Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỦ tục GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP tại TRỌNG tài THƯỜNG TRỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.23 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU:
Song song với sự phát triển của kinh tế và xã hội, các quan hệ thương mại ngày
càng trở nên phong phú, đa dạng về chủng loại và phức tạp về nội dung. Chính
vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan
tâm giải quyết kịp thời, thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, ngăn ngừa sự vi
phạm pháp luật trong hoạt động thương mại. Pháp luật hiện nay quy định nhiều
hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng
tài. Mỗi phương thức có sự khác nhau nhất định về tính chất pháp lý cũng như
nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành. Các bên tranh chấp có quyền tự do lựa
chọn phương thức giải quyết. Việc lựa chọn phụ thuộc vào những lợi thế của
các bên, mức độ phù hợp của phương thức, tính chất của tranh chấp và thiện chí
các bên. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp có
tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại của doanh
nghiệp khi tranh chấp xảy ra.
A) THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯỜNG
TRỰC.
I) Khái quát về trọng tài thương mại.
1.Trọng tài thương mại:
Thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách bên thứ 3 độc lập.
Chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra phán quyết buộc các bên tham gia
thực hiện.
Theo K1 Đ3 LTTTM quy định: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết
tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
2.Một số ưu điểm và hạn chế của trọng tài thương mại :
Ưu điểm:
- Mang tính ràng buộc cao.
- Các bên được bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện (lựa
chọn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm, thủ tục, phương thức giải quyết tranh
chấp ).
- Giữ bí mật kinh doanh, giữ uy tín thương trường.


- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Thẩm quyền của trọng tài viên bị hạn chế hơn so với thẩm quyền của thẩm phán
- Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, việc kết hợp các yêu cầu
(đơn kiện) không thể được thực hiện.
3.Hình thức trọng tài :
Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh
tế thị trường và ngày càng được thương nhân ưa chuộng. Hình thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài khá đa dạng.Có hai hình thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài: trọng tài vụ việc (Ad-hoc) và trọng tài thường trực (quy chế).
_ Trọng tài vụ việc (Ad-hoc): Là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định
của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận. (Theo K7 Đ3 LTTTM).
_Trọng tài thường trực (quy chế): Là hình thức giải quyết tranh chấp tại một
Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung
tâm trọng tài đó. (Theo K6 Đ3 LTTTM).
Trọng tài thường trực (quy chế). Loại hình trọng tài hoạt động thường xuyên,
có tổ chức, trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ
riêng. Các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín đều tổ chức theo mô hình này.
Ở Việt Nam, hiện có Trung tâm Trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VIAC), Trung tâm Trọng tài thương mại Hà Nội,
Trung tâm Trọng tài thương mại thành phố Hồ Chí Minh,…
Đối với trọng tài thường trực, ưu thế lớn nhất là các tổ chức này thường có quy
tắc tố tụng riêng bao gồm các quy định cụ thể, chi tiết các bước tố tụng.
Bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế như chi phí trọng tài thương trực thường
cao hơn trọng tài vụ việc vì phải duy trì bộ máy thường trực, văn phòng. Đôi
khi quá trình tố tụng trọng tài thường trực có thể kéo dài hơn do phải tuân thủ
những thủ tục một cách tuần tự.
II) Nguyên tắc và vài điều về trọng tài :
1) Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài:
1.1 Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài :

Theo khoản 1 điều 5 Luật Trọng tài Thương mại 2010 về điều kiện giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài : “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng
tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập
trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”
Như vậy. thỏa thuận trọng tài được xem là vấn đề then chốt có vai trò quyết
định đối với việc áp dụng phương thức trọng tài, nói cách khác không có
thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể là 1một thỏa thuận riêng hoặc là thỏa
thuận trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản (Điều 16 Luật Trọng
tài Thương mại 2010 ). Nếu không có thỏa thuận trọng tài được xác lập
bằng văn bản thì trung tâm trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết.
Nhưng điều kiện đó vẫn chưa đủ. Để tranh chấp thương mại được giải quyết
tại trọng tài thì các bên còn phải thỏa mãn điều kiện nữa làthỏa thuận trọng
tài có hiệu lực. Theo điều 18 Luật Trọng tài Thương mại 2010, thỏa thuận
trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau đây :
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng
tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo
quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16
của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
1.2 Nguyên tắc trọng tài phải tuân theo thỏa thuận các bên:
Khoản 1 điều 4 Luật Trọng tài Thương mại 2010quy định : “1. Trọng tài viên
phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều
cấm và trái đạo đức xã hội.”

Một trong những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài
là các bên tranh chấp đảm bảo được tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều
phương diện trong quá trịnh giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền thỏa thuận
lựa chọn hình thức trọng tài, địa điểm giải quyết tranh chấp đó, thời hạn được
thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp. Chỉ có trong tố
tụng trọng tài, một hình thức tài phán tư, các bên mới có quyền thỏa thuận
nhiều vấn đề như vậy và trọng tài viên bắt buộc phải tôn trọng nếu thỏa thuân
đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Nếu trọng tài viên vi phạm
nguyên tắc này thì quyết định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án hủy theo yêu
cầu của các bên ( Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại 2010).
1.3 Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan :
“Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của
pháp luật.” (Khoản 2 Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại 2010)
Đây là một nguyên tắc cơ bản của cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp
nói chung. Trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp, những yếu tố
làm ảnh hưởng đến sự độc lập, vô tư, khách quan của các trọng tài viên
đều phải được loại trừ. Trọng tài viên phải có đủ các điều kiện nhất định
để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết
tranh chấp. Cụ thể Điều 20 Luật Trọng tài Thương mại 2010 đã quy định
rõ tiêu chuẩn của trọng tài viên. Hơn nữa để đảm bảo nguyên tắc này
được thực hiện một cách nghiêm túc nhất, các nhà làm luật cũng quy
định rõ quyền và nghĩa vụ của các trọng tài viên tại điều 21 Luật Trọng
tài Thương mại 2010.
Nều trọng tài viên vi phạm nguyên tắc này thì quyết định của hội đồng
trọng tài có trọng tài viên này sẽ bị hủy ( Điều 68 Luật Trọng tài Thương
mại 2010)
1.4 Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm:
Theo nguyên tắc này thì phán quyết trọng tài là chung thẩm (khoản 5
Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại 2010). Nguyên tắc này là một trong
những nét đặc trưng thể hiện rõ sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tố

tụng tòa án. Trọng tài là cơ quan tài phán phi chính phủ chỉ tổ chức một
cấp xét xử, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm, không thể bị
kháng cáo kháng nghị bởi bất cứ cơ quan hay tổ chức nào. Nguyên tắc
này mang lại cho trọng tài ưu thế trong việc giải quyết tranh chấp nhanh
gọn, dứt điểm; tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nguy cơ có những quyết định
trọng tài trái pháp luật mà ko được xem xét lại bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyển. Thiết nghĩ vấn đề này cần được xem xét lại.
1.5 Nguyên tắc xét xử kín :
Khoản 4 điều 4 Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định : “. Giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác.” Hầu hết pháp luật về trọng tài của các
nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kín, nếu các bên không có
quy định khác. Tính bí mật thể hiện rõ ở nội dung tranh chấp và danh
tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ
thương mại. Điều đó có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh.
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại :
Theo điều 2 Luật trọng tài 2010, một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải
quyết của trọng tài khi nó đáp ứng điều kiện:
1. Tranh chấp giữa cái bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng trọng tài.
Hơn nữa, như phản tích ở trên, TCTM chỉ được giải quyết tại trong tài nếu
các bên có thoả thuận trọng tài và thoả thuận trong tài đó có hiệu lực. Như
vậy, theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp được pháp luật quy định là tranh chấp thương mại,
tranh chấp này phát sinh trong hoạt động thương mại giữa cá nhan và tổ
chức kinh doanh và các ben có thoả thuận trọng tài.
3. Trình tự giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại :

Tranh chấp giữa các bên có thể giải quyết tại hội đồng trong tài của trung
tam trong tài hoặc tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập.
2 hình thức này có điểm khác nhau. Tuy nhiên nội dung cơ bản của thủ tục
tố tụng trọng tài bao gồm:
- Khởi kiện và thụ lí đơn kiện.
- Bị đơn gửi bản tự bảo vệ.
- Thành lập hội đồng trọng tài.
- Chuẩn bị giải quyết tranh chấp.
Để tiến hành giải quyết tranh chấp, các trọng tài viên phải tiến hành 2 công
việc là nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc và thu thập chứng cứ.
- Hoà giải.
- Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.
- Ra quyết định trọng tài.
Điểm khác nhau giữa 2 hình thức này là toàn bộ hồ sơ giải quyết tranh chấp
tại trung tâm trọng tài và quyết định trọng tài được lưu giữ tại trung tâm
trọng tài. Còn hội đồng trọng tài do các bên thành lập là trọng tài vụ việc
nên sau khi giải quyết xong vụ việc nó sẽ tự giải thể, do đó nó không thể lưu
được hồ sơ giải quyết tranh chấp.
4. Thi hành quyết định của trọng tài :
Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày
công bố. Quyết định của trọng tài không bị kháng cáo kháng nghị. Điều này
có nghĩa là sai khi hội đồng trọng tài tuyên bố quyết định trọng tài, các bên
phải thi hành quyết định trọng tài, trừ trường hợp một trong các bên làm đơn
yêu cầu toà án hủy quyết định trọng tài.
Đơn yêu cầu phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy. Quyết định trong tài có thể được cưỡng chế thi hành nếu quyết
định này là hợp pháp. Luật trọng tài 2010 cũng đã quy định rất rõ ràng thời
gian có thể sửa chữa và giải thích phán quyết, phán quyết bổ sung Điều
này khiến hoạt động của trọng tài kinh tế có hiệu quả hơn và các bên tranh

chấp tin tưởng vào hoạt động của trọng tài.
5. Sự hỗ trợ an toàn với hoạt động của trọng tài thương mại :
Sự hỗ trợ của toà án với hoạt động của trong tài thương mại thể hiện ở các
mặt sau:
Thứ nhất, toà án hỗ trợ việc thi hành thỏa thuận trọng tài.
Thứ hai, toà án có quyền xem tính hợp pháp của thoả thuận trọng tài.
Thứ ba, toà án giúp các bên lựa chọn, thay đổi trong tài viên trong những
tình huống cần thiết.
Thú tư, toà án có thể xem xét lại quyết định về thẩm quyền của hội đồng
trọng tài.
Thứ năm, toà án có thể quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thứ sáu, toà án có thể quyết định hủy hay không hủy quyết định trọng tài.
III) Thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài thường trực theo Luật Trọng
tài thương mại 2010.
1. Khởi kiện
Để giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài, nguyên đơn phải làm
đơn kiện gửi đến Trung tâm Trọng tài.
Đơn kiện gửi Trung tâm Trọng tài gồm các nội dung chủ yếu như ngày,
tháng, năm viết đơn; tên và địa chỉ của các bên; tóm tắt nội dung vụ tranh
chấp; các yêu cầu của nguyên đơn; trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu;
trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài mà nguyên đơn chọn.
Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận
trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. Bản sao phải có
chứng thực hợp lệ.
Nguyên đơn phải nộp tạm ứng phí trọng tài, nếu cái bên không có thỏa
thuận khác và bên thua kiện phải chịu phí trọng tài trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác (Điều 34 Luật Trọng tài thương mại). Nguyên đơn có thể
sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi hội đồng trọng tài ra quyết định
trọng tài.
Tố tụng trọng tài tại trung tâm trọng tài sẽ bắt đầu khi tring tâm trọng tài

nhận được đơn kiện.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn kiện, Trung tâm
Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn vầ những tài
liệu do nguyên đơn gửi cho trung tâm trọng tài.
Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì
thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là 2 năm kể từ
ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Còn đối với vụ tranh
chấp mà pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy
định của pháp luật. (Điều 34 Luật Trọng tài thương mại)
1. Tự bảo vệ của bị đơn (Điều 35 Luật Trọng tài thương mại)
Bị đơn khi bị khởi kiện có quyền có những ý kiến phản bác toàn bộ hoặc
một phần
đơn kiện. Cũng có thể bị đơn cho rằng trọng tài không có thẩm quyền giải
quyết vụ tranh chấp… thì khi đó bị đơn có quyền nêu ý kiến trong một văn
bản gởi cho trọng tài được gọi là bản tự bảo vệ.
Nếu các bên không có thoảthuận khác thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn do Trung tâm
Trọng tài gửi đến, bị đơn phải gửi cho Trung tâm Trọng tài bản tự bảo vệ có
nội dung chủ yếu:
- Ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ;
- Tên và địa chỉ của bị đơn;
- Lý lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ trong đó bao gồm việc phản bác một phần
hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn về thẩm
quyền của trọng taifvaf thỏa thuận trọng tài.
- Trọng tài viên mà bị đơn chọn trong danh sách trọng tài viên của trung
tâm.
Bị đơn có thể yêu cầu gửi bản tự bảo vệ kèm theo chứng cứ dài hơn ba
mươi ngày, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp.
 Đơn kiện lại của bị đơn (Điều 36 Luật Trọng tài thương mại)
Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến

yêu cầu của nguyên đơn. Đơn kiện phải được gửi đồng thời cho hội đồng
trọng tài và nguyên đơn trước ngày mở ra phiên họp của hội đồng trọng
tài giải quyết đơn kiện của nguyên đơn. Và nguyên đơn phải gửi bản trả
lời lại cho bị đơn và hội đồng trọng tài trong thời hạn 30 ngày kể từ khi
nhân được đơn kiện lại.
2. Thành lập hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài (Điều 40 Luật
Trọng tài thương mại)
Dù mang tính tài phán nhưng không giống như tòa án, giải quyết tranh chấp
theo phương thức trọng tài không có hội đồng trọng tài cố định để giải quyết
tranh chấp thương mại. Hội đồng trọng tài chỉ được thành lập khi có đơn
yêu cầu giải quyết tranh chấp. Các bên có tranh chấp sẽ tham gia vào việc
thành lập hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp cho họ.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn 5
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiện, Trung tâm Trọng tài phải gửi
cho bị đơn bản sao đơn kiện, tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và các
tài liệu kèm theo cùng với danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng
tài.
Nếu các bên không có thoảthuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ
ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do Trung tâm Trọng tài
gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài
viên của Trung tâm Trọng tài và báo cho Trung tâm Trọng tài biết hoặc yêu
cầu Chủtịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho mình. Trong
trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất
chọn một Trọng tài viên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được
yêu cầu chọn Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài.
Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên thì trong
thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung
tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng
tài viên của Trung tâm Trọng tài cho các bị đơn.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hai Trọng tài viên được các bên chọn

hoặc Chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này phải chọn
một Trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách Trọng tài viên của trung
tâm làm Chủ tịch hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu chọn
không thực hiện được thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết hạn, Chủ tich
Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Chủ tịch hội đồng trọng tài.
Việc giải quyết tranh chấp cũng có thể do một trọng tài viên duy nhất giải
quyết nếu các bên thỏa thuận như vậy. Trong trường hợp này các bên phải
thỏa thuận chọn một trọng tài viên nhưng các bên không chọn được thì theo
yêu cầu của một bên, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên
duy nhất cho các bên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được yêu cầu và
thông báo cho các bên.
Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một Hội đồng Trọng tài. Quyết
định của Trọng tài viên duy nhất có hiệu lực thi hành như quyết định của
Hội đồng Trọng tài.
Sau khi đã chọn xong Trọng tài viên, các bên mới phát hiện ra trọng tài viên
mình chọn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 42
Luật Trọng tài thương mại thì phải yêu cầu trọng tài viên này từ chối giải
quyết vụ tranh chấp. Việc thay đổi Trọng tài viên do các Trọng tài viên khác
trong Hội đồng Trọng tài quyết định nhưng nếu không quyết định được thì
Chủ tịch Trung tâm Trọng tài sẽ quyết định.
3. Chuẩn bị giải quyết
Sau khi đã thành lập hội đồng trọng tài, các trọng tài viên được chọn hoặc chỉ
định phải thực hiện các công việc cần thiết để giải quyết tranh chấp:
- Thứ nhất : nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc:
Trên cơ sở đơn kiện và các tài liệu,chứng cứ liên quan, các trọng tài viên phải
nghiên cứu kỹ hồ sơ và các văn bản pháp luật có liên quan đến vụ kiện.
Hội đồng trọng tài có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến. Hội
đồng trọng tài cũng có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba với sự có mặt của
các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên.
-Thứ hai : thu thập chứng cứ:

Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan đến
vụ tranh chấp. Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu
cầu hoặc sự việc mà mình nêu ra. Trong trường hợp cần thiết, hội đồng trọng tài
có thể tự mình thu thập chứng cứ, mời giám định theo yêu cầu của một bên
hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết.
4. Hòa giải
Trong tố tụng trọng tài, hòa giải không phải là nguyên tắc ,là thủ tục bắt buộc
song hội đồng trọng tài vẫn tôn trọng việc tự hòa giải của các bên.
Dù có đơn yêu cầu trọng tài giải quyết, các bên có thể tự hoà giải. Nếu các bên
hoà giải thành thì theo yêu cầu của các bên, hội đồng trọng tài sẽ đình chỉ tố
tụng.
Các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài tiến hành hoà giải. Trong trường hợp
hoà giải thành thì hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ kí của
các bên và xác nhận của các trọng tài viên.Hội đồng trọng tài ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các bên.Quyết định này là chung thẩm và có giá trị
như phán quyết trọng tài.Nếu bên phải thi hành quyết định này không tự
nguyện thi hành thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi
hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
5. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và phán quyết trọng tài
Các bên có tranh chấp được đảm bảo quyền định đoạt tối đa, các bên có thể
thỏa thuận cả thời gian giải quyết tranh chấp, tức là các bên quyết định khi nào
thì tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.
Về nguyên tắc,phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Trong
trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài mới có thể cho phép
những người khác tham dự phiên họp.
Các bên có thể trực tiếp tham dự phiên họp hoặc uỷ quyền cho người đại diện
của mình tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Các bên có quyền mời
nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Các bên hoặc
đại diện của các bên phải tham gia phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nếu họ
không yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết vắng mặt họ

- Nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh
chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết
tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút
đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết
tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
- Nếu bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp
mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh
chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài
vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
- Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để
tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các
bên.
Các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh
chấp nếu có lí do chính đáng.
Toàn bộ diễn biến của phiên họp giải quyết tranh chấp do hội đồng trọng tài
lập biên bản .Biên bản phải có chữ kí của chủ tịch hội đồng trọng tài.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài phải đưa ra được
phán quyết trọng tài.Phán quyết trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa
số, ý kiến của thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp.Nếu vụ tranh chấp do
trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên này quyết định. Phán quyết
trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc chậm nhất là
ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Toàn văn phán quyết
trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày công bố. Phán quyết trọng
tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
B) THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TRUNG TÂM TRỌNG
TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM ( VIAC).
1) Giới thiệu chung về trung tâm trọng tài VIAC :
VIAC là tên viết tắt của cụm từ “Vietnam International Arbitration Centre at
the Vietnam Chamber of Commerce and Industry” - “Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg
ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương
(thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964).
VIAC là tổ chức độc lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Mục tiêu của VIAC là thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài hoặc các phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại khác theo quy định của pháp luật. VIAC mong muốn tạo ra cơ
chế giải quyết tranh chấp khách quan, công bằng, thuận lợi, hiệu quả và
đáng tin cậy.
VIAC được đánh giá là một tổ chức trọng tài có uy tín của Việt Nam, được
cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tín nhiệm và lựa chọn để
giải quyết tranh chấp.
TRANG WEB />TRỤ SỞ CHÍNH 9 Đào Duy Anh, Hà Nội
CHI NHÁNH TẠI TP HCM 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, HCM
CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG Số 256, Trần Phú, Đà Nẵng
CHI NHÁNH TẠI CẦN THƠ Số 12, Đại lộ Hòa Bình, Q.Ninh Kiều, TP
Cần Thơ
-Biểu đồ tranh chấp VIAC (2013).

Một số hình ảnh về trung tâm trọng tài quốc tế VIAC
.
2) Thủ tục tố tụng.
a. Nguyên đơn nộp Đơn kiện, chỉ định trọng tài viên và nộp phí trọng tài
- Đơn kiện bao gồm ngày, tháng; tên và địa chỉ của các bên; tóm tắt nội dung vụ
tranh chấp; căn cứ pháp lý để khởi kiện; trị giá của vụ tranh chấp và các yêu
cầu khác của Nguyên đơn; tên trọng tài viên mà Nguyên đơn chọn.
- Đơn kiện và các tài liệu kèm theo phải được lập thành 5 bản (Đối với trường

hợp Hội đồng Trọng tài có 3 Trọng tài viên), hoặc 3 bản (Đối với trường hợp
Hội đồng Trọng tài có 1 Trọng tài viên). Khi nộp Đơn kiện, Nguyên đơn phải
đồng thời nộp phí trọng tài. Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn
kiện trước khi Hội đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài.
b. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) VIAC kiểm tra sơ bộ về vấn
đề thẩm quyền, thụ lý Đơn kiện và gửi thông báo cho Bị đơn.
c. Bị đơn nộp Bản Tự bảo vệ và chỉ định trọng tài viên Bản tự bảo vệ gồm ngày
tháng; tên và địa chỉ của Bị đơn; căn cứ pháp lý để tự bảo vệ; kiến nghị cụ thể
của Bị đơn; tên trọng tài viên mà Bị đơn chọn. Ngoài ra, Bị đơn có thể nộp Đơn
kiện lại hoặc đưa ra phản đối về vấn đề thẩm quyền. Trong trường hợp có Đơn
kiện lại, Bị đơn có thể sửa đổi, bổ sung hoặc rút Đơn kiện lại trước khi Hội
đồng Trọng tài ra Quyết định Trọng tài. Việc Bị đơn không nộp Bản tự bảo vệ
sẽ không ngăn cản VIAC tiếp tục quá trình tố tụng trọng tài. Nếu Bị đơn không
nộp Bản tự bảo vệ, hoặc Bản tự bảo vệ không đề cập đến việc chỉ định trọng tài
viên, Chủ tịch VIAC sẽ chỉ định trọng tài viên cho Bị đơn.
d. Hội đồng Trọng tài Chủ tịch Hội đồng Trọng tài sẽ được hai Trọng tài viên
của Nguyên đơn và Bị đơn bầu hoặc do Chủ tịch VIAC chỉ định.
e. Hội đồng Trọng tài xem xét giải quyết vụ tranh chấp Hội đồng Trọng tài
quyết định cách thức tiến hành tố tụng trên cơ sở thỏa thuận trọng tài và Quy
tắc tố tụng của VIAC. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài cũng xem xét yêu cầu của
các Bên. Hội đồng Trọng tài nghiên cứu hồ sơ, có quyền xác minh sự việc, gặp
các bên để nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ.
f. Hội đồng Trọng tài triệu tập các Bên đến phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng
tài quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu các bên không tham
dự họp giải quyết vụ tranh chấp mà không có lý do chính đáng, Hội đồng Trọng
tài vẫn có thể quyết định tiếp tục phiên họp và công bố Quyết định Trọng tài.
g. Công bố Quyết định Trọng tài Quyết định Trọng tài được công bố sẽ có giá
trị chung thẩm và ràng buộc đối với các Bên. (Theo: VIAC)
• Biểu phí hòa giải của Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam

1. Phí nộp hồ sơ
Khi nộp đơn yêu cầu hòa giải, bên nộp đơn phải nộp khoản phí nộp hồ sơ là
2.000.000đ. Khoản phí này sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp
nào.
2. Phí hòa giải
Phí hoà giải bao gồm:
(a) Phí hành chính của VIAC;
(b) Một khoản thù lao hợp lý cho hoà giải viên;
(c) Chi phí đi lại và các chi phí khác của hoà giải viên;
(d) Chi phí đi lại và các chi phí khác của nhân chứng theo yêu cầu của hoà giải
viên với sự đồng ý của các bên;
(e) Chi phí về tư vấn của các chuyên gia và chi phí phiên dịch theo yêu cầu của
các bên hoặc của hoà giải viên với sự đồng ý của các bên;
Các khoản phí nêu tại mục (a) và (b) sẽ do Chủ tịch VIAC quyết định dựa trên
những yếu tố sau:
- Trị giá vụ tranh chấp
- Tính phức tạp của vụ tranh chấp
- Thời gian giải quyết vụ tranh chấp
Các khoản phí nêu tại mục (c); (d); (e) sẽ được tính trên cơ sở thực tế phát sinh.
Khi nộp đơn yêu cầu hoà giải và khi chấp nhận yêu cầu hoà giải, mỗi bên phải
nộp tạm ứng trước một khoản phí nêu tại mục (a) và (b) do VIAC ấn định. Khi
việc hoà giải chấm dứt hoặc kết thúc, VIAC sẽ tính toán các chi phí và ấn định
mức phí hoà giải cụ thể mà các bên phải nộp. Trong trường hợp khoản phí ấn
định cao hơn số tiền mà các bên đã tạm ứng thì các bên phải nộp bổ sung số
tiền còn thiếu. Trong trường hợp khoản phí ấn định thấp hơn số tiền mà các bên
đã nộp tạm ứng thì VIAC sẽ hoàn trả cho các bên số tiền còn thừa.
C) THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI TẠI
VIỆT NAM :
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài đã phổ biến ở hầu hết các nước
trên thế giới. Ở Việt Nam, do đặc thù của nền kinh tế, chính trị, xã hội nên hình

thức này phát triển muộn hơn. Từ năm 1993 đến nay, trước sự đòi hỏi của thực
tiễn, ngày 28/4/1993, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 204/1993/TTg về việc
thành lập trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). VIAC được ghi nhận là
tổ chức phi chính phủ được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các
quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng
đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và
thanh toán quốc tế.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, số vụ tranh chấp thương mại được giải
quyết bằng trọng tài mà tiêu biểu là tại VIAC liên tục tăng, từ 18 vụ/năm (giai
đoạn 1993 – 2003) lên 42 vụ/năm (giai đoạn 2004 – 2010). Đội ngũ trọng tài
viên không ngừng được mở rộng.
Nhằm loại bỏ các rào cản của pháp luật đối với sự phát triển của trọng tài cũng
như để đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương thức này ngày càng
gia tăng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng luật chơi chung trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, ngày 25/4/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp
lệnh Trọng tài thương mại. Tiếp đó, Luật Trọng tài thương mại, được Quốc hội
thông qua ngày 17/06/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, khắc phục việc
phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của trọng tài đối với các tranh
chấp thương mại, cho phép trọng tài viên là người nước ngoài cũng như nội luật
hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ trọng tài…
Với lợi thế đó, trong những năm qua, số vụ tranh chấp thương mại được giải
quyết bằng trọng tài mà tiêu biểu là tại VIAC liên tục tăng, từ 18 vụ/năm (giai
đoạn 1993 – 2003) lên 42 vụ/ năm (giai đoạn 2004 – 2010). Đội ngũ trọng tài
viên cũng không ngừng được mở rộng. Sáu tháng đầu năm 2012, VIAC đã kết
nạp thêm 37 trọng tài viên, trong đó có 12 trọng tài viên nước ngoài, nâng tổng
số trọng tài viên của Trung tâm lên 151 người, tăng gần 30% so với năm 2009.
Tuy nhiên, bức tranh về trọng tài thương mại tại Việt Nam vẫn chưa thật sự
khởi sắc khi phương thức này chỉ giải quyết khoảng 11% tổng số tranh chấp
thương mại. Số vụ tranh chấp mà VIAC thụ lý trong năm 2011 là 83, vẫn rất

khiêm tốn nếu so với 188 vụ mà Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore
(SIAC) giải quyết hay như Uỷ ban trọng tài Bắc Kinh là 1.500 vụ.
Nguyên nhân là do những quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều thiếu sót,
chồng chéo, chưa rõ ràng cụ thể. Luật trọng tài thương mại năm 2010 đến nay
mặc dù đáp ứng phần nào yêu cầu thực tế song sau một thời gian đi vào hoạt
động đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất hợp lý. Chưa kể, thói quen, tập quán của
thương nhân Việt Nam tin tưởng tòa án hơn trọng tài. Hơn nữa, trình độ trọng
tài viên ở Việt Nam đều là những người kiêm nhiệm trong lĩnh vực thương mại.
Cho nên, một số trọng tài viên còn chưa chuyên nghiệp. Trong khi đó, các tranh
chấp thương mại ngày càng phức tạp, nhất là tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
=> KẾT: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là một trong những
phương thức được các doanh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phương
thức này vẫn còn một số hạn chế nên trọng tài thương mại chưa thể hiện được
ưu thế của mình như trọng tài thương mại các nước đã làm được trong giới
doanh nhân. Nhìn chung, việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài
không thực sự tiến bộ hơn so với Tòa án. Hiện tại ở Việt Nam tỷ lệ giải quyết
tranh chấp thương mại tại Tòa án vẫn chiếm tới đa số các vụ việc, còn sử dụng
phương thức trọng tài chỉ chiếm rất ít. Nguyên nhân trọng tài ít được sử dụng
trong giải quyết tranh chấp có cả nguyên nhân do doanh nghiệp, do bản thân
trọng tài, và có cả lý do bắt nguồn từ phía cơ quan nhà nước. Vì thế, các tổ chức
trọng tài thương mại cần điều hành tốt hơn hoạt động giải quyết tranh chấp; các
nhà lập pháp hãy hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật để lợi ích của các
doanh nhân được bảo vệ tốt nhất.

×