Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.41 KB, 7 trang )

Đề bài :
22. Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài làm :
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trải qua nhiều
lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời
kỳ cụ thể. Song song với điều đó cũng là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng
như cả về tính chất – chức năng và nhiệm vụ của Chính phủ. So sánh Hiến
pháp năm 1980 vàHiến pháp năm 1992 thì Chính phủ đã có đã có những
thay đổi rõ ràng về tính chất .
Nếu như ở Hiến pháp năm 1980, Chính phủ được ghi nhận nước là cơ
quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội :
Điều 98 :“ Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên
của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Hội đồng Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn
được Hiếp pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội giao cho, quyết định
những vấn đề quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc,
giám sát việc thi hành Hiếp pháp, các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc
hội và của Hội đồng Nhà nước, giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. “
Thì Chính phủ được là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namvà điều này đã được khẳng định trong
cả Hiến pháp 1992 ( điều 109 ) và luật tổ chức Chính phủ 2001 ( điều 1 ):
1
“Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực


của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và
chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. “
Để làm khẳng định rõ được Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất theo Hiến pháp 1992, ta cần hiểu rõ được những vấn đề như vị trí tính
chất, cơ cấu tổ chức, các hình thức hoạt động của Chính phủ.
Vị trí,tính chất của Chính phủ theo Hiến pháp 1992 :
Từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay, cơ
quan hành chính nhà nước ở trung ương được xác định với những tên gọi
khác nhau : Hiến pháp 1980 được gọi là Hội đồng bộ trưởng, Hiến pháp
1992 đổi lại thành Chính phủ.
Việc khẳng định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Qu ốc hội đồng thời là
cơ quan hành chính cao nhất nhằm chỉ rõ tính chất của Chính phủ cũng như
mối quan hệ của Chính phủ - Quốc hội : Chình phủ do Quốc hội thành lập,
nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội , Chính phủ chịu trách nhiệm và báo
cáo trước Quốc hội, thành viên của Chính phủ có thể bị Quốc hội bãi nhiệm,
miễn nhiệm hay cách chức theo quy định của pháp luật. Quốc hội quyết định
những vấn đề quan trọng và Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện có
hiệu quả. Nhưng việc xác định Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất là
sự đổi mới, nhằm đề cao vị trí của Chính phủ, giúp cho hoạt động quản lý
Nhà nước của Chính phủ.
Hoạt động quản lý của Chính phủ được thể hiện ở những điểm :
• Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm các chức
năng của Chính phủ được Hiến pháp quy định. Các cơ quan nhà nước
khác nếu muốn thực hiện tốt chức năng – nhiệm vụ được phân công
đều phải thực hiện quản lý hành chính nhưng đó không phải là hoạt
động chủ yếu mà chỉ là hỗ trợ cho chức năng được phân công

2
• Hoạt động quản lý của Chính phủ bao trùm tất cả các lĩnh vực trong
phạm vi cả nước : kinh tế, văn hóa xã hội …Còn các bộ - cơ quan
ngang bộ chỉ quản lý nhà nước theo một ngành, lĩnh vực nhất định
được phân công.
• Đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước, Chính phủ
thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra
hoạt động của các bộ - cơ quan ngang bộ - cơ quan thuộc Chính phủ
và Ủy ban nhân dân.
Quy định của Hiến pháp 1992 đã có những thay đổi bổ sung nhiều quy định
về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức để Chính phủ thật sự là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất. Như vậy, thông qua xem xét cơ cấu tổ chức,
nhiệm vụ - quyền hạn và các hình thức hoạt động của Chính phủ ta sẽ thấy
rõ được điều này.
Cơ cấu tổ chức :
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ cũng trải qua nhiều lần sửa đổi để phù hợp
với qui đinh của Hiến pháp. Và chính từ những thay đổi về cơ cấu tổ chức
mà chức năng nhiệm vụ của chính phủ cũng thay đổi :
Hiến pháp năm 1980 Chính phủ được gọi là Hội đồng bộ trưởng và bao
gồm : Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng và chủ
nhiệm ủy ban nhà nước. Bộ máy Chính phủ thời kỳ này khá cồng kềnh do
bao gồm quá nhiều chức năng
Hiến pháp năm 1992 có những thay đổi nhất định : Hội đồng bộ trưởng
đổi lại tên gọi thành Chính phủ. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ được quy
định tại điều 2 Luật tổ chức Chính phủ :
Điều 2 :
“Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có: Các bộ; Các cơ quan ngang bộ.
Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ
theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.”
Thành viên Chính phủ được quy định tai điều 3 Luật tổ chức Chính phủ :

Điều 3
“Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ; Các Phó Thủ tướng; Các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
3
Số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội
quyết định.
Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ
tịch nước.
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức và từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ.
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ.”
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ :
Tất cả mọi nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đều được ghi rõ trong
Luật tổ chức Chính phủ (được thong qua vào 25/12/2001) và Hiến pháp
1992. Việc quy định cụ thể chi tiết cho từng lĩnh vực thể hiện quan điểm đề
cao vai trò của Chính phủ.
1. Trong lĩnh vực kinh tế (quy định tại điều 9 - Luật tổ chức Chính phủ
2001)
2. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường (quy định tại điều
10 - Luật tổ chức Chính phủ 2001)
3. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thong tin, thể thao và du lịch (quy
định tại điều 11 - Luật tổ chức Chính phủ 2001)
4. Trong lĩnh vực y tế và xã hội (quy định tại điều 12 - Luật tổ chức
Chính phủ 2001)
5. Trong lĩnh vực dân tộc và tôn giáo (quy định tại điều 13 - Luật tổ
chức Chính phủ 2001)
6. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội (quy định

tại điều 14 - Luật tổ chức Chính phủ 2001)
7. Trong lĩnh vực đối ngoại (quy định tại điều 15 - Luật tổ chức Chính
phủ 2001)
8. Trong lĩnh vực tổ chức hành chính nhà nước (quy định tại điều 16 -
Luật tổ chức Chính phủ 2001)
9. Trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp (quy định tại điều 18 -
Luật tổ chức Chính phủ 2001)
4
10.Đối với hội đồng nhân dân tỉnh-thành phố trực thuộc Trung ương (quy
định tại điều 17 - Luật tổ chức Chính phủ 2001)
Các hình thức hoạt động:
Các hoạt động của Chính phủ được thực hiện qua ba hình thức : qua phiên
họp của Chính phủ, hoạt động của thủ tướng Chính phủ và qua hoạt động
của các thành viên Chính phủ và được ghi tại điều 32 Luật tổ chức Chính
phủ năm 2001 :
Điều 32 :
“ Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề
cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên
Chính phủ. “
1. Phiên họp Chính phủ :
Được tổ chức thực họp thường kỳ mỗi tháng một lần và có thể họp bất
thường nếu đủ các điều kiện yêu cầu. Tại phiên họp Chính phủ thảo luận,
quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn : các
dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội…. Các quyết định
của Chính phủ tại phiên họp được thể hiện dưới hình thức nghị quyết và
nghị định.
Trong hoạt động của Chính phủ thì phiên họp luôn được xác định là một
hoạt động quan trọng :
Điều 33 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 :
“ Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp Chính phủ.

Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Thủ tướng triệu tập phiên họp
bất thường của Chính phủ theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của ít
nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.”
2. Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ :
Hiến pháp 1992 khẳng định vai trò của Chính phủ và của cả Thủ tướng
Chính phủ. Quyền hạn của Thủ tướng được quy định củ thể, rõ rang và có
phần mở rộng hơn trước. Điều này được thể hiện trong toàn bộ chương III
Luật tổ chức Chính phủ năm 2001.
3. Hoạt động của các bộ trưởng và thành viên khác thuộc Chính phủ :
5

×