Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa tiếng anh thương mại tại CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT TRÁNG MEN NHÔM HẢI PHÒNG ( HALECO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.03 KB, 38 trang )

MỤC LỤC




 !"#$%&'$()*
+,-./0122012.23124352 ./67189:'$(*
1.1. Lịch sử hình thành của HALECO 6
1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty 6
;124<82=>.?@1AB612C=:12D
E8F,.G82H889:'$(I
J
(KLMN('O''$(J
2P./QR1AB612C=:1243ST152UV82W1289:C=:121A26X5J
1.1.Thị trường kinh doanh 10
1.2. Các sản phẩm chính 11
2<8./>1A2=>.?@1AB612C=:12
-12A6-Y
3.1.Đánh giá chung 14
3.2.Đánh giá về ứng dụng tiếng Anh trong quá trình kinh doanh 14
*
Z [N\']^N"(N(']
##_*
@.S`4F1?a.b1.>6*
1.1.Ứng dụng công nghệ thông tin 16
1.2.Vấn đề sử dụng tiếng Anh 17
1.3.Vấn đề thương hiệu 17
-8A6T652-5?Qc8?ad,F.I
2.1.Nâng cao hệ thống công nghệ thông tin đi kèm với sử dụng tiếng Anh 18
2.2.Nâng cao trình độ tiếng Anh cho nhân viên trong công ty 18
2.3.Nâng cao thương hiệu qua các chương trình quảng cáo 19


M\eJ
'M(f$N$$
Page 1
"(N(
'$"g($"$f(h'($'$"('N'f'"$ i( (M
('&'$()
2j5/=8jSS=kk=/V:l=1:1CCj4jm=5Vj1.=k'$(
1.1. The process of formation of HALECO 25
1.2. The stages of development 25
 8=5j=kn,S61jSS*
(/A:16o:l=1:mS./,8.,/j=k'$(D
3.1. Organization chart 27
3.2. The departments 27
'$"p $ $"h('$(h'$(q
:r=/V:/Bj.S:1C5/=C,8.Sq
1.1 Major Markets 29
1.2 Main products 30
2j/j:m6.s=kn,S61jSS:8l46ljS
$4:m,:l=1
3.1.General evaluation 33
3.2. Evaluation of the use of English in the business 33
'$"
"(p$  $ 'N'h("'($((p $ 'N
$ ( 
$d6Sl1A5/=nmjVS
1.1. Application of IT 35
1.2. Problems in using English 36
1.3. The problem of brand promotion 36
/=5=SjCS=m,l=1SD
2.1. Advance the IT system along with the use of English 37

2.2. Improving English skills for employees in the company 37
2.3. Enhance brand through advertising programs 38
( (q
LỜI CẢM ƠN
Page 2
Em xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn thực tập, cô Trần
Thị Bích Lan, cô đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình hoàn thiện bản báo cáo thực tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến người phụ trách và tập thế cán bộ nhân viên công ty
HALECO, mọi người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập tại công ty.
LỜI MỞ ĐẦU
Page 3
Nền kinh tế thị trường lại hoạt động theo quy luật kinh tế khách quan, tạo nên
một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Trong khi đó, sự phát triển của xu thế quốc tế hóa
đã và đang đưa các doanh nghiệp trên thế giới lại gần nhau Thị trường mở rộng hơn nhưng
cũng đồng nghĩa, thị trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Muốn tồn tại và không
ngừng lớn mạnh, các doanh nghiệp phải khéo léo tận dụng những lợi thế sẵn có của
mình, thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh chung.
Cũng như bao doanh nghiệp khác trên thị trường, trong suốt quá trình phát triển của
mình, Công ty cổ phần Sắt Tráng Men Hải Phòng luôn luôn tìm cách thay đổi phù hợp để thích
ứng với môi trường kinh doanh. Tiếng Anh, thứ tiếng được xem là tiếng nói chung cho các
doanh nghiệp trên toàn cầu, cũng là công cụ để HALECO nói riêng và các công ty nói chung
quảng bá hình ảnh của mình cho khách hàng trong nước và ngoài nước. Chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu xem để tìm kiếm các nhà đầu tư mới, khách hàng mới, mở rộng các thị trường mới,
HALECO đã phát huy thế mạnh sẵn có và sử dụng những công cụ mà hoàn cảnh đem lại như
thế nào?
Với thời lượng và kiến thức có hạn, chắc chắn bản báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô: các anh
chị và cô chú phòng Tổ chức lao động để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Page 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình minh họa Tr6
Sơ đồ Tr7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ Tên viết tắt
Công ty Sắt Tráng Men Nhôm Hải Phòng HALECO
CHƯƠNG I
Page 5
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT TRÁNG MEN NHÔM
HẢI PHÒNG ( HALECO)
Công ty cổ phần Sắt Tráng men- nhôm Hải Phòng có tiền thân là một doanh
nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Công Nghiệp. Tên giao dịch quốc tế: Hai Phong
Enamel Iron and Aluminum Wares joint stock company ( HALECO)
1. Quá trình hình thành và phát triển của HALECO
1.1. Lịch sử hình thành của HALECO
Nhà máy Sắt Tráng Men-nhôm Hải Phòng, tiền thân của công ty cổ phần Sắt
tráng men-nhôm Hải Phòng, được thành lập vào ngày 17/5/1956 được sự giúp đỡ của
Chính Phủ và nhân dân Trung Quốc. Trải qua mấy chục năm xây dựng và phát triển,
công ty đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và trở thành một thương hiệu quen
thuộc và uy tín với người tiêu dùng Việt Nam với nhãn hiệu chim bồ câu nổi tiếng.
Qua nhiều quá trình, giai đoạn phát triển, chuyển đổi cơ chế quản lý, đến năm 2005,
công ty chính thức đi theo con đường cổ phần hóa với tên gọi: Công ty cổ phần Sắt
tráng men nhôm Hải Phòng như hiện nay.
1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty
• Giai đoạn từ 1960- 1978
Nhà máy Sắt tráng men-nhôm Hải Phòng được xây dựng vào năm 1956 với
nhiệm vụ cơ bản là sản xuất hàng tiêu dùng dân dụng, y tế phục vụ. Nhà máy là cơ sở
đầu tiên của miền Bắc sản xuất sản phẩm Sắt Tráng men. Ở giai đoạn đầu 1960-1966,
công ty vừa sản xuất vừa thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Ngoài việc
cung cấp sản phẩm ở trong nước, công ty còn xuất khẩu sang các nước XHCN như
Liên Xô cũ, Cu ba.

Trong thời gian 1967-1975, công ty chịu nhiều thiệt hại nặng nề do chiến tranh
nhưng cán bộ công nhân viên trong nhà máy vẫn kiên cường sản xuất chiến đấu. Đến
khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, công ty mới có điều kiện mở rộng sản xuất trong
giai đoạn từ năm 1976-1978.
• Giai đoạn 1978-1986
Ở giai đoạn này, do sự bất đồng trong quan điểm hai nước, Trung Quốc cắt bỏ
toàn bộ viện trợ, hợp đồng cung cấp thiết bị, vật tư. Nhờ nỗ lực của tập thể cán bộ
Page 6
công nhân nhà máy cộng thêm sự hỗ trợ từ phía chính phủ, nhiều sáng kiến áp dụng
trong giai đoạn này đã đem lại sự bứt phá cho nhà máy.
• Giai đoạn 1987-2004
Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý sang cơ chế thị trường. Để tồn tại và
đứng vững, nhà máy đầu tư thêm trang thiết bị , đa dạng hóa sản phẩm đem lại hiệu
quả kinh tế cao, cải thiện chất lượng cuộc sống cho công nhân viên. Vào năm 1995,
công ty đổi tên thành Công ty Sắt tráng men-nhôm Hải Phòng, tiếp tục phát triển, đa
dạng hóa sản phẩm sản xuất.
• Giai đoạn từ 2005 đến nay
Năm 2004, công ty bắt đầu cổ phần hóa và đổi tên thành công ty cổ phần Sắt
tráng men-nhôm ( HALECO) vào năm 2005. Với những thành tựu đạt được trong hơn
50 hoạt động, công ty được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Sản phẩm của công
ty có uy tín lớn trên thị trường Việt Nam và được người tiêu dùng bầu chọn là hàng
Việt Nam chất lượng cao.
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
HALECO hoạt động chủ yếu lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các
loại sản phẩm sắt tráng men, nhôm, thép không rỉ, vật liệu chịu lửa, hóa chất chế tạo
men. Ví dụ như đồ gia dụng, bảng biển.

Hình 1 Hình 2
Page 7
Ngoài ra công ty còn kinh doanh bằng cách cho thuê các địa điểm, văn phòng.

3. Cơ cấu tổ chức của HALECO
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HALECO
Phòng
vật tư
Phòng
kế
hoạch
tiêu thụ
Phòng
Kỹ
thuật
Xưởng
sản
xuất
Phòng
tổ chức
lao
động y
tế
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
hành
chính bảo
vệ
Xưởng
dập

hình
Xưởng
tráng
nung
Xưởng
thành
phẩm
Xưởng
Cán
đúc
Xưởng
nhôm
Xưởng
inox
Xưởng
cơ khí
Sơ đồ 1
Page 8
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Phó giám đốc
hành chính
Giám đốc
3.2. Các phòng ban
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm 6 phòng chức năng và 7 xưởng sản xuất chính.
Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty là đại hội đồng cổ đông, kế đến là hội
đồng quản trị và ban kiểm soát. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Phòng tổ chức lao động y tế: quản lý lao động, giải quyết chế độ chính sách cho
người lao động.
Phòng tài chính kế toán: quản lý tiền tệ, chứng từ, sổ sách kế toán của công ty.

Phòng vật tư: cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, quản lý kho hàng.
Phòng kế hoạch tiêu thụ: Điều độ kế hoạch sản xuất theo yêu cầu thị trưởng và
thực hiện nhiệm vụ bán hàng.
Phòng kỹ thuật: quản lý máy móc công ty.
Phòng hành chính bảo vệ: thực hiện công tác hành chính.
Page 9
CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HALECO
1. Thị trường kinh doanh và sản phẩm chính của doanh nghiệp
1.1. Thị trường kinh doanh
Trong gần 60 năm tồn tại và phát triển trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng,
thông qua các sản phẩm nhôm, nhôm lá, sắt tráng men, men và inox, HALECO đã
từng bước chinh phục người tiêu dùng. Công ty được bình chọn là “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” và trở thành thương hiệu mạnh trên Đất Cảng. Điều đó cũng giải thích
cho việc sản phẩm của HALECO được sử dụng trên nhiều tỉnh thành phố trong nước,
thậm chí cả nước ngoài.
1.1.1. Thị trường trong nước
Nhìn lại hơn chục năm trước, khi các loại hàng hóa còn khan hiếm thì những
sản phẩm từ chất liệu nhôm luôn là vật dụng thân quen gắn liền với các gia đình Việt
và phần nào đó đã trở thành một kỷ niệm không thể quên đối với nhiều người. Là nhà
cung cấp chính mặt hàng này suốt một thời gian dài, cho nên, chúng ta có thể hiểu tại
sao nhãn hiệu HALECO lại được người tiêu dùng tin tưởng đến vậy. Hình ảnh được
biết đến nhiều nhất của HALECO là hình con chim bồ câu in trên các sản phẩm của
công ty. Cùng với biểu tượng này, sản phẩm của công ty đã đi đến nhiều tỉnh thành
của đất nước, từ trên rừng xuống dưới biển ngay từ thời kỳ còn kháng chiến cho tới
bây giờ.
Mặt hàng của của công ty có độ bao phủ rộng khắp với nhiều đại lý trên hơn 40
tỉnh thành, đặc biệt phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. Thị trường tiêu biểu là: Hải Phòng,
Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí
Minh, Phú Quốc…

1.1.2. Thị trường nước ngoài
Một thương hiệu có tiềm năng mạnh đương nhiên sẽ không thu mình trong thị
trường trong nước, cho dù thị trường đó có giàu có và tiềm năng thế nào. Hòa cùng với
xu thế hội nhập chung của toàn thế giới, cánh chim bồ câu tiếp tục sải cánh trên bầu
trời ngoại quốc.
Thời kì kháng chiến, Trung Quốc đã tài trợ và giúp đỡ cho tiền thân của
HALECO là Nhà máy Sắt Tráng Men. Hiện nay, tuy giữa hai quốc gia vẫn có những
Page 10
bất đồng, nhưng Trung Quốc vẫn là một thị trường đầy tiềm năng để xâm nhập và khai
thác. Bên cạnh đó, HALECO thường xuyên đưa sản phẩm đi giới thiệu ở các nước như
Lào,Campuchia, Singapore, Nhật Bản… và cũng tạo dựng được một vị trí nhất định.
Các nước phương Tây cũng đón nhận sản phẩm một cách nhiệt tình, ví dụ như Anh,
Đức, Canada. Các nước này rất chuộng đi du lịch hoặc ăn uống ngoài trời cho nên
những sản phẩm phục vụ cho việc du lịch của công ty rất được chào đón. Ví dụ điển
hình là khay nướng, hộp thức ăn.
Công ty chia thị trường ra làm hai phân khúc: thành thị và nông thôn với trọng
điểm là thị trường thành thị, các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Hồ Chí Minh…
1.2. Các sản phẩm chính
Hiệp định WTO vào năm 2007 đã đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đến
thị trường Việt Nam. Các công ty, tổ chức muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải
thay đổi bản thân để thích nghi với môi trường mới. HALECO cũng không ngoại lê, từ
việc chuyển đổi cơ cấu công ty sang cổ phẩn hóa doanh nghiệp, HALECO một lần
nữa khẳng định thương hiệu cũng như chất lượng các sản phẩm của mình với hai loại
sản phẩm, hữu hình và vô hình.
1.2.1. Sản xuất các mặt hàng đồ gia dụng
Các sản phẩm của công ty phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại. Một
số sản phẩm truyền thống của công ty vẫn được duy trì và phát triển như: Nồi, ấm, chõ
xôi, chậu, mâm, cặp lồng, xoong, chảo, khay, bát, đĩa, ca, liễn cơm, hàng gia dụng kim
khí và bảng, biển. Ngoài các sản phẩm thế mạnh, truyền thống về nhôm và sắt tráng

men, để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay, Haleco đã cho ra
đời thêm các sản phẩm inox như: bộ nồi inox, bộ bát trụ inox, chảo siêu bền… với
mẫu mã vô cùng bắt mắt và đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
Ngày nay, song song với việc chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, công ty
cũng đầu tư nhiều vào mặt hình thức, kiểu dáng, khiến sản phẩm bền đẹp và bắt mắt
hơn. Nỗ lực của công ty đã ghi điểm đáng kể trong mắt người tiêu dùng.
1.2.2. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng trong và ngoài nước
Đến với HALECO, khách hàng có thể nhận được sự tư vấn thông qua đường
dây nóng, hoặc gửi thắc mắc trực tiếp lên website của công ty. Dịch vụ hỗ trợ khách
Page 11
hàng luôn sẵn sang đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Khách
hàng cũng có thể đặt hàng online, ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ chở hàng đến
tận nơi, giao hàng để kiểm tra. Công ty thực hiện chiết khấu theo quy định đối với
khách hàng mua với số lượng lớn cùng nhiều ưu đãi khác.
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh
Cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 đã kéo nền kinh tế toàn cầu xuống. Cho đến
năm 2013, không riêng gì Việt Nam, nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến
động phức tạp. Tại Việt Nam, hàng chục nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chết, số
còn lại phải gắng gượng để vượt qua sóng dữ. Cũng bị cuốn vào vòng xoáy chung,
HALECO đã phải rất nỗ lực để duy trì sự tồn tại và ổn định cho công ty.
Trong thời kỳ khó khăn nhất, công ty buộc phải giảm năng suất sản xuất kinh
doanh, cho các xưởng tạm thời dừng hoạt động hoặc luân phiên hoạt động. Số lượng
lớn hàng tồn kho lên tới 812.277 cái so với chỉ tiêu kế hoạch là 638.347 cái chiếm tỷ
lệ: 127,25% (với giá trị hàng hoá tồn kho khoảng 47 tỷ ) buộc công ty phải điều chỉnh
chỉ tiêu kế hoạch sản xuất từng tháng với chủ trương sản xuất cầm chừng và tạm
ngừng sản xuất đối với dây truyền Sắt tráng men trong một thời gian.
Hệ luỵ đến ngày 31/12/2012 chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng mới đạt 70,5% kế
hoạch, lượng hàng hoá tồn kho là 622.711 cái chiếm tỷ lệ 97,6% kế hoạch năm (với
giá trị tồn kho khoảng 44 tỷ ).
Thực trạng này đã dẫn đến bối cảnh Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt

động SX-KD, mà điểm nóng vẫn là vấn đề Tài chính, việc làm, thu nhập của người lao
động. Nhận thức rõ những khó khăn ( chủ quan, khách quan ) và những tồn tại trong
công tác điều hành hoạt động SX-KD, HĐQT, lãnh đạo Công ty đã đưa ra các quyết
định hành động sát thực với tình hình thực tế, trong đó trọng tâm ưu tiên là đẩy mạnh
công tác tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch sản xuất phải được xây dựng trên cơ sở mức độ
tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích cân đối nguồn thu, nguồn chi, hạn chế tối đa việc
vay vốn, tổ chức sản xuất với nhịp độ cầm chừng song phải đảm bảo năng xuất, chất
lượng, hiệu quả và tiết kiệm không để Công ty ngừng hoạt động, có những chính sách
thiết thực quan tâm tới đời sống CBCNV-LĐ trong những thời điểm khó khăn về việc
làm, về thu nhập. Với quyết tâm cao nhất, từng bước tháo gỡ khó khăn, phấn đấu thực
hiện các chỉ tiêu chủ yếu được xây dựng từ đầu năm.
Page 12
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu ( theo báo cáo)
- GTTSL: 21.178.470.000 đồng / 30.000.000.000 đồng đạt 70,6%
- Doanh thu bán hàng: 76.501.830.000 / 84.500.000.000 đạt 90,5%
- Sản phẩm chủ yếu 914.675 cái / 1.522.500 cái đạt 60,1%
- Sản phẩm tiêu thụ 1.034.819 cái / 1.642.60 cái đạt 63 %
- Nộp ngân sách 4.630.310.000 / 7.200.000.000 đạt 64,3%
- Nộp khác 3.235.740.000 / 2.400.000.000 đạt 134,8%
- Tổng quỹ lương đã chi 14.680.340.000 / 16.000.000.000 đạt 91,7%
- Tổng thu nhập 18.544.670.000 / 17.866.000.000 đạt 103,7%
- Tổng thu nhập bình quân người/tháng 3.733.570 / 3.200.000 đạt 116,6%
- Lợi nhuận trước thuế 6.075.682.490 / 5.000.000.000 đạt 121,5%
- Lợi nhuận sau thuế 5.012.438.054 / 4.000.000.000 đạt 125,3%
Tình hình Tài chính của Công ty tại thời điểm ngày 31/12/2012 được phân ánh
trên bảng cân đối kế toán của Công ty:
- Tổng tài sản: 52.861.849.205 đồng
Trong đó
+ Tài sản ngắn hạn: 52.148.453.529 đồng
+ Tài sản dài hạn: 713.395.676 đồng

Tổng nguồn vốn: 52.861.849.205 đồng
Trong đó:
Nợ phải trả 19.257.032.510 đồng ( Bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn )
+ Nguồn vốn chủ sở hữu 33.604.816.659 đồng
Sang năm 2013, công ty đã nỗ lực thực hiện các phương pháp xúc tiến thương
mại, cải tiến mặt hàng của công ty đa dạng, phong phú hơn với phương châm sản xuất
ít hơn nhưng chất lượng hơn. Nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ quản lý và
công nhân viên, công ty vẫn giữ vững phong độ và vượt qua được thời kỳ khó khăn này.
Tổng tài sản của công ty bây giờ của công ty năm vừa tăng 10% so với năm vừa qua.
Điều này được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty cuối năm 2013:
- Tổng tài sản: 58.148.034.1255 đồng
Page 13
Trong đó
+ Tài sản ngắn hạn: 57.363.298.8819 đồng
+ Tài sản dài hạn: 784.735,244 đồng
Tổng nguồn vốn: 58.148.034.1255 đồng
Trong đó nợ phải trả 22.247.042.520 đồng ( Bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn )
+ Nguồn vốn chủ sở hữu 35.900.991.605 đồng
3. Đánh giá
3.1.Đánh giá chung
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo một nền kinh tế trì trệ trên quy mô
toàn cầu. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải phát huy thế mạnh của
mạnh của mình và tìm cách tối thiểu hóa chi phí, giảm thua lỗ cho doanh nghiệp. Xét
theo bối cảnh chung của toàn thế giới, ta có thể thấy HALECO đã rất nỗ lực để duy trì
và phát triển công ty. Trong thời gian này, công ty thực hiện chính sách giãn sản xuất
nhằm tiêu thụ hết hàng trong kho, song song với nó là cải tiến những mặt hàng gia
dụng về cả chất lượng và kiểu dáng. Bên cạnh nguyên liệu truyền thống sắt, nhôm
tráng men, công ty cũng sản xuất thêm nhiều sản phẩm làm bằng inox. Thêm vào đó,
công ty đầu tư mua các thiết bị công nghệ kỹ thuật mới để gia tăng chất lượng sản xuất
và kỹ thuật sản xuất. Các sản phẩm của công ty trong năm vừa qua đã nhận được sự

chào đón nhiệt tình từ công chúng.
3.2.Đánh giá về ứng dụng tiếng Anh trong quá trình kinh doanh
Như đã đề cập ở phần trước, theo xu hướng quốc tế hóa, HALECO mở rộng thị
trường ra nước ngoài và rất chú trọng đến phân khúc thị trường này. Để thâm nhập vào
thị trường ngoại quốc một cách dễ dàng hơn, công ty phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ
và văn hóa, để nắm bắt được tâm lý khách hàng tại những thị trường mục tiêu.
Sự phổ cập tiếng Anh trở thành thứ ngôn ngữ thông dụng và gần gũi với người dân
ở bất kì đâu. Theo một lẽ tất yếu, HALECO sử dụng tiếng Anh như một kênh giao tiếp để
quảng cáo sản phẩm của mình ra nước ngoài. Cái tên viết tắt HALECO cũng khiến bản
thân công ty được quốc tế hóa và gần gũi hơn đối với người tiêu dùng ngoại quốc.
Tiếng anh là ngôn ngữ thông dụng được nhiều người biết đến cho nên việc sử
dụng tiếng Anh trong quảng bá sản phẩm là một lựa chọn an toàn và thích hợp. Khi
xâm nhập vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là các nước sử dụng tiếng Anh như ngôn
Page 14
ngữ chính như Singapore, Canada, các sản phẩm được quảng cáo, giới thiệu bằng
Tiếng Anh sẽ giúp người tiêu dùng dễ tiếp cận với sản phẩm hơn. HALECO lợi dụng
ưu thế về tính phổ biến của Tiếng Anh để ghi dấu ấn cho sản phẩm của mình trong thị
trường ngoại quốc. Công ty tham dự các triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài
với đội ngũ quản lý cùng với những phiên dịch viên chuyên nghiệp đích thân trả lời
những câu hỏi của người tiêu dùng.
Tiền thân của HALECO là một nhà máy sản xuất, đặc thù sản xuất là chính.
Cho nên lĩnh vực quảng cáo, xúc tiến thương mại vẫn còn yếu hơn so với các công ty
chỉ chuyên về thương mại. Do đó, áp dụng tiếng Anh trong doanh nghiệp sản xuất vẫn
còn những hạn chế nhất định do thiếu nguồn nhân lực chuyên về tiếng và quan hệ
công chúng. Điều đó dẫn đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực và tuyển dụng trong
doanh nghiệp, một trong những vấn đề sẽ được bàn luận sâu hơn ở phần tiếp theo.
Page 15
CHƯƠNG III
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TIẾNG ANH VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DOANH NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN.

1. Một số vấn đề tồn tại
Nền kinh tế toàn cầu hóa đem lại nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội được tiếp
cận với một thị trường chung rộng lớn và thách thức là sự xuất hiện của một loạt đối
thủ cạnh tranh. Phương châm chung của nền kinh tế là: “ Nếu bạn không chịu tiến lên,
bạn sẽ bị đè bẹp và quên lãng.” Sau thời gian làm việc và nghiên cứu ở công ty, tôi đã
rút ra được một số vấn đề còn tồn đọng. Đó là vấn đề trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin và Tiếng Anh. Trong tình hình hiện này, có thể thấy, hai ứng dụng này tồn
tại song song và bổ trợ với nhau.
1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin
Dưới sự tác động trong những tiến bộ của lĩnh vực tin học và viễn thông, quan
hệ giữa các nước trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, đó chính là cơ sở hình thành nên
toàn cầu hóa. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin để giúp khách hàng và các
nhà đầu tư thấy được tiềm năng doanh nghiệp là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, theo quan
sát, vấn đề áp dụng công nghệ thông tin ở HALECO vẫn còn rất hạn chế. Điều này
phần nào thể hiện qua cái tên website của công ty: ctcpsattrangmennhomhp.com.vn.
Từ cái nhìn đầu tiên, công ty đã mất điểm, với một tên miền nó không vắn tắt
và dễ nhớ. Khách hàng rất khó đánh tên miền chính xác khi muốn truy cập trang và
tìm kiếm thông tin. Đây là một vấn đề tưởng như nhỏ nhưng có tầm ảnh hưởng không
hề nhỏ. Đi sâu vào website, nơi cung cấp thông tin trực tuyến của công ty cho khách
hàng và nhà đầu tư, ta có thể thấy sự sơ sài trong thiết kế, trình bày các nội dung về
lịch sử công ty, sơ đồ tổ chức… Nhiều thông tin quan trọng không được cập nhật
thường xuyên khiến khách hàng khó nắm bắt được tình hình công ty. Ngoài ra, còn có
một điểm bất lợi rất đáng lưu ý. Với các công ty hoạt động quốc tế, trên trang web của
mình, họ có cả phần tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên trang web của HALECO lại
hoàn toàn bỏ qua việc sử dụng song ngữ. Công nghệ phát triển đẩy các doanh nghiệp
trên toàn thế giới thành một cộng đồng chung với ngôn ngữ chính là Tiếng Anh. Nói
theo cách khác, công nghệ đã góp phần đẩy mạnh tiếng Anh như một thứ công cụ giao
tiếp kinh doanh hữu hiệu. Ngoài việc lơ là công nghệ, HALECO cũng không chú ý
Page 16
đến tận dụng lợi thế của thứ ngôn ngữ phổ thông này. Đây có lẽ là một vấn đề rất đáng

lưu tâm cho các nhà quản lý của công ty.
1.2. Vấn đề sử dụng tiếng Anh
Chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề sử dụng tiếng Anh tại công ty đã được đề cập đến
ở cuối chương II. Như đã biết, HALECO là một công ty chuyên về sản xuất, cho nên
họ tập trung chú ý về mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm hơn là về mặt quảng cáo,
tuyên truyền. Tâm lý đó đã ăn sâu vào trong cách vận hành công ty, ảnh hưởng nhiều
mặt như việc tuyển dụng, tuyên truyền… Ngay cả khi đã mở rộng thị trường ra quốc
tế, HALECO chưa ý thức rõ ràng rằng tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin bản
thân bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh một cách rõ ràng.
Xét trên mặt bằng chung công ty, các cán bộ cấp cao của công ty cũng không
nhiều người thông thạo tiếng Anh, một bất lợi cho các nhà quản lý khi giao dịch với
bạn hàng nước ngoài. Thêm vào đó, khi tuyển dụng, yếu tố biết và có khả năng sử
dụng tiếng Anh với nhân viên mới vào cũng bị xem nhẹ. Cho nên, khi tổ chức các sự
kiện ở nước ngoài, công ty phải thuê thêm phiên dịch viên. Việc này không những làm
tốn thêm một khoản chi phí không đáng có mà còn dẫn đến việc các phương pháp sản
xuất, cách thức giao dịch đặc quyền của công ty bị rò rỉ. Khi bỏ qua thứ ngôn ngữ
đang trở nên rất phổ biến này, HALECO đã tự động bỏ đi một cơ hội để có thể tiếp
cận gần hơn đối với khách hàng và nhà đầu tư ngoại quốc.
1.3. Vấn đề thương hiệu
Cho dù HALECO đã mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh thành trên cả nước và
thậm chí là ở nước ngoài, khách hàng chủ yếu của HALECO hiện nay vẫn là những
khách hàng quen thuộc, thậm chí nhiều người không biết đến cái tên HALECO, cái họ
biết chỉ là biểu tượng chim bồ câu. Điều này là do sự hạn chế của HALECO trong việc
quảng bá thương hiệu mình. Đó là trong nước, còn ngoài nước, HALECO trở nên mờ
nhạt trên một thị trường đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh. Chất lượng và mẫu mã
không thua kém bất kì một đối thủ nào, nhưng cái họ thiếu ở đây, chính là một phương
thức truyền đạt, một cách thức tiếp cận đến khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng.
Các đối thủ cạnh tranh của HALECO có thể không có sản phẩm tốt hơn, nhưng
họ đáng nhớ hơn, vì họ nắm bắt được thứ ngôn ngữ nắm vai trò chủ đạo trong kinh
doanh, qua nó mà quảng bá hình ảnh thương hiệu. Thương hiệu nắm yếu tố quyết

Page 17
định về sự thành công của công ty trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện
nay. Điều cốt lõi là công ty phải biết cách tiếp cận, cách truyền đạt và cách mở rộng thị
trường một cách đúng đắn, và không có gì đơn giản hơn khi nói chung một tiếng nói
với cộng đồng kinh doanh, tiếng Anh.
2. Các giải pháp được đề xuất.
Trước khi đưa ra các đề xuất, chúng ta nói về lợi ích khi sử dụng Tiếng Anh
trong thương mại. Về bản chất, thương mại là sự trao đổi hàng hoá, để giúp mọi người
từ những nền văn hoá khác nhau, nói những ngôn ngữ khác nhau có thể đạt được
những gì mình cần, việc tìm ra cách thức trao đổi thông tin và kết nối với nhau là điều
vô cùng quan trọng. Tất cả các thương gia, doanh nhân từ những khu vực địa lý khác
biệt có thể sử dụng ngôn ngữ thương mại để trao đổi với nhau. Và hiện nay, ngôn ngữ
đó chính là tiếng Anh. Để hình ảnh công ty trở hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn, tôi
đưa ra những đề xuất dưới đây.
2.1. Nâng cao hệ thống công nghệ thông tin đi kèm với sử dụng tiếng Anh
Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực giúp đưa các
doanh nghiệp quốc tế lại gần nhau. Hệ thống công nghệ thông tin tốt thì sẽ dẫn tới việc
trao đổi thông tin, bàn bạc, thương lượng một cách hiệu quả giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp và doanh nghiệp với khách hàng dễ dàng hơn. Nhờ như vậy, người ta có
một cái nhìn cụ thể, rõ ràng về công ty. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là cung
cấp thông tin bằng cả ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ quốc tế, Tiếng Anh trên các trang
web, các chương trình quảng cáo của công ty, các hội chợ, triển lãm…
Giải pháp cho HALECO là thuê người nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin,
thường xuyên update những tình hình mới nhất về công ty ví dụ như danh sách sản
phẩm, giá cả để khách hàng có thể lựa chọn. Ngoài ra, công ty nên đăng ký đổi tên
miền cho ngắn gọn và dễ nhớ. Ví dụ như haleco.com.vn, STM.com.vn…
2.2. Nâng cao trình độ tiếng Anh cho nhân viên trong công ty
Ưu thế cho những doanh nghiệp biết tiếng Anh là có thể giao tiếp một cách hiệu
quả với khách hàng và đối tác tại các quốc gia khác. Những nhân viên có thể trò
chuyện bằng tiếng Anh sẽ mang về cho công ty lợi ích cao hơn so với những ngôn ngữ

khác. Sự tin cậy là điều rất quan trọng. Khi một công ty nước ngoài tìm kiếm một đối
tác Việt nam, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với những nhân viên có thể
Page 18
trao đổi bằng tiếng Anh. Nếu HALECO tìm kiếm thành công lâu dài, thì tiếng Anh là
một kỹ năng cần thiết phải đầu tư, ngay từ trong khâu tuyển dụng. Muốn có được lợi
thế cạnh tranh, chúng ta cần hiểu rằng việc đào tạo nhân viên không phải là chi phí
phải trả, mà là đầu tư vào sức mạnh và khả năng tồn tại trong tương lai của công ty.
Hình ảnh của công ty sẽ trở nên chuyên nghiệp, được chuẩn bị đầy đủ và đáng tin cậy
hơn trong mắt đối tác quốc tế.
Thêm vào đó, tiếng Anh giúp tiếp cận với các tài liệu, thông tin quan trọng cần
thiết trong việc phát triển đối với nhân viên, tổ chức. Số lượng sách và tài liệu học
thuật liên quan đến kinh doanh và các lĩnh vực khác được truyền tải bằng tiếng Anh
nhiều hơn bất cứ ngoại ngữ nào. Khi nghiên cứu những văn bản đó, chuyên môn của
nhân viên được nâng cao hơn và họ sẽ đóng góp tốt cho tổ chức của mình hơn.
Có nhiều giải pháp cho việc nâng cao trình độ tiếng Anh của nhân viên.
HALECO có thể thực hiện nó ngay trong các tuyển dụng, chú trọng vào năng lực và
khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ của nhân viên. Ngoài chú trọng vào nhân viên
mới, công ty có thể tìm kiếm một trung tâm dạy ngôn ngữ để đào tạo những nhân viên
hiện có. Tại các trung tâm này, doanh nghiệp sẽ được phác thảo một chương trình học
nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của mình, từ đó tiến hành đào tạo nhân viên một
cách hiệu quả. Nhân viên có thể nói tiếng Anh có thể tiếp cận được nền giáo dục toàn
cầu hơn, có được sự tự tin khi giao tiếp với bạn bè quốc tế và học hỏi nhiều hơn những
kiến thức, kinh nghiệm từ các đối tác trên toàn thế giới.
2.3. Nâng cao thương hiệu qua các chương trình quảng cáo
HALECO rất chú trọng vào chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Tuy nhiên,
bao bì cũng là một trong lý do hàng đầu khiến khách hàng tìm mua sản phẩm. Cho
nên, theo đề xuất, công ty nên thuê người thiết kế và in ấn thật đẹp mắt và trên bao bì,
ngoài tiếng Việt thì công ty nên bổ sung giới thiệu bằng tiếng Anh.
Ngoài ra, công ty nên chú trọng vào việc quảng cáo, không những quảng cáo
theo cách thông thường mà có thể đưa sản phẩm của mình vào trong các bộ phim gia

đình. Hình thức quảng cáo này sẽ khiến cho khán giả ấn tượng về lâu về dài.
Bên cạnh đó, công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi hội chợ giới thiệu sản
phẩm ở thị trường trong và ngoài nước, nhờ đó mà nâng cao hình ảnh về thương hiệu,
tìm kiếm được nhiều khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng.
Page 19
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Sắt Tráng Men Hải Phòng, em đã
phần nào hiểu được tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của công ty. Quan trọng hơn
cả, em đã thấy và dần hiểu được cách sử dụng Tiếng Anh trong doanh nghiệp và
những phương pháp để giúp nó phát huy được tối đa những ưu thế của mình. Từ đó
mà em càng thêm hiểu và muốn gắn bó với bộ môn mình theo học. Trong bản báo cáo
của mình, em đã khái quát tình hình hoạt động của công ty đồng thời đóng góp một số
ý kiến, với hy vọng góp một phần bé nhỏ để phần nào giúp hoàn thiện cách áp dụng và
sử dụng tiếng Anh trong công ty.
Do thời gian tìm hiểu ngắn, với vốn kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề còn
có những sai sót không tránh khỏi, giải quyết vấn đề chưa hẳn thấu đáo. Em rất mong
nhận được những lời nhận xét, những góp ý của các thầy cô trong khoa kế toán và
các cô chú trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cùng các Cô, Chú, Anh, Chị
trong phòng Tổ chức lao động và các thầy cô giáo Khoa Tiếng Anh đã nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn giúp em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Page 20
TABLE OF CONTENT
ACKNOWLEDGEMENT Error: Reference source not found
INTRODUCTION Error: Reference source not found
CHAPTER I: OVERVIEW OF HAIPHONG ENAMEL IRON AND
ALUMINUM WARES JOINT STOCK COMPANY ( HALECO) Error:
Reference source not found
1. The process of formation and development of HALECO Error: Reference

source not found
1.1. The process of formation of HALECO Error: Reference source not found
1.2. The stages of development Error: Reference source not found
2. Scope of business Error: Reference source not found
3. Organizational structure of HALECO Error: Reference source not found
3.1. Organization chart Error: Reference source not found
3.2. The departments Error: Reference source not found
CHAPTER II. BUSINESS PERFOMANCE OF HALECO Error: Reference
source not found
1. Major markets and products Error: Reference source not found
1.1 Major Markets Error: Reference source not found
1.2 Main products Error: Reference source not found
2. The reality of business activities Error: Reference source not found
3. Evaluation Error: Reference source not found
3.1.General evaluation Error: Reference source not found
3.2. Evaluation of the use of English in the business Error: Reference source not
found
CHAPTER III Error: Reference source not found
PROBLEMS IN USING ENGLISH AND APPLYING INFORMATION
TECHNOLOGY IN BUSINESS AND SUGGESTIONS. . . Error: Reference source
not found
1. Existing problems Error: Reference source not found
1.1. Application of IT Error: Reference source not found
1.2. Problems in using English Error: Reference source not found
1.3. The problem of brand promotion Error: Reference source not found
Page 21
2. Proposed solutions. Error: Reference source not found
2.1. Advance the IT system along with the use of English Error: Reference source
not found
2.2. Improving English skills for employees in the company Error: Reference

source not found
2.3. Enhance brand through advertising programs Error: Reference source not
found
CONCLUSION Error: Reference source not found
ACKNOWLEDGEMENT
I would like to express my special appreciation and thanks to my advisor
Instructor Mrs. Tran Thi Bich Lan, you have helped me a lot in finishing this report. I
would also like to thank my supervisor and various at HALECO. All of you have been
there to support me when I came there for internship.
Page 22
INTRODUCTION
Market economy operates in accordance with objective economic laws creating
a fiercely competitive market. Meanwhile, the development of internationalization has
brought the businesses in the world closer. The market is being expanded; this also
means that competition will become more intense. For existing and constantly
growing, businesses must tactfully take advantage of its pros, they have to change to
adapt to general environment.
Like many other businesses, during its development process, HALECO has
always been changing to adapt to the business environment. English, which is
considered as a common language for businesses around the world, is a useful tool for
HALECO in particular and other companies in general to promote its image to
customers domestically and abroad. We'll find out how HALECO use this tool in order
to search for new investors, new customers and expanding new markets?
With limited time and knowledge, the report has inevitable shortcomings. I'm
looking forward to receiving feedback from teachers, supervisor and staff working at
Human Resource and Health Department to make this report more complete.
Page 23
LIST OF CHARTS, ILLUSTRATIONS
Illustration P.25
Chart P.26

ABBREVIATION
Full name Shortened name
Hai Phong Enamel Iron and Aluminum
Wares joint stock company
HALECO
Page 24
CHAPTER I: OVERVIEW OF HAIPHONG ENAMEL IRON AND
ALUMINUM WARES JOINT STOCK COMPANY ( HALECO)
HaiPhong Enamel Iron and Aluminum Wares joint stock company is formerly a
state enterprise, directly under the Ministry of Industry. Its international transaction
name is Hai Phong Enamel Iron and Aluminum Wares joint stock company
( HALECO)
1. The process of formation and development of HALECO
1.1. The process of formation of HALECO
Hai Phong Enamel Iron and Aluminum factory, the precursor of HALECO, was
founded on the 17
th
May 1956 with the assistance of the Government and people of
China. Over the decades of construction and development, the company has gone
through many ups and downs to become a familiar and prestigious brand for
consumers in Vietnam with the famous label, pigeon. After many stages of
development and switching management mechanism, in 2005, the company officially
became a capitalized company under the name Hai Phong Enamel Iron and Aluminum
Wares joint stock company as today.
1.2. The stages of development
• The period from 1960 to 1978
Hai Phong Enamel Iron and Aluminum factory was established in 1956 with the
basic mission being to produce civil consumer goods, medical goods. The firm is one
of the first bases in the North producing Enamel Iron products. In the first phase from
1960 to1966, the firm produced goods as well as carried out the strategic tasks of the

revolution. The company not only supplied goods in the domestic market, it also
exported goods to socialist countries such as the former Soviet Union, Cuba.
During the period of 1967-1975, the company suffered heavy losses due to the
war, however, staff and employees resiliently implemented the process of
manufacturing and fighting. Only until peace was restored in the North, could the firm
expand production.
• The Period from 1978 to 1986
During this stage, due to an opinion disagreement between two countries, China
cut off all aid and contracts which provided equipment and supplies. Thanks to the
Page 25

×