơn thư khiếu nại.thẩm tra,xác minh
nội dung…).
 Chưa có một cơ quan hành chính nhà nước,chuyên trách,chịu trách
nhiệm một cách đầy đủ với toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại hành chính.
 Hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại hành chính cồng kềnh,chồng
chéo,hoạt động giám sát nặng tính hình thức…
Tóm lại,có thể kết luận rằng cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính
hiện nay của chúng ta – rất không hiệu quả.
CHƯƠNG VI
GIẢI PHÁP
1.1 Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính
Có hai cách tiếp cận đối với việc hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại
hành chính:
Cách tiếp cận thứ nhất,xây dựng,sử đổi một số chế định cơ bản của dự
án Luật giải quyết khiếu nại theo hướng vì quyền khiếu nại của dân,vì sự
minh bạch,công bằng của quá trình giải quyết khiếu nại hành chính,xác định
rõ thẩm quyền,trách nhiệm và kỹ cương hành chính trong công tác khiếu nại.
Cách tiếp cận thứ hai,cải cách một tổng thể cơ chế giải quyết khiếu nại
hành chính hiện nay của chung ta.Nghĩa là cơ chế giải quyết khiếu nại cần
được đổi mới một cách toàn diện,từ triết lý cơ bản của cơ chế giải quyết khiếu
nại,các nguyên lý vận hành cơ bản,các chế định,thiết chế hành chính,xã hội
liên quan,cho tới các quy trình,thủ tục,tiêu chí liên quan.Trong trường hợp
này,cần phải xây dựng một Đề án hoàn chỉnh về cải cách cơ chế giải quyết
khiếu nại hành chính.Sẽ là không đồng bộ nếu chỉ dừng lại ở việc xây dựng

Luật khiếu nại hành chính.
1.2 Cần sớm có quyết định giải quyết khiếu nại đông người
Chuyện giải quyết khiếu nại đông người cần sớm được quy định cụ thể
bởi tuy đây là hiện tượng phức tạp,nhạy cảm nhưng lại đang diễn ra trong
thực tế.
Trong buổi thảo luận về dự án Luật khiếu nại ngày 24/10/2011. Đại biểu
Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) phân tích, các báo cáo Chính phủ đều cho
thấy số vụ việc, số đoàn khiếu nại đông người ngày càng tăng. Do đó rất cần
quy định cơ chế, cách thức làm việc cụ thể. Chẳng hạn, đoàn khiếu nại đông
người có thể cử người đại diện nêu ra các yêu cầu với cơ quan nhà nước. Mọi
yêu cầu đó phải được lưu trong hồ sơ để làm căn cứ giải quyết vụ việc.
"Phải đưa ra quy định cụ thể về quyền của người đại diện. Họ không chỉ là
người thay mặt những người khác trình bày vấn đề chính của vụ việc mà họ còn là
những người sẽ giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình giải quyết. Dự án luật
cần mở rộng và khẳng định vai trò, vị trí của họ", ông Hương nói.(7).
1.3 Tăng cường bảo đảm quyền khiếu nại của công dân trong Luật
khiếu nại hành chính
Luật giải quyết khiếu nại cần phải được xây dựng theo hướng mở rộng
tối đa và tạo những điều kiện tốt nhất để công dân thực hiện được quyền
khiếu nại của mình theo đúng tinh thần của Hiến pháp,cụ thể:
o Quy định quyền của công dân khiếu nại các văn bản có tích chất quy
phạm của các cơ quan nhà nước khi cho rằng,văn bản đó không hợp
pháp(không đúng thẩm quyền ban hành,trình tự thủ tục luật định,có mục đích
không phù hợp…).
o Cho phép công dân có thể ủy quyền cho bất kỳ ai thay mặt mình để
thực hiện việc khiếu nại hành chính
o Công nhận sự tham gia đầy đủ của luật sư vào quá trình giải quyết
khiếu nại hành chính,khẳng định quyền của luật sư vào quá trình khiếu nại
trong mọi vụ việc theo yêu cầu và nguyện vọng của người khiếu nại
o Quy định trách nhiệm chứng minh vụ việc thuộc về công chức,cơ

quan hành chính bị khiếu nại…
Luật giải quyết khiếu nại cần phải làm minh bạch quá trình giải
quyết khiếu nại. Từ các nguyên tắc đối thoại, nguyên tắc về sự tham gia của
các bên liên quan,đến các dự thảo thẩm tra,các xác minh cần được công bố
công khai,các quy định về tiêu chí,điều kiện thực thi việc bồi thường cho
người dân khi bị thiệt hại do các quyết định hành chính,hành vi hành
chính.Khẳng định quyền khởi kiện ra Tòa án Hành chính với mọi tranh chấp
hành chính giữa công dân và cơ quan hành chính ở mọi giai đoạn của việc
giải quyết khiếu nại hành chính…
1.4 Tăng cường trách nhiệm của cơ quan hành chính trong công tác
giải quyết khiếu nại
Luật giải quyết khiếu nại cần phải được xây dựng theo hướng xác đinh
rõ thẩm quyền,trách nhiệm của cơ quan,công chức giải quyết khiếu nại
hành chính,tăng cường kỷ luật công vụ trong giải quyết khiếu nại,cụ thể:
o Tăng cường chức năng,quyền hạn cho cơ quan Thanh tra –theo
hướng xây dựng thành cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại hành chính.
o Phân định rõ ràng về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính giữa
cơ quan Than tra hành chính và cơ quan Than tra chuyên nghành.
o Quy định những điều kiện pháp lý,triết chế cần thiết nhằm đảm bảo
tính khách quan,độc lập và tính chất chuyên nghiệp của cơ quan Thanh tra
trong việc giải quyết khiếu nại hành chính.
1.5 Xây dựng quy trình hoàn chỉnh công tác giải quyết
khiếu nại hành chính
Luật giải quyết khiếu nại cần phải xác lập một quy trình hoàn
chỉnh,thống nhất cho công tác giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng
đơn giản,cụ thể,vì sự thuận lợi của người dân khi thực hiện quyền khiếu
nại,cụ thể:
o Quy trình tiếp nhận,thụ lý đơn thư khiếu nại hành chính.
o Quy trình thẩm tra,xác minh vụ việc khiếu nại.
o Quy trình ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.

o Quy trình thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
1.6 Tăng cường thực thi quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
Luật giải quyết khiếu nại cần phải được xậy dựng theo hướng mở rộng
tối đa và tạo những điều kiện tốt nhất để công dân thục hiện được quyền
khiếu nại của mình theo đúng tinh thần của Hiến pháp,cụ thể:
o Xác đinh rõ cụ thể,rõ ràng trách nhiệm của các cá nhân,cơ quan hành
chính thực thi quyết định giải quyết khiếu nại
o Quy định cụ thể chế tài kỹ luật hành chính đối với công chức,cơ quan
hành chính trong việc thi hành quyết định khiếu nại hành chính,thi hành phán
quyết của Toàn án Hành chính.
o Quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường vật chất,trách nhiệm tinh
thần đối với công dân do công chức,cơ quan hành chính không thực hiện đúng
quyết định giải quyết khiếu nại.
1.7 Đổi mới cơ chế giám sát công tác giải quyết khiếu nại hành chính
o Quy định rõ ràng từng bước của quy trình giám sát công tác giải quyết
khiếu nại hành chính theo hướng đơn giản,công khai,minh bạch.
o Quy định về hiệu lực của các kết luận giám sát,trách nhiệm của thủ
trưởng cơ quan hành chính tiếp thu,tuân thủ kết luận giám sát.
o Quy định rõ thẩm quyền giám sát của mỗi chủ thể tham gia giám sát
công tác giải quyết khiếu nại.
B. KẾT LUẬN
Đã đến lúc,thay vì những sửa đổi bổ sung vó tính chất lặt vặt mang tính
chất “đối phó” với tình hình như những gì đã thấy trong thời gian qua,mà trên
thực tế hầu như không có mấy tác dụng,cần có sự thay đổi một cách căn
bản công tác giải quyết khiếu bại của các cơ quan hành chính.
Nói cách khác,chúng ta cần phải có được một cơ quan hành
chính,chuyên trách,giải quyết khiếu nại hành chính,với một quy trình làm
việc minh bạch,thẩm quyền độc lập và rõ ràng,có đội ngũ công chức có năng
lực chuyên môn trong giải quyết khiếu nại hành chính,mang tính chuyên
nghiệp cao.Để có được một thiết chế như vậy,trước hết cần phải có quyết tâm

rất cao từ phía các cơ quan lãnh đạo Đảng,Quốc hội,Chính phủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1).Bài nói chuyện tại Hội nghị Thanh tra ngày 5/3/1960 Hồ Chí
Minh,toàn tập,Nxb,Chính trị quốc gia,Hà Nội,2002,tập 10,trang 81-82.
(2).Báo cáo tóm tắt tình hình,kết quả giải quyết khiếu nại,tố cáo từ năm
2006 đến nay,và giải pháp trong tình hình mới tại Hội nghị tổng kết công tác
thanh tra năm 2007 và triển khai nhiệm vụ năm 2008,Hà Nội,ngày
11//01/2008.
(3).Xem Nguyễn Văn Liêm: Một số vấn đề thực tiễn trong công tác giải
quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam.Kỷ yếu Hội thảo:Hiệp định Thương
mại song phương Việt Nam –Hoa Kỳ và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành
chính ở Việt Nam,Nxb Tư pháp,Hà Nội,2004,trang 30.
(4).Điều 46 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 được sửa đổi, bổ sung năm
2004,2005.
(5).Các số liệu phần này được trích dẫn theo Báo cáo tổng kết thực hiện
Chỉ thị số 09-CT/TW pháp luật về khiếu nại tố, cáo ngày 7/10/2005.
(6).Báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2006 của Chính
phủ gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
(7).Báo vietnamnet.vn –chính trị số ra ngày 24/10/2011 –trang wep:
/>khieu-nai-dong-nguoi.html
Cuốn: “Cơ chế giải quyết khiếu nại,thực trạng và giải pháp” –Nxb
Công An Nhân Dân.

×